Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 125 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TỐNG THỊ THU THÙY

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TỐNG THỊ THU THÙY

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Công tác xã hôi
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS PHẠM HỮU NGHỊ


HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Phát triển
cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số từ
thực tiễn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Hữu Nghị. Số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các
đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Tống Thị Thu Thùy


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã
hội với đề tài “Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với người
dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh” ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của thầy cô,
chính quyền và người dân huyện Hải Hà, gia đình và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS
Phạm Hữu Nghị đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, nhà khoa học đang công tác tại
Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện về thời gian cũng như hỗ trợ các
tài liệu học tập cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo,
các hộ gia đình người dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh

Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát, nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình
hỗ trợ trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo, các
nhà khoa học để luận văn của tôi được hoàn chỉnh.
Quảng Ninh, tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Tống Thị Thu Thùy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU
SỐ.............................................................................................................................. 12
1.1. Người dân tộc thiểu số: Khái niệm và đặc điểm ................................................ 12
1.2. Lý luận về phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với người dân
tộc thiểu số ................................................................................................................ 18
1.3. Cơ sở pháp lý của phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững dối với
người dân tộc thiểu số ............................................................................................... 33
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối
với người DTTS ........................................................................................................ 38
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN
HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH............................................................................. 42
2.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh và
ảnh hưởng của chúng đến phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với
người dân tộc thiểu số ............................................................................................... 42

2.2. Khái quát về người DTTS nghèo tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh .............. 48
2.3. Thực hiện hoạt động phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với
người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ....................... 53
2.4. Đánh giá chung .................................................................................................. 68
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN
CỘNG ĐỒNG TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN
TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH ....................... 73
3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc
thiểu số huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh .................................................................. 73
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững
đối với người dân tộc thiểu số tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ......................... 74
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 81


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TXH

Công tác xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

DTTS

Dân tộc thiểu số

HCĐB


Hoàn cảnh đặc biệt

LĐTBXH

Lao động - Thương binh và Xã hội

NXB

Nhà xuất bản

UBND

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển
con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Nghèo đói là thách thức lớn
của nhiều quốc gia, không chỉ ở các nước kém phát triển mà nó có ở cả các
nước phát triển. Trong những năm qua Việt Nam đã đạt những thành công về
kinh tế, xã hội và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa
vững chắc; tỷ lệ tái nghèo còn cao; đời sống người nghèo còn nhiều khó khăn,
tỷ lệ nghèo ở các nhóm dân tộc thiểu số vẫn cao hơn nhiều so với mức nghèo
của các nhóm người Kinh và Hoa, đặc biệt là vùng người dân tộc thiểu số ở
khu vực miền núi, những xã vùng cao.
Có nhiều nhu cầu tối thiểu về các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục,
thông tin, do đó sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lường đói nghèo sẽ dẫn đến
tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu công bằng, hiệu quả và

bền vững trong thực thi các chính sách giảm nghèo. Nghèo đói là một khái
niệm đa chiều, con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ
bản trong cuộc sống trong cùng một thời điểm, người nghèo có thể phải đối
mặt với nhiều bất lợi khác nhau. Việt Nam đang dần chuyển cách tiếp cận
đánh giá nghèo đơn chiều sang nghèo đa chiều để hỗ trợ và giải quyết tình
trạng nghèo đói của quốc gia.
Hải Hà là huyện miền núi, biên giới, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng
Ninh, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp thành phố Móng Cái, phía
Tây giáp huyện Đầm Hà, huyện Bình Liêu, phía Nam giáp biển Đông. Dân số
huyện Hải Hà là 60.010 người, trong đó 15.329 người thuộc 11 dân tộc thiểu
số chiếm 25,54% dân số toàn huyện. Trong tổng số hộ nghèo trong huyện là
1.325 hộ thì số hộ dân tộc thiểu số nghèo đã là 804 hộ chiếm đến 60,68% số
hộ nghèo toàn huyện.

1


Trong những năm qua, tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng
huyện đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực vào việc giảm nghèo, tuy nhiên tình
hình kinh tế, xã hội ở các xã, thôn vùng núi nơi có người dân tộc thiểu số sinh
sống còn gặp nhiều khó khăn so với các xã đồng bằng, vùng thấp (2 xã Quảng
Sơn, Quảng Đức là 2 xã đặc biệt khó khăn). Mặc dù công tác giảm nghèo trên
địa bàn huyện đạt được quan tâm nhưng kết quả giảm nghèo chưa bền vững,
tỷ lệ tái nghèo còn cao, tình trạng không muốn thoát nghèo vẫn diễn ra.
Việc nghiên cứu thực trạng các hoạt động giảm nghèo, từ đó đề xuất
các giải pháp để các hoạt động phát triển cộng đồng theo hướng chuyên
nghiệp hơn, khẳng định vai trò của nghề công tác xã hội trong giảm nghèo
bền vững tại huyện Hải Hà là một việc làm thiết thực vừa có ý nghĩa lý luận
cơ bản, vừa là vấn đề cấp thiết đối với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Phát triển cộng đồng trong

