Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.96 KB, 20 trang )

Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Chăm sóc vệ sinh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức
quan trọng mà toàn đảng, toàn dân cần phải quan tâm. Một trong những chiến lược được
xem là hiệu quả nhất là sự đầu tư về giáo dục nâng cao sức khỏe răng miệng tại các
trường học. Đối với lĩnh vực về chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho trẻ em được tuyên
truyền và đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các chương trình
hành động với những nội dung và hình thức phong phú, từ đó đã tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân, các bậc phụ huynh về
tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho con em mình.
Theo kết quả điều tra của Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia, trong cả nước có đến 90%
trẻ từ 6-8 tuổi bị sâu răng sữa và trên 50% trẻ em chưa từng được đi khám răng miệng; ở độ
tuổi mẫu giáo, có hơn 90% trẻ em bị sâu răng. Các bệnh về răng miệng còn đáng báo động
hơn: Tỷ lệ mắc các bệnh về viêm lợi, viêm quanh răng ở trẻ em độ tuổi này đến 42,7%.
Hiện nay, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, người
dân có điều kiện tiếp cận với thông tin, dịch vụ y tế về chăm sóc sức khoẻ răng miệng, song
tỷ lệ mắc các bệnh về răng miệng vẫn còn ở mức cao, trong đó sâu răng là một bệnh phổ
biến ở nước ta và ngày một tăng, nhất là đối với trẻ em.
Bên cạnh đó kiến thức về chăm sóc sức khoẻ răng miệng của đa số các bậc cha mẹ
học sinh con em dân tộc thiểu số còn rất hạn chế, chưa được trang bị những kiến thức cơ bản
về chăm sóc răng miệng, từ đó chưa thật sự quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng cho con
em của mình. Qua những đợt khảo sát, rất ít phụ huynh hiểu một cách cặn kẽ rằng: Khoang
miệng chính là cửa ngõ đưa các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể; rằng các bệnh về răng miệng
đều liên quan chặt chẽ tới việc phát sinh bệnh tật về tim mạch, gan, thận, thần kinh…
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ chưa có thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng, chăm sóc răng
hàng ngày, trẻ rất thờ ơ thậm chí sợ việc chải răng. Đa số trẻ chưa biết thực hiện thao tác chải
răng đúng và phòng tránh các nguy cơ gây sâu răng. Trong khi đó, ở lứa tuổi này trẻ rất thích
ăn, uống đồ ngọt và các bậc cha mẹ học sinh cũng luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu này của
trẻ, đây là một trong những nguy cơ dẫn đến sâu răng nếu không được chăm sóc răng miệng


đúng cách. Nếu chăm sóc răng miệng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ
Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

1


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do đó việc chăm sóc răng miệng cho trẻ là
hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng.
Để giải quyết vấn đề nói trên. Bản thân luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng
của công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ, trong đó có việc chăm sóc sức khoẻ
răng miệng. Chính vì vậy, trong những năm học vừa qua bản thân luôn chú trọng rèn
luyện cho trẻ hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng tại lớp mình phụ trách, dạy
trẻ biết cách chăm sóc răng miệng, biết chải răng đúng cách nhằm phòng ngừa có hiệu
quả các bệnh về răng miệng cho trẻ, qua đó góp phần giúp trẻ có bộ răng hoàn chỉnh với
nụ cười rạng rỡ, tự tin.
Xuất phát từ lý do trên, với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh bản thân chọn
đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường mầm non Cư Pang thực hiện tốt việc giữ
gìn vệ sinh răng miệng”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Mục tiêu:
Giúp trẻ hiểu biết về tầm quan trọng của việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng,
thực hiện tốt các thao tác chải răng, từng bước hình thành thói quen vệ sinh răng miệng
hàng ngày, qua đó góp phần nâng cao khả năng tự phục vụ và chăm sóc bản thân của trẻ,
đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tiễn, sự hiểu biết, thái độ, hành vi và thói quen
sinh hoạt ảnh hưởng răng miệng của trẻ, nhận thức của phụ huynh trong việc chăm sóc,
giữ gìn vệ sinh răng miêng cho bé, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp trẻ 5 tuổi

thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm
sóc nâng cao sức khoẻ răng miệng cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp sư phạm giúp trẻ thực hiện tốt việc giử gìn vệ sinh răng miệng.

Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

2


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Khuôn khổ nghiên cứu: Một số biện pháp phát triển kỹ năng giử gìn vệ sinh răng
miệng của trẻ 5-6 tuổi lớp lá 3.
Đối tượng khảo sát: Trẻ lớp lá 3 ở trường Mầm Non Cư Pang huyện Krông Ana Đăk Lắc.
Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016-2017
5. Phương pháp nghiên cứu:
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp thu thập những thông tin qua các tư liệu trên Internet, những vấn đề
thực tiễn liên quan đến công tác chăm sóc giử gìn vệ sinh răng miệng
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động chăm sóc răng miệng của trẻ ở lớp
Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên, và cha mẹ trẻ.
Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên, đồng nghiệp.
Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào công tác chăm sóc giáo
dục trẻ năm học 2016- 2017 tại lớp lá 3
c. Phương pháp thống kê toán học:
Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát trẻ đạt kết quả như sau:
Số lượng

Bệnh về răng miệng
Không

Cộng

10
14
24

Tỷ lệ %
42%
58%
100

Đánh giá chung kiến thức của học sinh về chăm sóc răng miệng
Kiến thức
Tốt
Chưa tốt

Số lượng
11
13

Tỷ lệ %
45,8%
54,2%

Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

3



Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

Cộng

24

Thông qua các phương pháp đồ dùng trực quan, phương pháp dùng lời miêu tả giải
thích cho trẻ và sử dụng các trò chơi câu đố ở các hoạt động học và hoạt động chơi lồng ghép
đan xen lẫn nhau để trẻ làm trung tâm, được hoạt động tích cực.

