Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng dân cư các xã miền núi huyện ba vì, thành phố hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 75 trang )




MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
5.1. Phương pháp luận 4
5.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 4
6. Các loại số liệu cần thu thập 5
7. Kết cấu chính của Luận văn 6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH
DỄ BỊ TỔN THƢƠNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN MIỀN NÚI 7
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn
thương 7
1.1.1. Biến đối khí hậu 7
1.1.2. Khí hậu cực đoan 7
1.1.3. Khả năng bị tổn thương (Vulnerability) 9
1.1.4. Đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu 11
1.2. Biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững 15
1.2.1. Bối cảnh nghiên cứu sinh kế bền vững 15
1.2.2. Nghiên cứu sinh kế trong bối cảnh biến đổi khí hậu 18



CHƢƠNG 2: CÁC ĐẶC TRƢNG SINH KẾ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 22
Ở 07 XÃ MIỀN NÚI HUYỆN BA VÌ 22


2.1. Các đặc điểm về kinh tế xã hội và đặc trưng về sinh kế 22
2.1.1. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 22
2.1.2. Các đặc trưng sinh kế 25
2.2. Biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan ở các xã miền núi Ba Vì 30
2.2.1. Nhiệt độ và nắng nóng 30
2.2.2. Lượng mưa và hiện tượng mưa lớn 32
2.3. Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thông qua phỏng vấn sâu 36
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 41
TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG 41
3.1. Phương pháp đánh giá các chỉ số tổn thương do biến đổi khí hậu 41
3.2. Kết quả và thảo luận 48
KẾT LUẬN 60
1. Kết luận về phương pháp luận 60
2. Kết luận về kết quả đạt được trong đánh giá tính dễ bị tổn thương ở các xã
miền núi huyện Ba Vì 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63






DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu các loại hình sinh kế ở 7 xã 26
Bảng 2.2: Các loại hình trồng trọt và chăn nuôi ở 7 xã 28
Bảng 2.3: Nhận định của các hộ gia đình về các hiện tượng cực đoan ở xã Tản
Lĩnh 37
Bảng 2.4: Phân bố tỷ lệ (%) các hộ gia đình được điều tra ở Tản Lĩnh theo
nhận định về ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết đến canh tác nông nghiệp

của hộ 38
Bảng 2.5: Phân bố tỷ lệ (%) các hộ gia đình được điều tra theo phương thức
ứng phó với các hiện tượng thời tiết bất thường trong sản xuất nông nghiệp và
chăn nuôi 40
Bảng 3.1: Tổng hợp các chỉ số được đưa vào đánh giá tính VI 42
Bảng 3.2: Vai trò của các chỉ số trong đánh giá tính tổn thương 46
Bảng 3.3: Kết quả tính chỉ số tổn thương cho từng nhân tố chính năm 2006 48
Bảng 3.4: Kết quả tính chỉ số tổn thương cho từng nhân tố chính năm 2011 50



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững của DFID (2001) 16
Hình 2.1: Vị trí các xã miền núi Ba Vì 23
Hình 2.2: Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ không khí trung bình năm
tại trạm Ba Vì 31
Hình 2.3: Biểu đồ phân bố số ngày nắng nóng theo tháng trạm Ba Vì 31
Hình 2.4: Biểu đồ phân bố số ngày rét đậm theo tháng trạm Ba Vì 32
Hình 2.5: Phân bố mưa trung bình các tháng trong năm giai đoạn 1970 – 2011
của trạm Ba Vì 33
Hình 2.6: Biểu đồ biến đổi lượng mưa theo mùa mưa trạm Ba Vì 34
Hình 2.7: Biều đồ số ngày mưa lớn trong các tháng trạm Ba Vì 35
Hình 2.8: Biểu đồ xu hướng biến đổi số ngày mưa lớn giai đoạn 1970-2011
trạm Ba Vì 35
Hình 3.1: Khung phân tích đánh giá mức độ tổn thương ở 07 xã Miền núi 41
Hình 3.2: Biểu diễn các chỉ số tổn thương ở xã Ba Vì 51
Hình 3.3: Biểu diễn các chỉ số tổn thương ở xã Tản Lĩnh 52
Hình 3.4: Biểu diễn các chỉ số tổn thương của xã Ba Trại 53
Hình 3.5: Biểu diễn các chỉ số tổn thương của xã Minh Quang 54

Hình 3.6: Biểu diễn các chỉ số tổn thương ở xã Vân Hòa 55
Hình 3.7: Biểu diễn các chỉ số tổn thương xã Khánh Thượng 56
Hình 3.8: Biểu diễn các chỉ số tổn thương xã Yên Bài 57
Hình 3.9: Bản đồ chỉ số mức độ tổn thương các xã năm 2006 58
Hình 3.10: Bản đồ chỉ số mức độ tổn thương các xã năm 2011 59



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AC
Chỉ số khả năng thích ứng
CVCA
Phương pháp luận phân tích năng lực và khả năng bị
tổn thương
E
Chỉ số mức độ phơi nhiễm
IPCC
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
LVI
Chỉ số mức độ tổn thương sinh kế
S
Chỉ số mức độ nhạy cảm


