Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kết quả cắt một phần thùy nông tuyến mang tai trong điều trị bướu hỗn hợp lành (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.39 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU PHÚC

KẾT QUẢ CẮT MỘT PHẦN
THÙY NÔNG TUYẾN MANG TAI
TRONG ĐIỀU TRỊ BƢỚU HỖN HỢP LÀNH
Chuyên ngành: Ung thư
Mã số: 62720149

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


1

GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Bướu tuyến mang tai chiếm tỉ lệ 3% trong tất cả bướu vùng đầu
cổ, có 80% là bướu hỗn hợp lành tính. Thùy nông tuyến mang tai chiếm
80% nhu mô tuyến mang tai. Khoảng 90% bướu hỗn hợp lành ở thùy
nông tuyến mang tai.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính yếu cho bướu hỗn hợp
tuyến mang tai. Trước đây, việc điều trị bằng phẫu thuật thường không
đạt hiệu quả an toàn bởi vì để đạt được tỉ lệ tái phát thấp thì thường phải
hy sinh dây thần kinh mặt khi cắt trọn tuyến mang tai. Ngược lại nếu


chỉ lấy bướu để bảo tồn dây thần kinh mặt thì tỉ lệ tái phát rất cao. Năm
1934, Henri Redon và Podovani đã đề xuất và thực hiện cắt bỏ tuyến
mang tai toàn phần có bảo tồn thần kinh mặt bằng cách bóc tách tỉ mỉ
và giữ lại tất cả các nhánh của dây thần kinh này. Để hạn chế những
biến chứng sau mổ của phẫu thuật cắt tuyến mang tai toàn phần có bảo
tồn thần kinh mặt mà không làm tăng tỉ lệ tái phát, phẫu thuật cắt thùy
nông tuyến mang tai đã mang lại hiệu quả nhất định và đã được chấp
nhận rộng rãi trong điều trị bướu hỗn hợp ở thùy nông tuyến mang tai.
Trong những năm gần đây, nhằm hạn chế đến mức tối đa các biến
chứng, phẫu thuật cắt một phần thùy nông tuyến mang tai được lựa
chọn cho tất cả các bệnh nhân bướu lành tuyến mang tai có kích thước
nhỏ hơn 4cm, ở thùy nông nhằm làm giảm tối đa biến chứng liệt thần
kinh mặt tạm thời sau mổ và hội chứng Frey nhưng tỉ lệ tái phát không
cao hơn so với các phẫu thuật kinh điển để nâng cao chất lượng cuộc
sống cho bệnh nhân.
Câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu là khi thực hiện phẫu thuật cắt
một phần thùy nông tuyến mang tai tại Bệnh viện Ung Bướu thì tỉ lệ tái
phát sau phẫu thuật có tương đương với các phẫu thuật kinh điển trước


2

đây hay không? Phẫu thuật này có mang lại những lợi ích đáng kể cho
bệnh nhân và chúng tôi có thể áp dụng phẫu thuật này như một phẫu
thuật tiêu chuẩn để điều trị cho những bệnh nhân có bướu tuyến mang
tai có kích thước nhỏ hơn 4cm nằm ở thùy nông hay không?
Thực hiện đề tài này chúng tôi có các mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Xác định tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật cắt một phần thùy nông
tuyến mang tai trong điều trị bướu hỗn hợp lành.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến biến chứng liệt thần kinh

mặt tạm thời, hội chứng Frey.
3. Đánh giá kết quả thẩm mỹ của các phương pháp tạo hình
khuyết hổng sau phẫu thuật cắt một phần thùy nông tuyến mang tai.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Phẫu thuật bướu lành tuyến mang tai đã trải qua một lịch sử lâu
dài với nhiểu cải tiến kỹ thuật, mục đích nhằm hạn chế tái phát và sau
đó làm giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng như liệt dây thần kinh
mặt tạm thời, hội chứng Frey và thêm vào đó là lấy đầy khuyết hổng
sau phẫu thuật. Bệnh viện Ung Bướu là nơi có bề dày kinh nghiệm phẫu
thuật các loại bướu tuyến nước bọt hỗn hợp.
Trong các thập niên vừa qua khuynh hướng trên thế giới là phẫu
thuật tối thiểu cho các bướu lành tuyến mang tai có kích thước nhỏ ở
thùy nông tuyến mang tai Lợi điểm chủ yếu của phẫu thuật này là hạn
chế tỉ lệ liệt thần kinh mặt sau mổ, tần xuất hội chứng Frey so với các
phẫu thuật kính điển trước đây như cắt thùy nông tuyến mang tai, cắt
tuyến mang tai toàn phần có bảo tồn thần kinh mặt nhưng vẫn đảm bảo
về mặt ung bướu với một tỉ lệ tái sau sau mổ thấp tương đương với các
phẫu thuật kinh điển trước đây. Do đó nghiên cứu “Kết quà cắt một
phần thùy nông tuyến mang trong điều trị bướu hỗn hợp lành” sẽ đóng


3

thêm những kinh nghiệm và dữ liệu cho điều trị loại bệnh lý này ở Việt
Nam.
3. Những đóng góp mới của luận án
Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị của một loại kỹ thuật mới so
với các kỹ thuật mổ trinh điển trước dây cho thấy tỉ lệ kiểm soát bướu
của loại phẫu thuật này tương tư, nhưng đả làm giảm đáng kê tỉ lệ liệt
thần kinh mặt cũng như hội chứng Frey sau mổ. Nghiên cứu cũng phân

tích các yếu tố liên quan dến tình trạng liệt thần kinh mặt tạm thời sau
mổ.
Tạo hình khuyết hổng sau phẫu thuật cắt một phần thùy nông
tuyến mang tai được thực hiện một cách thường qui cho bệnh nhân sau
phẫu thuật nhằm che lấp khuyết hổng sau phẫu thuật mang lại kết quả
thẫm mỹ cao sau phẫu thuật. Đây cũng là điểm mới trong nghiên cứu.
4. Bố cục của luận án
Luận án dày 120 trang gồm: Đặt vấn đề: 2 trang; Tổng quan tài
liệu: 40 trang; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 11 trang; Kết
quả: 22 trang; Bàn luận: 43 trang; Kết luận và kiến nghị: 2 trang. Có 33
bảng, 33 hình, 5 biểu đồ và 2 sơ đồ, 182 tài liệu tham khảo, trong đó có
19 tài liệu tiếng Việt.

