Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế tại công ty tnhh khu du lịch vịnh thiên đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.82 KB, 26 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khi đời sống ngày càng được nâng lên thì nhu cầu
du lịch nghỉ dưỡng của người dân Việt Nam cũng tăng cao. Cùng với guồng quay bất
tận của cuộc sống, công việc chúng ta ít có thời gian giành cho gia đình hơn. Một
chuyến du lịch nghỉ dưỡng chính là khoảng thời gian để bạn bù đắp cho những người
thân yêu sau những ngày bận rộn, cùng chia sẻ những khoảnh khắc ngọt ngào bên
nhau trong không gian sống tiện nghi, giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Đó cũng
chính là cơ sở để mô hình du lịch “sở hữu kỳ nghỉ” trở thành một xu hướng nghỉ
dưỡng mới tại Việt Nam. Công ty TNHH Vịnh Thiên Đường là một trong những công
ty tiên phong trong việc phát triển các sản phẩm “sở hữu kỳ nghỉ”. Bởi vậy để tồn tại
và phát triển đòi hòi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện công cụ quản
lý kinh tế, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận cho công ty.
Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh thiên đường được thành lập gần ba năm với
mô hình kinh doanh “sở hữu kỳ nghỉ” còn khá mới tại Việt Nam. Chính vì vậy tổ chức
công tác kế toán và tổ chức phân tích kinh tế là những yếu tố quan trọng trong sự phát
triển của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp tổ chức tốt công tác kế toán, doanh
nghiệp đó có thể kiểm soát được các vấn đề về doanh thu, chi phí,… từ đó có thể lập
được những kế hoạch phát triển cho công ty. Chính vì vậy, để cho công tác kế toán
được thực hiện đầy đủ chức năng của nó thì doanh nghiệp cần phải quản lý và tạo điều
kiện cho công tác kế toán hoạt động có hiệu quả và phát triển phù hợp với đặc điểm
của doanh nghiệp
Qua quá trình thực tập được tìm hiểu và nghiên cứu tại công ty TNHH Khu du
lịch Vịnh thiên đường và sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thành Hưng cùng sự giúp
đỡ của các anh, chị trong công ty, em đã hoàn thành bài báo cáo này.
Báo cáo thực tập gồm 4 phần chính.
I: Tổng quan về Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường.
II: Tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế tại Công ty Khu du lịch Vịnh
Thiên Đường


III: Đánh giá khái quát công tác kế toán,phân tích kinh tế Công ty Khu du
lịch Vịnh thiên đường.
IV: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp.


Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện cho bài báo cáo của mình, nhưng do hạn chế về
kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu
sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh
Thiên Đường nên rất mong được sự nhận xét, đóng góp của các thầy, cô giáo để bài
báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

VKD

Vốn kinh doanh

2

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

3

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

4

TSDH

Tài sản dài hạn

5

TSNH

Tài sản ngắn hạn

6

TSCĐ

Tài sản cố định

7

VNĐ


Việt nam đồng

8

BH

Bán hàng

9

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

10

VCSH

Vốn chủ sở hữu

11

BCTC

Báo cáo tài chính

12

KD


Kinh doanh

13

CCDV

Cung cấp dịch vụ

14

BTC

Bộ tài chính


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1
2
3
4

Tên bảng
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công Ty TNHH Vịnh Thiên
Đường
Bảng 1.1: Bảng khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh năm
2013- 2014
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Khu
du lịch Vịnh Thiện Đường
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của

Công ty TNHH Khu du lịch Vinh Thiên Đường


I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KHU DU LỊCH VỊNH THIÊN ĐƯỜNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh
Thiên Đường.
- Tên đầy đủ: Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường
- Tên viết tắt: ALMA CO.,LTD.
- Địa chỉ: 22 đường Hát Giang, P. Phước Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa
• Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 & 15 tòa nhà Capital, 109 Trần Hưng Đạo, Hoàn
Kiếm
• Chi nhánh Hồ Chí Minh: Tầng 29 & 30 tòa nhà Lim, 9-11 Tôn Đức Thắng,
phường Bến Nghé, Quận 1.
- Điện thoại: (+84)4 7304 6868/ 8 7304 5868
- Fax: +84 4 3974 1677
- Website: http:// www.lma.vn
- Đại diện pháp luật: Mr. Hemant Patel

Chức vụ: Tổng giám đốc

- Mã số thuế: 4201550314
- Quá trình hình thành và phát triển: Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh thiên
Đường (Alma) là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động theo Giấy chứng
nhận đầu tư số 37122000419 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cấp lần đầu ngày
05/02/2013.
Alma là một trong những dự án trọng điểm của Tập đoàn Blenhhim do tỷ phú
người Israel – ông Igal Ahouvi làm chủ đầu tư. Trải dài trên diện tích 30 ha tại một
trong những bãi biển đẹp nhất vịnh Nha Trang, Alma được đầu tư xây dựng với số vốn
đầu tư 300 triệu USD. Khởi công từ đầu năm 2014, khi hoàn thành vào năm 2018, dự
án sẽ có 200 biệt thự và 400 căn hộ.

Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường là một trong những công ty đầu tiên
tại Việt Nam kinh doanh mô hình “sở hữu kỳ nghỉ”.
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên
Đường (Alma)
Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh thiên đường (Alma) hoạt động theo Giấy
chứng nhận đầu tư số 37122000419 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cấp lần đầu
ngày 05/02/2013.
Ngành, nghề kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh:
1


Kinh doanh bất động sản
Cung cấp kì nghỉ cho khách hàng mạng lưới HHH trong nước và quốc tế.
Doanh thu chính của Công ty là từ những hợp đồng của khách hàng khi mua kì
nghỉ. Khi khách hàng đồng ý kí hợp đồng và đóng ít nhất 30% giá trị hợp đồng, khách
hàng sẽ được quyền sở hữu kỳ nghỉ theo mạng lưới HHH trong nước và quốc tế cho
đến khi hợp đồng hoàn thành với chi phí 300$.
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường
Công ty sử dụng mô hình quản lý tập trung:
CHỦ TỊCH

GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH

Phòng
MARKETING

Phòng
kế toán tài chính


Phòng
hành chính-nhân sự

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty )
Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban.:
- Chủ tịch: Có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
- Giám đốc điều hành: là người đưa ra kế hoạch tài chính, kinh doanh… và là
người chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật Việt Nam. Đồng thời Giám đốc cũng
là người đại diện cho Công ty trong các giao dịch với các tổ chức kinh tế và các cơ
quan quản lý của Nhà nước Việt Nam.
- Phòng marketing: thực hiện việc tìm kiếm khách hàng mới cùng với việc duy
trì các khách hàng hiện tại. Phòng marketing gồm 4 bộ phận: Data verify, telemeeting,
sale, event. Bộ phận telesales sẽ sử dụng những thông tin mà bộ phận Data verify cung
cấp và gọi cho khách hàng mời tham dự event, khách hàng sẽ tới tham dự event, bộ

2


phận event sẽ chuẩn bị chương trình, đồ ăn cho khách, tại đây bộ phận sale sẽ tiếp cận
khách hàng và giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm của công ty.
- Phòng kế toán – tài chính: Phòng tài chính kế toán với chức năng chính đó là
quản lý thu - chi, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lập các báo cáo tài
chính, báo cáo quyết toán trình Ban giám đốc Công ty và cơ quan nhà nước để kiểm
tra và theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty và phản ánh vào sổ sách,
phần mềm kế toán Công ty đang áp dụng.
- Phòng hành chính nhân sự : phụ trách hành chính, tổ chức và nhân sự, như lập
kế hoạch tuyển dụng nhân sự trình Ban giám đốc, đảm bảo và thực hiện các chế độ
cho người lao động, thực hiện việc tính lương, BHXH, đăng ký khai báo tạm vắng tạm

trú cho người nước ngoài.
1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Khu du lịch
Vịnh Thiên Đường qua 2 năm 2013 – 2014.
Để đánh giá khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên
Đường qua 2 năm 2013 và 2014 ta dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty.

Bảng 1.1: Bảng khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 – 2014
(ĐVT: VNĐ)

Các chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

So sánh
Số tiền
%

1. Doanh thu thuần từ BH và CCDV
2. Giá vốn hàng bán

25.351.134.132
13.061.265.489

26.431.568.533
14.320.325.642

1.080.434.401
1.259.060.153


4,26
9,64

3. Doanh thu tài chính

7.059.886.321

8.535.332.331

1.475.446.010

20,90

668.596.533
677.515.452
8.918.919
1,33
4. Chi phí tài chính
30.568.431.533
29.361.287.455 1.207.144.078
3,95
5. Chi phí bán hàng
76.852.112.123
77.656.423.667 804.311.544
1,05
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp
(88.739.385.225) (87.048.651.352) 1.690.733.873
(1,91)
7. Lợi nhuận thuần kinh doanh

854.632.192
796.531.234
(58.100.958)
(6,80)
8.Thu nhập khác
756.213.345
681.313.234
(74.900.111)
(9,90)
9. Chi phí khác
(88.640.966.378) (86.933.433.352) 1.707.533.026
(1,93)
10. Lợi nhuận kế toán trước thuế
11.Thuế thu nhập doanh nghiệp
(88.640.966.378) (86.933.433.352) 1.707.533.026
(1,93)
12. Lợi nhuận sau thuế TNDN
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014)

Qua bảng 1.1 ta thấy:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 là 26.431.568.533
VNĐ còn năm 2013 là 25.351.134.132 VNĐ tăng 1.080.434.401 VNĐ tương đương

