Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Điểm tương đồng giữa phạm trù nguyên nhân kết quả trong phép biện chứng duy vật và quy luật nhân quả trong Phật giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.58 KB, 20 trang )

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………………….................2

LỜI NÓI ĐẦU.
Triết học ra đời trước công nguyên hàng trăm năm và qua năm tháng nhân
loại đã xây dựng được hàng trăm trào lưu triết học khác nhau rất đa dạng và vô
cùng phong phú. Nhưng tóm lại có ba trào lưu triết học lớn. Đó là triết học Đông,
triết Tây, và chủ nghĩa duy vật biện chứng do Mác sáng lập.
Trong triết học Ấn Độ cổ đại, hầu hết các trường phái đều bàn đế vấn đề đời
người, hành vi con người, nguyên nhân và hậu quả của hành vi con người.
Triết học Hy Lap và La Mã cổ đại cũng đề cập đến nhiều vấn đề nhà nước,
giai cấp, về sự bất bình đẳng trong xã hội cũng như những vấn đề về con người.
Những nhà tư tưởng thời trung cổ thì phần đông họ giải thích lịch sử và số
phận con người theo mục đích luận do mệnh trời hoặc do thượng đế quỵết định.
Còn vào thời phục hưng, triết học lịch sử có chú ý tới cách xem xét lịch sử
xã hội với cách nhìn tổng quan nền văn hóa nhân loại, tách khỏi những quan điểm
thần học, tôn giáo.
Vậy triết học là gì?
Triết học là một hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và về
vai trò của con người trong thế giới đó.
Triết học nó ra đời trên hai cơ sở1:
Nguồn gốc nhận thức: Triết học chỉ có thể ra đời khi năng lực tư duy của con
người đạt đến một trình độ phát triển nhất định cho phép khái quát những hiểu biết
riêng lẻ, rời rạc thành một hệ thống những quan điểm và quan niệm chung về thế
giới.
1



Trường Cán Bộ Thành Phố Hồ Chí Minh, Khoa Lý Luận Cơ Sở.Hướng Dẫn Ôn Tập Môn Triết Học Mác-Lênin,
tr.31.

1


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

Nguồn gốc xã hội: Triết học chỉ xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giữa lao
động trí óc và chân tay, đồng thời đó cũng là lúc xã hội phân chia thành giai cấp
nên các giai cấp có nhu cầu giải thích thế giới sao cho phù hợp với lợi ích của giai
cấp mình.
Vấn đề cơ bản của triết học là giải quyết quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa
tồn tại và tư duy. Đây là những vấn đề cơ bản mà các trào lưu luôn tranh cải và
biện luận giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết
định cái nào?
Chủ nghĩa duy vật thì cho vật chất có trước, quyết định ý thức. Còn chủ nghĩa
duy tâm thì cho ý thức có trước và ý thức quyết định vật chất.
Và ở đây Mác đi theo chủ nghĩa duy vật biện chứng mang tính chất khách quan,
khoa học, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Trong bài viết này, người viết xin được trình bày về Điểm tương đồng giữa phạm
trù nguyên nhân - kết quả trong phép biện chứng duy vật và quy luật nhân - quả
trong Phật giáo (là một trong những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy
vật của ông.)
Với hiểu biết còn nông cạn, nhận thức vấn đề chưa được thấu đáo nên sẽ không
sao tránh khỏi những thiếu xót. Vậy người viết mong được sự góp ý, chỉ dạy thêm
của giáo sư.

Người viết cũng xin chân thành tri ân bậc thầy đã tận tình truyền trao những
kiến thức, những kinh nghiệm vốn có của thầy một cách nhiệt tình. Những bài
giảng của giáo sư thật khúc chiết, ngắn gọn, rất dể hiểu và đầy sinh động chứ
không phải khô khan như người ta thường nghĩ “khô khan như học triết”.
Và một lần nữa người viết xin cầu chúc đến giáo sư và những thành viên
trong gia đình giáo sư có nhiều sức khỏe, an vui và hạnh phúc.

A.DẪN NHẬP.
Vũ trụ, vạn vật không phải tuần hành, biến dịch một cách tự nhiên, vô lý, mà
tuân theo một cái luật chung. Luật đó là luật nhân quả. Luật này không phải do một
2


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

đấng nào, xã hội nào đặt ra, mà là một luật thiên nhiên âm thầm, lặng lẽ, nhưng
đúng đắn vô cùng.
Người đời vì không quan sát một cách kỹ càng, tường tân nên không thấy được
luật ấy. Do đó, họ đã hành động một cách bừa bãi, thiếu tinh thần trách nhiệm đối
với bản thân mình và với người chung quanh. Và cũng chính vì thế mà họ đau khổ,
lặn hụp mãi trong biển mê mờ, tội lỗi.
Trái lại, Ðức Phật là vị hoàn toàn giác ngộ, đã phát huy ra cái luật nhân quả
đang chi phối, điều hành mọi sự vật trong vũ trụ này, nên Ngài đã hành động một
cách sáng suốt, lời lạc cho chính mình và chúng sanh.
Các hiện tượng tâm lý và vật lý chuyển biến liên tục. Phật giáo gọi sự
chuyển biến không dừng nghỉ đó là "vô thường". Nho giáo gọi là "dịch biến".
Héraclite, một triết gia Hy Lạp thời cổ đại, thì nói lên hình ảnh cuộc đời trôi chảy
"Chúng ta không thể bước xuống hai lần nơi cùng một dòng nước".

