Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm học của cây Phay (Duabanga grandiflora. Roxb. Ex DC) phục vụ trồng rừng tại Bắc Kạn (NCKH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CÂY PHAY
(Duabanga grandiflora. Roxb. Ex DC)
PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG TẠI TỈNH BẮC KẠN
Mã số : ĐH2014 -TN03 -06

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Sỹ Hồng

THÁI NGUYÊN – 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CÂY PHAY
(Duabanga grandiflora. Roxb. Ex DC)
PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG TẠI TỈNH BẮC KẠN
Mã số : ĐH 2014-TN03-06

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
(Ký , họ tên, đóng dấu)



Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên)

TS. Lê Sỹ Hồng

THÁI NGUYÊN - 2017


i

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
TT

Họ và tên

Đơn vị công tác và lĩnh vực

Nội dung nghiên cứu cụ

chuyên môn

thể được giao

1

Đàm Văn Vinh

Khoa Lâm nghiệp


Phối hợp nghiên cứu

2

La Quang Độ

Khoa Lâm nghiệp

Phối hợp nghiên cứu

2

Lương Thị Anh

Khoa Lâm nghiệp

Phối hợp nghiên cứu

4

Dương Văn Đoàn

Khoa Lâm nghiệp

Thư ký đề tài

DANH SÁCH ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
TT
1


Tên đơn vị
Viện nghiên cứu và phát triển

Nội dung phối hợp nghiên cứu
Địa điểm sản xuất cây giống

lâm nghiệp – ĐHNL TN
2

Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn

Cung cấp số liệu khu vực nghiên cứu

3

UBND các xã; các huyện

Cung cấp địa bàn nghiên cứu


ii

MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU .......................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHCN ĐỀ TÀI CẤP ĐHTN ............... viii
SCIENTIFIC RESEARCH RESULTS .................................................................... xii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................3
1.1. Kết quả nghiên cứu về cây Phay ..........................................................................3
1.1.1. Ở ngoài nước .....................................................................................................3
1.1.1.1. Giá trị sử dụng ................................................................................................3
1.1.1.2. Phân loại hình thái cây Phay ..........................................................................3
1.1.1.3. Phân bố- sinh thái ...........................................................................................3
1.1.1.4. Chọn và nhân giống .......................................................................................4
1.1.1.5. Trồng và chăm sóc .........................................................................................4
1.1.2. Ở trong nước .....................................................................................................4
1.1.2.1. Giá trị sử dụng ................................................................................................4
1.1.2.2. Phân loại, hình thái cây Phay .........................................................................5
1.1.2.3. Phân bố - sinh thái ..........................................................................................5
1.1.2.4. Chọn và nhân giống .......................................................................................6
1.1.2.5. Trồng và chăm sóc rừng .................................................................................6
1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ...............................................................7
1.2.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................7


iii

1.2.2. Địa hình, địa mạo ..............................................................................................7
1.2.3. Khí hậu, thủy văn ..............................................................................................8
1.2.4. Thảm thực vật....................................................................................................8
1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ..........................................9

1.3.1. Thuận lợi ...........................................................................................................9
1.3.2. Khó khăn .........................................................................................................10
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .12
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................12
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................12
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................12
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................12
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................12
2.3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ...................................................................12
2.3.2. Phương pháp kế thừa.......................................................................................12
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ......................................................................13
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................18
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................19
3.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu của cây Phay ......................................................19
3.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái ...........................................................................22
3.2.1. Đặc điểm phân bố............................................................................................22
3.2.2. Đặc điểm đất đai nơi có Phay phân bố ............................................................22
3.3. Một số đặc điểm cấu trúc quần xã có Phay phân bố ..........................................25
3.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao ........................................................................25
3.3.2. Cấu trúc mật độ và quan hệ giữa Phay với các loài cây ưu thế trong lâm phần ..25
3.3.3. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của tầng cây cao ...........................................27
3.3.4. Thành phần loài cây đi kèm với cây Phay ......................................................28
3.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Phay ở các trạng thái thảm thực vật...........30
3.4.1. Sự tham gia của Phay trong tổ thành cây tái sinh ...........................................30
3.4.2. Mật độ, tỷ lệ của Phay tái sinh trong lâm phần ...............................................32
3.4.3. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh .............................................................33


iv


3.4.4. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ..........................................................35
3.4.5. Ảnh hưởng của điều kiện hoàn cảnh đến tái rừng ..........................................36
3.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Phay tại Bắc Kạn .................41
3.5.1. Kỹ thuật gieo ươm...........................................................................................41
3.5.1.1. Chuẩn bị hạt giống .......................................................................................41
3.5.1.2. Tạo cây con ..................................................................................................42
3.5.2. Kỹ thuật giâm hom cây Phay ..........................................................................43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................45
1. Kết luận .................................................................................................................45
2. Tồn tại ...................................................................................................................46
3. Đề nghị ..................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................47
I. Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................................47
II. Tài liệu tiếng Anh .................................................................................................55