3


với tỷ lệ tăng 4,26% với năm 2013. Giá vốn hàng bán năm 2014 là 14.320.325.642
VNĐ còn năm 2013 là 13.061.265.489 VNĐ tăng so với năm 2013 là 1.259.060.153
VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 9.64%. Việc doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ và giá vốn năm 2014 tăng so với năm 2013 là do sản phẩm dịch vụ của

Công ty ngày càng được nhiều người biết đến và được sự tin tưởng, lựa chọn của
khách hàng. Và cũng bởi nhu cầu nghỉ dưỡng của con người ngày càng tăng cao nên
sản phẩm dịch vụ của Công ty thu hút nhiều khách hàng hơn.
Doanh thu tài chính năm 2014 so với năm 2013 tăng 1.475.466.010 VNĐ,
tương ứng với tỷ lệ tăng 20,90%. Chi phí tài chính năm 2014 so với năm 2013 tăng
8.918.919 VNĐ tương ứng tỷ lệ 1.33%. Doanh thu tài chính của Công ty tăng chủ
yếu do khoản tiền gửi vào ngân hàng tăng dẫn đến lãi tiền gửi vào ngân hàng tăng.
Chi phí bán hàng năm 2014 tăng 1.207.144.078 VNĐ so với năm 2013 tương
ứng tỉ lệ 3.95 %. Lý do chi phí bán hàng năm 2014 tăng so với năm 2013 là vì Công ty
đẩy mạnh các chương trình tặng quà, khuyến mãi nhằm hu hút khách hàng biết tới
Alma. Cụ thể như khi khách hàng tới tham dự sự kiện của Alma, khách hàng sẽ được
nhận 1 voucher tại California Fitness & Yoga Centers,… Bên cạnh đó Công ty cũng
mở các khóa đào tạo và mời chuyên gia nước ngoài về sale & maketing đến trực tiếp
giảng dạy cho bộ phận bán hàng, marketing.
Chi phí quản lý kinh doanh năm 2014 tăng 804.311.544 VNĐ so với năm 2013,
tương ứng với tỷ lệ 1,05%. Do Công ty ngày càng mở rộng thị trường nên số lượng
nhân viên ngày càng tăng cao, kèm theo đó chi phí về văn phòng phẩm, điện, nước
cũng tăng theo.
Lợi nhuận trước thuế năm 2014 là (86.933.433.352) VNĐ còn năm 2013 là
(88.640.966.378) VNĐ. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 so với năm 2013 tương ứng
với tỷ lệ tăng 1,93%. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 tăng so với năm 2013 chủ yếu do
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu tài chính năm 2014 tăng so với
năm 2013.
Vì doanh nghiệp lỗ nên Công ty không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lý giải cho lý do tại sao công ty lại lỗ nhiều như vậy mà vẫn có thể hoạt động
bình thường là bởi vì loại hình kinh doanh của công ty là “sở hữu kỳ nghỉ”. Doanh thu
của công ty bao gồm doanh thu chưa thực hiện và doanh thu từ cung cấp dịch vụ. Cụ
thể, khi khách hàng muốn vào hợp đồng, khách hàng sẽ phải đóng ít nhất 30% giá trị
hợp đồng sau đó phải hoàn thành số tiền còn lại theo đúng tiến độ trong hợp đồng.
4



Doanh thu này chính là doanh thu chính của công ty nhưng chỉ được tính là doanh thu
chưa thực hiện vì 31/12/2017 khu nghỉ dưỡng mới được đi vào hoạt động. Và khi đó
phần doanh thu chưa thực hiện này mới được tính là doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ. Khi khách hàng vào hợp đồng, khách hàng sẽ được tặng 1 quyền nghỉ dưỡng
theo mô hình HHH mà chỉ phải đóng 300$. Phần doanh thu mà công ty thu được từ
việc khách đi nghỉ theo mô hình HHH sẽ chính là doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ. Chính vì vậy để có thể thu hút được nhiều khách hàng và kí được nhiều hợp
đồng nên công ty chấp nhận chịu lỗ.

5


II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY
TNHH KHU DU LỊCH VỊNH THIÊN ĐƯỜNG
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
 Tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những công việc quan trọng hàng đầu
trong công tác kế toán, chất lượng công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình độ,
khả năng thành thạo, sự phân công, phân nhiệm hợp lý. Công tác kế toán mà công ty
lựa chọn là hình thức tổ chức kế toán tập trung, toàn bộ công việc xử lý thông tin trong
toàn công ty được thực hiện tập trung ở phòng kế toán-tài chính, các bộ phận thực hiện
thu thập, phân loại và chuyển chứng từ về phòng kế toán-tài chính xử lý.
Mô hình kế toán áp dụng tại Công ty là mô hình kế toán tập trung. Phòng kế
toán-tài chính của công ty có 7 người gồm 2 người của bộ phận tài chính và 4 người
thuộc bộ phận kế toán . Bộ phận kế toán và tài chính đều phải tuân theo sự hướng dẫn
và chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc tài chính.
Có thể khái quát mô hình kế toán tại công ty qua sơ đồ sau:

Kế toán
tổng hợp

Kế toán
doanh thu

Kế toán
thanh toán

Thủ quỹ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty)
Kế toán tổng hợp: Là người giúp việc cho giám đốc tài chính, chịu trách nhiệm
chung về công tác hạch toán kế toán tại công ty. Là người chịu trách nhiệm giải trình
các vấn đề liên quan đến công tác kế toán với giám đốc, chi cục thuế và cơ quan chức
năng.

