Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sự cần thiết của Đạo đức báo chí phật giáo trong môi trường báo chí Việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.04 KB, 12 trang )

1
LỊCH SỬ BÁO CHÍ PGVN
ĐẠO

TĂNG SINH THÍCH GIÁC

A. DẪN NHẬP
Trong vài năm trở lại đây, vấn đề tôn giáo đang trở thành điểm nóng an ninh
trên thế giới. Nhiều cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra để lại hậu quả khôn lường
về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá mà vỏ bọc của nó được che lấp dưới
chiêu bài xung đột tôn giáo. Cả trước đây lẫn hiện nay, trên thế giới cũng như
tại Việt Nam các thế lực thù địch, chống phá hoà bình đã sử dụng tôn giáo
như một phương tiện hữu hiệu và truyền thống để mưu cầu những lợi ích
riêng của mình.
Chúng ta biết rằng tôn giáo là sản phẩm của nhân loại. Sự hình thành, tồn tại
và phát triển của nó có cả tích cực và tiêu cực. Bản thân tôn giáo trong mỗi
quốc gia là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất, dễ bị tổn thương, dễ bị
kích động, dễ bị lợi dụng, lôi kéo chống phá an ninh quốc gia và độc lập dân
tộc. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng, trong hầu hết các giai đoạn của
nước ta các thế lực phản động quốc tế luôn tìm mọi cách tác động vào các tôn
giáo, hòng tiếp tay cho phần tử xấu chống phá đất nước. Phật Giáo là một
trong những tôn giáo tồn tại lâu đời và phát triển mạnh nhất ở Việt Nam. Trên
đất nước ta hiện có hàng ngàn ngôi chùa. Trong đó, hàng trăm danh lam cổ tự
có giá trị văn hóa nghệ thuật, tạo nên những ảnh hưởng, tác động quan trọng
đến nền văn hóa chung, hình thành cơ sở văn hóa Phật Giáo ở nước ta. Hơn
nữa, trong suốt 2.000 năm từ khi du nhập đến nay, Phật Giáo Việt Nam luôn
hòa nhập vào sức sống của dân tộc qua các giai đoạn lịch sử thăng trầm, thịnh
suy của đất nước. Đặc biệt, sau hơn 20 năm đổi mới, hội nhập và phát triển
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tín ngưỡng, tôn giáo của
nhân dân, trong đó có Phật Giáo ngày càng được bảo đảm và phồn thịnh Phật
Giáo hoà quyện cùng với văn hoá dân tộc như một dòng chảy không thể tách


rời. Chính vì vậy việc truyền bá và thông tin về Phật Giáo là nhiệm vụ hết sức
quan trọng của báo chí. Việc nghiên cứu nhìn nhận về Phật Giáo dưới góc độ
báo chí cũng là điều rất cần thiết.
Như vậy, Người làm báo Phật giáo Việt Nam là nhà báo hoạt động trên đất
nước Việt Nam, vì thế phải trung thành với tổ quốc và dân tộc Việt Nam ở tư
cách của một công dân, chịu sự điều chỉnh của luật báo chí và tôn trọng những
quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam
đề xuất do tính chất nghề nghiệp của mình. Bên cạnh đó, người làm báo Phật
giáo Việt Nam còn là một Phật tử. Do đó, người làm báo Phật giáo Việt Nam
còn biết giữ gìn giới luật nhà Phật theo đúng tư cách của một cư sĩ hoạt động
trong lãnh vực truyền thông Phật giáo.
Trước hết, người làm báo Phật giáo Việt Nam phải khẳng định tinh thần
phụng sự, tâm niệm rằng phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật.

1


2
LỊCH SỬ BÁO CHÍ PGVN
ĐẠO

TĂNG SINH THÍCH GIÁC

B. NỘI DUNG
I. Lược sử về báo chí Phật giáo Việt Nam
1. Sự ra đời của báo chí phật Giáo
Báo chí Phật giáo Việt Nam xuất hiện trong phong trào chấn hưng
Phật giáo Việt Nam, được gợi hứng từ phong trào chấn hưng Phật giáo thế
giới và trong điều kiện nền văn học báo chí quốc ngữ đã có những phát triển
nhất định. Vì báo chí Phật giáo là một trong những phương tiện quan trọng