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU

Viết tắt

Viết đầy đủ

CP

: Chính phủ

D1.3


: Đường kính đo ở vị trí 1m

Doo

: Đường kính gốc

FAO

: Tổ chức Lương nông thế giới

HVN

: Chiều cao vút ngọn

LN

: Lâm nghiệp

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NPK

: Đạm, lân, kali


OTC

: Ô tiêu chuẩn

PRA

: Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia

S

: Sai tiêu chuẩn

S%

: Hệ số biến động

TB

: Trung bình

TCN

: Tiêu chuẩn ngành

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Địa điểm và số lượng các OTC điều tra ...................................................13
Bảng 2.2: Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi (theo Drude) ...........................17
Bảng 3.1: Đặc điểm vật hậu của loài cây Phay .........................................................21
Bảng 3.2: Đặc điểm khí hậu một số huyện thuộc tỉnh Bắc Kạn có Phay phân bố ....22
Bảng 3.3: Đặc điểm đất đai nơi có Phay phân bố .....................................................23
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu hóa học của đất nơi có Phay phân bố tại Bắc Kạn ..........24
Bảng 3.5: Cấu trúc tổ thành rừng tự nhiên có cây Phay phân bố ..............................25
Bảng 3.6: Mật độ tầng cây cao của lâm phần có Phay phân bố ................................26
Bảng 3.7: Quan hệ giữa Phay với các loài cây ưu thế khác ở một số trạng thái rừng
thường xanh tại Bắc Kạn ..........................................................................26
Bảng 3.8: Cấu trúc tầng thứ, độ tàn che của rừng tự nhiên có Phay phân bố
tại Bắc Kạn ...............................................................................................27
Bảng 3.9: Thành phần loài cây gỗ đi kèm với loài Phay ..........................................29
Bảng 3.10: Đặc điểm cây bụi, thảm tươi ở các trạng thái rừng nơi có cây Phay......30
Bảng 3.11: Công thức tổ thành cây tái sinh của trạng thái IC, IIA, IIB, IIIA1
tại Bắc Kạn ...............................................................................................31
Bảng 3.12: Mật độ cây tái sinh, tỷ lệ cây triển vọng của cây Phay ở trạng thái IC,
IIA, IIB, IIIA1 tại Bắc Kạn ......................................................................32
Bảng 3.13: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh của lâm phần và Phay trên các
trạng thái IC, IIA, IIB, IIIA1 tại Bắc Kạn ................................................34
Bảng 3.14: Tổng hợp mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao ở trạng thái IC, IIA,
IIB, IIIA1 tại Bắc Kạn ..............................................................................35
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh của lâm phần có cây Phay ........36
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên của cây Phay ở
các trạng thái IC, IIA, IIB, IIIA1 tại Bắc Kạn ..........................................38
Bảng 3.17: Phẫu diện đất đặc trưng ở các trạng thái nghiên cứu IC, IIA, IIB, IIIA1
tại Bắc Kạn ...............................................................................................40



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Hình thái thân, vỏ cây Phay ......................................................................19
Hình 3.2: Hình thái cành, lá cây Phay.......................................................................19
Hình 3.3: Hình thái nụ, hoa cây Phay .......................................................................20
Hình 3.4: Hình thái quả, cây Phay ............................................................................20


viii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Đơn vị: Trƣờng Đại học Nông Lâm
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHCN ĐỀ TÀI CẤP ĐHTN
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm học của cây Phay (Duabanga
grandiflora. Roxb. Ex DC) phục vụ trồng rừng tại Bắc Kạn
- Mã số: ĐH2014-TN03-06
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê sỹ Hồng
- Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: 01/01/2014 - 31/12/2015
2. Mục tiêu đề tài
Cung cấp các dẫn liệu khoa học về cây Phay như: xác định được một số đặc
điểm hình thái, sinh lý, sinh thái, đặc điểm lâm học của Phay; tạo cơ sở cho xác
định lập địa trồng rừng Phay; đề xuất biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên và gây
trồng Phay.
3. Tính mới tính sáng tạo
Bổ sung thông tin mới về đặc điểm sinh học, sinh thái và lâm học của cây

Phay một loài cây bản địa có tiềm năng về trồng rừng và cung cấp gỗ lớn tại tỉnh
Bắc Kạn.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu của cây Phay
Cây Phay (Duabanga grandiflora), thuộc ngành thực vật hạt kín
(Angiospermae), họ Bần (Sonneratiaceae), chi Duabanga. Phay là loài cây gỗ lớn,
thường xanh, chiều cao đạt tới 35 m, đường kính có thể đạt 90 - 130 cm, thân thẳng,
gốc có bạnh vè nhỏ, vỏ dày từ 0,6 - 1,9 cm. Lá đơn mọc đối, dài 16 - 40 cm, rộng
3,2 - 7,2 cm, gân lông chim, non có màu đỏ nhạt, già màu xanh thẫm, lá kèm nhỏ.
Hoa tự xim viên chùy ở đầu cành, hoa to thưa. Đài có 4 -7 cánh, dày, nhẵn, màu lục
nhạt. Cánh tràng 4 - 7, màu trắng, hình trứng ngược. Nhị nhiều xếp thành nhiều
dòng, chỉ nhị quấn. Quả nang khô, hình cầu, khi chín vỏ hóa gỗ, nứt 4 - 7 mảnh. Hạt
nhỏ, 2 đầu có lông mỏng. Phay ra chồi, lá non vào tháng 1- 2, nụ tháng 2 - 3, hoa nở
tháng 3 - 4 cuối tháng 4 hình thành quả non, quả già và chín tháng 5 - 6.


