Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của 2 ngân hàng sacombank và vietcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.14 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Hệ thống ngân hàng ngày nay đang phát triển mạnh mẽ và được xem như
xương sống của nền kinh tế. Trong điều kiện thị trường chứng khoán và thị trường
tiền tệ chưa phát triển như Việt Nam, hệ thống ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong
việc làm trung gian giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa các nhân tố thừa vốn và thiếu vốn,
không chỉ mang lại lợi nhuận cho chính ngân hàng phát triển, mở rộng kinh doanh mà
còn mang lại hiệu quả cho quá trình phân bổ vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn, đầu tư
trong nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế một cách bền vững đặc biệt là
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Sau hơn 10 năm tiến hành đổi mới, hệ thống ngân hàng không ngừng phát triển
cả về mạng lưới lẫn phương thức hoạt động, tuy nhiên ngân hàng Việt Nam cũng
không tránh khỏi những khó khăn nhất định từ sự cạnh tranh gay gắt của các ngân
hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đó là thách thức rất lớn mà các
ngân hàng Việt Nam hiện nay phải đối mặt nhưng cũng là cơ hội không nhỏ giúp
chúng ta học hỏi, tiếp cận và thúc đẩy cải cách, đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu
quả điều hành hoạt động ngân hàng. Vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của
ngân hàng trong nền kinh tế Việt Nam thì chúng ta cần hơn nữa những biện pháp cải
cách, đổi mới theo hướng hiện đại nhằm nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của hệ thống
ngân hàng trên thị trường quốc tế góp phần vào thực hiện mục tiêu chung “kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội”.
Vấn đề hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn thu hút được
nhiều nhà nghiên cứu cũng như các nhà điều hành ngân hàng. Chính vì vây nhóm
chọn ngân hàng Sacombank (STB) và Vietcombank (VCB) để làm đề tài: “Đánh giá
1


hiệu quả hoạt động của ngân hàng Sacombank và Vietcombank giai đoạn 2009- tháng
6/2012” để đi sâu tìm hiểu, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

1. Bối cảnh nền kinh tế hiên nay



Bước vào năm 2012, nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi nhưng còn diễn
biến khó lường; thị trường thế giới khó khăn, giá lương thực, thực phẩm và nguyên
vật liệu cơ bản biến động phức tạp. Trong nước, kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn,
tiềm ẩn nhiều rủi ro, thị trường trong nước thu hẹp, sức mua giảm mạnh, tuy lạm phát
giảm mạnh nhưng lãi suất vay ngân hàng vẫn còn cao, nợ xấu của hệ thống ngân
hàng gia tăng, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, thị trường tài
chính - tiền tệ bất ổn...
Nhận định những khó khăn bất lợi, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ
đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà
nước năm 2012 với mục tiêu tổng quát là: Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ
cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi
xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng
cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả
hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Trong đó, trọng tâm chỉ đạo điều hành là
thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện
tái cơ cấu nền kinh tế, bắt đầu từ tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ
cấu hệ thống tài chính - ngân hàng. Nhờ sự triển khai đồng bộ các giải pháp, đến hết
quý IV/2011, kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến khả quan hơn: lạm phát được kiềm chế.
4 tháng đầu năm CPI chỉ tăng 2,6%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước;
mặt bằng lãi suất đã giảm dần, tỷ giá ổn định, cán cân thanh toán được cải thiện, trần
lãi suất tiền gửi đã được điều chỉnh giảm từ 14% xuống còn 12%; lãi suất vay tín dụng
2


đã giảm so với đầu năm; mức độ an toàn và thanh khoản của hệ thống ngân hàng bước
đầu được cải thiện; tình trạng “đô la hóa” và “vàng hóa” đã được kiềm chế.


2. Quy mô hoạt động
2.1 Tài sản

ĐVT: tỷ đồng
Quy mô tài sản 2010-6/2012
Từ 2010-6/2012, quy mô tài sản của VCB tăng còn STB giảm. Tính đến cuối
tháng 6/2012, tổng tài sản của VCB là 391.664 tỷ đồng, so với cuối năm 2011 tăng
24.945 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 6,8% và đứng thứ 4 trong ngành ngân hàng sau
Vietinbank, BIDV và Agribank. Trong đó, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản là
hoạt động tín dụng với 53,22%, tiền, vàng cho vay và gửi tại các TCTD khác chiếm
27,1%, hoạt động đầu tư chiếm 12,45%... Như vậy, hoạt động tín dụng đóng vai trò
trọng yếu trong việc sử dụng vốn của ngân hàng, trong đó chủ yếu là cho vay các tổ
chức kinh tế, cá nhân trong nước là hoạt động chủ yếu nhất và cũng gặp nhiều rủi ro
nhất, đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên quản lý chặt chẽ hoạt động này. Do đó việc
phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng là rất cần thiết.
Tính tới thời điểm tháng 6/2012, tổng tài sản của STB đạt 144.654 tỷ đồng, so
với cuối năm 2011 tăng 31.86 tỷ đồng chiếm 2,3%. Trong cơ cấu tài sản, chiếm tỷ
trọng chủ yếu là hoạt động tín dụng với 54,8%, hoạt động đầu tư với 15,6%, tiền mặt
chiếm 9,23%....
Với tình hình kinh tế hiện nay để cạnh tranh được với những Ngân hàng
thương mại khác cũng như đảm bảo nguồn thu nhập cho chính Ngân hàng của mình,
VCB và STB đã không ngừng đẩy mạnh công tác cho vay đến các thành phần kinh tế
nhưng vẫn đặt an toàn, hiệu quả là mục tiêu hàng đầu.
Hoạt động cho vay của VCB chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tổng tài sản. Cụ
thể, dư nợ cho vay khách hàng của VCB trong quý 2/2012 tăng 3,5% so với quý
1/2012 và tăng 2,9% so với cuối năm 2011. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho
vay của VCB có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong khi, tính đến hết tháng
6/2012, tăng trưởng dư nợ tín dụng của STB vẫn âm 0,33%. Nguyên nhân là do bối
cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay
3



gắt cùng với việc chính phủ giảm mạnh lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Đồng thời,
các ngân hàng thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay đã khiến
cho tăng trưởng tín dụng chậm lại.
Dưới đây là bảng doanh số cho vay theo thời gian của Vietcombank và Sacombank:
Cơ cấu danh mục cho vay của Vietcombank 2010-6/2012