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo ghi nhận của cơ quan hữu quan, Việt Nam là một trong những quốc

gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu khắc nghiệt trong hai
mươi năm gần đây (một trong năm nước chịu ảnh hưởng lớn nhất, đứng thứ 3
vào năm 2008). Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng các loại hình thiên tai cả về
số lượng, cường độ và mức độ ảnh hưởng. Hậu quả của thiên tai vô cùng lớn:
thiệt hại về người, phá hoại cơ sở hạ tầng, làm ảnh hưởng đến nhiều thành quả
phát triển kinh tế xã hội và gia tăng tình trạng đói nghèo, là một nguy cơ hiện
hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên
niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Việt Nam có tỷ lệ khoảng
66,4% dân số sinh sống ở vùng nông thôn (Nguồn: UN, 2010b) và nguồn sinh
kế của họ đặc biệt là hộ nghèo chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
nên cuộc sống của những người dân ở những khu vực này phụ thuộc nhiều
vào khí hậu và điều kiện tự nhiên. Biến đổi khí hậu đặt ra cho họ những thách
thức lớn hơn trong việc xóa đói giảm nghèo và duy trì sinh kế bền vững.
Chính vì vậy đây là nơi dễ bị tổn thương nhất do tác động bởi biến đổi khí
hậu.
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, là huyện miền núi nghèo ở phía
Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 430 km
2
gồm 30 xã và 01 thị
trấn. Địa hình chia làm 3 vùng: vùng núi, vùng đồi gò trung du và vùng đồng
bằng ven sông. Dân số toàn huyện có trên 280.000 người bao gồm 03 dân tộc:
Kinh, Mường, Dao cùng sinh sống. Là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên, di
tích lịch sử và nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo vẫn còn được lưu giữ cho
đến ngày nay, đó thực sự là những tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, tài
nguyên thiên nhiên Trên thực tế các ngành nghề kinh tế của huyện Ba Vì đã có

2

những bước phát triển đáng kể nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế
vốn có.

Huyện Ba Vì có 07 xã miền núi: Minh Quang, Khánh Thượng, Ba Vì,
Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh và Ba Trại, trình độ dân trí của các xã này không
đồng đều, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, 85% dân số làm nông
nghiệp và lâm nghiệp. Đây là khu vực có địa hình độ cao, độ dốc lớn, chế độ
thuỷ văn, tài nguyên nước tương đối khó khăn, việc phân bố dân cư không
đồng đều, phát triển kinh tế rất khó khăn bởi ảnh hưởng không nhỏ từ tác động
của môi trường với cơ sở hạ tầng chưa thể đảm bảo một cách tốt nhất để nâng
cao thích ứng và giảm thiểu thiên tai do khí hậu gây ra. Nhìn chung nhân dân
khu vực này có sinh kế sống không cao, cơ sở hạ tầng về nhà cửa, phương tiện
đi lại, giao thông thuỷ lợi còn gặp nhiều khó khăn nên cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến sức khoẻ, đến đời sống văn hoá. Trong những năm gần đây các hiện
tượng thời tiết cực đoan như rét đậm, rét hại, hạn hán, mưa lớn đã ảnh hưởng
trực tiếp đến cộng đồng dân cư thông các hoạt động sản xuất như: giảm năng
suất chăn nuôi, giảm năng suất cây trồng, dịch bệnh, lở đất với những tổn thất
và thiệt hại không nhỏ về kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề phát triển sản
xuất, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn ở khu vực này.
Trước tình hình đó, nhằm phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược
phát triển kinh tế của khu vực các xã miền núi huyện Ba Vì, tôi quyết định
chọn đề tài: “Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng dân cư các xã
miền núi huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Liên quan tới chủ đề biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực
đoan ở khu vực miền núi có rất nhiều vấn đề đang đặt ra. Tuy nhiên trong
khuôn khổ của nghiên cứu này, tôi chủ yếu tập trung trả lời cho hai câu hỏi
lớn:

3

1) Làm thế nào có thể đánh giá được tính dễ bị tổn thương trong các
hoạt động sinh kế dưới tác động biến đổi khí hậu đang diễn ra ở các xã miền

núi Ba Vì?
2) Có thể đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng
cũng như phát triển sinh kế bền vững các xã miền núi?
Để trả lời được câu hỏi đó, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể là:
+ Những biểu hiện cụ thể của khí hậu ở các xã miền núi huyện Ba Vì;
+ Các loại hình hoạt động sinh kế chính cũng như các đặc điểm về phát
triển kinh tế xã hội ở các xã miền núi;
+ Biến đổi khí hậu đã mang lại những tác động tiêu cực như thế nào và
ai, sinh kế nào dễ bị tổn thương nhất, tổn thương như thế nào;
+ Hệ thống chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân nhằm
nâng cao năng lực thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên nhiệm vụ cần thực hiện là:
- Tìm hiểu, tổng quan các đặc điểm về kinh tế xã hội và các đặc điểm
sinh kế, đặc điểm về các chính sách thể chế các huyện miền núi Ba Vì trong
giai đoạn 2006-2013;
- Thu thập các tài liệu số liệu về khí tượng, khí hậu, thời tiết cực đoan ở
Ba Vì;
- Tìm hiểu đánh giá về các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thời tiết
cực đoan đã tác động tới sinh kế người dân trong giai đoạn nghiên cứu;
- Ứng dụng các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương để xác
định các chỉ số tổn thương và phân hạng chỉ số cho các mức tác động.
- Đánh giá kết quả.

