Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

46 khuyến khích bệnh nhân hợp tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 0 trang )







SSO -Tự học chỉnh nha
sso.
ysem
www
inar
.bsc
.vn
hinh
nha
.com

© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 12 - tuần 3:
Khuyến khích bệnh nhân hợp tác
Mặc dù mỗi bệnh nhân là một cá thể riêng biệt theo một cách nào đó, thì mỗi
bệnh nhân đều có những điểm chung giống nhau. Ở hầu hết các ca lâm sàng,
kế hoạch điều trị tổng quát như đã thực hiện theo quy trình của chúng ta, vẫn
là điều trị cung răng dưới và phối hợp cung răng trên theo cung răng dưới bằng
loại dây cung chuyên biệt. Nếu bệnh nhân có nhu cầu điều trị chỉnh hình, thì
ban đầu những ca này sẽ cần đến nong nhanh hàm trên hoặc facemask.
Sau khi đặt đây cung tinh chỉnh vào cả hai hàm, ta sẽ sử dụng chun tinh chỉnh
để ăn khớp hai cung răng lại với nhau và hoàn tất khớp cắn. Cuối cùng là đặt
khí cụ duy trì.
Để theo đuổi toàn bộ từng bước của quy trình này trong một hệ thống có tính


lặp lại, thì bác sỹ chỉnh nha phải luôn luôn kiểu soát hoàn toàn được bệnh nhân
của mình. Vì có thể dự đoán được việc sẽ làm trong lần hẹn tiếp theo, nên việc
điều trị sẽ đơn giản hơn, quy trình sẽ dễ kiểm soát hơn để có thể điều trị đúng
theo thời gian. Mấu chốt là ca được điều trị có kết quả tốt, ca được kết thúc
đúng theo "mốt" hiện tại, kết quả là bệnh nhân, người nhà và cả bác sỹ chỉnh
nha hài lòng - nếu bệnh nhân hợp tác tốt.
Điều làm cho chỉnh nha trở thành một chuyên ngành duy nhất, đó chính là sự
cần thiết của bệnh nhân phải tuân thủ quy trình do bác sỹ đặt ra. Thực tế là
việc di chuyển răng bằng dây cung, khí cụ chức năng, và chun chuỗi sẽ làm
cho răng bị đau. Theo một cách nào đó, bác sỹ chỉnh nha buộc phải nói chuyện
với bệnh nhân và bệnh nhân sẽ có những trải nghiệm không mấy dễ chịu sau
hầu hết các lần hẹn với nha sỹ, điều ấy sẽ đáng giá về lâu dài sau này. Điều
này có thể được gọi là Sự hài lòng bị tạm trì hoãn.
Nguyên tắc này gợi ý đến kỹ thuật cải thiện sự hợp tác của bệnh nhân. Hiệu
quả của những nguyên tắc đó phụ thuộc vào thái độ tích cực và tác động của
bác sỹ chỉnh nha.

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 12 - Tuần 3: Khuyến khích bệnh nhân hợp tác!

PAGE

2

I. Khơi gợi và Đáp ứng với kỹ thuật Động viên.
Không còn nghi ngờ gì về việc thành công của chỉnh nha sẽ được nâng cao nhờ sự

