Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

báo cáo kiến tập ban tuyên giáo huyện ủy chợ mới – bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.45 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
I. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới
1. Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Chợ Mới
Về địa giới hành chính, huyện chợ mới trước năm 1965 thuộc huyện
Bạch Thông ( Châu bạch Thông chính thức từ thời Lê, đời Hồng Đức thứ 21,
vào năm 1490). Từ 1965 đến 1997 thì 09 xã và 1 thị trấn phía Nam của huyện
Bạch Thông sát nhập về huyện phú lương ( Nông Hạ, Nông Thịnh, Thanh
Bình, Yên Đĩnh, Như Cố, Quảng Chu, Bình Văn, Yên Hân, Yên Cư và thị
trấn Chợ Mới). Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, tỉnh Bắc
kan được tái lập. Sau khi tỉnh bắc kan được tái lập năm 1997, địa giới hành
chính huyên Bạch Thông tiếp nhận 09 Xã và 01 thị trấn phía bắc của huyện
phú Lương. Thực hiện Nghị định số 46-ND/NP, ngày 06/07/1998 của chính
phủ, huyện Chợ Mới được thành lập trên cơ sở chia tách 16 xã, thị trấn phía
nam của huyện Bạch Thông và chính thức Quyết định thành lập, đi vào hoạt
động từ ngay 02 tháng 09 năm 1998. Huyện Chợ mới có tổng diện tích tự
nhiên là 60,716.08 ha, gồm 16 đơn vị hành chính (15 xã và 01 thị trấn). thị
trấn Chợ Mới là trung tâm huyện lỵ cách thị xã bắc kan 42km về phía Bắc
cách thủ đô Hà Nội 142km về phía nam.
Huyện có vị trí tương đối thuận lợi. Là huyện cửa ngõ phía Nam của
tỉnh Bắc Kan, phía đông giáp huyện Na Rì ( Bắc Kan), Võ Nhai ( Thái
Nguyên); phía Tây giáp huyện Định Hóa ( Thái Nguyên); phía Nam giáp
huyện Đồng Hỷ và huyện Phú lương ( Thái nguyên); phía Bắc giáp huyện
Chợ Đồn, Bạch thông và thị xã Bắc Kan.
Đường quốc lộ 3 đi qua 07 xã, thị trấn. Sông cầu chảy qua 09 xã trong
huyện. Thị trấn Chợ mới nằm trên địa phậm phù lưu của song cầu và song
chu. Địa hình của huyện khá đa dạng và phức tạp chia thành 03 vùng chủ yếu:


Khu vực phía Đông của huyện gồm các xã: Như Cố, Bình Văn, Yên
Hân, Yên Cư, Tân Sơn. Địa hình của vùng này được tạo bởi các núi đá và
thung lũng nhỏ, có nhiều thác ghềnh.


