Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Thực hiện pháp luật về hộ tịch của ủy ban nhân dân phường qua thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 103 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN HNG HNH

THựC HIệN PHáP LUậT Về Hộ TịCH
CủA ủY BAN NHÂN DÂN PHƯờNG - QUA THựC TIễN
QUậN LONG BIÊN, THàNH PHố Hà NộI

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2016


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN HNG HNH

THựC HIệN PHáP LUậT Về Hộ TịCH
CủA ủY BAN NHÂN DÂN PHƯờNG - QUA THựC TIễN
QUậN LONG BIÊN, THàNH PHố Hà NộI
Chuyờn ngnh: Lut Hin phỏp - Lut Hnh chớnh
Mó s: 60 38 01 02

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: TS. NGUYN TH MINH H

H NI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Hồng Hạnh


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘ TỊCH VÀ THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH .................................................. 7
1.1.
HỘ TỊCH .............................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm hộ tịch ................................................................................. 7
1.1.2. Mối quan hệ giữa hộ tịch với các lĩnh vực khác ................................ 14

1.1.3. Pháp luật về hộ tịch ............................................................................ 16
1.2.
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH ........................................ 30
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm thực hiện pháp luật về hộ tịch ...................... 30
1.2.2. Vai trò của thực hiện pháp luật về hộ tịch ......................................... 34
1.2.3. Hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch ........................................... 36
1.2.4. Nội dung thực hiện pháp luật về hộ tịch ............................................ 39
1.2.5. Yêu cầu đảm bảo thực hiện pháp luật về hộ tịch ............................... 42
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH

2.1.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƢỜNG, QUẬN LONG BIÊN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI...............................................................................48
TỔNG QUAN VỀ QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...... 48
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HỘ TỊCH CỦA
ỦY BAN NHÂN PHƢỜNG, QUẬN LONG BIÊN .......................... 52
Ban hành các văn bản nhà nƣớc đối với hộ tịch ................................ 52
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch trên địa bàn các phƣờng...... 53
Hoạt động đăng ký hộ tịch trên địa bàn các phƣờng.......................... 54
Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác hộ tịch ................................ 59


2.2.5. Hệ thống sổ hộ tịch, hồ sơ hộ tịch đang lƣu giữ ................................ 61
2.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký và quản

lý hộ tịch ............................................................................................. 62
2.3.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HỘ TỊCH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƢỜNG TẠI QUẬN LONG BIÊN ..... 64
2.3.1. Ƣu điểm và hạn chế ............................................................................ 64
2.3.2. Nguyên nhân ...................................................................................... 74
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG

3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.2.

3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
3.2.5.
3.2.6.

CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƢỜNG, QUẬN LONG BIÊN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................... 76
NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN ........................................... 76
Hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực về hộ tịch ...................................... 76
Ủy ban nhân dân quận, ủy ban nhân dân phƣờng phải quan tâm
hơn đến công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch ................................ 77
Thay đổi nhận thức của ngƣời dân trong việc đăng ký hộ tịch .......... 78
NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN PHƢỜNG THUỘC QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI .............................................................................................. 79
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
hộ tịch để nâng cao ý thức và thay đổi nhận thức của ngƣời dân ........... 79
Xây dựng chức danh Hộ tịch viên ...................................................... 81
Xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử .............................................. 82
Bảo đảm các điều kiện về phƣơng tiện, cơ sở vật chất cho công
tác hộ tịch ........................................................................................... 85
Xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức hộ tịch ........... 86
Tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra đối với
hoạt động đăng ký hộ tịch .................................................................. 88

KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Bảng theo dõi tình hình biến động dân số quận Long Biên

51

Bảng 2.2: Thực trạng đăng ký hộ tịch tại quận Long Biên từ

năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2016 (đơn vị tính:
trƣờng hợp)

55

Bảng 2.3: Thực trạng đăng ký hộ tịch tại phƣờng Ngọc Thụy quận Long Biên từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm
2016 (đơn vị tính: trƣờng hợp)

56

Bảng 2.4: Thực trạng đăng ký hộ tịch tại phƣờng Ngọc Lâm quận Long Biên từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm
2016 (đơn vị tính: trƣờng hợp)

57


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác nhận tình trạng nhân thân của một
con ngƣời từ khi sinh ra đến khi chết. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân và quyền nhân thân của con ngƣời đƣợc Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật
Dân sự năm 2015 quy định để xác định sự kiện hộ tịch nhƣ: quyền thay đổi họ
tên; quyền xác định lại dân tộc; quyền đƣợc khai sinh; quyền đƣợc khai tử;
quyền đƣợc kết hôn; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con;
quyền đối với quốc tịch…
Thực hiện pháp luật về hộ tịch không những liên quan đến nhân thân
của con ngƣời mà còn liên quan đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc, thể chế hóa mối quan hệ giữa
Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nƣớc quản lý.