Hiện tượng giới luôn luôn trôi chảy theo một quy luật gọi là nhân quả. Ví như
mưa là kết quả, mây là nguyên nhân; mây là kết quả, hơi nước là nguyên nhân,
v.v... Vấn đề tìm hiểu của chúng ta là về mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả
như thế nào?.
Và đây là quy luật mà nó chi phối tất cả, dù bạn có theo đạo hay không có đạo,
hoặc tôn giáo này tôn giáo khác tất cả đều bị chi phối tất cả. Cho nên nhiệm vụ của
chúng ta là phải đi tìm hiểu xem quy luật của nó diễn ra như thế nào? Và chúng ta
tìm hiểu qua hai quan điểm Mác và giáo lý Phật đà.

3


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

B.NỘI DUNG.
I. Cuộc đời và sự nghiệp của Karl Marx.

Karl Marx sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 tại thành phố Treir bên bờ sông
Moselle, nước Đức, là nơi có nền công nghiệp phát triển nhất, có nền và chính trị tư
tưởng văn hóa chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách mạng Pháp. Cha karl Marx là một
luật sư, người Đức gốc Do Thái, ông cũng là một người hiểu biết về chủ nghĩa duy
vật và kính phục cách mạng Pháp. Do ảnh hưởng cha, năm 17 tuổi, Karl Marx học
luật ở đại học Bonn, sau đó chuyển sang đại học Berlin, cuối cùng đỗ học vị tiến sĩ
tại đại học Jena với đề tài “Sự khác nhau của triết học của triết học tự nhiên giữa
Dermocritucs và Epycurus” trong thời gian này ông còn chịu ảnh hưởng triết học
Hegel, cả phép biện chứng lẫn nhân tố duy tâm. Sau đó, ông sang pháp gặp Engels,
do hai có những quan điểm chính trị giống nhau nên hai người đã kết thành đôi bạn
thân. Vào năm 1847 tại Brussels, Marx công bố tác phẩm quan trọng “ sự khốn

cùng của triết học”, phê phán chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản Pruđông. Năm sau Marx
cùng với Engels khởi thảo cuốn “ Tuyên ngôn đảng cộng sản”. Đây là trước tác
mang dấu mốc thời đại, có thể nói từ đây lịch sử nhân loại đã được viết lại. năm
1864, ông thành lập “ Liên đoàn quốc tế những người lao động” từ năm 1867, ông
bắt đầu cho xuất bản bộ tư bản luận, một tác phẩm vĩ đại được Engels hoàn tất sau
khi ông mất.
Sau đó, ông lại sang sống ở London. Thập niên 50 của thế kỷ XIX là thời kỳ
khó khăn nhất trong cuộc đời của ông. Cuộc sống nghèo khổ cùng với sự công kích
phỉ báng của kẻ địch, nhưng Marx không chịu lùi bước, tiếp tục chiến đấu. Song do
sự bức hại bài xích của chính phủ phản động, do cuộc sống vật chất thiếu thốn, do

4


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

công việc lý luận bề bộn và cuộc đấu tranh căng thăng đã làm tổn hại tới sức khỏe
của Marx.
Và cuối cùng trái tim vĩ đại đã ngừng đập vào ngày14 tháng 03 năm 1883, thi
hài của ông được an táng tại nghĩa trang công cộng London, bên cạnh mộ người vợ
yêu quý của mình – Jenny Von Westphalen, con gái của Baron von Wesphalen.
II. Những tiền đề hình thành triết học Karl Maxr.
Triết học Marx do Karl Marx và Frédéric Engels sáng lập dựa trên những tiền đề
sau:2
1.Tiền đề kinh tế - xã hội.
Vào những thập niên 30, 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển
mạnh mẽ, dẫn đến mâu thuẩn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Để giải quyết
mâu thuẩn này thì giai cấp vô sản đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.

