Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện giao thủy, tỉnh nam định tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.47 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

K

TÔ MẠNH HÙNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA TỆ NẠN
XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN GIAO THỦY, NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số

: 60.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH

Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HUỆ

Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN MINH TUẤN


Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Học viện Khoa học xã hội

hồi

giờ

ngày tháng năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước chúng ta tiến vào thế kỷ XXI trong bối cảnh toàn cầu
hoá và hội nhập quốc tế. Điều này đã đặt nước ta trước những cơ hội
mới và thách thức mới. Đằng sau những tín hiệu đáng mừng như: nền
kinh tế đất nước ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng
được cải thiện... là các tệ nạn xã hội (TNXH) len lỏi vào trường học
và ngày càng có nhiều chiều hướng phức tạp. Đó là một trong những
nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta.
Tệ nạn xã hội không loại trừ bất kỳ ai, nó xâm nhập, len lỏi
vào mọi ngõ ngách của cuộc sống trong và gây ra những tác hại
không nhỏ về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Do vậy, phòng chống
TNXH đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của mọi cấp, mọi ngành và
ngành giáo dục phải đi đầu trong cuộc chiến này.
Những năm gần đây, huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định có được
sự phát triển kinh tế vào loại khá của tỉnh nhờ đa dạng hóa ngành
nghề, nhất là nghề nuôi trồng khai thác và buôn bán thủy hải sản ở

các xã ven biển: Giao Xuân, Giao Lạc, Giao Thiện, Quất Lâm. Một
số xã trong huyện xảy ra hiện tượng người dân đi làm ăn xa nhà
mong đem lại thu nhập cao cho gia đình: Giao Tiến, Hồng Thuận,
Giao An ... Ngoài ra dịch vụ kinh doanh, du lịch phát triển mạnh ở
một số xã thị trấn như xã Giao Tiến, thị trấn Quất Lâm, thị trấn Ngô
Đồng cũng đem về nguồn thu nhập khá. Chính những điều này khiến
cho số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên địa bàn huyện Giao Thủy
tăng một cách báo động. Tình hình trên đã ảnh hưởng xấu tới các nhà

1


trường đóng trên địa bàn huyện Giao Thủy, đặc biệt là học sinh các
trường THCS có nguy cơ bị lôi kéo, sa ngã vào các tệ nạn xã hội
rất cao.
Ở lứa tuổi học sinh THCS có tâm sinh lý chưa ổn định, dễ bị
kích động, tò mò, thích khám phá, chưa làm chủ được bản thân và
cũng chưa đủ hiểu biết, kinh nghiệm để biết: đúng, sai, xấu, tốt nên
các em rất dễ bị lôi kéo vào các TNXH. Mặt khác, nhiều bậc cha mẹ
chưa thực sự quan tâm dạy dỗ con em mình, họ cho rằng đó là trách
nhiệm của nhà trường. Từ những nguyên nhân trên dẫn tới một số
lượng không nhỏ học sinh THCS của huyện Giao Thủy bị lôi kéo vào
các TNXH gây ra những hậu quả xấu về sự phát triển thể trạng và
nhân cách của các em học sinh.
Mặc dù huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, các trường THCS
trên địa bàn huyện Giao Thủy trong những năm qua đã nhận thức
được mức độ nghiêm trọng của thực trạng trên, công tác giáo dục học
sinh phòng ngừa các TNXH luôn được quan tâm và đạt được một số
kết quả đáng mừng. Tuy nhiên, đây vẫn là một nội dung giáo dục mới
nên các cơ sở giáo dục còn gặp nhiều khó khăn; công tác quản lý

hoạt động giáo dục học sinh phòng chống các TNXH của CBQL còn
nhiều hạn chế, bất cập vì chưa được trang bị đầy đủ cơ sở lý luận
cũng như chưa đầu tư một cách đúng mức cho công tác này. Vì thế,
hiện tượng học sinh vi phạm các TNXH trong trường học có nguy cơ
lan rộng. Điều này đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục bậc THCS ở
huyện Giao Thủy là ngăn chặn một cách hữu hiệu TNXH xâm nhập
vào nhà trường thông qua quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa

2


TNXH xâm nhập vào nhà trường, phù hợp với hoàn cảnh và điều
kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi chọn nghiên cứu vấn đề:
“quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung
học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn
thạc sỹ khoa học chuyên ngành quản lý giáo dục.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các tổ chức thế giới như Liên Hiệp quốc, Tổ chức Y tế thế
giới (WHO), chương trình kiểm soát ma túy quốc gia của Liên hiệp
quốc (UNDCP) đã nhiều lần cảnh báo và phát động chiến dịch với
quy mô toàn cầu, kêu gọi nhân loại chung sức, đồng lòng chặn đứng
và đẩy lùi TNXH, đem lại sự yên bình cho cuộc sống.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động GDPN
TNXH được thể hiện trong Luật phòng chống ma túy và các Nghị
quyết, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo về giáo dục – đào tạo.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây các cơ quan quản lý nhà
nước, các nhà nghiên cứu của Bộ Công an, Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội, Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia… đã có
nhiều công trình nghiên cứu về phòng, chống TNXH và tội phạm

dưới nhiều nội dung, góc độ và khía cạnh khác nhau về TNXH. Các
đề tài điển hình của các tổ chức và các tác giả trên đó là:
- Đề tài KX 0414 của Tổng cục cảnh sát – Bộ Công an nghiên
cứu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống TNXH và tội
phạm năm 2000.

3


- TNXH ở Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Lê
Thế Tiệm và đồng nghiệp năm 1994).
- Luận cứ khoa học đổi mới chính sách xã hội nhằm đảm bảo
an ninh xã hội và khắc phục TNXH (Lê Thế Tiệm và đồng nghiệp
năm 1994).
- Phòng chống ma tuý trong nhà trường (Vũ Ngọc Bừng - Năm
1997).
- Mại dâm và phòng chống mại dâm (Bùi Toản – Tạp chí Công
an nhân dân số 5 – 1996).
- Phòng chống tệ nạn cờ bạc, số đề trong tình trạng hiện nay
(Nguyễn Xuân Yêm – Tạp chí Công an nhân dân số 6 – 1996).
- Hiểm hoạ ma tuý và cuộc chiến đấu mới (Nguyễn Xuân Yêm
và Trần Văn Luyện, Nguyễn Thị Kim Liên, NXB Công an nhân dân,
Hà Nội năm 2003).
Trong các nghiên cứu trên đây đều đề cập đến thực trạng tệ
nạn xã hội hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan. Trong đó nhiều tác giả khẳng định hội nhập quốc tế cũng
đưa vào nước ta những tệ nạn xã hội mới du nhập từ bên ngoài vào.
Tệ nạn trên làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, phát triển đất nước.
Mọi lực lượng xã hội phải cùng chung tay để đẩy lùi tệ nạn đó. Trong
các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thế hệ trẻ là đối tượng rất dễ mắc

các tệ nạn xã hội khi từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam. Ngoài việc
sử dụng pháp luật để đấu tranh với tệ nạn này, việc giáo dục phòng
ngừa tệ nạn này trong thanh thiếu niên là hết sức quan trọng.

4


Hiện nay công tác quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học
sinh các trường THCS của hiệu trưởng các trường THCS ở huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, TNXH
có nguy cơ xâm nhập vào các trường ngày càng cao. Một phần
nguyên nhân của thực trạng trên là do đội ngũ CBQL trường THCS
của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định chưa có cơ sở lý luận cũng như
chưa thực sự đầu tư đúng mức cho công tác này trong việc quản lý
nhà trường. Đề tài của tôi là sự tiếp nối những nghiên cứu và biện
pháp quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường
THCS huyện Giao Thủy nhằm góp phần đưa ra những biện pháp hữu
hiệu nhất trong công tác phòng ngừa TNXH xâm nhập vào nhà
trường của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định; nếu không làm tốt
công tác phòng ngừa, ngăn chặn sớm TNXH xâm nhập vào nhà
trường thì ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển nhân cách cho học
sinh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục
phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh trường trung học cơ sở và
đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa
TNXH cho học sinh các trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định để đề ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa
tệ nạn xã hội cho học sinh của địa phương trong những năm tới; góp

phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

5


3.2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục
phòng ngừa TNXH cho học sinh trường THCS.
3.2.2. Đánh giá thực trạng TNXH quản lý hoạt động giáo dục
phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường THCS của hiệu trưởng
các trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
3.2.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng
ngừa TNXH cho học sinh ở các trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các
trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐGD
phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở (chủ yếu
là các tệ nạn: ma tuý, cờ bạc, trộm cắp, đánh nhau, hút thuốc lá, quan
hệ nam nữ tuổi vị thành niên, chơi điện tử) đang có nguy cơ xâm
nhập vào nhà trường của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định trong các năm học gần đây.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá các tài liệu lý luận có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu phòng ngừa TNXH xâm nhập vào nhà
trường.


6


5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động học tập, vui chơi, giao lưu của học sinh
THCS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định để thấy rõ nguyên nhân học sinh THCS mắc các TNXH, quan
sát các đối tượng HS THCS có nghi vấn...
5.2.2. Phương pháp điều tra viết
Sử dụng bảng hỏi với hệ thống câu hỏi đối với học sinh, hỏi
những hiểu biết về TNXH, sử dụng bảng hỏi với giáo viên, Hiệu
trưởng ... về các biện pháp Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho
học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định.
5.2.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các đồng chí chuyên viên Sở GD&ĐT,
lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý các trường
THCS trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Tham khảo ý kiến của giáo viên, cán bộ đoàn thể phường, xã,
các bậc phụ huynh học sinh nơi có nguy cơ cao về TNXH trên địa
bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
5.2.4. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn chuyên viên Sở GD&ĐT phụ trách công tác ngoại
khoá và thể chất (phòng Công tác HSSV), chuyên viên Phòng
GD&ĐT, Hiệu trưởng, Tổng phụ trách Đội các trường THCS
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định... các cán bộ đoàn thể ở một số
xã, phường.


7


5.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Qua thực tế quản lý và giảng dạy ở các trường THCS trên địa
bàn Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó chúng tôi tổng kết
kinh nghiệm về Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các
trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Luận văn đã xác định được khung lý thuyết nghiên cứu quản
lý hoạt động dạy học ở trường THCS. Trong đó, xây dựng được các
khái niệm công cụ như: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà
trường; tệ nạn xã hội và tác động của TNXH đối với sự phát triển
nhân cách của HS; Lý luận về quản lý HĐGD học sinh phòng ngừa
các TNXH trong trường THCS; biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục phòng ngừa TNXH cho học sinh các truongf THCS. Kết quả
nghiên cứu thực tiễn của luận văn góp phần bổ sung một số vấn đề lý
luận về quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS trong khoa
học quản lý.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn đã phân tích và chỉ ra được thực trạng Quản lý
HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định trong bối cảnh xã hội hiện nay. Kết
quả nghiên cứu chủ thể quản lý đã được thực hiện tốt với các nội
dung quản lý. Luận văn cũng đã đề xuất được các biện pháp nâng cao
hiệu quả Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường
trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và khảo nghiệm

8



tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả nghiên cứu
thực tiễn của luận văn sẽ là cơ sở khoa học, có thể làm tài liệu tham
khảo bổ ích cho chủ thể quản lý ở các trường THCS, giáo viên THCS
nhằm nâng cao hiệu quả Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học
sinh các trường trung học cơ sở hiện nay.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo
và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3
chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH
cho học sinh trường trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho
học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định.
Chương 3: Biện pháp Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho
học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định.