6


Kế toán doanh thu: Là người chịu trách nhiệm phản ánh và trình bày đầy đủ
những khoản thu từ hợp đồng của khách hàng lên phần mềm misa.
Kế toán thanh toán: Là người chịu trách nhiệm về thanh toán, chuyển tiền các
khoản chi phí phát sinh tại doanh nghiệp
Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm thu tiền theo giá trị trong hợp đồng mà
khách nộp, đồng thời theo dõi và phản ánh đầy đủ thông tin lên phần mềm misa
 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: Từ ngày 01/01/2015 doanh nghiệp áp dụng Chế độ

kế toán Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày
22/12/2014. Trước đó doanh nghiệp áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam ban hành kèm
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 20 tháng 03
năm 2006 .
- Niên độ kế toán công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hằng
năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ)
- Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức Nhật ký chung được hỗ trợ
bởi phần mềm kế toán Misa
- Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường hạch toán theo phương pháp
kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định :
+ Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, vô hình : TSCĐ được ghi
nhận ban đầu theo nguyên giá, trong quá trình sử dụng TSCĐ được ghi nhận theo 3 chỉ
tiêu: Nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Nguyên giá của TSCĐ được xác
định là toàn bộ chi phí mà đơn vị đã bỏ ra để có được tài sản đó tính đến thời điểm đưa
tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, vô hình: Khấu hao TSCĐ hữu hình
được thực hiện theo phương pháp đường thẳng, căn cứ theo thời gian sử dụng hữu ích
ước tính và nguyên giá của tài sản.

7


2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
 Tổ chức hạch toán ban đầu
Công ty căn cứ vào đặc điểm hoạt động mà lựa chọn loại chứng từ sử dụng
trong kế toán. Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm
theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính. Ngoài
ra, tùy theo nội dung từng phần hành kế toán các chứng từ công ty sử dụng cho phù

hợp bao gồm cả hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn.
Việc tổ chức luân chuyển chứng từ là chuyển chứng từ từ các phòng ban chức
năng trong công ty đến phòng kế toán tài chính, phòng kế toán tiến hành hoàn thiện và
ghi sổ kế toán, quá trình này được tính từ khâu đầu tiên là lập chứng từ (hay tiếp nhận
chứng từ) cho đến khâu cuối cùng là chuyển chứng từ vào lưu trữ.
- Hệ thống chứng từ tiền tệ như :phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, giấy đề nghị
tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bản kiểm kê quỹ.
- Hệ thống chứng từ lao động và tiền lương như: bảng chấm công; bảng phân
bổ tiền lương và BHXH; bảng thanh toán lương và BHXH; chứng từ chi tiền thanh
toán cho người lao động.
- Hệ thống chứng từ TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý
TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Hệ thống chứng từ bán hàng: hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT,…
 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán công ty áp dụng theo hệ thống tài khoản kế toán
hiện hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài
Chính
Về cung cấp dịch vụ:
Công ty sử dụng các TK:
- TK 11221 : tài khoản ngân hàng chuyên thu
- TK 11211: tài khoản ngân hàng chuyên chi
- TK 11212: tài khoản ngân hàng của HSBC
- TK 11213: tài khoản ngân hàng của Vietcombank
- TK 11214: tài khoản ngân hàng của Sacombank
- TK 1111: tài khoản tiền mặt chuyên chi
- TK 1112: tài khoản tiền mặt chuyên thu
- Ngoài ra công ty còn sử dụng một số tài khoản như: 1311, 5111,33587,
3387,...
8



Việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán của công ty phù hợp với chế độ kế
toán hiện hành . Hệ thống kế toán công ty sử dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động
kinh doanh, công tác quản lý và thuận lợi cho việc ghi sổ kế toán, kiểm tra, đối chiếu.
Khái quát một số nghiệp vụ chủ yếu của công ty:
Nghiệp vụ 1: Ngày 30/11/2015 công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường
mua văn phòng phẩm trị giá 12.106.364 đồng, VAT 10%, trả bằng tiền gửi ngân hàng.
Bộ phận Admin sau khi mua sẽ lập phiếu đề nghị thanh toán (phụ lục 03) và mang tới
phòng kế toán kèm hóa đơn giá trị gia tăng (phụ lục 04) và bảng kê (phụ lục 05) để kế
toán chuyển khoản. Kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT, đối chiếu với bảng kê kèm
phiếu đề nghị thanh toán để thanh toán cho bộ phận Admin.
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 153:12.106.364
Nợ TK 133: 1.210.636
Có TK112:13.317.000
Nghiệp vụ 2: Ứng 4 triệu cho nhân viên mua café và bánh ngọt phục vụ cho
khách hàng tham dự sự kiện. Nhân viên sẽ phải làm 1 yêu cầu tạm ứng (phụ lục 06)
ghi đầy đủ thông tin và được phê duyệt bởi trưởng bộ phận, giám đốc tài chính. Kế
toán sau khi kiểm tra đầy đủ thông tin, chữ ký trên yêu cầu tạm ứng thì đưa tiền cho
nhân viên mua hàng.
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 141: 4.000.000
Có TK 111: 4.000.000
Nghiệp vụ 3: Khách hàng tham gia hợp đồng và được tham gia vào kì nghỉ
HHH với chi phí là 325$ (Tỉ giá ở thời điểm đó là: 22.547vnđ/usd), khách hàng điền
vào phiếu yêu cầu nghỉ dưỡng (phụ lục 07), sau đó khách hàng chuyển số tiền qua tài
khoản ngân hàng. Kế toán căn cứ vào báo có của ngân hàng và hạch toán.
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 112:7.401.052,5
Có TK 511: 7.327.775

Có TK 33311: 732.77,5
Nghiệp vụ 4: Khách hàng đồng ý mua kì nghỉ của công ty với giá trị hợp đồng
là 165.000.000 .Sau khi kí kết hợp đồng, khách hàng sẽ nộp tiền cho thủ quỹ, thủ quỹ
tiến hành lập phiếu thu (phụ lục 08)

9


Kế toán hạch toán như sau:
- Khi khách hàng vào hợp đồng:
Nợ TK: 131111:165.000.000
Có TK 3387: 150.000.000
Có TK 33589: 15.000.000
- Khi khách hàng thanh toán tiến độ hợp đồng lần 1, với số tiền là 45.000.000
giá trị hợp đồng
Nợ TK 11112:45.000.000
Có TK 131111:45.000.000
 Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để xử lý
thông tin từ các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính.
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung. Hàng ngày, căn cứ
vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ
phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để
ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Công ty có mở sổ, thẻ kế toán chi
tiết nên đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào
các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số
phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo
cáo tài chính.

Công ty mở một số sổ kế toán chi tiết để tiến hành theo dõi chi tiết các khoản
mục phức tạp được tạp được rõ ràng như sau:
- Sổ chi tiết tiền mặt (phụ lục 09)
- Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng
- Sổ chi tiết phải thu khách hàng (phụ lục 10)
- Sổ chi tiết thuế GTGT đầu ra
- Sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào
- Sổ chi tiết phải trả người bán
 Tổ chức hệ thống BCTC
Từ ngày 01/01/2015 Công ty áp dụng hệ thống BCTC theo chế độ kế toán
doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính.
Trước đó, BCTC năm 2013 và năm2014 công ty áp dụng theo chế độ kế toán doanh
nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban
hành ngày 20/03/2006. Kỳ lập báo cáo tài chính là báo cáo tài chính giữa niên độ và
báo cáo tài chính năm. Nơi gửi BCTC của công ty là cơ quan Thuế, cơ quan Thống kê,
Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư.
10


Báo cáo kế toán là kết quả của công tác kế toán bao gòm các báo cáo:
- Bảng cân đối kế toán
Mẫu số B01 – DN
- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Mẫu số B02 – DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mẫu số B 03 – DN
- Thuyết minh báo cáo tài chinh
Mẫu số B 09 – DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ công ty lập theo phương pháp trực tiếp
Ngoài ra, công ty còn lạp một số báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban Giám

đốc như: Báo cáo lợi nhuận, báo cáo chi tiết lãi lỗ, báo cáo tổng hợp,…
2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế
Phân tích kinh tế giúp cho doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn hơn, nó là
công cụ quản lý không thể thiếu của nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường, giúp
công ty nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Nắm bắt
được tầm quan trọng của việc phân tích kinh tế, công ty đã chủ động trong công tác phân
tích kinh tế nhưng công ty vẫn chưa có bộ phận riêng biệt tiến hành mà thực hiện công tác
này là bộ phận kế toán - tài chính. Việc phân tích chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, tình hình thị
trường để đưa ra phương hướng kinh doanh, dự án đầu tư mới. Thời điểm tiến hành công tác
phân tích kinh tế là 6 tháng đầu năm và cuối năm sau khi đã khóa sổ kế toán và theo yêu cầu
của nhà quản lý công ty.

