Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi trong các trường mầm non quận thanh xuân, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.18 KB, 93 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN NGỌC HÀ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN
ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 TUỔI TRONG CÁC TRƢỜNG MẦM
NON QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN KHẮC BÌNH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2017
Tác giả luận văn

Phan Ngọc Hà


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN
ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 TUỔI TRONG CÁC TRƢỜNG MẦM NON .............. 9
1.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học ........................................... 9
1.2. Hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ mầm non ........................................... 16
1.3. Quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non ...... 26
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5
tuổi trong trường mầm non ....................................................................................... 31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ÂM
NHẠC CHO TRẺ 5 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON QUẬN THANH
XUÂN, HÀ NỘI ....................................................................................................... 35
2.1. Khái quát về kinh tế- xã hội-giáo dục quận thanh Xuân, Hà Nội ...................... 35
2.2. Quy trình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ................ 39
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi trong các trường
mầm non quận Thanh Xuân, Hà Nội ........................................................................ 41
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi trong các
trường mầm non quận Thanh Xuân, Hà Nội ............................................................. 43
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho
trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non quận Thanh Xuân, Hà Nội. .......................... 52
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN
ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 TUỔI TRONG CÁC TRƢỜNG MẦM NON QUẬN
THANH XUÂN, HÀ NỘI ....................................................................................... 56
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp .................................................................. 56
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ ở các trường
mầm non quận Thanh Xuân, Hà Nội ........................................................................ 58
3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp. ............................................................. 66
3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. ............................ 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 80



DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1:Mạng lưới trường lớp ................................................................................ 36
Bảng 2.2: Đội ngũ giáo viên mầm non quận Thanh Xuân ........................................ 37
Bảng 2.3: Đội ngũ cán bộ quản lý quận Thanh Xuân ............................................... 39
Bảng 2.4: Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt
động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non. .......................... 41
Bảng 2.5: Mức độ thực hiện hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi của giáo
viên ............................................................................................................................ 42
Bảng 2.6: Mức độ nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của
việc quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non.43
Bảng 2.7: Mức độ quản lý của Ban giám hiệu đối với việc xây dựng kế hoạch, nội
dung hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi của giáo viên ......................... 44
Bảng 2.8: Mức độ quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, phương pháp
giảng dạy, hình thức hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi của giáo viên 46
Bảng 2.10: Mức độ quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên .................................. 46
Bảng 2.10: Tổng hợp mức độ quản lý của Ban giám hiệu về việc thực hiện tổ chức
hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi trong các trường mầm non quận
Thanh Xuân. .............................................................................................................. 49
Bảng 2.11: Mức độ quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy học .................................... 50
Bảng 2.12: Mức độ quản lý bồi dưỡng giáo viên...................................................... 51
Bảng 2.13: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố .......................................................... 51
Bảng 3.1: Sự cần thiết của các biện pháp quản lý dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5
tuổi trong trường mầm non ....................................................................................... 69
Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc
cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non ............................................................................ 71
Bảng 3.3. Tương quan sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...................... 74


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, mối quan hệ với các
quốc gia lớn ngày càng gắn bó, quan hệ hợp tác kinh tế cũng như chính trị được đẩy
mạnh. Chính vì lẽ đó mà nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng trong chiến lược
phát triển nước nhà, hiểu sâu xa hơn nữa là việc đầu tư phát triển con người toàn
diện đang được quan tâm đặc biệt.
Giáo dục toàn diện con người được tiến hành ở tất cả các cấp học, bậc học, từ
mầm non đến phổ thông và sau đó là cao đẳng, đại học, sau đại học.
Theo công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em được kí vào ngày 20 tháng 11
năm 1989, điều 28 đề cập đến quyền được giáo dục của trẻ em. Việt Nam là nước
đầu tiên ở Châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên Hiệp
quốc về quyền trẻ em. Thực hiện theo công ước đó, giáo dục mầm non ở Việt Nam
đã được quan tâm chú trọng, trải qua nhiều giai đoạn cải cách, đổi mới đã đưa ra
mục tiêu phát triển toàn diện ở tất cả các lĩnh vực: Nhận thức, thẩm mỹ, thể chất,
ngôn ngữ, tình cảm xã hội.
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là một
hoạt động hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm
hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là phương tiện hữu hiệu cho việc tổ
chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non.
Các nghiên cứu về thần kinh cho thấy sự tiếp xúc với âm nhạc có thể thiết lập
được phản xạ có điều kiện ở trẻ, đồng thời thúc đẩy trí lực của bán cầu trái, phát triển
khả năng nhận thức và các kỹ năng lập luận phức tạp.Kinh nghiệm tiếp cận với âm
nhạc giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ để miêu tả, cách phát âm thông qua việc lắng nghe và
hát.Việc vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cơ bắp và các tố chất như độ bền, độ
linh hoạt, dẻo dai, tính chính xác, sự nhanh nhạy, sự cân bằng, sự khéo léo… Theo
các nhà tâm lý học, vấn đề mấu chốt của việc vận động theo nhạc nằm ở mối tương
quan giữa hoạt động thể chất và hoạt động trí não. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự
luân phiên giữa vận động thể lực và vận động trí não có tác động tích cực đến sức
khỏe của con người, nhờ đó cường độ và chất lượng của hoạt động trí não được nâng
cao.Âm nhạc giúp hình thành ở trẻ mầm non khái niệm về cái đẹp, về không gian…