Khu vực phía Tây của huyện gồm các xã: Thanh Mai, Thanh Vận, Mai
Lạp. Địa hình núi đất và các thung lũng nhỏ tương đối thuận lợi cho việc phát
triển trồng rừng.
Khu vực dọc theo trục đường quốc lộ 3, gồm các xã: Hòa Mục, Cao kỳ,
Nông Hạ, Nông Thịnh, Thanh Bình, Yên Đĩnh, Quảng Chu, thị trấn Chợ Mới,
chủ yếu là đồi núi được cấu tạo bởi cá loại nham thạch cổ xưa, xen kẽ với núi
đá vôi, ngăn cách bởi những thung lũng trải rộng, kéo dài thành những cánh
đồng tương đối bằng phẳng dọc theo triền sông, suối. Địa hình miền núi nhiều
mưa, mật độ sông suối, nguồn nước khá lớn, lượng lưu chuyển khá dồi dào,
phân phối đều giữa các khu vực trong huyện.
Huyện Chợ Mới có hệ thống sông suối được phân bố đều khắp. Con
sông lớn nhất là sông cầu, sông cầu có vai trò to lớn trong đời sống dân cư
của hầu hết các xã trong huyện. Nguồn nước thủy lợi dồi dào, đường giao
thông ngược xuôi và nguồn thủy sản phong phú. Hàng năm dòng sông này bồi
đắp cho các xã dọc lưu vực một lớp phù sa khá mầu mỡ. Ngoài tác dụng đó
sông cầu còn đáp ứng một phần quan trọng sự thông thương nguồn hàng giữa
huyện nhà với các địa phượng khác trong và ngoài tỉnh. Trong kháng chiến
chống thực dân pháp, sông cầu đóng vai trò vận tải gạo, muốí và nhiều vật
dụng khác từ miền xuôi đến bến chợ Mới bằng các thuyền ván lớn, nhỏ; trong
thời bình lại vận chuyển tre, nứa, gỗ…. từ Bắc kan về xuôi.
Là huyện nằm ở cửa ngõ phía Nam của tỉnh Bắc Kan nên mạng lưới
giao thông ở Chợ Mới tương đối phát triển. Hiện nay 100% số xã có đường ô
tô đến trung tâm xã nên giao thông lien lạc khá thuận tiện.
Quốc lộ 3 là con đường giao thông huyết mạch chạy dọc theo chiều dài
của huyện Chợ Mới. Nhờ con đường này, từ Chợ Mới có thể đi lại một cách
dễ dàng về phía Nam xuống thủ đô Hà Nội, lên phía Bắc tân thị xã Cao Bằng.


Ngoài ra còn một hệ thống đường liên xã, tạo thành một mạng lưới giao thông
phục vụ nhu cầu đời sống, kinh tế và văn hóa – xã hội của nhân dân các dân

tộc trong vùng.
Chợ Mới nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, hàng năm chia làm 4
mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ trùng với gió mùa đông nam, nhiệt độ trung
bình là 25c đến 28c. Mùa đông trùng với gió mùa đông bắc, tiêt trời giá lạnh,
nhiều khi có sương muối, gây ảnh hưởng xấu đến độ sinh trưởng của cây
trồng và gia súc.
Là một huyện miền núi phía Nam của tỉnh Bắc Kạn, đất rộng, người
thưa. Dân số toàn huyện ngày đầu mới thành lập( năm 1998) là 37.998 tăng
lên 38.205 người (năm 2005) và đến tháng 3 năm 2008 là 38.468 người.
Trong bức tranh của cộng đồng dân cư, ở huyện Chợ Mới hiện nay có
các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa. Ngữ hệ Nam Á với các
nhóm: Việt – Mường ( kinh); Mông – Dao ( Mông, Dao). Ngữ hệ Thái –
Kadai ( Tày, Nùng). Ngữ hệ Hán ( Hoa và các nhóm dân tộc Sán chỉ thuộc
dân tộc Sán Chay).
Người Kinh chiếm khoảng 20% dân số, chủ yếu tập trung ở vùng thấp,
thị trấn. Người Tày chiếm 56,9% dân số, phân bố hầu khắp các địa bàn trong
huyện. Đây là lớp dân cư bản địa, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao
trong vùng. Ngôn ngữ Tày cùng với tiếng phổ thông đóng vai trò quan trọng
trong giao tiếp giữa các dân tộc trong khu vực. Người Nùng có mối quan hệ
lịch sử với người Tày, cư trú xem kẽ giữa người Tày với người Kinh, với dân
số khoảng 3,62%. Người Dao cũng như người Mông chủ yếu sinh sống ở
vùng cao chân núi, chiếm khoảng 17,3% dân số. Người Mông, Sán Chay và
Hoa và một số dân tộc khác có mặt muộn hơn với dân số ít (~2,03%). Mỗi
dân tộc ở Chợ Mới dù trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều, số
lượng nhiều ít khác nhau, nhưng đều có sắc thái văn hóa độc đáo, phong tục
tập quán khác nhau tạo nên bức tranh văn hóa nhiều màu sắc, nhiều giá trị văn
hóa vẫn còn bảo lưu: Từ các nhà sàn truyền thống đến các bộ trang phục đậm


đà sắc thái dân tộc, hàm chứa các giá trị lịch sử, văn hóa. Lễ hội “ Lồng tồng”