giảm nghèo bền vững đối với ngƣời dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện
Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh” để có thể nghiên cứu, áp dụng kiến thức, kỹ năng
công tác xã hội, phát triển cộng đồng lý giải một cách có hệ thống, đánh giá
đúng thực trạng công tác giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số và đưa ra
được những giải pháp khuyến nghị phù hợp với thực tế địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Các nghiên cứu về xóa đói, giảm nghèo xuất hiện từ rất sớm và gắn liền
với các chính sách xóa đói, giảm nghèo. Ban đầu các nghiên cứu phần lớn đều
mang tính định lượng, ít các nghiên cứu định tính và ít có sự tham gia của
người dân nghèo. Hiện tại các nghiên cứu đã có sự thay đổi, có xu hướng lồng
ghép, gia tăng nghiên cứu định tính, đánh giá toàn diện về các khía cạnh của
giảm nghèo.

2


Công trình nghiên cứu Vai trò của chính phủ và tư nhân trong đấu
tranh chống nghèo khổ (The role of government and the private sector in
fighting poverty) của The World Bank (1997) đã tìm hiểu vai trò của cả nhà
nước và khối tư nhân với tư cách là những tác nhân không thể thiếu trong đấu
tranh chống nghèo khổ ở các nước khác nhau trong việc duy trì sự tăng
trưởng kinh, phát triển các nguồn nhân lực - giáo dục, y tế, cư dân, dinh
dưỡng.
Trong công trình nghiên cứu Hiểu biết về sự nghèo đói (Understanding
poverty) của Alcock Peter (1997), các tác giả đã tập trung bàn về vấn đề
nghèo khổ với các nội dung chính: Khung cảnh của sự nghèo khổ (thế nào là

nghèo khổ; phải chăng nghèo khổ là một vấn đề; nhận diện sự nghèo khổ; lịch
sử của sự nghèo khổ; mức độ của sự nghèo khổ); Người nghèo và những
người ở giai cấp thấp (hệ tưởng tượng nghèo khổ; người nghèo là những ai;
những người ở giai cấp thấp; những ranh giới văn hoá và sự nghèo khổ);
Những nguyên nhân của sự nghèo khổ (động thái của sự tước đoạt, những
nguyên nhân về bệnh tật; nguyên nhân cơ cấu; các quan điểm tư tưởng hệ;
nghèo khổ ở châu Âu và nửa kia thế giới); Định nghĩa và đo lường (định
nghĩa sự nghèo khổ; nhu cầu về định nghĩa; nghèo khổ tuyệt đối và nghèo khổ
tương đối); Sự tước đoạt và loại bỏ khỏi xã hội; Hộ gia đình và động thái của
sự nghèo khổ; Đo lường sự nghèo khổ (vấn đề đo lường; đo lường định
lượng, đo lường bất bình đẳng; phân tích định tính); Phân công xã hội và sự
nghèo khổ (giới và sự nghèo khổ; nữ hoá sự nghèo khổ; việc làm và trả lương
thấp; an sinh xã hội; các chi phí chăm sóc; sự phụ thuộc); Phân biệt chủng tộc
và sự nghèo khổ; Người già và sự nghèo khổ; Tàn tật và sự nghèo khổ; Khung
chính sách (chính trị của sự nghèo khổ; Chính sách an sinh xã hội; Các
nguyên tắc của an sinh xã hội; tăng cường sự ủng hộ của nhà nước; Bảo hiểm
xã hội, trợ giúp xã hội; những mô hình đối chọn về an sinh xã hội); Các chiến

3


lược chống nghèo khổ có định hướng; Nghèo khổ, bất bình đẳng và phúc lợi
(vấn đề nghèo khổ; chiến lược bình đẳng; chiến lược bất bình đẳng; nhà nước
phúc lợi và chủ nghĩa tư bản phúc lợi).
Còn công trình nghiên cứu Một hướng mới trong xóa đói giảm nghèo
của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển - Sida (2005)
đề cập việc Chia sẻ - xóa đói giảm nghèo từ cộng đồng; Sự tham gia của
người dân trong chương trình Chia sẻ; Xây dựng chính sách trên kinh nghiệm
từ cơ sở; Xây dựng năng lực và tăng cường giám sát đảm bảo xóa đói giảm
nghèo ở cộng đồng có hiệu quả; Từ lâm nghiệp xã hội đến dân chủ ở cơ sở.

