VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐINH THỊ BÍCH HẢO
LIÊN KẾT CÁC CHỦ THỂ THAM GIA VÀO CHUỖI SẢN
PHẨM BÒ SỮA Ở HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ ANH VŨ
HÀ NỘI, Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng từ thực tiễn trong công
tác, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng
năm 2017
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT
CÁC CHỦ THỂ TRONG CHUỖI NÔNG SẢN ............................................................. 10
1.1. Liên kết các chủ thể trong chuỗi nông sản ............................................................... 10
1.2. Kinh nghiệm liên kết các chủ thể trong chuỗi sản phẩm nông nghiệp ở một số địa
phương ................................................................................................................................ 20
1.3. Bài học kinh nghiệm có khả năng áp dụng cho huyện Ba Vì. ................................ 23
Chương 2: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT CÁC CHỦ THỂ TRONG CHUỖI SẢN
PHẨM BÒ SỮA TẠI HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI ............................................................. 25
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết các chủ thể trong chuỗi sản phẩm bò sữa ở
huyện Ba Vì ........................................................................................................................ 25
2.2. Liên kết các chủ thể .................................................................................................... 31
2.3. Thực trạng liên kết các chủ thể trong chuỗi sản xuất, thu gom, bảo quản, chế biến
và tiêu thụ sản phẩm bò sữa tại huyện Ba Vì .................................................................. 34
2.4. Tác động của liên kết đến các chủ thể trong chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba
Vì ......................................................................................................................................... 53
2.5. Đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
trong liên kết các chủ thể tham gia vào chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì .......... 59
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT CÁC CHỦ THỂ
TRONG CHUỖI SẢN PHẨM BÒ SỮA Ở HUYỆN BA VÌ .......................................... 64
3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ................................................................................. 64
3.2. Một số quan điểm về vấn đề tăng cường liên kết các chủ trong chuỗi bò sữa
huyện Ba Vì ........................................................................................................................ 66
3.3. Một số giải pháp tăng cường liên kết các chủ thể tham gia chuỗi sản phẩm bò sữa
huyện Ba Vì ........................................................................................................................ 67
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 79
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CGT
: Chuỗi giá trị
DN
: Doanh nghiệp
HĐND
: Hội đồng nhân dân
MT
: Môi trường
MTTQ
: Mặt trận Tổ quốc
NN
: Nhà nước
NKH
: Nhà khoa học
QH
: Quy hoạch
SP
: Sản phẩm
SX
: Sản xuất
SXKD
: Sản xuất kinh doanh
TACN
: Thức ăn chăn nuôi
TTNC
: Trung tâm nghiên cứu
UBND
: Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện ...............32
Bảng 2.2. Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra .................................................42
Bảng 2.3. Lợi ích của hộ chăn nuôi khi tham gia liên kết .......................................54
Bảng 2.4. Lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia liên kết ......................................56
Bảng 2.5. Lợi ích của cán bộ khoa học khi tham gia liên kết .................................57
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước đến năm 2025 .................65
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ các chủ thể tham gia chuỗi sản phẩm bò sữa....................................... 33
Hình 2.2. Sơ đồ liên kết cung ứng thức ăn chăn nuôi ..................................................... 37
Hình 2.3. Sơ đồ liên kết cung ứng thuốc thú y và phòng trừ dịch bệnh cho bò sữa .... 39
Hình 2.4. Sơ đồ liên kết cung ứng vốn ............................................................................. 41
Hình 2.5. Sơ đồ tổ chức liên kết với hộ chăn nuôi của công ty CP sữa Quốc tế IDP ........ 47
Hình 2.6. Sơ đồ liên kết với Hộ chăn nuôi của công ty Cổ phần sữa Ba Vì .................. 48
Hình 2.7. Sơ đồ liên kết tập huấn kỹ thuật cho hộ chăn nuôi bò sữa của Công ty chế
biến sữa ............................................................................................................................... 51
Hình 2.8: Sơ đồ khối lượng dòng sản phẩm trong chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba
Vì, Thành phố Hà Nội........................................................................................................ 58
Hình 2.9: Sơ đồ chi phí, lợi nhuận trong chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì,
Thành phố Hà Nội.............................................................................................................. 58
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 30 năm thực hiện đường lối Đổi mới, ngành nông nghiệp nước ta đã đạt
được thành tựu to lớn và khá toàn diện; tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa
tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng; nông nghiệp
phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh
tranh thấp. Với những gì đã và đang diễn ra trong ngành nông nghiệp, nhu cầu liên
kết ngày càng trở nên cấp bách hơn, không chỉ có nông dân có nhu cầu liên kết mà
ngay cả các doanh nghiệp, các chủ thể khác trong chuỗi sản xuất hàng hóa nông
nghiệp cũng có nhu cầu này. Liên kết chuỗi nông sản là xu thế phát triển tất yếu của
nông nghiệp hiện đại, nhưng làm thể nào để thúc đẩy các chuỗi liên kết phát triển
bền vững là câu hỏi đặt ra cần phải có lời giải.
Ba Vì là một huyện có địa bàn rộng với tổng diện tích tự nhiên là 42.402 ha,
trong đó đất nông nghiệp 29.183 ha (chiếm trên 68% diện tích tự nhiên), dân số trên
280 ngàn người, cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 60 km. Trong nhiều năm
nay, Ba Vì đã tập trung khai thác lợi thế về đất đai trong sản xuất nông nghiệp theo
hướng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm mà chăn nuôi bò sữa được huyện xác định
là một hướng đi mới, giúp các hộ nông dân xoá đói, giảm nghèo và có thể vươn lên
làm giàu, kết hợp với phát triển du lịch tạo sự chuyển dịch tích cực trong phát triển kinh
tế của huyện.