( xuống đồng) vào mùa xuân với ý nghĩa cầu mùa là hình thức sinh hoạt văn
hóa dân gian độc đáo. Hát Páo dung của người Dao, múa khen của người
Mông, hát sli, lượn của người Tày, Nùng trong các lễ hội, chợ phiên hay trong
đám cưới.
Trải qua quá trình lịch sử cùng sinh sống trên vùng đất Chợ Mới, nhân
dân các dân tộc ở đây đã tạo nên những giá trị văn hóa mang đặc trưng dân
tộc, đồng thời làm phong phú thêm văn hóa của cộng đồng dân cư.
2. Về tình hình kinh tế - xã hội 2011
a. Sản xuất nông – lâm nghiệp
Diện tích lúa nước cả năm thực hiện được 2.657,18 ha/2.680 ha đạt
99,15% KH, năng xuất đạt 45,99 tạ/ha, sản lượng đạt 38,73 tạ/ha, sản lượng
đạt 9.118 tấn. Tổng sản lượng lương thực có hạt 21.337 tấn đạt 104,32%KH.
Tổng đàn trâu, bò toàn huyện có: 9.283 con đạt 72,18% KH trong đó đàn trâu
là 7.745 con; đàn bò 1.538 con. Đàn lợn 23.330 con đạt 71%KH. Kết quả
tiêm phòng năm 2011 cho đàn gia súc, gia cầm đã thực hiện được: đàn lợn
23.330 con đạt 71% KH, đàn trâu,bò được: tiêm LMLM đạt 86%; tiêm tụ
huyết trùng đạt 85% KH.
Trồng rừng: thực hiện được 1.715 ha/1.600ha KH đạt 107,2% KH.
Trồng rừng do công ty Hoàng Long thực hiện được 150 ha, cây trồng được
bảo vệ và chăm sóc tốt. Tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch trồng rừng
năm 2012.
Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn
mới, huyện đã xem xét và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch được 15/15 xã, hiện
đang triển khai thực hiện các bước theo quy trình.
b. Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 34.969 triệu
đồng, bằng 96,32% KH năm.


Huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng và tổ công tác liên ngành tiến

hành kiểm tra thực trạng tình hình khai thác vàng tại khu vực Mồ Côi xã Bình
Văn, hang Thắm Làng xã Yên Hân và có nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn
chặn khai thác vàng trái phép tại 02 xã nêu trên. Tuy nhiên đến thời điểm tình
hình khai thác vàng trái phép tại hang thắm làng xã Yên Hân và bãi Mồ Côi
xã Bình Văn vẫn còn sảy ra, hiện nay huyện vẫn đang tiếp tục chỉ đạo để ngăn
chặn tình trạng trên.
Công tác xây dựng cơ bản được quan tâm chỉ đạo: rong năm 2011 đã
khởi công mới 06 công trình trong đó đã hoàn thành và đưa vào sử dụng;
công trình chuyển tiếp thực hiện 21 công trình trong đó đã hoàn thành và đưa
vào sử dụng 11 công trình; trả nợ khối lượng công trình của năm trước 31
công trình. Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ – CP ngày 24 tháng 2 năm 2011
của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Sauk hi rà soát các cong trình, đã
thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước đối với 02 công trình ( xây dựng nhà đón tiếp khách đền tưởng niệm
huyện Chợ Mới và di chuyển cột phát song đài truyền hình huyện) với tổng số
tiền 400 triệu đồng. Tổng nguồn vốn đầu tư XDCB năm 2011 do Ban quản lý
dự án – đầu tư xây dựng cơ bản huyện làm chủ đầu tư là 69.269 triệu đồng, đã
thanh toán được: 55.624 triệu đồng, đạt 80% KH. Dự ước đến 31/12/2011
thực hiện đạt 100% KH.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 260.453 triệu đồng bằng 115% KH năm.
Thu ngân sách Nhà nước: Huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt thu ngân
sách, kết quả hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách, kết quả hoàn thành chỉ tiêu
thu ngân sách năm 2011 theo kế hoạch.
Chi ngân sách 112.542 triệu đồng bằng 114,7% kế hoạch năm, chi
thường xuyên cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Các hoạt động văn hóa – xã hội có bước phát triển khá. Tổ chức tốt
việc cứu trợ xã hội, thăm hỏi tặng quà cho gia đình chính sách, người có công