4

4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại các xã miền núi của huyện Ba Vì gồm:
Minh Quang, Khánh Thượng, Ba Vì, Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh và Ba Trại .
Phạm vi thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2011 để đánh giá những thay đổi

của các hoạt động sinh kế và đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng.
Từ năm 1970 đến năm 2011 để đánh giá những thay đổi của khí hậu và các
hiện tượng thời tiết cực đoan.
Về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu tập trung vào các biểu hiện của biến
đổi khí hậu thể hiện bằng thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và hiện tượng thời tiết
cực đoan và tác động của chúng lên các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh kế
của cộng đồng dân cư các xã.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
- Tiếp cận kế thừa: Tổng hợp có chọn lọc các tài liệu hiện có liên quan
đến tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng đối với các xã miền núi huyện
Ba Vì; kế thừa các số liệu và kết quả của các đề tài nghiên cứu trước đó.
- Tiếp cận đa ngành: Kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau sẽ được
tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn. Cụ thể là các lĩnh vực khí
tượng, khí hậu, thủy văn, đất đai, kinh tế - xã hội…
- Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu sẽ được thực hiện một cách có hệ
thống theo cách tiếp cận từng bước phát triển mức độ tác động của biến đổi
khí hậu, tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng của cộng đồng dân cư
các xã miền núi huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Tổng quan tài liệu:

5

Tôi tiến hành thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp nhằm đưa ra
được một cái nhìn tổng quan về biến đổi khí hậu, về sinh kế bền vững và
các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương tới sinh kế trên thế giới và
Việt Nam.
Phƣơng pháp thu thập và phân tích số liệu:
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích thống kê để phân tích

các thông số kỹ thuật về khí tượng thủy văn để đánh giá sự thay đổi của khí
hậu trong vòng 41 năm và phân tích các số liệu về điều tra nông nghiệp nông
thôn cấp nông hộ ở 07 xã để đánh giá sự thay đổi các loại hình sinh kế và tính
toán các chỉ số đưa vào đánh giá tổn thương
Phƣơng pháp nghiên cứu định tính:
Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính gồm
các công cụ như quan sát tham dự, phỏng vấn sâu trực tiếp các cá nhân trong
ban lãnh đạo xã, đại diện các hộ gia đình để thấy được cảm nhận các tác động
trực tiếp của biến đổi khí hậu tới người dân và cách thức ứng phó của người
dân với biến đổi khí hậu.
Phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng:
Dựa trên việc tổng quan các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn
thương đang được các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam áp dụng, tôi
lựa chọn một phương pháp đánh giá tối ưu và phù hợp với khu vực miền núi
như Ba Vì.
6. Các loại số liệu cần thu thập
- Số liệu quan trắc khí tượng trạm Ba Vì từ năm 1970 đến năm 2011.

6

- Số liệu thống kê kinh tế xã hội: niên giám thống kê huyện Ba Vì, điều
tra nông nghiệp nông thôn năm 2006 và 2011.
- Báo cáo tổng kết hàng năm của ủy ban nhân dân 7 xã miền núi huyện
Ba Vì.
- Dữ liệu bản đồ các xã miền núi huyện Ba Vì.
7. Kết cấu chính của Luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và đánh giá tính dễ bị tổn
thương đối với cộng đồng cư dân miền núi.
Chƣơng 2. Các đặc trưng sinh kế và biến đổi khí hậu ở 07 xã miền núi

huyện Ba Vì.
Chƣơng 3. Phương pháp và kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương.
Kết luận và khuyến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

7

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÁNH GIÁ
TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN MIỀN NÚI
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị
tổn thƣơng
1.1.1. Biến đối khí hậu
Là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu so với trạng thái trung
bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài,
thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá
trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động
của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác
sử dụng đất.
Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu là: nhiệt độ trung bình năm tăng;
sự biến đổi và độ khác thường của thời tiết và khí hậu tăng; nước biển dâng
do băng tan từ các cực trái đất và các đỉnh núi cao; các hiện tượng cực đoan
của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại, bão, lũ lụt, hạn hán, v.v…) xảy ra với
tần suất cao hơn, cường độ và độ khác thường lớn hơn.
1.1.2. Khí hậu cực đoan
Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (The Intergoverment Panel on
Climate Change – IPCC, 2007) định nghĩa “hiện tượng thời tiết cực đoan” và
“hiện tượng khí hậu cực đoan” như sau:
Hiện tượng thời tiết cực đoan: là hiện tượng hiếm ở một nơi cụ thể khi
xem xét phân bố thống kê của nó. Hiếm có thể hiểu là các hiện tượng thời tiết

cực đoan thông thường được có tần suất xuất hiện của nó nhỏ hơn 10%. Theo
định nghĩa này, những đặc trưng của thời tiết cực đoan có thể thay đổi tùy

