Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THCS trần quốc toản thành phố phủ lý tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGÔ HOÀI THANH

ĐÁNH GIÁ MỐI TƢƠNG QUAN
GIỮA KẾT QUẢ BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHUNG
VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP NĂM HỌC LỚP 12
CỦA SINH VIÊN KHÓA QH – 2015
TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGÔ HOÀI THANH

ĐÁNH GIÁ MỐI TƢƠNG QUAN
GIỮA KẾT QUẢ BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHUNG
VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP NĂM HỌC LỚP 12
CỦA SINH VIÊN KHÓA QH – 2015
TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 60140120


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Sái Công Hồng

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Sái Công
Hồng. Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, cùng với lời động viên của
Thầy đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại
học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), các đồng nghiệp ở Trung tâm đã tạo
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu, cung
cấp tài liệu tham khảo và những ý kiến đóng góp quý báu, xin chân
thành cảm ơn TS. Sái Công Hồng, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu mối
tương quan giữa kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả bài
thi tổng hợp đánh giá năng lực chung và kết quả học tập năm thứ I” (Mã
số đề tài: QG.15.42) đã cho phép tôi được sử dụng dữ liệu và một số kết
quả nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này,
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan danh dự luận văn với tiêu đề “Đánh giá mối
tương quan giữa kết quả bài thi đánh giá năng lực chung và kết quả học
tập năm học lớp 12 của sinh viên khóa QH – 2015 tại Đại học Quốc gia
Hà Nội” là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công
bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc
các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là

sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu
tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo
đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu
và các nội dung khác trong luận văn của mình.
Hà Nội, ngày ……… tháng ……. năm 20…..
Tác giả luận văn


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐGNL

Đánh giá năng lực

KQHT

Kết quả học tập

TBHL

Trung bình học lực


GV

Giảng viên

SV

Sinh viên

Khối TN

Khối Tự nhiên

Khối XH

Khối Xã hội


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các mức độ nhận thức ............................................................ 24
Bảng 1.2: Lựa chọn phép kiểm định về trị trung bình của tổng thể ....... 27
Bảng 2.1: Cơ cấu và quy mô khảo sát ..................................................... 42
Bảng 3.1: Các thông số thống kê chung về điểm thi đánh giá năng lực
và kết quả học tập năm học lớp 12 .......................................................... 49
Bảng 3.2: So sánh điểm theo các khoảng................................................ 51
Bảng 3.3: Kiểm định mối tương quan giữa điểm thi ĐGNL và
kết quả học tập năm học lớp 12 .............................................................. 52
Bảng 3.4: Các thông số thống kê chung về điểm thi đánh giá năng lực
phần 1 và kết quả học tập năm học lớp 12 .............................................. 53
Bảng 3.5: Kiểm định mối tương quan giữa điểm thi ĐGNL phần 1 và

kết quả học tập năm học lớp 12 .............................................................. 53
Bảng 3.6: Các thông số thống kê chung về điểm thi ĐGNL Phần 1 và
kết quả học tập môn Toán ....................................................................... 54
Bảng 3.7: So sánh điểm thi ĐGNL phần 1 và kết quả học tập môn
Toán giữa hai khối Tự nhiên và Xã hội .................................................. 54
Bảng 3.8: Kiểm định mối tương quan giữa điểm thi ĐGNL phần 1 và
kết quả học tập môn Toán ....................................................................... 55
Bảng 3.9: Các thông số thống kê chung về điểm thi ĐGNL Phần 2 và
kết quả học tập năm học lớp 12 .............................................................. 56
Bảng 3.10: Kiểm định mối tương quan giữa điểm thi ĐGNL phần 2 và
kết quả học tập năm học lớp 12 .............................................................. 57
Bảng 3.11: Các thông số thống kê chung về điểm thi ĐGNL Phần 2 và
kết quả học tập môn Văn ......................................................................... 58
Bảng 3.12: So sánh điểm thi ĐGNL phần 2 và kết quả học tập môn
Văn của hai Khối TN và XH .................................................................. 58
Bảng 3.13: Kiểm định mối tương quan giữa điểm thi ĐGNL phần 2 và
kết quả học tập môn Văn ......................................................................... 59


Bảng 3.14: Thống kê về điểm thi ĐGNL phần 3 (Khối TN) và kết quả
học tập năm học lớp 12 ........................................................................... 60
Bảng 3.15: Kiểm định mối tương quan giữa điểm thi ĐGNL phần 3
(Khối TN) và kết quả học tập năm học lớp 12........................................ 60
Bảng 3.16: Thống kê về điểm thi ĐGNL phần 3 (Khối TN) và kết quả
tổng hợp 3 môn theo khối ....................................................................... 61
Bảng 3.17: Kiểm định mối tương quan giữa điểm thi ĐGNL phần 3
(Khối TN) và kết quả tổng hợp 3 môn theo Khối TN............................. 61
Bảng 3.18: Thống kê về điểm thi ĐGNL phần 3 (Khối XH) và kết quả
học tập năm học lớp 12 ........................................................................... 62
Bảng 3.19: Kiểm định mối tương quan giữa điểm thi ĐGNL phần 3