ix

4.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái
Phay phân bố ở độ cao từ 270 - 596 m, độ dốc từ 10 - 400 %, nhiệt trung bình
năm từ 20.2 oC - 22 oC. Độ ẩm trung bình 78 % đến 82 %. Lượng mưa 1148 - 2144
mm/năm. Phay sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt trên đất feralit
phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét , độ dầy tầng A từ 20 - 30 cm, tầng B từ 30 45 cm, có độ ẩm cao, kết cấu từ hơi chặt tới xốp. Chất đất: pHkcl: 4,02 - 5,56 đất
chua; mùn 1,04 - 3,8 % ; Nts: 0,06 % - 0,219 % ; P2O5: 0,05 - 0,14; K2O: 0,47 1,34. Như vậy cây Phay thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, từ đất nghèo cho
đến đất có giàu dinh dưỡng.
4.3. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao
Số loài tham gia vào tổ thành từ 2 - 72 loài, nhưng chỉ có 2 - 5 loài tham gia
chính vào công thức tổ thành.
Mối quan hệ giữa Phay với các loài cây ưu thế: trong lâm phần ở một số trạng
thái rừng tại Bắc Kạn là quan hệ ngẫu nhiên.

Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của tầng cây cao: Độ tàn che tầng cây cao của
OTC có cây Phay phân bố dao động từ 0,3 đến 0,5; trung bình là 0,4.
Thành phần loài cây đi kèm với cây Phay: Trong 48 OTC điều tra có Phay
phân bố, đã xác định được 19 loài cây gỗ đi kèm với loài Phay.
4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh của cây Phay
Mật độ, tỷ lệ của Phay tái sinh trong lâm phần
(1) Trạng thái IC: Mật độ cây tái sinh là 3106 cây/ha, trong đó Phay có 65
cây/ha; (2) Trạng thái IIA: là 3344 cây/ha, Phay có 80 cây/ha; (3) Trạng thái IIB: là
2800 cây/ha, Phay 141 cây/ha; (4) Trạng thái IIIA1: là 2661 cây/ha, Phay có 87 cây/ha.
Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
Nguồn gốc của cây tái sinh của lâm phần chủ yếu là từ hạt, chất lượng cây tái
sinh của ở các trạng thái: Tỷ lệ cây tốt biến động từ 45,4 % - 62,8 %, cây trung bình
từ 25,9 % - 35,3 % và cây xấu từ 6,2 % -19,3 %.
Ảnh hưởng độ tàn che đến tái sinh tự nhiên của cay Phay: Trạng thái IC đến
IIIA1 độ tàn che từ 0,3 đến 0,5 có ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên. Do đó, việc điều
chỉnh độ tàn che là cần thiết để cải thiện chất lượng cây tái sinh và tỷ lệ cây có triển
vọng trong đó có cây Phay.
Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên của Phay: Độ che
phủ của cây bụi, thảm tươi từ 25,5 đến 38,5 và có xu hướng giảm khi độ tàn che của
rừng tăng.


x

Ảnh hưởng của đất đến tái sinh: ở các trạng thái rừng từ IC đến IIIA1 cây Phay
tái sinh tự nhiên ít trên đất chưa có tác động, chỉ thấy tái sinh xuất hiện nhiều khi
đất được san ủi làm đường, đặc biệt ở ta luy âm.
4.5. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật sản xuất giống cây Phay và kỹ thuật gây
trồng Phay tại Bắc Kạn
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài bước đầu đề xuất một số biện pháp kỹ thuật gây

trồng chăm sóc và bảo vệ phát triển cây Phay tại tỉnh Bắc Kạn.
5. Sản phẩm chính đạt đƣợc
5.1. Sản phẩm khoa học
(1). Lê Sỹ Hồng, Lê Sỹ Trung (2015), “Một số đặc điểm lâm học của cây Phay
(Duabanga grandi flora Roxb.ex.DC) tại tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn, số 13(2015), trang 121 - 128.
5.2. Sản phẩm đào tạo
04 khóa luận tốt nghiệp Đại học:
(1). Nguyễn Anh Dũng (2013), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây Phay tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, KLTN Đại học Trường Đại
học Nông Lâm.
(2). Đinh Thị Hương (2013), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây Phay tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, KLTN Đại học Trường Đại
học Nông Lâm.
(3). Vũ Thị Nhung (2013), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sinh của loài cây
Phay tại huyên Na Rì , tỉnh Bắc Kạn, KLTN Đại học Trường Đại học Nông Lâm.
(4). Ma Quốc Quý (2013), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây Phay tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, KLTN Đại học Trường
Đại học Nông Lâm.
6. Khả năng ứng dụng và phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu
- Kết quả của đề tài làm cở sở để nhận biết loài Phay.
- Bước đầu xây dựng cơ sở kỹ thuật nhân giống loài Phay ở giai đoạn vườn ươm.
- Làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy và nghiên cứu cho các nhà
khoa học, các cán bộ kỹ thuật, sinh viên... về lĩnh vực lâm sinh.


xi

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 6 năm 2016
Cơ quan chủ trì

(ký, họ và tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)