với cách mạng tổng số tiền là 319,6 triệu đồng. Công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho nhân dân được duy trì thường xuyên, các chương trình y tế quốc
gia được thực hiện tốt, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt
là bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Đánh giá công nhận danh hiệu văn hóa năm
2011, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, thiết
thực nhằm tuyên truyền hưởng ứng các ngày lễ lớn của đất nước, tham gia
quảng bá về sản phẩm hàng hóa của Chợ Mới và các tiềm năng phát triển
kinh tế - xã hội của huyện trong Hội chợ thương mại – du lịch qua những
miền di sản văn hóa năm 2011 tổ chức tại tỉnh Bắc Kan. Toàn huyện có 42
trường học trong đó có 08 trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
THPT đạt 94% ( Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa IV là 75%). Chỉ
đạo làm tốt công tác khai giảng năm học mới và ngày toàn dân đưa trẻ đến
trường, sau khia trường các trường đã ổn định dạy và học theo đúng kế hoạch
đề ra. Tổ chức tết trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng đảm bảo an
toàn, vui tươi, lành mạnh và tiết kiệm, tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11. Đoàn nghệ thuật quần chúng của huyện tham gia hội diễn nghệ thuật
quần chúng lần thứ VII do tỉnh tổ chức đạt giải 3 toàn đoàn.
C. Công tác an ninh – quân sự địa phương, nội chính
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Lực lượng chức năng
tập trung cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng, bảo vệ tết nguyên đán Tân mão 2011. Tổ chức hội
nghị triển khai, quán triệt nhiệm vụ với Bí thư; Chủ tịch; Trưởng công an; Chỉ
huy trưởng quân sự các xã, thị trấn và ký cam kết về thực hiện nhiệm vụ đảm
bảo an ninh trật tự trước, trong và sau tết nguyên đán; tổ chức tuyên truyền
pháp lệnh tôn giáo tín ngưỡng. Hưởng ứng tháng an toàn giao thông quốc gia,
công tác bảo đảm an toàn giao thông được tăng cường. Tình hình phạm pháp
hình sự giảm, trên địa bàn huyện xảy ra 64 vụ phạm pháp hình sự, cơ quan
chức năng điều tra khám phá án đạt tỷ lệ 98,18%; tai nạm giao thông được
kiềm chế, xảy ra 11 vụ làm chết 06 người, bị thương 16 người; va chạm giao



thông sảy ra 28 vụ, bị thương 37 người. Tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu
năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2011 cụm an ninh liên
hoàn khu vực giáp ranh 04 huyện: Chợ Mới( Bắc Kan), Võ Nhai, Phú Lương,
Đồng Hỷ ( Thái Nguyên); phối hợp với ngành chức năng của tỉnh bảo vệ
tuyệt đối an toàn cuộc Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử Đại
biểu Hội Đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016, bảo vệ an toàn các lễ
hội của nhân dân và các đoàn công tác trung ương đến thăm, làm việc và đi
qua địa bàn. Hoàn thành công tác khảo sát đánh giá tình hình ANTT – XH
nông thôn tại 15 xã theo tiêu chí 19.
Các chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực sẵn sàng chiến đấu được thực
hiện nghiêm túc. Duy trì nghiêm quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ theo
Nghị định 77 của Chính phủ.
Tổ chức tốt lễ ra quân huấn luyện năm 2011; Hội nghị tổng kết công
tác giáo dục quốc phòng – an ninh năm 2001 – 2010; Hội nghị tổng kết 5 năm
thực hiện nhiệm vụ huấn luyện 2006 – 2010; tiếp tục triển khai thực hiện
Quyết định 142 của thủ tướng Chính phủ cho các đối tượng. Tiến hành huấn
luyện dân quân tự vệ theo kế hoạch được 24/24 đơn vị đạt 100% KH, đánh
giá chung đạt khá, đảm bảo an toàn, tổ chức thành công Đại hội thi đua quyết
thắng lực lượng vũ trang trong huyện giai đoạn 2008 – 2011, kỷ niệm ngày
quốc phòng toàn dân 22/12. Tổ chức lễ giao nhận quân đảm bảo đúng nghi
thức, thủ tục nguyên tắc đạt 100% chỉ tiêu đảm bảo đạt chất lượng. Diễn tập
chiến đấu trị an năm 2011 tại 03 xã: Binh Văn, Yên Hân, Yê Cư đạt kết quả
khá tốt, tiến hành diễn tập khu vực phòng thủ huyện Chợ Mới đạt kết quả khá
và tuyệt đối an toàn.
Cơ quan chức năng tập trung tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra,
truy quét, ngăn chặn việc khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép
trên địa bàn đặc biệt là những khu vực giáp ranh, đã phát hiện và xử lý 28 vụ
vi phạm lâm luật. Bắt giữ 29,6 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách Nhà nước
400 triệu đồng. Khởi tố 01 vụ vi phạm về các quy định luật bảo vệ rừng.