2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trong những năm qua, ở Việt Nam cũng có nhiều công trình và đề tài
khoa học nghiên cứu về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo theo các góc nhìn
và quan điểm khác nhau của các tác giả trong nước và nước ngoài.
Công trình nghiên cứu Quốc gia hóa các mục tiêu phát triển quốc tế về
xóa đói giảm nghèo cho Việt Nam: Đẩy mạnh công tác phát triển đối với các
dân tộc thiểu số của UNDP (2002) đề cập các dân tộc thiểu số miền núi và
những xu hướng phát triển kinh tế xã hội; Các mục tiêu phát triển của Việt
Nam và các dân tộc thiểu số; Những thách thức về chính sách đối với việc
thực hiện các mục tiêu ưu tiên; Cải thiện việc giám sát cho người dân tộc
thiểu số.
Trong công trình nghiên cứu Đánh giá nghèo theo vùng, miền núi phía
Bắc của Nhóm hành động chống đói nghèo (2003) tập trung đánh giá những
nguyên nhân của tình trạng đói nghèo và quá trình giảm nghèo tại Lào Cai và
Hà Giang, với những nội dung: Mục tiêu và phương pháp đánh giá tình trạng
nghèo có sự tham gia của người dân; Những quan niệm tình trạng nghèo đói;
Tham gia vào quá trình ra quyết định và nâng cao vị thế, năng lực cho các hộ

4


nghèo; Chất lượng và xác định đối tượng hỗ trợ xã hội, cải cách hành chính;
Di dân; Môi trường.
Công trình nghiên cứu Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng
tại Nghệ An (NgheAn participatory poverty assessement) của Poverty Task
(2003) đưa ra những kết quả nghiên cứu về đói nghèo ở Nghệ An góp phần
cho các quy trình lập kế hoạch với định hướng vì người nghèo ở các cấp
chính quyền địa phương, cuốn sách đề cập đến những nội dung chính sau:
Thực trạng và xu hướng giảm nghèo ở Nghệ An; Dân chủ cơ sở, tham gia và
trao quyền; Các dịch vụ xã hội cơ bản; Hỗ trợ xã hội; Cải cách hành chính

công; Di cư và môi trường; Những đề xuất để giảm nghèo của người dân địa
phương.
Công trình nghiên cứu Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu
số Việt Nam của Dự án Hợp tác Việt Nam - Canada CPRV; Bùi Minh Đạo,
Nguyễn Văn Minh, Huỳnh Đình Chiến, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Thái
đồng chủ biên (2003) trang bị những nhận thức cần thiết về các dân tộc thiểu
số và kinh nghiệm, kỹ năng triển khai nghiên cứu giảm nghèo bằng các
phương pháp khác nhau. Trong đó có những nội dung chính sau: Nhận thức
về dân tộc và dân tộc thiểu số; Tình hình đói nghèo ở các dân tộc thiểu số;
Giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số; Các phương pháp giảm nghèo ở các dân
tộc thiểu số.
Trong công trình Nghiên cứu việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện
có thông qua Dự án Chia sẻ ở vùng dân tộc thiểu số và những nhân tố xã hội
ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động của Dự án của TS. Đỗ Thiên
Kính trưởng nhóm (2008) đề cập tới những hoạt động và kết quả của Dự án;
Sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch phát triển nông thôn bản; Sử
dụng hiệu quả các nguồn lực Chia sẻ (nguồn lực sinh kế hộ gia đình; chiến

5


lược sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số; những vấn đề trong việc sử dụng
nguồn lực Chia sẻ.
Trong công trình nghiên cứu Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến
năm 2015 của TS. Nguyễn Thị Hoa (2010) đã trình bày cơ sở khoa học hoàn
thiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (Quan niệm và vai trò của
Chính phủ trong xóa đói giảm nghèo; chính sách xóa đói giảm nghèo; cơ sở lý
luận hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo; kinh nghiệm của quốc tế);
Đánh giá các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu ở Việt Nam; Phương
hướng hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam

đến năm 2015.
Trong công trình nghiên cứu Nghèo đói, dễ bị tổn thương và bảo trợ xã
hội ở Việt Nam - những vấn đề lựa chọn (Poverty, vulnerability and social
protection in Vietnam: selected issues) của Vietnam Academy of Social Science
(2011) đề cập tới động thái nghèo ở Việt Nam, 2002-2006; Bảo đảm tăng
trưởng công bằng; Nghèo đói vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam; Chính sách trợ
cấp xã hội và người nghèo - đánh giá những tác động của Nghị quyết 67.
Có thể thấy vấn đề nghèo đói và việc xóa đói giảm nghèo là đề tài
nghiên cứu của nhiều tác giả với nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên chưa có
nhiều nghiên cứu cụ thể về một địa phương về nghèo đa chiều, giảm nghèo
bền vững dưới góc độ công tác xã hội đối với cộng đồng. Đến nay chưa có
công trình nghiên cứu về đề tài “Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền
vững đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng
Ninh”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng về phát triển
cộng đồng trong giảm nghèo bên vững đối với người dân tộc thiểu số tại

6


huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, trên góc độ phát triển cộng đồng đề
xuất giải pháp phù hợp để giảm nghèo nhanh và bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài thông qua các văn bản pháp luật,
các tài liệu liên quan đến phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối
với người dân tộc thiểu số.
Phân tích thực trạng hoạt động phát triển cộng đồng trong giảm nghèo
bền vững đối với người dân tộc thiểu số tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển
cộng đồng trong giảm nghèo bền vững tại huyện Hải Hà nói riêng và công tác
phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc
thiểu số từ thực tiễn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển cộng đồng trong
giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số, cụ thể đó là hoạt động
tuyên truyền, nâng cao nhận thức; hoạt động sinh kế; hoạt động hỗ trợ xã hội.
Phạm vi khách thể nghiên cứu: 100 hộ nghèo tại 5 xã tập trung người
dân tộc thiểu số nghèo là xã Quảng Thịnh, Quảng Phong, Quảng Đức, Quảng
Sơn, Quảng Thắng; 30 cán bộ liên quan đến công tác giảm nghèo trên địa bàn
huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Phạm vi không gian: huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
Phạm vi thời gian: từ năm 2012 đến năm 2016

7


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1.


Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Cụ thể:
Phương pháp duy vật biện chứng: Nghiên cứu một sự vật hay một hiện
tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với
các sự vật, hiện tượng khác. Đề tài xem xét hoạt động phát triển cộng đồng
trong giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số trong sự tương
quan với các yếu tố môi trường, hệ thống nguồn lực và đặt vấn đề trong một
tổng thể.
Phương pháp duy vật lịch sử: Đối với Việt Nam, các chính sách,
chương trình hỗ trợ giảm nghèo được đạt trong bối cảnh đất nước đang trong
giai đoạn hội nhập và phát triển với nhiều cơ hội và thách thức. Vấn đề giảm
nghèo được đặt trong những bối cảnh lịch sử, địa bàn và vùng lãnh thổ cụ thể,
qua đó các vấn đề và yếu tố liên quan trong đề tài nghiên cứu nhận được sự kế
thừa, nối tiếp của các nghiên cứu đi trước, từ đó so sánh, đối chiếu theo các
thời kỳ lịch sử, đảm bảo tính xác thực và toàn vẹn trong quá trình nghiên cứu.
5.2.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích văn bản, tài liệu, phương
pháp phỏng vấn sâu, phương pháp sử dụng bảng hỏi, phương pháp quan sát.
Cụ thể:
- Phương pháp phân tích các văn bản, tài liệu: Thông qua việc thu thập
thông tin, tổng hợp tài liệu, nghiên cứu và xử lý văn bản, phân tích các tài liệu
có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu qua sách báo, tài liệu, tạp chí,
internet, các văn bản pháp luật, thông tin, số liệu của huyện Hải Hà để phục
vụ cho đề tài nghiên cứu về người dân tộc thiểu số nghèo và việc giảm nghèo

bền vững.

8


- Phương pháp sử dụng bảng hỏi: Trong quá trình nghiên cứu sử dụng
phương pháp điều tra bảng hỏi có sự kết hợp giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở
với đặc điểm: cho phép điều tra với số lượng lớn nên dễ khái quát được vấn
đề; đặc biệt đây là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng, mang tính chủ động
cao. Phương pháp điều tra bảng hỏi nhằm mục đích khai thác được hết ý kiến
của đối tượng nghiên cứu, dễ xử lý thông tin và khái quát được các vấn đề
nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu đã xây dựng một phiếu hỏi gồm 15 câu khảo
sát 100 người dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng
Ninh. Phiếu hỏi tập trung khai thác những thông tin chung và nội dung khảo
sát phục vụ đề tài. Qua đó xử lý để được số liệu định lượng để so sánh với số
liệu có sẵn của địa phương và bổ sung những thông tin hữu ích nhằm hỗ trợ
tốt hơn các hộ dân tộc thiểu số nghèo tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu và quá trình giao tiếp
trực tiếp nhằm tìm hiểu cụ thể vấn đề nghiên cứu thông qua chính ngôn ngữ,
cử chỉ, hành động của người cung cấp thông tin. Phương pháp phỏng vấn
được sử dụng để thăm dò ý kiến qua quan điểm suy nghĩ của đối tượng, hiểu
sâu được vấn đề nghiên cứu, cung cấp các nguồn thông tin nhanh chóng.Để
có thêm nhiều thông tin chất lượng phục vụ cho đề tài nghiên cứu, thực hiện
phỏng vấn sâu người dân tộc thiểu số nghèo, cán bộ liên quan tới công tác
giảm nghèo tại các thôn, bản, xã, huyện trên địa bàn huyện Hải Hà.
- Phương pháp quan sát:
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội về đối
tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố có
liên quan đến đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu. Sử dụng phương
pháp quan sát nhằm cung cấp thông tin cần thiết khi không thể thu thập được