Ths. Lê Sỹ Hồng


xii

SCIENTIFIC RESEARCH RESULTS
1. General information
- Project title: Study of biological characteristics of the Phay’s seedlings
(Duabanga grandiflora Roxb.Ex DC) for reforestation in Bac Kan province.
- Code number: ĐH2014-TN03-06
- Coordinator: Dr. Le Sy Hong
- Implementing institute: Thai Nguyen University of Agriculture and ForestryThai Nguyen University.
- Duration: 01/01/2014 – 31/12/2015
2. Objectives
Providing the scientific data about Phay as following: identification some
biological, physiological, morphological characteristics, this is a basic to determine
geological locations for Phay planting, proposing the asissted natural regeneration
and plantation methods.
3. Creativeness and innovativeness
Adding infomation about biology, ecology and forestry characteristics of
Duabanga grandiflora, a native species with potentiality of afforesting and
providing large amount of wood in Bac Kan province.
4. Research Results
4.1. Morphological and phenological charateristics
Phay (Duabanga grandiflora) belongs to angiosperm sector (Angiospermae),

Ban relative (Sonneratiaceae), Duabanga family. Phay is a big large timber species,
evergreen, height reaches 35 m, diameter can reach from 90 - 130 cm, straight
trunk, small bread at origin, thick bark from 0.6 - 1.9 cm, single leaf opposite
sprouting on, 14 - 40 cm length, 3.2 - 7.2 width, tendon feathers, small leaf with
reddish color, old leaf with dark green smaller. Big flower with panicles at te top of
branches. Calyx includes 4 - 7 wings, thick, smoothly, ovoid. Stamen arranges
along the row, wrapped filaments, dry capsule, spherical, riped fruit become woody
bark from 4 - 7 wings. Granules, thin hairness at both sides. Sprouting and pruning
leaves from January - February, bud fluctuates February - March, flowering
between March - April, small fruits at the end of April and riped fruiton May - June.


xiii

4.2. Ecological characteristics and distribution
Phay distributes at the elevation from 270 - 596 m, slope from 10 - 400 %. The
average annual temperature from 20.2 oC - 22 oC. Humidity fluctuates from 78.6 %
- 81.2 %, amount of average annual rainfall from 1148.1 mm - 2144.5 mm. Phay
grows on different types of soils, but the best developing on the soil of ferrarit clay
with schist stone. The thickness soil layer A is from 20 - 30 cm, layer B from 30 45 cm, high humidity, texture from close to soft. Soil components: pHkcl: 4.02 5.56 acidic soils, humus from 1.036 % - 3.796 %, Nts: 0.06 % - 0.219 %; P2O5: 0.05
- 0.14; K2O: 0.47 - 1.34. Therefore, Phay is favorable with many types of soils,
from poor to nutrient soils.
4.3. Composition structure of high layers
The required number of species participates in the structural composition is
between 2 - 27 species in which from 2 - 5 are main species formulating composition.
Structural density and relationship between Phay and dominant species within
forest at some forest status is randomized relationship.
Structure of second layers and canopy of the highest layer:
The canopy density of high trees layer with Phay distribution fluctuates from
0.3 - standart cell 0.5, average is 0.4.

Composition of Phay with other species:
Within surveyed 48 standart cell with Phay distribution, dissertation has
identified the tree woody species accompanied with Phay species presented is 19
species
4.4. The influenced factors to Phay’s regeneration
Density and proportion of naturally-reproduced Phay trees
(1) Status IC: Density of naturally-reproduced trees is 3106 trees/ha, including
65 plants/ha of Phay. (2) The status IIA: is 3344 trees/ha with Phay are 80 plants/ha.
(3) status IIB: 2800 trees/ha with 141 plants/ha. (4) status IIIA1: is 2661 trees/ha
with 87 plants/ha.
Quality and origin of reproduced Phay trees


xiv

The origin of Phay trees within the forest is mainly from seeds with quality
shown as follows: The rate of good trees ranged from 45.4 % - 62.8 %, average
trees fluctuated from 25.9 % - 35.3 % and the bad trees from 6.2 % - 19.3 %.
Influence of canopy on natural reproduction of Phay.
From state of IC to IIIA1 with canopy density from 0.3 - 0.5 is impact to
natural regeneration. Therefore, the adjustment of canopy is necessary to improve
the regenerants quality and potential trees (including Phay).
Influence of shrubs, surface vegetation on natural reproduction of Phay:
The coverage of shrubs, surface vegetation from 25.5 - 38.5 and trending to
decrease when forest coverage increasing.
Influence of soils on reproduction of Phay:
Natural reproduction of Phay has shown that the forest status from IC to IIIA1,
Phay without natural regeneration on the lands without cultivation.
4.5. Proposing technical measures to adopt Phay for reforestation in Bac Kan
From the research results, the thesis has initial proposed some propagation

methods, maintain and developing Phay species in Bac Kan province.
5. Products
5.1. Scientific achievements
01 Scientific newspaper:
(1). Le Sy Hong, Le Sy Trung (2015), “Some forestry characterististies of Phay
(Duabanga grandi flora Roxb.ex.DC) in Bac Kan province", Science and Technology
Journal of Agriculture and Rural Development, vol. 13 (2015), pp.121 - 128.
5.2. Training performance
04 bachelor thesis.
(1). Nguyen Anh Dung (2013), Research on some factors affecting on the
growing of Phay at Cho Moi disitric, Bac Kan province, (bachelor thesis: Thai
Nguyen University of Agriculture and Forestry.
(2). Dinh Thi Huong (2013), Research on some factors affecting on the
growing of Phay at Na Ri disitric, Bac Kan province, (bachelor thesis, Thai Nguyen
University of Agriculture and Forestry).