(Khối XH) và kết quả học tập năm học lớp 12 ....................................... 63
Bảng 3.20: Thống kê về điểm thi ĐGNL phần 3 (Khối XH) và kết quả
học tập 3 môn theo khối XH ................................................................... 64
Bảng 3.21: Kiểm định mối tương quan giữa điểm thi ĐGNL phần 3
(Khối XH) và kết quả tổng hợp 3 môn theo Khối XH............................ 64
Bảng 3.22: Tần suất sử dụng các phương pháp giảng dạy (%) .............. 69
Bảng 3.23: So sánh tần suất sử dụng phương pháp quan sát .................. 70
Bảng 3.24: So sánh tần suất sử dụng phương pháp hoạt động nhóm ..... 71
Bảng 3.25: So sánh tần suất sử dụng phương pháp Giải quyết vấn đề ... 71
Bảng 3.26: So sánh tần suất sử dụng phương pháp điều tra khảo sát ..... 72
Bảng 3.27: Tổng hợp phản hồi của SV về hoạt động giảng dạy ............ 77
Bảng 3.28: Tổng hợp phản hồi của SV cảm nhận về các môn học ........ 79
Bảng 3.29: Phản hồi của SV về mức độ yêu thích ngành/chuyên ngành
đang theo học .......................................................................................... 80


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Chiều hướng và mức độ của hệ số tương quan r .................... 27
Hình 2.1: Biểu đồ mô tả số lượng sinh viên theo từng đơn vị ................ 43
Hình 3.1: Thống kê điểm thi đánh giá năng lực (Nhóm 1) ..................... 50
Hình 3.2: Thống kê kết quả học tập năm học lớp 12 (Nhóm 2) ............. 50
Hình 3.3: So sánh điểm theo các nhóm.................................................... 51


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. 3
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ 4
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
2.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................ 2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3
4. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ............................................................. 4
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......................................... 4
6.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 4
6.2. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 4
7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 5
8. Phạm vi nghiên cứu và thời gian khảo sát ................................................ 5
9. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5
10. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 7
1.1. Các khái niệm và quan niệm...................................................................... 7
1.1.1. Đánh giá giáo dục ......................................................................... 7
1.1.2. Năng lực....................................................................................... 17
1.2. Mục đích, ý nghĩa và vai trò của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của
học sinh ............................................................................................................ 20
1.2.1. Mục đích của việc kiểm tra - đánh giá ........................................ 20
1.2.2. Ý nghĩa của việc kiểm tra - đánh giá ........................................... 20
1.2.3. Vai trò của kiểm tra - đánh giá trong dạy học hiện nay ............. 21


1.3. Thiết kế câu hỏi đánh giá năng lực học sinh .................................... 21
1.4. Hệ số tương quan .............................................................................. 25
1.5. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu........................................................... 29
1.5.1. Những nghiên cứu nước ngoài .................................................... 29

1.5.2. Những nghiên cứu trong nước..................................................... 34
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 42
2.1. Nghiên cứu số liệu thứ cấp ...................................................................... 42
2.2. Khảo sát ý kiến phản hồi của các đối tượng liên quan........................... 44
2.2.1. Quy trình thu thập dữ liệu ........................................................... 44
2.2.2. Xây dựng công cụ đánh giá ......................................................... 45
2.2.3. Thử nghiệm công cụ đánh giá ..................................................... 46
CHƢƠNG 3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................... 49
3.1. Kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa kết quả bài thi đánh giá
năng lực chung và kết quả học tập năm học lớp 12 ...................................... 49
3.1.1. Phân tích thông số thống kê chung ............................................. 49
3.1.2. Mối tương quan giữa điểm thi đánh giá năng lực phần 1 và kết
quả học tập trung bình năm học lớp 12 .................................................. 53
3.1.3. Mối tương quan giữa điểm thi đánh giá năng lực phần 1 và kết
quả học tập trung bình môn Toán ........................................................... 54
3.1.4. Mối tương quan giữa điểm thi đánh giá năng lực phần 2 và kết
quả học tập năm học lớp 12 .................................................................... 56
3.1.5. Mối tương quan giữa điểm thi đánh giá năng lực phần II và kết
quả học tập trung bình môn Văn ............................................................. 57
3.1.6. Mối tương quan giữa điểm thi đánh giá năng lực phần 3 Khối TN
và kết quả học tập năm học lớp 12 ......................................................... 59
3.1.7. Mối tương quan giữa điểm thi đánh giá năng lực phần 3 và kết
quả học tập tổng hợp 3 môn theo Khối TN ............................................. 61
3.1.8. Mối tương quan giữa điểm thi đánh giá năng lực phần 3 theo
Khối XH và kết quả học tập năm học lớp 12 .......................................... 62


3.1.9. Mối tương quan giữa điểm thi đánh giá năng lực phần 3 và kết
quả học tập tổng hợp 3 môn theo Khối XH............................................. 63
3.1.10. Đánh giá chung ........................................................................... 65