Cuộc đấu tranh đó ngày càng phát triển mạnh mẽ từ thấp đến cao, từ đấu tranh kinh
tế đến đấu tranh chính trị, từ tự phát đến ngày càng tự giác hơn. Vì vậy, giai cấp vô
sản xuất hiện một nhu cầu cần có một học thuyết khoa học, cách mạng soi đường,
chỉ lối. Và học thuyết ấy chính là chủ nghĩa Marx.
2. Tiền đề khoa học tự nhiên.
Vào giữa thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đã được phát đạt được nhiều thành
tựu to lớn, làm thay đổi những quan niệm về thế giới. trong các thành tựu đó, nổi
bật lên ba phát minh lớn làm tiền đề khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật
biện chứng:
- Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
- Thuyết tế bào.
- Thuyết tiến hóa.
Từ đó, Marx và Engels đã phân tích một cách sâu sắc các thành tựu của khoa
học tự nhiên, khái quát hóa chúng thành các quan điểm triết học và từ đó hình
2

Ts Nguyễn Chương Nhiếp, Hỏi Và Đáp Môn Triết Học Mác-Lênin, Nxb Trẻ,tr. 10-11.

5


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

thành nên một học thuyết triết học thực sự khoa học- triết học duy vật biện
chứng.

3. Tiền đề lý luận.
Triết học Marx ra đời là kết quả của sự thừa kế nhhững thành tựu tư tưởng

của loài người, mà trước hết là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh và chủ
nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Đặc biệt, triết học cổ điển Đức là nguồn gốc lý
luận trực tiếp của triết học Marx. Triết học Marx đã thừa kế có phê phán hai học
thuyết tiêu biểu đó là triết học Hêghen và triết học Phơbách.
Tóm lại, triết học Marx ra đời là kết quả tất yếu của các điều kiện kinh tế xã
hội, những thành tựu khoa học tự nhiên, những mâu thuẩn nội tại của bản thân triết
học Hêghen và Phơbách. Đồng thời, triết học Marx ra đời cũng là kết quả tất yếu
của những trí huệ thiên tài và những trái tim đầy nhiệt huyết cách mạng của Karl
Marx và Frédéric Engels.
III. Khái niệm, mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả và ý
nghĩa phương pháp luận của nó theo triết học Marx.
1.Khái niệm nguyên nhân và kết quả.
a. Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra một
sự biến đổi nhất định.
b. Kết quả là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật,hiện tượng với nhau.
Để đi đến một kết quả thì không chỉ đơn thụần có nguyên nhân mà nó còn có
nhiều điều kiện để tác động cho nguyên nhân ấy.
Theo triết học Mác thì có những nguyên nhân như:
6


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

- Nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài.
- Nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân không cơ bản.
- Nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu.

- Nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp.
- Nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan ,v..v..
2.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.
Nguyên nhân sinh ra kết quả, vì vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết
quả, nhưng không phải bất kỳ sự nối tiếp về thời gian nào thì hiện tượng có trước
cũng là nguyên nhân của hiện tượng có sau.
Không có hiện tượng nào mà không có nguyên nhân, nó phải là kết quả của
nguyên nhân này hay nguyên nhân khác mà thôi.
Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại một kết quả có
thể có nhiều nguyên nhân sinh ra.
Không có một hiện tượng nào được coi là nguyên nhân đầu tiên và cũng
không có kết quả nào được xem là kết quả cuối cùng. Trong mối quan hệ này nó là
nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là kết quả.
Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng khi xuất hiện kết quả không tồn tại thụ
động mà có sự tác động trở lại với nguyên nhân.
3.Ý nghĩa phương pháp luận.
Vì mối quan hệ nguyên nhân – kết quả mang tính khách quan, phổ biến và
tất yếu, do đó nhiệm vụ của khoa học là phải khám phá ra những gì mà con người
chưa biết vì mục đích của con người.
Vì một kết quả có nhiều nguyên nhân sinh ra, vì vậy phải biết phân loại
nguyên nhân để tạo ra sức mạnh tổng hợp.
Vì kết quả có sự tác động trở lại với nguyên nhân, vì vậy cần phải khai thác,
vận dụng tốt các kết quảđể nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự vật phất triển.
IV. Nguyên nhân và kết quả theo giáo lý nhà Phật.
7