xv

(3). Vu Thi Nhung (2013), Research on some silviculture characteristic of
Phay at Na Ri disitric, Bac Kan province, (bachelor thesis, Thai Nguyen University
of Agriculture and Forestry).
(4). Ma Quoc Quy (2013), Research on some factors affecting on the growing
of Phay at Bach Thong disitric, Bac Kan province, (bachelor thesis, Thai Nguyen
University of Agriculture and Forestry).
6. Transfer alternatives, Effects and Benefits of research results:
- The results of thesis are basics to identify the Phay species.
- Initially establishing the propagation techniques of Phay species at nursery stage.
- Reference for researching, teaching of scientists, technical staff, students...
in the field of siviculture.



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Phay (Duabanga grandiflora Roxb.ex DC) là loài cây gỗ lớn, có phân bố
rộng, mọc hầu hết ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Cây thường mọc ở chân
núi, ven khe suối, ven các khe ẩm, ưa tầng đất sâu hoặc đất có lẫn đá; đi kèm với
các loài: Vàng anh, Vả, Dâu da đất và các loài khác…
Theo Thông tư số 35/2010/BNN&PTNT của BNN&PTNT về việc ban hành
danh mục bổ sung một số loài cây trồng rừng và lâm sản ngoài gỗ tại 63 huyện
nghèo thuộc 21 tỉnh [6], cây Phay được đề xuất là một trong số ít loài cây ưu tiên
cho trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và sản xuất tại Ba Bể và Pắc Nặm là hai
huyện 30A của tỉnh Bắc Kạn. Với đặc tính ưu việt là ưa sáng, khả năng chống
chịu cao, sinh trưởng tương đối nhanh, ... cây Phay đã được ưu tiên lựa chọn
trồng ở những nơi điều kiện lập địa đã bị suy thoái nghiêm trọng do mất rừng, ở
những nơi đất trống.
Mặc dù vậy, cho đến nay thông tin về cây Phay còn rất hạn chế và chưa được
quan tâm đưa vào hệ thống thông tin chung của các loài cây trồng rừng.
Cho đến nay, chưa có nguồn giống cây Phay nào được tuyển chọn và công
nhận cho các vùng lâm nghiệp ở nước ta. Đây là một tồn tại lớn cần được giải quyết
để đảm bảo phát triển bền vững cây Phay và để thực hiện Quyết định số
14/2005/QĐ-BNN [7] ngày 15 tháng 3 năm 2005 về việc Ban hành Danh mục
giống cây Lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh. Thiếu nguồn giống đã trở
thành rào cản cho trồng rừng Phay ở nước ta.
Về kỹ thuật trồng cây Phay, do thiếu nhiều thông tin nên chúng ta vẫn chưa
xây dựng được qui trình trồng cây Phay, từ khâu lựa chọn các điều kiện lập địa phù
hợp để trồng và phát triển ổn định loài cây này, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao
ở Việt Nam.
Hiện nay, chưa có mô hình trình diễn về kỹ thuật trồng cây Phay trên các điều

kiện lập địa khác nhau ở các địa phương có Phay phân bố.


2
Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, đề tài "Nghiên cứu đặc
điểm lâm học (Duabanga grandiflora Roxb.ex DC) phục vụ trồng rừng tại tỉnh
Bắc Kạn" đặt ra là hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Cung cấp các dẫn liệu khoa học về cây Phay như: xác định được một số đặc điểm
hình thái, sinh lý, sinh thái, đặc điểm lâm học của Phay; tạo cơ sở cho xác định lập địa
trồng rừng Phay; đề xuất biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên và gây trồng Phay.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung một số thông tin về đặc điểm sinh thái, hình thái, vật hậu học của
loài Phay.
- Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy và nghiên cứu
cho các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, sinh viên.... về lĩnh vực lâm sinh.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được một số đặc điểm của sinh thái, hình thái, vật hậu học của
cây Phay.
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật để xúc tiến tái sinh tự nhiên và gây trồng
cây Phay.