11


2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị
Phân tích hoạt động kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với việc ra quyết định
kinh doanh trong thời gian tiếp theo của công ty, việc phân tích nhằm kiểm tra đánh
giá thường xuyên, toàn diện tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Từ đó xác định các nhân tố ảnh
hưởng và tìm ra nguyên nhân gây ra những yếu kém còn tồn tại trong công ty. Sau đó,
ban Giám đốc đề ra các biện pháp để khắc phục những tồn đọng yếu kém và khai thác
những khả năng tiềm tàng của công ty để phát triển. Xây dựng các phương án kinh
doanh, các dự án đầu tư mới căn cứ vào các mục tiêu đã định.
 Phân tích chỉ tiêu doanh thu:
− Phân tích DT bán hàng và cung cấp dịch vụ theo tổng mức và kết cấu:
Tùy vào mục đích phân tích trong từng giai đoạn và yêu cầu quản lý mà kế toán
sẽ phân tích trên các chỉ tiêu như: theo phương thức bán, phương thức thanh toán tiền
hàng, theo quý…Kế toán trưởng sử dụng phương pháp so sánh kết hợp dùng mẫu biểu

để tính toán và so sánh các chỉ tiêu DT kỳ kế hoạch, báo cáo; từ đó thấy được mức độ
hoàn thành kế hoạch hoặc tỷ lệ tăng giảm so với kế hoạch; so sánh bộ phận với tổng
thể nhằm đánh giá mức độ đạt được (tỷ trọng) của các bộ phận trong tổng thể.

− Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến DT bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Công ty sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn kết hợp dùng mẫu biểu để
phân tích ảnh hưởng nhân tố số lượng lao động và năng suất lao động bình quân 1
người trong kỳ tới sự biến động của DT. Dựa trên công thức:
Ảnh hưởng của số lượng lao động (T) đến doanh thu (M):
Số tiền = T1Wo – ToWo = ∆ M(T). Tỷ lệ =

∆M (T )
x 100
M0

Ảnh hưởng của W đến M:
Số tiền = T1W1 – T1Wo = ∆ M(W). Tỷ lệ =

∆M (W )
x 100
M0

Tổng ảnh hưởng:
∑ Số tiền = ∆ M(T) + ∆ M(W). ∑ Tỷ lệ =

12

∆M (T ) + ∆M (W )
x 100
M0



 Phân tích chỉ tiêu chi phí kinh doanh:

− Phân tích chung chi phí kinh doanh:
Để đánh giá tổng quát tình hình biến động của các chỉ tiêu chi phí kinh doanh
trong mối liên hệ với DT nhằm thấy được việc thực hiện chi phí kinh doanh của toàn
DN từ đó đánh giá tình hình sử dụng và quản lý chi phí kinh doanh có hiệu quả không,
kế toán dùng các công thức sau:
Tỷ suất chi phí (TSCP)

Tổng doanhthu
=

Tổng chi phí

TSCP là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trong một thời kỳ nhất định, cho biết với
1 đồng chi phí bỏ ra, DN thu về được bao nhiêu đồng doanh thu.
Mức độ tăng giảm TSCP

= TSCP kỳ nghiên cứu – TSCP kỳ gốc

Chỉ tiêu này đánh giá đơn vị có quản lý tốt chi phí hay không qua việc so sánh
TSCP giữa kỳ báo cáo với kỳ trước.
Mức độ tăng giảm TSCP
Tốc độ tăng giảm TSCP
=
TSCP kỳ gốc
Mức tiết kiệm (lãng phí)= mức độ tăng giảm TSCP x doanh thu kỳ nghiên cứu.
 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận


− Phân tích chung lợi nhuận kinh doanh
Nhằm đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu hình thành nên lợi nhuận kinh
doanh của doanh nghiệp, qua đó thấy được nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến kết
quả lợi nhuận kinh doanh; công ty sử dụng phương pháp so sánh kết hợp tính các chỉ
tiêu tỷ suất và mẫu biểu: Tính các chỉ tiêu tỷ suất và xác định sự tăng giảm các chỉ tiêu
này. Từ đó, xác định mức độ tăng giảm của số tuyệt đối và số tương đối các chỉ tiêu ở
trên bảng kết quả kinh doanh.

− Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh:
Công ty sử dụng phương pháp cân đối và áp dụng các công thức:
Lợi nhuận thuần kinh doanh = DT bán hàng và cung cấp dịch vụ – Các khoản
giảm trừ DT – Giá vốn hàng bán + DT tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng
– Chi phí quản lý.
Tỷ lệ ảnh hưởng của từng nhân tố = Số tiền ảnh hưởng của từng nhân tố / Lợi
nhuận kinh doanh kỳ gốc x 100.
13


2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn dựa
trên số liệu của các báo cáo tài chính
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
(Đơn vị: VND)
Chỉ tiêu

Đơn

Năm 2013

Năm 2014


So Sánh

vị
tính
1. Doanh thu thuần BH và
CCDV
2. Lợi nhuận thuần kinh doanh
3. Vốn kinh doanh bình quân
4. Vốn lưu động bình quân