hợp tác của bệnh nhân, câu hỏi lúc này là làm thế nào để có được sự hợp tác này. Có
rất nhiều cách và nhiều kỹ thuật áp dụng cho các đối tượng bệnh nhân và bác sỹ
chỉnh nha khác nhau.
Trong khi cơ chế điều trị được mô tả từ đầu tới nay của chương trình SSO này được
sử dụng cho mọi bệnh nhân trên thế giới, thì kỹ thuật động viên bệnh nhân lại vô cùng
đa dạng tuỳ từng nhóm cộng đồng khác nhau. Những gợi ý này dựa trên những kinh
nghiệm với những bệnh nhân điều trị trong 40 năm tại Texas. Thậm chí trong một
phòng mạch thì thái độ của bệnh nhân cũng thay đổi theo các năm khác nhau. Các
biện pháp động viên luôn có tác dụng trên bệnh nhân này đôi khi lại không có tác
dụng trên bệnh nhân khác. Cách mà bệnh nhân 12 tuổi ở Việt Nam nghĩ hoàn toàn
khác so với cách cùng lứa tuổi đó ở Mỹ. Tuy nhiên, mọi bệnh nhân đều xứng đáng có
được cơ hội nhận thấy trách nhiệm của bản thân khi đóng góp vào thành công của
chỉnh nha.
Có thể có một vài người cho rằng những suy nghĩ nêu trên thật ngốc ngếch. Với
những người này, đôi khi lại thế thật. Tuy nhiên, với những người tin vào quan điểm
này và áp dụng chúng vào những suy nghĩ của bản thân mình, thì các biện pháp này
sẽ giúp ích rất nhiều. Hãy nghĩ về điều này và xem các nguyên tắc mô tả dưới đây có
thể áp dụng lúc nào và khi nào trong cuộc đời làm chỉnh nha của mình.
Dù cho có ở đâu trên thế giới thì trẻ em vẫn luôn là trẻ em. Bằng cách dành ra một vài
phút để giáo dục và khuyến khích bệnh nhân, thì bác sỹ chỉnh nha sẽ tăng được cơ
hội thành công trong điều trị chỉnh nha lên rất nhiều. Những điều ấy không chỉ hữu ích
cho bệnh nhân trẻ em trong suốt quá trình điều trị chỉnh nha của chúng, mà những ý
nghĩ và ý tưởng đó sẽ còn được ngấm dần và tiếp tục gây những ảnh hưởng tích cực
trong cả cuộc đời đứa trẻ sau này.

1. Mức độ hợp tác
Bác sỹ chỉnh nha thường có vẻ tập trung vào việc điều trị những bệnh nhân "không
hợp tác". Khí cụ dạng như Herbst, Pendulum, hay khí cụ gắn nam châm có khả năng
điều trị sai khớp cắn hạng II mà không cần đến sự hợp tác của bệnh nhân. Mặc dù
những khí cụ này hay những cách tiếp cận chỉnh hình khác có thể hiệu quả trên nhiều

ca bệnh, thì việc loại bỏ hẳn ý nghĩ về trách nhiệm của bệnh nhân cũng bị sẽ gây hiệu
quả tồi đối với kế hoạch điều trị.
Thực tế là không có cái gọi là điều trị không cần hợp tác. Mọi bệnh nhân đều phải chải
răng đúng cách, tránh ăn uống đồ ăn bất lợi cho chỉnh nha, đeo chun, và đến điều trị

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 12 - Tuần 3: Khuyến khích bệnh nhân hợp tác

đúng lịch hẹn. Có khác chăng chỉ là ở mức độ hợp tác của từng bệnh nhân. Thật
không may, là có nhiều bệnh nhân thậm chí còn không chịu trách nhiệm cho hành
động của mình. Mặc dù những từ ngữ như HIỆU QUẢ, TRÁCH NHIỆM và TUÂN THỦ
NGUYÊN TẮC có lẽ thật không hợp thời, nhưng vẫn cần chúng trong chương trình
giáo dục bệnh nhân cơ bản ở mọi phòng mạch chỉnh nha. Bác sỹ đang nắm trong tay
cơ hội gây những ảnh hưởng tích cực lên thái độ bệnh nhân của mình, ngoài việc làm
thẳng răng, vì bệnh nhân được khuyến khích để chịu trách nhiệm cá nhân và trải
nghiệm việc tạo thành công của mình từ việc đó.
Một trong những niềm vui thích vĩ đại trong cuộc đời bác sỹ chỉnh nha là nhìn thấy
bệnh nhân thay đổi từ diện mạo vật lý đến thái độ tinh thần. Những lá thư từ bệnh
nhân và phụ huynh, và những lời nhận xét họ dành cho bạn nhiều năm sau đó, là
minh chứng cho việc những hiệu quả của lời động viên không phải là nước đổ lá
khoai.