Cơ cấu danh mục cho vay của Sacombank 2010- 6/2012
Từ các biểu đồ trên cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của VCB tăng liên tục
trong 3 năm. Năm 2011 so với năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn tăng 28.597 tỷ
đồng, chiếm 30,19%, cho vay trung hạn tăng 1.643 tỷ đồng, chiếm 7,9%, cho vay dài
hạn tăng 2.365 tỷ đồng chiếm 0,4%. Từ những số liệu trên cho thấy doanh số cho vay
ngắn hạn tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay, điều này làm
giảm thiểu một phần rủi ro cho ngân hàng vì thời gian thu hồi vốn nhanh.
Đến tháng 6/2012, doanh số cho vay ngắn hạn của VCB tăng 4.660 tỷ đồng chiếm
3,8%, cho vay trung hạn tăng 2.138 tỷ đồng, chiếm 9.6%, tuy nhiên cho vay dài hạn
giảm 707 tỷ đồng, chiếm 1,1%. Điều này cho ta thấy ngân hàng VCB vẫn chú trọng
tăng cho vay ngắn hạn và trung hạn, giảm bớt cho vay dài hạn. Tuy nhiên, tốc độ tăng
trưởng tín dụng của ngân hàng tăng chậm lại là do tình hình kinh tế khó khăn hiện nay
làm cho các doanh nghiệp không dám vay đầu tư bởi các dự án ít khả thi và không có
khả năng chi trả, điều này khiến cho doanh nghiệp cần đi vay thu hẹp dần. Hiện tại
khách hàng chủ yếu của VCB là doanh nghiệp nhỏ và buôn bán cá nhân, những người
có thể xoay xở nhanh hơn trong khó khăn vì vốn không quá lớn.
Mặc dù hoạt động tín dụng đã tăng trưởng trở lại nhưng VCB vẫn đang tiếp tục
đối mặt với khó khăn nợ xấu tăng cao. Tỷ lệ nợ xấu đã gia tăng khá mạnh từ 5.968 tỷ
đồng lên 7.542 tỷ đồng, tương ứng từ mức 2.87% tổng dư nợ cuối quý 1 lên 3.47%
vào cuối quý 2/2012. Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng mạnh 29.4% so
với quý 1/2012 tương đương 2,763 tỷ đồng; tiếp theo là nợ nhóm 5 (nợ có khả năng
mất vốn) tăng 25.3% tương đương 3.946 tỷ đồng và nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng

7.5% tương đương 833 tỷ đồng.
4


Trái với VCB, tốc độ tăng trưởng tín dụng của STB giảm dần từ năm 2010 đến
tháng 6 năm 2012. Năm 2011 so với năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn giảm
1.932 tỷ đồng, chiếm 3,7%, cho vay trung hạn tăng 48 tỷ đồng chỉ chiếm 0,003%, cho
vay dài hạn giảm 62 tỷ đồng chiếm 0,004%. Do STB thực hiện chính sách kiểm soát
tín dụng an toàn phù hợp với diễn biến của thị trường, đồng thời do ảnh hưởng của các
chính sách hạn chế cho vay phi sản xuất và ngưng cho vay vàng nên đối tượng cho
vay bị thu hẹp. Sang tháng 6 năm 2012, cho vay ngắn hạn của STB giảm 3.287 tỷ
đồng, chiếm 6,6%, cho vay trung hạn tăng 2520 tỷ đồng, chiếm 15,4%, cho vay dài
hạn tăng 504 tỷ đồng, chiếm 3,5%. Ta thấy sang năm 2012, STB chú trọng cho vay
trung và dài hạn giảm cho vay ngắn hạn. Với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay STB
thận trọng trong việc cho vay để hạn chế rủi ro.
Từ đó cho thấy với tư cách là một ngân hàng lớn, hoạt động tín dụng của VCB
đem lại lợi nhuận nhiều hơn so với STB. Tuy nhiên, VCB sẽ phải đánh đổi giữa rủi ro
và thu nhập trong hoạt động.
2.2 Nguồn vốn

ĐVT: tỷ đồng
Nguồn vốn
Sacombank
Vietcombank

2010
141.799
307.621

2011

140.137
366.722

-1.17%
+19.21%

30/06/2012
144.925
3.42%
391.662
+6.5%

ĐVT: tỷ đồng
Vốn điều lệ
Sacombank
Vietcombank

2010
9.179
13.233

2011
10.739
19.698

+17%
+48.9%

30/06/2012
10.739

+0%
23.174
+17.65%

ĐVT: tỷ đồng
Vốn huy động
Sacombank
Vietcombank

2010
126.204
208.320

111.513
241.700

2011
-11.64%
+16.02%

120.3321
260.000

30/06/2012
+7.91%
+7.57%

Đối với Vietcombank:
Nhìn chung, nguồn vốn qua các năm từ 2010-30/6/2012 có xu hướng tăng lên,
tuy nhiên tốc độ tăng nguốn vốn lại giảm dần, cụ thể là, năm 2011 tăng 19.21% so với

1

5


năm 2010, đến 30/06/2012, tốc độ tăng trưởng chỉ còn 6.5%. Tính đến 30/06/2012,
tổng nguồn vốn của VCB là 391.662 tỷ đồng, trong đó: Vốn điều lệ là 23.174 tỷ đồng,
chiếm 5.92% trong tổng nguồn vốn, vốn huy động vốn ước đạt 260 nghìn tỷ đồng,
chiếm khoảng 66.38% tổng nguồn vốn, trong vốn huy động chủ yếu là huy động từ
dân cư ước đạt gần 137 nghìn tỷ đồng. Như vậy, trong tổng nguồn vốn thì vốn huy


động chiếm chủ yếu ( khoảng 66.38%)
Vốn điều lệ của VCB tăng dần qua các năm, đặc biệt năm 2011 tốc độ tăng trưởng là
48.9% so với năm 2010. Và đầu năm 2012, vốn điều lệ của VCB đã lên tới
23.174.760.000 (trên 1 tỷ USD) kể từ ngày 22/03/2012 là do vốn góp từ cổ đông
Mizuho và trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn đứng thứ 2 sau ngân hàng Nông



Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam.
Huy động vốn của VCB tăng dần qua các năm, năm 2011, tốc độ tăng trưởng là
16.02%, con số này rất cao so với con số của toàn hệ thống là 11%. Quý 2 năm 2012,
tốc độ tăng trưởng đã tích cực hơn nhiều so với cuối quý 1 với tốc độ tăng trưởng là
-1.1% so với cuối năm 2011. VCB có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao như vậy có
thể là do:
• NHNN quy định trần lãi suất huy động nên VCB không lo về cạnh tranh lãi suất vì
VCB là một ngân hàng lớn, có thương hiệu nên sẽ thu hút khách hàng gửi tiền.
• Rủi ro hoạt động đầu tư tăng cao nên việc gửi tiền vào ngân hàng là lựa chọn được ưu
tiên.