3.2. Phân tích kết quả khảo sát ý kiến phản hồi của các đối tƣợng liên
quan

............................................................................................................ 69

3.2.1. Khảo sát chính thức ..................................................................... 69
3.2.2. Kết quả khảo sát phản hồi của GV .............................................. 69
3.2.3. Kết quả khảo sát phản hồi của SV năm thứ nhất khóa 2015 - 2019..... 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 81
1. Kết luận .................................................................................................... 81
2. Khuyến nghị ............................................................................................ 82
3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 86
PHỤ LỤC 1a ...................................................................................................... 89
PHỤ LỤC 1b ...................................................................................................... 90
PHỤ LỤC 2a ...................................................................................................... 91
PHỤ LỤC 2b ...................................................................................................... 92


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Đối với mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng,
giáo dục – đào tạo luôn đóng vai trò quan trọng, là nơi tạo ra nguồn lực
có tri thức để xây dựng và phát triển toàn diện mọi mặt của mỗi nước
trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng,… Trong
bối cảnh hiện nay, việc đổi mới tuyển sinh là một nhiệm vụ quan trọng,
tạo ra sự đổi mới căn bản trọng hệ thống giáo dục nước ta, cơ hội và

cũng là thách thức cho ngành giáo dục thực hiện trọng trách cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cho sự phát triển kinh tế –
xã hội đất nước.
Hiện nay, các quốc gia khác nhau có phương thức tuyển chọn người
học vào học bậc đại học khác nhau. Trong đó, phương thức xét tuyển các
kết quả học tập trước đó và kết quả kỳ thi đánh giá năng lực được áp
dụng phổ biến ở các nước tiên tiến. Hàng năm, ở các nước Châu Âu, Mỹ
và một số nước tiên tiến, việc nghiên cứu sử dụng kết quả học tập ở bậc
phổ thông và thi đánh giá năng lực làm căn cứ xét tuyển vào đại học đã
diễn ra thường xuyên và liên tục. Nắm bắt được xu thế cũng như việc
nghiên cứu, lĩnh hội kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, thực hiện
Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương 8 khóa 11 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã
xây dựng phương án đổi mới tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực
và đã triển khai thực hiện trong hai năm 2015, 2016. Đây là phương thức
mới thay thế phương thức truyền thống, hiệu quả hơn, khách quan hơn,
đánh giá được các năng lực tư duy ở bậc cao hơn và đã nhận được sự
đồng tình và ủng hộ tích cực của dư luận và đánh giá cao của các cấp
lãnh đạo, các nhà chuyên môn.
ĐHQGHN đã có những báo cáo kết quả khả quan sau khi phân tích
dữ liệu từ kỳ thi đánh giá năng lực trong hai năm qua. Là cán bộ hiện
đang công tác tại Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN, trực tiếp tham gia vào
1


công tác xây dựng, phát triển công cụ đánh giá. Với mong muốn được
tìm hiểu sâu về lĩnh vực này, để phục vụ tốt hơn cho công tác của bản
thân tại đơn vị, tác giả đã tham gia trong đề tài “Nghiên cứu mối tương
quan giữa kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả bài thi
tổng hợp đánh giá năng lực chung và kết quả học tập năm thứ I” (Mã số

đề tài: QG.15.42) do TS. Sái Công Hồng làm chủ nhiệm đề tài. Đây là
một đề tài nhằm xác định cơ sở khoa học và tính hiệu quả của phương án
tuyển sinh theo xu hướng đánh giá năng lực người học, phục vụ đổi mới
tuyển sinh đại học ở ĐHQGHN và Việt Nam. Đề tài tập trung nghiên
cứu về mối quan hệ theo từng cặp của ba yếu tố là kết quả thi tốt nghiệp
THPT, kết quả bài thi tổng hợp đánh giá năng lực chung và kết quả học
tập năm thứ I. Từ đó, đề xuất các phương án sử dụng kết quả thi tốt
nghiệp trung học phổ thông, kết quả bài thi tổng hợp đánh giá năng lực
chung trong phương thức tuyển sinh mới theo xu hướng đánh giá năng
lực người học ở ĐHQGHN nói chung.
Để nghiên cứu và phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa kết quả
học tập ở bậc phổ thông với kết quả thi đánh giá năng lực làm căn cứ xét
tuyển người học vào ĐHQGHN, được sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài
trong việc sử dụng các dữ liệu và một số kết quả phân tích, tác giả quyết
định chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá mối tƣơng quan giữa kết quả
bài thi đánh giá năng lực chung và kết quả học tập năm học lớp 12
của sinh viên khóa QH – 2015 tại Đại học Quốc gia Hà Nội”.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào hệ thống lý luận
về các mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng học tập của
sinh viên (SV) năm thứ nhất, đồng thời là một kênh thông tin cung cấp
những cơ sở khoa học về tính hiệu quả của phương pháp tuyển sinh theo
hướng đánh giá năng lực