9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Quản lý
1.1.2. Giáo dục

1.1.3. Quản lý giáo dục
1.2. Phòng ngừa tệ nạn xã hội
1.2.1. Tệ nạn xã hội
1.2.2. Tệ nạn xã hội trong nhà trường
1.2.3. Phòng ngừa tệ nạn xã hội
1.3. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho
học sinh trung học cơ sở
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Nội dung giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh
trung học cơ sở
1.3.3. Con đường giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh
trung học cơ sở
1.3.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho
học sinh trung học cơ sở
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng
ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh

10


Kết luận chương 1
Chương 1 tôi đã tập trung phân tích và hệ thống hoá những
nội dung cơ bản của các khái niệm: Quản lý, quản lý GD, quản lý nhà
trường, quản lý trường THCS; TNXH và tác động của TNXH đối với
việc phát triển nhân cách học sinh, các biện pháp quản lý HĐGD học
sinh phòng ngừa các TNXH xâm nhập vào nhà trường của hiệu
trưởng trường THCS... Qua đó có thể rút ra kết luận như sau:
Môi trường GD giáo dục THCS vốn được coi là trong sáng,
lành mạnh nhưng trong bối cảnh hiện nay đang có nguy cơ bị TNXH
xâm nhập, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc GD nhân cách học

sinh. Quản lý nhà trường vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, đòi hỏi
người Hiệu trưởng nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học
quản lý và quản lý giáo dục trong việc điều hành và quản lý nhà
trường; cần phải được trang bị những kiến thức lý luận về TNXH, tác
hại, nguyên nhân TNXH xâm nhập vào nhà trường... trên cơ sở đó,
Hiệu trưởng xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo
bộ máy giáo dục nhà trường một cách sáng tạo, linh hoạt phù hợp với
điều kiện thực tế của nhà trường nhằm đạt hiệu quả nhất.

11


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG
NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Khái quát về giáo dục huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định
2.2. Thực trạng các tệ nạn xã hội
2.2.1. Vài nét về tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện Giao Thủy
Theo báo cáo tổng kết của Công an huyện Giao Thủy, tình hình
TNXH trên địa bàn huyện 5 năm trở lại đây diễn biến hết sức phức
tạp, đặc biệt từ khi tốc độ đô thị hoá diến ra nhanh. Trong năm 2015,
tổng số TNXH đã được cơ quan công an thụ lý là 174 vụ, tập trung
chủ yếu vào các tệ nạn sau: ma tuý, mại dâm, đánh bạc, số đề, trộm
cắp, cướp giật, đánh nhau, giết người…. Cụ thể như sau:
- Tệ nạn ma tuý: tổng số vụ bắt giữ và xử lý là 53 vụ với 81
đối tượng mua bán, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển ma tuý. Số lượng
ma tuý đã thu được là: 83.5 g Hêroin, 106 viên ma tuý tổng hợp...
Cũng theo hồ sơ quản lý của công an huyện, hiện huyện có 731 người
nghiện ma tuý tập trung vào các xã thị trấn: Giao Tiến, Giao Xuân,

Giao Thiện, Quất Lâm, Ngô Đồng….
- Tệ nạn mại dâm: theo tổng kết của công an huyện thì tổng
số vụ vi phạm tệ nạn mại dâm mà công an huyện bắt và xử lý là 15
vụ, trong đó chủ chứa và môi giới là 23, số gái mại dâm là 33, người
mua dâm là 40. Với tốc độ đô thị hoá khá nhanh, tiền bán đất của dân
cũng bị phát tán, tiêu xài dễ bị lôi kéo vào tệ nạn mại dâm, ảnh hưởng
không nhỏ đến tâm lý tò mò, bắt chước, khám phá… của học sinh.