II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận:
Thực hiện Nghị quyết số 29/NQTW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm
non mới, chú trọng vào nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục
Cùng với quá trình phát triển và hoàn thiện các cơ quan , chức năng khác của cơ thể
tuổi mầm non cũng là thời gian cho trẻ hoàn thiện hàm răng của mình. Nhưng chính thời
gian này có rất nhiều nguy cơ phát sinh những bệnh răng miệng ở trẻ, tuy nhiên các bệnh này
điều có thể phòng tránh được nếu chúng ta hướng dẫn trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ răng
miệng.
Từ lâu, các nhà khoa học đã phát hiện thấy sức khỏe răng, miệng có ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe của con người. Răng miệng tốt đồng nghĩa với sức khỏe cơ thể tốt.
Răng miệng là một trong những bộ phận có vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hoá, Răng
giúp chúng ta ăn, nhai tốt, có răng tốt chúng ta mới nghiền thức ăn kỹ, nuốt dễ, thức ăn
dễ tiêu hóa hơn. Mặt khác, răng giúp cho việc phát âm tốt, đúng từ, về mặt thẩm mỹ, răng

chúng ta có nụ cười tươi, đẹp.
Trong miệng của con người, có rất nhiều vi sinh vật sinh sống, đặc biệt là ở phần
sau của lưỡi. Các vi sinh vật này sống nhờ thực phẩm mà ta tiêu thụ còn sót lại ở răng
miệng. Chúng tác động lên thực phẩm, tạo ra vài loại acid ăn mòn men răng, dẫn tới sâu
răng, rụng răng và tạo ra mùi sulfur làm miệng có mùi khó chịu khi thở, nói chuyện. Chỉ
cần có điều kiện thuận lợi là những vi sinh vật này sẽ sinh sôi, gây ảnh hưởng đến răng,
lợi (nướu). Lợi bao quanh răng giúp cho răng chắc, khỏe nếu lợi không tốt sẽ chảy máu,
Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

4


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

vi khuẩn dễ xâm nhập vào răng và xương dây chằng làm răng dễ lung lay, dẫn đến ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Đối với trẻ em, hai hàm răng của trẻ gồm răng sữa là chủ yếu và tồn tại cho đến 67 tuổi mới bắt đầu thay răng vĩnh viễn; răng sữa nhỏ, lớp men mỏng và mềm nên dễ bị
vỡ, dễ bị sâu và sún. Do đó, việc giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày rất quan trọng,
trước hết, giúp hàm răng sạch, chắc, khoẻ; tiếp đó sẽ giúp cơ thể được khoẻ mạnh, không
có bệnh tật, phát triển tốt hơn. Vì vậy cần phải chú ý chăm sóc cho trẻ ngay từ chiếc răng
đầu tiên, duy trì thói quen bảo vệ miệng ngay từ khi còn nhỏ để lớp trẻ trưởng thành sẽ có
bộ răng hoàn chỉnh.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
* Ưu điểm, hạn chế của vấn đề nghiên cứu:

*Ưu điểm của vấn đề nghiên cứu:
Nhà trường đã chú trọng quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong
nhà trường các văn bản của Đảng, Nhà nước và của ngành về phát triển giáo dục toàn diện,
tích cực đổi mới phương pháp dạy và học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
mầm non. Thường xuyên phổ biến nâng cao kiến thức cho cán bộ, giáo viên về y học thường

thức, về vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, chăm sóc sức khoẻ nhằm đảm bảo cho các cháu
phát triển lành mạnh về cả thể chất và tinh thần.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên luôn được quan tâm, hàng năm nhà
trường đều tạo kiện cho cán bộ, giáo viên đi học tập, tham gia các lớp bồi dưỡng nhằm
nâng cao năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, chất lượng đội ngũ
giáo viên của trường ngày càng được nâng cao.
Bản thân luôn tìm tòi học học các phương pháp giúp trẻ thích và có thói quen bảo
vệ răng miệng. Học cách đánh răng sao cho hiệu quả nhất, vệ sinh nhất.
Đến nay, tổng số cán bộ, giáo viên của trường là 29, trong đó: đạt chuẩn 100%
trên chuẩn 66,7%.
Bên cạnh đó tập thể, đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường luôn giữ vững sự đoàn
kết thống nhất, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tích cực học hỏi,
nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