2. Mục đích của điều trị chỉnh nha
Quan điểm được chấp nhận rộng rãi về mục
đích của chỉnh nha là kết quả kết thúc chất
lượng cao. Tuy nhiên, có một thực tế là các

bác sỹ lâm sàng khác nhau lại có những mục
tiêu khác nhau và quan điểm khác nhau về
chất lượng kết thúc ca bệnh. Ví dụ, trong
điều trị hạng II xương, với mặt nghiêng cân
bằng, vị trí của răng cửa dưới đúng, thì
lượng nong mặt ngoài (yếu tố tạo ra kết quả
vững ổn) lại là điều gây tranh cãi giữa các
nha sỹ có quan điểm điều trị khác nhau.
Không kể đến các cách tiếp cận khác nhau,
thực sự là việc động viên bệnh nhân tuân thủ
quy trình điều trị của bác sỹ sẽ mang lại kết
quả tốt hơn nhiều. Thực tế là mọi bệnh nhân,
dù được áp dụng loại khí cụ nào, cũng sẽ
hợp tác ở một mức độ nào đó. Những điều
cơ bản, như vệ sinh răng miệng, cách chọn
thức ăn, giữ đúng lịch hẹn, mắc chun chăm,
phải được mọi bệnh nhân tuân thủ thì mới có
cơ hội thành công.

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 12 - Tuần 3: Khuyến khích bệnh nhân hợp tác!

PAGE

4


II. Tạo sự hợp tác
Có thể tăng sự mong muốn tuân thủ của bệnh nhân. Bản thân Chỉnh nha đã là một bộ
môn Nghệ thuật, điều trị tâm lý của bệnh nhân cũng là một khía cạnh quan trọng của
nghệ thuật. Có thể đào tạo Kỹ thuật hợp tác như việc học về khí cụ Chỉnh nha vậy. Có
những yếu tố để thúc đẩy bệnh nhân tuân thủ điều trị.

1. Tự tin vào tay nghề.
Yêu cầu đầu tiên để làm cho bệnh nhân hợp tác là bác sỹ phải tin vào tay nghề của
mình, và nhân viên phải tự tin vào kết quả tốt nếu bệnh nhân hợp tác tốt. Kenneth
Copper đã từng nói:"Niềm tin của bạn là vũ khí tác động mạnh mẽ nhất mà bạn có
- nếu bạn biết sử dụng nó đúng cách". Hãy duy trì việc điều trị một cách đơn giản
và tuân thủ từng bước sẽ khiến cho việc giáo dục và kiểm soát trở nên dễ dàng hơn,
nếu bác sỹ hiểu rõ rằng những điều đó sẽ tạo ra kết quả tốt. Do đó, có thể tạo ra được
kết quả điều trị đáng tự hào nếu tuân thủ các nguyên tắc điều trị đã được đặt ra trong
chương trình SSO..
Khái niệm CHẤT LƯỢNG rất phù hợp với Yêu cầu. Các yêu cầu của chỉnh nha là khái
niệm ai cũng hiểu. Nếu bác sỹ chỉnh nha tuân thủ việc làm những gì nên làm thì họ sẽ
tạo ra được kết quả điều trị có chất lượng cao.
Khi bạn thảo luận với bệnh nhân về lợi ích của việc đeo facemask, họ có thể cảm
nhận được niềm tin của bạn vào những kỹ thuật đó. Bác sỹ chỉnh nha phải giao tiếp
theo cách riêng của mình, để bệnh nhân hiểu rằng việc điều trị sẽ có kết quả nếu
bệnh nhân tuân thủ theo quy trình.