3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Kết quả nghiên cứu về cây Phay
1.1.1. Ở ngoài nước
1.1.1.1. Giá trị sử dụng

Cây Phay (Duabanga grandiflora Roxb. ex DC) chủ yếu được sử dụng cho
mục đích lấy gỗ, đồ đạc nội thất, thùng và hộp. Quả có thể luộc ăn được nhưng có
vị chua.
1.1.1.2. Phân loại hình thái cây Phay
Trên thế giới đã có những kết quả nghiên cứu mô tả cây Phay là một loài cây
thân gỗ có thể cao tới 30 mét và có thân hình trụ lớn, chính thân hình trụ này hỗ trợ
cho sự phát triển cấu trúc với vai trò là giá thể của thân cây, làm nền móng vững
chắc cho cây đứng thẳng và phát triển tốt dưới điều kiện đất nông.
Lá của loài cây này rất to, có thể đạt được chiều dài từ 18-30 cm, rộng từ 6 10 cm và được sắp xếp đối diện trên 1 mặt phẳng của cành.
Hoa được bố trí theo cụm có chứa từ 3 - 20 hoa phát triển đến 2 đầu của mỗi
nhánh, cành. Những bông hoa màu trắng khá nhỏ (rộng 5,0 - 6,0 cm) với 4-8 cánh
hoa, nhưng chúng chứa đến 50 nhị hoa (cấu trúc sản xuất phấn hoa) mà dính bên
ngoài cánh hoa. Hoa Phay chủ yếu nở vào ban đêm và được thụ phấn bởi các loài
dơi có cánh, vì vậy thời gian chính của chúng là đầu buổi tối. Những nụ hoa lớn,
rộng và có mùi khó chịu vào giai đoạn đầu nở hoa nhưng khi các bông hoa nở hoàn
toàn thì mùi là không đáng kể [64].
Quả khô khi chín dài 2-4 cm và rộng 4-4,5 cm, và phát tán hạt giống
thông qua 6-9 van khi quả trưởng thành. Quả chứa nhiều hạt trong đó mỗi hạt
dài từ 4-6 mm.
1.1.1.3. Phân bố- sinh thái
Phay (Duabanga grandiflora Roxb. ex DC) có phân bố ở Campuchia, Đông
Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, nơi nó được tìm thấy
trong các khu rừng thường xanh mưa giữa 900-1500 m so với mực nước biển.


4
Được tìm thấy trong các khu rừng mở bao gồm cả thảm thực vật khu vực gần
kề dọc bờ sông và trong các thung lũng. Chi Duabanga chỉ có hai loài khác, bao
gồm Duabanga moluccana và Duabanga taylorii. Duabanga taylorii là loài hiếm
gặp vì nó chỉ được biết đến trong vườn bách thảo Hoàng gia ở Peradeniya, Sri

Lanka. Được trồng từ hạt lấy từ một nguồn giống không rõ nguồn gốc tại Indonesia,
tuy nhiên, các chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của nó không thể được xác nhận.
1.1.1.4. Chọn và nhân giống
Hạt giống cây Phay rất nhỏ 54.000 hạt mới chỉ nặng một gram, hạt có thể giữ
sức nảy mầm từ 10-12 tháng.
Hạt giống được gieo trong khay từ tuần đầu tiên của tháng 5 đến tuần đầu tiên
của tháng 9, nảy mầm là 80% trong điều kiện phòng thí nghiệm và 40-60% trong
điều kiện vườn ươm. Hạt giống nảy mầm trong khoảng 10-12 ngày và cây con cao
2-3 cm thì tiến hành cấy vào bầu[102].
1.1.1.5. Trồng và chăm sóc
Phay (Duabanga grandiflora Roxb. ex DC) là một loài phát triển nhanh ở tự
nhiên. Trong công tác trồng rừng trước đây của loài này đã được tiến hành gieo
hạt giống trực tiếp nhưng tỉ lệ thành công thấp có thể thấy rằng kỹ thuật sản xuất
giống còn rất khó khăn.
Cây Phay đạt đến tuổi thành thục trong một chu kỳ kinh doanh từ 30 đến 35
năm. Đường kính có thể lên tới 120 cm.
1.1.2. Ở trong nước
1.1.2.1. Giá trị sử dụng
Gỗ Phay có màu xám vàng, khó phân biệt giữa giác và lõi, bền, chịu lực tốt,
thuộc nhóm gỗ VI, gỗ rắn, nặng, vân không rõ, tỷ trọng 0,458. Lực kéo ngang thớ
17kg/cm2, lực nén dọc thớ 343kg/cm2, oằn 869kg/cm2, hệ số co rút 0,24 - 0,37, để
đóng đồ dùng gia đình, ít bị mối, mọt, chịu được ẩm, dễ gia công chế biến. Nhờ có
những đặc tính trên, gỗ Phay được dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng. Người
dân vùng núi phía Bắc thường dùng gỗ Phay làm nhà sàn, làm chõ đồ xôi (Ban quản
lý các dự án Lâm nghiệp, Cục Phát triển Lâm nghiệp, 1997). Ngoài ra, trong trồng
rừng, Phay được trồng để cải tạo hoàn cảnh rừng. Trong kế hoạch trồng rừng từ năm