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin


1. Định nghĩa.
"Nhân" là nguyên nhân, "Quả" là kết quả. Nhân là cái mầm. Quả là cái hạt, cái
trái do mầm ấy phát sinh. Nhân là năng lực phát động, Quả là sự hình thành của
năng lực phát động ấy. Nhân và Quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu
không có Nhân thì không có Quả; nếu không có Quả thì không có Nhân.
2.Những Ðặc Tính Của Luật Nhân Quả. 3
2.1. Nhân thế nào thì quả thế nấy.
Nếu ta muốn có quả cam thì ta phải ươm hạt giống cam; nếu ta muốn có hạt
đậu thì ta phải gieo giống đậu. Không bao giờ ta trồng cam mà lại được đậu, hay
trồng đậu mà lại được cam. Người học đàn thì biết đàn, người học chữ thì biết chữ.
nói một cách khác, nhân với quả bao giờ cũng đồng một loại với nhau. Hễ nhân đổi
thì quả cũng đổi
2.2.Một nhân không thể sinh ra quả.
Sự vật trong vũ trụ nầy đều là sự tổ hợp của nhiều nhân duyên. Cho nên
không có một nhân nào, có thể tự tác thành kết quả được, nếu không có sự giúp đỡ
của nhiều nhân khác. Nói rằng hạt lúa sanh ra cây lúa, là nói một cách giản dị cho
dễ hiểu, chứ thật ra hạt lúa không thể sanh ra gì được cả, nếu để một mình nó giữa
khoảng trống không, thiếu không khí, ánh sáng đất nước, nhà nông. Cho nên, khi ta
nghe bất cứ ai tuyên bố rằng: “mọi vật do một nhân sinh ra, hay một nhân có thể
sanh ra vạn vật”; ta có thể chắc chắn rằng, người ấy nói sai sự thật.
2.3. Trong nhân có quả, trong quả có nhân:
Chính trong nhân hiện tại đã có hàm chứa cái quả vị lai; cũng chính trong cái
quả hiện tại, đã có hình bóng của nhân quá khứ. Một sự vật mà ta gọi là nhân, là
khi nó chưa biến chuyển, hình thành ra cái quả mà ta mong muốn, chờ đợi. Một sự
vật ta gọi là quả, là khi nó chưa biến chuyển, hình thành ra trạng tháiũ mà ta mong
đợi ước muốn. Mỗi vật, vì thế, đều có thể gọi là nhân hay quả được: đối với quá
3

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa,Phật Học Phổ Thông Quyển I, Khóa II, Bài tám, tr.274.


8


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

khứ, thì nó là quả, nhưng đối với tương lai thì nó là nhân. Nhân và qủa tiếp nối
nhau, đắp đổi nhau như những vòng trong sợi dây chuyền.
2.4. Sự phát triển nhanh và chậm từ nhân đến quả:
Sự biến chuyển từ nhân đến quả, có khi nhanh khi chậm, chứ không phải bao
giờ cũng diễn tiến trong một thời gian đồng nhất:
Có những nhân và xảy ra kế tiếp nhau, liền nhau, nhân vừa phát khởi thì quả đã
xuất hiện, như khi vừa đánh xuống mặt trống (nhân) thì tiếng trống liền phát hiện ra
(quả); hay khi hai luồng điện âm và dương vừa gặp nhau, thì ánh sáng liền bừng
lên. Có khi nhân đã gây rồi, nhưng quả đợi một thời gian, quả mới hình thành, như
từ khi gieo hạt giống, cho đến khi gặt lúa, cần phải có một thời gian ít nhất là bốn
tháng. Có khi từ nhân đến quả cách nhau từng chục năm, như đứa trẻ mới cắp sách
đi học đến ngày thành tài, phải qua một thời gian ít nhất là mười năm.
Có khi cần đến một vài trăm năm, hay nhiều hơn nữa quả mới xuất hiện. Chẳng
hạn như từ ý niệm giành độc lập của một quốc gia, đến khi thực hiện được nền độc
lập ấy, cần phải qua bao thế kỷ.
Vì lý do mau chậm, trong sự phát hiện cái quả, chúng ta không nên nóng nẩy
hấp tấp, mà cho rằng cái luật nhơn quả không hoàn toàn đúng, khi thấy có những
cái nhân chưa phát sinh ra quả.
Thông thường, một quả khi hình thành nó cần có đầy đủ nguyên nhân chính và
các nhân duyên phụ, cho nên nhân quả được xét đến qua nhiều góc độ như thời
gian, không gian, vật lý, tâm lý v.v...
2.4.1- Phân loại 1 (theo thời gian):4

a- Nhân quả đồng thời: Là loại nhân quả mà từ nhân đi đến quả rất nhanh. Ví
dụ: ăn thì no, uống nước thì hết khát, tức giận thì buồn phiền v.v...
b- Nhân quả khác thời: Là loại nhân quả mà thời gian đi đến quả có một
khoảng thời gian. Và khoảng thời gian đó được chia làm 3 loại như sau:

4

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Phật Học Căn Bản Tập I, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, tr.158

9


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

* Hiện báo: Nghĩa là nghiệp nhân trong đời này đưa đến quả báo ngay trong đời
này. Ví dụ: tuổi nhỏ lo học hành chăm chỉ nên lớn lên trở thành người có tri thức.
* Sinh báo: Nghĩa là tạo nhân trong đời này nhưng đến đời sau mới thọ quả
báo. Ví dụ: kinh Ðịa Tạng bảo rằng ai hay trêu chọc người, đời sau sẽ thác sinh vào
loài vượn, khỉ.
* Hậu báo: Nghĩa là tạo nhân trong đời này nhưng đến các đời sau mới thọ quả
báo (xem Truyện tiền thân, Bổn Sinh, Bổn Sự).
Ba thời nhân quả này vì có một thời gian tương đối ổn định (có khoảng cách),
do đó chúng được xếp vào loại định nghiệp. Cũng có trường hợp do các nhân
duyên trung gian can thiệp mạnh vào làm cho nghiệp quả trở nên khó xác định về
thời gian và chủng loại. Trong trường hợp này, chúng được gọi là bất định nghiệp.
Ba thời nhân quả, đồng thời cũng là câu trả lời tại sao (một số trường hợp) có người
làm lành trong đời này lại gặp những điều bất hạnh, và ngược lại, người làm việc ác
lại gặp may mắn.

