Tải bản đầy đủ (.docx) (183 trang)

Dầu Khí đại cươngnhững vấn đề cơ bản về dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.51 MB, 183 trang )

ÔN TẬP


HỆ THỐNG DẦU KHÍ




Vật liệu sinh dầu
Vào thế kỷ 19, nguồn gốc của dầu khí từ lò
magma, dầu được di chuyển từ những đứt gãy
sâu trong vỏ trái đất được tin tưởng rộng rãi.


Tuy nhiên, rất nhiều chứng cứ hiện tại cho rằng
vật liệu gốc của đá chứa dầu từ những vật
liệu hữu cơ được tạo ở bề mặt trái đất.


Sự hình thành bắt đầu từ quá trình quang hợp, trong
thực vật sự hiện diện của ánh sáng mặt trời đả chuyển
nước và CO2 thành Glucozơ, nước và oxy:
6CO2 + 12H2O

C6H12O6 + 6H2O + 6O2

Quang hợp là một phần trong chu trình của Cacbon
(Hình 01).


đa phần VLHC được sản sinh bởi quá trình quang hợp


sẽ trở lại bầu khí quyển thành CO2 .


• Quá trình này xảy ra từ thực vật, từ hô hấp của động vật
hay từ quá trình oxi hóa và từ sự thối rửa vi khuẩn khi cơ
thể đã chết.


Sự bảo tồn và sản sinh chất hữu cơ

Tất cả VLHC ở đại dương được thành tạo thông qua
quang hợp. Vật liệu chính là từ phytoplankton – là
những vi sinh vật sống trôi nổi như các loại tảo,
“dinoflagellates” và “blue-green algae”.


Tảo nằm ở đáy là thành phần đóng góp chính tạo VLHC
ở biển nông, môi trường thềm lục địa.


Những khu vực sản sinh chất hữu cơ cao thì không phải là
nơi bảo tồn tốt.
Nơi phá hủy VLHC cần được ngăn chặn.
Sự bảo tồn được thực hiện thuận lợi ở hai điều kiện: - tỉ lệ
lắng đọng nhanh
- hiếm khí oxi


sự lắng đọng nhanh chóng rất cần thiết trong việc giữ
VLHC không bị phá hủy.

Sự bảo tồn được do mật độ của các lớp đá – nơi đáy
biển rất hiếm khí oxi
Sự phân tầng nước và hiếm oxi được biết tại Biển
Đen



Giai đoạn biến đổi của VLHC

Có 3 giai đoạn quan trong trong việc chôn vùi và trưởng
thành của VLHC thành Hydocarbon:
Giai đoạn tạo đá (diagenesis)
Giai đoạn nhiệt xúc tác (catagenesis)


Giai đoạn biến chất (metagenesis)


Giai đoạn tạo đá được xem là giai đoạn cơ bản của
VLHC, nó bao gồm tất cả các thay đổi xảy ra trong giai
đoạn hình thành dầu khí.
Những bùn mới được lắng đọng vẫn chưa thành đá,
chúng có thể chứa đến 80% nước trong khe rỗng.
Những chất bùn này sẽ gắn kết lại rất nhanh chóng.
Đa phần lỗ rỗng bị mất đi ở 500m chôn vùi đầu tiên.


Sau đó, qua trình gắn kết để thành đá bùn hay đá phiến
sét vẫn tiếp tục nhưng chậm hơn.



Những hợp phần Kerogen
Dưới KHV, kerogen xuất hiện thành những mãnh hữu
cơ nằm phân tán. Một vài thì được sắp xếp.
những bào tử, tảo và những loài sinh vật khác với
những cấu trúc sinh học rõ ràng.
Những mãnh dẫn xuất thực vật này có thể nhóm lại
thành những bộ phận sinh học riêng biệt gọi là


“macerals”. “Macerals” trong kerogen được xem như
tương đương với những khoáng vật trong đá


Vitrinite là loại “maceral” chiếm ưu thế trong nhiều loại
kerogen và là thành phần chính của than.
Nó được dẫn xuất hoàn toàn từ những mãnh gỗ của
vùng thực vật bậc cao. Bởi vì chúng chúng được tạo
thành từ chất lignin – rất khó bị phá hủy nên vitrinite có
thể xuất hiện hầu hết ở các môi trường lắng đọng như ở
môi trường biển, lục địa. Vitrinite là loại rất phổ biến.


Exinite macerals được dẫn xuất chính từ tảo, phấn hoa,
bào tử và từ lớp sáp biểu bì của lá.
Tỉ lệ chứa nhiều Exinite không phổ biến nhưng nếu có
thì có thể biết đó là ở môi trường ao hồ hay môi trường
biển nông.
Inertinite macerals có từ rất nhiều nguồn mà đã bị oxi
hóa trước khi lặng đọng. Ví dụ: than củi. Inertinite là

một hợp phần rất nhỏ trong kerogen và khi chúng dư
thừa thì chỉ ở những nơi mà VLHC đã được tái chế.


Một loại maceral trong kerogen là những hạt vô định
hình.
Những hạt này bị phá hủy cơ học hay bị thay thế hóa
học bởi những vi khuẩn và nấm.
Loại maceral này thực chất là những loại maceral cũ
nhưng đã bị phá hủy để trở thành những sản phẩm


thay thế.



×