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.5 Điều trị bƣớu tuyến mang tai
1.5.1. Ý nghĩa diện cắt trong phẫu thuật tuyến mang tai
Vào những năm của nửa đầu của thế kỷ 20, phẫu thuật bướu hỗn
hợp chủ yếu là bóc bướu trong vỏ bao. Thời gian này, phẫu thuật viên
quan tâm nhiều đến tổn thương thần kinh mặt hơn là sự tái phát. Chấn
thương thần kinh mặt tương đối ít gặp nhưng tỉ lệ tái phát tại chỗ lên
đến 35%, cao đến mức không thể chấp nhận được.


4

Theo Henri Redon và Jacques Delarue, đa số các trường hợp
bướu hỗn hợp không có vỏ bao. Vỏ bao của bướu chỉ là một vỏ bao giả
do chèn ép cơ học. Do đó phẫu thuật bóc bướu có thể để sót lại những
chồi bướu ngoài vỏ bao và đây là nguyên nhân dẫn đến tái phát. Tác giả
cũng ghi nhận bướu nguyên phát thường có nhiều ổ, ở vị trí cách xa

bướu chính, có khi ở thùy còn lại. Những ổ bướu ở xa thường là những
ổ vi thể và rất khó được phát hiện. Tính đa ổ trong bướu hỗn hợp chiếm
tỉ lệ cao và đặc biệt trong các trường hợp bướu tái phát. Năm 1934,
Henri Redon đề xuất một loại phẫu thuật mang tên ông: “Cắt tuyến
mang tai toàn phần bảo tồn thần kinh mặt” với mục đích phẫu tích lấy
toàn bộ mô tuyến mang tai ở lần phẫu thuật đầu tiên. Những tranh luận
về việc xử trí đúng mức bướu hỗn hợp tuyến mang tai phát xuất từ
những ghi nhận có tính trái ngược nhau trên y văn về tính đa ổ của bướu
nguyên phát.. Ngày nay các nghiên cứu đều nhận định tỉ lệ bướu đa ổ
rất thấp dưới 2% và nhận thấy khoảng 90% các trường hợp bướu hỗn
hợp tuyến mang tai xuất phát từ thùy nông tuyến mang tai. Do vậy, việc
coi tính đa ổ là nguyên nhân của sự tái phát bướu đã không còn được
ủng hộ nhiều.
Năm 1957, Martin và sau đó là Patey và Thackray, đã đề nghị cắt
thùy nông tuyến mang tai đối với bướu hỗn hợp ở thùy nông dựa trên
những ghi nhận kết hợp giữa phẫu thuật và mô bệnh học, với lý do là
tránh bỏ sót những sang thương vệ tinh trong quá trình bóc bướu. Các
tác giả chứng minh được vỏ bao của bướu có nhiều nơi bị thiếu và có
nhiều ổ bướu vi thể bên ngoài bướu chính. Vì vậy, tái phát hoặc mổ còn
sót đều do những ổ bướu này được để lại sau phẫu thuật, nhất là mổ
“bóc nhân” có tỉ lệ tái phát rất cao. Phương pháp cắt thùy nông là một
kỹ thuật được chấp nhận rộng rãi nhất trong điều trị bướu hỗn hợp ở
thùy nông. Ngày nay, phẫu thuật cắt thùy nông vẫn được xem là phẫu


5

thuật tiêu chuẩn trong điều trị bướu hỗn hợp tuyến mang tai với tỉ lệ tái
phát 0-5%. Đây là một tỉ lệ chấp nhận được. Tuy nhiên việc bóc tách
toàn bộ các nhánh của thần kinh mặt, lấy đi phần lớn mô tuyến mang tai

có thể gây ra nhiều biến chứng hậu phẫu như liệt thần kinh mặt tạm thời
kéo dài, tần suất hội chứng Frey cao. Tỉ lệ liệt thần kinh mặt vĩnh viễn
sau cắt tuyến mang tai toàn phần 5-10%, tỉ lệ liệt thần kinh mặt tạm thời
có thể lên đến 20-50%. Tỉ lệ này trong cắt thùy nông tuyến mang tai
chiếm lần lượt là 5-8% và 15-25%. Tần suất của hội chứng Frey theo
nhiều tác giả sau cắt thùy nông trên 10% và sau cắt tuyến mang tai toàn
phần trên 30%. Vì những biến chứng hậu phẫu này chiếm một tỉ lệ khá
cao khi điều trị một bệnh lý lành nên trong suốt 20 năm qua, một số kỹ
thuật cắt một phần tuyến mang tai đã được giới thiệu với mục đích là
chỉ bóc tách một phần thần kinh mặt và chỉ lấy đi một phần tuyến mang
tai. Những tiến bộ của kỹ thuật này làm giảm đáng kể tỉ lệ liệt thần kinh
mặt tạm thời và hội chứng Frey. Theo dõi trong thời gian dài cho thấy
những kỹ thuật này không làm gia tăng tỉ lệ tái phát của bướu hỗn hợp.
Với mong muốn có được hiệu quả tốt hơn, tỉ lệ biến chứng thấp hơn,
bảo tồn được chức năng tuyến mang tai, trong những năm gần đây có
nhiều cải tiến về mặt kỹ thuật mổ như cắt một phần tuyến mang tai hoặc
cắt bướu ngoài vỏ bao. Y văn cũng ghi nhận sau phẫu thuật cắt một
phần thùy nông tuyến mang tai hay cắt bướu ngoài vỏ bao, tỉ lệ biến
chứng giảm đi rõ rệt so với các phẫu thuật tiêu chuẩn trước đây. Các kết
quả này cũng nhận định rằng lượng mô tuyến mang tai cắt bỏ đi dường
như là một trong những yếu tố nguy cơ chính cho sự phát triển các biến
chứng.Những phẫu thuật này dựa trên nguyên lý cơ bản là lấy đi vài
milimét mô tuyến bình thường bao quanh bướu cũng đủ để ngăn ngừa
tái phát. Nhìn chung đây là những phẫu