Thực hiện pháp luật về hô ̣ tich
̣

tạo cơ sở pháp lý để Nhà nƣớc công

nhâ ̣n và bảo hô ̣ quyề n con ngƣời , quyề n, nghĩa vụ công dân . Đồng thời quản
lý hộ tịch còn góp phầ n vào các biê ̣n pháp quản lý dân cƣ mô ̣t cá ch khoa ho ̣c,
phục vụ cho việc xây dựng , hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh - quố c phòng của đấ t nƣớc.
Trong bố i cảnh đấ t nƣớc bƣớc sang giai đoa ̣n phát triể n mới , tiế n trình
công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa, hô ̣i nhâ ̣p quố c tế diễn ra ngày càng sâu rô ̣ng ,
viê ̣c dich
̣ chuyể n dân cƣ trong nƣớc và quố c tế ngày càng gia tăng , quyề n con
ngƣời, quyề n công dân đòi hỏi đƣơ ̣c ghi nhâ ̣n và bảo đảm thƣ̣c hiê ̣n ở mƣ́c
cao hơn. Để ta ̣o cơ sở phá p lý lâu dài , ổn định, thố ng nhấ t cho công tác thực
hiện pháp luật về hộ tịch, nhấ t là trong viê ̣c triể n khai thi hành Hiế n pháp năm
2013 với nhiề u quy đinh
̣ mới đề cao quyề n con ngƣời, quyề n, nghĩa vụ cơ bản

1


của công dân; đồ ng thời ta ̣o sƣ̣ chuyể n biế n ma ̣nh mẽ công tác thực hiện pháp
luật về hô ̣ tich
̣ theo hƣớng tƣ̀ng bƣớc chuyên nghiê ̣p

, phù hợp với yêu cầu

phát triển của đất nƣớc trong thời kỳ mới.
Nhận thức đƣợc vị trí và vai trò quan trọng của công tác thực hiện pháp

luật hộ tịch mà trong 10 năm qua từ khi thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP
ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, trên địa bàn
Thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, các sự kiện đăng ký hộ tịch của
nhân dân cơ bản đƣợc thực hiện kịp thời và đúng quy định của pháp luật; công
tác phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch đƣợc chú trọng triển khai đến tận cơ
sở. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về hộ tịch của nhân dân đƣợc
nâng lên; đội ngủ cán bộ làm công tác hộ tịch cơ sở đƣợc quan tâm, củng cố về
số lƣợng và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ; các loại sổ sách, biểu mẫu hộ tịch
đƣợc hỗ trợ và cung cấp kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nƣớc.
Trên thực tế, công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch vẫn còn một số tồn
tại, bất cập chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cải cách hành chính và cải cách tƣ
pháp trong giai đoạn mới, tình trạng các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chƣa xác
định đúng giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch, còn gây nhiều khó khăn cho
công dân. Thực trạng trên có nguyên nhân xuất phát từ nhận thức chƣa đầy đủ
quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch của một bộ phận cán bộ,
công chức và nhân dân; sự phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa các cơ quan nhà
nƣớc trong việc giải quyết những sai sót trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân; công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý về đăng ký và
quản lý hộ tịch chƣa thực sự sâu rộng; năng lực của một số công chức còn hạn
chế. Tuy công việc liên quan đến nhân thân của một con ngƣời và cũng liên
quan đến nhiều lĩnh vực khác của xã hội, nhƣng nhìn từ góc độ bên ngoài thì
rất “thầm lặng” và ít đƣợc quan tâm.
Ở nƣớc ta hiện nay pháp luật về hộ tịch đƣợc thực hiện theo Luật hộ

2


tịch năm 2014. Ngày 20 tháng 11 năm 2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quố c hô ̣i khóa
XIII đã thông qua Luâ ̣t Hô ̣ tich
̣ với 7 Chƣơng, 77 Điề u, và có hiệu kể từ ngày

01 tháng 01 năm 2016. Đây là lần đầu tiên Nhà nƣớc ta ban hành văn bản
Luật điều chỉnh riêng lĩnh vực này sau hơn 60 năm thực hiện bằng các nghị
định của Chính phủ và thông tƣ của các Bộ. Luật Hộ tịch ra đời là bƣớc hoàn
thiện khá căn bản về thể chế đăng ký và quản lý hộ tịch của Việt Nam với
nhiều quy định mới, mang tính đột phá. Bên cạnh những điểm mới của Luật
hộ tịch, thì vẫn tòn tại một số hạn chế về thể chế gây khó khăn cho cơ quan hộ
tịch khi áp dụng, ngƣời dân cũng khó phân biệt việc hộ tịch của mình sẽ đƣợc
áp dụng theo văn bản nào.
Quận Long Biên là một quận thuộc thành phố Hà Nội đang trong giai
đoạn phát triển với tỷ lệ tăng trƣởng dân số cao nên công tác thực hiện pháp
luật về hộ tịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, hoạch định
chính sách phát triển kinh tế của quận.
Vì vậy, nghiên cứu công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch nói chung
cũng nhƣ ở thực tế quận Long Biên nói riêng nhằm làm rõ hơn cơ sở lý luận,
thực tiễn của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch và đƣa ra những ý kiến góp
phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn quận Long
Biên trong giai đoạn Luật hộ tịch vừa mới có hiệu lực là việc cần thiết hiện
nay. Đây chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về hộ
tịch của Ủy ban nhân dân phường - qua thực tiễn quận Long Biên, thành
phố Hà Nội” làm luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hộ tịch của
cá nhân, tập thể đƣợc công bố:
- Ths. Phạm Trọng Cƣờng: Về quản lý hộ tịch, NXB. Chính trị quốc
gia, 2004;