làm lan tỏa tư tưởng chấn hưng Phật giáo. Do đó, sự phát triển báo chí Phật
giáo Việt Nam gắn liền với diễn trình chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam.
Trong lúc phục vụ cho việc đẩy mạnh phong trào chấn hưng Phật giáo, báo
chí Phật giáo Việt Nam còn thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp, xây dựng nền
văn học Phật giáo trong văn học chữ quốc ngữ, bảo tồn di sản văn hóa cổ Việt
Nam vì phần lớn nền văn hóa đó mang nội dung Phật giáo.
Khi đề cập đến báo Phật giáo các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí đều
lấy mốc thời gian thập niên 30-45 làm khởi điểm và phong trào chấn hưng
Phật giáo Việt Nam làm nền cho hoạt động của báo chí Phật giáo trong giai
đoạn mà giáo lý của Đức Phật được những nhà nghiên cứu quan tâm tranh
luận trên diễn đàn ngôn luận. Có thể nói báo Phật giáo chỉ xuất hiện trong giai
đoạn cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh... với phong trào Duy Tân ra đời
cùng những sĩ phu yêu nước xiển dương cải cách văn hóa và nền Quốc học
nước nhà cũng là tiền đề góp phần thúc đẩy phong trào Chấn hưng Phật giáo
Việt Nam. Một số nhà sử học cho rằng năm 1865 là năm tờ Gia Định báo
bằng tiếng quốc ngữ xuất hiện đầu tiên, tiếp đến là các báo Đại Nam Đồng
Văn Nhật báo, Đại Việt Tân báo... cùng với một số tạp chí cũng được ra đời
như Đông Dương tạp chí, Nam Phong, Phụ nữ Tân văn, An Nam tạp chí...
Các tờ báo này giai đoạn đầu chỉ thông tin, đăng thông báo của chính quyền
lúc bấy giờ. Sau năm 1908 việc thông tin được mở rộng hơn với những bài xã
luận, diễn đàn nhiều vấn đề được đặt ra với những diễn đàn tranh đấu đòi dân
sinh, phản ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân, được mọi người quan
tâm.Trong bối cảnh đó các Hội nghiên cứu Phật Học ra đời nhằm chỉnh lý
những lệch lạc trong Phật giáo do hoàn cảnh lịch sử dưới chế độ của thực dân
Pháp, làm ngôn luận cho các Hội Phật học là các tạp chí Phật học như: Tờ báo
đầu tiên của Phật giáo ra đời phải nói là tờ Pháp Âm tạp chí xuất bản năm
1928 do HT Khánh Hoà chủ biên kêu gọi Tăng Ni đoàn kết chấn hưng, học
Quốc ngữ giải quyết nạn thất học trong Tăng già, nhưng rất tiếc tạp chí này
chỉ xuất bản 1 số thì đình bản. Tháng 3 năm 1932 tạp chí Từ Bi Âm của Hội


2


3
LỊCH SỬ BÁO CHÍ PGVN
ĐẠO

TĂNG SINH THÍCH GIÁC

Nam kỳ nghiên cứu Phật học, tháng 6 năm 1933 tạp chí viên Âm của An Nam
Phật học Trung kỳ ra đời ở Huế, tháng 11 năm 1934 tạp chí Đuốc Tuệ của
Phật giáo Bắc Kỳ do Tổng đốc Hoàng Trọng Phu và Nguyễn Năng Quốc đứng
đầu, năm 1935 Tiếng Chuông Sớm của hai sơn môn Hồng Phúc và Bà Đá (Hà
Nội). Năm 1935 tạp chí Duy Tâm của Hội Lưỡng Xuyên Phật học (Trà Vinh),
năm 1937 Tạp chí Tam Bảo của Đà Thành Phật học (Đà Nẵng) và năm 1938
Tạp chí Tiến Hóa của Hội Phật học kiêm tế, tạp chí Pháp Âm của Hội Cư sĩ
Tịnh độ xuất bản số 1 tháng 1 năm 1937 và Phật hoá Tân Thanh niên chỉ ra
được 2 số thì đình bản .
Là phương tiện sắc bén phục vụ cho phong trào chấn hưng Phật
giáo, báo chí Phật giáo Việt Nam đã có mặt từ đầu thập niên 1920. Một trong
những mục tiêu của phong trào chấn hưng Phật giáo là đạt được một tổ chức
Phật giáo thống nhất trên cả nước. Mục tiêu đó được coi là thành đạt vào năm
1951 khi Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời sau đại hội Phật giáo toàn quốc
quy tụ 51 đại biểu Tăng-già và cư sĩ tiêu biểu của ba miền Nam Trung Bắc
nhóm họp tại chùa Từ Đàm Huế. Như vậy, thời điểm năm 191 cần được coi là
một mốc lớn của lịch sử báo chí Phật giáo Việt Nam. Hoạt động của báo chí
Phật giáo Việt Nam trong thời gian này đã diễn ra theo hai giai đoạn dựa trên
hoàn cảnh lịch sử. Giai đoạn đầu là từ khi khởi phát hoạt động báo chí Phật
giáo đến ngày 19-8-1945, lúc xảy ra cuộc Cách mạng tháng Tám lật đổ chế độ
phong kiến Việt Nam. Giai đoạn sau là từ Cách mạng tháng Tám đến lúc

thành lập Tổng Hội Phật giáo Việt Nam 1951.
2. Vai trò và vị trí của báo chí phật giáo trong đời sống xã hội.
Trong Phật giáo, báo chí được coi là phương tiện làm sáng tỏ trắng
đen, phải trái, chân nguỵ, chính tà; đánh đổ những luận điểm sai lầm của một
số người hiểu sai về giáo lý đạo Phật. Ngoài biện luận về chân lý, báo chí Phật
giáo còn nêu lên tinh thần mang tính nhân văn, văn hoá của dân tộc. Trong
giai đoạn của những năm 1930, trước yêu cầu của lịch sử, những người có tâm
huyết với Phật giáo đã nói nên những ý hướng của họ trong việc phục hưng
Phật học. Trong một bài xã thuyết có nhan đề là: “Xướng minh đạo Phật ngày
nay đã phải thời chưa?” Báo Viên Âm đã trình bày rất rõ ràng những lý do
thúc đẩy đưa đến phong trào chấn hưng đạo Phật. Theo Viên Âm những lý do
đó như sau: Sự sụp đổ của niềm tin quốc dân nơi những giá trị cổ truyền do ý
thức hệ nho giáo đại diện đã tạo nên một hoang mang lớn. Vì vậy xướng minh
đạo Phật tức là xây dựng nền tảng cho một nền văn hoá dân tộc vừa tiến bộ
vừa không mất gốc; Nền tảng ấy sẽ xác nhận được dân tộc tính Việt Nam, đủ
tiêu chuẩn và khả năng hấp thụ văn hoá Tây phương mà không bị đồng hoá,
phân biệt được những gì thích hợp và có lợi cho dân tộc và những gì trái
chống với sự tồn tại và phát triển của quốc gia, nói một cách khác có thể phân