các phương pháp khác, bổ sung cho việc trình bày hay kiểm tra các giả thuyết,
xác nhận các kết quả thu được từ các phương pháp khác. Trong đề tài này,

9


học viên sử dụng phương pháp quan sát để có cái nhìn khách quan hơn về
việc thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo ở địa phương.
Học viên cố gắng tận dụng tất cả các phương pháp nêu trên vào quá
trình nghiên cứu. Mỗi phương pháp đều có tác dụng bổ trợ cho những phương
pháp còn lại với mục tiêu làm rõ vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1.

Ý nghĩa lý luận

Đề tài nghiên cứu sau khi hoàn thành bước đầu nêu ra ưu điểm, nhược
điểm và nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo của
huyện Hải Hà, góp phần vào việc giúp các cơ quan chức năng có thêm cái
nhìn đúng đắn về việc áp dụng phương pháp phát triển cộng đồng vào công
tác giảm nghèo bền vững tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu của
đề tài sẽ làm phong phú thêm hệ thống lý luận phát triển cộng đồng trong
giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số, làm rõ hơn vai trò của
nghề công tác xã hội, cụ thể là hoạt động phát triển cộng đồng trong việc giải
quyết những vấn đề đói nghèo của dân tộc thiểu số khu vực miền núi trong
điều kiện hiện nay.
6.2.

Ý nghĩa thực tiễn


Những kết quả, giải pháp trong đề tài nghiên cứu là những tài liệu,
nguồn thông tin cho những nghiên cứu tiếp theo về tình hình tổ chức thực
hiện phát triển cộng đồng trong công tác giảm nghèo đối với người dân tộc
thiểu số ở huyện Hải Hà. Góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình làm
việc với cộng đồng tại địa phương và có thể nhân rộng mô hình ở các địa
phương khác có điều kiện tương tự.
Từ đề tài nghiên cứu, chính quyền địa phương sẽ có thêm phương pháp
giảm nghèo khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các chương trình giảm

10


nghèo, tạo một số thay đổi trong nhận thức về cách tiếp cận dựa vào nội lực
trong công tác giảm nghèo bền vững và phát triển cộng đồng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
luc, kết cấu luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về phát triển cộng đồng trong giảm
nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền
vững đối với người dân tộc thiểu số tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển cộng đồng trong
giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Hải
Hà, tỉnh Quảng Ninh

11


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG

GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Ngƣời dân tộc thiểu số: Khái niệm và đặc điểm
1.1.1. Khái niệm
Tộc người (Ethnoc, Ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn
người, một tập đoàn xã hội, xuất hiện trong quá trình phát triển tự nhiên và xã
hội, được phân biệt bởi ba đặc trưng cơ bản (ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự
giác về cộng đồng) mang tính ổn định và tương đối bền vững qua hàng nghìn
năm lịch sử. [1, tr. 12]
Việt Nam có sự lẫn lộn khi sử dụng các khái niệm “Tộc người” và
“Dân tộc”. Khái niệm “Dân tộc” còn được dùng trong các trường hợp sau:
Chỉ toàn bộ cộng đồng 54 tộc người hay quốc gia dân tộc (dân tộc Việt Nam);
Chỉ một tộc người cụ thể (như dân tộc Thái, dân tộc Mường, dân tộc Khơme, dân tộc Ba - na ...); Dùng như một tính từ để chỉ các tộc người thiểu số,
như người dân tộc, học sinh dân tộc, vùng dân tộc ...; dùng như tính từ, nhưng
có nghĩa chỉ truyền thống, như món ăn dân tộc, văn hóa dân tộc, bản sắc dân
tộc.
Việc dùng khái niệm “Dân tộc” vừa để chỉ dân tộc quốc gia (Dân tộc
Việt Nam”, lại vừa để chỉ một tộc người cụ thể (Dân tộc Tày, Nùng...) trong
các văn kiện chính trị, văn bản của Nhà nước, các công trình khoa học, sách
báo và cả giao tiếp thường ngày ở nước ta hiện nay.
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc (tộc người), gồm người Việt là tộc
người đa số và 53 tộc người thiểu số (DTTS) với hàng trăm nhóm địa phương
thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Các DTTS cư trú phân tán trên phần lớn
diện tích lãnh thổ là những địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về chính trị xã hội, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái…. Mặt
12