1


Cảm xúc và hiểu biết xã hội: Âm nhạc tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện cảm xúc của
mình và kích thích sự hiểu biết văn hóa của các vùng miền trên thế giới.
Ý thức rõ vai trò của âm nhạc cho nên hoạt động học “Giáo dục âm nhạc”
đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp mầm non. Giáo
dục âm nhạc là một trong những con đường hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và
thể lực. Nhà sư phạm Vxukhômlinxki đã đánh giá rất cao hiệu quả giáo dục toàn
diện của âm nhạc “Chất lượng công việc giáo dục trong một nhà trường được xác
định phần lớn bởi mức độ hoạt động âm nhạc trong hoạt động của nhà trường đó”
[13]. Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là với trẻ 5 tuổi giáo
dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ
chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc.
Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt
cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong
dạy học môn âm nhạc, dạy học chữ viết, hoạt động tạo hình, dạy học với toán, thể
dục buổi sáng...Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên.
Trong thực tế các trường mầm non hiện nay, hoạt động giáo dục âm nhạc cho
trẻ nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng đã được giáo viên quan tâm. Tuy nhiên do công
tác quản lý dạy học của hiệu trưởng và trình độ của giáo viên còn hạn chế dẫn đến
hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non còn nhiều bất
cập, hiệu quả thấp.
Chính vì vậy, việc quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc đóng một vai trò
vô cùng quan trọng, góp phần hiệu quả vào việc phát triển toàn diện cho trẻ.
Vì những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề “Quản lý hoạt động dạy học
môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi trong các trường mầm non Quận Thanh Xuân, Hà
Nội” làm đề tài luận văn. Hy vọng những nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần
nhỏ bé nâng cao hiệu quả giáo dục ở trường mầm non trên địa bàn quận Thanh
Xuân, giúp trẻ phát triển toàn diện.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động dạy học môn âm nhạc là một trong
những hoạt động không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện
cho trẻ mầm non. Âm nhạc là một trong những yếu tố giúp kích thích trí tưởng
2


tượng, tư duy sáng tạo, tăng khả năng cảm nhận tinh tế và giúp trẻ bộc lộ cảm xúc
của mình một cách chân thật, tự nhiên nhất. Đã từ lâu, trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, việc dạy học môn âm nhạc cho trẻ mầm non đã được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm.
2.1. Trên thế giới
Có thể nói nhà tư tưởng, nhà toán học vĩ đại Pythagoras (580 – 500 TCN) là
người đi tiên phong trong việc nghiên cứu âm hưởng học, là ông tổ của lĩnh vực
nghiên cứu triết học âm nhạc. Pythagoras còn đưa ra suy đoán về mối quan hệ về sự
hòa hợp giữa con số và quãng, suy diễn ra giả thuyết “lý luận hài hòa thiên thể”,
ông dự định lấy giả thuyết này để chứng minh mối quan hệ giữa âm nhạc và sự
chuyển động của các vì sao trên vũ trụ, từ đó chứng minh bản chất của thế giới.
Tác giả của cuốn sách “Học trước khi sinh: Hãy để trẻ em hưởng những quà
tặng xứng đáng” của Tiến sĩ Brent Logan cho biết em bé (thậm chí là một thai nhi)
khi nghe nhạc thì có nhịp tim và sự phát triển thể chất tốt hơn.
Nhịp điệu của âm nhạc đã chứng minh có khả năng kích thích em bé để vận động
một cách vui vẻ. Phản xạ này chắc chắn giúp bé phát triển về thể chất, về sức mạnh
và sự phối hợp và điều khiển động cơ hành động của trẻ. Những đứa trẻ được giáo
dục sớm về âm nhạc sẽ có thiên hướng vận động tốt hơn những trẻ không được học
âm nhạc từ nhỏ.
Chuyên gia khoa học thần kinh, bác sĩ Dee Joy Coulter, và là tác giả của
cuốn sách: “Kết nối sớm cho trẻ thơ: Tạp chí âm nhạc và dạy học dựa trên những
khoảnh khắc”. Theo Coulter, trò chơi đưa trẻ tương tác với âm nhạc có thể nâng khả
năng ngôn ngữ và từ vựng ở trẻ nhanh chóng. Tiếp đó, trẻ sẽ trở thành một người có

tổ chức về các ý tưởng và có khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
Sau một cuộc kiểm tra IQ được tiến hành tại Mỹ, các nhà khoa học nước này
đã cho biết: nhóm học sinh được thư giãn bằng bản sonata K488 của Mozart có kết
quả trắc nghiệm IQ trung bình cao hơn nhóm khác từ 9 đến 10 điểm. Tốc độ hoạt
động não và nhiều hoạt động khác của trẻ được nghe nhạc Mozart trở nên nhanh
nhạy hơn, năng động hơn bình thường
Tiến sỹ Daniel J. Levitin, tác giả của cuốn sách "This Is Your Brain On
Music – Tư duy âm nhạc cho trẻ”, phát hiện ra rằng trong não bộ của con người có
3


một miền đặc biệt được dành riêng cho âm nhạc và rất nhiều khu chức năng xung
quanh khu vực này chịu ảnh hưởng của âm nhạc.
Theo nhà nghiên cứu Tâm lý học Fran Rauscher và Gordon Shaw thuộc Đại
học California Irvine, Hoa Kỳ, có mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ âm nhạc với
việc kiểm soát trình độ toán cao cấp. Tương tự như vậy với khả năng trong các lĩnh
vực khoa học khi con bạn đã đi học. Âm nhạc có khả năng tăng sự thông minh đặc
biệt của trẻ đến 46% so với những đứa trẻ không được lớn lên cùng âm nhạc.
Đại văn hào M. Gorki nhận xét: “Âm nhạc có tác động kì diệu đến tận đáy
lòng, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm
càng tốt”. [13]
Nhà chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng Lôtôkôpxki viết: “Cả người lớn, cả trẻ em,
thông thường khi nghe nhạc đều có ý muốn cử động theo nhịp tiết tấu. Tay họ đung
đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư. Đó là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa
nghe nhạc, vừa tự ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình” [13].
Nhà sư phạm V. Xukhômlinxki đã đánh giá rất cao hiệu quả giáo dục toàn diện
của âm nhạc: “Chất lượng công việc giáo dục trong một nhà trường được xác định phần
lớn bởi mức độ hoạt động âm nhạc trong hoạt động của nhà trường đó” [13].
Nhiều nhà hoạt động xã hội cũng đã đánh giá cao vai trò ca hát với đời sống
trẻ em, nó tác động trực tiếp đến tâm lí và sinh lí góp phần quan trọng vào sự phát