Tuy nhiên, có sự chênh lệch quá lớn giữa mức tăng cao của huy động vốn từ dân
cư với mức tăng thấp từ tổ chức, cụ thể là huy động từ dân cư đạt tốc độ tăng trưởng
tới 23%, chiếm tỉ trọng 50,4% tổng vốn huy động trong khi tăng trưởng huy động vốn
từ các tổ chức kinh tế chỉ đạt 9,7%. Do nguồn vốn huy động từ các tổ chức có độ ổn
định cao hơn nguồn vốn từ dân cư từ nguồn tiền mặt dư thừa trong ngắn hạn của
doanh nghiệp nên gây khó khăn trong dự báo về cân bằng thanh khoản của ngân hàng.
Theo như ông Nguyễn Phước Thanh - TGĐ Vietcombank cho rằng sự chênh lệch này
là do: thứ nhất là trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt nên nguốn vốn nhàn rỗi
của các tổ chức kinh tế rất hạn chế, thứ 2: vốn huy động từ dân cư cao là một cố gắng
rất lớn của ngân hàng thể hiện tính ổn định cao hơn của nguồn vốn và lòng tin của

6


người dân đối với VCB và sự chênh lệch này cũng là cách thích ứng linh hoạt với tình
hình thực tế.
Đối với Sacombank
Từ 2010-30/06/2012, nhìn chung, tình hình nguồn vốn của STB có xu hướng
tăng dần. Năm 2011, tổng nguồn vốn đạt 140.137 tỷ đồng, bằng 88% kế hoạch và
giảm 1.17 % so với cuối 2010, nhưng đến 30/06/2012, thì nguồn vốn của STB lại tăng
lên lại là 144.925 tỷ đồng, tăng 3.42% so với cuối 2011. Qua các số liệu nhận thấy


được rằng, nguồn vốn biến động theo xu hướng an toàn và ổn định cao.
Từ 2010-2011, Vốn điều lệ của STB tăng lên từ 9.179 tỷ đồng lên 10.739 tỷ đồng,
hoàn thành 100% kế hoạch đề ra và tăng 17% so với năm 2010. Cho đến tháng




6/2012, tình hình vốn điều lệ không có gì thay đổi, vẫn ở mức 10.739 tỷ đồng.
Từ 2010-2011, huy động vốn của STB giảm từ 126.204 tỷ đồng xuống còn 111.513 tỷ
đồng, tức là giảm 11.64%, nhưng đến tháng 6/2012, vốn huy động đã tăng lên 120.332
tỷ đồng, tức là tăng 7.91% so với cuối năm 2011. Vốn huy động tăng lên trong điều
kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đã khẳng định uy tín của ngân hàng và
cũng khẳng định hiệu quả chiến lược phát triển lâu dài bền vững dựa trên hệ thống
mạng lưới rộng khắp, chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo cùng hệ thống sản
phẩm dịch vụ phong phú và nền tảng công nghệ hiện đại, đáp ứng kịp thời nhu cầu
khách hàng
So sánh về nguồn vốn của 2 ngân hàng Sacombank và Vietcombank



Nguồn vốn của VCB lớn hơn nhiều so với STB và tỷ lệ tăng trưởng qua các năm
lớn hơn tốc độ tăng trưởng của STB, thậm chí năm 2011, STB có tốc độ tăng trưởng

là -1.17% so với năm 2010.
 Vốn điều lệ của STB cũng thấp hơn nhiều so với VCB
 Vốn huy động của STB cũng thấp hơn nhiều so với VCB, tốc độ tăng trưởng cũng
chênh lệch nhau rất nhiều, đặc biệt năm 2011, STB có tốc độ tăng trưởng là -11.64%.
2.3
Kết quả kinh doanh:
2.3.1 Thu nhập

Thu nhập là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Trong những năm qua, cả hai ngân hàng VCB và STB đã mở rộng quy
mô hoạt động và ngày càng phát triển. Không những thế mà công tác huy động vốn,
7



sử dụng vốn cũng được chú trọng không kém, nhiều hình thức tiếp cận khách hàng,
chiêu thị khách hàng đều được ngân hàng áp dụng, công tác đào tạo nhân viên được
chú trọng…đã tạo điều kiện cho cả hai ngân hàng hòa nhập vào xu thế phát triển
chung và tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Từ đó đã nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đẩy mạnh tốc độ tăng doanh số cho
vay, doanh số thu nợ, ..Cùng với sự tăng nhanh của doanh số cho vay, doanh số thu
nợ, dư nợ thì nguồn thu nhập của hai ngân hàng cũng tăng theo. Cụ thể, trong quý II
năm 2012, tổng thu nhập của STB là 9.558.000 triệu đồng và VCB là 18.768.000 triệu
đồng. Năm 2011, tổng thu nhập của STB tăng 6.338.041 triệu đồng so với 2010, con
số này của VCB là 13.538.576 triệu đồng, gấp đôi STB.
Thu nhập của hai ngân hàng tăng lên đáng kể vào năm 2011 là do có sự đóng
góp phần lớn của thu nhập từ lãi: thu từ lãi của STB quý II/2012 chiếm 90,05% trên
tổng thu nhập và VCB chiếm 88,51%. Năm 2011, thu từ lãi của STB chiếm 89,03%
trong tổng thu nhập, tăng 2,74% so với 2010, đối với VCB tỷ lệ này là 87,53%, tăng
3,74% so với 2010. Khi so sánh giữa hai ngân hàng thấy rằng tỷ trọng thu nhập từ lãi
trên tổng thu nhập của STB cao hơn VCB cho thấy kết quả hoạt động tín dụng của
STB là tốt hơn VCB.

Cơ cấu thu nhập của Sacombank 2010-6/2012

Cơ cấu thu nhập của Vietcombank 2010-6/2012
Thu nhập ngoài lãi từ các hoạt động dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối
cũng mang lại một phần thu nhập cho Ngân hàng. Quý II năm 2012 thu nhập ngoài lãi
của STB là 951.000 triệu đồng và VCB là 2.157.000 triệu đồng. Năm 2011 thu nhập
ngoài lãi của STB tăng 1.989.659 triệuđồng so với 2010 với hơn STB 15,68%.
2.3.2

Phân tích chi phí.

Cùng với sự tăng lên của thu nhập, thì chi phí cũng có chiều hướng tăng lên.

Chi phí cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh quy mô cũng như hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng. Tính hết Quý II năm 2012, tổng chi phí của STB
8