Trên địa bàn huyện Ba Vì, năm 2011, có khoảng 1.500 hộ chăn nuôi bò sữa
với tổng đàn bò là 5.500 con. Đến hết năm 2015, tăng lên là 1.800 hộ chăn nuôi bò
sữa với tổng đàn bò là 10.000 con (chiếm 65% tổng đàn bò sữa toàn Thành phố Hà
Nội). Sữa Ba Vì đã được cấp nhãn hiệu hàng hóa năm 2010, UBND huyện Ba Vì đã
ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu. Đến nay, thương hiệu sữa Ba Vì đã và đang
có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, cũng còn có những hạn chế như: sức cạnh
tranh của sữa Ba Vì chưa cao, nhiều các nhà hàng, khách sạn ở Ba Vì cũng như
người dân ở ngay Ba Vì thay vì chọn sữa Ba Vì là chọn các sản phẩm sữa khác như
Vinamilk, Cô gái Hà Lan, TH true milk...; giá thu mua sữa cho nông dân chăn nuôi
1
của các công ty chế biến sữa trên địa bàn huyện cũng bấp bênh, lúc cao, lúc thấp, ép
giá đối với người nông dân (có khi điều chỉnh giá sữa 2 lần trong 01 tháng hoặc cắt
giảm 2.000đ/kg sữa trong 6 tháng đối với hộ nuôi mới), do vậy nhiều hộ nông dân
không an tâm đầu tư vào chăn nuôi bò sữa; việc chăn nuôi chủ yếu vẫn theo mô
hình nhỏ lẻ (gia trại), bình quân mỗi hộ nuôi 5-7 con, chưa có nhiều mô hình chăn
nuôi tập trung quy mô lớn kiểu trang trại... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những
hạn chế trên như: việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi bò sữa
còn hạn chế, chưa có nhà máy sản xuất thức ăn trên địa bàn huyện nên chưa chủ
động được nguồn thức ăn và chất lượng thức ăn cho chăn nuôi dẫn đến giá thành
sản phẩm chăn nuôi còn cao, xử lý môi trường trong chăn nuôi chưa đảm bảo tốt,
chăm sóc y tế, phòng chống dịch bệnh cho đàn bò chưa được thường xuyên... Song
nguyên nhân chủ yếu là việc liên kết giữa nông dân và các DN chế biến sữa (công ty
Cổ phần Sữa Quốc tế IDP chi nhánh Ba Vì, Công ty Cổ phần Sữa Ba Vì, Neslté...) trên
địa bàn huyện Ba Vì trong việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thiếu tính bền
vững, chưa có giải pháp phù hợp để ràng buộc hai bên; liên kết giữa nông dân với
các doanh nghiêp, nhà khoa học, Nhà nước trong việc cung ứng vốn sản xuất, thức
ăn chăn nuôi, thuốc thú ý và phòng trừ dịch bệnh cho bò sữa còn hạn chế, thiếu các
cơ chế rõ ràng. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài "Liên kết các chủ thể
tham gia vào chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội" làm
luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các nghiên cứu về nội dung liên kết
Nghiên cứu nền nông nghiệp hợp đồng, thiết lập cơ sở pháp lý đảm bảo cho lợi
ích của nông dân trong liên kết nông nghiệp với công nghiệp chế biến, cụ thể hơn là
nhà DN chế biến với người nông dân, Humphrey, J. and Schmitz (2000) đã nhấn mạnh
các liên kết giữa hộ nông dân với DN chế biến, thường dẫn đến thua thiệt cho hộ nông
dân. Nông nghiệp hợp đồng là một hệ giải pháp để có thể giúp giảm thiểu những rủi ro
đó. Song, nếu nhà nước không có những giải pháp kiểm soát sẽ rất khó có thể đảm bảo
được lợi ích thực thụ của nông dân tham gia chuỗi sản phẩm. Ở các vùng có lợi thế so
2
sánh sản xuất quy mô lớn nguyên liệu cho DN chế biến thì sự liên kết nông nghiệp và
công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa quyết định đến lợi ích gia tăng của DN và nông
nghiệp. Ở cấp độ nhà nước địa phương, liên kết trong thực thi các giải pháp giám sát,
theo dõi và đánh giá các quy hoạch mà nhà nước đã xây dựng mang tính thực tiễn cao
cho vùng. Phối hợp liên ngành là hết sức cần thiết để thực thi các giải pháp dựa trên
bằng chứng thực tiễn.
Theo Sykuta và Parcell (2003), sản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp
đưa ra những luật lệ cho việc giao dịch nông sản qua việc phân bổ thật rõ ba yếu tố
chính: lợi ích, rủi ro, và quyền quyết định. Thực hiện nông nghiệp hợp đồng là hệ giải
pháp dựa trên bằng chứng thực tiễn là nông dân thiết thòi trong quan hệ với DN chế
biến và DN thu mua. Hệ giải pháp thực hiện nông nghiệp hợp đồng mang tính đồng
thuận giữa nông dân, DN và những người quản lý ở các địa phương có các vùng
chuyên canh.
Các nghiên cứu tiếp cận liên kết chuỗi
Tiếp cận nghiên cứu liên kết theo chuỗi được sử dụng nhiều trong nghiên cứu
liên kết kinh tế theo cụm ngành và liên kết theo lãnh thổ kinh tế theo sự phân bố không
gian địa kinh tế của chuỗi. Somuah và các cộng sự (2013) đã phân tích liên kết ở cấp
độ vĩ mô trong thực thi chính sách nông nghiệp và phát triển cụm ngành công nghiệp
chế biến dựa trên bản đồ hóa các chuỗi giá trị và cho rằng, sự gắn kết giữa các lãnh thổ
để hỗ trợ cho chuỗi sản xuất lúa gạo chưa được thiết lập. Sự cắt xẻ giữa các vùng nông
nghiệp với các doanh nghiệp chế biến cũng làm cho việc giảm sút mức độ tiếp cận dinh
dưỡng từ những sản phẩm chế biến đa dạng khác và nâng cao giá trị gia tăng cho sản
xuất nông nghiệp của Ghana.