triển của trẻ.
- Về tâm lí: Ca hát, vận động tạo ra cảm xúc, là sự tác động qua lại giữa âm
điệu với thính giác và tư duy. Trẻ em có khả năng ghi nhớ giai điệu và thể hiện lại
theo hứng thú. Chúng ta thường thấy những đứa trẻ vừa đi vừa hát rất tự nhiên
những giai điệu âm nhạc một cách say sưa, mặc dù chỉ là hát cho mình nghe.
- Về sinh lí: Ca hát, vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát
triển khả năng âm nhạc và phát triển khả năng nhịp điệu. Sự hứng thú vận động
theo nhịp điệu âm nhạc sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển thể chất, phát triển
trí tuệ của trẻ. [18]
Nghe, vận động theo nhạc giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi, chạy, nhảy
chính xác, tác phong nhanh nhẹn. Vận động toàn thân khi có nhạc k m theo tạo cho

4


trẻ sự mềm dẻo nhịp nhàng, có ảnh hưởng tốt đến tim mạch và sự phát triển cơ. Nếu
nghe nhạc đúng mức và phù hợp sẽ làm thư giãn thần kinh, kích thích óc sáng tạo.
2.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu về hoạt động âm nhạc đối với trẻ mầm non đã có rất nhiều tác
giả nghiên cứu với các mục đích khác nhau, sau đây là một số công trình, đề tài mà
chúng tôi đã được tiếp xúc có thể kể đến như:
Tác giả Đỗ Xuân Hà khẳng định: Việc cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các tác
phẩm nghệ thuật (tạo hình, âm nhạc, văn học…) trong nhà trường dưới sự hướng
dẫn của giáo viên được xem như là biện pháp tôt nhất để mở rộng tầm hiểu biết, làm
phong phú thêm vốn kinh nghiệm của các em, mang lại cho các những cảm giác và
những xúc động do các sự vật, hiện tượng trong cuộc đời đem lại.
Theo tác giả này thì các tác phẩm nghệ thuật không chỉ làm phong phú
vốn hiểu biết và kinh nghiệm cho trẻ mà còn hình thành ở trẻ những xúc cảm,
tình cảm tích cực về cuộc sống. Tác giả còn nêu cao vai trò của giáo dục trong
việc sử dụng các tác phẩm với những biện pháp linh hoạt để giáo dục toàn diện

cho trẻ
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết thể hiện sự đồng quan điểm với V.V. Đavưđốp,
A.A. Vetlyghina (nhà tâm lý học) trong cuốn “Giáo dục mầm non – những vấn đề
lý luận và thực tiễn” xem trọng giáo dục trẻ thông qua nghệ thuật. Theo tác giả thì
nghệ thuật luôn là món ăn tinh thần bổ ích và lý thú, không thể thiếu được của trẻ
thơ [24].
Từ nhận định trên cho thấy, hoạt động âm nhạc là một trong những nội dung
không thể thiếu với trẻ. Hoạt động âm nhạc giúp giải toả tâm lý. “Có thể nói trẻ em
thường sống ở một cung bậc tình cảm cao hơn so với người lớn, buồn vui yêu ghét
mang tính tuyệt đối và cũng thường xuyên phải tìm cách giải toả những ấm ức
vướng mắc. Không phải lúc nào cũng giải toả được trong thực tế. May mà ngoài
cuộc sống thực tế với thế giới vật chất và xã hội, trẻ em (và người lớn nói chung)
còn có thể sống trong một thế giới mơ tưởng”. Thế giới này có thể tìm thấy trong
quá trình hoạt động âm nhạc [24].
Tác giả Phạm Thị Hoà trong luận văn của mình đã nghiên cứu vấn đề:
“Nghiên cứu âm nhạc với lứa tuổi mẫu giáo từ 3 – 6 tuổi”. Luận văn này tác giả đi
5


sâu nghiên cứu âm nhạc trọng phạm vi rộng: Lứa tuổi mẫu giáo từ 3 – 6 tuổi. Đây là
nghiên cứu cơ bản về các sáng tác cho trẻ mẫu giáo, tác giả phân tích nội dung tác
phẩm âm nhạc dành cho trẻ em (dân ca, đồng dao, ca khúc mới…)[13].
Các tác giả nói trên đã làm sáng tỏ vai trò, sự cần thiết của giáo dục âm
nhạc đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên các nghiên cứu đối với vấn đề dạy học môn âm
nhạc cho trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 5 tuổi thì chưa nhiều. Với đề tài của mình,
tôi hy vọng sẽ đưa ra và thử nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học
môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi

trong trường mầm non và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho
trẻ 5 tuổi mầm non ở các trường mầm non quận Thanh Xuân, Hà Nội đề xuất một
số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường
mầm non trên địa bàn quận.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xác lập cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi ở
trường mầm non.
- Khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5
tuổi ở một số trường mầm non quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi ở
các trường mầm non quận Thanh Xuân, Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi trong các
trường mầm non quận Thanh Xuân, Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài khảo sát trong phạm vi 5 trường mầm non quận Thanh Xuân, Hà Nội.
+ Trường mầm non Tràng An
+ Trường mầm non Thanh Xuân Bắc
+ Trường mầm non Hoa Hồng
6