5
2008 -2020 của tỉnh Bắc Kạn, Phay được lựa chọn làm cây trồng bản địa phục vụ cho

trồng rừng phòng hộ và sản xuất (Chi Cục Lâm nghiệp Bắc Kạn, 2007) [13].
1.1.2.2. Phân loại, hình thái cây Phay
Hiện nay, đã phân biệt được 2 loài Phay phổ biến ở nước ta là Phay sừng
(Duabanga sonneratioides Ham) và Phay (Duabanga grandiflora Roxb. ex DC Walp)
họ Bần (Sonneratiaceae) bộ Sim (Myrtales) (còn có tên địa phương là mạy Phay,
Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 1996). Đây là 2 loài khác nhau mặc dù hình thái và
phân bố địa lý của chúng gần giống nhau, gỗ Phay thuộc nhóm VI, gỗ màu vàng
xám, nhưng mép lõi, dưới lớp giác, thì màu vàng tươi. Mùi gỗ ngái, hơi ngọt, nặng
và bền chắc, không cong vênh, mối mọt, được sử dụng trong xây dựng và đóng đồ
gia dụng.
Thân thẳng, tròn đều gốc có bạnh vè nhỏ, cây cao tới 35m, đường kính từ 80 130cm. Vỏ nhẵn màu xám hồng. Cành ngang đầu rủ xuống. Lá đơn, mọc đối, có lá
kèm, hình thuỗn, đuôi hình tim, mép lá gợn song khi non có màu hồng nhạt, đầu có
mũi tù, dài 12 - 17cm, rộng 6 - 12cm. Gân bên từ 10 -14 đôi gần song song, nổi rõ ở
mặt sau lá. Cuống ngắn, khoảng 0,5cm, mép lá cong. Lá kèm nhỏ hình tam giác dài
sớm rụng để lại vết sẹo rõ. Cuống lá ngắn 0,5cm 89 . Cụm hoa chùy ở đầu cành.
Hoa lưỡng tính, lớn màu trắng. Cánh đài 4 - 7 hợp ở gốc, chất thịt dày, màu xanh.
Cánh tràng 4 - 7, mỏng, màu trắng hay trắng vàng. Nhị nhiều, xếp thành vòng, chỉ
nhị quăn, màu trắng. Bầu hình nón, gắn liền với đài, có 6 - 8 ô, mỗi ô nhiều noãn,
Quả nang hình cầu bẹt, chẻ ô, màu nâu đen, nứt 4 - 8 mảnh. Hạt nhỏ nhiều, 2 đầu có
đuôi dài. (Cây gỗ rừng Việt Nam, Viện điều tra quy hoạch rừng, Bộ lâm nghiệp,
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội - 1986)[89].
1.1.2.3. Phân bố - sinh thái
Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, Phay có biên độ sinh thái rộng, thường
xuất hiện ở những nơi có độ cao từ 400 -1.600 m, nhưng thường thấy ở các tỉnh
miền núi phía Bắc. Phay thường xuất hiện với các loài Dẻ, Thành ngạnh, Cáng lò.
Phay sinh trưởng tốt trên đất sét phát triển trên nền đá mẹ phiến thạch sét, phiến
thạch mica, sa thạch, foophia, ưa đất thoát nước tốt, độ pH từ 5-5,6. Phay thường
xuất hiện sau nương rẫy (Bộ NN & PTNT, 2004).



6
Phay là cây tiên phong ưa sáng, thường xuất hiện trong rừng phục hồi và các
lỗ trống trong rừng. Hoa ra vào tháng 3-4, quả chín vào tháng 6-7 năm sau. Khả
năng chịu rét, chịu hạn tốt, tái sinh chồi mạnh. Cây mọc rải rác trong rừng, đôi khi
mọc thành quần thụ lớn (Cục Phát triển Lâm nghiệp, 1997). Trong Cẩm nang ngành
Lâm nghiệp (2004), đã xác định 3 thông số liên quan đến điều kiện gây trồng Phay
là: vĩ độ 19-23, độ cao tuyệt đối 400-1600 m, lượng mưa 1000-2000 mm/năm 9 .
1.1.2.4. Chọn và nhân giống
Hiện nay, Phay chưa có xuất xứ nào được công nhận là giống tốt để cung cấp
cho các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Lâm phần lấy giống Phay có diện tích đủ
lớn cũng chưa có, thời vụ thu hái hạt từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm. Cây tái sinh
chồi tốt. Đây là cơ sở bước đầu rất có ý nghĩa cho hoạt động chọn và nhân giống
cũng như trồng rừng loài cây này trên phạm vi rộng ở nước ta.
Một vấn đề khác có liên quan đến hoạt động chọn và nhân giống Phay được
thể hiện thông qua Quyết định số 14/2005/QĐ-BNN 7 ngày 15 tháng 3 năm 2005
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục
giống cây lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh. Theo Quyết định này, Phay
được xếp vào danh mục các loài được phép sản xuất kinh doanh nhưng phải có lâm
phần được tuyển chọn. Đây là một Quyết định quan trọng, có vai trò mở đường và
định hướng cho việc nghiên cứu chọn và nhân giống Phay ở nước ta.
Việc nghiên cứu nhân giống Phay bằng phương pháp giâm hom được thực
hiện bởi Trung tâm giống cây trồng Bắc Kạn năm 2007. Nghiên cứu cho thấy kết
quả khảo nghiệm nhân giống cây Phay chưa thành công, tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ rất
thấp từ 3-5% [65]. Còn nhân giống từ hạt chưa có một nghiên cứu nào.
1.1.2.5. Trồng và chăm sóc rừng
Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, Phay là cây tiên phong của đất rừng sau
nương rẫy bằng tái sinh tự nhiên, chứ chưa có một diện tích nào được trồng cụ thể
từ nhân giống bằng hạt.
Nhận xét: Ở nước ngoài các công trình nghiên cứu về loài cây Phay của một
số tác giả chưa tìm hiểu được nhiều, mới dừng lại ở mô tả hình thái và một số ít

thông tin về hạt giống.