8

từng khu vực mà đặc trưng cho khu vực đó, nó phụ thuộc vào các yếu tố địa
lý tự nhiên, bức xạ, địa hình…
Hiện tượng khí hậu cực đoan: là trung bình của số các hiện tượng thời
tiết cực đoan trên một khoảng thời gian nhất định, trung bình tự nó đã là cực
đoan. Hiện tượng khí hậu cực đoan có thể xác định từ các yếu tố khí hậu. Nói
cách khác, hiện tượng khí hậu cực đoan phần lớn không được quan trắc trực
tiếp mà người ta căn cứ vào số liệu quan trắc các yếu tố khí hậu để xác định
hoặc quy định một hiện tượng nào đó có xuất hiện hay không.
Biến đổi khí hậu và các tác động tiềm tàng của nó đang ngày càng nhận
được nhiều sự quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Các nghiên cứu khoa học ngày
càng đưa ra nhiều bằng chứng về các tác động của biến đổi khí hậu đối với
con người. Biến đổi khí hậu có những tác động tiềm tàng đến các lĩnh vực,
khu vực và các cộng đồng khác nhau. Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến 3
lĩnh vực: (i) kinh tế (bao gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,
năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng và du lịch); (ii) xã hội
(sức khỏe con người); và (iii) môi trường (bao gồm tài nguyên nước, tài
nguyên rừng, tài nguyên biển, hệ sinh thái và đa dạng sinh học, chất lượng
không khí). Các khu vực dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của biến đổi khí
hậu là các đảo nhỏ, các vùng châu thổ của các con sông lớn, dải ven biển và
vùng núi. Cộng đồng dễ bị tổn thương nhất bao gồm: nông dân, ngư dân, các
dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo
nhất ở đô thị là những đối tượng ít có cơ hội lựa chọn.
Những tác động trên cho thấy biến đổi khí hậu đang là vấn đề quan
trọng ảnh hưởng tới hiện nay. Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển kinh tế-xã hội của tất cả các quốc gia và mọi nỗ lực phát triển của con

người đều đang có nguy cơ bị hủy hoại bởi biến đổi khí hậu. Do phụ thuộc

9

trực tiếp vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhạy cảm với biến đổi khí hậu,
nông nghiệp sẽ là ngành dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của biến đổi khí
hậu. Sự gia tăng nhiệt độ và các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ làm cho
các khu vực thích hợp với sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, độ dài của mùa
sinh trưởng bị rút ngắn, từ đó năng suất nông nghiệp có thể bị giảm sút trên
toàn thế giới, đặc biệt tại các vùng nhiệt đới, ngay cả khi có những thay đổi
trong tập quán canh tác. Sự suy giảm năng suất nông nghiệp sẽ đe dọa vấn
đề an ninh lương thực toàn cầu. Ước tính rằng, mỗi năm có thể có hơn 3
triệu người bị chết vì suy dinh dưỡng, khoảng 100 đến 400 triệu người có
nguy cơ bị đói và khoảng 1 đến 2 tỷ người sẽ không có đủ nước dùng cho
nhu cầu sinh hoạt.
1.1.3. Khả năng bị tổn thƣơng (Vulnerability)
Thường được đề cập đến trong mối liên hệ với những thảm họa tự
nhiên và năng lực của cá nhân hoặc các nhóm xã hội trong việc đương đầu
với những thảm họa này. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, khả năng bị tổn
thương là “mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, kinh tế, xã hội) có thể bị tổn
thương do biến đổi khí hậu, hoặc không có khả năng thích ứng trước những
tác động bất lợi của biến đổi khí hậu”.
Khả năng bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu của các nhóm
đối tượng và các khu vực khác nhau trên thế giới là không giống nhau. Ngay cả
trong phạm vi một quốc gia, sự khác biệt giữa các vùng và sự bất bình đẳng
giữa các nhóm kinh tế - xã hội khác nhau cũng sẽ làm cho các đối tượng này bị
tổn thương không giống nhau trước tác động của biến đổi khí hậu.
Khái niệm về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đã được đưa ra từ
nhiều nghiên cứu, nhưng được xem xét một cách đầy đủ nhất, bao trùm nhất
là định nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC, 2001):


10

tính tổn thương là “mức độ một hệ thống tự nhiên hay xã hội có thể bị tổn
thương hoặc không thể ứng phó với các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu
(bao gồm các hình thái thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu”. Để định lượng
tính tổn thương do biến đổi khí hậu, IPCC đã chỉ rõ tính tổn thương (V) là
một hàm số của 3 yếu tố sau: (i) mức độ phơi nhiễm của hệ thống trước các
tác động bất lợi của biến đổi khí hậu (Exposure - E); (ii) mức độ nhạy cảm
của hệ thống trước những thay đổi của khí hậu (Sensitivity - S); (iii) năng lực
thích ứng với biến đổi khí hậu (Adaptive Capacity - AC).
IPCC nhấn mạnh chỉ số tính tổn thương là một chỉ số tổng hợp của nhiều yếu
tố thành phần. Tính tổn thương phụ thuộc vào hai yếu tố là: (1) yếu tố tự nhiên do
các tác động liên quan đến thay đổi khí hậu và thời tiết; (2) yếu tố con người gồm
các tác động do con người tạo ra. Chỉ số tổn thương tổng hợp phải phản ánh được
tính tổn thương về kinh tế (economic vulnerability), tổn thương về môi trường
(environmental vulerability) và tổn thương về xã hội (social vulnerability). Trong
đó các yếu tố liên quan đến tính tổn thương về xã hội như giảm nghèo, đa dạng hóa
sinh kế, bảo vệ tài sản cộng đồng và tăng cường các hoạt động đa dạng hóa sinh kế,
bảo vệ tài sản cộng đồng và tăng cường các hoạt động của tập thể ngày càng quan
trọng vì chúng liên quan trực tiếp đến năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. IPCC
cũng nêu rõ tính tổn thương do biến đổi khí hậu phụ thuộc vào nhiều địa điểm khảo
sát và quy mô đánh giá.
Đến năm 2010, tác giả Armitage và Plummer cũng đưa đánh giá khả
năng bị tổn thương của con người trước tác động của biến đổi khí hậu phụ
thuộc vào 4 yếu tố sau.
(i) Bản chất và độ lớn của biến đổi khí hậu;