2.4.2Phân loại 2 (theo vật lý và tâm lý):
Cách phân loại này nhằm chỉ đến sự biểu hiện của nghiệp quả thông qua thái độ
tâm lý tiếp thọ nghiệp, đồng thời nói lên những khoảng cách khác nhau của nghiệp
quả giữa tâm lý và vật lý, giữa nội tâm và ngoại cảnh.
a- Nội tâm và ngoại giới:
Nhân quả biểu hiện ở trong tâm lý của con người được gọi là nhân quả nội tâm
(nội giới) và ngược lai là ngoại cảnh (ngoại giới).
Như trường hợp một vị sư bị vu khống phải ở tù, thân vị ấy ở trong tù nhưng
tâm vị ấy thì an định, ly thủ, giải thoát. Như thế, nghiệp quả chỉ biểu hiện ở thân
chứ không biểu hiện ở tâm.
b- Tâm lý và vật lý:
Sự biểu hiện khác nhau của nhân quả trên cùng một con người được chia thành
hai phần: tâm lý và vật lý.
10


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

Như một người có thân thể (thể chất vật lý) xấu xí, khó nhìn, nhưng tâm thì
thông minh và sáng suốt, hiền từ, độ lượng và tu tập tốt (tương tự như vậy đối với
các trường hợp ngược lai).
Tuy nhiên, cũng có trường hợp được phước báo cả hai mặt thân và tâm, hoặc
ngược lại.
3.Phân tích hành tướng của Nhân Quả trong thực tế.
Như các đoạn trên đã nói, nhân quả chi phối tất cả vũ trụ vạn hữu, không có
một vật gì, sự gì, động vật hay thực vật, vật chất hay tinh thần, thoát ra ngoài luật
nhân quả được. Ở đây, để có một quan niệm rõ ràng hơn về luật nhân quả, chúng ta
hãy tuần tự phân tích hành tướng của nhân quả trong mọi sự vật:

3.1. Nhân quả có trong những vật vô tri vô giác:
Nước bị lửa đốt thì nóng, bị gió thổi thì thành sóng, bị lạnh thì đông lại. Nắng
lâu ngày thì đại hạn, mưa nhiều thì lụt, gió nhiều thì sanh bão.
3.2. Nhân quả trong loài thực vật:
Hạt cam thì sanh ra cây cam, cây cam thì sanh trái cam. Hạt ớt thì sanh ra cây
ớt, cây ớt thì sanh ra trái ớt. Nói một cách tổng quát, giống ngọt thì sanh trái ngọt,
giống chua thì sanh trái chua, giống nào thì sanh quả ấy.
3.3 Nhân quả trong các loài động vật:
Loài chim sanh ra trứng, nên chúng ta gọi trứng là nhân, chờ khi ấp nở thành
con là quả; con chim ấy trở lại làm nhân, sinh ra trứng là quả.
Loài thú sanh con, con ấy là quả. Con thú lớn lên, trở lại làm nhân sanh con là
quả.
3.4. Nhân quả nơi con người:
Về phương diện thể chất: Thân tứ đại là do bẩm thụ huyết của cha mẹ, và do
hoàn cảnh nuôi dưỡng. Vậy cha mẹ và hoàn cảnh là nhân, người con trưởng thành

11


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

là quả, và cứ tiếp nối như thế mãi, nhân sanh quả, quả sanh nhân, không bao giờ
dứt.
3.5.Về phương diện tinh thần:
Những tư tưởng và hành vi trong quá khứ, tạo cho ta những tánh tình tốt hay
xấu, một nếp sống trong hiện tại: tư tưởng và hành động quá khứ là nhân, tánh tình
nếp sống tinh thần trong hiện tại là quả. Tánh tình và nếp sống này là nhân, để tạo
ra những tư tưởng và hành động trong tương lai là quả.