6

1.6. Biến chứng sau phẩu thuật cắt tuyến mang tai
1.6.1. Liệt thần kinh mặt

Biến chứng liệt dây thần kinh mặt có nhiều mức độ khác nhau,
liệt mặt chiếm tỷ lệ khoảng 10-30%, liệt mặt kéo dài < 3%. Tỷ lệ liệt
mặt trong phẫu thuật cắt tuyến mang tai toàn phần bảo tồn thần kinh
mặt cao hơn trong cắt thùy nông. Thời gian hồi phục liệt mặt tạm thời
sau phẫu thuật cắt thùy nông nhanh hơn do ít bóc tách nâng mạng thần
kinh mặt, ít sang chấn hơn so với phẫu thuật cắt tuyến mang tai toàn
phần. Theo tác giả Witt, tỉ lệ liệt thần kinh mặt tạm thời là 80% sau
phẫu thuật cắt tuyến mang tai toàn phần bảo tồn thần kinh mặt, 20% sau
cắt thuỳ nông tuyến mang tai và không có trường hợp nào liệt thần kinh
mặt vĩnh viễn.
1.6.2. Hội chứng Frey
Tần suất mắc hội chứng Frey thay đổi theo mức độ để ý trong
chẩn đoán và thời gian sau phẫu thuật cắt tuyến mang tai, khoảng 10%,
có thể đến 30-40% nếu đánh giá chính xác. Nếu dùng test Minor, tỉ lệ
dương tính có thể lên đến 95% trên tất cả các bệnh nhân trải qua phẫu
thuật cắt tuyến mang tai. Tỉ lệ hội chứng Frey sau mổ cắt tuyến mang
tai là 10-30%. Việc bóc tách tất cả các nhánh của thần kinh mặt trong
phẫu thuật cắt tuyến mang tai dẫn đến gia tăng nhiều hơn tỷ lệ tổn
thương thần kinh mặt và hội chứng Frey. Khi thực hiện phẫu thuật cắt
một phần thùy nông tuyến mang tai chỉ bóc tách những nhánh thần kinh
mặt gần khối bướu giúp giảm đáng kể nguy cơ tổn thương thần kinh
mặt. Thêm vào đó, mô tuyến mang tai được cắt đi ít hơn làm giảm đi tỷ
lệ hội chứng Frey.
1.6.3. Khuyết hổng sau phẫu thuật cắt tuyến mang tai
Phẫu thuật cắt tuyến mang tai làm loại bỏ nhiều hoặc hầu hết tế
bào tuyến. Mức độ không cân xứng hai bên mặt phụ thuộc vào thể tích


7


mô được loại bỏ sau phẫu thuật cắt tuyến mang tai, để lại khuyết hổng
sau xương hàm dưới gây lõm đường cong khuôn mặt. Để tránh sự biến
dạng khuôn mặt, một số kỹ thuật đã phát triển giúp ngăn ngừa các biến
chứng này. Tỉ lệ khuyết hổng sau mổ là 9-34%.
Vạt cơ ức đòn chũm thường được dùng để tạo hình sau phẫu
thuật. Vạt này có thể dùng đơn độc hay kết hợp với các vạt khác nhằm
làm tăng hiệu quả che lấp khuyết hổng. Đường mổ cổ điển hay đường
mổ căng da mặt trong phẫu thuật tuyến mang tai giúp đánh giá đầy đủ
toàn bộ cơ ức đòn chũm cho phép lấy vạt dựa vào cuống trên hay cuống
dưới hoặc vạt cả hai cuống.
Phẫu thuật cắt một phần thùy nông tuyến mang tai cho thấy tỷ lệ
tái phát và hội chứng Frey thấp, tổn thương thần kinh mặt cũng thấp khi
so sánh với các kỹ thuật khác. Hơn thế nữa, việc bảo tồn tuyến mang tai
được sử dụng để đạt được sự phục hồi khuyết hổng tốt hơn do đó cắt
một phần tuyến mang tai là điểm mấu chốt trong việc cải thiện thẩm mỹ
trong phẫu thuật bướu hỗn hợp tuyến mang tai.
1.6.4. Tụ dịch sau phẫu thuật cắt tuyến mang tai
Tụ dịch nước bọt là một biến chứng thường xảy ra sau phẫu thuật
cắt tuyến mang tai. Dù đây là biến chứng khá phổ biến nhưng có rất ít
thông tin trong y văn liên quan đến nguyên nhân của hiện tượng này. Tụ
dịch nước bọt là tình trạng dịch nước bọt tích tụ sau mổ ở vết thương
trong những ngày đầu hậu phẫu. Hầu hết các trường hợp tự ít dần, có
thể tự khỏi sau vài tuần mà không cần điều trị. Biến chứng này có thể
làm cho bệnh nhân lo ngại, đôi khi dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.


8

Chƣơng 2
ĐỐI TƢƠNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các trường hợp bướu tuyến mang tai được điều trị tại khoa Ngoại
3 Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh từ tháng 3/2010 đến tháng
12/2013 thỏa tiêu chuẩn
Bướu ở thùy nông có kích thước nhỏ hơn 4cm được xác định trên
siêu âm.
Có kết quả FNA và giải phẫu bệnh sau mổ phù hợp là bướu hỗn
hợp.
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Bướu tuyến mang tai tái phát.
Diện cắt phẫu thuật còn bướu.
Bướu vỡ vỏ bao trong lúc phẫu thuật.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn được 145 bệnh nhân
vào lô nghiên cứu, trong quá trình phẫu tích cắt một phần thùy nông
tuyến mang tai, 5 trường hợp chúng tôi làm vỡ vỏ bao bướu trong lúc
phẫu thuật. Các trường hợp này chúng tôi chuyển sang phẫu thuật cắt
thùy nông tuyến mang tai. Có 5 trường hợp kết quả FNA trước mổ là
bướu hỗn hợp, nhưng kết quả giải phẫu bệnh sau mổ là bướu tuyến đơn
dạng 3 trường hợp, 2 trường hợp là bướu tuyến tế bào đáy. Các trường
hợp này chúng tôi loại khỏi mẫu nghiên cứu. Như vậy, chúng tôi chọn
được 135 bệnh nhân đưa vào phân tích.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả loạt ca, có theo dõi dọc


9

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong thời gian từ tháng 32010 đến tháng 12/2013 chúng tôi ghi
nhận 135 trường hợp được thực hiện phẫu thuật cắt một phần thùy nông
tuyến mang tai tại Khoa Ngoại 3 Bệnh Viện Ung Bướu đủ tiêu chuẩn
chọn bệnh vào mẫu nghiên cứu.
3.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Tuổi, giới
Độ tuổi thường gặp trong nghiên cứu là 40-60, tuối trung bình:
40,7 ± 12,3 tuổi. Giới tính: Nữ giới thường gặp hơn nam giới, tỉ lệ nữ:
nam là 3:1.
3.1.3. Thời gian khởi bệnh
Thời gian khởi bệnh trung bình: 33,4 tháng, thời gian khởi bệnh
trung vị: 24 tháng (1 -120 tháng).
3.1.5. Kích thƣớc bƣớu
Kích thước bướu trung bình: 22,8 mm (10-39mm).
3.2. Các phƣơng tiện chẩn đoán
3.2.1. Kết quả FNA
Tất cả 135 trường hợp bướu tuyến mang tai được chọn lựa vào
mẫu nghiên cứu đều có kết quả là bướu hỗn hợp.
3.2.2. Kết quả siêu âm
Kết quả siêu âm được các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh ghi nhận là
bướu hỗn hợp chiếm tỉ lệ cao: 120 trường hợp chiếm tỉ lệ 88,9%.
3.3. Điều trị
3.3.2. Vị trí bƣớu so với thần kinh mặt
Phần lớn các trường hợp bướu tuyến mang tai nằm ở cực dưới
của tuyến mang tai, dưới nhánh cổ mặt chiếm tỉ lệ cao: 85 trường hợp
chiếm tỉ lệ 63%.