Các ngành trong khối nội chính đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính
quyền huyện lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đạt
kết quả như: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân và
phòng, chống tham nhũng; công tác tổ chức, chính quyền cơ sở, cải cách hành
chính; việc tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật… Công tác thực
hành quyền công tố, kiểm soát điều tra, xét xử án, kiểm sát tạm giữ, tạm giam
và giải quyết án được thực hiện bảo đảm công minh, đúng người, đúng tội,
đúng quy định của pháp luật. Triển khai tốt các công tác cho các đồng bào
dân tộc thiểu số, các hộ nghèo trên địa bàn; công tác quản lý nhà nước về tôn
giáo được quan tâm chỉ đạo thường xuyên.
3. Mục tiêu định hướng đến năm 2020
Đẩy mạnh phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn
lực và tiềm năng sẵn có của huyện, đồng thời bảo đảm tính bền vững, hạn chế
sự suy thoái của môi trường và hệ sinh thái.
Trong nông nghiệp, sử dụng hiệu quả diện tích cacnh tác hiện có, song
song với nâng cao năng xuất và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng cần
áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ, chon giống góp phần tăng giá trị
thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Phát triển và nâng cao chất lượng,
hiệu quả đàn gia súc, gia cầm, phát triển nhanh đàn bò hàng hóa.
Quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, từng bước
nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp trong cơ sở kinh tế. Hình thành các
vvungf cây công nghiệp tập trung như: chè, cây gió trầm và cây ăn quả….
Nâng cao độ che phủ cho rừng.
Đẩy mạnh phát triển các vùng công nghiệp chế biến từ bảo quản chế
biến sau thu hoạch đến thu hút các nhà đầu tư chế biến nông, lâm, thức ăn gia
súc và các loại hàng nông, lâm sản khác phục vụ cho thị trường tỉnh, trong và
ngoại nước, nâng cao tỷ lệ sử dụng nông lâm sản tại chỗ. Bên cạch đó, để
khai thác những lợi thế về nguồn lao động, vị trí địa lý, đất xây dựng và