3


4
LỊCH SỬ BÁO CHÍ PGVN
ĐẠO

TĂNG SINH THÍCH GIÁC

biệt được chính tà trong quá trình tiếp nhận và hình thành văn hoá mới; Tinh
thần Phật giáo rất thích hợp với tinh thần khoa học và tinh thần tự lực tự

cường. Khoa học tiếp thu được của Tây phương nếu đi đôi với đạo học Phật
giáo thì mới tránh được sự tác hại trong khi sử dụng; Hình thức tôn giáo lễ
nghi của Phật giáo lâu nay lưu hành chỉ là một phần phương tiện nhỏ bé của
Phật giáo, và phần này không thích hợp với những con người chuộng lý trí và
khoa học. Vậy nên sự phát huy giáo nghĩa cao sâu của Phật giáo để trình bày
một nền Phật giáo tân tiến, sống động đáp ứng được nhu cầu của những thế hệ
mới là điều cần thiết.
Đạo Phật viên dung vô ngại, bao hàm tất cả học thuyết trong thế
gian, nếu tuyên truyền lý nghĩa sâu xa của đạo Phật thì chắc dung hoà được cả
Nho học và Tân học mà gây dựng một nền đạo đức và triết lý vững vàng cho
phong tục nhân tâm. Phong tục nhân tâm tiêm nhiễm được cái lý vô thượng
thậm thâm của đạo Phật rồi thì lo chi mà nền giáo dục nước nhà không được
mỗi ngày mỗi bền vững. Xứ ta đang nhằm vào thời canh cải. Giòng Kinh, Vị
chưa chia trong đục, lòng nhân dân còn thiếu phương châm; văn hoá mới càng
nhiều, tư tưởng người càng rộng, dầu cho đạo Nho còn lại cũng không địch
nổi những nghị luận cổ quái ly kỳ. Gia dĩ nay thuyết này, mai thuyết khác lay
động lòng người, nhân tâm biết nương tựa vào đâu mà phân biệt đường tà nẻo
chính. Lòng người như tờ giấy trắng giữa hai bình mực đen và đỏ để hai bên;
không dính đỏ tất dính đen, mà đã dính đen thì khó tránh khỏi những điều
thương luân hại lý, bại tục đồi phong. Ảnh hưởng của đạo Phật về tinh thần
giáo dục xứ ta chẳng phải là ít. Vậy ngày nay cần đem giáo lý vô thượng của
đạo Phật mà tuyên truyền ra, để cho ai cũng nương vào đó làm phương châm
mà phân biệt chỗ phải chỗ chăng, tránh khỏi cái hại sai đường lạc nẻo.
Báo Nam Phong đăng nhiều bài động viên cho một nền Quốc học
Việt Nam như bài Phật giáo Nam Lai Khảo… Tạp chí Đuốc Tuệ đăng nhiều
bài về lịch sử các cao Tăng Việt Nam với những đóng góp của họ trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Báo Đuốc Tuệ còn đăng tải các
bản dịch của các tác phẩm Phật giáo Việt Nam như khoá Hư Lục và những
áng văn nôm do các Thiền sư xưa sáng tác nêu rõ tinh thần tự do, bình đẳng
và vô uý của Phật giáo để chứng tỏ cho thế hệ ham chuộng tân học thấy rằng

những hình thức cầu nguyện, cúng lạy mà lâu nay họ thấy chỉ là một hình thức
của Đạo Phật bình dân, rằng chân tinh thần của Phật giáo rất thích hợp với
tinh thần thực nghiệm và khám phá khách quan của khoa học và đạo Phật của
tuổi trẻ là một Đạo Phật không mê tín, không ỷ lại thần quyền, không chán
đời, không nhu nhược yếu đuối. Các tạp chí Phật học cũng rất ưa đăng những
bài nói về Phật giáo với khoa học, cho rằng trong các tôn giáo chỉ có đạo Phật
là đạo “khoa học” hơn cả để hướng cho các thanh niên tân học.

4


5
LỊCH SỬ BÁO CHÍ PGVN
ĐẠO

TĂNG SINH THÍCH GIÁC

Tuy nhiên trong nhiều thập niên qua Tăng Ni Phật tử khi nhắc đến
khái niệm báo chí Phật giáo rất ít ai đề cập nó xem như một phương pháp
truyền bá Chánh pháp của đạo Phật và trong Tăng Ni Phật tử chỉ có báo chí
của xã hội, vì thế cụm từ này chỉ là bóng dáng mờ nhạt trong ký ức dù trong
nhiều thập niên qua báo chí Phật giáo góp phần không nhỏ trong công cuộc
xây dựng và bảo tồn nền văn hóa dân tộc cũng như làm trong sáng tinh thần
Phật học, mà lịch sử đã chứng minh cho giai đoạn mà Nguyễn Lang gọi thời
kỳ này là "quang cảnh phục hưng tưng bừng như chưa bao giờ có"1.
Việc đấu tranh nội bộ trong Phật giáo nhằm phục hưng một đạo Phật
trong sáng lành mạnh càng thấy rõ hơn trên các báo chí, nó đã đi từ tinh thần
nghiên cứu Phật học đơn thuần thành những công cụ sắc bén tấn công vào
những tệ nạn trong nội tình của Phật giáo như ở tạp chí Duy Tâm số 18 bài
“Phật giáo nước ta vì đâu chịu cái hiện trạng suy đồi” của cư sĩ Khánh Vân