11


(ii) Mức độ phụ thuộc của con người vào các nguồn lực nhạy cảm với
biến đổi khí hậu (bao gồm nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực
tài chính, nguồn lực con người, nguồn lực xã hội);
(iii) Mức độ nhạy cảm của các nguồn lực này trước tác động của biến
đổi khí hậu;
(iv) Năng lực thích ứng của con người trước những thay đổi của các
nguồn lực nhạy cảm với biến đổi khí hậu.
Như vậy áp dụng quan điểm lý thuyết của IPCC và được nhiều nhà khoa
học áp dụng trong đánh giá, mối quan hệ của chỉ số tính tổn thương với các
chỉ số thành phần có thể viết ngắn gọn lại theo mối quan hệ toán học là:
VI = f(E,S,AC).
Mức độ nhạy cảm (S) được xác định là mức độ mà hệ thống phản ứng lại
một sự thay đổi của khí hậu (bao gồm cả sự thay đổi bất lợi hoặc có lợi của
khí hậu).
Năng lực thích ứng (AC) được xác định là mức độ mà các điều chỉnh của
hệ thống có thể làm giảm nhẹ khả năng gây tổn thương do biến đổi khí hậu
hoặc bù đắp các thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra hoặc tận dụng các cơ hội
do tác động tích cực của biến đổi khí hậu đem lại.
1.1.4. Đánh giá tổn thƣơng do biến đổi khí hậu
Là đánh giá mức độ dễ bị ảnh hưởng của một (các) đối tượng (các cộng
đồng, khu vực, nhóm người hoặc hoạt động kinh tế - xã hội/ngành) dưới tác
động của biến đổi khí hậu. Mức độ dễ bị tổn thương của một đối tượng không
chỉ phụ thuộc vào bản chất của biến đổi khí hậu mà còn phụ thuộc vào khả
năng thích ứng của đối tượng đó. Kết quả đánh giá tổn thương có thể được thể
hiện trên ma trận hoặc các bản đồ tổn thương chỉ ra các vùng/khu vực và
nhóm dân cư có khả năng dễ bị tổn thương cao do biến đổi khí hậu

12

Hiện nay có nhiều cách tiếp cận trong đánh giá tác động của biến đổi khí

hậu. Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC thì có 3 cách: tiếp
cận tác động (impact approach), tiếp cận tương tác (interaction approach) và
tiếp cận tổng hợp (intergrated approach). Mỗi cách tiếp cận có những điểm
mạnh và điểm yếu hạn chế riêng, việc lựa chọn cách tiếp cận nào phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau như nhu cầu đánh giá, phạm vi, khung thời gian
và nguồn lực cho phép. Theo Fussel thì có thể chia ra thành 5 nhóm cách tiếp
cận được áp dụng cho đánh giá tính dễ bị tổn thương nói chung và đánh giá
tình dễ bị tổn thương do biến đối khí hậu nói riêng đó là: Cách tiếp cận theo
rủi ro - hiểm họa; cách tiếp cận theo kinh tế - chính trị; cách tiếp cận theo mô
hình đáp ứng- phản hồi trong thiên tai; cách tiếp cận tổng hợp; cách tiếp cận
theo khả năng chống chịu (resilence) và các cách tiếp cận khác. Tuy nhiên
hiện nay không có một phương pháp luận nào có thể áp dụng cho việc đánh
giá tính dễ bị tổn thương cho tất cả các hoàn cảnh và trường hợp, mà thường
phụ thuộc vào yêu cầu của từng trường hợp cụ thể và theo từng cơ quan thực
hiện đánh giá.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá
tính dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Alex de Sherbinin và cộng sự sử
dụng phương pháp tiếp cận dựa vào các kịch bản kết hợp với những phương
pháp tiếp cận mới đánh giá tính dễ bị tổn thương từ dưới lên để nghiên cứu
đánh giá tính dễ bị tổn thương tại 3 thành phố là Mumbai (Ấn Độ), Rio de
Janeiro (Brasil) và Thượng Hải (Trung Quốc). Nghiên cứu này đã đánh giá
một số cản trở về mặt chính trị để chuẩn bị tốt hơn trong việc phòng ngừa
thiên tai.
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã nghiên cứu và xây
dựng hướng dẫn “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải
pháp thích ứng” nhằm phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch hành động

