Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Stress bieu hien hanh vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.15 KB, 4 trang )

Thực trạng biểu hiện hành vi ứng xử của giáo viên mầm non đối với trẻ em tại một số
trường mầm non tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
TS Huỳnh Văn Sơn – Trường ĐHSP TP HCM

TÓM TẮT
Bài báo đề cập đến những kết quả thực trạng biểu hiện hành vi ứng xử của giáo viên mầm non
đối với trẻ em tại một số trường mầm non tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Kết quả
nghiên cứu được tiến hành trên 162 khách thể là các giáo viên mầm non đang công tác tại
trường. Nhận định chung cho thấy hành vi ứng xử của giáo viên mầm non (trường tư thục) ở
mức có thể chấp nhận được. Song bên cạnh đó, một số giáo viên thỉnh thoảng vẫn có những hành
vi tiêu cực như quát tháo, dọa trẻ, đánh trẻ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục
mầm non nhưng con số này vẫn chưa đến mức đáng báo động

ĐẶT VẤN ĐỀ.
Theo thống kê của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành phố Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo viên
mầm non đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, nhiều giáo viên bỏ nhiệm sở vì mức lương không
tương xứng, số lượng giáo viên có trình độ chuyên môn chỉ đủ cung ứng cho các trường mầm
non công lập, trong khi đó có khoảng 1/3 học sinh mầm non học hệ ngoài công lập dẫn đến tình
trạng các trường tư thục phải tuyển những giáo viên và bảo mẫu đào tạo ngắn hạn để kịp thời
đáp ứng nhu cầu cho năm học mới [7]. Riêng các khu công nghiệp, khu chế xuất chưa có trường
mầm non chính quy phục vụ cho con em công nhân lao động, điều này đã tạo cơ hội cho các
trường mầm non tư thục kém chất lượng mọc lên như nấm sau mưa. Đó là những khó khăn
chính mà giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt.
Bên cạnh các vấn đề về nguồn nhân lực, cơ sở giáo dục, một vấn đề cũng rất đáng báo động
hiện nay tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và có ảnh hưởng
không nhỏ đến cái nhìn của xã hội vào công tác giáo dục ở bậc học này đó chính là chất lượng
giáo viên mầm non tại các trường tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh [7]. Những hành
động “lỡ dại”, những sự hù dọa mang tính chất răn đe “một lần cho tởn tới già” đã gây ra bao
cái chết thương tâm cho trẻ thơ vô tội cùng những ám ảnh khó có thể xóa nhòa trong ký ức tuổi
thơ. Đơn cử như vụ cô giáo Lê Vi, trường mầm non tư thục Thiên Thơ, quận Phú Nhuận đã dán
băng keo vào miệng bé Bảo Trân để cho bé không quấy khóc nhưng đâu ngờ chính hành động


này đã cướp đi mạng sống của một bé thơ mới vừa tròn 18 tháng. Hay vụ bé Lê Quang Vinh 4
tuổi, ngụ tại quận Tân Phú đã bị chấn thương đầu, xuất huyết vùng cổ và mặt vì bị cô giáo nhốt
vào trong thang máy để hù dọa khi bé quá hiếu động. Còn rất nhiều, nhiều lắm những vụ án hãi
hùng xảy ra tại các trường mầm non tư thục như một tiếng trống kêu oan vội vã đánh vào tâm
can của những người trong và ngoài cuộc [8].
Xuất phát từ nguyên do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Thực trạng biểu hiện hành
vi ứng xử của giáo viên mầm non đối với trẻ em tại một số trường mầm non tư thục tại thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay.
1.

2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG.
2.1.
Thực trạng về hành vi ứng xử của giáo viên mầm non (trường tư thục) đối với
trẻ em
Bảng 1: Thực trạng về hành vi ứng xử của giáo viên mầm non (trường tư thục) đối với trẻ
em
STT
Biểu hiện hành vi ứng xử của stress
Điểm trung bình


1

Hành vi đè nén cơn căng thẳng, mệt mỏi

1.8

2


Hành vi gây hấn thẳng thừng

1.41

3

Hành vi gây hấn thụ động

1.26

Tổng ĐTB: 1.49
Tổng điểm trung bình của cả ba biểu hiện về mặt hành vi ứng xử của các giáo viên mầm
non (trường tư thục) là 1.49. Dựa trên phổ điểm đánh giá mức độ thì chỉ đạt mức không bao giờ.
Trong cả ba biểu hiện trên thì hành vi đè nén có điểm trung bình cao nhất 1.8, đạt mức thỉnh
thoảng, tiếp đến là hành vi gây hấn thẳng thừng đạt mốc không bao giờ với 1.41 điểm và cuối
cùng là hành vi gây hấn thụ động cũng trụ lại ở mức không bao giờ với điểm trung bình 1.26.
Về hành vi đè nén, đa phần giáo viên chọn cách nhờ một đồng nghiệp khác đứng lớp thay
còn mình tìm một chỗ để nghỉ ngơi khi gặp stress, cách này chiếm đến 69, 2% mẫu và điểm
trung bình vượt mức thỉnh thoảng lên đến 2.61 cán mốc thường xuyên. Con số này cho thấy, đây
là cách giải quyết được số đông giáo viên đồng tình khi gặp stress và có thể thông qua đó cho
thấy tình trạng stress ở giáo viên hiện nay đang ngấp nghé mức thường xuyên.
Về hành vi gây hấn thẳng thừng tuy thống kê chung chỉ ở mức không bao giờ nhưng đã
có đến 6/14 biểu hiện đạt mức từ 1.51 trở lên tức nằm trong vùng thỉnh thoảng. Đơn cử, có đến
35/162 giáo viên thường xuyên thể hiện sự bực tức bằng một khuôn mặt lạnh lùng với trẻ,
19/162 giáo viên thường xuyên quát mắng lớn tiếng với những trẻ gây rối lẫn những trẻ khác,
26/162 giáo viên thường xuyên sau khi đánh trẻ thì gặp phụ huynh để kể lại sự tình và mong tìm
sự thông cảm từ gia đình,… Bên cạnh đó có đến 56/162 giáo viên thỉnh thoảng dùng tay hoặc vật
đang cầm trên tay đánh mạnh vào bàn ghế, vào tường… để giải tỏa căng thẳng, 20/162 giáo viên
thỉnh thoảng dùng những lời lẽ xúc phạm, miệt thị trẻ hay đau lòng hơn có đến 21/162 giáo viên