2. Giáo dục bệnh nhân
Yêu cầu thứ hai để đảm bảo sự hợp tác, đó là bệnh nhân và phụ huynh phải hiểu
chính xác cần làm gì và tại sao điều đó lại quan trọng như vậy. Phụ huynh cũng phải
tham gia vào quá trình này. Nhu cầu phụ huynh hỗ trợ là bắt buộc. Họ cần biết giá
phải trả và lợi ích của việc điều trị đúng lúc, tiền phải bỏ ra và hiệu quả của nó. Sự
giáo dục này sẽ mất thời gian, thời gian của nhân viên và thời gian của bác sỹ. Mặc
dù các chuyên gia nghiêng về "hiệu quả" sẽ liên tục nói về việc "tiết kiệm thời gian",

thì mọi người thực ra chỉ "tiêu" thời gian. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để sử dụng
thời gian một cách hiệu quả. Nếu cần ít thời gian hơn cho việc lo lắng đến khí cụ
chỉnh nha, thì sẽ có nhiều thời gian cho việc giáo dục bệnh nhân. Việc giáo dục bệnh
nhân toàn thể trước khi bắt đầu điều trị sẽ loại bỏ rất nhiều vấn đề trên đường điều trị;
đó chính là "thông báo trước khi hành động".
Có thể đưa cho bệnh nhân một bộ kit sau khi gắn mắc cài, gồm bàn chải răng, bàn
chải khi đi du lịch, kem chải răng, gel fluoride, bàn chải kẽ, chỉ tơ, chỉ tơ cho chỉnh

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 12 - Tuần 3: Khuyến khích bệnh nhân hợp tác!

PAGE

5

nha, và sáp chỉnh nha.
Trợ thủ nha khoa sẽ biểu diễn cách dùng bàn chải, chỉ
tơ và bàn chải kẽ đúng cách. Sau đó bệnh nhân sẽ lặp
lại quy trình trước mặt trợ thủ và phụ huynh.

3. Khuyến khích bệnh nhân
Yêu cầu thứ ba để làm cho bệnh nhân hợp tác là khả
năng khuyến khích bệnh nhân của bác sỹ và trợ thủ.
Đầu tiên, mọi nhân viên của phòng mạch đều phải thấm
nhuần quan điểm rằng mọi người đều có thể thay đổi.
Theo cách nói của William James (đôi khi ông được

xem là "cha đẻ của ngành Tâm lý học Mỹ"), rằng "Phát
minh vĩ đại nhất của thế kỷ 20 là thái độ với việc mỗi cá
nhân đều có thể thay đổi được".
Bài học từ nghiên cứu về kỹ thuật khuyến khích bệnh
nhân, đó là phương pháp thành công thực sự là tự khuyến khích. Ngàn lời hoa mỹ
chẳng thể chảy vào bên tai điếc. Để có hiệu quả thì việc khuyến khích phải bắt đầu từ
tự thân. Vậy thì, chìa khoá là xác định cách tiếp cận nào là hiệu quả đối với từng cá
nhân khác nhau.
Có nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh việc làm thế nào và liệu có thể thay đổi
được một cá nhân hay không, đó là thách thức của việc làm cho bệnh nhân hợp tác.
Đây là một ngành khoa học không chính xác được tiếp tục phát triển khi xã hội thay
đổi, nhưng có những suy nghĩ từ nhiều nguồn và thực nghiệm từ hơn 40 năm nay vẫn
còn nguyên giá trị.

3.1. Trình độ cá nhân
Trong ngành Chỉnh nha COI BỆNH NHÂN LÀ TRUNG TÂM, bệnh nhân chính là cỗ
máy vận hành cả hệ thống. Trách nhiệm của bác sỹ chính là hiểu được bệnh nhân,
chứ không phải là ra lệnh. Nhân viên và bác sỹ có thể học được kỹ thuật khiến họ
giao tiếp hiệu quả hơn với bệnh nhân. Xác định đặc tính của bệnh nhân là một cách
khởi đầu hiệu quả. Thông thường có 4 nhóm đặc tính sau:
1.
2.
3.
4.