Ðể nhận rõ cái phần tinh thần quan trọng nầy, chúng ta hãy dành riêng ra một
mục, để đặt biệt chú ý đến hành tướng của nó dưới đây.
4. Nhân Quả Về Phương Diện Tinh Thần.
4.1. Nhân quả của tư tưởng và hành vi không tốt:
Tham: Thấy tiền của người, nổi lòng tham lam sanh ra trộm cắp, hoặc giết hại
người là nhân; bị chủ đánh đập hoặc đâm chém, phải tàn tật, hay bị nhà chức trách
bắt giam trong khám đường, chịu những điều tra tấn, đau khổ là quả.
Sân: Người quá nóng giận, đánh dập vợ con, phá hoại nhà cửa, chém giết người
không gớm tay là nhân; khi hết giận đau đớn, nhìn thấy vợ con bịnh hoạn, nhà cửa
tiêu tan, luật pháp trừng trị, phải chịu nhiều điều khổ cực là quả.
Si mê: Người say mê sắc dục, liễu ngõ hoa tường, không có biết sự hay dở,
phải trái là nhân; làm cho gia đình lủn củn, thân thể suy nhược, trí huệ u ám là quả.
Nghi ngờ: Suốt đời cứ nghi ngờ việc nầy việc khác, ai nói gì cũng không tin, ai làm
gì cũng không theo, đó là nhân; kết cuộc không làm nên được việc gì cả, đến khi
lâm chung, buông xuôi hai bàn tay trắng đó là quả.
Kiêu mạn: Tự cho mình là hơn cả, khinh bỉ mọi người, chà đạp lên nhân phẩm
người chung quanh, là nhân; bị người ghét bỏ, xa lánh, sống một đời lẻ loi, cô độc
là quả. Nghiện rượu trà: tụ tập bạn bè ăn nhậu cho thỏa thích là nhân; đến lúc say
sưa chén bát ngổn ngang, ghế bàn nghiêng ngả nhiều khi gây ra chém giết nhau làm
những điều tội lỗi, phải bị tù tội là quả.
12


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

Say mê cờ bạc: Thấy tiền bạc của người muốn hốt về mình, đắm đuối quanh
năm, suốt tháng theo con bài lá bạc, là nhân; đến lúc của hết nhà tiêu, nợ nần vây
kéo, thiếu trước hụt sau, thâm quỹ thụt két là quả.

4.2. Nhân quả của tư tưởng và hành vi tốt:
Như trên chúng ta đã thấy, những tư tưởng hành vi xấu xa tạo cho con người
những hậu quả đen tối, nhục nhã, khổ đau như thế nào, thì những tư tưởng và hành
vi đẹp đẽ tạo cho con người những hậu quả sáng lạng, vinh quanh và an vui như thế
ấy.
Người không có tánh tham bỏn sen, thì tất không bị của tiền trói buộc, tâm trí
được thảnh thơi. Người không nóng giận, tất được sống cảnh hiền hòa, gia đình êm
ấm; người không si mê theo sắc dục, thì tất được gia đình kính nể, trí huệ sáng suốt,
thân thể tráng kiện; người không hay ngờ vực, có đức tin, thì hăng hái trong công
việc, được người chung quanh tin cậy, dễ thành tựu trong đời; người không ngạo
mạn thì được bạn bè quí chuộng, niềm nở đón tiếp, tận tâm giúp đỡ khi mình gặp
tai biến. Người không rượu chè, cờ bạc thì không đến nỗi túng thiếu, bà con quen
biết kính nể, yêu vì...Những điều này, tưởng không cần phải nói nhiều, quí đọc giả
cũng chán biết. Hàng ngày quanh chúng ta, những cảnh tượng nhân và quả ấy, diễn
ra không ngớt, chỉ cần giở tờ báo hàng ngày, đọc các mục tin tức là thấy ngay.
Nói một cách tổng quát, về phương diện tinh thần cũng như về vật chất,
người ta gieo thứ gì, thì gặp thứ ấy. Người Pháp có câu: “Mỗi người là con đẻ của
công nghiệp mình”.
5. Lợi ích đem lại cho chúng ta do sự hiểu biết và áp dụng luật nhân quả.
5.1. Luật nhân quả tránh cho ta những mê tín dị đoan, những tin tưởng
sai lầm vào thần quyền:
Luật nhân quả cho chúng ta thấy được thực trạng của sự vật, không có gì mơ
hồ, bí hiểm. Nó vén tất cả những cái gì đen tối, phĩnh phờ của mê tín dị đoan, đang
bao trùm sự vật. Nó cũng phủ nhận luôn cái thuyết chủ trương Vạn vật do một vị
thần sinh ra, và uy quyền thưởng phạt muôn loài. Do đó, người hiểu rõ luật nhân
13