nguồn nước, đồng thời để đảm bảo cho khả năng phát triển lâu dài cần quy


hoạch tốt các khu công nghiệp thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước,
phát triển các ngành công nghiệp không truyền thống, đảm bảo khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế trông điều kiện mới.
Tiếp tục phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, đặc biệt đối
với khu vực nông thôn, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn. Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện
các mục tiêu xã hội, nâng cao mức sống cho các dân tộc anh em sống trên địa
bàn, giữ vững an ninh chính trị và an toàn xã hội.
II. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo huyện ủy
Chợ Mới
1. Giới thiệu về Ban Tuyên giáo huyện ủy Chợ Mới
Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, tỉnh Bắc Kan được
tái lập. Thực hiện Nghị định số 46 – NĐ/NP ngày 06/07/1998 Huyện Chợ
Mới được đi vào hoạt động từ ngày 02/09/1998. Ban Tuyên giáo huyện ủy
Chợ Mới là một Ban nằm trong huyện ủy. Có chức năng, nhiệm vụ sau:
2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo huyện ủy Chợ Mới
a. Chức năng
Ban tuyên giáo Huyện Ủy là cơ quan tham mưu và giúp việc cho
Huyện ủy mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực
Huyện ủy về các mặt công tác tư tưởng – văn hóa, khoa giáo, giáo dục lý luận
chính trị, biên soạn lịch sử Đảng bộ huyện và giúp các xã, thị trấn, các ngành,
Đoàn thể.
b. Nhiệm vụ
Nghiên cứu theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân, những âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước và
chế độ ta trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa của các thế lực thù địch trên địa
bàn huyện; dự báo những diễn biến và xu hướng tư tưởng có thể xảy ra, kịp

thời báo cáo, kiến nghị với cấp ủy phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện
pháp giải quyết.


Chủ trì và tham gia chuẩn bị các đề án, các Nghị quyết, Nghị định của
cấp ủy về công tác tư tưởng, văn hóa văn nghệ và khoa giáo, giáo dục lý luận
chính trị và lịch sử đảng.
Tham gia ý kiến với UBND huyện, các cơ quan thuộc UBND huyện
trong việc vận dụng, thể chế hóa các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của
trung ương và tỉnh ủy, Huyện ủy về các lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, văn nghệ
và khoa giáo.
Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các đề án của cơ quan đảng, UBND
huyện và các tổ chức đoàn thể của huyện có liên quan đến lĩnh vực tư tưởng
văn hóa, khoa giáo và lịch sử Đảng bộ địa phương.
Giúp huyện ủy nghiên cứu quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện
các Nghị quyết của Đảng; kiểm tra các tổ chức Đảng; các Ban ngành, Đoàn
thể trong việc thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy,
Huyện ủy về công tác tư tưởng – văn hóa, giáo dục lý luận chính trị,
khoa giáo và lịch sử đảng.
Tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị, thời sự, chính sách theo các
chương trình của Ban cấp trên và sự chỉ đạo của cấp ủy cho cán bộ, đảng
viên.
Tổ chức mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên tử mạng lưới từ
huyện đến cơ sở, hướng dẫn và kiểm tra nội dung thông tin từ các phương tiện
thông tin đại chúng do huyện quản lý.
Hướng dẫn tuyên truyền các ngày lễ lớn, các phong trào thi đua yêu
nước trong Đảng bộ huyện
Bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác ( nghiệp vụ giảng dạy, báo
cáo viên, nghiệp vụ công tác khoa giáo, nghiệp vụ nghiên cứu dư luận xã
hội…) cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo và trung tâm bồi dưỡng chính trị từ

huyện đến các Đảng bộ cơ sở.


Sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ huyện, hướng dẫn sưu tầm biên
soạn lịch sử Đảng bộ các xã, thị trấn; tổ chức tuyên truyền phát huy truyền
thống cách mạng của địa phương.
Tham gia tổng kết thực tiễn, phát hiện những mô hình mới, nhân tố mới
trong lĩnh vực công tác tư tưởng – văn hóa và khoa giáo để cấp ủy cho ý kiến
chỉ đạo kịp thời. Tổng kết kinh nghiệm công tác tuyên giáo ở các địa phương
và định kỳ báo cáo phong thông tin và dư luận xã hội, phòng khoa giáo Ban
tuyên giáo tỉnh.
Tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên
giáo, trí thức khoa học ở địa phương:
Tham gia ý kiến trong việc bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật cán bộ trong khối theo thẩm quyền.
Đề xuất với huyện ủy về cơ chế đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng,
quản lý và đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ tuyên giáo, trí thức khoa học ở địa
phương.
Phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia công tác xây dựng Đảng
đối với các Chi, Đảng bộ cơ sở.
Thực hiện một số nhiệm vụ do Thường vụ ủy quyền:
Chủ trì, phối hợp chỉ đạo định hướng chính trị, tư tưởng trong hoạt
động của các cơ quan thông tin tuyên truyền từ huyện tới cơ sở.
Chủ trì, phối hợp chỉ đạo nội dung kiểm tra giáo dục lý luận Chủ nghĩa
Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục các nhà trường
thuộc huyện, đặc biệt đối với trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện.
Giúp huyện ủy chỉ đạo công tác chính trị, tư tưởng trong đội ngũ trí
thức, các nhà khoa học và trong học sinh ở địa phương, nghiên cứu đề xuất về
chủ trương đào tạo, bồi dưỡng sử dụng, quản lý và đãi ngộ nhân tài.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Ban Tuyên giáo huyện ủy Chợ Mới