là 8.383 tỷ đồng và VCB là 16.511 tỷ đồng. Năm 2011, tổng chi phí của STB tăng
6.302 tỷ đồng so với năm 2010, với tỷ lệ tăng là 53,56%. VCB tăng 13.624 tỷ đồng
với tỷ lệ tăng 67,22% cao hơn STB 13,66 %.
Chi phí trả lãi của STB quý II năm 2012 là 5.576 tỷ đồng và VCB là 10.856 tỷ
đồng .Chi phí trả lãi của STB năm 2011 tăng 4.111.025 tỷ đồng so với năm 2010,
VCB tăng 8.541 tỷ đồng gấp đôi STB. Chi trả lãi bao gồm chi trả tiền gửi và chi trả lãi
phát hành giấy tờ có giá. Việc chi trả lãi tăng cao trong năm 2011 chứng tỏ công tác
huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả tốt, đặc biệt là VCB. Ngoài ra, chi phí ngoài
lãi cũng tăng cao, năm 2011 chi phí ngoài lãi của STB tăng 2.162 tỷ đồng so với 2010,
VCB tăng 5.083 tỷ đồng tăng cao hơn STB 2.922 tỷ đồng. Ta thấy chi phí trả ngoài lãi
gồm có chi phí trả cho nhân viên, chi hoạt động quản lý công vụ và các chi phí khác
như khấu hao, lỗ kinh doanh ngoại hối, chi hoạt động thanh toán, chi phí tài sản... Chi
ngoài lãi của hai ngân hàng tăng là do tăng chi phí hoạt động dịch vụ, hoạt động khác
và chi quản lý chung. Đối với STB tuy chi phí tăng nhưng lợi nhuận từ các hoạt đông
dịch vụ hay hoạt động khác này không tăng dẫn đến làm giảm một phần lợi nhuận của
ngân hàng đây là một vấn đề đáng lo ngại buộc STB phải đưa ra nh ững phương án
hiệu quả hơn khi kinh doanh các loại hình này.
Cơ cấu chi phí của Vietcombank 2010-6/2012
Cơ cấu chi phí của Sacombank 2010-6/2012

2.3.3 Phân tích lợi nhuận.

Đơn vị: 1000 tỷ đồng
Lợi nhuận sau thuế 2010-6/2012
Quý II năm 2012, lợi nhuận sau thuế của STB đạt được là 1.174.092 triệu đồng

thấp hơn VCB 1.083.027 triệu đồng. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế của STB đạt được
9


là 1.995.857 triệu đồng tăng 85.517 triệu đồng so với năm 2010, VCB là 4.217.332
triệu đồng giảm 85.710 triệu đồng.
Năm 2011, lợi nhuận của ngân hàng STB có sự chuyển biến tốt như vậy là do
sự đóng góp đáng kể của nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng. Có thể nói hoạt động
tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng. Năm 2011 doanh số thu nợ tăng lên nhiều
so với 2010. Kết quả làm cho tổng doanh thu 2011 tăng lên đáng kể so vơi 2010, STB
tăng 6.338.041 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 46,34% và VCB là 13.538.576 triệu với tỷ
lệ tăng là 55,1%.
Nguồn vốn huy động của STB và VCB năm 2011 tăng lên so với 2010, làm
cho tổng chi phí của ngân hàng cũng tăng lên so với 2010, tổng chi phí STB tăng so
với 2010 là 6.302.524 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 53,56%, VCB tăng 13.624.286 triệu
đồng gấp đôi STB và tăng với tỷ lệ tăng 67,22%.
Năm 2011 cả thu nhập và chi phí của hai ngân hàng đều tăng. Tuy nhiên, với
STB tốc độ tăng của thu nhập cao hơn tốc độ tăng của chi phí dẫn đến phần tăng lên
của thu nhập đã bù đắp cho sự tăng thêm của chi phí làm cho lợi nhuận sau thuế tăng
vào năm 2011. Trong khi đó tốc độ tăng chi phí của VCB lại cao hơn thu nhập mà nó
đạt được đã dẫn đến lợi nhuận sau thuế 2011 đã giảm đi 85.710.000 triệu đồng so với
năm 2010.
3

Hiệu quả hoạt động
3.1 Khả năng thanh khoản

3.1.1 Tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng vốn huy động
Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng vốn huy động là chỉ tiêu đánh giá khả năng huy động
vốn của các ngân hàng để phục vụ cho vay hay chỉ tiêu này còn được sử dụng để đánh

giá việc sử dụng vốn huy động để cho vay có hiệu quả hay không. Một sự gia tăng tỉ
lệ dư nợ cho vay/tổng vốn huy động cho thấy ngân hàng đang có ít hơn “tấm đệm” để
tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột nhất các
ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng. Khi tỷ lệ này
tăng đến mức tương đối cao, các nhà quản trị ngân hàng ít muốn cho vay hay đầu tư
và thắt chặt tín dụng, do đó, lãi suất có chiều hướng tăng lên. Việc sử dụng mối quan
hệ giữa cho vay và tiền gửi như 1 thước đo về thanh khoản dựa trên tiền đề cho rằng
10


tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số tài sản sinh lời của ngân hàng. Vì thế,
khi tỉ lệ dư nợ cho vay/tổng vốn huy động tăng lên là tín hiệu cảnh báo về khả năng
thanh khoản của ngân hàng.
Hiện nay, ngoài rủi ro nợ xấu gia tăng, hệ thống NHTM luôn tiềm ẩn rủi ro kì
hạn, trong khi đại bộ phận nguồn vốn huy động của các ngân hàng hiện nay chủ yếu là
kì hạn ngắn, tiền gửi rất linh hoạt và biến động. Việc cho vay vượt quá khả năng huy
động tiền gửi cho thấy ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro thanh khoản.

Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng vốn
huy động

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

30/6/2012

Sacombank


64%

61%

71%

66,7%

Vietcombank

83.57%

84.88%

86.68%

84,33%

Qua bảng số liệu ta thấy, trong khoảng thời gian 2009-2011, tỷ lệ dư nợ cho
vay/tổng vốn huy động của VCB tăng 3,11%, STB tăng 7%. Nhưng tỷ lệ này ở VCB
vẫn cao hơn so với STB. Năm 2011, tổng vốn huy động của STB là 111.513 tỷ đồng,
giảm 11,6% so với năm 2010. Trong khi, tổng vốn huy động của VCB năm 2011 là
241.619 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2010. Năm 2011, ngành ngân hàng có nhiều
biến động, đặc biệt về lãi suất và tín dụng theo hướng không có lợi cho hoạt động của
các ngân hàng. NHNN liên tục điều chỉnh các lãi suất điều hành theo hướng thắt chặt
và đưa ra trần lãi suất huy động VND và USD nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và
ổn định kinh tế vĩ mô nên việc huy động vốn của STB gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên,
VCB cũng gặp khó khăn về huy động vốn ở những tháng đầu năm 2011 nhưng tình
hình được cải thiện vào những tháng cuối năm 2011 khi VCB huy động vốn tốt từ khu

dân cư chiếm trên 51% tổng vốn huy động và tình hình thanh khoản được cải thiện.
Bên cạnh đó, năm 2011, tổng dư nợ cho vay của STB và VCB lần lượt là
79.429 tỷ đồng, 209.418 tỷ đồng và tăng lần lượt là 2,5% và 18,4% so với năm 2010.
Do vốn huy động của STB năm 2011 giảm nhưng tổng dư nợ cho vay vẫn tăng làm
cho tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng vốn huy động tăng gần 10%. Đối với VCB, tốc độ tăng
của dư nợ cho vay cao hơn so với tốc độ tăng của tổng vốn huy động nên kết quả làm
cho tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng vốn huy động tăng gần 2% so với năm 2010. Năm 2011,