+ Trường mầm non Thăng Long
+ Trường mầm non Tuổi Hoa
- Thời gian nghiên cứu: các hoạt động của trường mầm non quận Thanh Xuân giai
đoạn 2014-2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Chúng tôi thực hiện việc thu thập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài

liệu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu.
Là một phương pháp cơ bản của đề tài nhằm giải quyết nhiệm vụ: hệ thống
hóa một số vấn đề lý luận của đề tài và liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó giải quyết
nhiệm vụ thực tiễn của đề tài.
Đề tài sẽ nghiên cứu giáo trình, các tài liệu sư phạm liên quan đến âm nhạc
cho trẻ 5 tuổi, dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi.
5.2.2. Phương pháp điều tra bằng hỏi.
Đề tài sử dụng bảng hỏi để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn
âm nhạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non quận Thanh Xuân. Số lượng cán bộ
quản lý và giáo viên sẽ được khảo sát là 100 người của các trường mầm non quận
Thanh Xuân, Hà Nội.
5.2.3 Phương pháp quan sát.
Đề tài sẽ quan sát việc tổ chức thực hiện các giờ học dạy âm nhạc của trẻ 5 tuổi
mầm non ở các trường mầm non quận Thanh Xuân, Hà Nội.
5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu.
Mục đích của phương pháp này là làm rõ các nguyên nhân, nguyện vọng,
những ý kiến đánh giá vai trò, ý nghĩa của dạy học hoạt động dạy học môn âm nhạc
cho trẻ. Đề tài dự kiến phỏng vấn sâu 20 cán bộ quản lý và giáo viên (10 cán bộ
quản lý và 10 giáo viên) của các trường mầm non trên.

7


5.2.5. Phương pháp khảo nghiệm.
Đề tài sẽ tổ chức khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn
âm nhạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non quận Thanh Xuân.
5.2.6. Phương pháp chuyên gia.

Dự kiến tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ quản lý thu thập các
thông tin cần thiết liên quan đến đề tài. Tổng hợp các kinh nghiệm từ thực trạng, chỉ
đạo công tác dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi của cá nhân tại đơn vị; trao đổi
kinh nghiệm với các đồng nghiệp tại đơn vị và các học viên của Học viện khoa học
xã hội chuyên ngành quản lý giáo dục.
5.2.7. Phương pháp thống kê toán học.
Các số liệu khảo sát sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài này thực hiện thành công sẽ giúp cho giáo dục quận Thanh Xuân có
những biện pháp quản lý phù hợp về hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi
ở các trường mầm non những năm tới; góp phần thực hiện phát triển giáo dục của
quận Thanh Xuân nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của nghiên cứu được trình bày thành 3 chương chính như sau:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi
trong các trường mầm non.
- Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi
trong các trường mầm non quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi trong
các trường mầm non quận Thanh Xuân, Hà Nội.

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ÂM
NHẠC CHO TRẺ 5 TUỔI TRONG CÁC TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học
1.1.1. Quản lý

a. Khái niệm
Hoạt động quản lý có từ xa xưa khi con người biết lao động theo từng nhóm
đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động. Quản lý là đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, mỗi ngành khao học nghiên cứu quản lý từ
góc độ riêng của mình và đưa ra những định nghĩa khác nhau về quản lý. Trong lĩnh
vực giáo dục, quản lý có thể hiểu ở những mặt tiếp cận riêng như sau:
- Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt tới mục tiêu đề ra.
- Quản lý là hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc
qua nỗ lực của người khác.
- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả của những người cộng sự khác cùng
chung một tổ chức.
- Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm bảo đảm phối hợp những nỗ lực các
nhân đạt được các mục đích nhóm.
Hoạt động quản lý có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Công cụ quản lý
Môi trường quản lý

Chủ thể quản lý

Mục tiêu
quản lý

Nội dung phương
pháp quản lý

Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lý

9


Đối tượng quản



Theo Harold Koontz thì: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo
những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi
nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt
được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân
ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ
chức về quản lý là một khoa học” [29, tr. 33].
Theo Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể
quản lí (người bị quản lí) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt
được mục đích đề ra [3].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý là một quá trình tác động
gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu
chung” [1;tr.176].
Bản chất của quản lý là những tác động có phương hướng, có mục đích rõ
ràng của chủ thể quản lý, là khoa học và nghệ thuật. Là khoa học vì quản lý đòi hỏi
sử dụng các tri thức khoa học, là nghệ thuật vì nó đòi hỏi sự khôn khéo, linh hoạt và
sáng tạo...
Nội dung quản lý

Chủ thể quản lý

Đối tượng quản lý

Mục tiêu quản lý

Phương pháp quản lý


Sơ đồ 1.2: Bản chất của hoạt động quản lý
Theo tác giả Vũ Dũng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích,
có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó” [5, tr. 52].
10


Trong luận văn này chúng tôi sử dụng khía niệm quản lý của tác giả Vũ Dũng :
Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống
thông tin của chủ thể đến khách thể của nó.
b. Các chức năng quản lý:
Các chức năng của quản lý được coi là những hoạt động nghiệp vụ đặc trưng
của người quản lý. Gồm có 4 chức năng cơ bản đó là: Chức năng lập kế hoạch, chức
năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra.
Các chức năng cơ bản của quản lý được thể hiện ở sơ đồ sau:
Kế hoạch hóa

Kiểm tra

Thông tin quản lý
Quyết định quản lý

Tổ chức

Chỉ đạo

Sơ đồ 1.3: Mô hình các chức năng của quản lý
- Chức năng kế hoạch hoá:
Đây là chức năng hoạch định là chức năng quan trọng nhất của quá trình quản
lý. Lập kế hoạch tức là phải đặt ra mục tiêu, bước đi và các biện pháp cụ thể để đạt