12


Tệ nạn đánh bạc: Là tệ nạn đã có từ rất lâu và được biến
tướng dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt mỗi khi Tết đến, có
đám hiếu, hỷ, giỗ, hội làng… thì các chiếu bạc không thể không có
nhất là khi người dân có được những khoản tiền lớn từ đi làm ăn xã,
đền bù, giải phóng mặt bằng thì người dân lao vào cờ bạc, họ sẵn
sàng nướng vào chiếu bạc hàng chục, hàng trăm triệu đồng trong một
lần đánh bạc khiến gia đình lâm vào cảnh khánh kiệt, tan vỡ hạnh
phúc, con cái hư hỏng, bơ vơ. Có những gia đình nhiều thế hệ cùng
tham gia đánh bạc. Do ảnh hưởng từ gia đình và xã hội cờ bạc như
vậy nên học sinh THCS dễ bắt trước và việc học sinh đánh bạc là khó
tránh khỏi. Thực tế, theo phản ánh của cán bộ quản lý và giáo viên đã
thấy học sinh THCS chơi bài ăn tiền trong giờ ra chơi hoặc tụ tập ở
nhà riêng.
Tệ nạn số đề, cá độ: cùng với đánh bạc thì tệ số đề, cá độ
luôn tồn tại. . Hầu như xã nào cũng đều có người túc trực để sẵn sàng
rủ rê, lôi kéo người dân tham gia. Có những địa phương, cá độ phát
triển một cách thái quá làm mất đi vẻ bình yên của các lễ hội hoặc tập
quán như: Thi đấu cờ tướng, chọi gà, đá búng… người dân cũng sẵn
sàng đem ra để cá độ. Tổng số vụ số đề, cá độ mà công an huyện bắt

giữ và xử lý là 9 vụ với 13 người vi phạm và số tiền thu được là
21.800.000đ, 9 điện thoại di động…. Địa phương có tệ nạn này nhiều
nhất là Ngô Đồng, Giao Tiến, Quất Lâm, Giao Xuân ... Học sinh
THCS trên địa bàn Huyện cũng có hiện tượng tham gia tệ nạn này.
2.2.2. Thực trạng tham gia tệ nạn xã hội trong các trường trung học
cơ sở huyện Giao Thủy

13


2.2.3. Nguyên nhân tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường trung học cơ
sở huyện Giao Thủy
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho
học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã
hội cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định
2.4.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục phòng
ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định
2.4.2. Quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa
tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định
2.4.3. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa
tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định
2.4.4. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ
nạn xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định


14


2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục
phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học cơ
sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Kết luận chương 2
Trong những năm gần đây, do tốc độ đô thị hoá nhanh, nguy
cơ TNXH phát triển và xâm nhập vào các nhà trường THCS huyện
Giao Thủy đáng lo ngại. Công tác giáo dục phòng ngừa TNXH trong
các nhà trường đã và đang được các cấp, ngành, đoàn thể, các nhà
trường quan tâm, triển khai và đã thu được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên số học sinh vi phạm TNXH trong các nhà trường vẫn còn,
điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giáo dục toàn diện của
nhà trường.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy cán bộ quản lý và giao viên
của các trường đánh giá tốt về hiệu quả quản lý họạt động giáo dục
phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh của hiệu trưởng nhà trường.
Điều này thể hiện ở tất cả các chức năng của hoạt động quản lý từ
xây dựng kế hoạch đến thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện
họạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh.
Các yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng nhiều đến
họạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh của hiệu
trưởng nhà trường. yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều nhất là tinh thần
trách nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường và yếu tố khách quan ảnh
hưởng nhiều nhất là sự hỗ trợ của giáo viên.

15



Chương 3
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH
NAM ĐỊNH
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý
3.1.2. Đảm bảo tính thống nhất trong giáo dục
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa
3.1.4. Đảm bảo thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục
3.1.5. Đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương
3.1.6. Đảm bảo tính khả thi
3.1.7. Đảm bảo tính hiệu quả

16


3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ
nạn xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo
viên, học sinh và phụ huynh về vai trò của hoạt động giáo dục phòng
ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh
3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện kế hoạch giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học
sinh
3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn
xã hội cho học sinh thông qua nội dung dạy học và các hoạt động
ngoại khóa