7
Ở nước ta, có thể nói thông tin về cây Phay còn rất mới mẻ, chủ yếu là về mô
tả hình thái, phân bố, đặc tính sinh thái,… được trích dẫn hoặc dịch từ các tài liệu
nước ngoài. Các kết quả nghiên cứu rất ít, mới dừng lại ở một số kỹ thuật tạo cây
con từ hom, gây trồng thử nghiệm tại tỉnh Bắc Kạn nhưng chưa thành công nên
chưa có một hướng dẫn kỹ thuật gây trồng nào được áp dụng. Mặc dù là loài cây có
giá trị nhưng hiện nay Phay vẫn chưa được phát triển rộng ở Việt Nam do còn thiếu
các thông tin, cơ sở khoa học về chọn lập địa, gây trồng phù hợp, các yêu cầu sinh
lý-sinh thái, sinh trưởng, kỹ thuật nhân giống,…
Đó là những cơ sở khoa học để tác giả lựa chọn chủ đề, mục tiêu, nội dung
nghiên cứu phát triển cây Phay (Duabanga grandiflora Roxb. ex DC) là rất cần thiết
và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc. Tọa độ
địa lý của tỉnh Bắc Kạn như sau:
- Từ 21048’22’’ đến 22044’17’’ vĩ độ Bắc
- Từ 105025’08’’ đến 106024’47’’ kinh độ Đông.
Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên
- Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn
- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
1.2.2. Địa hình, địa mạo
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao, có địa hình khá phức tạp và đa dạng,
diện tích đồi núi chiếm tới 80% tổng diện tích tự nhiên, địa hình hiểm trở và bị chia
cắt mạnh, đất bằng chiếm diện tích nhỏ phân bố thành các dải hẹp, kẹp giữa các dải

đồi núi cao hai bên. Có thể chia địa hình tỉnh Bắc Kạn thành 4 vùng chính như sau:
* Địa hình vùng núi cao gồm: các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn và Na Rì.
* Địa hình vùng đồi núi thấp: Chạy dọc theo Quốc lộ 3 và các tuyến đường đi
các huyện trong tỉnh.


8
* Địa hình núi đá vôi: Núi đá vôi ở Bắc Kạn thuộc cánh cung Ngân Sơn,Na
Rì, Ba Bể.
* Địa hình thung lũng kiến tạo - xâm thực:Kiểu địa hình này chiếm một diện tích
nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Các xã Nam Cường, Phương
Viên, Đông Viên (huyện Chợ Đồn); Thượng Giao, Mỹ Phương (huyện Ba Bể); Nà
Khoang, Bằng Khâu (huyện Ngân Sơn); Lục Bình, Mỹ Thanh (huyện Bạch Thông).
* Độ dốc của địa hình tỉnh Bắc Kạn: Về độ dốc của địa hình, phần lớn diện
tích đất của tỉnh Bắc Kạn có độ dốc cao, đặc biệt là những nơi có nhiều núi đá, có
tới hơn 73% diện tích tự nhiên của tỉnh có độ dốc trên 150, diện tích đất có độ dốc
dưới 80 chỉ chiếm gần 15% diện tích tự nhiên của tỉnh.
1.2.3. Khí hậu, thủy văn
Tỉnh Bắc Kạn nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, sự phân hóa
theo mùa khá rõ, mùa hè nắng nóng mưa nhiều, mùa đông lạnh giá và ít mưa, chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, hay có sương muối, nên nhiều loại cây trồng có
hiện tượng chết rét, do sương muối nên sinh trưởng phát triển chậm, giảm năng suất
chất lượng, như: cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp (chết rét như cây keo). Nhìn
chung, khí hậu của tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp
cũng như phát triển một số cây nông phẩm cận nhiệt và ôn đới.
* Mạng lƣới sông ngòi: Tỉnh Bắc Kạn gồm các sông: sông Cầu, sông Bắc
Giang, sông Năng, sông Gâm, song Phó Đáy và sông Yến Lạc, các sông có đặc
điểm chung là lòng nhỏ và dốc, nên tốc độ dòng chảy lớn, nhất là trong mùa mưa lũ.
1.2.4. Thảm thực vật
- Thực vật vùng núi cao (trên 900 m): chủ yếu là rừng nhiệt đới thường xanh,

nửa lá rụng, độ ẩm cao, lượng chất hữu cơ thảm mục dày > 3cm. Trong vùng còn
nhiều gỗ quý như: Đinh, Lim, Táu, Dẻ, Lát hoa,…
- Thực vật vùng núi thấp (dưới 900 m): chủ yếu là rừng thưa hơn và không
đồng đều như vùng núi cao. Do tác động của con người khai phá nên gỗ quý hầu
như không còn, thay vào đó là tập đoàn tre nứa, vầu, giang, trúc, cây hòa thảo, lau
lách, cỏ tranh,…; đặc biệt có cây Vầu đắng rất phát triển và có diện tích rất đáng kể.
Cây thân gỗ có: Chò chỉ, Trám trắng, Lim, Bồ đề và cây dây leo, cây bụi hỗn giao.


×