viết: “có kẻ mượn Phật làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu; thụ trì
sóc vọng, cũng sám hối như ai, nhưng lại thủ dị cầu kỳ, học thêm bùa ngải,
luyện roi thần làm bạn với thiên linh cái, đồng nhí khi ông lên lúc bà xuống…
gọi là cứu nhân độ thế… vậy mà cũng lên mặt trụ trì! Hiện trạng như thế bảo
sao chẳng suy đồi, làm tấm bia cho các nhà duy vật mỉa mai?. Tạp chí Đuốc
Tuệ số 178 tác giả Thanh Quang đã viết “… xứ ta những hạng người xuất gia
vào chùa phần nhiều chỉ học được vài bộ kinh, lo luyện hơi cho hay, tập nhịp
học tán cho già, nay lĩnh đám này, mai lĩnh đám khác; cũng tràng hạt cũng cà
sa, thử lật mặt trái của họ mà xem thì có khác nào người trần tục?”.
Qua những quan điểm trên, chúng ta cũng có thể hình dung được vai
trò của báo chí Phật giáo thời kỳ chấn hưng những năm 30-45 của TK 20 như
thế nào rồi. Cũng từ những vấn đề đối thoại trên đã được các chủ bút, chủ biên
mạnh dạn đặt ra trước dư luận quần chúng tạo thành sự tranh luận đầy lý thú
trong nền văn hoá Phật giáo nói chung và báo chí Phật giáo nói riêng nhằm cổ
vũ cho tinh thần “Thay cũ đổi mới”, chấn hưng Phật giáo nước nhà.
II. Đạo đức báo chí Phật giáo
1. Đạo đức báo chí
Nhà báo trước hết là một công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và là
một thành viên bình đẳng trong xã hội. Nhà báo không thể “đứng cao, đứng
trên” người khác để yêu cầu được “đối xử đặc biệt”. Biết vui với cái vui của
người khác, trăn trở với những bức xúc của cộng đồng, biết chia sẻ, đồng cảm
với những khó khăn chung của mỗi cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp, đó vừa là
trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, vừa là đạo đức và lương tâm nghề
nghiệp của người làm báo.

1

Nguyễn Lang ,Việt Nam Phật giáo sử luận q.III: NXB Văn hoá Hà Nội 1994

5



6
LỊCH SỬ BÁO CHÍ PGVN
ĐẠO

TĂNG SINH THÍCH GIÁC

Khác với các nghề trong xã hội, nghề báo tạo ra dư luận xã hội và đưa sự
kiện, con người ra trước sự phán xét của xã hội. Vì thế, người làm báo có
trách nhiệm rất nặng nề đối với xã hội và con người. Không phải ngẫu nhiên
mà nhiều nước trên thế giới đã đề ra bộ quy tắc đạo đức của nhà báo. Vì có
đạo đức, nhà báo mới có suy nghĩ, ứng xử và hành động đúng trong công việc
và cuộc sống. Bản Tuyên ngôn thông qua Đại hội thế giới của Liên đoàn Nhà
báo quốc tế năm 1954 (bổ sung năm 1986) có 11 điều quy tắc ứng xử đạo đức,
trong đó có ghi: “Nhà báo chỉ viết bài theo những thông tin mà bản thân biết
rõ nguồn gốc. Nhà báo không được lấp liếm những thông tin thiết yếu hoặc
làm sai lệch tài liệu” (Điều 3) và: “Nhà báo cần coi những việc sau đây là
những vi phạm nghề nghiệp nghiêm trọng: Đạo văn, bóp méo sự thật có ác ý,
vu khống, bôi nhọ, buộc tội vô căn cứ, nhận hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào
để đăng hoặc lấp liếm thông tin” (Điều 8). Tại các cuộc hội thảo mới đây tại
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh về Bộ quy tắc đạo đức cho Hội Nhà báo Việt
Nam trong thời gian tới, nhiều nhà báo Việt Nam đã nhất trí với ý kiến của
Hội đồng Anh- một tổ chức quốc tế về hợp tác và văn hóa của Vương quốc
Anh - đưa ra, đó là: Nhà báo phải đưa tin chính xác và không được đưa thông
tin sai hoặc thông tin bị bóp méo; thông tin phải vì lợi ích công chúng.
Đạo đức báo chí nằm ở ngòi bút. Đạo đức nghề báo điều quan trọng hơn
bao giờ hết Làm báo là một nghề nhưng là nghề đặc biệt, bởi lẽ, nghề báo có
quan hệ với số đông, thông tin nhà báo đưa ra có ảnh hưởng lớn đến công
chúng và góp phần tạo nên dư luận xã hội. Do tính chất đặc thù như vậy nên