13

của các Bộ, Ngành địa phương với biến đổi khí hậu. Hướng dẫn sử dụng cách

tiếp cận như sau:
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ở thời điểm hiện tại sau đó đánh
giá tác động trong tương lai dựa vào các kịch bản kết hợp với điều kiện kinh
tế, xã hội, môi trường;
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu theo ngành, theo vùng địa lý,
theo ranh giới hệ sinh thái…
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu cũng
khẳng định khả năng tổn thương cần được đánh giá đối với từng lĩnh vực, khu
vực, cộng đồng cả hiện tại và tương lai. Khả năng tổn thương do biến đổi khí
hậu đối với một hệ thống phụ thuộc vào tính chất, độ lớn, mức độ biến động
khí hậu và những áp lực do biến đổi khí hậu mà hệ thống đó phải hứng chịu,
tính nhạy cảm cũng như năng lực thích ứng của hệ thống đó. Năng lực thích
ứng của một hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi
trường của hệ thống đó. Tác động tổng hợp của biến đổi khí hậu đối với hệ
thống càng lớn và năng lực thích ứng của hệ thống càng nhỏ thì khả năng tổn
thương càng lớn.
Các nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các vùng và địa
phương của CECI (2002-2005): các tác giả Nguyễn Phú Quỳnh (2009-2011),
Lê Hùng Nam (2011), Viện Quy hoạch thủy lợi (2008) đã đánh giá sơ bộ tác
động của nước biển dâng tại khu vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực duyên
hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Trung tâm khí tượng thủy văn
Biển đánh giá tính dễ bị tổn thương của dải ven bờ Việt Nam – giai đoạn 1.
Thích ứng với biến đổi khí hậu: từ trước đến nay vẫn được coi là mối
quan tâm thứ yếu của các chương trình quốc tế về xóa đói giảm nghèo, bởi vì
giảm nhẹ biến đổi khí hậu mới được coi là yêu cầu bắt buộc và cấp bách vì nó
quyết định triển vọng tránh được các hiểm họa của biến đổi khí hậu trong

14

tương lai để hướng tới một xã hội ít các bon. Tuy nhiên, đối với các cộng

đồng dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu thì thích ứng lại là một nhiệm vụ
cấp thiết. Hơn nữa, “không được phép phó mặc cho người nghèo và những
người dễ bị tổn thương trên thế giới bị chìm hay tự bơi chỉ với năng lực yếu
ớt của mình”. Điều đó có nghĩa là người nghèo và những người dễ bị tổn
thương trước tác động của biến đổi khí hậu cũng cần được hỗ trợ để tăng
cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Thích ứng với biến đổi khí
hậu là “sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh
hoặc môi trường thay đổi nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao
động hoặc biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do
nó mang lại. Như vậy, thích ứng bao gồm những hoạt động điều chỉnh trong
các hệ thống tự nhiên và con người để đối phó với những tác động có thể có
của biến đổi khí hậu, làm giảm bớt sự nguy hại hoặc khai thác những cơ hội
có lợi từ biến đổi khí hậu. Các hoạt động thích ứng được thực hiện nhằm giảm
thiểu khả năng bị tổn thương.
Tổ chức CARE International ở Việt Nam tập trung nghiên cứu ở vùng
núi phía Bắc Việt Nam gồm các tỉnh Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn và Thanh
Hóa để đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng của các nhóm
dân tộc thiểu số trong đó đề cập tới tác động của biến đổi khí hậu tới an ninh
lương thực và thu nhập của người dân, nước sinh hoạt, sức khỏe và di dân.
Nghiên cứu ở Thanh Hóa cho thấy rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan như
hạn hán, ngập lụt, thay đổi mùa đã tác động tới sản xuất nông nghiệp làm cho
thiếu đói, chăn nuôi gia cầm, khai thác thủy sản bị ảnh hưởng. Ngoài ra báo
cáo cũng nhấn mạnh sự khác biệt giới về khả năng thích ứng. Phương pháp
luận phân tích năng lực và khả năng bị tổn thương – CVCA đã tạo ra một
khuôn khổ phân tích khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến
đổi khí hậu ở cấp cộng đồng. Với nhận thức rằng người dân địa phương phải
điều khiển tương lai của họ, phương pháp luận CVCA đặt ưu tiên cho kiến

15


thức địa phương về rủi ro khí hậu và chiến lược thích ứng trong quá trình thu
thập và phân tích dữ liệu.
Một nghiên cứu khác về thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng
đồng của tác giả Lâm Thị Thu Sửu ở khu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên
Huế, trong đó cũng đề cập tới các biện pháp thích ứng liên quan đến quản lý
nguồn nước và đưa ra những giải pháp thích ứng hiệu quả để hỗ trợ trực tiếp
và làm đầu vào cho các kế hoạch địa phương.
Hiện nay, có khoảng 70 tổ chức tại Việt Nam tham gia nghiên cứu và
thực hiện liên quan tới “tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến
đổi khí hậu” tập chung vào các vấn đề như: Biến đổi khí hậu và nông nghiệp
bền vững; Biển và ven biển với biến đổi khí hậu; Sức khỏe cộng đồng và biến
đổi khí hậu; Tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu; Nghiên cứu và vận
động chính sách với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên đánh giá tính dễ bị tổn
thương trong sinh kế do biến đổi khí hậu của khu vực miền núi được đề cập
rất ít, cũng như các phương pháp xây dựng các chỉ số tổn thương chưa được
đề cập nhiều ở Việt Nam. Chính vì vậy nghiên cứu của tôi áp dụng cho khu
vực các xã miền núi Ba Vì sẽ góp phần bổ sung thêm các nghiên cứu nói trên
và thực nghiệm đánh giá tính dễ bị tổn thương thông qua các chỉ số thành
phần của sinh kế nông thôn.
1.2. Biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững
1.2.1. Bối cảnh nghiên cứu sinh kế bền vững
Ý tưởng về sinh kế đã được đề cập tới trong các tác phẩm nghiên cứu
của R.Chamber những năm 1991 trong đó sinh kế theo cách hiểu đơn giản là
phương tiện để kiếm sống. Về sau khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong
các nghiên cứu của F.Ellis, Barrett va Reardon … Có nhiều cách tiếp cận và
định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên, có sự nhất trí rằng khái niệm sinh
kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân
hay hộ gia đình. F.Ellis cho rằng một sinh kế bao gồm những tài sản (tự