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


Triết học Mác Lênin

quả sẽ không đặt sai lòng tin tưởng của mình, không cầu xin một cách vô ích,
không ỷ lại thần quyền, không lo sợ hoang mang.
5.2. Luật nhân quả đem lại lòng tin tưởng vào chính con người:
Khi đã biết cuộc đời của mình do nghiệp nhân của mình tạo ra, mình là người
thợ tự xây dựng đời mình, mình là kẻ sáng tạo, mà không tin tưởng ở mình thì còn
tin tưởng ở ai nữa? Lòng tự tin ấy là một sức mạnh vô cùng quý báu, làm cho con
người dám hoạt động, dám hy sinh hăng hái làm điều tốt. Vì những hành động tốt
đẹp ấy, họ biết sẽ là những cái nhân quý báu, đem lại những kết quả đẹp đẽ.
5.3. Luật nhân quả làm cho chúng ta không chán nản, không trách
móc:
Người hay chán nản, hay trách móc là vì đã có thói quen ỷ lại ở kẻ khác, là vì
hướng ngoại. Nhưng khi đã biết mình là động lực chính, là nguyên nhân chính của
mọi sự thất bại hay thành công, thì còn chán nản, trách móc ai nữa? Ðã biết mình là
quan trọng như thế, là chỉ còn lo tự sửa mình, thôi gieo nhân xấu, để khỏi phải gặt
quả xấu, tránh tạo giống ác để khỏi mang cái ác.
6. Một vài quan điểm về sự sinh khởi của nhân quả.
Như trên chúng ta đã tìm hiểu thì nhân quả sinh ra được thì cần có điều kiện và
những điều kiện ấy ta gọi chung cho nó là các duyên vậy ta thử đặt vấn đề:
Nếu do sự hòa hợp của các duyên mà quả được sanh khởi thì nó (quả) đã hiện
hữu sẵn trong sự hòa hợp, thế thì cần gì phải nhờ vào sự hòa hợp mới sanh khởi?
Nếu không có quả trong sự hòa hợp của các duyên thì làm thế nào cái quả đó có
thể sanh khởi từ trong sự hòa hợp của các duyên?
Nếu quả hiện hữu trong sự hòa hợp của các duyên thì tất nhiên trong sự hòa hợp
phải có quả nhưng sự thật thì đã không thể tìm thấy được (bất khả đắc). Nếu quả
không hiện hữu trong sự hòa hợp của các duyên thì các nhân duyên và chẳng phải
nhân duyên là giống nhau (đồng nhất).

14



Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

Nếu Nhân chuyển trao cho Quả cái năng lực mà Nhân có thể tạo tác trước khi
tự diệt (đã trao xong), thì lúc ấy Nhân có hai loại thể tướng, đó là cái được chuyển
trao và cái bị hủy diệt.
Nếu Nhân không chuyển trao cho Quả xong cái năng lực mà Nhân có khả năng
tạo tác (tác nhân) nhưng đã bị diệt (như thế) Nhân đã bị hủy diệt mà Quả vẫn khởi
sanh, vậy thì Quả đó là không có Nhân.
Nếu đang khi các duyên hòa hợp mà quả được sanh khởi cùng lúc thì kẻ sanh
và cái được sanh đồng thời hiện hữu.
Nếu trước đó có quả sanh khởi nhưng sau đó các duyên mới hòa hợp thì điều
đó cũng có nghĩa (tức: chính là) là tách lìa khỏi nhân duyên, và như vậy đích thị là
cái quả không có nhân.
Nếu nhân (bị hủy diệt để) chuyển biến làm quả thì tức là nhân đã đến với quả,
như thế thì nhân đã được sanh trước đó nhưng đã sanh xong rồi trở lại sanh ra nữa.
Làm thế nào mà một cái nhân đã bị diệt mất nhưng vẫn có khả năng sanh khởi
ra quả? vả lại nếu nhân hiện hữu (tồn tại) trong quả thì làm thế nào nhân có thể
sanh quả?
Nếu nhân đã bao trùm các quả hiện hữu thế thì tại sao lại phải sanh khởi các
quả làm gì? trong nhân thấy hoặc không thấy quả cả hai trường hợp đều không
sanh khởi (ra quả). (* ý nói nếu trong nhân thấy có quả thì quả đã có rồi, có rồi thì
không cần phải sanh nữa. Và nếu không thấy quả trong nhân thì lìa rời nhân vẫn có
quả vì quả không hiện hữu trong nhân và ngược lại. Như thế thì quả không do nhân
sanh và nhân không do quả sanh).
Nếu bảo rằng cái nhân quá khứ hòa hợp với cái quả quá khứ, cái quả hiện tại và
cái quả vị lai thì điều đó hoàn toàn không thể có. Nếu bảo rằng cái nhân vị lai hòa

hợp với cái quả vị lai, cái quả hiện tại và cái quả quá khứ thì hoàn toàn không hợp
lý. Nếu bảo rằng cái nhân hiện tại hòa hợp với cái quả hiện tại, cái quả vị lai và cái
quả của quá khứ thì hoàn toàn không thể được (* đoạn này nói về tam thế và cưœu
trùng nhân quả).
15