11


STB gặp khó khăn trong việc huy động vốn nhưng tỉ lệ cấp tín dụng vẫn tăng chứng tỏ
STB đang gặp vấn đề về thanh khoản.
Qua 6 tháng đầu năm 2012, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất huy động,
trần lãi suất huy động giảm 4% xuống còn 9%/năm. Cùng với đà giảm lãi suất huy
động, lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng giảm mạnh từ 20%-22%/năm vào cuối
quý 1 xuống mức 14%-17%/năm vào cuối quý 2 nhằm kích thích tăng trưởng tín
dụng. Tính đến hết quý 2, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng vốn huy động của STB là 66,7%
và VCB là 84,33%. So với cuối năm 2011, tỉ lệ dư nợ cho vay/tổng huy động vốn của
STB và VCB đều giảm chứng tỏ tính thanh khoản của các ngân hàng đang chuyển
biến theo chiều hướng tích cực.
Tuy nhiên, so với đầu năm 2012, tăng trưởng tín dụng của STB giảm 0,33%
còn VCB tăng 2,9%. Tính cho đến hết quý 2/2012, tăng trưởng tín dụng hệ thống ngân
hàng là 0,76% so với cuối năm 2011 cũng cho thấy dòng tiền vẫn còn quanh quẩn
trong hệ thống ngân hàng, chưa đến được với các doanh nghiệp và tình hình cho vay
chưa được được cải thiện. Chỉ có 1 số ít các ngân hàng lớn như MB, BIDV, VCB,
Agribank… là có tốc độ tăng trưởng tín dụng dương và mức tăng trưởng này chủ yếu
rơi vào các ngân hàng có nhiều khoản vay liên quan đến dự án của Chính phủ, các gói
hỗ trợ và hoạt động đặc thù. Một trong những nguyên nhân chính cản trở sự tăng
trưởng của hoạt động cho vay và khiến kinh doanh ngành ngân hàng tiếp tục gặp khó

khăn đó chính là tỉ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được
cải thiện rõ rệt trong quý 2 khi tín dụng hầu như không tăng trưởng trong khi huy
động vốn từ nền kinh tế tăng có chuyển biến tốt hơn và lãi suất huy động giảm dần.
Như vậy, tính đến hết quý 2, STB đang gặp khó khăn trong việc giải ngân vốn, tăng
trưởng tín dụng âm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
trong 6 tháng đầu năm.
Tỷ lệ dư nợ cho vay/Tổng tài sản
Tỷ số dư nợ cho vay trên tổng tài sản là một tỷ số tài chính cho biết hoạt động tín
3.1.2

dụng chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng tài sản của ngân hàng.
Như chúng ta đã biết, hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng và cơ bản nhất
trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và đây cũng là chức năng có vai trò và
tác dụng lớn đối với nền kinh tế xã hội. Các ngân hàng huy động và tập trung các
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, biến chúng thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế. Chính
12


vì vậy mà tỷ số dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu, đây chính là điểm khác biệt với các doanh nghiêp.
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đối mặt với một loạt khó khăn
và thách thức như: lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị
đình trệ, thị trường tài chính - tiền tệ bất ổn… Đối với hoạt động tín dụng do tổng cầu
giảm, tồn kho tăng, đặc biệt là tình trạng xấu đi của các món nợ cũ, sự đóng băng và
tụt dốc giá trị bất động sản – tài sản bảo đảm chính cho các món vay, nên tăng trưởng
rất chậm.
Cụ thể ở 2 ngân hàng VCB và STB, đó là:
Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài
sản


Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

30/06/2012

Vietcombank

55.43%

57.50%

57.11%

53,22%

Sacombank

56%

54%

57%

54,83%

Trong khoảng thời gian 2009-tháng 6/2012, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản
của VCB và STB đều trên 50% trong cơ cấu tài sản, đều tăng qua các năm với dao

động nhỏ từ 2%-3%. Năm 2009, VCB có tỷ lệ dư nợ cho vay chiếm 55,43% trong
tổng tài sản, đến năm 2010 tỷ lệ này tăng 2,07% và đến năm 2011, tỷ lệ này lại giảm
nhẹ so với năm 2010 là 0,39%. Tính đến quý 2/2012, tình hình kinh tế biến động, hoạt
động tín dụng tăng trưởng chậm, trong khi quy mô tổng tài sản tăng mạnh hơn dẫn
đến tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài sản giảm, đạt 53,22%, giảm 3,89% so với năm 2011.
Còn STB, năm 2009 tỷ lệ dư nợ cho vay chiếm 56% trong cơ cấu tổng tài sản; đến
năm 2010, tỷ lệ này giảm đi 2% và sang năm 2011, tỷ lệ này được nâng lên đạt 57%.
Tính đến quý 2/2012, tăng trưởng tín dụng của STB âm 0,33%, vì vậy mặc dù tổng tài
sản tăng nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài sản giảm còn 54,83%.
Như vậy, qua số liệu trên cho thấy hoạt động tín dụng đang tăng trưởng chậm
lại, nhìn chung VCB có tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài sản cao hơn STB, thể hiện quy
mô hoạt động cao hơn nhưng cũng chứa đựng rủi ro hơn.
Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, hiện nay đa số các ngân hàng đều có những
gói hỗ trợ lãi suất cho khách hàng, tung các chương trình khuyến mãi để kích tăng
trưởng tín dụng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng với bối cảnh hiện nay, khách hàng
13


có tình hình tài chính tốt không còn nhiều, vì thế các ngân hàng cũng khá thận trọng
khi cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp đang lâm nợ xấu.
Bên cạnh đó, không phải Doanh nghiệp nào cũng dám vay vốn lúc này dù nhu cầu vay
vốn của DN là lớn vì số DN có khả năng vay để kinh doanh có lãi sau khi trả nợ ngân
hàng là không nhiều. Mặt khác, thời gian thực hiện các chương trình tín dụng với lãi
suất ưu đãi đều có các quy định giới hạn và sẽ kết thúc chương trình khi đã cho vay
hết hạn mức. Do đó, các khoản chi ngân sách vào các dự án đầu tư công cần phải
mang lại được hiệu quả cao, từ đó sẽ kéo các ngành sản xuất, kinh doanh phục hồi trở
lại, tạo nguồn thu cho ngân sách và kích thích được sức mua của thị trường, hạn chế
sức ép hàng tồn kho. Các ngân hàng cần phải ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động
hơn nữa. Khi đó, dư nợ tín dụng cho vay của các ngân hàng sẽ được cải thiện tốt hơn.
3.2 Khả năng sinh lời

3.2.1 Suất sinh lời trên tài sản (ROA):
ROA
Vietcombank

Năm 2009
1,64%

Năm 2010
1,5%

Năm 2011
1,25%

30/6/2012
0,57%

Sacombank

1,79%

1,5%

1,44%

0,81%

ROA (lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân) dùng để đo lường hiệu
quả hoạt động đầu tư của ngân hàng trong việc sử dụng tài sản để tạo lợi nhuận sau
khi đã trừ thuế, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn vay hay
vốn chủ sở hữu. Trong khoảng thời gian 2009-tháng 6/2012, nhìn chung ROA của