đạo đức người làm báo luôn được coi trọng, nhất là trong thời buổi cơ chế thị
trường hiện nay.
Nghề báo là một trong những nghề được nhiều người trong xã hội quý
trọng, vị nể. Nhưng sự quý trọng, vị nể đó chỉ dành cho những người làm việc
với động cơ lành mạnh, thái độ nghiêm túc, tấm lòng trong sáng, không vụ lợi
hay đòi hỏi người khác và công chúng phải “phục vụ” mình chu đáo, cầu toàn.
Nói như Nhà báo Tạ Ngọc Tấn: “Xét trong tương quan xã hội, nhà báo đến
với nghề làm báo bằng con đường nào cũng chỉ là một sự phân công xã hội,
chứ không phải là một đặc quyền, đặc lợi. Nhưng nghề báo mang dấu ấn cá
nhân đậm nét. Bất cứ một sai lầm nào của một nhà báo đều có thể ảnh hưởng
đến uy tín, danh dự nghề nghiệp của chính mình, cũng như của cả giới báo
chí. Vì thế, hành nghề một cách có lương tâm, giữ gìn danh dự và bản lĩnh
nghề nghiệp là yêu cầu lớn nhất về đạo đức với người làm báo”.
Làm báo là nghề cực nhọc, không phong lưu hay được ăn, được nói, được
gói mang về như một số người lầm tưởng. Muốn tâm sáng, lòng trung, bút sắc
như cách nói của nhà báo lão thành Hữu Thọ thì phải ra sức học tập tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh về báo chí và tự mình hoàn thiện kỹ năng, trình độ và

6


7
LỊCH SỬ BÁO CHÍ PGVN
ĐẠO

TĂNG SINH THÍCH GIÁC

đạo đức để trở thành nhà báo chuyên nghiệp vừa là một nhà báo có tâm và có
tầm để phục vụ tốt cho Cách mạng, cho nhân dân.
2.

Đạo đức báo chí phật giáo ở Việt Nam.
Như phần lớn chúng ta có thể biết, nghề làm báo là nghề lúc nào cũng chạy
đua với thời gian và luôn đối diện với những thị phi ân oán, những phê phán
khen chê, những áp lực, đe dọa… “Đạo đức nghề nghiệp” của người làm báo
cũng được quần chúng đặc biệt quan tâm so với những nghề nghiệp khác.
Do đó, người làm báo là người hầu như lúc nào cũng sống trong sự căng thẳng
với sức ép từ nhiều mặt.
Qua việc tìm hiểu về quan điểm đạo đức báo chí của phương tây và ở nước
ta, sau khi xét qua hiện trạng đạo đức báo chí cũng như đã biết đến những cố
gắng xây dựng một hệ thống đạo đức báo chí ở mọi nền báo chí trên khắp thế
giới, có thể khẳng định rằng đạo đức Phật giáo hoàn toàn đáp ứng ngay cả
những tiêu chuẩn hành nghề khắt khe nhất của nghề báo trên khắp thế giới.
Khi đã hiểu được ý nghĩa của vô ngã, vô thường và tính không, được trang bị
đầy đủ về những giáo hạnh cơ bản của Đức Phật Thích-ca, biết cách vận dụng
những giáo lý giáo hạnh ấy vào cuộc sống hàng ngày, lại có ý thức phụng sự
cộng đồng và mong muốn phụng sự cộng đồng bằng con đường truyền thông
báo chí, một người có năng lực trình bày lưu loát ý kiến của mình bằng ngôn
ngữ hoàn toàn có thể trở thành một nhà báo chân chính trong lĩnh vực báo chí
Phật giáo.2
Đạo đức Phật giáo y cứ vào giới luật. Nếu xem giới luật là những nguyên
tắc đạo đức mang tính bền vững, ổn định, không thay đổi, thì yêu cầu từ thực
tiễn đời sống đòi hỏi cần có sự bổ sung những chuẩn mực đạo đức mang tính
hỗ tương. Những chuẩn mực đạo đức bổ sung đó, theo sự phân định của một
số bộ luật Phật giáo, thì đôi khi được xem là giới không quan trọng (khinh
giới), có lúc được xem là những phép ứng xử (học pháp) giữa người với
người.
Từ thực tiễn đời sống, để đạo đức Phật giáo dễ dàng lan tỏa, thì việc làm
sáng tỏ những chuẩn mực đạo đức Phật giáo là yêu cầu bức thiết. Trong vô
vàn những chuẩn mực đạo đức Phật giáo được thể hiện rải rác trong các bộ
kinh, luật, luận, sớ giải… người viết tạm thời đề xuất mười chuẩn mực đạo

đức cơ bản. Đó là: khiêm hạ, tàm quý, trung thực, kiên định, không phóng dật,
nhẫn nhục, biết ơn, buông xả, dấn thân và tiết tháo. Đạo đức là chất liệu tạo
nên những hệ giá trị riêng có của con người và xã hội loài người. Đạo đức
Phật giáo ngoài những nguyên tắc siêu thế, thanh cao, còn bao hàm những
chuẩn mực thiết thực, không khô cứng, có thể kiểm nghiệm hiệu năng ngay
2