10


3.3.3. Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật trung bình: 78,9 phút (40-140 phút).
3.3.4. Số nhánh thần kinh mặt bóc tách
Tỉ lệ bóc tách từ 3 đến 4 nhánh thần kinh mặt chiếm tỉ lệ cao
khoảng 63,7% các trường hợp bướu tuyến mang tai.
3.3.5. Tái tạo khuyết hổng sau phẫu thuật
Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có 131 trường hợp có tái
tạo, 4 trường hợp còn lại do phẫu thuật viên đánh giá sau phẫu thuật có
khuyết hổng nhỏ, mô tuyến mang tai phì đại, thể tích tuyến mang tai bị
mất đi không nhiều nên các trường hợp này không có tạo hình sau phẫu
thuật.
Kích thước khuyết hổng: Kích thước khuyết hổng trung bình:
42,8 mm (30- 59 mm).
Các trường hợp sau phẫu thuật đánh giá khuyết hổng có kích
thước nhỏ, phẫu thuật viên có thể tạo hình khuyết hổng bằng vạt SMAS
đơn thuần. Các trường hợp bệnh nhân không có mô mỡ dưới da nhiều,
đánh giá khó khăn trong việc lấy vạt SMAS được chúng tôi tạo hình
bằng vạt cơ ức đòn chũm. Tất cả các trường hợp còn lại đều được tạo
hình bằng cách phối hợp vạt cơ ức đòn chũm và SMAS chiếm tỉ lệ
85,2%.
3.4. Biến chứng sau phẫu thuật
3.4.1. Liệt thần kinh mặt tạm thời sau phẫu thuật
Chúng tôi ghi nhận có 50 trường hợp liệt thần kinh mặt tạm thời
sau phẫu thuật chiếm tỉ lệ 37%.
3.4.1.1. Phân độ liệt mặt theo tiêu chuẩn House Brackmann
Theo phân độ liệt mặt của tiêu chuẩn House Brackmann, độ I
chiếm tỉ lệ cao 63%, độ II chiếm tỉ lệ 25,2%, độ III chiếm tỉ lệ 7,4%, độ
IV chiếm tỉ lệ 4,4%.



11

3.4.1.2. Triệu chứng lâm sàng của liệt thần kinh mặt tạm thời
50 trường hợp bị liệt thần kinh mặt tạm thời. Các triệu chứng
được ghi nhận có méo miệng một bên thường gặp nhất (46/50 trường
hợp, chiếm 92%), các triệu chứng khác chiếm tỷ lệ thấp, như mất nếp
nhăn trán (12%), mắt nhắm không kín (12%), mất nếp mũi má (10%)
3.4.1.3. Mối tƣơng quan giữa liệt thần kinh mặt tạm thời và các yếu
tố liên quan
3.4.1.3.1. Tuổi
Bảng 3.11: Mối tương quan giữa tuổi và liệt thần kinh mặt tạm thời
Liệt mặt tạm thời

Tuổi

p
Có n (%)

Không n (%)

< 60 tuổi

48 (37,5)

80 (62,5)

0,634

≥ 60 tuổi


2 (28,6)

5 (71,4)

OR=0,7

50

85

(KTC 95%: 0,1-3,5)

Tổng
3.4.1.3.2. Giới tính

Bảng 3.12: Mối tương quan giữa giới tính và liệt thần kinh mặt tạm thời
Giới

Liệt mặt tạm thời
p
Có (%)

Không (%)

Nam

14 (41,2)

20 (58,8)


0,563

Nữ

36 (35,6)

65 (64,4)

OR=0,7

50

85

(KTC 95%: 0,3-1,7)

Tổng


12

3.4.1.3.3. Thời gian khởi bệnh
Bảng 3.13: Mối tương quan giữa thời gian khởi bệnh và liệt thần kinh
mặt tạm thời
Thời gian
khởi bệnh

Liệt mặt tạm thời
p
Có (%)


Không (%)

< 2 năm

24 (30)

56 (70)

0,041

≥ 2 năm

26 (47,3)

29 (52,7)

OR=2

50

85

(KTC 95%: 1,0-4,2)

Tổng

3.4.1.3.4. Kích thước bướu
Bảng 3.14: Mối tương quan giữa kích thước bướu và liệt thần kinh mặt
tạm thời

Kích thƣớc
bƣớu

Liệt mặt tạm thời
p
Có n (%)

Không n (%)

< 2 cm

8 (17,8)

37 (82,2)

0,001

≥ 2 cm

42 (46,7)

48 (53,3)

OR=4

50

85

(KTC95%:1,6-9,6)


Tổng

3.4.1.3.5. Thời gian phẫu thuật
Bảng 3.15: Mối tương quan giữa thời gian phẫu thuật và liệt mặt tạm thời
Liệt mặt tạm thời
Thời gian
p
phẫu thuật
Có n (%)
Không n (%)
< 90 phút

28 (33,7)

55 (66,3)

≥ 90 phút

22 (42,3)

30 (57,7)

50

85

Tổng

0,315

OR=1,4
(KTC 95%: 0,7-2,9)


13

3.4.1.3.6. Số nhánh thần kinh mặt bóc tách trong lúc phẫu thuật
Bảng 3.16: Mối tương quan giữa liệt mặt tạm thời và số nhánh
thần kinh mặt được bóc tách trong lúc phẫu thuật
Liệt mặt tạm thời
Số nhánh thần
kinh mặt
Có n (%)
Không n (%)
2 nhánh

11 (22,4)

38 (77,6)

3 nhánh

15 (30,0)

35 (70)

4 nhánh

24 (66,7)