5


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

Chương trình Nha Học Đường đã triển khai đến các bậc cha mẹ học sinh về tầm
quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ
Trẻ đã có ý thức về việc bảo vệ răng miệng, có sự tiến bộ trong thực hiện các thao
tác chải răng theo quy trình, từng bước hình thành thói quen, nền nếp chải răng sau khi ăn
và trước khi đi ngũ
*Hạn chế của vấn đề nghiên cứu
Trẻ ở tuổi mẫu giáo chưa sớm ý thức trong việc chăm sóc răng miệng, chưa biết cách
bảo vệ và phòng chống sâu răng nhưng lại có thói quen ăn đồ ăn có hàm lượng đường cao.
Vì thế, các em thường hay bị bệnh răng miệng. Một số phụ huynh chưa nắm được quy trình
chải răng một cách khoa học nên chưa hướng dẫn trẻ chải răng ở nhà, một số phụ huynh còn

có thói quen ăn uống gây ảnh hưởng không tốt tới răng, nên chưa làm gương được cho trẻ
noi theo.
*Các nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu
- Nguyên nhân ưu điểm của vấn đề nghiên cứu:
+ Nguyên nhân khách quan:
Ngày nay, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao, các bậc cha mẹ học sinh có
nhiều điều kiện để quan tâm, chăm sóc sức khoẻ cho con em mình. Mặt khác, phụ huynh
và học sinh thường xuyên được tiếp cận với các chương trình quảng cáo, truyền thông về
chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo,
đài, tivi… nên đa số đã có sự thay đổi về tư duy, nhận thức và hành động.
+ Nguyên nhân chủ quan:
Được sự quan tâm lãnh đạo sát sao sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Ban
giám hiệu nhà trường trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mầm non. Bên cạnh đó,
bản thân luôn tích cực, chủ động học hỏi, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện
nhiệm vụ được phân công, luôn chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ,
đã tiếp thu sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của lãnh đạo Nhà trường và vận dụng linh hoạt, có
trọng tâm, cung cấp đầy đủ kiến thức về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, lồng ghép vào
chương trình giáo dục phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
nhằm mang lại hiệu quả cao.
Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

6


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

Bản thân tôi luôn tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh biết được tầm quan trọng
của việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng.
* Nguyên nhân hạn chế của vấn đề nghiên cứu:
- Nguyên nhân khách quan:

Trường Mầm non Cư Pang là một đơn vị đóng trên địa bàn xã Ea Bông thuộc xã đặc
biệt khó khăn. Hơn 90% trẻ là người dân tộc thiểu số, hơn 50% trẻ thuộc hộ nghèo chưa có ý
thức phòng bệnh răng miệng cho con, Sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong
chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho trẻ có lúc chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên. Mặc dù
trường đã có phòng y tế, tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ cho khám và
điều trị bệnh về răng miệng chưa được quan tâm đầu tư, việc theo dõi, tổ chức khám răng
định kỳ cho trẻ chưa thường xuyên.
Chương trình Nha Học Đường tuy đã triển khai khá lâu nhưng vẫn còn chưa sâu
rộng và thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Vì vậy dẫn đến tình trạng nhiều trẻ chưa được
chăm sóc răng chu đáo.Còn một số trẻ thực hiện thao tác đánh răng không đúng qui
trình, chưa có thói quen và tự giác và chỉ thực hiện khi cô giáo, bố mẹ nhắc nhở. Mẹ ép
lắm, thúc giục lắm thì mới chải, còn không thì cứ “hồn nhiên” trước khi đi ngủ vẫn còn
len lén lấy mấy chiếc kẹo ra để ngậm.
Một số phụ huynh còn chưa quan tâm, nhắc nhở trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiện chải răng
hàng ngày, còn quan niệm ‘lớn lên sẽ tự biết làm”. Chủ quan như thế nên mãi đến khi trẻ
xuất hiện những chiếc răng bị sâu, đau mất ăn mất ngủ, phụ huynh mới chịu nghĩ đến việc
cho trẻ đi khám răng, đi bác sĩ. Nhiều phụ huynh còn cho rằng việc trẻ sâu răng, sún răng là
rất tự nhiên
- Nguyên nhân chủ quan:
Đối với nhà trường: Chưa thành lập được nha học đường, do khó khăn về nguồn
kinh phí hoạt động, nên việc trang bị thiết bị y tế, thuốc men còn hạn chế, chưa thể chủ
động khám phát hiện và điều trị sớm các bệnh về răng miệng cho trẻ tại trường mà cần
phải có sự phối hợp với các cơ quan chuyên môn như Phòng y tế, Trung tâm y tế dự
phòng huyện… Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác y tế học được chưa được đào tạo, tập
huấn về lĩnh vực nha khoa.
Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