/>
7


8
LỊCH SỬ BÁO CHÍ PGVN
ĐẠO

TĂNG SINH THÍCH GIÁC

bây giờ và tại đây. Mười chuẩn mực đạo đức vừa nêu tuy chưa phải là tất cả,
nhưng nếu như được thực thi, thì nhất định quả ngọt sẽ đong đầy.
Theo kinh Tập, khi cái tôi nhỏ lại thì mọi sự va chạm do kiêu mạn ít xảy ra:
“Ai phá hoại kiêu mạn
Không còn chút dư tàn
Như nước mạnh tàn phá
Cây cỏ lau yếu hèn”.
Đạo đức là chất liệu tạo nên những hệ giá trị riêng có của con người và xã
hội loài người. Đạo đức Phật giáo ngoài những nguyên tắc siêu thế, thanh cao,
còn bao hàm những chuẩn mực thiết thực, không khô cứng, có thể kiểm
nghiệm hiệu năng ngay bây giờ và tại đây. Mười chuẩn mực đạo đức vừa nêu
tuy chưa phải là tất cả, nhưng nếu như được thực thi, thì nhất định quả ngọt sẽ
đong đầy. Trước hết, đạo đức Phật giáo luôn thể hiện tính dứt khoát, minh

bạch trong sự phân biệt giữa cái thiện và cái ác. Kinh Tăng chi khẳng định
thiện và ác phân biệt cách xa nhau như đất với trời, như bờ bên này với bờ bên
kia của đại dương, như hướng mặt trời lặn và mặt trời mọc...; đồng thời cũng
phân biệt rõ nguyên nhân căn bản của thiện là không tham, không sân, không
si; nguyên nhân căn bản của ác là tham, sân, si; lại phân biệt rõ ràng kết quả
thiện đem lại hạnh phúc cho đời này và đời sau như thế nào, kết quả của ác
đem lại bất hạnh cho đời này và đời sau như thế nào. Tướng của thiện và ác
cũng được phân tích rõ ràng là không sát sanh hay sát sanh, bố thí hay trộm
cắp, sống chánh hạnh hay là tà hạnh v.v... cho đến những ý nghĩ thiện hay bất
thiện trong tâm hồn cũng được phân tích rõ ràng minh bạch.
III. Sự cần thiết của Đạo đức báo chí phật giáo trong môi trường
báo chí Việt nam hiện nay.
Có người nói làm báo Phật giáo là bước chân hai hàng giữa sự bon chen
trong xã hội và đời sống an tịnh. Thật ra cũng giống như người cư sĩ Phật giáo
chân chính nào khác, người làm báo Phật giáo là những người cố gắng bước
đi bằng đôi chân bông sen, múa may giữa đời người bằng đôi tay bông sen.
Người làm báo Phật giáo là những người có mức độ học hiểu về đạo Phật và
cố gắng áp dụng sự học hiểu đó vào đời sống thời cũng là người hòa mình vào
xã hội, vào đời sống.
Đạo Phật không áp đặt, không độc thoại, nên người làm báo Phật giáo
không vướng ngại trong việc trải lòng với đời sống, lắng nghe tiếng nói của
đời sống. Đạo Phật cũng không cố chấp vào quan điểm; lập trường, không tôn
thờ thần tượng nên người làm báo Phật giáo nói riêng trước tiên là người biết
lắng nghe – lắng nghe xã hội, lắng nghe đời sống, và lắng nghe chính mình.
Càng biết lắng nghe, người làm báo càng thành công. Biết lắng nghe là không
để chủ quan che lấp điều thấy nghe, không để bản ngã bóp méo sự thấy nghe,

8



9
LỊCH SỬ BÁO CHÍ PGVN
ĐẠO

TĂNG SINH THÍCH GIÁC

không ồn ào huyên náo để có thể tiếp cận trực tiếp với sự thật. Do đó, cái khó
của người làm báo Phật giáo không phải là sự mâu thuẫn giữa chợ đời và điện
Phật, giữa đời sống xã hội và đời sống tâm linh, nhưng là sự cố gắng để luôn
lắng nghe, giữ tinh thần độc lập, khách quan của người Phật tử, cũng như nhìn
thấy và tránh được sự ồn ào mê hoặc thường thấy nơi báo chí, truyền thông.
Thế nhưng nhà báo Phật giáo cũng là một con người và khi chưa thực sự
đạt tới sự giác ngộ thì vẫn có những lúc bị chao đảo bởi những cám dỗ về vật
chất hay danh dự. Vì thế, trong quá trình hành nghề, người làm báo Phật giáo
luôn kiểm soát tâm thức của mình, sao cho khi những tâm sở bất thiện sinh
khởi thì đều nhận thức được ngay để tìm cách đối trị. Nhà báo Phật giáo
khẳng định mục tiêu của mình là đưa giáo lý của nhà Phật vào đời sống hàng
ngày, sao cho có thể góp phần xây dựng một xã hội hiền thiện. Với những
điều tâm niệm đó, nhà báo Phật giáo hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu về
việc Tìm kiếm sự thật để tường thuật; Giảm đến mức tối thiểu sự tác hại;
Hành động một cách độc lập và Có trách nhiệm mà quan điểm đạo đức báo
chí phương tây đã đúc kết.
Tuy nhiên, trong quá trình hành nghề, nhà báo Phật giáo cũng nên tham
khảo những bản quy tắc đạo đức hành nghề của các đơn vị báo chí phương
tây, có những bản đã liệt kê thật chi tiết với tính cách hướng dẫn từng hành vi
của người làm báo trong những hoàn cảnh thật cụ thể. Đây là điều cần thiết, vì
lẽ giáo lý nhà Phật là những điều định hướng; trong khi đó, cuộc sống ngày
càng đa dạng và phức tạp, người làm báo Phật giáo cần phải cập nhật kiến
thức để đáp ứng những trường hợp chưa từng gặp phải. Ngay từ những ngày
đầu đó, tinh thần dân chủ và tranh luận khách quan của báo chí Phật giáo đã