2


2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần khẳng định tính hiệu quả

của phương án đổi mới tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực tại Đại
học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở đó, kết quả nghiên cứu định hướng
giúp cho các nhà lãnh đạo đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao
chất lượng bài thi đánh giá năng lực chung phục vụ công tác tuyển sinh
đại học tại ĐHQGHN.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra mối quan hệ thuận/nghịch giữa kết quả bài thi đánh giá năng
lực chung với kết quả học tập năm học lớp 12 để đánh giá một cách
khách quan, khoa học về độ chính xác, độ tin cậy của bài thi đánh giá
năng lực, khả năng nhận thức, năng lực tích lũy kiến thức trong quá trình
học tập của thí sinh.
Bên cạnh đó, khảo sát các ý kiến phản hồi của các giảng viên (GV)
và SV về kết quả học tập năm thứ nhất nhằm khẳng định tính hiệu quả
của phương án thi trong việc tuyển chọn được các thí sinh có đủ các
năng lực để có thể học tập tốt ở bậc đại học.
Thông qua mối quan hệ của hai đại lượng trên, đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng trong việc xây dựng bài thi đánh giá
năng lực chung phục vụ công tác tuyển sinh đại học tại ĐHQGHN
4. Giới hạn nghiên cứu
-

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về năng lực, đánh giá năng

lực, các hồ sơ, văn bản về việc sử dụng kết quả thi một số phương thức
tuyển sinh đại học của một số quốc gia trên thế giới, trong đó việc xét
tuyển có sử dụng kết quả học tập năm học lớp 12 và kết quả thi đánh giá
năng lực làm căn cứ xét tuyển
-

Xác định mối tương quan của kết quả học tập năm học lớp 12


và kết quả bài thi đánh giá năng lực chung
-

Phân tích thống kê về ý kiến phản hồi của GV và SV năm thứ
3


nhất sau khi kết thúc năm học đầu tiên và sự khác biệt so với các SV
khóa trước
5. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Trên cơ sở các tài liệu, các công
trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến đề tài, tiến
hành tổng hợp và khái quát hóa để xây dựng cơ sở lý luận của luận văn
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát và thu thập
thông tin qua các phiếu hỏi
Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng
-

Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu tài liệu làm cơ sở lý thuyết

cho nghiên cứu
-

Nghiên cứu định lượng: Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu,

phiếu khảo sát lấy ý kiến
+ Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để tiển
hành khảo sát và thu thập thông tin
+ Xử lý các kết quả nghiên cứu bằng các phần mềm phân tích thống

kê chuyên dụng
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
Kết quả bài thi đánh giá năng lực chung có mối quan hệ thuận
hay nghịch với kết quả học tập năm học lớp 12, mức độ tương quan giữa
hai yếu tố này đạt mức tương quan nào
SV năm thứ nhất có kết quả học tập tốt hơn hay kém hơn so với
SV các khóa trước không dự thi bằng hình thức thi ĐGNL, thái độ học
tập của SV tích cực hay không và xác định mức độ hiệu quả về phương
pháp giảng dạy của GV trong quá trình học tập, một trong những yếu tố
ảnh hưởng tới kết quả học tập của SV.
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Mối tương quan theo cặp giữa kết quả bài thi đánh giá năng lực
4


chung và kết quả học tập năm học lớp 12 là mối tương quan không hoàn
toàn, có mức tương quan là trên trung bình. Theo đó, nhiều SV có điểm
cao khi thi ĐGNL cũng là những người có kết quả học tập tốt ở các nội
dung Toán, Ngữ văn và tổng hợp ba môn theo khối. Ngược lại, nhiều thí
sinh có điểm thấp khi thi ĐGNL cũng là các thí sinh có điểm tổng kết
trung bình năm học không cao. Tuy nhiên, các SV có kết quả học tập cao
không phải đều có điểm cao khi thi ĐGNL
SV năm thứ nhất có kết quả học tập tốt hơn so với SV các khóa
trước không tham gia dự thi bài thi ĐGNL, thái độ học tập tích cực,
phương pháp giảng dạy của GV hiệu quả, đánh giá đúng được năng lực
của SV
7. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
-


Khách thể nghiên cứu: SV năm thứ I, GV giảng dạy khóa QH

– 2015 tại Đại học Quốc gia Hà Nội
-

Đối tượng nghiên cứu: mối tương quan giữa kết quả bài thi

Đánh giá năng lực chung và kết quả học tập năm học lớp 12, ý kiến phản
hồi của GV và SV năm thứ nhất
8. Phạm vi nghiên cứu và thời gian khảo sát
- SV năm thứ nhất Khóa QH – 2015 tại Đại học Quốc gia Hà Nội,
GV giảng dạy SV năm thứ nhất khóa QH – 2015
- Thời gian tiến hành khảo sát: Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2016
9. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu về đánh giá mối tương quan, hệ số
tương quan và cách sử dụng các phần mềm phân tích dữ liệu. Từ đó,
chọn lọc dữ liệu về kết quả bài thi đánh giá năng lực chung, kết quả học
tập năm học lớp 12 từ đề tài QG.15.42, tiến hành chạy dữ liệu, phân tích
các kết quả và đưa ra kết luận về mối tương quan của các cặp biến
- Xác định phạm vi, các đối tượng liên quan để tiến hành khảo
sát, xây dựng và thử nghiệm phiếu khảo sát trên một nhóm đối tượng
5


nhỏ để hoàn thiện phiếu khảo sát chính thức. Từ đó, tiến hành khảo sát
chính thức, nhập dữ liệu bằng phần mềm thống kê chuyên dụng, phân
tích các kết quả thu được và đưa ra kết luận
10. Cấu trúc luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu

Chương 3. Các kết quả nghiên cứu
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm và quan niệm
1.1.1. Đánh giá giáo dục
Từ cuối thế kỷ 19, khái niệm Đánh giá giáo dục đã phát triển mạnh
mẽ ở các nước phương Tây. Đã có rất nhiều nghiên cứu cũng như cách
tiếp cận khác nhau về khái niệm này. Một trong những định nghĩa được
đánh giá là đã khái quát khá đầy đủ về khái niệm này là: “Đánh giá
trong giáo dục được định nghĩa là quá trình thu thập thông tin để đưa ra
những quyết định giáo dục liên quan tới học sinh, để phản hồi cho học
sinh về sự tiến bộ, những điểm mạnh và điểm tồn tại trong học tập của
chúng, để đưa ra phán quyết về hiệu quả của công tác giảng dạy và sự
phù hợp của chương trình đào tạo, và cuối cùng là để cung cấp thông tin
xây dựng chính sách.”(AFT, NCME, NEA, 1990:1).
Từ khi ra đời đến nay, đánh giá giáo dục đã trải quả rất nhiều xu
hướng đánh giá. Nhưng các chuyên gia đã tóm gọn trong 3 xu hướng
chính: Đánh giá để phát triển học tập hay đánh giá vì sự tiến bộ của
người học (assessment for learning), Đánh giá là một quá trình học/ đánh
giá là hoạt động học tập (assessment as learning), Đánh giá về kết quả
học tập (assessment of learning).
Đánh giá để phát triển học tập hay đánh giá vì sự tiến bộ của
ngƣời học (Assessment FOR learning) thường được biết tới như một

đánh giá quá trình và đánh giá chẩn đoán. Đánh giá vì sự tiến bộ của
người học sử dụng một nhiệm vụ hoặc một hoạt động với mục đích xác
định sự tiến bộ của học sinh trong một bài học hoặc một hoạt động
hướng dẫn. Giáo viên có thể tự điều chỉnh các chỉ dẫn trên lớp học dựa
vào nhu cầu của học sinh. Tương tự, học sinh sẽ nhận được nhận xét về
việc học của mình.
Đánh giá về kết quả học tập (Assessment OF learning) sử dụng
một nhiệm vụ hoặc một hoạt động để đo lường, ghi chép và báo cáo kết
7


quả học sinh đạt được có liên quan đến một mức kì vọng nhất định.
Những đánh giá này được biết đến là đánh giá tổng kết.
Đánh giá là quá trình học tập (Assessment AS learning) sử dụng
một nhiệm vụ hoặc một hoạt động cho phép học sinh có cơ hội sử dụng
(kết quả) của đợt đánh giá để phục vụ cho việc học tập sau này. Tự đánh
giá hoặc đánh giá chéo giúp học sinh tự phản ánh và tìm ra điểm mạnh
và yếu trong việc học tập của bản thân. Những nhiệm vụ này tạo cơ hội
cho học sinh tự đề ra mục tiêu cá nhân và tự thúc đẩy bản thân học tập.
Dựa theo từng quan điểm mà người ta phân loại ra các loại hình
đánh giá. Ví dụ: Xét theo quy mô sẽ phân ra hai loại: Đánh giá trên diện
rộng (Large-Scale Assessment) và Đánh giá trên lớp học (Clasroom
Assessment). Xét theo quá trình học tập sẽ có 3 loại đánh giá tương ứng
với đầu vào, quá trình học tập, đầu ra của quá trình dạy học, là: Đánh giá
sơ khởi (Placement Assessment) hoặc Đánh giá chẩn đoán (Diagnostic
Assessment), Đánh giá trong tiến trình (Formative Assessment), Đánh
giá tổng kết (Summative Assessment). Xét theo chuẩn tương đối của
nhóm người cùng được đánh giá và chuẩn về mức độ thành thạo đáp ứng
chuẩn mực mong đợi thì đánh giá trong giáo dục được chia thành các
loại là Đánh giá dựa theo chuẩn (norm-referenced assessment ) và đánh

giá dựa theo tiêu chí (criterion-referenced assessment)…. Dưới đây, tác
giả xin được thống kê một số quan điểm về các loại hình đánh giá:
 Đánh giá tổng kết (Summative Assessment): Đánh giá tổng kết
là đánh giá có tính tổng hợp, bao quát nhằm cung cấp thông tin về kết
quả của học sinh ở các mặt nội dung kiến thức, kĩ năng và thái độ sau khi
kết thúc một khóa/lớp học hoặc một môn học/học phần/chương trình.
Mục tiêu chính của đánh giá tổng kết là xác định mức độ đạt được của
học sinh, nhưng không quan tâm đến việc kết quả đó đã đạt được ra sao.
Kết quả đánh giá này được sử dụng để công nhận người học đã hoặc
không hoàn thành khóa/lớp học.