7



Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

Đối với phụ huynh và học sinh: Khả năng tiếp thu của từng học sinh khác nhau.
Bên cạnh đó, phụ huynh của các trẻ thuộc nhiều thành phần, nghề nghiệp, trình độ khác
nhau nên phương pháp giáo dục, rèn luyện cho trẻ về chăm sóc sức khoẻ răng miệng tại
gia đình cũng khác nhau; hoặc có thể do hoàn cảnh gia đình, công việc quá bận rộn, chưa
giành nhiều thời gian cho trẻ, chủ yếu phó mặc cho nhà trường và giáo viên, chưa tích
cực phối hợp với giáo viên trong việc rèn cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng hàng
ngày.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp
- Những giải pháp nêu trong đề tài nhăm mục đích: Duy trì, củng cố, nắm vững và
nâng cao kiến thức cho giáo viên về vấn đề chăm sóc răng miệng để thực hiện có hiệu
quả chương trình giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng. Đồng thời, qua đó giúp giáo
viên có thể dễ dàng trao đổi với phụ huynh về vấn đề vệ sinh răng miệng của trẻ.
- Cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về giữ gìn vệ sinh răng miệng, tạo cho
trẻ sự hứng thú, yêu thích khi được tìm hiểu, học hỏi về chăm sóc răng miệng; giúp trẻ
củng cố, ghi nhớ sâu hơn kiến thức đã được học.
- Giúp trẻ giúp trẻ cảm thấy hứng thú và say mê với hoạt động về chăm sóc răng
miệng mỗi ngày.
- Giúp trẻ thực hành các thao tác chải răng khoa học, đúng quy trình. Qua việc gắn
kiến thức với thực hành, trẻ có thể vừa rèn luyện được kỹ năng, thao tác, vừa củng cố
được kiến thức đã học.
- Góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức của phụ huynh về chăm sóc răng miệng
cho trẻ; tạo sự phối kết hợp chặt chẽ, thống nhất giữa nhà trường và gia đình về quan
điểm, phương pháp trong việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng, từ đó giúp trẻ hình
thành và duy trì thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Có mối quan hệ chặt chẽ giữa kiến thức, thái độ và thực hành để hình thành nên
hành vi. Đối với vấn đề chăm sóc răng miệng, thì những hành vi vệ sinh răng miệng có
ảnh hưởng rất lớn đến việc có mắc bệnh răng miệng hay không. Từ cơ sở lý luận, còn cho

thấy: Hành vi lặp đi lặp lại sẽ tạo thành thói quen. Khi vân dụng những giải pháp trong đề
Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

8


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

tài nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc răng miệng cho trẻ mầm non,
giúp trẻ 5 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng
miệng ngay từ khi còn lứa tuổi mầm non.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
* Biện pháp 1: Lồng ghép Giáo dục sức khỏe răng miệng bằng vào chương trình
giáo dục chính khóa và ngoại khóa của trường.
Khi đã nắm vững những kiến thức về chăm sóc răng miệng, trong chuyên đề giảng
dạy về sức khoẻ dinh dưỡng, bản thân đã chú trọng giáo dục cho trẻ những kiến thức cơ
bản về răng miệng, giúp trẻ hiểu được vai trò, chức năng của răng, cách giữ gìn vệ sinh
răng miệng và phòng ngừa các bệnh về răng miệng. Để thu hút sự hứng thú của trẻ và
giúp trẻ dễ dàng tiếp cận, lĩnh hội được những vấn đề cần truyền đạt, bản thân đã thực
hiện các hoạt động sau:
Tư duy của trẻ trong giai đoạn này là trực quan hình ảnh, có điều kiện quan sát, trẻ
sẽ khắc sâu vào trí nhớ. Vì vậy tôi đã tiến hành sưu tầm tranh, ảnh về răng miệng và đưa
vào giảng dạy để giúp bé tìm hiểu thế nào là răng sâu, răng hỏng, thế nào là quy trình
đánh răng đúng cách.
Trang trí các tranh ảnh về vệ sinh răng miệng ở góc chơi bác sỹ, trong phòng vệ
sinh để bé nhìn thấy thường xuyên. Bên cạnh đó, tôi còn cho bé xem những băng hình có
cảnh các bạn đánh răng để bé bắt chước theo những hình ảnh mà bé vừa xem được.
Cho trẻ thấy những tác nhân gây bệnh về răng miệng như mảng bám, vi khuẩn,
những thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến răng như ăn uống thức ăn quá nóng hoặc quá
lạnh, ăn nhiều đồ ngọt.

Bằng những phương pháp trên, đã phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi, khám
phá của trẻ, giúp trẻ tiếp cận nhanh hơn và có thêm sự hiểu biết về cách giữ gìn vệ sinh
răng miệng, nguyên nhân gây ra một số bệnh về răng miệng và cách phòng tránh, đồng
thời góp phần giúp trẻ hứng thú hơn với việc chăm sóc răng miệng.
Lồng ghép nội dung về giáo dục vệ sinh răng miệng với các môn học các chủ điểm
khác, giúp trẻ có thể học mọi lúc, mọi nơi:

Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

9


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

- Với môn Văn học: Tác dụng giáo dục và thuyết phục của tác phẩm văn học là rất
lớn, những tình huống và hành vi của các nhân vật trong truyện không những làm phong
phú thêm vốn kinh nghiệm về nhận thức của trẻ mà các khái niệm, thói quen hành vi
cũng được xây dựng và củng cố một cách tự giác hơn.Qua các bài thơ, truyện như: “Gấu
con đau răng”; “Chú mèo đánh răng”… có thể lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh răng
miệng cho trẻ: nói cho trẻ biết vì sao phải giữ gìn vệ sinh răng miệng, tầm quan trọng của
chải răng sau khi ăn nhất là khi ăn những thức ăn ngọt…
Từ đó, cô có thể đặt các câu hỏi:
+ Vì sao gấu con bị đau răng?
+ Các con đã bị đau răng chưa?
+ Để không bị đau răng cúng ta phải làm sao?...
- Với môn âm nhạc: Qua các bài hát như: “Thật là đáng yêu”, “Chiếc bàn chải
đánh răng”;… tôi lồng ghép nội dung vệ sinh răng miệng, với những giai điệu âm nhạc
vui nhộn, tạo thêm hứng thú cho trẻ, qua đó có thể cung cấp và củng cố lại kỹ năng thực
hiện các thao tác chải răng đúng cách cho trẻ biết.
- Với môn tạo hình ta có thể cho trẻ vẽ, tô màu bàn chải đánh răng.

Điều cần lưu khi thực hiện các phương pháp trên, là khi giáo viên lồng ghép nội dung
giáo dục vệ sinh vào các hoạt động cũng phải đảm bảo tính tự nhiên, hợp lý, nhất là đưa
hệ thống câu hỏi gợi mở sẽ càng khắc sâu hơn, trẻ rút ra được những bài học tốt cho bản
thân và có thái độ phê phán những hàng động không tốt.
- Lồng ghép vào hoạt động góc: Liên quan đến đề tài chăm sóc răng miệng, cô tổ
chức cho nhóm trẻ chơi “Chăm sóc em búp bê bị đau răng”. Cô đóng vai và gợi ý cho trẻ
chơi, cô có thể hỏi vì sao mà em búp bê bị đau răng vậy? Chúng ta đưa em đến bác sĩ nha
khoa nhé!. Trẻ làm Bác sĩ thể hiện hành động khám răng, nhổ răng, cho bệnh nhân uống
thuốc đau răng, dặn dò bệnh nhân ra sao? Búp bê về nhà thực hiện lời dặn như thế nào?...
Từ các hoạt động vui chơi đó sẽ giúp trẻ củng cố, phát huy những hiểu biết của mình về
chăm sóc răng miệng mà đã trẻ được học.
* Biện pháp 2: Nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức về chăm sóc sức khoẻ răng miệng
cho trẻ mầm non.
Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

10


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

Để giúp trẻ có những kiến thức cơ bản về việc giữ gìn vệ sinh răng miệng và hướng
dẫn trẻ các biện pháp giữ gìn vệ sinh chăm sóc răng miệng, nhất là biết chải răng đúng
cách nhằm để phòng chống các bệnh về răng miệng, trước hết giáo viên cần nhận thức rõ
được tầm quan trọng của nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục vệ sinh răng miệng cho trẻ, từ
đó không ngừng học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi những kiến thức về vấn đề này qua sách
báo, phương tiện thông tin, truyền thông, internet…Từ đó giúp trẻ biết được:
+ Chức năng của răng, lợi.
+ Các bệnh liên quan đến răng: sâu răng, các tật xấu ảnh hưởng đến răng, các chất
dinh dưỡng cần thiết cho răng và cách phòng chống.
+ Tại sao phải chải răng thường xuyên? Cách lựa chọn và bảo quản bàn chải đánh

răng, phương pháp chải răng
+ Tăng cường công tác phòng bệnh và điều trị sớm, có thói quen khám răng định kỳ
6 tháng/lần.
+ Chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng, hạn chế cho trẻ ăn bánh, kẹo và nhiều đồ ngọt.
+ Đối với trẻ, người lớn cần hướng dẫn các em cách chải răng miệng đúng cách. Thực
hiện đánh răng sau khi ăn ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Giữ gìn răng miệng sạch
sẽ, vệ sinh hằng ngày, loại trừ mảng bám răng bằng cách chải răng đúng phương pháp với
kem đánh răng có flour.
* Biện pháp 3: Tìm hiểu, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
Việc nắm bắt tâm lý của trẻ cũng rất quan trọng, giúp giáo viên hiểu được trẻ thích
hay không thích việc chăm sóc răng miệng, cụ thể là việc chải răng hàng ngày, nguyên
nhân tại sao, từ đó có phương pháp tiếp cận, giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Qua theo dõi, trò chuyện với trẻ, và trong quá trình trao đổi với phụ huynh về tình
hình sức khoẻ của trẻ, tôi thấy rằng hầu hết trẻ rất sợ việc đánh răng, có khuynh hướng
ghét hoặc lười đánh răng, hầu hết các em đều trả lời rằng không thích đánh răng vì kem
đánh răng rất cay hoặc không thích mùi kem đánh răng, bàn chải cứng khiến bé đau khi
đánh răng và đánh răng chẳng có gì vui…
Một số bé tâm sự rằng cha mẹ cứ bắt buộc, dọa nạt, thậm chí phạt đòn nếu các em
không đánh răng. Bên cạnh đó, một số em muốn đánh răng như bố mẹ nhưng lại không
Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