được tới mục tiêu.
Lập kế hoạch đòi hỏi nhà quản lý phải nắm chắc thông tin, làm tốt công tác dự
báo cùng với sự tham gia dân chủ của các thành viên, bởi họ là những người làm
cho kế hoạch được thực hiện.
Lập kế hoạch bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động và
bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trong thời gian nhất định của một hệ thống.
- Chức năng tổ chức:
Chức năng tổ chức được tiến hành nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tổ chức
11


là sự hình thành cấu trúc các quan hệ giữa các bộ phận tổ chức.
Nếu tổ chức tốt, có hiệu quả thì người quản lý có thể phối hợp, điều hành tốt
các nguồn lực, tạo ra sự vận hành đồng bộ trong bộ máy của tổ chức, tạo ra sức
mạnh hợp đồng để phát triển tổ chức và đạt được các mục tiêu đề ra.
Nội dung chủ yếu của chức năng tổ chức gồm: Xây dựng cơ cấu tổ chức, xác
định nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên, từng bộ phận của tổ chức: Quản lý
nhân sự (bao gồm tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp, phân công, phân
nhiệm, đề bạt, sa thải...., tổ chức các hoạt động)
- Chức năng điều khiển, chỉ đạo thực hiện:
Sau khi kế hoạch đã được thiết lập, cơ cấu của bộ máy tổ chức đã được hình
thành, nhân sự đã được tuyển dụng, sắp xếp thì phải có người lãnh đạo (Nhà quản
lý) dẫn dắt và điều khiển. Đó là quá trình tập hợp và liên kết các thành viên trong tổ
chức, giám sát các hoạt động của các thành viên, các bộ phân trong tổ chức, điều
khiển, hướng dẫn, điều chỉnh công việc hợp lý, nhịp nhàng không chồng chéo, xử lý
những hành vi vi phạm, động viên khuyến khích người lao động nhằm đạt được
mục tiêu của tổ chức.
- Chức năng kiểm tra, đánh giá:
Đây là chức năng quan trọng của nhà quản lý. Có thể chức năng này xuyên suốt
quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý nhằm đánh giá phát hiện và

điều chỉnh kịp thời giúp cho hệ thống quản lý vận hành tối ưu, đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm tra là những hoạt động của chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản
lý nhằm đánh giá kết quả vận hành của tổ chức. Thông qua kiểm tra người quản lý
nắm được những vấn đề tồn tại, hạn chế, những thiếu sót, khuyết điểm, những trì trệ
để có những biện pháp điều chỉnh, uốn nắn, khắc phục, đồng thời nắm được những
ưu điểm để phát huy động viên, khuyến khích, hoàn thiện kế hoạch tổ chức và chỉ đạo.
Trong công tác quản lý thì đều phải thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý là:
Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá thông tin. Các chức
năng này có mối liên hệ ràng buộc, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Các chức năng quản
lý không phải là cái "nhất thành nhất biến", trái lại nó luôn biến đổi cho phù hợp.

12


1.1.2. Quản lý nhà trường
Vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục là quản lý nhà trường, nhà trường là một
tổ chức cơ sở giáo dục, trực tiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn
diện, tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục. Nó là tế bào của bất cứ hệ thống giáo dục
ở cấp nào.
Quản lý nhà trường là một bộ phận quan trọng của quản lý giáo dục. Nhà
trường (cơ sở giáo dục) chính là nơi tiến hành các quá trình giáo dục và đào tạo, có
nhiệm vụ trang bị kiến thúc cho một nhóm dân cư nhất định, thực hiện tốt đa một
quy định tiến bộ xã hội là: “Thế hệ đi sau phải lĩnh hội tất cả kinh nghiệm xã hội mà
thế hệ đi trước đã tích lũy và truyền thụ lại, đồng thời phải làm phong phú những
kinh nghiệm đó” [2, tr.45].
Trường học là tổ chức giáo dục trực tiếp làm công tác giáo dục và đào tạo thế
hệ đang lớn dần lên. Nó là tế bào cơ sở chủ chốt vừa là quản lý nhà nước, lại vừa là
một hệ thống độc lập, tự quản của xã hội. Do đó quản lý trường học vừa có tính nhà
nước, vừa có tính xã hội.
Trong thời đại hiện nay, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như một thiết chế

chuyên biệt của xã hội để giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ thành những người có tri
thức, sức khỏe, phẩm chất chung của hệ thống giáo dục. Từ đó cho thấy: Giáo dục
nhà trường giữ vai trò chủ yếu tạo ra sức lao động mới cho xã hội, đặc biệt đòi hỏi
chất lượng chất xám trong lao động ngày càng cao.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo
dục của Đảng trong phạm vi có trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo
nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành
giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [8, tr.11].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác
động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và những cán bộ khác
nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do
lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường
mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế
hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới.”[20, tr. 35].
13


Bản chất của hoạt động quản lý trong nhà trường là quản lý hoạt động dạy
học, tức là làm sao cho hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần
dần tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo.
Quản lý nhà trường khác với các loại quản lý xã hội khác, được quy định bởi
bản chất hoạt động sư phạm của người giáo viên, bản chất của quá trình dạy học,
giáo dục trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng quản lý vừa là
chủ thể tự hoạt động của bản thân mình. Sản phẩm tạo ra của nhà trường là nhân
cách người học được hình thành trong quá trình học tập, tư dưỡng và r n luyện theo
yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận.
Quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển
nhân cách của học sinh một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Thành công hay thất
bại của nhiệm vụ đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường phụ thuộc
rất lớn vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Vì vậy, muốn thực hiện có hiệu quả

công tác giáo dục người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà
trường, phải chú trọng tới việc cải tiến công tác quản lý giáo dục để quản lý có hiệu
quả các hoạt động trong nhà trường.
Quản lý nhà trường là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch
và có hệ thống thông tin của chủ thể nhằm đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý
giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với
thế hệ trẻ và với từng học sinh.
1.1.3.Quản lý dạy học
1.1.3.1. Khái niệm Dạy học
Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm
truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức
và thực tiễn, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và
hình thành các phẩm chất của nhân cách người học.
1.1.3.2. Khái niệm quản lý hoạt động dạy học
Quản lý dạy học là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật
của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong quá trình dạy học nhằm đạt được
mục tiêu đề ra.
14


Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình với tư cách là một hệ
thống toàn vẹn, thống nhật, biện chứng, bao gồm nhiều tầng bậc với các mối liên hệ
đan xen, với các thành tố cơ bản: Mục tiêu, nội dung dạy học, thầy với hoạt động
dạy, trò với hoạt động học, các phương pháp và phương tiện dạy học, các hình thức
tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học. Tất cả những yếu tố này tồn
tại trong mối quan hệ qua lại và thống nhất với môi trường (môi trường thực hiện
hoạt động dạy- học, môi trường văn hóa- giáo dục- khoa học công nghệ, môi trường
chính trị- văn hóa- xã hội). Điều này có nghĩa là chủ thể quản lý phải tác động vào
toàn bộ thành tố hoạt động dạy học theo đúng quy luật, lý luật về dạy học hiện đại,
lý luận về quản lý để đưa hoạt động dạy học từ trạng thái hiện có sang trạng thái

phát triển cao hơn nhằm tiến tới mục tiêu dạy học, mục tiêu giáo dục.
Như vậy, quản lý hoạt động dạy học là phải tổ chức, thực hiện tốt những
nhiệm vụ cơ bản là:
- Quản lý việc thực hiên mục tiêu dạy học
- Quản lý việc thực hiện nội dung dạy học
- Quản lý hoạt động của thầy
- Quản lý hoạt động học tập của trò
- Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, và các điều kiện khác
phục vụ dạy học
- Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học
- Xây dựng môi trường dạy học tích cực và hiệu quả.
Ngoài ra, trong quản lý hoạt động dạy học, người quản lý cũng cần phải nắm
vững và áp dụng linh hoạt, sáng tạo các chức năng quản lý. Đồng thời người quản
lý luôn phải theo sát những diễn biến của quá trình thực hiện, phải nắm được đầy đủ
các thông tin, đặc biệt là những phản hồi của những người trực tiếp tham gia hoạt
động dạy học để xử lý và có những quyết định, biện pháo quản lý hiệu quả, kịp thời
và chính xác nhất.
* Biện pháp quản lý hoạt động dạy học: Là tổ hợp có định hướng của chủ thể quản
lý (hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên, học sinh và tập thể cán bộ giáo dục khác,
nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy
15


mạnh quy trình dạy học của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà
trường theo yêu cầu trong năm học. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học chính là tác
động lên đội ngũ giáo viên, học sinh qua việc thực thi các chức năng quản lý kế hoạch,
tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục.
Trong các trường mầm non, để quản lý hoạt động dạy học đạt kết quả cao và
luôn đi đúng hướng, thực hiện tốt nội dung chương trình và mục tiêu giáo dục đã đề
ra, toàn bộ hoạt động ấy phải được quản lý khoa học và chặt chẽ.

1.2. Hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ mầm non
1.2.1. Khái niệm hoạt động dạy học
Dạy học được hiểu là một hình thức đặc biệt của giáo dục ( nghĩa rộng) xem
như một trường hợp riêng của nó. Dạy học là con đường đặc biệt quan trọng trong
mối quan hệ biện chứng và phối hợp với các con đường, các hoạt động khác trong
quá trình giáo dục để thực hiện các mục đích và nhiệm vụ giáo dục đặt ra.
Dạy học bao hàm trong nó sự học và sự gắn bó với nhau, trong đó sự dạy học
không chỉ là sự giảng dạy mà còn là sự tổ chức, chỉ đạo và điều khiển sự học.
Học, theo nghĩa rộng nhất, được hiểu là quá trình cơ bản của sự phát triển
nhân cách trong hoạt động của con người, là sự lĩnh hội những “ sức mạnh bản chất
người” đã được đối tượng hóa trong các sản phẩm hoạt động con người. Đó là hoạt
động phản ánh những mặt nhất định của hiện thực khách quan vào ý thức người
học, tuy nhiên nó chủ yếu hướng vào người học và lĩnh hội những chân lý đã được
loài người phát hiện nhưng chúng lại là mới với họ.
Hoạt động học, là hoạt động nhận thức độc đáo của người học, thông qua đó
người học chủ yếu thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn
trong hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiện thực khách quan.
Dạy, là hoạt động của giáo viên, không chỉ là hoạt động truyền thụ cho học
sinh những nội dung đáp ứng các mục tiêu đề ra mà hơn nữa còn là hoạt động giúp
đỡ, chỉ đạo, hướng dẫn học sinh trong quá trình lĩnh hội. Chỉ khi nào nắm bắt được
các điều kiện bên trong ( hiểu biết, năng lực, hứng thú,..) của học sinh thì giáo viên
mới đưa ra được những tác động sư phạm phù hợp để hoạt động học đạt kết quả
mong muốn
16


1.2.2. Khái niệm dạy học môn âm nhạc cho trẻ mầm non
- Dạy học môn mâm nhạc trong trường mầm non là một quá trình sư phạm
nhằm hình thành và phát triển ở học sinh năng lực cảm thụ và nhận thức đúng đắn
về cái đẹp trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật. Giáo dục cho học sinh