VCB và STB đều giảm tức là hiệu quả hoạt động đầu tư của các ngân hàng này đang
có xu hướng giảm. So với năm 2009, ROA của STB năm 2011 giảm 0,35% còn VCB
giảm mạnh hơn 0,39%. Sang năm 2011, ROA của VCB giảm so với năm 2010 là
0,25%, còn STB giảm với tỷ lệ thấp hơn là 0,06%. Trong năm 2011, tổng tài sản của
VCB đạt 366.722 tỷ đồng, tăng 19,2% so với năm 2010 trong đó hoạt động tín dụng
tăng 19,18%, đầu tư giảm 10,64%, tài sản cố định tăng 64,25%... Do VCB là 1 ngân
hàng thương mại nhà nước trong đó nhà nước chiếm 90,72% vốn nên đối tượng khách
hàng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, chiếm 26,63% tổng dư nợ tín dụng.
Chính mối quan hệ tín dụng có tính chất “anh em” này, những ưu tiên cho các khoản
tín dụng trung và dài hạn về số lượng, về thời hạn, điều kiện đảm bảo và phương thức
hoàn trả vốn gốc lại chứa đựng thêm những rủi ro tiềm ẩn khác cho ngân hàng. Chẳng
14


hạn, xét việc cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp quốc doanh thì 1 khi xảy ra
vấn đề nợ xấu thì các khoản trích lập dự phòng rủi ro sẽ cao hơn nhiều so với trường
hợp các khoản cho vay đã được đảm bảo 100%. Trong năm 2011, chi phí dự phòng rủi
ro tín dụng của VCB là 3.474 tỷ đồng, tăng 151% so với năm 2010, trong khi đó, chi
phí dự phòng rủi ro tín dụng của STB năm 2011 là 376 tỷ đồng, tăng 54,7% so năm
2010. Tính đến quý 2/2012, ROA của STB là 0,81% vẫn lớn hơn của VCB là 0,57%.
Điều đó chứng tỏ, STB đã sử dụng tài sản 1 cách có hiệu quả hơn VCB.
3.2.2

Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):

ROE
Vietcombank
Sacombank

Năm 2009

25,58%
16,56%

Năm 2010
22,55%
15,04%

Năm 2011
17,08%
14,6%

30/6/2012
7,27%
8,48%

ROE (suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng
vốn của chủ sở hữu, thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào
ngân hàng. Trong khoảng thời gian 2009-2011, ROE của 2 ngân hàng đều giảm, trong
đó VCB giảm 8,4% còn STB giảm 2%. Lợi nhuận dành cho cổ đông của VCB giảm
mạnh hơn so với STB, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của VCB giảm là do hiệu quả
sử dụng tài sản giảm dần qua 3 năm cùng với sự thay đổi trong cơ cấu tài chính.
Nợ/Nguồn vốn
Vietcombank
Sacombank

Năm 2009
93,42%
89,55%

Năm 2010

93,22%
90,88%

Năm 2011
92,19%
89,72%

Tỷ lệ sử dụng nợ của VCB giảm qua các năm 2009-2011 nhưng vẫn cao hơn so
với STB. Vì vậy, ROE năm 2011 của VCB vẫn cao hơn của STB. Kết quả này củng cố
niềm tin của chủ sở hữu vào hoạt động của ngân hàng, tạo niềm tin cho khách hàng,
góp phần gia tăng khả năng tích lũy cho ngân hàng và gia tăng giá trị tài sản cho chủ
sở hữu, nâng cao vị thế so các ngân hàng khác. Tuy nhiên, tính đến quý 2/2012 tình
hình kinh tế biến động, nợ xấu tăng cao nên đã có sự thay đổi nhỏ, đó là ROE của
VCB đạt 7,27% thấp hơn so với STB là 8,48%.
Ta thấy, mối quan hệ giữa ROA và ROE thể hiện rõ sự đánh đổi cơ bản giữa rủi
ro và thu nhập mà các nhà quản lý ngân hàng phải đối mặt. Vì vậy, các ngân hàng cần
phải không ngừng nâng cao quản trị rủi ro, từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý,
giám sát rủi ro tín dụng, thị trường và tác nghiệp đặc biệt trong môi trường kinh doanh
đầy biến động hiện nay.
15


3.2.3

Thu nhập trên mỗi cổ phần thường (EPS)
(ĐVT:đồng)
EPS
Vietcombank
Sacombank


Năm 2009
2.105
2.771

Năm 2010
1.886
2.373

Năm 2011
1.789
2.241

EPS (thu nhập trên mỗi cổ phần thường) là phần lợi nhuận mà ngân hàng phân
bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. Trong những
năm gần đây, do nền kinh tế có nhiều biến động nên lợi nhuận của các ngân hàng sụt
giảm làm cho thu nhập trên mỗi cổ phần thường cũng giảm theo. Cụ thể, trong khoảng
thời gian 2009-2011, EPS của VCB giảm 316 đồng/1 cổ phiếu còn EPS của STB giảm
530 đồng/ 1 cổ phiếu. Như vậy, lơi nhuận mà STB tạo ra cho các cổ đông giảm mạnh
hơn so với VCB nhưng EPS vẫn cao hơn. Năm 2011, VCB chi trả 1789 đồng/1 cổ
phiếu trong khi STB chi trả 2241 đồng/1cổ phiếu, lớn hơn 452 đồng/1 cổ phiếu. Điều
đó chứng tỏ, thu nhập mà nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của STB sẽ cao hơn so với các
nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu VCB. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của VCB
năm 2011 là 4217 tỷ đồng, trong khi đó STB là 2033 tỷ đồng nhưng số lượng cổ phiếu
phổ thông đang lưu hành của VCB là gần 1970 triệu cổ phiếu gấp hơn 2 lần số lượng
cổ phiếu của STB là 922 triệu cổ phiếu.
3.3 Tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động

3.3.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng dùng
để phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng và xác định khả năng của ngân hàng

trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi
ro tín dụng, rủi ro vận hành. Khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tự tạo
ra 1 tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình vừa bảo vệ
những người gửi tiền trước rủi ro có thể xảy ra.
CAR= [(vốn cấp 1+vốn cấp 2)/tài sản đã điều chỉnh rủi ro] *100%
Vốn cấp 1 là nguồn lực cao nhất và có tính thanh khoản tốt nhất, chủ yếu đề
cập đến vốn cổ đông, vốn cấp 1 về cơ bản gồm vốn điều lệ, lợi nhuận không chia, các

16


quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự
trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển.
Vốn cấp 2 là thước đo tiềm lực tài chính của một ngân hàng, so với vốn cấp 1,
vốn cấp 2 được coi là có độ tin cậy, an toàn thấp hơn. Vốn cấp 2 không được vượt quá
100% vốn cấp 1.