11


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

biết cách đánh, hỏi thì bố mẹ quá bận nên không có thời gian chỉ bảo. Việc này khiến các
em sợ hãi, sinh ra tâm lý chán ghét đánh răng.
Từ những đặc điểm tâm lý đó, bản thân nhận ra rằng: để trẻ yêu thích việc đánh
răng, thì việc lựa chọn bàn chải và kem đánh răng là rất quan trọng. Tôi luôn cố gắng làm

cho trẻ cảm thấy việc đánh răng trở nên thú vị, bằng cách chuẩn bị nhiều loại kem đánh
răng khác nhau với hương vị trái cấp hấp dẫn, nhiều loại bàn chải dành cho trẻ em với
hình thù ngộ nghĩnh, màu sắc phong phú, lông bàn chải mềm, vừa với tay cầm và miệng
xinh của bé. Đồng thời khuyến khích trẻ tự chọn loại kem đánh răng, loại bàn chải mà trẻ
thích. Điều này giúp việc làm vệ sinh răng miệng trở nên hào hứng hơn. Từ đó từng bước
khắc phục tình trạng sợ, ghét đánh răng của trẻ.
Ngoài ra, tâm lý của trẻ là rất thích... 'đua đòi'. Vì thế, trong những ngày đầu tiên,
tôi tập trung vài trẻ cùng một lúc để thực hành những bài học về răng miệng. Các trẻ sẽ
bắt chước và ganh đua với nhau trong quá trình học tập. Và vì thế, trẻ sẽ bớt đi cảm giác
nhàm chán, sợ sệt.
Bên cạnh đó, tôi đã trao đổi với phụ huynh cần phải bình tĩnh chứ không nên nóng
vội, quát mắng vì điều này chỉ làm cho trẻ sợ sệt thêm mà thôi. Cần phải động viên con
hoặc bày ra những trò chơi trong quá trình cùng bé tập đánh răng sẽ giúp trẻ cảm thấy
hứng thú và say mê với hoạt động về răng mỗi ngày.
* Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ thực hiện thao tác chải răng
Hiện nay có nhiều phương pháp chải răng khác nhau, nhưng qua nghiên cứu, so
sánh thì những phương pháp này có một số hạn chế so với phương pháp BASS cải tiến.
Hiện nay phương pháp này đã được nhiều nước trên Thế giới áp dụng vì nó có những ưu
điểm sau:
- Làm sạch tất cả mảng bám vùng rãnh lợi, kẽ răng.
- Động tác đơn thuần tới lui ngắn, và hơi xoay nhẹ, gần gũi với động tác tự nhiên
của trẻ.
- Động tác dễ dàng hướng dẫn và dễ thực hiện trong cộng đồng.
- Có tác dụng xoa nắn lợi một cách nhẹ nhàng.
Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

12


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng


Từ những ưu điểm nêu trên bản thân đã chọn phương pháp chải răng BASS để
hướng dẫn trẻ thực hành. Phương pháp BASS cải tiến được mô tả gồm 2 phần chính sau :
- Nên chải theo thứ tự nhằm tránh bỏ sót răng và mặt răng .
- Chải hàm trên trước hàm dưới sau; mỗi hàm cần chải sạch mặt ngoài, mặt trong,
mặt nhai.
- Chải cẩn thận mỗi lần 2,3 răng; tuần tự cho sạch tất cả các răng .
* Động tác chải răng
- Đặt lông bàn chải nghiêng 45 độ về phía nướu răng .
- Đối với mặt ngoài, mặt trong: Chải với động tác rung nhẹ tại chỗ nhiều lần, vừa
rung vừa di chuyển bàn chải về phía mặt nhai, mỗi vùng lập lại từ 6-10 lần.
- Đối với mặt nhai: Chải theo động tác tới lui ngắn.
* Cuối cùng chải lưỡi để lấy sạch mảng bẩn ở lưỡi để lưỡi hồng và sạch sẽ. Thời
gian để chải răng từ 3-5 phút.
Cô hướng dẫn trẻ thực hành các thao tác chải răng với mô hình hàm răng giả, thực
hiện chậm rãi và nhiều lần, cần nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thao tác chải
răng như: không nên chải răng theo chiều ngang, vì dễ làm tụt nướu… Sau đó cho từng
bạn làm theo và các bạn khác nhận xét, cuối cùng cô đánh giá, kết luận, biểu dương, cổ
vũ các trẻ làm đúng, đồng thời hướng dẫn lại kỹ hơn cho trẻ chưa thực hiện đúng quy
trình.Sau khi trẻ đã làm quen và thành thạo với mô hình, cô cho trẻ thực hành chải răng
dưới sự kiểm soát của cô. Điều cần lưu là: Nên chọn loại kem đánh răng có fluoride
nồng độ thấp, dành riêng cho trẻ em. Mỗi lần chải răng chỉ nên sử dụng một lượng kem
đánh răng nhỏ bằng hạt đậu, để không tạo quá nhiều bọt gây trở ngại cho việc đánh răng.
Trẻ nhỏ thường có nguy cơ nuốt nhiều kem đánh răng dẫn đến sự nhiễm fluoride vĩnh
viễn sau này.
Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh hình thành và duy trì thói quen vệ sinh răng
miệng cho trẻ.
Giáo dục và rèn luyện kĩ năng vệ sinh cho trẻ để thiết lập tính tự giác nghĩa là hình
thành hệ thống tập quán ở trẻ. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 tuổi nói
Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang


13


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

riêng là trẻ chóng nhớ mà cũng mau quên, vì vậy để giúp trẻ hình thành và duy trì thói
quen vệ sinh răng miệng cho trẻ thì điều quan trọng nhất là phải có sự phối hợp chặt chẽ
giữa nhà trường và gia đình, trong đó yếu tố quyết định chính là cha mẹ học sinh. Việc
giáo dục các thói quen ở trẻ sẽ thành công nếu có sự tiến hành thường xuyên, theo giờ
giấc nhất định ngay khi trẻ ở trường và lúc trẻ về nhà.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ chưa có nhiều ý thức chăm sóc răng miệng, gia đình cần
phối hợp với nhà trường trong việc tập cho trẻ chải răng súc miệng đúng phương pháp và
theo dõi con đánh răng mỗi sáng, chiều, tối để hình thành trong trẻ thói quen này. Việc
rèn đánh răng cho trẻ nên được ba mẹ thực hiện từ từ và kiên trì, tránh chê bai, khiển
trách, ép buộc hay dọa nạt làm cho trẻ cảm thấy sợ hay không thích việc vệ sinh răng
miệng. Do đó, bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, ba mẹ cần cổ vũ, khen
hoặc thưởng cho trẻ khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ đánh răng vào mỗi tuần hoặc mỗi tháng
để động viên, khích lệ trẻ từng bước đưa trẻ vào thói quen thực hành vệ sinh răng miệng
hàng ngày một cách nhẹ nhàng và tự giác.
Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng quan tâm và hiểu được những vấn đề
nói trên. Cũng có những trường hợp, vì chưa hiểu biết và quan tâm không đúng mức nên
chính ở gia đình đã phá vỡ những thói quen mà trẻ được rèn luyện ở trường, như vì
nuông chiều, cho trẻ ăn nhiều kẹo, bánh, chocolate…mà không nhắc trẻ đánh răng. Vì
vậy, bản thân đã chủ động duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên và cha mẹ học
sinh trong việc chăm sóc sức khoẻ của trẻ nói chung và giúp trẻ hình thành thói quen vệ
sinh răng miệng nói riêng thông qua các biện pháp sau:
Tiến hành lồng ghép trong các buổi họp phụ huynh để triển khai chuyên đề tuyên
truyền về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày, nguyên nhân và
các biện pháp phòng tránh các bệnh về răng miệng, quy trình chải răng... với nội dung và

hình thức phong phú như thuyết trình bằng Powerpoint với hình ảnh, clip minh hoạ; phối
hợp với cán bộ y tế của trường trao đổi, thảo luận, giải đáp những thắc mắc của phụ
huynh trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Qua sự tương tác thông tin hai chiều, sẽ
giúp phụ huynh hiểu rõ hơn các vấn đề về chăm sóc răng miệng cho con em, đồng thời
tạo sự thống nhất giữa phụ huynh và giáo viên về quan điểm, phương pháp trong việc xây
dựng những hành vi, thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng của trẻ.
Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

14


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

Ngoài ra, thông qua các hoạt động đón, trả trẻ hàng ngày, bản thân cũng tranh thủ
trao đổi, nhắc nhở phụ huynh cần quan tâm củng cố kỹ năng thực hiện thao tác chải răng
ở nhà cho bé, hoặc có thể kết hợp với phụ huynh trong việc sưu tầm tranh ảnh, thơ,
truyện về cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, giáo viên phải có lượng kiến thức về tâm lý, cách
chăm sóc sức khoẻ cho trẻ nói chung và chăm sóc răng miệng nói riêng. Môi trường
quanh trẻ phải gần gũi, thân thiện nhằm gũi kích thích tính học hỏi của trẻ; cơ sở vật
chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy và học phải đa dạng, phong phú.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận cho thấy có mối quan hệ giữa các yếu tố kiến thức,
thái độ và thực hành để hình thành hành vi, và thói quen. Mỗi giải pháp đưa ra nhằm tác
động vào từng yếu tố theo hướng tích cực như: Nâng cao sự hiểu biết, nhận thức của trẻ
về chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng và ý thức tự bảo vệ răng miệng ngay từ nhỏ;
thay đổi thái độ, làm cho trẻ yêu thích, hứng thú với việc đánh răng, từ đó trẻ tích cực
thực hành việc chải răng và lặp đi lặp lại để tập cho trẻ hình thành thói quen vệ sinh răng
miệng thường xuyên và đúng cách.
Các biện pháp được đề cập trong đề tài này có mối quan hệ chặt chẽ và có sự hỗ trợ

lẫn nhau. Các biện pháp được sắp xếp theo thứ tự, thực hiện tốt biện pháp này sẽ tạo cơ
sở, thuận lợi, và mang lại hiệu quả cho biện pháp kế tiếp.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Như đã trình bày ở mặt hạn chế, do giới hạn của phạm vi nghiên cứu, những giải
pháp đề tài mới chỉ được áp dụng tại lớp Lá 3 trường mầm non Cư Pang, chưa có điều
kiện khảo nghiệm; áp dụng rộng rãi ở nhiều đối tượng. Chính vì vậy, để mang lại hiệu
quả cao nhất trong việc giúp trẻ 5 tuổi thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng, góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc răng miệng cho trẻ mầm non. Cần
phải triển khai đồng bộ, thường xuyên tất cả các giải pháp nêu trên.
Qua một thời gian tôi sử dụng các biện pháp trên áp dụng cho các cháu ở lớp lá 3, tôi
thấy có sự chuyển biến một cách rõ rệt và kết quả có sự chênh lệch giữa tỉ lệ trước khi thực
hiện đề tài và sau khi thực hiện đề tài như sau:
Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