Khi phân tích quản trị trong Global Value Chains, Humphrey và Schmitz (2001)
đã làm rõ vai trò hoạch định chính sách phát triển các cụm ngành kết nối chuỗi cung
cứng toàn cầu. Trong một quốc gia, việc phân bố các chuỗi giá trị để có thể liên kết
được chuỗi cung ứng toàn cầu phải được các địa phương phối hợp với nhau thực thi
chính sách hỗ trợ chuỗi, hỗ trợ marketting; tạo sự minh bạch trong tiếp cận thông tin thị
trường nội địa và toàn cầu, liên kết chuyển giao công nghệ trong các cụm ngành của
3
chuỗi cung ứng; phân tích những thay đổi trong chuỗi cung ứng nhằm ứng phó với
những thách thức khủng hoảng kinh tế.
Michael E. Porter (1990), đã phân tích các liên kết bên trong và khu vực địa lý
của chuỗi và nhấn mạnh “các liên kết tạo ra cơ hội giảm chi phí thông qua hai cơ chế:
điều phối và tối ưu hóa”. Ông đã xem xét vấn đề vị trí địa lý hoạt động CGT có ảnh
hưởng đến các chi phí hoạt động của chuỗi. Ông nhấn mạnh, vị trí địa lý phản ánh lựa
chọn chính sách, và một số khía cạnh văn hóa truyền thống, hoặc do tính chuyên môn
hóa đầu vào.
Những nghiên cứu về liên kết kinh tế của hộ nông dân
Liên kết nông dân – doanh nghiệp cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều tác
giả trong đó Hồ Quế Hậu đã đưa ra khá đầy đủ về nội dung, các tiêu chí và các yếu tố
ảnh hưởng đến mối liên kết này đồng thời phân tích tổng quát về thực trạng liên kết
giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam trong thời gian qua. Mối
liên kết này còn được đề cập đến dưới một tên gọi khác là nông nghiệp hợp đồng trong
một số nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Bích Hồng (2008), Nguyễn Thị Hà (2010).
Cho đến nay đa số các tác giả nghiên cứu về vấn đề liên kết kinh tế của hộ nông
dân trên từng lĩnh vực nhỏ khác nhau như nghiên cứu về quan hệ kinh tế với hộ nông
dân thông qua các hợp đồng sản xuất tại các vùng chè và mía ở Sơn La của tác giả
Nguyễn Thị Hà (2010), Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của
hộ nông dân ở tỉnh Thái Bình của tác giả Vũ Đức Hạnh (2015), Nghiên cứu các tác
nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An của tác giả
Phạm Thị Tân, Phạm Văn Hùng (2013).
Có thể khẳng định, các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp theo hình thức hộ
sản xuất hàng hóa đã xuất hiện và phát triển ở nhiều nơi. Tuy nhiên, những hạn chế
trong việc liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vẫn là phổ biến,
nằm ở vấn đề liên kết trong cung ứng vốn, cung ứng vật tư nông nghiệp, khả năng ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khả năng kết nối và khả năng chống chịu rủi ro.
Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề liên kết các chủ thể tham
gia chuỗi sản phẩm bò sữa trên phạm vi địa bàn huyện Ba Vì trong sản xuất, thu gom,
4
bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; cung ứng vốn, tiếp cận và áp dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất. Những kết quả của luận văn hy vọng có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho việc hoạch định phát triển chăn nuôi bò sữa và thương hiệu sữa Ba Vì
của huyện Ba Vì, góp phần mang lại lợi ích cho người nông dân, nâng cao hiệu quả
kinh tế nông nghiệp của huyện một cách bền vững và ổn định; từng bước đưa thương
hiệu sữa Ba Vì có thể cạnh tranh với các thương hiệu sữa khác và xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ về cơ sở lý luận và thực trạng liên kết các chủ thể trong chuỗi
sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh liên kết các chủ thể
trong chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về liên kết của các chủ thể tham
gia chuỗi sản phẩm nông nghiệp;
- Làm rõ thực trạng liên kết các chủ thể tham gia chuỗi sản phẩm bò sữa ở
huyện Ba Vì, qua đó đánh giá được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại,
hạn chế trong liên kết các chủ thể tham gia chuỗi sản phẩm bò sữa huyện Ba Vì;
- Đề xuất quan điểm và giải pháp đẩy mạnh liên kết các chủ thể tham gia
chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình liên kết các chủ thể tham gia chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba
Vì, Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung
Các chủ thể tham gia vào chuỗi nông sản rất rộng và phức tạp. Trong khuôn khổ
luận văn thạc sĩ, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến liên kết các chủ
thể tham gia chuỗi sản phẩm bò sữa trên địa bàn huyện Bà Vì, trọng tâm là liên kết của
5
hộ nông dân chăn nuôi bò sữa với các doanh nghiệp chế biến sữa, các nhà cung cấp đầu
vào trên địa bàn huyện Ba Vì trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm sữa, các chủ
thể khác ngoài huyện hoặc nước ngoài được đề cập ở mức độ nhất định.
Thời gian nghiên cứu đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng liên kết các chủ thể tham gia chuỗi
sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì từ năm 2011 đến 2016 và các giải pháp tăng cường
liên kết các chủ thể giai đoạn 2017 - 2025.
4.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực tế có tồn tại và phát triển các hình thức liên kết các chủ thể tham gia
chuỗi sản phẩm bò sữa của huyện Ba Vì?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự liên kết của các chủ thể?