12 (33,3)

50

85

Tổng

p

0,0001

3.4.1.3.7. Phân tích đa biến các yếu tố có liên quan đến liệt thần kinh
mặt tạm thời sau phẫu thuật.
Bảng 3.17: Các yếu tố liên quan đến liệt thần kinh mặt tạm thời sau
phẫu thuật
Các yếu tố liên quan

Giá trị p

OR

Số nhánh thần kinh mặt
bóc tách khi phẫu thuật
Kích thước bướu

0,002

3,1


0,047

2,0

Thời gian khởi bệnh

0,182

1,3

Số nhánh thần kinh mặt bóc tách trong lúc phẫu thuật, kích thước
bướu là 2 yếu tố có tiên lượng độc lập đến liệt thần kinh mặt tạm thời
sau phẫu thuật với p lần lượt là 0,002 và 0,047.
3.4.1.3.8. Thời gian hồi phục liệt thần kinh tạm thời sau mổ
Thời gian hồi phục liệt thần kinh mặt tạm thời là 11 tuần (5 24
tuần). 82% bệnh nhân có thời gian hồi phục liệt mặt tạm thời sau mổ
trong thời gian 3 tháng sau mổ.
3.4.2. Hội chứng Frey sau phẫu thuật cắt một phần tuyến mang tai.
Sau thời gian theo dõi 6 tháng sau phẫu thuật chúng tôi không ghi
nhận có trường hợp nào có hội chứng Frey sau phẫu thuật tuyến mang


14

tai. Sau thời gian 24 tháng sau phẫu thuật, chúng tôi ghi nhận có 6
trường hợp có hội chứng Frey chiếm tỉ lệ 4,4%. Trong đó có 1 trường
hợp tạo hình bằng vạt cơ ức đòn chũm và 5 trường hợp tạo hình khuyết
hổng bằng vạt phối hợp (vạt cơ ức đòn chũm và vạt SMAS). Các trường
hợp không có tạo hình sau phẫu thuật và tạo hình sau phẫu thuật bằng
vạt SMAS chúng tôi không ghi nhận có trường hợp nào có hội chứng

Frey sau phẫu thuật.
3.4.3. Khuyết hổng sau phẫu thuật cắt một phần thùy nông tuyến
mang tai
Bảng 3.20: Khuyết hổng 6 tháng sau phẫu thuật
Khuyết hổng sau phẫu thuật

Số trƣờng hợp

Tỷ lệ (%)

Có khuyết hổng sau phẫu thuật

11

8,1

Không có khuyết hổng sau phẫu thuật

124

91,9

Tổng

135

100

BN: Trần Thị L. SHS: 28960/10
Hình 3.4: Kết quả thẩm mỹ tốt sau cắt một phần thùy nông tuyến

mang tai tạo hình bằng vạt cơ ức đòn chũm và vạt SMAS


15

BN: Lê Thanh H., SHS: 1769/10
Hình 3.5: Kết quả thẩm mỹ tốt sau cắt một phần thùy nông tuyến
mang tai tạo hình bằng vạt cơ ức đòn chũm và vạt SMAS

BN: Nguyễn Thị L., SHS:18774/11
Hình 3.6: Khuyết hổng sau cắt một phần thùy nông tuyến mang
tai tạo hình bằng vạt cơ ức đòn chũm.

BN: Nguyễn Thi Kim X., SHS: 12780/10
Hình 3.7: Khuyết hổng sau cắt một phần thùy nông tuyến mang
tai tạo hình bằng vạt cơ ức đòn chũm và SMAS


16

Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận có 131 trường hợp có
tạo hình khuyết hổng sau phẫu thuật, trong đó có 10 trường hợp tạo
hình bằng vạt cơ ức đòn chũm, 6 trường hợp tạo hình bằng vạt SMAS,
115 trường hợp tạo hình bằng phối hợp vạt cơ ức đòn chũm và hệ thống
cân nông vùng cổ.
Bảng 3.21: Tỉ lệ thành công của các phương pháp tạo hình khuyết hổng.
Khuyết hổng sau tạo hình
Kiểu tạo hình

Còn khuyết


Không còn

hổng (%)

khuyết hổng (%)

2 (20%)

8 (80%)

2 (33,3%)

4 (66,7%)

6 (5,2)

109 (94,8%)

10

121

Tạo hình bằng vạt cơ ức đòn
chũm
Tạo hình bằng vạt SMAS
Tạo hình bằng vạt kết hợp cơ
ức đòn chũm và vạt SMAS
Tổng


p

0,013

Khuyết hổng sau phẫu thuật cắt một phần thùy nông tuyến mang
tai có liên quan đến các kiểu tạo hình sau phẫu thuật.
3.4.4. Tụ dịch tuyến nƣớc bọt
Chúng tôi ghi nhận có 10 trường hợp tụ dịch tuyến nước bọt
chiếm tỉ lệ 7,4%. Hầu hết các trường hợp được chúng tôi chọc hút dịch
và băng ép vết mổ. Sau 4-6 tuần hầu hết các trường hợp trên đều ổn
định.
3.5. Theo dõi sau phẫu thuật
Chúng tôi ghi nhận có 12 trường hợp mất dấu chiếm tỉ lệ 11,1%
tới thời điểm chấm dứt nghiên cứu vào ngày 01/06/2015. Tỉ lệ theo dõi
được trong lô nghiên cứu là 89,9%. Thời gian theo dõi trung bình là 40
tháng, thời gian theo dõi trung vị là 39 tháng,thời gian theo dõi ngắn
nhất là 17 tháng, thời gian theo dõi lâu nhất là 63 tháng. Hiện tại đến


17

thời điểm chấm dứt nghiên cứu, chúng tôi chưa ghi nhận có trường hợp
nào tái phát sau phẫu thuật cắt một phần thùy nông tuyến mang tai.