được nhìn thấy. Cũng trong giai đoạn đầu đó, với truyền thống không đứng
ngoài xã hội của Phật giáo Việt nam, tinh thần dấn thân, bảo tồn văn hóa, cải
tạo xã hội của những tờ báo Phật giáo cũng đã được thể hiện. Tinh thần đó,
như một đóa hoa mới nở còn tinh khôi, có thể được coi như tinh thần và
những bước định hướng cho báo chí Phật giáo Việt nam.
Do đó, người làm báo Phật giáo chân chính, người làm báo tuân giữ chánh
ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng, cũng là người thực hành hạnh khiêm cung
cúng dường. Người đó trút hết tâm trí, xông xáo dấn thân nhưng hầu như nhận
lại chẳng được bao nhiêu. Để có thể có được tâm bình an, vững vàng, không
thối chí trên con đường làm báo Phật giáo đó, tôi nghĩ người làm báo Phật
giáo cần có tâm “thường bất khinh” hay thực hành hạnh “thường bất khinh”.
Và đó là điều có thể thấy được trong thực tế.
Đạo Phật, trái lại tuyên bố “Con người là chủ nhân của nghiệp, đồng thời
con người cũng là thừa tự của nghiệp”, nghĩa là chính con người hành động
bằng ý chí tự do của mình, và con người phải chịu hậu quả của hành động của

9


10
LỊCH SỬ BÁO CHÍ PGVN
ĐẠO

TĂNG SINH THÍCH GIÁC

mình. Nhưng lại nói, con người tuy là thừa tự của nghiệp nhưng quyết không
phải là nô lệ của nghiệp. Con người, với một nỗ lực đạo đức tối đa trong hiện
tại hoàn toàn có thể chuyển nghiệp quá khứ, hạn chế nghiệp quá khứ, thậm chí
có thể xóa bỏ nó chuyển thành nghiệp thiện, nghiệp lành. Cũng như một
người, do nghiệp nhân tạo ra trong đời quá khứ, phải sanh ra với một thân thể

gầy yếu, thế nhưng, người đó với một cố gắng liên tục và tối đa rèn luyện thân
thể, hoàn toàn có thể trở thành khỏe mạnh, thậm chí trở thành một lực sĩ hay
võ sĩ. Đạo Phật bao giờ cũng khẳng định khả năng của con người là vô tận,
nếu con nguời có ý chí phấn đấu, bản thân mình cũng như hoàn cảnh mình
đều có thể cải tạo được theo hướng tiến bộ, nếu người thật sự muốn và cố
gắng.
Không phải ngẫu nhiên ngày nay Phật giáo được nhân loại tôn vinh là một
trong những tôn giáo có một triết lý sống nhân văn và thiết thực nhất. Cụ thể,
đạo Phật là tôn giáo xuất phát từ hiện thực con người và vì con người, nhằm
hướng con người đi đến hạnh phúc an lạc. Sở dĩ được tôn vinh như vậy là do
toàn bộ giáo lý của Đức Phật thể hiện một nếp sống đạo đức có những đặc
trưng riêng biệt, nổi bật mà khi chúng ta trải nghiệm sẽ nhận chân được các
giá trị hạnh phúc. Và như thế, đạo Phật có mặt trong đời sống không chỉ diễn
bày qua chùa chiền, tượng Phật, kinh sách, các nghi lễ cầu an, mà trước hết là
bằng nếp sống đạo đức của Tăng, Ni, Phật tử, bằng những quan hệ ứng xử
mẫu mực của mọi người với nhau trong xã hội. Khi mỗi người đã nhận chân
ra đặc trưng của đạo đức Phật giáo là gì, thì chắc chắn rằng hạnh phúc sẽ mỉm
cười với bất cứ ai thực hành theo nếp sống này.
Để có thể có được vị trí và vai trò như vậy, báo chí Phật giáo cần phải
được tổ chức chu đáo, những người làm việc trong ngành báo chí Phật giáo
phải được huấn luyện cặn kẽ để hiểu rõ nhiệm vụ của mình trong hệ thống báo
chí Phật giáo. Trên hết, những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí Phật
giáo phải khẳng định tinh thần phụng sự cộng đồng. Kinh điển vẫn nhắc nhở,
“phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật,” do vậy, phụng sự cộng đồng
một cách không vụ lợi chính là phụng sự Tam Bảo. Với tinh thần đó, việc
nghiên cứu về những tiêu chuẩn của hoạt động báo chí và đạo đức của người
làm báo là điều hết sức cần thiết.
Có thế nói, trong một tương lai không xa, báo chí Phật giáo Việt nam bắt
buộc phải được tổ chức có quy củ để đóng góp được những giá trị của đạo
Phật cho xã hội, một xu hướng đang lên trên toàn cầu. Trong trường hợp đó,

đạo đức của người làm báo Phật giáo phải được hình thành và củng cố ngay từ
bây giờ. Giáo trình này chỉ nêu những điều cơ bản và hy vọng rằng các vị
Tăng sinh sẽ giúp sức cùng hoàn thiện một hệ thống đạo đức báo chí Phật giáo
có thể áp dụng ngay được, giúp báo chí Phật giáo Việt Nam phát triển xứng