khác, các tộc người ở nước ta có quá trình lịch sử phát triển và gia nhập vào
cộng đồng quốc gia dân tộc khác nhau, tạo nên những quan hệ đa dạng, song
nhiều khi khá phức tạp.
Việt Nam có 54 tộc, gồm người Việt là tộc người đa số và 53 tộc người

thiểu số, thuộc ba ngữ hệ chính: Nam Á (5 nhóm ngôn ngữ, 40 tộc), Nam Đảo
(5 tộc) và Hán Tạng (2 nhóm ngôn ngữ, 9 tộc).
Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số
trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [11]
Như vậy, có thể hiểu dân tộc thiểu số là tộc người có dân số ít, sống và
làm việc chung trong môi trường nhất định và có chung ngôn ngữ, văn hóa và
ý thức tự giác về cộng đồng.
1.1.2. Đặc điểm người dân tộc thiểu số
* Đặc điểm dân tộc chia theo khu vực địa lý
Theo Tổng điều tra dân số của Tổng cục Thống kê năm 2009 nước ta
có 85.846.997 người, trong só người dân tộc thiểu số là 12.252.656 người,
chiếm tỷ lệ 14,27% dân số cả nước.
Do thời gian sinh sống ở Việt Nam khác nhau, các tộc cư trú xen kẽ
nhau nên hình thành các vùng tộc người, mỗi vùng có nhiều tộc, trong đó, có
1 đến 2 tộc giữ vai trò “trung tâm điểm” của vùng.
Trong mỗi vùng lại có các "tiểu vùng" với nhiều tộc người cùng sinh
sống xen kẽ nhau, trong đó có một tộc người giữ vai trò "trung tâm điểm", tộc
người này có thể trùng hoặc không trùng với tộc trung tâm điểm của cả vùng.
[1, tr. 65]
Trong số 53 tộc người thiểu số có 3 tộc người cư trú tập trung tại đồng
bằng (Khơ-me, Hoa và Chăm), 50 tộc người còn lại sinh sống tại vùng miền
núi và trung du thuộc 12 tỉnh vùng cao và 9 tỉnh miền núi. Địa bàn của các tộc

13


người thiểu số sinh sống có vị trí chiến lược quan trọng trong mọi lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng.
* Đặc điểm kinh tế, xã hội
Nền kinh tế của tộc người thiểu số có nông nghiệp là ngành sản xuất

chính, trồng trọt là chủ đạo, chăn nuôi nhỏ lẻ phụ thuộc trồng trọt; Thủ công
nghiệp giai đình là bộ phận gắn chặt với nông nghiệp; hầu hết các tộc người
thiểu số đề chủ động về thương nghiệp, sản xuất thủ công, ít có khoa học kỹ
thuật hỗ trợ; Kinh tế phát triển thấp dựa vào tri thức dân gian, kinh nghiệm.
* Đặc điểm văn hóa
Cư dân sống tại theo làng (bản, ấp, phun, sóc…) mang tính tự quản và
tính cộng đồng cao; Vị trí già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ được đề cao
trong đời sống cộng đồng; Xã hội truyền thống của hầu hết các tộc người
được quản lý bằng phong tục, luật tục, tín ngưỡng, tôn giáo, quan niệm đạo
đức, dư luận xã hội. Xã hội và con người của các tộc người thiểu số có tính
thuần phát, đôn hậu, tính cộng đồng tương trợ cao, nhưng mặt hạn chế là sức
ỳ, níu kéo cộng đồng. Các tộc người có nền văn hóa riêng với những nét độc
đáo hợp thành nên văn hóa Việt Nam đa sắc thái.
Mỗi tộc người có kiểu tổ chức dòng họ riêng, tùy thuộc tộc đó theo chế
độ mẫu hệ hay phụ hệ. Dù tổ chức theo kiểu nào, dòng họ vẫn là nơi mỗi con
người gửi gắm, nương tựa khi gặp khó khăn, hoạn nạn hay có việc vui mừng,
được giúp đỡ về vật chất, động viên tinh thần, hỗ trợ về nhân lực...
Với sự cố kết về tâm lý, tinh thần bền chặt và mạnh mẽ, dòng họ các
DTTS không chỉ có tác động tích cực trong việc hỗ trợ nhau trong cuộc sống
thường ngày mà còn có tác dụng to lớn trong lập làng, mở bản, khai hoang,
phát triển sản xuất; bảo tồn các giá trị văn hóa...
Tuy nhiên, dòng họ các DTTS cũng có những mặt hạn chế, tiêu cực.
Đó là cục bộ dòng họ (chăm lo bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình; bao che