tình yêu cái đẹp và năng lực sáng tạo ra cái đẹp.
Quá trình dạy âm nhạc nhằm hình thành định hướng cho cá nhân những giá trị
thẩm mĩ phù hợp với xã hội đó, lý tưởng và thị hiếu thẩm mĩ, khả năng sáng tạo.
Dạy âm nhạc là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục Mầm non, đó là quá
trình hoạt động chung của nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành và
phát triển ở người được giáo dục những quan hệ thẩm mĩ đúng đắn với hiện thực
bằng cách thông qua các phương tiện thẩm mĩ, đặc biệt là phương tiện nghệ thuật
nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện hài hòa cho người được giáo dục.
Nói cách khác, dạy âm nhạc cho học sinh mầm non thực chất là quá trình nhà
giáo dục giúp đứa trẻ biến đổi mình trở thành một chủ thể thẩm mĩ đích thực với
quan hệ thẩm mĩ đúng đắn.
Quản lý dạy âm nhạc thực chất là quản lý hoạt động nghệ thuật, các hoạt động
giảng dạy của giáo viên và các hoạt động học tập của học sinh, cơ sở vật chất phục
vụ cho hoạt động dạy âm nhạc.
Dạy âm nhạc là vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong việc hình thành nhân
cách của trẻ em. Thông qua dạy âm nhạc trẻ hiểu được cái hay, cái đẹp của tác
phẩm và cuộc sống, đồng thời có cách ứng xử tốt với người thân trong gia đình, với
thầy cô, bạn b và cộng đồng.
Dạy âm nhạc hướng vào việc phát triển tình cảm của con người, tạo nên sự
lớn mạnh và phong phú về tâm hồn của con người, tổ chức và điều khiển hành vi
ứng xử của con người theo tiêu chuẩn cái đẹp.
Cùng với các giờ học chính khóa nhà giáo dục tạo cơ hội cho các em được
tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoài trường và tiếp xúc với
các mặt của đời sống con người bằng cách nhà giáo dục sử dụng khéo léo các
phương tiện nghệ thuật cũng như các phương tiện thẩm mĩ khác trong hiện thực
(thiên nhiên, lao động, đời sống xã hội, quan hệ giao tiếp, các hành vi ứng xử…) để
17


các em bộc lộ quan hệ thẩm mĩ của mình trong các hoạt động đó. Khi bộc lộ các em

dễ dàng nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình một cách tinh tế. Đây lại chính là
động lực thúc đẩy các em bước những bước tiếp theo trong quá trình hoàn thiện
mình về mặt quan hệ thẩm mĩ dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục.
Trẻ em đến với đạo đức cũng thông qua cái đẹp trong âm nhạc. Nói chung
nghệ thuật tạo cho con người khả năng nhận thức, hiểu được cái đẹp trong đời sống
tự nhiên và có tác động mạnh mẽ tích cực đến đời sống xã hội, làm phong phú đời
sống tinh thần và là điều kiện để giữ gìn phẩm giá con người, là phương tiện để đấu
tranh tích cực vì tư tưởng tốt đẹp của nhân loại.
1.2.3. Vai trò hoạt động môn âm nhạc với sự phát triển toàn diện cho trẻ em
Đối với trẻ em, âm nhạc có vai trò quan trọng trong sự phát triển, bồi dưỡng
tâm hồn và trí tuệ. Âm nhạc là một trong những yếu tố giúp kích thích trí tưởng
tượng, tư duy sáng tạo, tăng khả năng cảm nhận tinh tế và giúp trẻ bộc lộ cảm xúc
của mình một cách chân thật, tự nhiên nhất. Bởi lẽ đó, giáo dục âm nhạc được đưa
vào trong chương trình mầm non như một phương tiện hữu hiệu để giáo dục trẻ một
cách toàn diện; đặc biệt đối với trẻ 5 - 6 tuổi, giáo dục âm nhạc đặt nền tảng, cơ sở
vững nhất giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1.
Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức và thẩm mỹ cho
trẻ. Chính vì vậy, việc giáo dục âm nhạc đã hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên,
Tổ quốc và tình yêu thương con người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng
cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất cũng như giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng
và củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Bởi vậy, quá trình trẻ tiếp xúc, hoạt
động âm nhạc, ví dụ như học hát, vận động theo nhạc hay chơi trò chơi âm nhạc...
thì sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, cùng sự
phát triển về thẩm mỹ, trí tuệ, đạo đức, và thể lực. Bởi vậy, việc giáo dục âm nhạc
cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
1.2.3.1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức
“Để sử dụng âm nhạc như một phương tiện giáo dục: khi tác động đến con
người, nó thức tình một cách đặc biệt mạnh mẽ trong người ấy tất cả những gì tốt
đep nhất, tìm được sự hưởng ứng trong những khía cạnh ưu tú nhất của tâm hồn
18



người ấu. Chính khả năng ấy của âm nhạc làm cho tính tình dịu hơn và tốt hơn, làm
cho con người cao đẹp hơn, trong sạch và nhân hậu hơn” [13]. Đại văn hòa M. Gorơ-ki thì nhận xét: “ Âm nhạc tác động một cách kỳ diệu đến tận đáy lòng. Nó khám
phá ra cái phẩm chất cao quý nhất của con người”.
Lời ca của âm nhạc giàu tính biểu hiện và chất trữ tình. Nội dung của lời ca
phong phú trong các bài hát giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp trong thiên nhiên như “
Những bông hoa, những bài ca”, (Hoàng Long- Hoàng Lân), “Chị ong nâu và em
bé” (Tân Huyền), “ Thật là hay” (Hoàng Lan), sự ngộ nghĩnh đáng yêu trong các
con vật quen thuộc, về tình cảm gia đình như “Cháu yêu bà” (Xuân Giao), “ Cả nhà
thương nhau” (Phan Văn Minh), bạn b , lòng yêu nước…, từ đố gợi mở chô các
chấu về cách ứng xử, hay nói cách khác là giáo dục các cháu đạo đức làm người.
Những bài dân ca, đồng dao khác nhau của các dân tộc Việt Nam phong phú
về âm điệu, tiết tấu, phong tục tập quán giúp cho trẻ hiểu biết thêm về bản sắc âm
nhạc dân tộc Việt Nam, cho các con cảm xúc trữ tình, lòng tự hào về dân tộc.
Với trẻ mẫu giáo đặc điểm của trẻ là các hoạt động diễn ra trong tập thể,
cùng nhau múa hát, cùng nhau chơi trò chơi, giúp các con vui tươi hồn nhiên, giúp
cho các trẻ nhút nhát trở lên thoải mái, tự tin.
Hoạt động âm nhạc còn có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của trẻ. Sự luân
phiên thay đổi liên tục trong các hoạt động dạy âm nhạc như: Học hát, nghe hát, vận
động theo nhạc, trò chơi âm nhạc đòi hỏi trẻ sự chú ý, độ nhanh nhạy, tính tổ chức,
giáo dục cho trẻ biết kiềm chế, có thái độ sống khiêm tốn, hòa nhập với cộng đồng.
Tất cả nhưng điều đố giáo dục trẻ có văn hóa trong giao tiếp,v ăn hóa hành vi và
tính tập thể, tạo điều kiện hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ [13].
1.2.3.2. Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ
Âm nhạc không chỉ đơn thuần là để vui chơi , giài trí mà âm nhạc còn thúc
đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Tiến sĩ Hovard Gardner, giáo sư trường Đại học Harvard nghiên cứu lý
thuyết về các trí thông minh đa diện cho rằng, thông minh âm nhạc là một trong bảy
trí thông minh ban đầu của con người ( trong số thông minh ngôn ngữ, logic toán,