3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn
xã hội cho học sinh
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt
động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thi đua,
khen thưởng đối với hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội
cho học sinh
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
Kết luận chương 3
Dựa trên những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực
tiễn, đồng thời căn cứ vào những văn bản pháp quy định hướng, chỉ

17


đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định, Phòng GD&ĐT Giao Thủy
về phòng ngừa các TNXH xâm nhập vào nhà trường, đề tài đề xuất 6
biện pháp quản lý HĐGD phòng ngừa các TNXH xâm nhập vào nhà
trường. Đó là các biện pháp: Hiệu trưởng giáo dục nhằm nâng cao
nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinhvà phụ huynh về vai
trò của HĐGD phòng ngừa TNXH; Hiệu trưởng tăng cường quản lý
việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch GD học sinh
phòng ngừa TNXH; Hiệu trưởng quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH
thông qua nội dung dạy học và các hoạt động ngoại khóa; Hiệu
trưởng tổ chức phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường
tham gia hoạt động GD học sinh phòng ngừa TNXH; Hiệu trưởng
tăng cường quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GD học sinh
phòng ngừa TNXH và Hiệu trưởng tăng cường công tác kiểm tra,

giám sát, thi đua, khen thưởng đối với hoạt động giáo dục phòng
ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh.
Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng
bổ sung cho nhau trong hoạt động quản lý HĐGD học sinh phòng
ngừa các TNXH cho học sinh huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Cả
6 biện pháp đề xuất ở trên đều được đánh giá là cần thiết và khả thi.

18


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quản lý HĐGD học sinh phòng ngừa các TNXH xâm nhập vào nhà
trường là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong tình
hình hiện nay. Để đào tạo được các thế hệ học sinh có nhân cách toàn
diện, đáp ứng được yêu cầu xã hội, phải hướng nhiệm vụ trọng tâm
vào việc quản lý giáo dục phát triển nhân cách toàn diện học sinh
trong một môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học
sinh là những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà trường và lực
lượng xã hội ngoài trường đến học sinh nhằm ngăn chặn tệ nạn xã hội,
góp phần hình thành phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện.
Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho
học sinh gồm những nội dung cơ bản sau: Quản lý việc xây dựng kế
hoạch hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh;
Quản lý việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ
nạn xã hội cho học sinh; Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động
giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh; Quản lý sự phối hợp
giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đối với hoạt
động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh; Quản lý cơ sở

vật chất phục vụ hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho
học sinh.

.

19


Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy đa số các trường THCS
của huyện Giao Thủy đánh giá tốt về mức độ nguy hại, về hậu quả và
nguyên nhân của các tệ nạn xã hội.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên
của các trường đánh giá tốt về hiệu quả quản lý họạt động giáo dục
phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh của Hiệu trưởng nhà trường.
Điều này thể hiện ở tất cả các chức năng của hoạt động quản lý từ
xây dựng kế hoạch đến thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện
họạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh.
Các yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng nhiều đến
họạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh của hiệu
trưởng nhà trường. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều nhất là tinh
thần trách nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường và yếu tố khách quan
ảnh hưởng nhiều nhất là sự hỗ trợ của giáo viên.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài đề xuất 6
biện pháp quản lý HĐGD phòng ngừa các TNXH xâm nhập vào nhà
trường. Đó là các biện pháp: 1) Hiệu trưởng giáo dục nhằm nâng cao
nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về
vai trò của HĐGD phòng ngừa TNXH; 2) Hiệu trưởng tăng cường
quản lý việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch GD
học sinh phòng ngừa TNXH; 3) Hiệu trưởng quản lý HĐGD phòng
ngừa TNXH thông qua nội dung dạy học và các hoạt động ngoại

khóa; 4) Hiệu trưởng tổ chức phối hợp các lực lượng GD trong và
ngoài nhà trường tham gia hoạt động GD học sinh phòng ngừa
TNXH; 5) Hiệu trưởng tăng cường quản lý cơ sở vật chất phục vụ