14


những cái xấu, khuyết điểm của họ mình...) và sự đố kỵ giữa các dòng họ lớn,
lâu đời, có thế lực với các dòng họ nhỏ, dẫn đến những mâu thuẫn kéo dài.
Nhiều địa phương, các dòng họ lớn không chế quyền lực truyền đời (ví dụ các

họ lang ở người Mường, Thái...).
Các đặc điểm của dòng họ và ảnh hưởng đến công tác xã hội. Mỗi dòng
họ có cách hiểu, tiếp nhận khác nhau đối với chủ trương chính sách và vì
quyền lợi của huyết thống mình, có thể “phản bác” lại hoặc tuyên truyền, vận
động, liên kết với các dòng họ khác để không thực hiện.
Chênh lệch phát triển giữa các dân tộc thiểu số được biểu hiện không
chỉ ở mức sống, lối sống, mà còn ở cách thức tổ chức xã hội, trình độ văn hóa,
dân trí, dân luật và nhận thức xã hội. Thực tế cho thấy, ở các DTTS nước ta
hiện nay, từ lâu đã tồn tại sự chênh lệch phát triển giữa các tộc người, các
nhóm cư dân sống ở vùng thấp, làm ruộng nước, với các tộc người, các nhóm
cư dân ở vùng cao, vùng biên giới, vùng sâu vùng xa, sống dựa vào kinh tế
nương rẫy. Bên cạnh đó còn có chênh lệch phát triển của các giai tầng xã hội
với nhau.
Làng bản của mỗi tộc người có kiểu tổ chức riêng, gồm các thiết chế
tập hợp người, các quy định riêng (luật tục), buộc các thành viên phải tuân
thủ, giúp cho mỗi cộng đồng tự quản, tự giải quyết và chủ động giải quyết
các công việc của cộng đồng (đề cao tính chủ động); con người gắn bó với
cộng đồng (hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ với làng bản; quan tâm giúp đỡ
các thành viên trong làng...).Tuy nhiên, họ đề cao quá mức giá trị của làng
mình, coi thường, có xu hướng phủ nhận giá trị của cộng đồng khác; Con
người phải gắn chặt, dẫn đến lệ thuộc vào cộng đồng, không chủ động, nỗ
lực vươn lên (gắn chặt vào “cuống rau làng xã”); Giá trị cộng đồng được đề
cao đồng nghĩa với giá trị, tài năng và nhân cách cá nhân không được coi
trọng, phát triển, tư tưởng cào bằng, bình quân không thúc đẩy tiến bộ xã

15


hội; Làm cho con người chỉ biết chăm lo, bảo vệ quyền lợi của cộng đồng
làng bản của mình, không quan tâm đến quyền lợi của cộng đồng khác; hình

thành tư tưởng cục bộ làng bản, ảnh hưởng đến việc tiếp nhận, thực hiện các
chủ trương chính sách.
Từ đặc điểm của các tộc người thiểu số có thể thấy các vấn đề đang
nảy sinh: xu hướng muốn tách ra thành tộc người riêng; Sự trỗi dậy của chủ
nghĩa dân tộc và tư tưởng phân ly, ly khai đi ngược với lợi ích tộc người và
quốc gia; Tình trạng đói nghèo và sự gia tăng khoảng cách phát triển; Gia
tăng mối quan hệ tộc người xuyên biên giới, xuyên quốc gia trên mọi mặt;
Thách thức trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa; Mâu thuẫn giữa các tộc
người.
Do đó để làm việc với các hộ gia đình người dân tộc thiểu số cần có
những kiến thức tối thiểu về phong tục tập quán, tín ngưỡng, tâm lý, tính
cách của từng DTTS, từng nhóm, từng địa phương (đọc sách, học hỏi các
nhà dân tộc học, cán bộ huyện, xã và tự học bằng quan sát, ghi chép), hòa
mình vào cuộc sống người dân sở tại, tôn trọng phong tục tập quán, tín
ngưỡng, của đồng bào; không chê bai, không thể hiện là người xa lạ; vay
mượn phân minh. Không hứa trước điều gì với đồng bào, không thể hiện là
người có uy quyền, người quan trọng.
1.1.3. Nhu cầu của người dân tộc thiểu số
Từ thuyết nhu cầu của Abraham Maslow ta thấy người của bất kỳ tộc
người nào đều muốn được thỏa mãn 5 nhóm nhu cầu: sinh lý, an toàn, giao
tiếp xã hội, tôn trọng và được khẳng định.