3


- Quy định mới về đăng ký và quản lý hộ tịch, NXB. Chính trị quốc gia,

2006; tác giả đã nêu và phân tích các quy định mới trong công tác đăng ký và
quản lý hộ tịch căn cứ theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
- Biên soạn: Nguyễn Quốc Cƣờng, Lƣơng Thị Lanh, Trần Thị Thu
Hằng…: Hướng dẫn đăng ký và quản lý hộ tịch, NXB Tƣ pháp, 2006; tác giả
đã nêu lên thủ tục và các bƣớc cần thiết khi đăng ký hộ tịch nhƣ đăng ký khai
sinh, kết hôn, khai tử, thủ tục nhận con nuôi,… trong công tác quản lý hộ tịch.
- Nghiệp vụ đăng ký hộ tịch, NXB Tƣ pháp, 2007; tác giả hƣớng dẫn
nghiệp vụ thực hiện các thủ tục đăng ký hộ tịch nhƣ đăng ký khai sinh, khai
tử, kết hôn, nhận cha mẹ con, nhận con nuôi, giảm hộ…
- Phạm Hồng Hoàn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã, huyện Đan
Phượng, Luận văn thạc sĩ hành chính công, 2011; tác giả phân tích thực trạng
quản lý nhà nƣớc về hộ tịch và đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nƣớc về hộ tịch ở huyện Đan Phƣợng;
- Phạm Trọng Cƣờng: Quản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận, thực
trạng và phương hướng đổi mới, Luận văn thạc sĩ luật, Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2003; tác giả tiến hành khảo sát thực trạng việc quản lý hộ
tịch ở Việt Nam trong thời gian qua và nêu những ƣu nhƣợc điểm của công
việc này đồng thời đƣa ra một số quan điểm, phƣơng hƣớng đổi mới nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về hộ tịch.
- Bùi Thị Tƣ: Quản lý hộ tịch - Qua thực tiễn ở Hải Phòng, Luận văn
thạc sĩ luật, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014; tác giả đã nêu thực
trạng công tác quản lý hộ tịch, phân tích ƣu điểm và hạn chế trong quản lý hộ
tịch ở thành phố Hải Phòng và đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý hộ tịch ở thành phố Hải Phòng.
- Nguyễn Hữu Đính: Công tác tƣ pháp - hộ tịch ở cấp xã: những vấn đề
lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ Luật, Khoa Luật - Đại

4



học Quốc gia Hà Nội, 2008, tác giả trình bày thực trạng công tác tƣ pháp - hộ
tịch, phân tích ƣu điểm và hạn chế trong công tác tƣ pháp - hộ tịch cấp xã trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang và đƣa ra một số giải pháp tăng cƣờng hiệu quả công
tác tƣ pháp - hộ tịch.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu, phân
tích toàn diện những vấn đề liên quan đến công tác đăng ký và quản lý hộ tịch
từ lý luận đến thực tiễn và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng hiệu quả của
công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Tuy nhiên, trong bối cảnh Luật hộ tịch
2014 có hiệu lực thì các công trình nghiên cứu trên chƣa có tính thời sự.
Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu
liên quan, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
của việc thực hiện pháp luật hộ tịch ở cấp phƣờng trên địa bàn quận Long
Biên trong giai đoạn Luật hộ tịch 2014 bắt đầu có hiệu lực để từ đó đƣa ra các
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch
nói chung và trên địa bàn quận Long Biên nói riêng.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về hộ tịch và thực hiện pháp luật
về hộ tịch, phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch và đề xuất
những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch cấp
phƣờng trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hệ thống quy phạm pháp luật
điều chỉnh về lĩnh vực hộ tịch đặc biệt là Luật hộ tịch 2014 và thực tiễn việc
thực hiện pháp luật về hộ tịch cấp phƣờng trên địa bàn quận Long Biên.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực hiện pháp luật về hộ tịch cấp
phƣờng trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ năm 2013 đến 6
tháng đầu năm 2016.

5



5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, trong
đó đặc biệt chú trọng: phƣơng pháp hệ thống, phân tích - tổng hợp, phƣơng
pháp so sánh, điều tra xã hội học, phỏng vấn…
- Phƣơng pháp thu thập thông tin trực tiếp: quan sát, phỏng vấn;
- Phƣơng pháp thu thập thông tin gián tiếp: phân tích và tổng hợp số liệu
+ Nghiên cứu tài liệu, tƣ liệu tham khảo;
+ Nguồn tin từ mạng Internet
+ Thông tin từ báo cáo định kỳ của các Ủy ban nhân dân các phƣờng
trên địa bàn quận.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về
hộ tịch và thực hiện pháp luật hộ tịch, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật
về hộ tịch ở các phƣờng, từ đó nên ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật về hộ tịch ở quận Long Biên.
Luận văn có tính thời sự khi đóng góp ý kiến giúp cho việc thực hiện
Luật hộ tịch đƣợc hiệu quả trên địa bàn quận.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong thực tế thực hiện pháp
luật về hộ tịch ở quận Long Biên trong những năm tới cũng nhƣ là nguồn tƣ liệu
tham khảo cho những ngƣời nghiên cứu các đề tài liên quan đến hộ tịch.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hộ tịch và thực hiện pháp luật về
hộ tịch.
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch của Ủy ban nhân
dân phƣờng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về hộ tịch của Ủy ban nhân dân phƣờng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
6