Gồm có:
1. Trưởng ban: Hà văn Tùng


1. Phó trưởng ban: Nguyễn Bá Việt
2. Chuyên viên: Lý Văn Huy
4. Chuyên viên: Trần Thị Minh Huệ
III. Một số nhận xét, đánh giá đối với Ban Tuyên giáo huyện ủy Chợ Mới
1. Nhận xét, đánh giá chung
Trong quá trình thực tập trong thời gian từ 05/03/2012 đến 27/04/2012
tôi nhận thấy về cơ bản Ban Tuyên giáo huyện ủy Chợ Mới đã làm tốt chức
năng, nhiệm vụ của Ban. Là một bộ phận nằm trong huyện ủy Chợ Mới, giúp
cho thường trực, thường vụ triển khai những chủ trương, định hướng, Nghị
quyết của Đảng, Đảng bộ địa phương tới các Ban, Ngành của huyện và toàn
dân trong huyện.
Ban Tuyên giáo huyện ủy Chợ Mới làm tốt công tác tuyên truyền, vận
động toàn thể nhân dân trong huyện thực hiện theo chủ trương, định hướng
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Làm tốt chức năng là cầu nối giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng.
Cán bộ, đảng viên trong Ban gương mẫu, nhiệt tình với công việc, quần
chúng, được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm…
2. Về Thuận lợi, khó khăn
a. Thuận lợi
Có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của các
cấp ủy đảng địa phương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ từ đó Ban đã có căn cứ,
đường lối để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phương tiện để phục vụ công tác không ngừng được đổi mới đáp ứng
nhu cầu thực tiễn cho công tác chuyên môn như: Máy chiếu, vi tính, ôtô…
Biên chế của Ban có trình độ đại học trở lên, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ tốt.

b. Khó khăn


Địa bàn huyện chủ yếu là đồi núi nên giao thông đi lại khó khăn, dân
cư không tập trung làm ảnh hưởng không ít đến quá trình công tác.
Huyện chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ học vấn chưa cao
nên khó khăn cho công tác tuyên truyền, vận động.
Một số nhóm nhỏ vẫn còn bị kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc chống phá
Đảng, Nhà nước, dụ dỗ lôi kéo đồng bào theo đạo trái phép: Đồng bào Mông
ở Đồng luông xã Quảng Chu…
Sự phối hợp giữa các cấp, ngành, đoàn thể chưa thực sự nhịp nhàng.
IV. Một số kết quả đạt được của cá nhân và kiến nghị đề xuất
1. Kết quả cá nhân sau chuyến thực tập
a. Thuận lợi
Được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo Ban cùng toàn thể cán bộ,
nhân viên. Em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhà trường chỉ đạo và học tập
được nhiều điều từ những người cán bộ, đảng viên trong Ban Tuyên giáo
huyện ủy Chợ Mới về chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách làm việc, phẩm
chất đạo đức của một cán bộ tuyên giáo. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Cán
bộ cầu nối giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với Đảng. Hiểu được bộ
máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo.
Chuyến thực tập này đã giúp cho em hiểu biết thêm về tình hình kinh tế
- xã hội ở địa phương, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, những điểm
mạnh của địa phương và những điểm còn hạn chế của Hệ thống chính trị của
địa phương, sự phối hợp giữa các Ban, Ngành, Đoàn thể ở địa phương trong
các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác tuyên truyền, giáo dục
thuyết phục cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, Cơ chế làm việc của
Chính quyền địa phương. Đặc biệt Ban Tuyên giáo là cơ quan có đặc thù
riêng là tham mưu cho huyện ủy nên có vị trí rất quan trọng, được huyện ủy
giao trách nhiệm định hướng cho các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa xã

hội theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước.