- Những tồn tại, hạn chế trong liên kết các chủ thể tham gia chuỗi sản phẩm bò
sữa của huyện Ba Vì?
- Cần phải có những giải pháp chính sách đột phá nào để thúc đẩy liên kết giữa
các chủ thể tham gia chuỗi sản phẩm bò sữa của huyện Ba Vì?
4.4. Giả thuyết nghiên cứu
Trong thời gian gần đây, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
bò sữa Ba Vì của các chủ thể tham gia chuỗi sản phẩm đã được hình thành, mang lại
những lợi ích nhất định cho nông dân, doanh nghiệp và kinh tế của huyện Ba Vì. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn những rào cản và hạn chế nhất định trong việc kết nối
các chủ thể trong chuỗi sản phẩm cả về chiều ngang lẫn chiều dọc. Chính điều này đã
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận hành chuỗi sản phẩm và tạo ra giá trị gia tăng từ
chăn nuôi bò sữa của huyện Ba Vì thời gian qua.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn số liệu luận văn thu thập gồm có nguồn số liệu thứ cấp và số liệu điều tra.
5.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu, tài liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu, báo cáo của UBND huyên Ba Vì,
UBND các xã khảo sát, các phòng ban có liên quan của huyện Ba Vì như Phòng kinh
6
tế, Phòng Tài nguyên và môi trường, Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật, Hội
Nông dân, Hội phụ nữ…; tài liệu, báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ
Ba Vì, Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môn Ca Đa.
5.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Để thu thập số liệu mới luận văn tiến hành điều tra thực địa tại một số xã và các
doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì. Trong đợt điều tra thực địa, luận văn sử dụng
hai phương pháp chính: phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi. Với phương pháp phỏng vấn, và điều tra bằng bảng hỏi, tác giả đưa ra các
câu hỏi chủ yếu để nắm bắt ý kiến chủ quan của các hộ chăn nuôi, các cán bộ khoa học,
các cán bộ lãnh đạo xã, huyện và lãnh đạo doanh nghiệp chế biến về mối liên kết kinh
tế đang diễn ra giữa họ với các chủ thể khác. Từ đó tìm hiểu thực trạng, tác động của
liên kết kinh tế giữa các chủ thể tham gia vào chuỗi sản phẩm bò sữa trên địa bàn
huyện Ba Vì.
* Chọn điểm nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tôi chọn địa điểm nghiên cứu là các xã trọng
điểm phát triển chăn nuôi bò sữa gồm Ba Vì, Ba Trại,Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài…
của huyện Ba Vì, cũng là đại diện cho vùng nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội, môi trường, văn hóa.
* Phương pháp điều tra bảng hỏi:
Để thu thập số liệu mới tôi sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi đối với các
cán bộ chủ chốt ở huyện, xã, các chủ doanh nghiệp, người buôn bán, chủ trang trại, các
cán bộ khoa học…ở những điểm nghiên cứu. Cụ thể điều tra các nhóm:
- Đối với nhóm cán bộ huyện, xã, thị trấn: điều tra bảng hỏi đối với 16 cán bộ hiện
là phó chủ tịch huyện, chủ tịch các xã, chủ tịch hội nông dân, hội phụ nữ các xã phát triển
chăn nuôi bò sữa.
- Đối với các hộ nông dân: điều tra bằng bảng hỏi với 200 chủ hộ chăn nuôi bò
sữa ở 5 xã Ba Trại, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài, Ba Vì. Mẫu điều tra được chọn theo
phương pháp ngẫu nhiên: Khối hộ chăn nuôi bò sữa mục tiêu là 1.200 hộ ở 5 xã được
chọn điều tra; Khối hộ chăn nuôi bò sữa lấy mẫu là 200 hộ; Khung lấy mẫu được phân
7
thành 3 tầng, trong từng tầng sử dụng phương pháp lẫu mẫu ngẫu nhiên đủ 200 hộ.
Phân tầng
Khung lấy mẫu
Khối hộ mục tiêu
Khối hộ chọn mẫu
Tầng 1
Hộ dân tộc Kinh
600
95
Tầng 2
Hộ dân tộc Mường
400
70
Tầng 3
Hộ dân tộc Dao
200
35
1.200
200
Cộng
- Đối với các cán bộ làm khoa học trên địa bàn nghiên cứu: điều tra bằng bảng
hỏi đối với 20 người là kỹ sư của Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì.
* Phương pháp phỏng vấn sâu
Đề tài phỏng vấn trực tiếp 02 Giám đốc doanh nghiệp chế biến sữa có quy mô lớn
nhất trên địa bàn huyện Ba Vì là Công ty cổ phần sữa Ba Vì và Công ty cổ phần sữa
quốc tế IDP, chi nhánh Ba Vì.
5.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp xử lý số liệu: Luận văn sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu.
Phương pháp thống kê so sánh : Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để mô
tả, phân tích và so sánh kết quả thực hiện liên kết giữa các chủ thể thông qua các chỉ
tiêu định tính (các hình thức liên kết, trách nhiệm và lợi ích của các bên...) và định
lượng (thời gian tham gia liên kết, tỷ lệ tham gia liên kết...).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ về mặt lý luận về vấn đề liên kết các chủ thể trong
chuỗi nông sản.
Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc khuyến nghị các giải pháp thúc đẩy
liên kết phát triển chuỗi cung ứng nông sản ở nước ta hiện nay.