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ HỘ TỊCH VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH
1.1. HỘ TỊCH
1.1.1. Khái niệm hộ tịch
Xét từ góc độ ngôn ngữ học, “hộ tịch” là một từ ghép gốc Hán chính
phụ, đƣợc ghép bởi hai thành tố có nghĩa độc lập, trong đó “tịch” là thành tố
chính, “hộ” là thành tố phụ. Nếu tìm hiểu riêng từng thành tố thì có thể thấy,
các từ điển hiện nay khá thống nhất trong cách hiểu từng từ đơn này. Theo đó
từ “hộ” có nhiều nghĩa khác nhau, nhƣng trong đó có một nghĩa trực tiếp là
“dân cƣ” hoặc “nhà ở” hiểu rộng ra là “đơn vị để quản lý dân số, gồm những
ngƣời cùng ăn ở với nhau”. Tƣơng tự từ “tịch” có nghĩa là “sổ sách” hoặc là “
sổ sách đăng ký quan hệ lệ thuộc”. Tuy nhiên việc tổ hợp hai từ đơn này
thành danh từ ghép “hộ tịch” lại là một trƣờng hợp rất đặc biệt về mặt ngôn
ngữ dẫn đến có nhiều cách giải nghĩa từ “hộ tịch”.
Tác giả Nguyễn Văn Khôn đã nêu khái niệm “hộ tịch” trong cuốn Hán
- Việt từ điển xuất bản năm 1960 nhƣ sau:
“Hộ tịch: sổ biên dân số có ghi rõ tên họ, quê quán và chức nghiệp của
từng người” [21, tr.404].
Cũng có quan điểm tƣơng tự với tác giả Nguyễn Văn Khôn, tác giả
Hoàng Thúc Trâm cũng nêu khải niệm “hộ tịch” trong cuốn Hán - Việt tân từ
điển xuất bản năm 1974 là:
“Hộ tịch: Sổ biên nhận số một địa phương hoặc cả toàn quốc, trong có
ghi rõ tên họ, quê quán và chức nghiệp của từng người” [36, tr. 292].
Hay tác giả Nguyễn Lân cũng trình bày giải nghĩa từ “hộ tịch” trong
cuốn Từ điển từ và ngữ Hán Việt xuất bản năm 1989:

7



“Hộ tịch: Quyển sổ ghi chép tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp của mọi
người trong một địa phương” [22, tr.321].
Trong cuốn Giản yếu Hán - Việt từ điển xuất bản năm 1992, tác giả
Đào Duy Anh trình bày cách hiểu của mình đối với từ ghép “hộ tịch” là:
“Hộ tịch: quyển sổ của Chính Phủ biên chép số người, chức nghiệp và
tịch quán của từng người” [1, tr.384].
Hoặc là trong cuốn Từ điển Hán - Việt từ nguyên xuất bản năm 1999
của tác giả Bửu Kế, “hộ tịch” đƣợc hiểu là “Sổ sách ghi chép tên, họ, nghề
nghiệp dân cư ngụ trong xã phường” [18, tr.814].
Có thể nhận thấy cách giải nghĩa từ “hộ tịch” của các tác giả Đào Duy
Anh, Nguyễn Văn Khôn, Bửu Kế, Nguyễn Lân, Hoàng Thúc Trâm tuy rằng
khác nhau về cách diễn đạt nhƣng đều giải nghĩa “hộ tịch” có nét khá tƣơng
đồng: “hộ tịch” là quyển số chứa đựng các thông tin cơ bản của cá nhân nhƣ
họ, tên, nghề nghiệp, quê quán.
Bên cạnh đó, một số từ điển lại giải nghĩa từ “hộ tịch” ở những khía
cạnh khác hẳn, chẳng hạn nhƣ:
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viên Ngôn ngữ học do Hoàng Phê
chủ biên xuất bản năm 1998, từ ghép “hộ tịch” đƣợc giải nghĩa là:
“Hộ tịch: sổ của cơ quan dân chính đăng kí cư dân trong địa phương
mình theo từng hộ” [26, tr.442]
Một cách hiểu khác về “hộ tịch” đƣợc tác giả Nguyễn Nhƣ Ý trình bày
trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1998 đó là:
“Hộ tịch: các sự kiện trong đời sống của một người thuộc sự quản lý
của pháp luật” [43, tr.835].
Đặc biệt là trong cuốn Từ điển tƣờng giải và liên tƣởng Tiếng Việt do
Nhà xuất bản văn hóa thông tin xuất bản năm 1999, tác giả Nguyễn Văn
Đạm giải hiểu “hộ tịch” theo một khía cạnh hoàn toàn khác so với các cách
giải nghĩa trên:

8


“Hộ tịch: quyền cư trú, được chính quyền công nhận của một người tại
nơi mình ở thường xuyên, của những người thường trú thuộc cùng một hộ, do
chính quyền cấp cho từng hộ để xuất trình khi cần” [14, tr.385].
Nhƣ vậy, nghĩa của từ “hộ tịch” xét về khía cạnh xã hội còn tồn tại
nhiều cách hiểu khác nhau. Theo quan điểm của tác giả, tác giả đồng ý với
cách giải nghĩa từ “hộ tịch” của tác giả Nguyễn Nhƣ Ý trình bày trong cuốn
Đại từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1998: “Hộ tịch: các sự kiện trong đời
sống của một người thuộc sự quản lý của pháp luật” [43, tr.835].
Về khía cạnh pháp lý, thuật ngữ “hộ tịch” lần đầu tiên đƣợc định nghĩa
trong các giáo trình giảng dạy của Đại học Luật khoa Sài Gòn dƣới chế độ
Việt Nam Cộng hoà, trong đó nổi lên quan điểm của một số tác giả sau:
Tác giả Phan Văn Thiết có thể coi là ngƣời đầu tiên trình bày quan
niệm “hộ tịch” trong cuốn tài liệu chuyên khảo Hộ tịch chỉ nam xuất bản năm
1958 nhƣ sau:
“Hộ tịch - còn gọi là nhân thế bộ - là cách sinh hợp pháp của một công
dân trong gia đình và trong xã hội. Hộ tịch căn cứ vào ba hiện tượng quan
trọng nhất của con người: sinh, giá thú và tử" [36, tr.7].
Các tác giả Vũ Văn Mẫu - Lê Đình Chân lại trình bày một định nghĩa
khác về khái niệm “hộ tịch” trong cuốn Danh từ và tài liệu Dân luật và Hiến
luật xuất bản năm 1968 nhƣ sau:
"Hộ tịch là sổ biên chép các việc liên hệ đến các người trong nhà. Hộ tịch
gồm ba sổ để ghi chép các sự khai giá thú, khai sinh và khai tử" [24, tr.111].
Tác giả Trần Thúc Linh, tác giả cuốn Danh từ pháp luật lƣợc giải xuất
bản năm 1965 - vốn đƣợc đánh giá là một trong những từ điển chuyên ngành
pháp lý đầu tiên - không đƣa ra định nghĩa về khái niệm “hộ tịch” mà chỉ định
nghĩa khái niệm “chứng thƣ hộ tịch”:
Chứng thƣ hộ tịch là những giấy tờ công chứng dùng để chứng minh


9


một cách chính xác thân trạng ngƣời ta nhƣ ngày tháng sanh, tử, giá thú, họ
tên, con trai con gái, con chính thức hay con tƣ sanh, tƣ cách vợ chồng... tóm
lại tình trạng xã hội của con ngƣời từ lúc sinh ra đến khi chết.
Các sổ sách hộ tịch ghi lại mọi việc sanh, tử, giá thú và các việc thay
đổi về thân trạng ngƣời ta (nhìn nhận con ngoại hôn, chính thức hoá con tƣ
sinh, khƣớc từ phụ hệ, ly thân... [23, tr.42].
Chứng thƣ hộ tịch là những giấy tờ công chứng dùng để chứng minh
một cách chính xác thân trạng của một ngƣời nhƣ ngày tháng sinh, tử, giá thú,
họ tên, con trai, con gái, tƣ cách vợ chồng… tóm lại tình trạng xã hội của con
ngƣời từ lúc sinh ra đến khi chết.
Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy các tác giả tuy đƣa ra những cách
định nghĩa khác nhau về khái niệm hộ tịch nhƣng trong những cách định
nghĩa này đều chỉ ra những dấu hiệu đặc trƣng của hộ tịch:
Thứ nhất, hộ tịch là việc ghi chép các quan hệ gia đình của một ngƣời;
Thứ hai, các quan hệ gia đình thuộc phạm vi quan tâm của hộ tịch phải
là những quan hệ phát sinh trên cơ sở ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời
của mỗi con ngƣời, đó là: sự kiện sinh, hôn nhân và tử;
Thứ ba, chứng thƣ hộ tịch là loại giấy tờ pháp lý có giá trị chứng minh
chính xác các đặc điểm nhân thân cơ bản của một cá nhân.
Khái niệm “hộ tịch” là một trƣờng hợp đặc biệt trong hệ thống khái
niệm pháp lý tiếng Việt. Bản thân khái niệm này hoàn toàn không dễ định
nghĩa một cách rõ ràng, điều đó cũng có nghĩa là việc sử dụng nó không thuận
tiện theo nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ khi xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật. Trên thực tế, đã từng có những cuộc thảo luận trong giới chuyên môn về
việc thay thế khái niệm này bằng một khái niệm khác thông dụng hơn, dễ hiểu
hơn. Tuy nhiên, do khái niệm này, trải qua một quá trình lịch sử đã dần trở