CAR
Sacombank
Vietcombank

Năm 2009
11.41%
8.11%

Năm 2010
9.97%
9.0%

Năm 2011

13,18%
11.14%

Từ năm 2009 trở về trước, NHNN có quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
trong hoạt động của các ngân hàng thương mại là 8%. Như vậy, căn cứ vào quy định
tại thời điểm này thì STB và VCB đều có CAR >8%, cụ thể STB là 11,41% còn VCB
là 8,11%. Tuy nhiên, do hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro nên ngày
20/5/2010, NHNN đã ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định các tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trong đó điểm đáng chú ý là
trong thông tư trên có quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng từ 8% lên 9%. Để
đảm bảo an toàn vốn như theo quy định, đòi hỏi các ngân hàng sẽ phải rà soát lại toàn
bộ nguồn vốn và tài sản của mình. Do có sự thay đổi của CAR nên trong năm 2010,
STB và VCB đều có CAR>=9% nhưng CAR của VCB chỉ vừa chạm tới ngưỡng tối
thiểu mà NHNN quy định còn CAR của STB giảm 1,44% so với năm 2009. Có thể lý
giải cho sự thay đổi này là do thời gian áp dụng thông tư bắt đầu từ 1/10/2010 nên sẽ
khiến các tháng cuối năm, ngành ngân hàng sẽ gặp nhiều thách thức khi thực hiện
thông tư này. Bên cạnh đó, thông tư 13 cũng quy định chặt chẽ những thành phần cấu
thành nên tổng tài sản có rủi ro. Chính điều này, làm cho việc tính toán CAR của
nhiều ngân hàng thay đổi. Do đó, CAR của STB năm 2010 giảm và mặc dù, VCB đã
tích cực tái cơ cấu các khoản mục tài sản cũng như tăng vốn điều lệ nhưng do chịu sự
ảnh hưởng từ thông tư này làm cho CAR chỉ tăng vừa đủ như mức tối thiểu theo quy
định. Tuy nhiên, qua năm 2011, CAR của STB và VCB tốt hơn nhiều, lần lượt là
13,18% và 11,14% ,cao hơn hẳn mức 9% theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, CAR
của STB vẫn lớn hơn của VCB chứng tỏ STB có mức độ an toàn vốn cao hơn và rủi
ro tín dụng, rủi ro vận hành thấp hơnVCB.

17


Qua 6 tháng đầu năm 2012, hệ số an toàn vốn của các ngân hàng được cải

thiện hơn. Theo thông tin mới nhất từ VCB, hệ số CAR của ngân hàng tính tại thời
điểm cuối năm 2011 là 11,13% nhưng sang năm 2012, CAR đã tăng lên hơn 14%.
Nguyên nhân là do đầu năm 2012, VCB đã tiếp nhận được nguồn vốn là gần 567
triệu USD tương đương gần 12.000 tỷ đồng từ Mizuho Coporate Bank - cổ đông
nước ngoài chiếm 15% cổ phần của VCB. Như vậy, sau khi tiếp nhận thêm nguồn
vốn này, VCB hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng đảm bảo an toàn vốn trong năm
2012, chứ không còn chật vật với tỷ lệ này như vài năm trước đặc biệt trong điều
kiện tăng trưởng tín dụng chậm và nợ xấu gia tăng như hiện nay. Đối với STB, là
ngân hàng luôn có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hơn so với các ngân hàng khác và
giữ trung bình trong khoảng 11%-12% lớn hơn mức 9% như theo NHNN sẽ đảm
bảo an toàn cho hoạt động tài chính của ngân hàng.
3.3.2

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ

Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân
loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn)”.
Đồng thời, tại Điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các ngân hàng thương
mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các
nhóm thích hợp. Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố:



Đã quá hạn trên 90 ngày
Khả năng trả nợ đáng lo ngại.
Theo Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN, tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ ≤ 3%
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

Năm 2009


Năm 2010

Năm 2011

30/06/2012

Vietcombank

2,47%

2,83%

2,03%

3,5%

Sacombank

0,69%

0,52%

0,56%

1,29%

Toàn ngành

2,2


2,5

3,2

4,47%

DPRRTD

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Vietcomba
nk
Sacomban
k

4625 tỷ

-

5689 tỷ

+23%

5328 tỷ


-6,3%

7.073 tỷ

516 tỷ

-

821 tỷ

+59%

813 tỷ

-0,97%

967 tỷ

18

30/06/2012
+32,8%
+18,9%


Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của 2 ngân hàng trên đều thấp hơn so với quy định
của NHNN. Trong đó, STB có tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp, đều dưới 1,5%, chứng tỏ
ngân hàng đã quản lý việc cho vay khá hiệu quả. Còn VCB, tỷ lệ nợ xấu nhìn chung là
khá cao, thậm chí vào quý 2/2012 tỷ lệ này còn cao hơn cả quy định của NHNN. Sở dĩ
VCB có tỷ lệ nợ xấu cao cũng là tất nhiên bởi quy mô hoạt động lớn nên quy mô nợ

cũng không thể nhỏ. Và có thể nợ xấu cao này là do họ phải gánh chịu quá nhiều nợ từ
các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không hiệu quả, điển hình là Vinashin, Vinaline…
Nền kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, làm cho khả năng thanh toán
và hoạt động của doanh nghiệp xấu đi và theo dây chuyền thì khi doanh nghiệp làm ăn
sa sút, không hiệu quả thì nợ xấu sẽ càng tăng lên.
Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính
quốc gia - việc nợ xấu tăng nhanh không nên đổ lỗi tất cả cho ngân hàng. Theo ông,
các doanh nghiệp không thể trụ nổi trong tình hình hiện nay nên mới để nợ xấu nhiều
thêm.
Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của VCB là 2,47%, đến năm 2010 tỷ lệ này tăng 0,36%
và đến năm 2011 lại giảm 0,8%, đến quý 2/2012, tỷ lệ này tăng mạnh lên tới 3,5%,
con số này khá cao so với các ngân hàng trong cùng hệ thống.
Còn ngân hàng STB, năm 2009, tỷ lệ nợ xấu là 0,69%; đến năm 2010 tỷ lệ nợ
xấu giảm đi 0,17%; sang năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 0,56%, tăng 0,04% so với năm
2010 . Sang quý 2/2012 , dư nợ cho vay tăng 151 tỷ, tuy nhiên do nợ xấu tăng mạnh,
gấp đôi so với năm 2011 nên tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đạt 1,29%, tăng 0,73% . Nhìn
chung tỷ lệ nợ xấu của STB là khá tốt, giữ ở tỷ lệ thấp so với các ngân hàng khác.
Năm 2009
Nợ nhóm 5
Tổng dư nợ
Nợ nhóm 5/Tổng dư nợ
Dự phòng cho vay