Gây ảnh hưởng: Được khuyến khích bởi những kết quả tức thời.
Chịu ảnh hưởng: Được khuyến khích bởi sự tương tác với người khác.
Kiên định: Được khuyến khích bởi kết quả nằm trong dự đoán, vững ổn.
Tỉnh táo: Được khuyến khích bởi chi tiết và sự chính xác.


Bằng việc xác định khuynh hướng của bệnh nhân, thì bác sỹ có thể tìm ra cách tiếp

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 12 - Tuần 3: Khuyến khích bệnh nhân hợp tác!

PAGE

6

cận hiệu quả để khiến bệnh nhân hợp tác hơn với mình.

3.2. Sự khác biệt từng cá nhân
Mọi bác sỹ lâm sàng đều biết rằng mức độ tự giác của bệnh nhân là rất khác nhau.
Bệnh nhân có nền tảng gia đình vững ổn với gia đình hỗ trợ tốt thì thường là người
đeo facemask và giữ răng sạch. Những bệnh nhân này chịu ảnh hưởng tích cực từ
gia đình, người thân, thầy cô và bạn bè. Vấn đề là không phải bệnh nhân nào cũng là
lớp trưởng hay trưởng nhóm. Thách thức thật sự của bác sỹ lâm sàng là mối quan hệ
của họ với những bệnh nhân tự giác yếu, những bệnh nhân không hợp tác điển hình.
Hầu hết các bác sỹ chỉnh nha đều đã gặp ít nhất một bệnh nhân có điều gì đó không
ổn: Bé quên lịch hẹn, đến muộn, vệ sinh răng miệng rất kém, bong mắc cài, và không
bao giờ thực hiện hướng dẫn chính xác được. Bác sỹ và trợ thủ thường phản ứng khá
tiêu cực và chỉ muốn tống bệnh nhân ra khỏi phòng khám ngay khi bé đó bước vào.
(Phong lại tới đấy, làm nhanh rồi cho cậu ấy về sớm đi)
Phản ứng như vậy chắc chắn sẽ phản tác dụng. Đây là những bệnh nhân còn nhỏ và
lại là những người chắc chắn cần được giúp đỡ và quan tâm của nhân viên y tế. Bé
có thể đến từ gia đình tan vỡ, thường gặp rắc rối ở trường, bối rối trong môi trường

sống của bé, hay mặc quần áo thể thao không tiện lợi, đeo khuyên, có hình xăm, mốt
tóc kì lạ.... Những bệnh nhân này có thể vệ sinh răng miệng rất kém, không chịu đeo
khí cụ, và khó chịu khi có ai đó nhìn vào miệng. Thật khó để không đánh giá những
bệnh nhân này, nhưng là bác sỹ, chúng ta là những người được chọn thái độ của
mình!

3.3. Điều chỉnh thái độ
Stephen Covey mô tả khái niệm "khoảng lặng" giữa hiện tượng và đáp ứng. Tại
khoảng lặng này chứa sự tự do chọn lựa đáp ứng. Đó có thể là thái độ tích cực hay
tiêu cực tuỳ từng bệnh nhân. Trong khi hiện tượng thì luôn cố định, thì thái độ và đáp
ứng của mỗi cá nhân thay đổi khác nhau phụ thuộc vào sự tự giác khi chọn lựa việc
lấp đầy khoảng lặng đó như thế nào.
Ví dụ, khi bác sỹ nói: "Khi cháu đeo chun được vài giờ, răng sẽ bắt đầu đau nhé (hiện
tượng), y như khi cháu mang mắc cài. Điều khác biệt chỉ là cháu không thể tự tháo
mắc cài ra, thế nên cháu "đùa chơi với cái đau", và chỉ sau vài ngày thì sự khó chịu ấy
sẽ biến mất. Thế nên chú/cô hỏi cháu này: Cháu sẽ làm gì nếu răng mình bắt đầu đau
khi cháu đeo chun?" Bác sỹ nên cho bệnh nhân thời gian suy nghĩ (khoảng lặng), sau
đó bé sẽ cam đoan: "cháu sẽ tiếp tục mắc chun" (đáp ứng). Bệnh nhân đã nhận thức
được trước mình phải làm gì khi răng bắt đầu đau, thế nên bé sẽ không bỏ chun nữa.
Là bác sỹ chỉnh nha, bạn có thể là một trong số ít tấm gương ảnh hưởng đến cuộc đời

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 12 - Tuần 3: Khuyến khích bệnh nhân hợp tác!