thành ngôn ngữ phổ thông, ăn sâu trong nhận thức nhân dân nên giải pháp đi

10


tìm khái niệm Việt hoá thay thế không đƣợc lựa chọn, thay vào đó, các nhà
xây dựng pháp luật đã dung hoà bằng giải pháp mà Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật cho phép, đó là sử dụng khái niệm này với tƣ cách là một
thuật ngữ chuyên môn và định nghĩa trong văn bản.
Theo đó, quy định tại Điều 1 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch thì: “Hộ tịch là những sự kiện cơ bản
xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết”.
Trƣớc khi có Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, Bộ luật dân sự 1995 có
riêng một mục quy định về hộ tịch. Bộ luật dân sự 1995 không đƣa ra khái
niệm “hộ tịch” mà chỉ định nghĩa về đăng ký hộ tịch tại điều 54 nhƣ sau:
1. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
xác nhận sự kiện sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi con nuôi,
thay đổi họ, tên, quốc tịch, xác định dân tộc, cải chính hộ tịch và
các sự kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
2. Việc đăng ký hộ tịch là quyền, nghĩa vụ của mỗi ngƣời.
3. Việc đăng ký hộ tịch đƣợc thực hiện theo trình tự và thủ
tục do pháp luật về hộ tịch quy định [33, Điều 54].
Nghị định 158/2005/NĐ-CP tiếp tục sử dụng khái niệm “hộ tịch” đã
đƣợc định nghĩa trong Nghị định 83/1998/NĐ-CP: “Hộ tịch là những sự kiện
cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi
chết”. Cách định nghĩa này, thực chất chỉ là một sự ƣớc định. Về giá trị biểu
đạt, với cách định nghĩa nhƣ vậy, sẽ chính xác hơn nếu coi đây là định nghĩa
cho thuật ngữ “sự kiện hộ tịch” chứ không phải thuật ngữ “hộ tịch”. Bên cạnh
đó, bản thân cách định nghĩa này cũng chƣa xác định đƣợc rõ ràng nội hàm
của khái niệm nên cùng với khái niệm “hộ tịch”, Nghị định 158/2005/NĐ-CP

còn nêu thêm khái niệm “đăng ký hộ tịch” bằng phƣơng pháp mô tả nhƣ sau:

11


Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này là việc cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền:
a) Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi;
giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh
hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc;
b) Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi
quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi
con nuôi [6].
Theo quy định tại Điều 1 Luật hộ tịch 2014 quy định khái niệm về hộ tịch
giống nhƣ nghị định số 158/2005/NĐ-CP tuy nhiên có xác định rõ các sự kiện:
“Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác
định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết”.
Theo đó, Điều 3 của Luật hộ tịch quy định những sự kiện hộ tịch:
1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
a) Khai sinh;
b) Kết hôn;
c) Giám hộ;
d) Nhận cha, mẹ, con;
đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung
thông tin hộ tịch;
e) Khai tử.
2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo
bản án, quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền:
a) Thay đổi quốc tịch;

b) Xác định cha, mẹ, con;
c) Xác định lại giới tính;

12


d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc
kết hôn;
e) Công nhận giám hộ;
g) Tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một ngƣời mất tích, đã chết,
bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy
việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con;
nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã
đƣợc giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài.
4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác
theo quy định của pháp luật [33, Điều 3].
Theo quan điểm của tác giả có thể hiểu khái niệm “hộ tịch” là những sự
kiện xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết:
khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch,
xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử, thay đổi quốc tịch; xác
định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi
con nuôi; ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một ngƣời mất tích, đã chết,
bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Với mỗi vấn đề về hộ tịch thì có giấy tờ về vấn đề đó. Theo Nghị định
158/ 2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì: Giấy tờ hộ tịch do cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về
hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó. Giấy khai

sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có
nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc;
quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh

13


của ngƣời đó. Giấy tờ hộ tịch do Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh
sự của Việt Nam ở nƣớc ngoài (sau đây gọi là Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự
Việt Nam) cấp có giá trị nhƣ giấy tờ hộ tịch đƣợc cấp ở trong nƣớc.
Điểm mới của Luật hộ tịch là không quy định khái niệm về giấy tờ hộ
tịch. Luật quy định cụ thể chỉ cấp 02 loại bản chính Giấy khai sinh và Giấy
chứng nhận kết hôn, còn các sự kiện hộ tịch khác sau khi hoàn tất thủ tục
đăng ký ngƣời yêu cầu đăng ký hộ tịch đƣợc cấp Trích lục hộ tịch tƣơng ứng
với từng sự kiện hộ tịch đã đăng ký. Bản chính trích lục hộ tịch đƣợc chứng
thực bản sao.
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp cho
cá nhân khi đƣợc đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các
thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật hộ tịch.
Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng
nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của
Luật hộ tịch.
1.1.2. Mối quan hệ giữa hộ tịch với các lĩnh vực khác
Hộ tịch là sự kiện cơ bản xác định tình trạng thân nhân của một ngƣời
từ khi sinh ra cho đến khi chết. Vì vậy, các vấn đề về hộ tịch có mối liên hệ
mật thiết với các ngành, lĩnh vực khác và đặc biệt là: ngành Công an trong
quản lý hộ khẩu, chứng minh nhân dân, căn cƣớc công dân; ngành y tế trong
quản lý dân số và kế hoạch hóa gia đình, bảo hiểm y tế; ngành Giáo dục và
Đào tạo trong quản lý học bạ, văn bằng chứng chỉ, thi cử; ngành Nội vụ trong

quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, ngành Lao động, Thƣơng binh và xã hội
trong quản lý Bảo hiểm xã hội; Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên trong việc tuyên
truyền nâng cao nhận thức của cá nhân trong việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ đăng ký hộ tịch.