VNĐ

25,351,134,132
27,431,568,533
VNĐ (88,739,385,225) (87,048,651,352)
VNĐ 335,153,165,435 325,449,753,485
VNĐ 99,722,146,832
98,487,886,947

5.Vốn cố định bình quân

VNĐ

6.Vốn chủ sở hữu bình quân

VNĐ

7. Hệ số doanh thu trên VKD
8. Hệ số lợi nhuận trên VKD

9. Hệ số doanh thu trên VLĐ
10. Hệ số lợi nhuận trên VLĐ
11.Hệ số doanh thu trên VCSH
12.Hệ số lợi nhuận trên VCSH
13.Hệ số doanh thu trên VCĐ
14.Hệ số lợi nhuận trên VCĐ

Lần
Lần
Lần
Lần
Lần
Lần
Lần
Lần

2,080,434,401
1,690,733,873
20,296,588,050
(1,234,259,885)
(12,689,501,310

8.21
(1.91)
6.65
(1.24)

288,895,311,321

276,205,810,011


)
(13,081,509,506

(4.39)

253,782,123,353
0.08308
(0.26478)
0.25422
(0.88987)
0.09989
(0.34967)
0.08775
(0.30717)

240,700,613,847
0.08429
(0.26747)
0.27853
(0.88385)
0.11397
(0.36165)
0.09932
(0.31516)

)
0.00121
(0.00269)
0.02431

0.00602
0.01407
(0.01198)
0.01156
(0.00799)

(5.15)
1.46
(1.02)
9.56
(0.68)
14.09
3.43
13.18
2.60

(Nguồn: Báo cáo tài chính tính năm 2014)
Nhận xét: từ những số liệu phân tích ở bảng 2.1 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của công ty năm 2014 so với năm 2013 chưa hiệu quả . Cụ thể:
- Vốn kinh doanh.
Hệ số doanh thu trên VKD bình quân năm 2013 là 0.08308, tức là cứ 1 đồng VKD
bình quân bỏ ra tạo ra 0.08308 đồng doanh thu. Sang năm 2014, hệ số VKD bình quân là
0.08429 tức 1 đồng VKD bình quân bỏ ra thu được 0.08429 đồng doanh thu.

Tăng

với

tốc độ 0.00121 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1.46%. Tỷ lệ tăng không nhiều.
Hệ số lợi nhuận trên VKD năm 2013 là (0.26478) , tức là 1 đồng VKD bình

quân bỏ ra thì công ty bị lỗ (0.26478) đồng sang năm 2014 hệ số lợi nhuận trên VKD
bình quân là (0.26747) tức là 1 đồng VKD bình quân bỏ ra công ty bị lỗ (0.26747)
đồng .
14


- Vốn lưu động.
Hệ số doanh thu trên VLĐ năm 2013 là 0.25422, tức là cứ 1 đồng VLĐ bình quân
bỏ ra tạo ra 0.25422 đồng doanh thu. Sang năm 2014, hệ số VLĐ bình quân là 0.27853, tức
1 đồng VLĐ bình quân bỏ ra thu được 0.27853 đồng doanh thu. Tăng với tốc độ 0.02431
đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 9.56%. Nguyên nhân là do năm 2014 doanh thu tăng so với
năm 2013
Vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của
công ty, doanh thu tạo ra hằng năm vẫn còn thấp so với tổng vốn. Vì vậy hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của công ty là chưa tốt, công ty cần phải tiến hành phân tích các
nhân tố ảnh hưởng để tìm ra nguyên nhân và biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh.

15


III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
KHU DU LỊCH VỊNH THIÊN ĐƯỜNG.
3.1 Đánh giá khái quát về công tác kế toán của Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh
Thiên Đường
3.1.1 Ưu điểm
Có sự đối chiếu số liệu giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác để đảm bảo
sự chính xác về các số liệu của công ty. Doanh thu sẽ được đối chiếu hàng tuần và
hàng tháng với bộ phận Tài chính để đảm bảo mọi số liệu đều được đưa lên phần
mềm Misa đầy đủ bởi vậy mà số liệu được phản ánh trung thực, chính xác về tình hình