16


nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những
hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt được
thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh
kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hội. Năm 2001, Cơ quan phát
triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khái niệm về Sinh kế để hướng
dẫn cho các hoạt động của mình thì Sinh kế còn được mô tả tổng hợp của
nguồn lực và năng lực liên quan tới các quyết định và hoạt động của một
người nhằm cố gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu và mơ ước của
mình.Sinh kế có thể được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như cá nhân, hộ
gia đình, thôn, vùng phổ biến nhất là cấp hộ gia đình.









Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững của DFID (2001)
Sinh kế bền vững (sustainable livelihood) từ lâu đã là chủ đề được quan
tâm trong các tranh luận về phát triển, giảm nghèo và quản lí môi trường cả
trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Cách tiếp cận sinh kế bền vững đã làm
thay đổi cách tiếp cận đối với phát triển trong thời kỳ những năm 1980 và 1990



17


theo hướng tập trung vào phúc lợi của con người và tính bền vững nhiều hơn là
phát triển kinh tế. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và
khôi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng
cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi
không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một sinh kế bền vững khi
nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy các
khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không
làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên. Về cơ bản, các khung sinh kế bền
vững đều phân tích sự tác động qua lại của 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh
kế là: (1) nguồn lực sinh kế; (2) chiến lược sinh kế; (3) kết quả sinh kế; (4) các
quy trình về thể chế và chính sách, và (5) bối cảnh bên ngoài.
Cách tiếp cận sinh kế bền vững đã được áp dụng một cách rộng rãi để
phân tích sinh kế trên nhiều lĩnh vực, bao gồm nông nghiệp, thủy sản và các
sinh kế nông thôn nói chung. Khung sinh kế bền vững được sử dụng như một
công cụ để phân tích các nguồn lực sinh kế được sử dụng, các chiến lược sinh
kế được thực hiện từ việc sử dụng các nguồn lực sinh kế đó và các kết quả
sinh kế đạt được từ việc thực hiện các chiến lược sinh kế, từ đó đề xuất các
sinh kế bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường ở cấp hộ gia đình và cộng
đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các kết quả sinh kế đạt được có thể
là tiêu cực. Do đó, khung sinh kế bền vững cũng có thể được sử dụng để phân
tích các mối quan hệ có thể dẫn đến các chiến lược và kết quả sinh kế không
bền vững và đó cũng chính là điểm khởi đầu cho việc hỗ trợ sinh kế. Trên thế
giới, từ đầu những năm 1990, các tổ chức tài trợ quốc tế như CARE
International, DANIDA, Oxfam, DFID, UNDP…. đã áp dụng khung sinh kế
bền vững để thiết kế các dự án, xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo và
quản lý tài nguyên ở các vùng nông thôn, vùng ven biển ở châu Á và châu Phi
theo cách tiếp cận hướng vào người nghèo và có sự tham gia của các đối

18


tượng khác. Cũng có một số nghiên cứu áp dụng lý thuyết khung sinh kế bền
vững để phân tích các cơ hội và thách thức về sinh kế của người dân ở khu
vực nông thôn, ven biển và miền núi, từ đó đề xuất những hình thức hỗ trợ
sinh kế phù hợp nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
1.2.2. Nghiên cứu sinh kế trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Theo Chambers và Conway (1992) các sinh kế bền vững là các sinh kế
có thể đối phó và phục hồi từ các cú sốc, duy trì hoặc tăng cường năng lực và
tài sản trong khi không làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Khi xem xét các tác động hiện tại và tương lai của biến đổi khí hậu, có
thể nhận thấy rằng, biến đổi khí hậu là một yếu tố chủ chốt liên quan đến khả
năng bị tổn thương của sinh kế. Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (ví dụ
như mực nước biển dâng và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt) lên các nguồn
lực tự nhiên (như đất, nước, thủy sản) và các nguồn lực vật chất (như đường
xá, hệ thống thủy lợi, mạng lưới điện) là rất đáng kể. Trong bối cảnh biến đổi
khí hậu ngày càng trở nên phức tạp cả ở hiện tại và tương lai, các sinh kế
được đánh giá không chỉ dựa vào việc các sinh kế này có bền vững trên 3
phương diện kinh tế, xã hội và môi trường hay không mà còn dựa vào việc
các sinh kế này có thể giảm nhẹ biến đổi khí hậu hoặc thích ứng với biến đổi
khí hậu hay không.
Biến đổi khí hậu đã trở thành thách thức lớn với mọi cộng đồng. Bất kỳ
thay đổi nào về khí hậu cũng dẫn đến sự mất ổn định về môi trường và xã hội.
Đối với những nơi khó khăn và sinh kế phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên
thiên nhiên thì chính là nơi dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Cộng
đồng là chủ nhân nhưng cũng là nạn nhân nhận lãnh hậu quả biến đổi khí hậu.
Cư dân đang mưu sinh tại các địa bàn vùng trung du, miền núi, nhất là những

19

vùng đất thấp thuộc lưu vực sông, cửa sông, bãi ngang đang chịu ảnh hưởng
hết sức to lớn của biến đổi khi hậu và nguy cơ của nó ngày càng lớn.