Chƣơng 4: BÀN LUẬN
4.3. Kết quả điều trị
4.3.1. Tỉ lệ tái phát tại chổ
Nghiên cứu bệnh chứng của Plaza G và cộng sự tại Bệnh viện
Fuenlabrada ở Madrid, Tây Ban Nha bao gồm 25 bệnh nhân cắt thùy
nông tuyến mang tai và 25 bệnh nhân cắt một phần thùy nông tuyến

mang tai. Cả hai nhóm bệnh bệnh nhân có sự tương đồng về độ tuổi,
giới tính, kích thước bướu, giải phẫu bệnh. Tác giả nhận thấy cả hai kĩ
thuật phẫu thuật đều rất hiệu quả, không thấy bướu tái phát trong thời
gian theo dõi trung bình là 48 tháng. Sự tái phát tại chỗ hiếm gặp đối
với những trường hợp các bướu lành tuyến mang tai có kích thước nhỏ.
Tác giả Witt đã tổng kết y văn, cho thấy hầu như bướu tái phát sau một
năm theo dõi; tuy nhiên cũng có trường hợp đến tận 10 năm sau phẫu
thuật. Tỉ lệ tái phát thấp đã khiến một số tác giả đề nghị kéo dài thời
gian theo dõi sau 2 năm, nhưng có lẽ điều này không cần thiết. Hầu hết
các tác giả đều đồng ý thời gian theo dõi nên dài hơn, trên 10 năm, đặc
biệt với những bướu có kích thước trên 4 cm. Tác giả Roh tại Hàn Quốc
thực hiện một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh giữa hai nhóm,
một nhóm thực hiện phẫu thuật kinh điển bao gồm cắt tuyến mang tai
toàn phần bảo tồn thần kinh mặt hoặc cắt thùy nông tuyến mang tai với
một nhóm thực hiện cắt một phần thùy nông tuyến mang tai. Nghiên
cứu được thực hiện từ năm 2002 đến năm 2004 với 50 bệnh nhân được
thực hiện phẫu thuật cắt một phần thùy nông so với nhóm còn lại bao
gồm 49 bệnh nhân trong đó có 45 bệnh nhân được thực hiện cắt thùy
nông tuyến mang tai và 4 bệnh nhân cắt tuyến mang tai toàn phần bảo


18

tồn thần kinh mặt. Với thời gian theo dõi trung bình là 48 tháng, tác giả
cũng không ghi nhận có trường hợp nào tái phát ở cả hai nhóm bệnh.
Nghiên cứu của chúng tôi bắt đầu thực hiện từ tháng 4/2010 đến
tháng 12/2013 bao gồm 135 trường hợp. Tất cả đều được phẫu thuật cắt
một phần thùy nông tuyến mang tai. Với thời gian theo dõi trung bình là
47 tháng, chúng tôi chưa ghi nhận có trường hợp nào tái phát sau phẫu
thuật. Thời gian theo dõi ngắn nhất là 24 tháng. Đây có thể là đủ thời

gian để đánh giá tái phát sớm sau phẫu thuật. Các trường hợp bướu hỗn
hợp nếu có tái phát sớm sau phẫu thuật thì thường trong vòng 2 năm
đầu. Các trường hợp tái phát trễ có thể gặp sau 5 năm hay thậm chí 10
năm sau phẫu thuật, thường gặp trên những bệnh nhân sau phẫu thuật
cắt thùy nông tuyến mang tai hay cắt tuyến mang tai toàn phần có bảo
tồn thần kinh mặt. Thời gian theo dõi dài nhất là 69 tháng. Đây cũng là
một mốc thời gian khá đủ để đánh giá tái phát sau phẫu thuật cắt một
phần thùy nông tuyến mang tai. Thời gian theo dõi trung bình 47 tháng
cũng đủ để đánh giá tái phát. Kết quả trên cũng là cơ sở để chọn lựa kỹ
thuật cắt một phần thùy nông tuyến mang tai nhằm thay thế cho phẫu
thuật cắt thùy nông tuyến mang tai kinh điển trước đây. Nghiên cứu này
cũng cho thấy tính an toàn về mặt ung bướu học khi thực hiện chọn lựa
phẫu thuật này ở nhóm bệnh nhân có bướu hỗn hợp nằm ở thùy nông có
kích thước bướu nhỏ hơn 4cm. Đây cũng là nhóm bệnh nhân thường
gặp nhất của bướu hỗn hợp tuyến mang tai.
Một đặc điểm quan trọng khác cần lưu tâm đến là khi thực hiện
bất kỳ phẫu thuật nào, phẫu thuật viên phải tránh làm vỡ vỏ bao bướu
trong lúc phẫu thuật. Vỡ vỏ bao bướu được ghi nhận với tỉ lệ 5%-10%
đối với cắt thùy nông tuyến mang tai cũng như 0-9,2% đối với cắt bướu
ngoài vỏ bao. Vỡ vỏ bao là một biến chứng của phẫu thuật nhưng rõ


19

ràng có thể tránh được. Tỉ lệ tái phát bướu cũng có liên quan đến tình
trạng vỡ vỏ bao trong lúc phẫu thuật.
4.3.3. Tỉ lệ liệt thần kinh mặt sau phẫu thuật cắt một phần thùy
nông tuyến mang tai
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ liệt thần kinh mặt tạm thời
chiếm 37%, chủ yếu ở mức độ nhẹ. Tỉ lệ này có cao hơn so với các

nghiên cứu khác trên y văn. Tuy nhiên khi so sánh với phẫu thuật cắt
thùy nông được thực hiện tai Bệnh viện Ung Bướu trước đây, chúng tôi
nhận thấy tỉ lệ liệt thần kinh mặt tạm thời sau phẫu thuật cắt một phần
thùy nông có giảm đi nhiều (37%) so với phẫu thuật cắt thùy nông
tuyến mang tai (74,1%). Phần lớn các trường hợp liệt thần kinh tạm thời
trong nghiên cứu của chúng tôi ở mức độ nhẹ và mức độ trung bình
theo phân độ của House- Brackmann. Khoảng 25,2% bệnh nhân có liệt
mặt theo phân độ House-Brackmann độ II, 7,4% bệnh nhân có HouseBrackmann độ III và 4,4% bệnh nhân có House-Brackmann độ IV. Tác
giả Roh ghi nhận trong nghiên cứu phần lớn các trường hợp liệt thần
kinh mặt tạm thời sau mổ ảnh hưởng chủ yếu đến nhánh bờ hàm dưới,
House- Brackmann độ II và độ III. Trong 59 trường hợp cắt một phần
tuyến mang tai, tác giả Witt ghi nhận 50 trường hợp có HouseBrackmann độ I, 5 trường hợp có House-Brackmann độ II, 3 trường hợp
House-Brackmann độ III và 1 trường hợp House- Brackmann độ IV.
Nghiên cứu của tác giả O'Brien, tỉ lệ liệt thần kinh mặt tạm thời sau sau
cắt thùy nông giới hạn là 27%. Theo tác giả Roh tỉ lệ liệt mặt sau cắt
một phần thùy nông tuyến mang tai là 11,5%, tác giả Nicolaos, tỉ lệ liệt
mặt sau phẫu thuật này là 2,9%. Tác giả Garcia- Purrinos, nghiên cứu
trên 57 trường hợp phẫu tích cắt một phần thùy nông tuyến mang tai có
thời gian theo dõi từ 3 đến 13 năm, tỉ lệ liệt thần kinh mặt tạm thời
chiếm 24,5%. Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy thời gian hồi phục