20


hoạt động GD học sinh phòng ngừa TNXH và 6) Hiệu trưởng tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát, thi đua, khen thưởng đối với hoạt
động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh.
Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng
bổ sung cho nhau trong hoạt động quản lý HĐGD học sinh phòng
ngừa các TNXH cho học sinh huyện Giao Thủy, tỉnh B. Cả 6 biện
pháp đề xuất ở trên đều được đánh giá là cần thiết và khả thi ở mức
độ cao.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Giao Thủy
Cung cấp thường xuyên, kịp thời các văn bản chỉ đạo, các tài
liệu liên quan đến công tác phòng ngừa TNXH trong học đường.
Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ,
các hình thức tổ chức HĐGD phòng ngừa TNXH. Thường xuyên
phát động các phong trào dạy chuyên đề, tổ chức các hội thi về giáo
dục phòng ngừa TNXH như: phòng ngừa ma tuý, giáo dục sức khoẻ
sinh sản vị thành niên, phòng ngừa tác hại thuốc lá.
Tích cực chỉ đạo các trường cụ thể hoá kế hoạch giáo dục
phòng ngừa TNXH cho từng năm học; đưa nội dung giáo dục phòng
ngừa TNXH là một trong những tiêu chí thi đua, nội dung để đánh
giá, xếp loại các nhà trường vào mỗi học kỳ và năm học.
Tăng cường, đẩy mạnh công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra,
tổng kết, đánh giá, khen thưởng các nhà trường trong công tác giáo

dục phòng ngừa TNXH.

21


2.2. Đối với các cấp chính quyền địa phương của huyện Giao Thủy
Cần quản lý tốt hơn tình hình an ninh trên địa bàn thành phố,
hạn chế tối đa các TNXH nhất là ở những địa điểm gần trường học.
Chỉ đạo các lực lượng chức năng, các ban ngành, đoàn thể, tổ
chức xã hội tích cực phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong công
tác này.
Tăng cường hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh
phí cho giáo dục nói chung và HĐGD phòng ngừa TNXH trong nhà
trường nói riêng.
2.3. Đối với các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy
Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, Ban Giám
hiệu, chỉ đạo sát sao các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục
trong và ngoài trường đối với HĐGD phòng ngừa TNXH cho học
sinh.
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo HĐGD phòng ngừa TNXH một
cách cụ thể; tổ chức thực hiện nghiêm túc, khoa học; phải kiểm tra,
theo dõi, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, khen thưởng rõ ràng.
Đẩy mạnh việc tổ chức các HĐGD học sinh phòng ngừa
TNXH dưới nhiều hình thức phong phú đa dạng nhằm lôi cuốn học
sinh tích cực tham gia.
Chủ động, tích cực phối kết hợp với các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, sâu
rộng, hiệu quả.
2.4. Đối với gia đình học sinh


22


Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc quản lý,
giáo dục con, cha mẹ cần đầu tư thời gian chăm sóc con cái nhiều hơn,
nắm bắt được tâm lý, tâm tư tình cảm của con; thường xuyên động viên
chia sẻ con những lúc vui, buồn để con cái thấy rằng cha mẹ thực sự là
tấm gương sáng, chỗ dựa vững chắc của con, gia đình là tổ ấm tình
thương. Từ đó, giúp con cái tránh xa TNXH.
Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, nhất là giáo viên chủ
nhiệm lớp trong việc giáo dục con cái trong đó có giáo dục phòng
ngừa TNXH.
2.5. Đối với học sinh
Nhận thức rõ ràng mức độ nguy hại của các TNXH đối với
bản thân, gia đình và xã hội để chủ động phòng ngừa đồng thời tích
cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân.
Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục phòng ngừa
TNXH của lớp, trường và xã hội.
Nếu phát hiện các trường hợp bạn bè mắc phải TNXH phải
mạnh dạn báo cáo giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường để có biện
pháp đấu tranh nhằm ngăn chặn chặn kịp thời.

23


×