Trong các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu thì nông
nghiệp là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các hiện tượng khí hậu cực
đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Trong nghiên cứu của Helal Ahammad
đã đề cập tới “các vấn đề và thách thức của nông nghiệp Australia trong việc
thích nghi với thay đổi thời tiết, đặc biệt là xem xét các ảnh hưởng của thay
đổi khí hậu có thể xảy ra đối với ngành sản xuất nông nghiệp của Australia.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những khu vực (phụ thuộc lớn vào ngành
nông nghiệp) có thể phải chịu những mất mát đáng kể do ảnh hưởng của việc
thay đổi khí hậu.
Các công trình nghiên cứu tính dễ bị tổn thương ở Việt Nam mới chỉ bắt
đầu từ những năm cuối của thế kỷ XX và được tiếp cận theo các lĩnh vực khác
nhau của hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội, cộng đồng dân cư và các tài
nguyên ven biển trên quy mô nghiên cứu từ vùng/ khu vực đến cả đới ven
biển Việt Nam. Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương xã hội và khả năng phục hồi
ở Việt Nam khi môi trường thay đổi của Adger và cộng sự đã đánh giá tính dễ
bị tổn thương xã hội ở huyện ven biển miền Bắc Việt Nam (huyện Giao Thủy,
Nam Định). Kết quả nghiên cứu cho thấy do sự đổi mới về kinh tế bắt đầu từ
giữa thập kỉ 80 đã làm tăng tính bất công bằng trong thu nhập và phúc lợi địa
phương, gây ảnh hưởng tới năng lực thích nghi của người dân địa phương khi
phải đối mặt với cả sự thay đổi tổ chức và những ảnh hưởng của thay đổi khí
hậu.
Từ năm 2007 đến nay đã có nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và quốc
tế và đã có những tiếp cận tổng hợp đến việc nghiên cứu tính dễ bị tổn thương
do tác động của biến đổi khí hậu. Tổ chức Oxfam tại Việt Nam và Viện Sau

20

đại học về nghiên cứu môi trường, Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản đã tiến
hành nghiên cứu những lựa chọn để giải quyết rủi ro do hạn hán ở Việt Nam.
Trong nghiên cứu này tập trung vào phân tích ảnh hưởng của tần suất hạn hán

tới sinh kế của cộng đồng tại các khu vực thường xuyên bị hán hán của tỉnh
Ninh Thuận, Việt Nam. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề cập tới cộng đồng
cảm nhận như thế nào với hạn hán và thay đổi khí hậu, chính quyền địa
phương và các tổ chức phi chính phủ làm sao để có thể đối phó với thảm họa
từ thiên nhiên, đặc biệt đối với hạn hán. Năm 2007, báo cáo về nghèo đói với
biến đổi khí hậu của Oxfam Quốc tế đã có những cảnh báo về sự suy tàn sinh
kế của người nghèo, nêu rõ sự gia tăng các thảm họa khí hậu ảnh hưởng tới
nhiều người đặc biệt là hộ nghèo, người nghèo không có sức mạnh để chống
chịu lại các thảm họa. Trong báo cáo “Thay đổi môi trường toàn cầu và an
ninh con người” đề cập tới mối quan hệ giữa nghèo đói và thích ứng với biến
đổi khí hậu, báo cáo cũng xem xét tới thực trạng thể chế trong việc kếp hợp
giải pháp thích ứng với biến đối khí hậu của việc thực thi các chính sách hỗ
trợ phát triển hiện nay.
Cuối năm 2010, dự án “Tiếp cận tổng hợp đến các đối tượng dễ bị tổn
thương nhằm ứng phó với các thảm họa tự nhiên tại miền Trung Việt Nam”
được hợp tác giữa Đại học Nông lâm Huế - Đại học Huế và Viện GSGES –
Đại học Kyoto, Nhật Bản dưới sự tài trợ của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật
Bản JICA. Khu vực nghiên cứu của dự án gồm 4 xã: Hương Phong, Hương
Vân thuộc huyện Hương Trà, 1 xã thuộc huyện miền núi A Lưới và nhóm dân
cư vạn đò định cư tại thành phố Huế. Đây là những nơi thương xuyên gặp
thiên tai và dễ bị tổn thương bởi những ảnh hưởng của thiên tai và cần có sự
hỗ trợ để nâng cao năng lực đối phó với thiên tai. Dự án được thực hiện với
mục tiêu làm rõ tính dễ bị tổn thương do thiên tai và hoàn cảnh của người dân
dễ bị tổn thương trong khu vực đối tượng, nâng cao năng lực phòng chống

×