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

Nếu không thể hòa hợp thì làm thế nào nhân có thể sanh quả? và giả định rằng
có sự hòa hợp thì cũng làm thế nào nhân có thể sanh quả?
Nếu nhân là Không, không có quả thì nhân làm sao có khả năng sanh ra quả?
và nếu nhân là không phải không có quả (tức trong nhân có quả) thì nhân làm thế
nào có thể sanh quả?
Quả chẳng phải Không thì không thể sanh (* vì chẳng không tức là có nếu đã
có thì không sanh), quả chẳng Không chẳng diệt, vì quả chẳng Không nên không
sanh cũng không diệt. Vì Quả Không nên không sanh, vì quả Không nên không
diệt, vì quả chính là Không, cho nên không sanh cũng chẳng diệt.
Nếu nhân và quả là một, là đồng nhất thì hoàn toàn không hợp lý và nếu nhân
và quả là khác biệt nhau thì sự kiện này cũng không đúng. Nếu nhân và quả là đồng
nhất, thì sự sanh khởi và cái được sanh khởi cũng phải đồng nhất. Nếu nhân và quả
là khác biệt thì cái nhân đồng với cái chẳng phải nhân (phi nhân).
Nếu quả mà có tự tánh nhất định thì nhân làm thế nào có thể sanh ra nó? Nếu
quả nhất định không có tự tánh thì nhân cũng làm thế nào có thể sanh ra nó? Nếu
nhân không sanh ra quả thì không có cái thể tướng của nhân, và nếu không có thể
tướng của nhân thì cái gì (ai, hoặc đâu) có thể có cái quả đó? (quả đó thuộc về cái
gì?)
Nếu cho rằng từ các nhân duyên mà có sanh ra sự hòa hợp, nhưng, sự hòa hợp

tự nó không sanh thì làm thế nào nó có thể sanh ra quả? Thế nên, quả đã không từ
các duyên hòa hợp hay không hòa hợp sanh ra. Vì nếu không có quả thì nơi nào có
pháp hòa hợp?

16


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

C. Kết Luận.
Qua quan điểm của Mác thì chúng ta thấy nó cũng hoàn toàn phù hợp với Phật
giáo, nhưng giáo lý của Phật giáo thì nó đi sâu và xa hơn, nhất là ở lĩnh vực tinh
thần. Và những gì chúng ta vừa phân tích thì còn đơn giản, thật ra phạm trù này
cũng rất phức tạp khó mà hiểu cho hết như trong Tăng Chi Bộ Kinh I, Phẩm Bốn
Pháp chép:
"Có bốn phạm trù không thể tư duy: Phật giới, Thế giới tâm, Thiền định của
người tu Thiền, và quả dị thục của nghiệp".
Do đó, chúng ta không thể chờ đợi bất cứ một khảo luận nào về nhân quả có
thể trình bày rõ ràng, hợp lý, giải quyết được mọi nghi vấn. Thực sự, nhân quả
cũng tương đối như tính tương đối của các pháp hữu vi, chịu biến hoại, vô thường
đoạn diệt. Cho đến khi một người đoạn trừ hết lậu hoặc thì chân nghĩa của nhân
quả sẽ xuất hiện một lần với chân tướng của các pháp.
Tương quan nhân quả của các hiện hữu trong hiện tượng giới là tương quan
vòng tròn (hay xoắn ốc). Mỗi hiện tượng vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân.
Tương quan nhân quả này chính là tương quan Duyên sinh. Mỗi hiện hữu có một
nguyên nhân chính (trực tiếp) và các nguyên nhân phụ (nguyên nhân xa hơn).
Nguyên nhân chính gọi là nhân, nguyên nhân phụ gọi là duyên. Nhân quả, do đó,
nói đủ là nhân-duyên-quả. Từ nhân đến quả còn có các yếu tố duyên ảnh hưởng.

17


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

Chúng ta đã biết giá trị của luật nhân quả, vậy chúng ta nên đem bài học nầy
ra áp dụng vào mọi công việc hằng ngày của chúng ta. Khi chúng ta làm một việc
gì, nói một lời gì, cũng nên nghĩ trước kết quả tốt hay xấu của nó, chứ đừng làm
liều, nói liều, rồi phải chịu hậu quả đau khổ, nhục nhã trong tương lai. Nếu chúng
ta làm được như thế, thì chúng ta sẽ thấy tánh tình và hành vi của chúng ta, mỗi
ngày mỗi cải tiến, các việc sai quấy sẽ giảm bớt, các việc lành càng thêm tăng
trưởng. Và do sự gieo nhân toàn thiện đó, từ địa vị người, chúng ta có thể tiến dần
lên đến quả vị thánh hiền, siêu nhân.

18


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

TÀI LIỆU THAM KHẢO




1. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, Giáo Trình Triết Học Mác- Lênin,Nxb. Chính
Trị Quốc Gia Hà Nội, 2006.

2. Phạm Minh Lăng, Những Chủ Đề Cơ Bản Của Triết Học, Nxb, Văn Hóa
Thông Tin Hà Nội ,2003.
3. Vĩnh An, Hỏi Đáp Triết Học Tập III,Lịch Sử Triết Học Tây Phương, Nxb
Trẻ, 2006.
4. Đặng Nguyên Minh( biên soạn), Triết Học Thế Giới Nên Biết, Nxb, Lao
Động –Xã Hội, 2007.
5. Khoa Triết Học (chủ biên:Giáo sư E.E Nexmeyanov), Triết Học Hỏi &
Đáp, Nxb.Đà Nẳng.2004.
6. Trường Cán Bộ Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Lý Luận Cơ Sở, Hướng Dẫn Ôn
Tập Môn Triết Học Mác-Lênin, 2002.

19


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt

Triết học Mác Lênin

20



×