thỉnh thoảng dùng tay, chân đánh mạnh vào một bộ phận trên người trẻ.
Về hành vi gây hấn thụ động, tuy điểm trung bình đạt mức thấp nhất 1. 26 trong ba hành
vi ứng xử và được xếp ở mức không bao giờ nhưng nếu xét kỹ bằng cách cộng dồn mức “có xảy
ra” (tổng của mức thỉnh thoảng và thường xuyên) thì một số biểu hiện đạt mức trên 20% mẫu.

Biểu đồ 2.3. Mức độ hành vi ứng xử với trẻ của giáo viên mầm non (trường tư thục)


Xin đơn cử một tình huống đại diện để phân tích. Cô vừa có một số mâu thuẫn nhỏ với
đồng nghiệp, vào lớp có bạn nói với cô Bé Lan giành đồ chơi và đánh bạn. Cô vừa nhắc nhở
bé Lan xong thì khoảng 5 phút sau một tiếng ré cất lên, đó là tiếng khóc của một trẻ khác bị
bé Lan đánh. Lúc này cô sẽ:
Bảng 5. Kết quả xử lý tình huống ứng xử của giáo viên mầm non (trường tư thục)

Thứ tự ưu tiên

Mea
n

Xếp
hạng

Như
vậy dù
0
Chọn Chọn Chọn
Thứ
Phương án giải
Chọn 4
thứ

chọn
1
2
3
tự
quyết
hạng
Tần
Tần
Tần
Tần
ưu tiên
Tần số
số
số
số
số
số
1
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
vẫn là
Chạy ngay lại đánh
cách
mạnh vào tay bé 29
4
10

50
23
giái
1
3.06
5
Lan (tay đã đánh (17.9) (2.5) (6.2) (30.9) (14.2)
quyết
bạn)
thứ 5
Chạy ngay lại an ủi
nhưng
bé kia và quát mắng
trong
25
6
50
18
53
2
bé Lan một cách
2.60
2
đó có
(15.4) (3.7) (30.9) (11.1) (32.7)
lớn tiếng
tới 4
giáo
Nói với các trẻ khác
viên

32
0
30
41
16
3
đừng thèm chơi với
2.86
4
chọn
(19.8) (0.0) (18.5) (25.3) (9.9)
bé Lan nữa
cách
Bắt bé Lan chơi
giải
riêng ở một góc
quyết
không được nói
số
1
27
5
45
23
35
4
chuyện với ai và
2.71
3
làm ưu

(16.7) (3.1) (27.8) (14.2) (21.6)
cũng không ai được
tiên
nói chuyện với bé
hàng
Lan
đầu, 5
Nhẹ nhàng an ủi bé
giáo
5
145
2
4
4
5
kia và hỏi bé Lan
1.15
1
viên
(3.1)
(89.5) (1.2) (2.5) (2.5)
tại sao lại đánh bạn
chọn
cách số 4 làm ưu tiên hàng đầu, 6 giáo viên chọn cách số 2 làm ưu tiên hàng đầu. Điều đó cho
thấy, dù phần đa giáo viên vẫn có được sự tỉnh táo cần thiết để có hành xử đúng mực với trẻ khi
gặp stress nhưng vẫn còn đó những giáo viên khó lòng làm đúng, làm tốt vai trò của mình đặc
biệt khi gặp stress.
3. KẾT LUẬN
Nhìn chung hành vi ứng xử của giáo viên mầm non (trường tư thục) đối với trẻ em ở mức
bình thường. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập. Nhóm hành vi đè nén chiếm số điểm cao

nhất (1.8), kế đó là nhóm hành vi gây hấn thẳng thừng (1.41) và cuối cùng là nhóm hành vi gây


hấn thụ động (1.26). Thực trạng biểu hiện hành vi ứng xử của giáo viên mầm non (trường tư
thục) trụ mức không bao giờ với ĐTB đạt 1.49. Song khi đem giải mã thì lại mang đến nhiều
phát hiện không ngờ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2003), Nhận thức về hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh Trung học cơ sở

huyện Phù Cừ, Hưng Yên, Tạp chí Tâm lý học số 10/2003.
2.Vũ Tuấn Anh (2005), Hình thành kỹ năng ứng xử trong giao tiếp, Tạp chí Tâm lý học (72), tr
17 - 19.
3. Lê Thị Bừng (1997), Tâm lý học ứng xử, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Mai Mỹ Hạnh (2011), Hành vi nghiện game online của học sinh một số trường Trung học phồ
thông tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học,
Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM.
5. Nguyễn Thị Hoa (6 - 2008), Hành vi ứng xử của con theo cách nhìn của các bậc cha mẹ, Tạp
chí Tâm lý học số 6, tr 41- 46.
6. Lê Thị Thanh Hương (Chủ biên) (2009), Ứng xử của người dân đồng bằng sông Hồng trong
gia đình, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
7. Nguyễn Hà Thanh (Chủ biên) (2010), Cẩm nang công tác giáo dục mầm non, NXB Lao động,
Hà Nội.
8. .



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×