8


 Đánh giá quá trình (Formative Assessment): Đánh giá quá
trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong suốt quá trình giảng dạy môn
học/khóa học, cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên nhằm cải thiện
hoạt động hướng dẫn, giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy; đồng
thời đưa ra các phản hồi kịp thời cho học sinh để đạt được các mục tiêu
đề ra. Theo tài liệu “Cơ sở đánh giá giáo dục hiện đại” của Ngô Cương
“Đây là loại đánh giá hiệu quả bản thân hoạt động đánh giá trong quá
trình hoạt động, nhằm điều tiết quá trình hoạt động, đảm bảo thực hiện
mục tiêu. Với loại đánh giá này, có thể kịp thời nhận được các tin tức
phản hồi, kịp thời điều tiết kiểm soát nhằm thu gọn khoảng cách giữa
quá trình công tác và mục tiêu, đồng thời, thông qua đánh giá, nghiên
cứu tiến trình công tác, tổng kết giáo huấn kinh nghiệm, có thể kịp thời
cải tiến công tác”.
 Đánh giá sơ khởi (Placement Assessment): Đánh giá sơ khởi
thường được thực hiện vào đầu năm học. Trọng tâm của giáo viên trong
những ngày đầu năm học là tìm hiểu, đánh giá từng học sinh để có

thểđịnh hướng tổ chức lớp học một cách phù hợp nhất. Vì thế, một dạng
thức kiểm tra đánh giá trong lớp học rất quan trọng và thường phải được
xem xét kỹ mà mọi giáo viên phải hoàn thành vào đầu năm học và đặt
nền móng cho các hoạt động của lớp học và các giao tiếp trong suốt thời
gian còn lại của năm học là kiểm tra chất lượng đầu năm học hay còn gọi
là đánh giá sơ khởi. Đánh giá sơ khởi phần lớn dựa trên những thông tin
thu thập được vào đầu năm học, giáo viên hình thành những đánh giá
này khá nhanh, họ sử dụng chúng để “biết” về học sinh và một khi
những đánh giá này hình thành, chúng tồn tại khá bền vững. Đánh giá sơ
khởi quyết định nhận thức và kỳ vọng về học sinh, và ngược lại chúng
cũng ảnh hưởng đến cách giáo viên giao tiếp với học sinh. Bởi vì đánh
giá sơ khởi ảnh hưởng nhiều đến việc đặt kỳ vọng, giao tiếp giữa giáo
viên và học sinh, và tác động đến thành tích và quá trình tự nhận thức
của học sinh, do đó việc xem xét thật kỹ các nguy cơ cố hữu trong quá
9


trình đó và các chiến lược giáo viên có thể sử dụng để cải thiện đánh giá
ban đầu của mình là rất quan trọng.
 Đánh giá chẩn đoán (Dignostic Assessment): Đánh giá chẩn
đoán là loại hình kiểm tra đánh giá kiểu thăm dò, phát hiện thực trạng,
trước khi bắt đầu một đề án, dự án hay chương trình đổi mới, có thể tiến
hành với cá nhân hoặc nhóm (lớp, trường, quận, tỉnh, quốc gia) nhằm
cung cấp các thông tin về điểm mạnh, điểm yếu... của học sinh tại thời
điểm đánh giá theo chuẩn hoặc tiêu chí. Kết quả của đánh giá chẩn đoán
thường được so sánh với chuẩn, hay chuẩn tương đối (Norm - những đối
tượng cùng được đánh giá trên một mẫu đại diện). Loại hình đánh giá
nàygiúp đưa ra những phán xét kiểu như học sinh đáp ứng những tiêu chí
đặt ra như thế nào để làm cơ sở tiến hành một quá trình giáo dục mới.
Tuy nhiên, không có kết quả đánh giá chẩn đoán nào là 100% chính xác.

Giáo viên nên cân bằng một kết quả đánh giá đã có của học sinh với
những đánh giá riêng của giáo viên về học sinh đó.
 Đánh giá khách quan (Objective Assessment): Đánh giá khách
quan là hình thức đánh giá dựa vào các công cụ đánh giá được thiết kế
đạt tính chuẩn (được thiết kế theo một quy trình được chuẩn hóa, khách
quan hóa) hoặc công cụ được chuẩn bị trước (bài test) để đưa ra những
kết luận về năng lực hoặc trình độ hiểu biết của người học. Trong đánh
giá kết quả học tập, đánh giá khách quan là hình thức phổ biến nhất. Mỗi
câu hỏi trong đề kiểm tra, đề thi kiểu đánh giá khách quan chỉ có một
đáp án đúng duy nhất, để lượng giá mức độ đạt kiến thức, kĩ năng, thái
độ của người học so với mục tiêu giáo dục đề ra. Các loại hình câu hỏi
trắc nghiệm khách quan bao gồm: câu hỏi đúng/sai, câu hỏi ghép đôi,
câu hỏi điền khuyết, câu hỏi nhiều lựa chọn,… Đánh giá khách quan rất
phù hợp với hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm được máy tính hóa
hoặc trực tuyến đang ngày càng phổ biến.
 Đánh giá chủ quan (subjective assessment): Đánh giá chủ
quanlà hình thức đánh giá chất lượng của cái cần đánh giá dựa theo ý
10