10


11
LỊCH SỬ BÁO CHÍ PGVN
ĐẠO

TĂNG SINH THÍCH GIÁC

đáng với công lao của các vị trưởng lão và những nhà báo tiên phong trong
thời chấn hưng Phật giáo. “Phật pháp không phải là tôn giáo, chẳng phải là
triết học, mà là nhu cầu tất yếu của thời đại”3
C. KẾT LUẬN
Như vậy, báo chí ngày nay có một phạm vi hoạt động rất rộng lớn. Tuy
nhiên, mỗi đơn vị báo chí thường tập trung vào một lĩnh vực chuyên biệt, vì
như thế thì mới có thể thu thập được những tin tức cập nhật và chính xác, mới
đưa ra được những nhận định hoặc bình luận sắc sảo trong phạm vi chuyên
môn của mình. Báo chí Phật giáo là những đơn vị báo chí tập trung vào những
thông tin liên quan đến mọi hoạt động của Phật giáo hoặc có tính cách Phật
giáo. Tất nhiên, những vấn đề có sự quan hệ hỗ tương giữa nhiều lĩnh vực
khác nhau cũng có được sự quan tâm của những đơn vị báo chí chuyên về một
lĩnh vực. Do vậy, báo chí Phật giáo cũng cần phải giới thiệu với công chúng
những sự kiện có quan hệ tương tác với Phật giáo. Trong thế giới đương đại,
Phật giáo là một tôn giáo được nhiều người trên thế giới khát khao nghiên cứu
khi họ cảm nhận được những đóng góp thiết thực đối với cuộc sống của loài

người mà giáo lý của Đức Phật Thích-ca có thể mang lại. Ngay trong đất nước
ta, ngày càng có nhiều người cố công tìm hiểu về đạo Phật để điều chỉnh lối
sống của mình, của gia đình mình với mục đích có được sự an lạc ngay trong
cuộc sống hiện tại. Khi thực sự là người đưa tin xác thực và cung cấp những
nhận định đúng mực về Phật giáo và các hoạt động Phật giáo, báo chí Phật
giáo sẽ có thể đạt tới vị trí góp phần dẫn đạo về văn hóa và tư tưởng của xã
hội; vì lẽ trong mọi xã hội, cho đến nay báo chí vẫn là phương tiện hướng dẫn
dư luận chính yếu trên tất cả mọi lĩnh vực.
Báo chí Phật giáo muốn xã hội hóa, muốn phục vụ đạo pháp và dân tộc thì
phải nghĩ đến quần chúng Phật tử và quần chúng nhân dân nói chung, phải đi
sâu vào đời sống bình thường, phải được số đông cảm nhận. Ngoài những
phần mang đậm nét Phật giáo, báo chí Phật giáo cần có nội dung phản ánh đời
sống thường nhật, những rung cảm về cuộc sống đẹp đẽ, hiền thiện,… Ca ngợi
cái đẹp tinh thần, các thái độ, hành xử thể hiện tâm hồn trong sáng, hiền thiện
chính là góp phần vào việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, đồng
thời cũng là bảo tồn, xây dựng và phát huy văn hóa Phật giáo. “Nhất thiết
pháp giai thị Phật pháp”, với tinh thần đó, không phải nghiên cứu giáo lý, đạo
đức Phật giáo, thông tin các Phật sự của Giáo hội,… mới gọi là Phật pháp.
Được biết tại nhiều nơi trên thế giới và cả ở nước ta, từng xuất hiện những tờ
báo của tôn giáo nhưng người đọc khó nhận ra tính chất tôn giáo trong đó, bởi
3

Tịnh Không Pháp sư, Thích Nhuận Châu (dịch), Nhận Thức Phật Giáo. Nxb Tôn Giáo; năm 2012, trang bìa cuối

11


12
LỊCH SỬ BÁO CHÍ PGVN
ĐẠO


TĂNG SINH THÍCH GIÁC

nội dung dù ln giữ đúng tơn chỉ của tơn giáo nhưng lại được thể hiện bằng
những ngơn ngữ, hình ảnh rất đời thường. Do đó, chúng tơi nghĩ, nếu báo chí
Phật giáo, nhất là những tờ báo chủ trương góp phần bảo tồn và phát huy văn
hóa Phật giáo thì nên thực hiện theo chiều hướng như vừa trình bày. Đó cũng
là con đường mà các nhà làm cơng tác văn hóa Phật giáo sẽ đi.

Thư mục tham khảo
1. Nguyễn Lang.

Việt nam Phật giáo sử luận. tập 1. Lá Bối. Sài
Gòn. 1974
2. Thích Thanh Từ
Thiền Sư Việt Nam, Thành Hội Phật Giáo tp Hồ
Chí Minh, nxb tp Hồ Chí Minh, năm 1992
3. Thích Đức Nghiệp,
Đạo Phật Việt Nam. Tp Hồ Chí Minh. Nxb tp Hồ
Chí Minh. Năm 1995
4. Nàrada,
Thi Kệ Pháp Cú Kinh, Tịnh Minh (dịch), Tủ Sách
Phật Học, 1995
5. HTThích Minh Châu.
Kinh Trung Bộ. Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt
Nam: nxb Tôn Giáo, 1997.
6. Thích Minh Châu,
Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, TP Hồ Chí Minh,
1998.
7. Nhiều tác giả.

Giáo dục Phật Giáo trong thời hiện đại. Viện
Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam : nxb TP Hồ Chí
Minh, 2001.
8. Dòch giả Tuệ Đăng. Giới Luật Học Cương Yếu. Giáo Hội Phật Giáo
9. Tịnh Khơng Pháp sư, Thích Nhuận Châu (dịch), Nhận Thức Phật Giáo. Nxb
Tơn Giáo; năm 2012
10. />
12



×