thông minh hình tượng…)
19


Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ. Trí nhớ âm nhạc là khả năng thu nhận và
ghi nhớ lại. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo là ghi nhớ âm nhạc bằng tai nghe dựa vào
nhạc cảm. Trong quá trình hoạt động học tập, trí nhớ không có khả năng nhắc lại
toàn bộ ngay mà phải qua quá trinh r n luyện dần. Trong các bài hát có nội dung là
những hiện tượng của cuộc sống xung quanh trẻ. Để dạy cho trẻ nhận thức được cần
phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thì có lẽ những bài hát “Rửa mặt như mèo” ( Hàn Ngọc
Bích), “Thật đáng yêu” (Nghiêm Bá Hồng), “Xỉa cá mè” (Trương Quang Lục)… có
tác dụng một cách nhanh chóng bởi những giai điệu hồn nhiên tình nghịch làm cho
trẻ dễ nhớ, dễ tiếp thu. Tính tích cực và sự tập trung chú ý trong giờ học hát giữ vai
trò quan trong trọng trong việc củng cố và phát triển trí nhớ. Trẻ hát là cùng lúc ghi
nhớ lời ca, giai điệu, tiết tấu. Trẻ yêu thích ca hát bao nhiêu thì càng nhanh thuộc và
nhớ chính xác bài hát đó bấy nhiêu. Điều này có tác dụng r n luyện đôi tai nhạy bén
cho trẻ, đồng thời tăng cường sự nhận thức cho trẻ đối với thế giới xung quanh.
Có thể nói âm nhạc góp phần phát triển trí nhớ của trẻ, để nhớ được giai
điệu, tiết tấu của âm nhạc không chỉ cần có năng khiếu mà phải có trí nhớ tốt. Đồng
thời qua âm nhạc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, tăng cường sự hiểu
biết [13].
1.2.3.3. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩ
Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ. Lời
ca, giai điệu của các bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng, học nói lên cảm xúc
của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những ước mơ, những
cảm xúc mạnh mẽ.
Âm nhạc có sự lay động tâm hồn mạnh mẽ, không có gì có thể đánh thức tâm
hồn con người bằng âm nhạc. Âm nhạc chân chính có giá trị nghệ thuật cảm hóa
mọi người hướng tới cái đẹp. Những hình ảnh mang biều trưng về cái đẹp được thể
hiện rõ trong các bài hát Con chim non, Chị ong nâu và me bé, Cá vàng bơi, Màu

hoa, Hoa trường em, Mùa hè đến, Con cò, Cánh trắng, Búp bê, Con gà trống, Sắp
đến Tết rồi… Những hình ảnh đó đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ những nhận thức về
cái đẹp. Từ nhận thức cái đẹp một cách khách quan đi vào chiều sâu thế giới chủ

20


quan của trẻ. Âm nhạc giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ, trong đó có cái đẹp về
cách ứng xử, giao tiếp với ông bà, cha mẹ, cô giáo, bạn b và mọi người.
Vì vậy giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc
trong trường mầm non làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ, giúp trẻ cảm
thụ cái đẹp, tạo niềm tin tưởng trong trẻ [13].
1.2.3.4. Âm nhạc tác động đến sự phát triển sinh lý của trẻ.
Từ cuối thế kỷ thứ XIX, hai nhà sinh lý học người Nga I.M.Do-ghen và
I.R.Tackhanop đã nghiên cứu thí nghiệm xác nhận điều mà trong thực hành hàng
ngày mọi người đều biết đến “Âm nhạc rõ ràng ảnh hưởng đến hô hấp, đến tuần
hoàn của máu và các quá trình sinh lý khác”
Nghe, vận động theo nhạc giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi, chạy, nhảy
chính xác. Vận động toàn thân khi có nhạc k m theo tạo cho trẻ sự mềm mại, nhịp
nhàng, có ảnh hưởng tốt đến tim mạch, sự phát triển của cơ. Hát hình thành giọng ở
trẻ, đẩy mạnh chức năng hoạt động của các cơ quan hô hấp, tạo sự liên hệ giữa các
giác quan.
Có thể nói giáo dục âm nhạc là một trong những con đường hoàn thiện đạo
đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể lực. Nhà sư phạm V.Xukhômlinxki đã đánh giá cao hiệu
quả giáo dục toàn diện của âm nhạc “Chất lượng công việc của giáo dục trong nhà
trường được xác định phần lớn bởi mức độ hoạt động âm nhạc trong hoạt động của
các nhà trường đó” [13].
1.2.4. Vị trí của môn âm nhạc trong chương trình dạy học cho trẻ 5 tuổi trong
trường mầm non.
Với thời lượng 35 tuần trong một năm và số lượng một tiết trong một tuần, môn âm

nhạc có một vị trí quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Môn âm nhạc
có vị trí ngang với các môn học khác.
Với chương trình học như vậy, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi yêu cầu cần đạt
được của trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi và theo kết quả mong đợi cuối độ
tuổi của trẻ đã khẳng định được vị trí của môn âm nhạc trong chương trình giáo dục
cho trẻ 5 tuổi tại trường mầm non.
- Yêu cầu cần đạt theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi:
21


×