kiến riêng của người đánh giá. Các dạng câu hỏi chủ quan bao gồm câu
hỏi đóng, câu hỏi mở, bài tập lớn, bài luận Đánh giá chủ quan là hình
thức câu hỏi có hơn một đáp án đúng (hoặc có hơn một cách để trình bày
đáp án đúng). Các câu hỏi đánh giá chủ quan bao gồm câu hỏi tự luận
hoặc bài luận. Một số quan điểm cho rằng việc so sánh giữa đánh giá chủ
quan và đánh giá khách quan không thực sự có ý nghĩa, bởi vì trong thực
tế, không có cái gọi là đánh giá "hoàn toàn khách quan". Trên thực tế, tất
cả các đánh giá trong giáo dục dù được xây dựng theo cách nào đều có
yếu tố chủ quan.
 Đánh giá chính thức (Formal Assessment): Đánh giá chính

thức là loại hình đánh giá có mục tiêu rất gần với đánh giá tổng kết hay
đánh giá kết quả, dựa trên các thiết kế có dạng kiểm tra viết trên giấy,
được chấm điểm nhằm đưa ra kết luận phân loại về người học. Đánh giá
chính thức thường liên quan các dạng kiểm tra (test) được dùng như
thước đo chuẩn hóa. Những thước đo này có thể phải được thử trước trên
học sinh và dữ liệu sẽ được tính toán, thống kê, tổng kết nhằm đưa ra kết
luận về học sinh so với các chuẩn cần đạt về độ tuổi hay lớp học và trong
sự so sánh với các bạn cùng độ tuổi hay lớp học. Đánh giá chính thức
thường được tiến hành thông qua hình thức viết, chẳng hạn như bài kiểm
tra, bài thi, hoặc bài luận, được thực hiện để cho điểm đối với người
được đánh giá/người học. Sau khi thực hiện đánh giá sẽ đưa ra các điểm
số hoặc thứ tự xếp hạng trên cơ sở kết quả thực hiện các bài kiểm tra, thi.
 Đánh giá không chính thức (Informal Assessment): Đánh giá
không chính thức có mục tiêu rất gần với đánh giá thường xuyên, đánh
giá quá trình nhằm mục đích chính là xem xét, giám sát việc thực hiện
các nhiệm vụ học tập hàng ngày của học sinh, thông qua nhiều hình thức
quan sát, thảo luận, xem xét hồ sơ học tập, tự suy ngẫm, tự đánh giá,
cách thức thực hiện một nhiệm vụ học tập, sự tham gia các hoạt động,
tương tác, sự hợp tác với nhau trong nhóm bạn, … Đánh giá không chính
thức thường chú trọng đến nhận xét định tính hơn là định lượng về sự
11


tiến bộ trong học tập của người học. Như vậy, mục tiêu của đánh giá
không chính thức là cải thiện, điều chỉnh nâng cao chất lượng hoạt động
học tập chứ không chú trọng vào việc phân loại, xếp hạng học lực của
người học. Đánh giá không chính thức không gắn với điểm tổng kết của
người học và được thực hiện một cách tự nhiên. Đánh giá không chính
thức bao gồm quan sát, dự giờ, bảng kiểm, phiếu học tập, thang điểm,
hướng dẫn chấm, đánh giá khả năng thực hiện, đánh giá qua hồ sơ học

tập, cùng tham gia, đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá, thảo luận nhóm.
 Đánh giá dựa theo theo chuẩn mực (Norm- referenced
assessment): Đánh giá dựa theo chuẩn được sử dụng để xác định mức
độ thực hiện của một cá nhân so với các cá nhân khác cùng tham gia
đánh giá. Đó là hình thức đánh giá đưa ra những nhận xét về mức độ cao
hay thấp trong năng lực của cá nhân so với những người khác cùng làm
bài thi. Có hai hình thức so sánh trong đánh giá dựa theo chuẩn: 1) So
sánh thành tích của cá nhân này với cá nhân khác trong nhóm mẫu khảo
sát, ví dụ so sánh kết quả các thí sinh cùng tham gia tuyển sinh vào một
trường đại học hoặc cao đẳng; 2) So sánh thành tích cá nhân trong tương
quan với nhóm đại diện, ví dụ so sánh kết quả của một học sinh với điểm
trung bình của nhóm mẫu đại diện (chuẩn tương đối).
 Đánh giá dựa theo tiêu chí (criterion-referenced assessment):
Đánh giá theo tiêu chí được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của
một cá nhân so với các tiêu chí cho trước. Người học được đánh giá dựa
trên các tiêu chí đã được xác định rõ ràng về thành tích đạt được so với
chuẩn đầu ra hay mục tiêu đã đề ra, thay vì được xếp hạng trên cơ sở kết
quả thu được của những học sinh thuộc mẫu khảo sát. Khi đánh giá theo
tiêu chí, chất lượng thành tích không phụ thuộc vào mức độ cao thấp về
năng lực của những người khác, mà phụ thuộc vào mức độ cao thấp của
chính người được đánh giá so với các tiêu chí cụ thể. Trong đánh giá dựa
trên tiêu chí, hoạt động học tập của học sinh được so sánh với mục tiêu
12