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các viện nghiên cứu và
trường đại học
8
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về liên kết các chủ thể
trong chuỗi nông sản
Chương 2: Thực trạng liên kết các chủ thể trong chuỗi sản phẩm bò sữa tại
huyện Ba Vì, Hà Nội
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường liên kết các chủ thể trong
chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì, Hà Nội
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT CÁC
CHỦ THỂ TRONG CHUỖI NÔNG SẢN
1.1. Liên kết các chủ thể trong chuỗi nông sản
1.1.1. Khái niệm liên kết
Liên kết nói chung, liên kết trong nông nghiệp và liên kết trong sản xuất nông
nghiệp nói riêng đều có bản chất chung là liên kết.
Khái niệm liên kết xuất phát từ tiếng Anh “integration” mà trong hệ thống thuật
ngữ kinh tế có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp của nhiều bộ phận thành một chỉnh
thể. Trước đây khái niệm này được biết đến với tên gọi là nhất thể hóa và gần đây mới
gọi là liên kết.
Theo David (1999) “Liên kết kinh tế chỉ các tình huống khi mà các khu vực
khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt
động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của
quá trình phát triển. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”.
Điều 1 quyết định số 38/1989/QĐ-HĐBT ngày10/04/1989 của Hội đồng bộ
trưởng về liên kết kinh tế trong SX lưu thông và dịch vụ: “Liên kết kinh tế là những
hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và
đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc SX kinh doanh của mình
nhằm thúc đẩy SX theo hướng có lợi nhất”.
Theo Hồ Quế Hậu (2010): Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội nhập
kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách quan giữa các
chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan hệ phân công và hợp
tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung.
Qua đó, tôi cho rằng: Liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh
những quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm thời gian, tiết
kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh nông sản, tạo ra sức mạnh
cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị trường mới. Mục tiêu của
10
liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt của mình từ sự phối hợp hoạt
động với các đối tác nhằm đem lại lợi ích cho các bên.
Khác với các ngành sản xuất – kinh doanh khác, sản xuất – kinh doanh nông
nghiệp có những đặc thù riêng, chẳng hạn như các sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ
sản xuất kinh doanh rất khác nhau (kể cả trong cùng một sản phẩm cũng có những
điểm đặc thù như: có cây trồng chu kỳ thay giống mới kéo dài vài năm mới thay giống
một lần; có cây trồng sau mỗi vụ phải thay giống…, khác nhau kỹ thuật, chăm sóc, tiêu
thụ… lại diễn ra thường xuyên); các tác nhân (tổ chức, cá nhân) tham gia sản xuất –
kinh doanh cũng rất đa dạng, đặc biệt là các hộ cá thể… Do vậy, liên kết trong sản xuất
– kinh doanh nông nghiệp cũng có những điểm khác biệt, và có thể được định nghĩa
như sau:
Liên kết sản xuất – kinh doanh nông nghiệp là hình thức phối hợp, hợp tác
thường xuyên các hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành, để cùng nhau đề
ra và thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy
sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Liên kết kinh tế được xây dựng
trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết
giữa các bên tham gia dưới hai hình thức chủ yếu là hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng
chính thống) trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước và thỏa thuận miệng (hợp đồng
phi chính thống). Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định, hoặc
các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hóa, hợp tác hóa,
nhằm khai thác tốt tiềm năng của mỗi chủ thể tham gia liên kết, hoặc để cùng nhau tạo ra
thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng chủ thể thành viên, giá cả cho
từng loại sản phẩm, nhằm bảo vệ lợi ích của nhau và cùng có lợi. Trong liên kết các chủ
thể thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ và không đầy đủ, không phân biệt hình thức
sở hữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lý Nhà nước, ngành kinh tế - kỹ thuật hay lãnh
thổ. Trong khi tham gia liên kết, không một chủ thể thành viên nào bị mất quyền tự chủ
của mình, không được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối với Nhà nước theo pháp luật
hoặc nghĩa vụ hợp đồng đã ký với các chủ thể khác.
11
1.1.2. Khái niệm về chuỗi nông sản
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi sản phẩm nói
chung, chuỗi nông sản nói riêng theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau và có nhiều
định nghĩa khác nhau. Trong nghiên cứu của luận văn, tác giả trích lược một số
quan điểm về chuỗi sản phẩm của các tác giả trên thế giới.
Theo Filière (2005), khái niệm chuỗi sản phẩm được nhận thức chủ yếu bằng
kinh nghiệm thực tế và được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa
và xác định những người tham gia vào các hoạt động.
Theo GTZ Eschborn (2007), chuỗi sản phẩm là một loạt các hoạt động kinh
doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cụ
thể cho một sản phẩm nào đó; đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng là bán
sản phẩm đó cho người tiêu dùng, hay chuỗi sản phẩm là một loạt quá trình mà các
doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng chủ yếu của mình để sản
xuất, chế biến và phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối
với nhau bằng một loạt các giao dịch sản xuất và kinh doanh, trong đó sản phẩm
được chuyển từ tay nhà sản xuất, sơ chế ban đầu đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Ganeshan và cộng sự cho rằng chuỗi sản phẩm là một mạng lưới các lựa
chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu,
chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng đến
người tiêu dùng.
Tác giả Christopher cho rằng chuỗi sản phẩm là mạng lưới của những tổ
chức liên quan đến những mối liên kết các dòng chảy ngược và xuôi theo những
tiến trình và những hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và
dịch vụ cho khách hàng, bao gồm mọi hoạt động liên quan đến việc sản xuất và
phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên
đến khách hàng cuối cùng.
Như vậy, theo các quan điểm đã trích dẫn, về cơ bản chuỗi sản phẩm nói
chung hay chuỗi nông sản nói riêng hình thành trên cơ sở liên kết giữa các chủ thể;
do đó, có thể nói chuỗi nông sản là chuỗi liên kết, chính sự liên kết các chủ thể tạo
12
nên chuỗi nông sản. Chuỗi nông sản bao gồm một hành trình liên kết giữa các chủ
thể trong đó có 3 hoạt động cơ bản nhất, gồm:
- Cung cấp: tập trung vào các hoạt động cung cấp đầu vào cho sản xuất nông
sản ra sao? chủ thể chế biến hoặc chuyển đổi trong chuỗi mua nông sản như thế
nào? mua từ đâu và khi nào nông sản được cung cấp nhằm phục vụ hiệu quả quá
trình sản xuất?