20

trung bình của liệt mặt tạm thời là 11 tuần, đa phần các trường hợp bị
liệt nhánh bờ hàm dưới. Các yếu tố liên quan đến liệt thần kinh mặt sau
phẫu thuật cắt tuyến mang tai vẫn còn tranh cãi chưa có sự thống nhất.
Các yếu tố này bao gồm độ rộng của phẫu thuật, liên quan đến bướu ác
tính, kích thước sang thương, tuổi bệnh nhân, phẫu thuật tuyến mang tai
trước đó, thời gian phẫu thuật, tình trạng bệnh lý kèm theo như tiểu

đường. Trong nghiên cứu của Ikoma tác giả nhận thấy tỉ lệ liệt thần
kinh mặt tạm thời là 18,9%, thời gian thần kinh mặt hồi phục chức năng
là 2,7 tháng. Khi phân tích đa biến tác giả nhận thấy liên quan giữa tỉ lệ
liệt thần kinh mặt tạm thời và vị trí bướu: trên > dưới (OR=
4,93,p<0,001), trước > sau (OR= 2,91, p=0,021) và thùy sâu > thùy
nông (OR= 2,76,p=0,033). Tác giả cũng nhận thấy có đến 75,8% trường
hợp liệt thần kinh mặt liên quan đến nhánh bờ hàm dưới. Tổn thương
nhánh bờ hàm dưới dễ gây liệt mặt vì nhánh này ít có các nhánh nối với
các nhánh khác, đường kính nhỏ và đường đi dài. Nghiên cứu của
chúng tôi cũng nhận thấy phần lớn các trường hợp chiếm 82% thần kinh
mặt hồi phục sau 3 tháng. Sau thời gian theo dõi 6 tháng tỉ lệ hồi phục
thần kinh mặt chiếm tỉ lệ 100%. Trong các yếu tố dẫn đến liệt thần kinh
mặt sau phẫu thuật tuyến mang tai, hầu hết các tác giả đều đồng ý rằng
cắt một phần tuyến mang tai so với các phẫu thuật cắt thùy nông tuyến
mang tai hay cắt tuyến mang tai toàn phần có bảo tồn thần kinh mặt ít
gây ra liệt mặt hơn. Điểm khác biệt này có ý nghĩa thống kê qua nhiều
nghiên cứu được báo cáo trên y văn. Độ rộng bóc tách thần kinh mặt có
liên quan đến sang chấn thần kinh mặt và gây ra liệt mặt. Theo tác giả
Witt, liệt thần kinh mặt vĩnh viễn tăng gấp 3 lần, liệt thần kinh mặt tạm
thời tăng gấp 2 lần ở bệnh nhân phẫu thuật cắt tuyến mang tai toàn phần
có bảo tồn thần kinh mặt so với phẫu thuật cắt một phần thùy nông
tuyến mang tai. Tác giả Yuan cũng ghi nhận bệnh nhân có đái tháo


21

đường nguy cơ gây liệt mặt cao hơn, do tế bào Schwann, sợi myelin của
thần kinh dễ bị tổn thương hơn. Trong nghiên cứu này, khi phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ liệt mặt sau mổ chúng tôi cũng nhận
thấy thời gian khởi bệnh ngắn, bướu có kích thước nhỏ, bóc tách càng ít

nhánh thần kinh ít có nguy cơ liệt thần kinh mặt tạm thời sau mổ khi
phân tích đơn biến. Khi phân tích đa biến chúng tôi nhận thấy phẫu
thuật bóc tách nhiều nhánh thần kinh mặt và kích thước bướu lúc phẫu
thuật lớn là 2 yếu tố tiên lượng độc lập đối với liệt thần kinh mặt tạm
thời sau mổ.
4.3.4. Tái tạo khuyết hổng sau phẫu thuật cắt tuyến mang tai
Chúng tôi ghi nhận có 11 trường hợp có khuyết hổng sau phẫu
thuật cắt một phần tuyến mang tai chiếm tỉ lệ 8,1%, bao gồm 1 trường
hợp không có tạo hình sau phẫu thuật, 2 trường hợp tạo hình sau phẫu
thuật bằng vạt SMAS, 2 trường hợp tạo hình sau phẫu thuật bằng vạt cơ
ức đòn chũm và 6 trường hợp tạo hình sau phẫu thuật bằng cách kết hợp
vạt cơ ức đòn chũm và vạt SMAS.
Cắt một phần thùy nông tuyến mang tai bằng phối hợp vạt cơ ức
đòn chũm và vạt SMAS chiếm tỉ lệ 83,3%. Trong nghiên cứu này, có 4
trường hợp không tạo hình sau phẫu thuật và có 6 trường hợp tạo hình
bằng vạt SMAS, 10 trường hợp tạo hình bằng vạt cơ ức đòn chũm.
Trong 4 trường hợp không tạo hình có 1 trường hợp có khuyết hổng sau
tái tạo chiếm tỉ lệ 25%. Trong 10 trường hợp tạo hình bằng vạt cơ ức
đòn chủm có 2 trường hợp có khuyết hổng sau phẫu thuật chiếm tỉ lệ
20%. Trong 6 trường hợp có tạo hình bằng vạt SMAS có 2 trường hợp
có khuyết hổng sau tạo hình chiếm tỉ lệ 33,3%. Phần lớn các trường hợp
đều được tạo hình bằng cách phối hợp vạt cơ ức đòn chũm và vạt
SMAS, chúng tôi ghi nhận 115 trường hợp có tạo hình và sau thời gian
theo dõi có 6 trường hợp có khuyết hổng chiếm tỉ lệ 5,2%. Như vậy so