PAGE


7

đứa trẻ sau này. Nếu bệnh nhân có thể nhận được những tác động tích cực từ bạn và
nhân viên phòng mạch khi đang trong quá trình hình thành nhân cách, thì thái độ của
bé sẽ thay đổi. Những điều nhỏ nhặt mà bạn làm có thể thay đổi cuộc đời bé!
Cách tiếp cận này, khi tự nó làm cải thiện thái độ, sẽ giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị,
và từ đó tạo ra kết quả điều trị tốt hơn. Cảm giác thành công sẽ cho bệnh nhân một
nền tảng để từ đó xây dựng những kinh nghiệm tốt khác trong đời.

3.4. Môi trường phòng mạch
Một môi trường phòng mạch tốt sẽ làm bệnh nhân hợp tác hơn vì mọi phòng mạch
đều phản ánh cá nhân từng nha sĩ. Hãy đo xem "tính cách phòng mạch" nên thế nào,
và bác sỹ chỉnh nha có thể yêu cầu nhân viên sale thiết kế theo.

3.5. Hệ thống giải thưởng
Để giữ vững triết lý về kết quả hiệu quả, nên có một chương trình giải thưởng cho
bệnh nhân hợp tác. Có một danh sách "luật" dành cho bệnh nhân. Tại mỗi lần hẹn bé
sẽ được nhận một "đồng xu" vì đã tuân thủ điều trị (luật). Luật sẽ bao gồm:
• Tới đúng hẹn
• Vệ sinh răng miệng tốt
• Hợp tác tuyệt vời với bác sỹ.
Sau khi tích đủ xu, bệnh nhân có thể đổi lấy phần thưởng của phòng mạch.

3.6. Kỹ thuật giao tiếp
Bác sỹ chỉnh nha đang ở vị trí độc nhất vô nhị để ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân.
Không chỉ có bệnh nhân mà cả cha mẹ bé cũng cần những tác động tích cực. Điều
này cũng đúng với nhân viên phòng mạch.
* Giao tiếp bằng mắt:
Nếu bệnh nhân được đối diện một cách tập trung, thì các cơ hội khuyến khích sẽ đến
với họ ngay khi bác sỹ ngồi xuống ghế để nói chuyện. Khi ngồi trên ghế răng, bệnh

nhân thế nào cũng há miệng trước khi nói gì đó. Nếu như vậy, hãy nói với họ: Đừng
há miệng, tôi muốn được nhìn thấy cháu trước". Bác sỹ nên dành cơ hội này để nhìn
vào mắt bệnh nhân trước khi nhìn vào miệng. Cử chỉ đơn giản này sẽ giúp cho bác sỹ
nhớ rằng bệnh nhân là một con người, chứ không phải là mô hình. Nhà lâm sàng sẽ
không biết điều gì xảy ra với đứa bé ngoài môi trường phòng mạch. Bác sỹ sẽ chỉ có
ít thời gian để giao tiếp với bệnh nhân ở tư thế tích cực. Điều quan trọng là hãy tận

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 12 - Tuần 3: Khuyến khích bệnh nhân hợp tác!