- Sản xuất: là quá trình chuyển đổi các nông sản thành sản phẩm cuối cùng.
- Phân phối: là quá trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được cung ứng đến người
tiêu dùng cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ một cách kịp
thời và hiệu quả.
Như vậy, liên kết chuỗi nông sản bao gồm tất cả các khâu từ cung cấp đầu
vào, sản xuất, thu gom, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đến tay người tiêu dùng; các
chủ thể trong chuỗi nông sản không chỉ bao gồm nhà cung cấp đầu vào, nhà sản
xuất, nhà chế biến, mà còn liên quan đến hoạt động thương mại, kinh doanh, bán
hàng và người tiêu dùng.
1.1.3. Tính tất yếu liên kết các chủ thể trong chuỗi nông sản
Liên kết kinh tế là sự hợp tác cùng phát triển của hai hay nhiều bên không kể
quy mô hay loại hình sở hữu. Mối quan hệ liên kết chính là bảo đảm về lợi ích của
các bên tham gia liên kết kinh tế. Do đó các bên tất yếu sẽ liên kết với nhau nhằm
đảm bảo, nâng cao lợi ích của mình. Điều đó được thể hiện:
- Chủ thể sản xuất, kinh doanh các ngành, lĩnh vực (các doanh nghiệp, hợp
tác xã, hộ gia đình, trang trại..) có quy mô nhỏ và vừa thường bị các chủ thể lớn
cạnh tranh và mang lại bất lợi về lợi ích cho các chủ thể vừa và nhỏ. Trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, mỗi chủ thể đều có một hoặc vài lĩnh vực chủ đạo, mang
tính đặc thù, chuyên biệt, hoặc có những sản phẩm đặc thù riêng; bên cạnh đó, là
một loạt các hoạt động phụ mà bản thân chủ thể không thể tự mình sản xuất ra
thành phẩm, hoặc tự thực hiện tiêu thụ được mà phải nhờ đến các chủ thể khác mới
đảm bảo sản xuất và tiêu thụ được sản phẩm ấy. Muốn vậy, phải có sự hợp tác giữa
các chủ thể với doanh nghiệp khác để tạo ra sản phẩm với quy mô lớn hơn và tiêu
13
thụ được trên thị trường; giảm thiểu được bất lợi trong hoạt động kinh tế theo cơ
chế thị trường, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh.
- Liên kết kinh tế còn giúp cho các chủ thể phản ứng nhanh với những thay
đổi của thị trường, tạo cơ hội đứng vững khi thị trường có những biến đổi bất lợi.
Điều đó thể hiện trong những trường hợp sau:
+ Nhu cầu của thị trường là luôn thay đổi, điều đó buộc các chủ thể sản xuất
vừa phải luôn thay đổi các mẫu mã của các sản phẩm hiện có, vừa phải tìm cách đa
dạng hóa sản phẩm. Chính sự liên kết kinh tế mới có thể giúp cho các chủ thể đạt
được điều mong muốn là thích ứng với thị trường.
+ Liên kết kinh tế giúp cho các chủ thể sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản
phẩm của mình được nhanh hơn. Trong xu thế toàn cầu hóa các hình thức liên kết
được thực hiện với quy mô “xuyên quốc gia”; những sản phẩm hàng hóa do bản
thân từng doanh nghiệp khó tiêu thụ, nhưng nếu đặt trong vị trí liên kết thì dễ tiêu
thụ được, từ đó thúc sản xuất phát triển.
+ Liên kết kinh tế còn giúp các chủ thể có thể tiếp cận nhanh chóng với các
công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất nhờ có sự phối hợp với các nhà nghiên cứu ở
các trường đại học hay cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước.
+ Liên kết kinh tế còn thúc đẩy liên kết, hỗ trợ nhau về vốn trước những thay
đổi của thị trường mà vượt ra ngoài khả năng đáp ứng của doanhh nghiệp, buộc các
chủ thể ấy phải tìm cách liên kết, hỗ trợ về vốn và công nghệ để hoàn thành ra sản
phẩm hoàn chỉnh cung cấp cho thị trường.
- Liên kết kinh tế giúp các chủ thể giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, kinh
doanh sản phẩm. Để tránh được rủi ro, nhiều nhà sản xuất đã biết phân tán sự rủi ro
bằng cách mời gọi các chủ thể khác cùng tham gia thực hiện và triển khai dự án.
Thậm chí mỗi chủ thể phải đảm bảo một phần công việc tùy theo năng lực của từng
chủ thể. Như vậy, mỗi chủ thể tham gia dự án sẽ chịu một phần rủi ro (nếu có xảy
ra).
- Liên kết các chủ thể trong chuỗi nông sản là vô cùng cần thiết và quan trọng
đến hiệu quả đạt được của chuỗi giá trị hàng nông sản đối với từng chủ thể tham gia
14
chuỗi và đối với nền kinh tế quốc dân. Việc hình thành được chuỗi liên kết để kiểm
soát chặt từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở tổng thể quy
hoạch phát triển nông nghiệp, với sự tham gia tích cực của các chủ thể. Điều cần
quan tâm trước tiên của liên kết các chủ thể là sự phân công lao động và chuyên
môn hóa sản xuất. Phân công và chuyên môn hóa càng sâu thì nhu cầu liên kết nói
chung, hợp tác nói riêng càng lớn. Cũng cần lưu ý là lợi ích là cơ sở quan trọng của
các mối quan hệ liên kết nhưng các ràng buộc kinh tế- kỹ thuật là cơ sở quyết định
cho mối quan hệ liên kết giữa các chủ thể.