22

sánh giữa các phương pháp tạo hình, chúng tôi nhận thấy việc phối hợp
vạt cơ ức đòn chũm và vạt SMAS có vẻ lý tưởng hơn. Tỉ lệ khuyết hổng

sau tạo hình chiếm tỉ lệ thấp. Nghiên cứu Bianchi phân tích hiệu quả
của việc đường căng da mặt, vạt cơ ức đòn chũm và hệ thống cân nông
vùng cổ trong việc cải thiện thẩm mỹ trên bệnh nhân cắt một phần
tuyến mang tai. Từ 1/1996-1/2007, 172 bệnh nhân được cắt một phần
tuyến mang tai được chia làm 4 nhóm: Nhóm 1: cắt một phần tuyến
mang tai với đường rạch Blair biến đổi mà không có tạo hình. Nhóm 2:
cắt một phần tuyến mang tai với đường căng da mặt mà không tạo hình.
Nhóm 3: cắt một phần tuyến mang tai với đường căng da mặt có tạo
hình bằng cơ ức đòn chũm. Nhóm 4: cắt một phần tuyến mang tai với
đường căng da mặt, tạo hình bằng hệ thống cân cổ nông. Bệnh nhân
được theo dõi ít nhất 18 tháng để đánh giá chức năng và thẩm mỹ. Tác
giả nhận thấy sử dụng đường căng da mặt đơn độc có cải thiện thẩm mỹ
cao có ý nghĩa. Khi sử dụng đường căng da mặt kèm tạo hình bằng vạt
cơ ức đòn chũm hoặc hệ thống cân cơ nông vùng cổ cải thiện kết quả
thẩm mỹ hơn nữa. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa vạt
cơ ức đòn chũm và hệ thống cân nông vùng cổ.
4.3.5. Hội chứng Frey sau phẫu thuật cắt tuyến mang tai
Phần lớn hội chứng Frey xuất hiện sau phẫu thuật cắt tuyến mang
tai toàn phần bảo tồn thần kinh mặt. Độ rộng của phẫu thuật càng lớn
thì tần suất hội chứng Frey càng cao. Tần suất hội chứng Frey cao khi
bệnh nhân có phẫu thuật cắt tuyến mang tai toàn phần bảo tồn thần kinh
mặt, kế đến cắt thùy nông tuyến mang tai. Cắt một phần thùy nông
tuyến mang tai có tần suất hội chứng Frey thấp nhất. Trong nghiên cứu
này, ở thời điểm theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật 6 tháng, chúng tôi
không ghi nhận bất cứ bệnh nhân nào có hội chứng Frey. Sau thời gian
theo dõi 24 tháng sau phẫu thuật, 6 trường hợp có hội chứng Frey được


23


chẩn đoán bằng test Minor, chiếm tỉ lệ 4,4%. Tạo hình khuyết hổng
bằng vạt cơ ức đòn chũm có tỉ lệ bị hội chứng Frey cao hơn so với tạo
hình bằng vạt kết hợp cơ ức đòn chũm và vạt SMAS (10% so với
4,3%). Tần suất hội chứng Frey trong nghiên cứu này dường như thấp
hơn các nghiên cứu khác, có thể do tất cả bệnh nhân của chúng tôi được
cắt một phần thùy nông tuyến mang tai. Mặc khác, phần lớn các trường
hợp đều được tạo hình sau phẫu thuật đã góp phần làm đáng kể tần suất
của hội chứng Frey. Như vậy, phẫu thuật cắt một phần thùy nông tuyến
mang tai đã làm hạn chế sự xuất hiện hội chứng Frey.
4.3.6. Tụ dịch tuyến nƣớc bọt
Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận có 10 trường hợp tụ
dịch sau phẫu thuật chiếm tỉ lệ 7,4%. Các trường hợp này được xử trí
bằng chọc hút dịch và băng ép và đều tự khỏi sau 4-6 tuần.
Tần suất tụ dịch tuyến nước bọt sau cắt tuyến mang tai thay đổi
từ 5-39%, do ảnh hưởng từ nhiều loại phẫu thuật tuyến mang tai, từ cắt
bướu ngoải vỏ bao đến cắt một phần thùy nông tuyến mang tai hay cắt
thùy nông tuyến mang tai hay cắt tuyến mang tai toàn phần bảo tồn thần
kinh mặt. Điều trị tụ dịch tuyến nước bọt chủ yếu là dẫn lưu dịch.

KẾT LUẬN
Trong thời gian từ tháng 3/2010 đến thang 12/2013 chúng tôi
thực hiện 135 trường hợp cắt một phần thùy nông tuyến mang tai tại
Khoa ngoại 3 Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM với đặc điểm nhóm
nghiên cứu: tuổi thường gặp từ 40-60 tuổi. Nữ thường gặp hơn nam với
thời gian khởi bệnh trung bình là 32 tháng, kích thước bướu trung bình
là 23mm, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Với trung vị thời gian theo dõi là 39 tháng, chúng tôi chưa
ghi nhận được trường hợp nào tái phát sau phẫu thuật cắt một
phần thùy nông tuyến mang tai.



24

2. Tỉ lệ liệt thần kinh mặt tạm thời sau phẫu thuật cắt một phần
thùy nông tuyến mang tai chiếm 37%. Số nhánh thần kinh
mặt bóc tách trong lúc phẫu thuật, kích thước bướu có yếu tố
quyết định liên quan đến tình trạng liệt thần kinh mặt tạm
thời sau mổ. Tần suất hội chứng Frey sau phẫu thuật chiếm tỉ
lệ thấp 4,4%. Tạo hình khuyết hổng bằng vạt cơ ức đòn chũm
có tỉ lệ bị hội chứng Frey cao hơn so với tạo hình bằng vạt
kết hợp cơ ức đòn chũm và vạt SMAS (10% so với 4,3%).
3. Tạo hình khuyết hổng phối hợp vạt cơ ức đòn chũm và vạt hệ
thống cân nông vùng cổ sau phẫu thuật cắt một phần thùy
nông tuyến mang tai mang lại kết quả thẩm mỹ cao 94,8%.
Phẫu thuật cắt một phần thùy nông tuyến mang tai đã mang lại
kết quả tốt cho nhóm bệnh nhân có bướu hỗn hợp ở thùy nông có kích
thước nhỏ hơn 4cm với tỉ lệ kiểm soát bướu tại chỗ và kết quả thẩm mỹ
cao.

KIẾN NGHỊ
Nên thực hiện phẫu thuật cắt một phần thùy nông tuyến mang tai
cho các trường hợp sau:
- Bướu tuyến mang tai ở thùy nông
- Kích thước bướu nhỏ hơn 4cm
- FNA trước mổ là bướu hỗn hợp lành
- Phải bóc tách các nhánh thần kinh có liên quan đến bướu trong
lúc phẫu thuật
- Phải có cắt lạnh diện cắt trong lúc phẫu thuật
Nên thực hiện tạo hình sau phẫu thuật cắt một phần thùy nông
tuyến mang tai.



×