hoạt động của công ty.
Nhân viên phòng kế toán có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Giữa
các phần hành có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể góp phần đem lại hiệu quả
cao cho công tác quản lý. Trong quá trình tổ chức chứng từ, kế toán đảm bảo đúng
nguyên tắc về biểu mẫu, luân chuyển, ký duyệt đồng thời cũng tuân thủ các chế độ
kiểm tra, ghi sổ, bảo quản lưu trữ chứng từ.
3.2 Hạn chế
Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán. Do đó ngoài việc
hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản lý chứng từ vào sổ và lên báo cáo thì phần mềm kế
toán vẫn còn nhiều hạn chế vì loại hình kinh doanh của doanh nghiệp còn mới và đặc
thù nên chưa có phần mềm kế toán dành riêng cho doanh nghiệp. Điều này dẫn đến
một số khó khăn trong việc thực hiện các phần hành trên phần mềm kế toán điều đó
dẫn đến một số bất cập.
Do đặc thù loại hình kinh doanh còn mới, các nghiệp vụ kinh tế diễn ra rất đa
dạng và phức tạp. Trong khi đó số lượng nhân sự của bộ phận kế toán còn ít dẫn đến
sự chậm trễ trong một số khâu như sắp xếp và lưu trữ chứng từ dẫn đến việc tìm lại
chứng từ để so sánh đối chiếu mất nhiều thời gian.
3.2 Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế tại Công ty TNHH Khu du
lịch Vinh Thiên Đường
3.2.1. Ưu điểm
Mặc dù công ty chưa có bộ phận tách riêng, tập trung cho công tác này nhưng
công ty đã có đội ngũ nhân sư giỏi, nhiều kinh nghiệm, nắm bắt được những chuyển
biến kinh tế. Hoạt động phân tích tuy chưa được chú trọng nhưng công tác phân tích
16


hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của công ty đã đi sâu vào các khoản mục chi phí,
từ đó đưa ra được những phương án nhằm tiết kiệm chi phí.
Công tác phân tích đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho Ban giám đốc, giúp
Ban giám đốc có đủ thông tin để đưa ra các quyết định, phương hướng kinh doanh hợp

lý cho công ty
3.2.2. Nhược điểm
Công ty chưa có bộ phận phân tích riêng, công tác phân tích do nhân viên
phòng kế toán tài chính thực hiện bởi vậy mà công tác phân tích còn lẻ tẻ, chưa có tính
chuyên môn hóa trong phân tích kinh tế.
Công ty chỉ phân tích một số chỉ tiêu quan trọng như chi phí, doanh thu còn
công tác phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn công ty chưa thực hiện được.

17


IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế tại Công ty TNHH Khu du lịch
Vịnh Thiên Đường, em xin đề xuất 2 hướng đề tài:
Hướng đề tài thứ nhất: “Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu cung cấp dịch
vụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường”
thuộc học phần: Kế toán tài chính
Lý do chọn đề tài: Qua quá trình thực tập tại Công ty, em nhận thấy loại hình
kinh doanh của Công ty khá đặc biệt điều này được thể hiện trong việc hạch toán
doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì loại hình kinh
doanh của Công ty còn mới tại Việt Nam nên công tác kế toán doanh thu và xác định
kết quả kinh doanh còn nhiều điểm hạn chế. Vì vậy, em hy vọng bài khóa luận tới sẽ
phần nào chỉ rõ được những nhược điểm cần hoàn thiện trong công tác kế toán doanh
thu và xác định kết quả kinh doanh của Công ty.
Hướng đề tài thứ 2: “Phân tích chi phí cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Khu
du lịch Vịnh Thiên Đường.
Lý do chọn đề tài: Bất cứ một doanh nghiệp nào, kinh doanh về bất kỳ một mặt
hàng nào thì đều quan tâm tới yếu tố lợi nhuận. Để có thể mang lại lợi nhuận cao thì
yếu tố không thể thiếu đó là làm sao để tiết kiệm chi phí. Do đó em đưa ra hướng đề
tài này để chỉ ra những tồn tại trong công tác phân tích chi phí và có biện pháp khắc

phục thích hợp, giúp hoàn thiện công tác phân tich kinh tế trong Công ty.

18


KẾT LUẬN
Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh thiên đường là một trong những Công ty tiên
phong trong lĩnh vực kinh doanh “sở hữu kì nghỉ” và chỉ mới hoạt động được gần ba
năm nhưng đã được khách hàng đánh giá cao bởi chất lượng và danh tiếng. Công ty đã
và đang khẳng định vị thế của mình trong kinh doanh.
Trong thời gian ngắn thực tập tại Công ty, em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ
ích, hiểu biết hơn về thực trạng của công ty nói riêng và về ngành du lịch nói chung.
Thông qua những hoạt động kinh doanh của Công ty, em đã được củng cố kiến thức đã
học ở trường và bổ sung thêm kiến thức thực tế về công tác kế toán của Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công Ty Công ty TNHH Khu du lịch
Vịnh Thiên Đường, các nhân viên phòng kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong quá trình thực tập. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thành
Hưng đã cung cấp cho em những ý kiến trong thời gian thực tập để em có thể hoàn
thành tốt bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!


PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Bảng cân đối kế toán năm2014
Phụ lục 02: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014
Phụ lục 03: Phiếu đề nghị thanh toán
Phụ lục 04: Hóa đơn giá trị gia tăng
Phụ lục 05: Bảng kê mua hàng
Phụ lục 06: Yêu cầu tạm ứng
Phụ lục 07: Yêu cầu nghỉ dưỡng

Phụ lục 08: Phiếu thu
Phụ lục 09: Sổ chi tiết tiền mặt
Phụ lục 10: Sổ chi tiết phải thu khách hàng


×