15


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

- Kết quả thu được sau khi khảo nghiệm
Tỷ lệ trẻ mắc bệnh về răng miệng lớp lá 3
Bệnh về răng miệng
Không

Cộng

Số lượng
15
09
24


Tỷ lệ %
62,5 %
37,5 %
100

Đánh giá chung kiến thức của học sinh về chăm sóc răng miệng
Kiến thức
Tốt
Chưa tốt
Cộng

Số lượng
20
04
24

Tỷ lệ %
83,3 %
16,7 %

III. Phần kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận:
Qua việc triển khai thực hiện đề tài, đã tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng chăm
sóc, giáo dục trẻ phát triển hài hòa về thể chất, tình cảm, trí tuệ, hình thành những yếu tố
đầu tiên của nhân cách. Qua đó góp phần vào sự đổi mới phương pháp, nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động “Hai không”, và
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Bản thân đã áp dụng thành công trong quá trình giảng dạy đối với trẻ 5 tuổi lớp Lá
3. Đề tài nghiên cứu của bản thân được xây dựng theo hướng mở và có khả năng phát

triển qua việc mở rộng phạm vi, đối tượng, thời gian nghiên cứu. Những nhóm giải pháp
đưa ra có tính chất tổng quan, nên có thể làm cơ sở, tiền đề để tạo dựng nền tảng cho
những đề tài nghiên cứu khác trên cùng lĩnh vực nhưng với mức độ sâu rộng hơn.
2. Kiến nghị
- Đối với Phòng giáo dục: Cơ sở vật chất trường, lớp học được coi là điều kiện tiên
quyết trong phát triển giáo dục, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các hoạt động dạy và
học, nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, trong việc triển khai thực hiện chương trình
xây dựng kiên cố hoá trường, lớp học, đề nghị cần chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp
cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô, nâng
Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

16


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Đặc biệt, cần quan tâm đầu tư xây dựng một phòng
Y tế riêng biệt có đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho
trẻ trong trường Mầm non.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục
mầm non; tăng cường sự phối hợp với các ngành liên quan để xây dựng những biện pháp
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc triển khai thực hiện
chương trình Nha học đường, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chăm sóc và
phòng bệnh răng miệng cho học sinh ngay tại trường học, góp phần hạ thấp tỷ lệ bệnh
răng miệng cho học sinh nói riêng và cộng đồng nói chung.
Đề nghị Phòng Giáo dục kết hợp chặt chẽ với Phòng Y tế, để hàng năm tổ chức
khám răng miệng và kiểm tra toàn diện sức khoẻ cho trẻ để phát hiện và xử lý sớm các
trường hợp trẻ mắc bệnh.
Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên mầm non, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, cần chú

trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về nha khoa
cho đội ngũ cán bộ làm công tác y tế trường học.
- Đối với nhà trường: Thường xuyên làm tốt công tác rà soát, đánh giá tình trạng cơ
sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học để kịp thời xây dựng kế hoạch, có phương án
đề nghị trang bị, bổ sung nhằm thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ dạy và học cũng như công
tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ
Tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cũng như cập nhật nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Tăng
cường sự giúp đỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện công tác GDMN giữa
các trường mầm non trên địa bàn.
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………………
..............................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

17


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT

Cô cho
trẻ thực

hành chải
răng
sau khi ăn

TÊN TÀI LIỆU

TÁC GIẢ

1

Chăm sóc sức khỏe trong trường Phạm Mai Chi, Lê Minh Hà, Nhà xuất
mầm non
bản giáo dục, năm 2004

2

Giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho Viện chiến lược và chương trình giáo
trẻ mầm non theo hướng tích hợp
dục, xuất bản năm 2006

3

Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Hoàng Thị Khuyến, CĐSP Trung ương.
mầm non,

4



5




Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

18


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

MỤC LỤC
MỤC

NỘI DUNG

TRANG

I

Phần mở đầu

1

1

Lý do chọn đề tài

1

2


Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

2

3

Đối tượng nghiên cứu

2

4

Giới hạn phạm vi Nghiên cứu

4

5

Phương pháp nghiên cứu

4

II

Phần nội dung

4

1


Cơ sở lý luận

4

2

Thực trạng

5

3

Nội dung và hình thức của giải pháp:

8

a

Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:

8

b

Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

8

c


Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:

15

d

Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

16

III

Kết luận, kiến nghị

16

1

Kết luận

16

2

Kiến nghị

17
Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang


19


Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang

20



×