1.1.4. Các hình thức, phương thức liên kết
1.1.4.1. Các hình thức liên kết
Các hình thức liên kết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các
tác nhân là những pháp nhân độc lập rất đa dạng, chủ yếu bao gồm các hình thức với
các nội dung cơ bản sau:
Hợp đồng bằng văn bản
Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các
tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Hợp đồng là “sự thỏa thuận
giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm nông sản về việc tiêu thụ
sản phẩm trong tương lai và thường với giá đặt trước”. Đây là hình thức kinh tế hợp tác
trực tiếp, quan hệ giữa hai bên bị ràng buộc bởi hợp đồng, do đó có tính ổn định hơn.
Thỏa thuận miệng
Thỏa thuận miệng không phải là hợp đồng kinh tế, nó không giống như hợp
đồng văn bản nhưng thực tế thỏa thuận miệng lại tồn tại khá phổ biến. Các thỏa thuận
không được thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một
số hoạt động, công việc nào đó. Thỏa thuận miệng cũng được các bên thống nhất về số
lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng... Cơ sở của thỏa thuận
miệng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các chủ thể tham
gia hợp đồng. Thỏa thuận miệng thường được thực hiện giữa những người có quan hệ
thân thiết (họ hàng, bàn bè, anh em ruột,...) hoặc giữa các chủ thể đã có quá trình hợp
tác, liên kết sản xuất - kinh doanh với nhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể
15
hiện được nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín với các đối
tác. Tuy nhiên, thỏa thuận miệng trong thực tế thường chỉ là các thỏa thuận trên nguyên
tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hóa.
1.1.4.2. Các phương thức liên kết
Liên kết kinh tế có thể tiến hành theo các phương thức chiều dọc (liên kết dọc)
hoặc chiều ngang (liên kết ngang), trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành, trong một
quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vi khu vực và quốc tế. Cụ thể:
Một là, liên kết dọc: Là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá
trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết theo chiều
dọc là toàn diện nhất bao gồm từ sản xuất, chế biến nguyên liệu đến phân phối thành
phẩm. Trong mối liên kết này thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là
khách hàng của tác nhân trước đó đồng thời bán sản phẩm cho tác nhân tiếp theo của
quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị
của một ngành hàng và có thể làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu
trung gian.
Hai là, liên kết ngang: Là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tổ chức hay cá
nhân tham gia là một đơn vị hoạt động độc lập nhưng có quan hệ với nhau thông qua
một bộ máy kiểm soát chung. Trong liên kết này, mỗi thành viên tham gia có sản phẩm
hoặc dịch vụ cạnh tranh nhau nhưng họ liên kết lại để nâng cao khả năng cạnh tranh
cho từng thành viên nhờ phát huy tính lợi ích kinh tế theo quy mô của tổ chức liên kết.
Kết quả của liên kết theo chiều ngang hình thành nên những tổ chức liên kết như Hợp
tác xã, liên minh, hiệp hội và có thể dẫn đến độc quyền trong một thị trường nhất định.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế của các chủ thể
1.1.5.1. Nhân tố về thị trường
Nơi nào thị trường hàng hóa phát triển càng mạnh thì quá trình liên kết, hợp tác
càng diễn ra sôi động. Trên thực tế sản xuất, ở mỗi vùng, mỗi địa bàn có những điều
kiện khác nhau. Thông qua thị trường để thực hiện giá trị sản xuất của mình, điều đó
quyết định có nên sản xuất sản phẩm hay không và bán được giá cao hay thấp. Nơi nào
thị trường hàng hóa phát triển thấp thì giá bán càng bất lợi cho nhà sản xuất; ngược lại
16
thị trường sôi động, nông sản hàng hóa giao dịch nhiều thì nơi ấy tạo lập được giá đúng
với bản chất của thị trường. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong điều kiện của
người nông dân còn khó khăn, nhất là thiếu các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất, khi
ấy buộc người nông dân phải thực hiện liên kết với các nhà có điều kiện cung cấp các
dịch vụ đầu vào, đầu ra. Càng nhiều hộ có nhu cầu cung cấp dịch vụ thì quá trình liên
kết, hợp tác càng diễn ra sôi động.
1.1.5.2. Nhân tố cơ chế chính sách
Chính sách của Nhà nước đóng vai trò định hướng cho phát triển kinh tế nói
chung, sự phát triển nền nông nghiệp và mối liên kết giữa các chủ thể nói riêng.
Yếu tố này càng được quan tâm đúng ñắn, kịp thời thì hiệu quả liên kết càng cao.
Có thể kể đến một số chính sách sau đây:
Chính sách kinh tế nhiều thành phần: Trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay
nhiều thành phần kinh tế có thể tham gia như: kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác,
kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân… Việc quy định vị trí vai trò
của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế là quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn
định của sản xuất.
Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp. Đầu tư
trước hết vào việc xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đường giao
thông và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện việc chuyển đổi cơ
cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.
Chính sách giá cả, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp: khi cần thiết Nhà nước có
những chính sách tác động đến giá cả, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể và hỗ trợ
cho các chủ thể một phần khi gặp khó khăn trong quá trình sản xuất.
Chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng hóa nông sản thông qua hợp đồng và
các chính sách hỗ trợ kèm theo. Chính sách này trực tiếp tác động vào mối liên kết
ba nhà và tạo điều kiện cho cả ba chủ thể tham gia vào liên kết có hiệu quả.