PAGE

8

dụng khoảng thời gian này.
Câu chuyện thường sẽ bắt đầu bằng những ghi chú có tính cá nhân. Điều hữu ích là
hỏi bệnh nhân về cuộc sống đời tư, như là ở trường, thể thao, âm nhạc, hoặc bất cứ
thứ gì làm đứa trẻ quan tâm. Mỗi bệnh nhân đều thể hiện như mình là ngôi sao ở bất
cứ nơi nào khiến bé toả sáng, nên những thông tin này nên được viết như ghi chú ở
trong bệnh án như một lời nhắc nhở. Hãy cẩn thận lựa chọn từ ngữ và âm giọng để
gây ảnh hưởng và khuyến khích bệnh nhân.
* Giao tiếp hàng ngang: Đây là một kỹ thuật giao tiếp rất quan trọng. Khi bác sỹ ngồi
trên ghế, bệnh nhân ngồi dậy nếu cần phải nói điều quan trọng. Vị trí mà bác sỹ ngồi
sao cho tầm mắt ngang hàng chứ không nên cao hơn so với bệnh nhân. Nên tránh
đứng trước bệnh nhân khi nói chuyện với bé. Cuộc nói chuyện hiệu quả nhất là khi
nói chuyện một cách thành thật và hai chiều, và bác sỹ cần phải phát triển kĩ năng

như một người nghe tích cực. Sau khi giải thích quy trình, tôi sẽ không hỏi:"cháu có
câu hỏi nào không?"", thay vào đó, tôi hỏi:""Câu hỏi của cháu là gì?". Đây là sự khác
biệt vô cùng quan trọng về cách dùng từ. Sau đó, tôi lắng nghe bệnh nhân.
* Báo cáo tiến trình: Bệnh nhân và phụ huynh phải đưa được các thông tin về tiến
trình điều trị. Với ảnh chụp kĩ thuật số hiện đại, giờ việc chụp ảnh trong miệng rất đơn
giản và cho bệnh nhân dùng gương ngay trong phòng tắm để chụp lại tiến trình.
* Khuyến khích: Bác sỹ chỉnh nha phải hiểu về sức mạnh của từ ngữ và việc dùng
đúng từ tại đúng thời điểm. Hãy chia sẻ những câu nói yêu thích với bệnh nhân tại
thời điểm thích hợp theo nhiều cách khác nhau (bảng dưới). Sau đây là một vài điều
tôi rất thích:
• Mọi thứ đều cực kì phức tạp rồi mới từ từ đơn giản dần.
• Điều đó phải diễn ra không, phụ thuộc vào ta.
• Chúng ta nghĩ thế nào, chúng ta là cái đó.
• Mọi thứ sẽ chỉ là mơ chừng nào bạn viết nó ra, lúc đó nó sẽ trở thành mục
đích.
• Không ai biết mình có thể làm gì chừng nào chưa thực hiện được điều đó.
• Hãy cứ làm .... với mục đích cụ thể.
• Hãy làm đúng, tại đúng thời điểm, với đúng lý do.
• Định nghĩa của Kiên định: Làm điều bạn phải làm, khi bạn có thể làm, nơi bạn
muốn làm. Đừng tranh cãi!

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 12 - Tuần 3: Khuyến khích bệnh nhân hợp tác!

PAGE


9

Kết luận
Việc khiến cho bệnh nhân hợp tác bắt đầu bằng thái độ của bác sỹ. Bác sỹ thuộc
ngành kinh doanh nhân bản. Mục tiêu điều trị sẽ thành công nếu bác sỹ tin vào hệ
thống truyền tải, giáo dục bệnh nhân đúng, và khuyến khích họ tuân thủ quy trình.
Những cách tiếp cận giao tiếp đều sẽ tốn thời gian nhưng rất đáng để đầu tư.
Những khí cụ không cần hợp tác cũng có tác dụng của nó, nhưng chúng không phải
là khí cụ vạn năng cho mọi vấn đề. Nếu có những thứ như vậy, thì chẳng cần quan
tâm đến việc vệ sinh răng miệng của bệnh nhân, việc đúng hẹn, và làm mọi thứ "nhỏ
nhặt" để điều trị thành công.

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |



×