- Tiêu biểu của kết quả thu được:
+ Năng lực tổ chức lớp học, thuyết trình trước đám đông
+ Năng lực quản lý công việc
+ Kỹ năng giao tiếp, phong cách lãnh đạo…
b. Khó khăn
Tỉnh Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp
nhiều khó khăn, địa bàn rộng dân số thưa, một số nhóm dân tộc thiểu số vẫn
còn duy trì tập tục cũ. Kinh nghiệm giao tiếp, dân vận vẫn còn hạn chế, chưa
hiểu rõ về văn hóa của các dân tộc trong huyện.
2. Một số Kiến nghị đề xuất của cá nhân
a. Đối với Cơ quan Thực tập :
Từ nhận thức của chuyến công tác thực tập này, xét thấy những mặt
tích cực, hạn chế của cơ quan thực tập ( Ban Tuyên giáo huyện ủy Chợ Mới).
Em có một số kiến nghị đề xuất đối với cơ quan thực tâp:
1. Ban Tuyên giáo huyện ủy có chức năng, nhiệm vụ tương tự như Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy nhưng ở địa phương, số lượng chuyên viên chưa đủ của với yêu
cầu của công việc, cả Ban chỉ có 04 người gồm cả lãnh đạo. Nên khối lượng
công việc nhiều, làm tất cả các công việc như các phòng, ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy, không có sự tách biệt. Cơ quan nên đề xuất với cấp trên là Huyện ủy,
Tỉnh ủy tuyển thêm nhân viên có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo
đức để phục vụ công tác trong Ban.
2. Cách thức làm việc chưa thật sự khoa học, công việc nhiều nhưng lại thừa
thời gian cho chuyên viên. Cách nhận thức giao việc còn xuất phát từ ý kiến
chủ quan ( Có Lý luận chính trị cao cấp mà lại chưa thể đứng lớp được với lý
do lớp là học viên người lớn). Nên thay đổi tư duy để phát huy năng lực trẻ và
những kiến thức vốn có của họ.

3. Giờ giấc làm việc chưa thật sự nghiêm túc. Đề nghị cơ quan theo dõi và chỉ
đạo.


b. Đối với trường Học viện báo chí & tuyên truyền
1. Nhà trường nên quan tâm đến sinh viên đi thực tập hơn, trao đổi với cơ
quan thực tập về thái độ học tập của sinh viên trong quá trình thực tập. Tránh
tình trạng sinh viên không tích cực nghiên cứu, học tập.
2. Nhà trường căn cứ vào thái độ học tập của sinh viên và xem xét một cách
khách quan hơn đối với kết quả của sinh viên thực tập.
C. KẾT LUẬN
Với tinh thần trách nhiệm cao, đoàn thực tập đã hoàn thành nhiệm vụ
kế hoạch của Ban giám đốc Học viện báo chí và tuyên truyền, các công việc
của cơ quan thực tập giao. Bản thân tôi đã bước đầu làm quen với công việc
của một người cán bộ, đảng viên.
Trong quá trình thực tập tất nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót
kính mong cơ quan thực tập và nhà trường quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ.
Sau chuyến công tác thực tập này tôi mong muốn sau này sẽ trở thành
một người cán bộ và đứng trong hàng ngũ của Đảng để đóng góp những kiến
thức thiết thực nhất, từ khi học trên ghế nhà trường đến thực tiễn công việc.
Để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, phát huy truyền thống anh hùng cách
mạng của tỉnh Bắc kạn nói chung và Chợ Mới nói riêng vào sự nghiệp bảo vệ
và xây dựng tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.




×