16


Biểu 1.1: Bậc thang nhu cầu của Maslow

Nguồn: [5]
Nhu cầu về thể chất, sinh lý: nhu cầu về đồ ăn, nước uống, không khí,
nhu cầu về tình dục…Nhu cầu này được xem là nhu cầu cơ bản nhất trong 5

nhóm nhu cầu theo sự phân định của A.Maslow.
Nhu cầu an toàn: Con người cần có một môi trường sống an toàn, sức
khỏe để bảo đảm sự tồn tại của họ. Họ cần có nhà ở để tránh mưa, tránh nắng.
Họ cần được khám chữa bệnh, được chăm sóc sức khỏe. Họ cần được sống
trong môi trường được đảm bảo về an ninh để tính mạng của họ không bị đe
dọa. Họ cần có môi trường sinh hoạt, vận động để không gây thương tích…
Nhu cầu giao tiếp xã hội: A.Maslow coi đó là nhu cầu thuộc về nhóm
xã hội của con người, sự mong muốn được quan tâm của các thành viên trong
nhóm xã hội (gia đình, người thân, bạn bè…). Sự tự tin cũng được tăng cường
khi họ là thành viên của các nhóm bởi điều đó khẳng định vai trò, vị trí của họ
trong xã hội.Sự đơn độc, không gia đình, không có nhóm xã hội nào để cá
nhân thuộc về đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển tâm lý và quan hệ
xã hội của cá nhân.
Nhu cầu được tôn trọng: Con người luôn cần được đối xử bình đẳng,
được lắng nghe và không bị coi thường. Dù đó là ai, trẻ em hay người lớn,

17


người lành lặn hay người bị khuyết tật, người giàu hay người nghèo tất cả họ
đều có nhu cầu được coi trọng, được ghi nhận về sự hiện diện cũng như chính
kiến của cá nhân. Con người có trở nên tự tin hay không, thể hiện được sức
mạnh của mình hay không đó là một phần do họ được đối xử bình đẳng hay
không khi còn nhỏ.
Nhu cầu được phát triển: Đó là nhu cầu được đến trường, được nghiên
cứu, lao động sáng tạo…để phát triển toàn diện. Nhu cầu này được A.Maslow
cho là nhu cầu quan trọng, song chúng được xếp ở bậc thang cuối cùng bởi nó
chỉ được đề cập tới khi những nhu cầu cơ bản ở các bậc thang nền tảng đã
được đáp ứng. [31]
Mỗi tộc người có đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng…

khác nhau do vậy nhu cầu của mỗi tộc người cũng có những điểm khác nhau.
Tuy nhiên, các tộc người thiểu số vẫn có những nhu cầu chung như ăn no,
mặc ấm, có nhà ở; Họ muốn được hỗ trợ, ưu đãi trong phát triển sản xuất,
hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, nhu cầu điện, đường, nước sạch , chăm sóc
sức khỏe, dạy nghề để phát triển các nghề phụ ở địa phương, kiếm thêm thu
nhập; được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh; được giao lưu, tiếp xúc
với mọi người trong thôn, bản, ấp…; được mọi người coi trọng, có tiếng nói
và được thể hiện bản thân.
1.2. Lý luận về phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững
đối với ngƣời dân tộc thiểu số
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm giảm nghèo bền vững
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách
về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân
cư.

18


Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham
gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ
mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để
trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp
cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị
loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận
được nước sạch và công trình vệ sinh”.
Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí
phi thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất
học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong

khái niệm nghèo đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội
hay chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụ
hưởng các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền
con người cơ bản. [30]
Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số không liên quan
đến mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụt
các dịch vụ xã hội cơ bản (Oxfam và ActionAid). Chỉ số nghèo đa chiều
(Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với ba chiều cạnh chính là: y
tế, giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thước đo quan trọng nhằm bổ sung
cho phương pháp đo lường nghèo truyền thống dựa trên thu nhập.
Nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần được chú ý nhìn nhận là sự
thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người.
Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu
các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013. Đo
lường nghèo đa chiều cần được áp dụng để dựng nên một bức tranh đầy đủ và
toàn diện hơn về thực trạng nghèo ở nước ta. Hiện nay Bộ LĐTBXH đang đề

19


×