1.1.5.3. Năng lực liên kết của các chủ thể
Thứ nhất, năng lực liên kết của hộ nông dân: năng lực liên kết của hộ nông
dân được đánh giá thông qua 3 yếu tố đó là nhận thức của hộ về liên kết (trình độ
17
của hộ/chủ hộ), khả năng kinh tế của hộ để tham gia liên kết và quy mô sản xuất của
hộ.
Về quy mô sản xuất của hộ: quy mô sản xuất của hộ được thể hiện thông qua
diện tích và sản lượng nông sản sản xuất ra. Theo kết quả của một số nghiên cứu thì
quy mô sản xuất là yếu tố có ảnh hưởng đến liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ.
Thông thường khi quy mô sản xuất của hộ càng lớn thì nhu cầu tham gia liên kết
tiêu thụ sản phẩm của hộ càng lớn bởi vì thông qua mối quan hệ liên kết, hộ nông
dân sẽ hạn chế được rủi ro về giá cả sản phẩm. Trong khi hộ nông dân sản xuất quy
mô nhỏ có thể trực tiếp vận chuyển sản phẩm của mình đi tiêu thụ ở chợ địa phương
hay các đại lý nhỏ trong khu vực thì những hộ có quy mô sản xuất lớn sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong điều kiện thị trường
không ổn định và giá cả thường xuyên biến động. Chính vì thế hộ có quy mô sản
xuất lớn có nhu cầu liên kết trong tiêu thụ sản phẩm để ổn định giá cả, yên tâm đầu
tư sản xuất và có thể nhận được hỗ trợ sản xuất từ các doanh nghiệp hay đơn vị liên
kết thu mua sản phẩm. Các đơn vị, doanh nghiêpj chế biến cũng mong muốn liên
kết với hộ sản xuất có quy mô lớn hơn so với hộ có quy mô nhỏ vì doanh nghiệp sẽ
tiết kiệm được chi phí theo dõi, giám sát thực hiện liên kết.
Về nhận thức của nông dân về liên kết tiêu thụ sản phẩm: nhận thức của con
người được cấu thành bởi nhiều yếu tố như trình độ văn hóa, khả năng hiểu biết,
kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Trình độ văn hóa của chủ hộ (một trong
những yếu tố cấu thành nhận thức của chủ hộ) là một yếu tố có ảnh hưởng đến việc
tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản (Nguyễn Thị Quỳnh Hoa,
2005). Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã xuất hiện từ lâu ở nhiều nước
trên thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển,
sản xuất nông nghiệp lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ thì liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ. Trước kia, các hộ nông dân có thể
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo cách truyền thống đó là sản xuất mà không cần
biết trước họ sẽ bán sản phẩm cho ai, vào khi nào và với giá cả bao nhiêu. Hiện nay
thói quen đó đang dần được thay thế bởi phương thức sản xuất kinh doanh mang
18
tính công nghiệp, trong đó có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa hộ sản xuất với doanh
nghiệp chế biến, người bán buôn, bán lẻ trong chuỗi cung ứng. Sản xuất của hộ
nông dân ngày nay phải đáp ứng nhu cầu của đơn vị thu mua sản phẩm chứ không
đơn thuần chỉ bán sản phẩm tùy ý ra thị trường tự do như trước kia. Mặc dù vậy,
nhận thức của nông dân về vấn đề liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn
còn nhiều bất cập. Nhiều hộ nông dân chưa hiểu rõ được lợi ích của liên kết nên
không tham gia liên kết. Trong khi đó nhiều hộ nông dân lại chỉ quan tâm đến lợi
ích trước mắt nên sẵn sàng vi phạm thỏa thuận hay hợp đồng liên kết bằng cách bán
sản phẩm ra thị trường chứ không bán cho đơn vị liên kết thu mua sản phẩm khi giá
sản phẩm trên thị trường cao hơn so với mức giá thỏa thuận, ký kết trong hợp đồng.
Đây là vấn đề xảy ra khá phổ biến ở các nước đang phát triển, với quy mô sản xuất
nhỏ lẻ ở các hộ gia đình như Việt Nam.
Về điều kiện kinh tế của hộ nông dân: điều kiện kinh tế của hộ nông dân có
thể ảnh hưởng đến vấn đề liên kết trong tiêu thụ sản phẩm của hộ. Hộ nông dân
nghèo thường thiếu vật tư, tiền vốn, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thị trường
nên có thể có nhu cầu liên kết với các đơn vị chế biến thu gom cao hơn, đặc biệt khi
các đơn vị chế biến, thu gom đó cam kết hỗ trợ vật tư, giống, vốn, kỹ thuật cho quá
trình sản xuất của hộ. Mặc dù vậy, hộ nghèo thường cũng có nhận thức không đầy
đủ về lợi ích của liên kết hoặc chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt nên tỷ lệ hộ nghèo
vi phạm các điều khoản trong hợp đồng, thỏa thuận liên kết với đơn vị thu gom, chế
biến cũng chiếm tỷ lệ cao hơn.
Thứ hai, năng lực liên kết của DN: Các DN tham gia liên kết bao gồm chủ
yếu các DN hoạt động về: cung ứng giống, cung ứng vật tư và DN chế biến tiêu
thụ... Năng lực liên kết của DN phụ thuộc vào các yếu tố: quy mô DN, khả năng
cạnh tranh của sản phẩm và nhu cầu của thị trường về sản phẩm của DN.
Về quy mô DN: Các DN sẽ căn cứ vào quy mô sản xuất, kinh doanh của
mình để xác định vùng nguyên liệu, lượng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của
DN. Những DN có quy mô sản xuất lớn, vốn đầu tư lớn thì nhu cầu nguyên liệu đầu
vào cho sản xuất lớn hơn, để đảm bảo có nguồn nguyên liệu thường xuyên, đáp ứng
19