Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài tiểu luận môi trường và phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.38 KB, 3 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ
-----***-----

MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ĐỀ TÀI: CHỌN GÓC NHÌN VỚI VAI TRÒ NHÀ QUẢN LÝ ĐỂ
VIẾT VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG
Giảng viên hướng dẫn
Nhóm môn học
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên

Nguyễn Quốc Phi
4110114 – Nhóm 02

Hà nội, 2017


Đánh giá nền kinh tế chung của nước ta trong những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước cùng sự nỗ lực , cố gắng của đông đảo quần chúng nhân dân nền kinh
tế Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể. Điều này thể hiện rõ trong Báo cáo tình hình
kinh tế xã hội năm 2016 và nhiệm vụ năm 2017 do thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc trình bày tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV sáng ngày 20/10/2016.
Theo báo cáo này, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ
giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác để kiểm soát lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng
tăng 3,14%, cả năm ước tăng khoảng 4%. Việc điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường đối
với dịch vụ giáo dục, y tế được chuẩn bị kỹ và điều hành phù hợp, không gây ảnh hưởng
lớn đến mặt bằng giá.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2016 tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước


tính tăng 6,21% so với năm 2015, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III
tăng 6,56%; quý IV tăng 6,68%..
Bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nhằm sớm đưa nước ta trở thành nước phát triển, cải thiện mức sống chung của người
dân thì nó cũng gây ra những hệ lụy không nhỏ đến môi trường và sự phát triển bền
vững. Và biểu hiện này thể hiện rõ nét trong các lĩnh vực.
Về công nghiêp, Trong những năm cuối thế kỉ XX ngành này đã có những bước tiến
khổng lồ nhiều thiết bị tinh xảo được sản xuất dẫn đến lượng nhiên liệu tiêu thụ tăng vọt
và lượng chất thải vào khí quyển cũng tăng lên nhanh chóng làm ô nhiễm môi trường
không khí. Sản xuất công nghiệp tăng làm phát sinh một lượng lớn chất thải trong đó chất
thải nguy hại ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến đất, nước xung quanh như chất thải
phóng xạ. Làm giảm tài nguyên đất khi lấy đất làm các khu chế xuất nông nghiệp. Và đặc
biệt là khiến nhu cầu khoáng sản tăng cao khiến tài nguyên bị khai thác một cách triệt để
kéo theo môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, sự chưa hoàn thiện
và không đồng bộ của kỹ thuật và công nghệ trong các nhà máy gây nên sự lãng phí tài
nguyên và ô nhiễm môi trường
Về nông nghiệp, Sử dụng phân bón hóa học và hợp chất bảo vệ thực vật đã tạo nên cuộc
cách mạng xanh và đảm bảo được nhu cầu về lương thực thực phẩm nhưng nhưng chúng
cũng mang lại những tác động tiêu cực và nảy sinh rất nhiều vấn đề môi trường và sức
khỏe con người. Làm độ màu mỡ của đất ngày càng suy thoái, không khí và nước ô
nhiễm nặng. làm giảm tính đa dạng của sinh quần, mất cân bằng sinh thái
Về lâm nghiệp, Tình trạng phá rừng vẫn đang tiếp diễn làm cho diện tích rừng ngày càng
thu hẹp do nhu cầu khai thác gỗ, củi, đất nông nghiệp dẫn đến đất đai bị thoái hóa về mặt
vật lý gây nên nguy cơ hoang mạc hóa cao. Việc đốt rừng góp phần làm tăng lượng khí
thải CO2 ảnh hưởng đến không khí và hiện tượng nóng lên của trái đất.


Như vậy giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường vừa có sự thống nhất và vừa có sự mẫu
thuẫn chúng tác động qua lại với nhau. Vì vậy với vai trò là nhà quản lý yêu cầu cấp thiết
được đặt ra là kinh tế xã hội phải phát triển để đảm bảo cuộc sống ấm no cho người dân,

đảm bảo về cơ sở vật chất cho các hoạt động an ninh quốc phòng. Đồng thời việc bảo vệ
môi trường cũng cần phải chú trọng nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững và vấn đề
đặt ra là làm sao để kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường sao cho hài hòa.
Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc xem xét, đánh
giá tác động của yếu tố môi trường đến sự phát triển kinh tế - xã hội cần được thực hiện
một cách nghiêm túc trên cơ sở khoa học để đưa ra được những dự báo, cảnh báo sớm
phục vụ công tác hoạch định, xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp.
Trước thực trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang đe dọa tăng trưởng kinh
tế, đòi hỏi phải có chính sách phù hợp nhằm thích ứng, giảm nhẹ tác động của biến đổi
khí hậu và bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững trong dài hạn.
Các ý kiến tại Hội thảo cho rằng, để hạn chế bớt những tác động tiêu cực của yếu tố môi
trường đến tăng trưởng, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ứng phó tích cực
với biến đổi khí hậu và ngăn chặn đến mức thấp nhất tác động ô nhiễm môi trường, trong
đó, chú trọng những giải pháp như:
- Tái cơ cấu lại các ngành kinh tế nhằm hạn chế bớt những ngành phụ thuộc nhiều vào
khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo, giá trị gia tăng và hiệu
quả kinh tế thấp. Khuyến khích sử dụng năng lượng sạch như khí thiên nhiên, nhiên liệu
sinh học, năng lượng mới, năng lượng tái tạo cũng như cấp phép hạn mức phát thải các
chất ô nhiễm không khí cho các doanh nghiệp.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt
thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Tăng cường giám sát xả thải, bảo
đảm đúng quy định về công nghệ và bảo vệ môi trường đối với các dự án phát triển công
nghiệp; kiểm tra, rà soát các dự án kinh tế có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; xử lý
nghiêm, kịp thời các vi phạm môi trường.
- Thực hiện lồng ghép một cách có hiệu quả giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi
trường trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng cơ chế cụ thể khuyến khích và huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong
và ngoài nước đầu tư trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường...
Môi trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Môi trường tự nhiên
là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế phát triển cũng có những tác động tích cực

tới môi trường. Chính vì vậy muốn phát triển bền vững phải đả bảo hài hòa hai mối quan
hệ trên.



×