14


Đăng ký hộ tịch đầy đủ, chính xác, kịp thời là cơ sở và tạo điều kiện
thuận lợi cho cơ quan Công an trong quá trình thực hiện nhập hộ khẩu, cấp
chứng minh nhân dân cho ngƣời dân, quản lý công dân… Ngƣợc lại hộ khẩu,
chứng minh nhân dân là một trong những cơ sở cho việc đăng ký lại các sự
kiện hộ tịch. Trong một số trƣờng hợp đƣơng sự có hai thông tin khác nhau
thì cơ quan Công an không thể tiến hành tra cứu các dữ liệu hộ tịch của ngành
Tƣ pháp. Mặc dù Nghị định 158/2005/NĐ-CP có khẳng định Giấy khai sinh
là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi ngƣời, nhƣng do không hồ sơ, sổ bộ lƣu nên khi
ngƣời dân bị mất Giấy khai sinh phải thực hiện đăng ký lại việc sinh thì Giấy
khai sinh này đƣợc cấp mới hoàn toàn theo những chứng cứ do ngƣời dân tự
cung cấp. Do cơ quan Công an cũng có một hệ thống hồ sơ lƣu trữ riêng nên
không chấp nhận Giấy khai sinh đƣợc đăng ký lại này là “giấy tờ hộ tịch
gốc”. Tuy nhiên từ khi Luật hộ tịch 2014 quy định xây dựng Cơ sở dữ liệu
hộ tịch điện tử để lƣu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân (cùng với cơ sở dữ
liệu giấy), kết nối để cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cƣ. Theo đó, Giấy khai sinh và Số định danh cá
nhân sẽ đƣợc cấp cho ngƣời đƣợc khai sinh khi đăng ký khai sinh. Mỗi hồ sơ
đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân phƣờng sẽ đƣợc chuyển qua phần
mềm đến cơ quan công an để đƣợc cấp số định danh. Đối với ngƣời dƣới 14
tuổi, Số định danh cá nhân đƣợc ghi vào Giấy khai sinh và đây chính là số
thẻ căn cƣớc công dân của ngƣời đó khi đủ tuổi đƣợc cấp căn cƣớc công
dân. Bộ Công an và Bộ Tƣ pháp quản lý thống nhất, tập trung thông tin công

dân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cƣ cũng nhƣ giải quyết thủ tục hành
chính cho ngƣời dân.
Trên lý thuyết, giữa ngành Tƣ pháp và các ngành Nội vụ, Lao động Thƣơng binh và Xã hội phải có sự phối hợp chặt chẽ đảm bảo sự chính xác
trong quản lý hồ sơ cán bộ, công chức và các hồ sơ chuyên ngành. Công tác

15


đăng ký và quản lý hộ tịch đƣợc thực hiện nghiêm túc, đúng quy định là tiền
đề tốt cho việc thực hiện các chính sách quản lý nhà nƣớc đối với nhiều
ngành, lĩnh vực. Riêng đối với công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức của
ngành Nội vụ cũng đòi hỏi cần có sự thống nhất cao các thông tin cá nhân của
mỗi cán bộ, công chức nhƣ họ tên, ngày tháng năm sinh, cha mẹ… nhằm giúp
cho cơ quan sử dụng cán bộ, công chức nắm bắt, khai thác các thông tin về
nhân thân, quan hệ gia đình để có chính sách sử dụng, ƣu đãi hợp lý. Tuy
nhiên trên thực tế mối liên quan giữa các ngành này vẫn chƣa thể hiện rõ nét.
Công tác quản lý hộ tịch trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo về việc
điểu chỉnh văn bằng, chứng chỉ cho phù hợp với giấy khai sinh là rất lớn.
Trong công tác thi cử, việc xét diện ƣu tiên về dân tộc cho thí sinh cũng căn
cứ vào Giấy khai sinh.
Việc đăng ký hộ tịch kịp thời cho trẻ giúp ngành Y tế; Lao động Thƣơng binh và Xã hội có cơ sở để cấp thẻ khám chữ bệnh miễn phí cho trẻ
em dƣới 6 tuổi; thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội; thống kê tình hình dân
số nhằm có kế hoạch cho công tác tuyên truyền, vận động thực hiện kế hoạch
hóa gia đình; đảm bảo các chính sách của Nhà nƣớc về bảo hiểm.
1.1.3. Pháp luật về hộ tịch
1.1.3.1. Khái niệm và khái quát sự hình thành, phát triển của pháp
luật về hộ tịch ở nước ta
Học thuyết Mác - Lênin về nhà nƣớc và pháp luật lần đầu tiên trong
lịch sử đã giải thích một cách đúng đắn khoa học về bản chất của pháp luật và
những mối quan hệ của nó với các hiện tƣợng khác trong xã hội có giai cấp.

Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự
nhiên” hay pháp luật không mang tính giai cấp.
Tính giai cấp của pháp luật thể hiện trƣớc hết ở chỗ pháp luật phản ánh
ý chí nhà nƣớc của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền lực quyền lực

16


nhà nƣớc, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nƣớc để thể hiện ý chí của giai
cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí của nhà
nƣớc, ý chí đó đƣợc cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền ban hành. Nhà nƣớc ban hành và bảo đảm cho pháp luật
đƣợc thực hiện, vì vậy pháp luật là các quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc
đối với mọi ngƣời. Trong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều loại quy phạm khác
nhau, nhƣng chỉ có một hệ thống pháp luật thống nhất chung cho toàn xã hội.
Tuy nhiên, vì pháp luật do nhà nƣớc, đại diện chính thức của toàn xã
hội ban hành nên nó còn mang tính xã hội. Vậy nên pháp luật là một hiện
tƣợng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này
có mối liên hệ mật thiết với nhau. Mức độ đậm, nhạt của hai tính chất này của
pháp luật rất khác nhau và thƣờng hay biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh
tế, xã hội, đạo đức, quan điểm, đƣờng lối và các trào lƣu chính trị xã hội trong
mỗi nƣớc, ở một thời kỳ lịch sử nhất định.
Vậy nên có thể định nghĩa pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do
Nhà nƣớc ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Nhà nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nƣớc pháp quyền
xã hội chủ nghĩa là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, do đó pháp luật thể
hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Do đó, pháp luật xã
hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nƣớc xã hội

chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cƣỡng chế của nhà
nƣớc trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi ngƣời tôn trọng và thực hiện.
Pháp luật về hộ tịch là một bộ phận của hệ thống pháp luật xã hội chủ
nghĩa. Pháp luật về hộ tịch là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan
Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong

17


lĩnh vực hộ tịch nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và
góp phần trong công tác quản lý dân cƣ của Nhà nƣớc.
Ở nƣớc ta, vấn đề đăng ký và quản lý hộ tịch có lịch sử từ khá lâu (thời
nhà Trần). Thời kỳ phong kiến, thực dân, bên cạnh vấn đề quản lý đất đai
(“điền”), thì vấn đề quản lý hộ tịch - con ngƣời (“đinh”) là vấn đề trọng yếu
của Nhà nƣớc, luôn đƣợc quan tâm quản lý, thực hiện..
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, xác định đƣợc tầm quan trọng
của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, Nhà nƣớc ta tiếp tục duy trì và ban
hành văn bản quy phạṃ pháp luật để điều chỉnh . Đầu tiên là Sắc lệnh số
47/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Bản Điều lệ hộ tịch
năm 1956 ban hành kèm theo Nghị định số 764/TTg ngày 08/5/1956 của
Chính phủ. Bản điều lệ này bao gồm 34 điều quy định những nguyên tắc và
thủ tục đăng ký các việc sinh, tử, kết hôn, sửa chữa các điều đã đăng ký; ghi
chú các việc thay đổi về hộ tịch và cấp phát giấy chứng nhận các việc ấy. Các
quy định của bản Điều lệ đăng ký hộ tịch này thay thế toàn bộ các thể lệ đăng
ký hộ tịch áp dụng trƣớc đó.Việc quản lý hộ tịch trong giai đoạn này do Bộ
Nội vụ và Ủy ban hành chính các cấp thực hiện. Tiếp theo đó là Bản Điều lệ
đăng ký hộ tịch năm 1961 ban hành kèm theo Nghị định số 04/CP ngày
16/01/1961. Bản điều lệ đăng ký hộ tịch năm 1961 có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/4/1961 có hiệu lực trong gần 40 năm cho đến khi Nghị định số
83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch ra đời.

Từ năm 1987, sau khi Nghị định số 219/HĐBT ngày 20/11/1987 của Hội
đồng Bộ trƣởng có hiệu lực thì công tác đăng ký hộ tịch đƣợc chuyển giao từ
Bộ Nội vụ sang Bộ Tƣ pháp và Ủy ban nhân dân các cấp.
Ngày 27/12/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP
về đăng ký hộ tịch. Nghị định 158/2005/NĐ-CP thay thế Nghị định
83/1998/NĐ-CP sau 7 năm có hiệu lực. So với Nghị định 83/1998/NĐ-CP thì

18


Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã tháo gỡ những vƣớng mắc trên thực tế mà
Nghị định 83/1998/NĐ-CP chƣa giải quyết đƣợc đó là: đơn giản thủ tục, rút
ngắn thời gian giải quyết công việc phù hợp với tinh thần cải cách hành chính,
thuận tiện cho ngƣời dân. Nghị định 158/2005/NĐ-CP có nhiều điểm mới,
đặc biệt việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện các thủ tục đăng ký hộ tịch trƣớc đó thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân cấp trên.
Trong giai đoạn này, căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự (năm
1995, 2005), Luật Hôn nhân và gia đình (năm 1986, 2000, 2014) và các luật
liên quan khác, đến trƣớc năm 2015, Chính phủ đã ban hành 6 Nghị định điều
chỉnh lĩnh vực hộ tịch, cả việc hộ tịch trong nƣớc và việc hộ tịch có yếu tố
nƣớc ngoài: Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ
quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của
Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị định số
32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật
Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số; Nghị định số 68/2002/NĐCP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc
ngoài; Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP; Nghị định số
06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều

của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân gia đình và chứng thực; Nghị định số
24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nƣớc ngoài.
Ngày 20/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quố c hô ̣i khóa XIII đã thông qua
Luâ ̣t Hô ̣ tich
̣ với 7 Chƣơng, 77 Điề u, và có hiệu kể từ ngày 01 tháng 01 năm

19


×