học tập cố định, ở đó xác định rõ ràng những gì học sinh cần biết, cần
hiểu và có thể làm. Các tiêu chí (dựa theo mục tiêu hoặc chuẩn) là cơ sở
đánh giá thành công và tiến bộ trong học tập của học sinh. Các tiêu chí
xác định rõ các yêu cầu cơ bản hay sản phẩm cần đạt được trong quá
trình học tập.

 Đánh giá trên lớp học (Classroom Assessment): Đánh giá trên
lớp học là loại hình đánh giá được tiến hành trong phạm vi đối tượng là
học sinh trong một lớp học, nhằm thu thập thông tin về việc đạt các mục
tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ... qua từng bài học, hàng ngày, hàng
tháng, để tìm hiểu xem từng học sinh đã học tập như thế nào, kết quả học
tập thể hiện ở mức độ tiếp thu, nắm vững kiến thức, kỹ năng, thái độ học
tập... và cả sự hài lòng, phản ứng của học sinh đối với các bài giảng của
giáo viên. Từ đó, giáo viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy, hoạt động
học tập để nâng cao kết quả học tập cho mỗi học sinh.
Đánh giá trên diện rộng (Large-scale Assessment): Đánh giá
trên diện rộng là loại hình đánh giá mà mục tiêu đánh giá, công cụ đánh
giá và quá trình đánh giá được chuẩn bị công phu theo các chuẩn mực
xác định, thường triển khai trên một số lượng lớn học sinh. Đánh giá này
có mục tiêu tìm hiểu chính xác đối tượng được đánh giá về một năng lực
tách biệt nào đó tương đối ổn định theo thời gian, phân loại đối tượng
được đánh giá nhằm ra các phán quyết liên quan đến từng đối tượng
đánh giá hoặc các quyết định về chính sách cho hệ thống giáo dục. Nói
cách khác, đánh giá trên diện rộng nhằm đảm bảo duy trì các tiêu chuẩn
cao của mục tiêu giáo dục. Thiết kế và phân tích kết quả thường do các
chuyên gia về đánh giá trong giáo dục đảm nhiệm. Việc sử dụng kết quả
đánh giá này thường ở nhiều cấp độ khác nhau, trước hết là các nhà
quản lý giáo dục.
Trong tiếng Anh, khi nhắc tới Đánh giá giáo dục, người ta thường
dùng 4 thuật ngữ quan trọng: Test (Kiểm tra), Measurement (Đo lường),
Assessment (Đánh giá) và Evaluation (Định giá).
13


1.1.1.1. Kiểm tra
Kiểm tra là hoạt động đo lường, đánh giá nhằm thu được các kết

quả, các nhận xét, phán quyết dựa vào các thông tin thu được theo công
cụ đã chuẩn bị trước với mục đích xác định xem cái gì đã đạt được, cái
gì chưa đạt được, những nguyên nhân…. Kiểm tra và thi cử là một thành
phần không thể tách rời của hoạt động dạy - học và đang được sử dụng
như một biện pháp quan trọng thúc đẩy, cải tiến việc dạy - học trong
trường phổ thông. Kiểm tra cung cấp những dữ kiện và thông tin làm cơ
sở cho việc đánh giá.
Trong Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý định nghĩa kiểm tra
là xem xét thực chất, thực tế. Theo Bửu Kế, kiểm tra là tra xét, xem xét,
kiểm tra là soát xét lại công việc, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để
đánh giá, nhận xét. Còn theo Trần Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những
dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
Hầu hết các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm
tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại
công việc thực tế để đánh giá và nhận xét.Trong giáo dục, kiểm tra có
các hình thức như kiểm tra thường xuyên (kiểm tra hàng ngày), kiểm tra
định kì (kiểm tra hết chương, hết phần...) và kiểm tra tổng kết (kiểm tra
cuối học kì).
1.1.1.2. Đo lường
Đây là một hoạt động của đánh giá định lượng. Đo lường
(Measurement) là việc gán các con số cho các đặc điểm (lượng hóa)
nhằm đánh giá được cá nhân. “Đo”, theo định nghĩa của J.P.Guilford, là
gắn một đối tượng hoặc một biến cố theo một qui tắc được chấp nhận
một cách logíc.
Sự đo liên quan đến dụng cụ đo, một dụng cụ đo có 3 tính chất cơ
bản:
- Độ giá trị, đó là khả năng của dụng cụ đo cho giá trị thực của đại
lượng được đo.
14



×