2663 tỷ
141.621 tỷ
1,88%
4625

VIETCOMBANK
Năm 2010

3593 tỷ
176.813 tỷ
2,03%
5689

19

Năm 2011

30/06/2012

2347 tỷ
209.418
1,12%
5328

3946
215.509
1,83%
7073


Tổng dư nợ
Nợ nhóm 5
Nợ nhóm 5/ tổng dư nợ
Dự phòng cho vay

Năm 2009
59.657 tỷ
181 tỷ

0,3%
516 tỷ

SACOMBANK
Năm 2010
82.485 tỷ
352 tỷ
0,43%
821 tỷ

Năm 2011
80.539 tỷ
168 tỷ
0,21%
813 tỷ

30/06/2012
80.275
317 tỷ
0,39%
966 tỷ

Qua những phân tích trên cho ta thấy, hoạt động tín dụng của VCB chứa đựng
nhiều rủi ro hơn STB. Vì vậy, 2 ngân hàng trên nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống
ngân hàng nói chung cần quản lý, giám sát chất lượng tín dụng, đặc biệt là việc thực
hiện hệ thống thông tin xếp hạng khách hàng, tăng cường công tác thanh tra, giám sát
trên cơ sở rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng, giám sát kỷ luật hạch toán và tuân thủ các
quy định về công tác tín dụng
3.3.3 Tỷ lệ dự phòng RRTD/ Tổng dư nợ


ĐVT: tỷ đồng
Biểu đồ: dự phòng rủi ro cho vay khách hàng giai đoạn 2009-6/2012
DP/Tổng dư nợ
Vietcombank
Sacombank

Năm 2009
3,27%
0,86%

Năm 2010
3,22%
1%

Năm 2011
2,54%
1,01%

30/06/2012
3,28%
1,21%

Nhìn chung, tình hình kinh tế năm 2012 có nhiều biến động, ảnh hưởng đến
hoạt động của toàn bộ thống ngân hàng, nên VCB và STB cũng không tránh khỏi. Bài
toán nợ xấu được đặt ra đối với các ngân hàng khi tỷ lệ nợ xấu thực tế được cho là lớn
hơn nhiều so với mức trên 3% tổng dư nợ mà NHNN công bố.. Bên cạnh đó, từ ngày
1/4/2012, NHNN sẽ chính thức công bố đều đặn 5/12 chỉ tiêu an toàn hoạt động của
hệ thống ngân hàng gồm CAR, ROA, ROE, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự nợ trong từng lĩnh
vực. Theo đó, việc chính thức công khai tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống có thể có
những ảnh hưởng nhất định đến niềm tin của người dân vào tính an toàn của hệ thống

ngân hàng. Hiện tại, ngoài các khoản trích lập dự phòng có sẵn tại các ngân hàng, vấn
đề xử lý nợ xấu vẫn chưa có lời giải cụ thể và sẽ là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến

20


quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay và tương lai của các ngân hàng trong
những năm tới.
Như đã phân tích ở tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ở trên, ta thấy để tránh sự biến
động về tình hình chính do các khoản nợ xấu có thể gây ra, các ngân hàng đã thực
hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trích lập dự phòng này cũng biến động
cùng chiều với sự biến động của dư nợ cho vay. Năm 2012, nợ xấu các ngân hàng
tăng mạnh vì các khoản nợ cũ quá hạn đang tăng lên trong khi ngân hàng huy động
mà lại không cho vay ra được, doanh nghiệp phá sản nhiều, nợ có khả năng mất vốn
(nhóm 5), nợ nghi ngờ (nhóm 4) cũng tăng mạnh. Chính vì vậy mà việc trích lập dự
phòng của các ngân hàng cũng có sự thay đổi mạnh. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về
tỷ lệ dự phòng nợ xấu/tổng dư nợ của 2 ngân hàng.
Nhìn chung tỷ lệ dự phòng nợ xấu/tổng dư nợ của VCB cao hơn STB, VCB
dao động trong khoảng 2,5% - 3,5%; trong khi đó STB chỉ dao động khoảng 1%. Điều
này cũng dễ hiểu vì VCB có quy mô tín dụng gấp đôi STB, hơn nữa VCB phải gánh
chịu nhiều nợ từ các DNNN làm ăn kém hậu quả.
Năm 2009, dư nợ cho vay của VCB là 141.621 tỷ, tỷ lệ nợ xấu là 2,47%, ngân
hàng đã trích lập dự phòng là 4.625 tỷ, chiếm tỷ trọng 3,27% so với tổng dư nợ. Sang
năm 2010, dư nợ tăng 25%, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng nên việc trích lập dự phòng cũng
tăng lên so với năm 2009 là 1064 tỷ, tốc độ tăng là 23%. Tuy nhiên do tốc độ tăng dư
nợ tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng trích lập dự phòng nên tỷ lệ dự phòng nợ xấu/
tổng dư nợ năm 2010 chỉ chiếm 3,22%. Năm 2011, tỷ lệ dự phòng nợ xấu/ tổng dư nợ
dư nợ giảm còn 2,03% vì dư nợ cho vay tiếp tục tăng, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2,03%
nên việc trích lập dự phòng cũng được điều chỉnh giảm xuống. Sang quý 2/2012, tỷ lệ
nợ xấu tăng mạnh nên tỷ lệ dự phòng nợ xấu/ tổng dư nợ là 3,28%, tăng so với năm

2010 là 0,74%.
Đối với STB, năm 2009 dư nợ cho vay là 59.657 tỷ, tỷ lệ nợ xấu là 0,69%, tỷ lệ
dự phòng nợ xấu/ tổng dư nợ dư nợ là 0,86%. Sang năm 2010, mặc dù tỷ lệ nợ xấu
giảm đi còn 0,52% nhưng dư nợ cho vay tăng mạnh, nên tỷ lệ dự phòng này đạt 1%.
Sang năm 2011, dư nợ cho vay của STB giảm đi nên việc trích lập dự phòng cũng
21


giảm đi, nhưng do tốc độ giảm của dư nợ cho vay là 2,4%, giảm mạnh hơn so với tốc
độ giảm của trích lập dự phòng là 0,97% nên tỷ lệ dự phòng nợ xấu/ tổng dư nợ dư nợ
tăng nhẹ so với năm 2010, chiếm tỷ trọng là 1,01%. Bước sang quý 2/2012, tốc độ
tăng trưởng tín dụng âm, dư nợ cho vay giảm, tỷ lệ nợ xấu tăng gấp đôi so với năm
2011 nên tỷ lệ này tăng so với năm 2011, đạt 1,21%.
Nhìn chung, tỷ lệ dự phòng nợ xấu/ tổng dư nợ dư nợ của VCB và STB đều lớn
hơn so với tỷ lệ nợ xấu, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên tỷ
lệ này ở VCB còn khá cao nên ảnh hưởng làm giảm sút lợi nhuận đáng kể.
4. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Vietcombank và Sacombank

Qua phân tích cho thấy, VCB là ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ 2 trong hệ
thống ngân hàng. Tình hình kinh doanh của VCB có xu hướng giảm khi khả năng sinh
lời (ROE) giảm cho thấy hiệu quả hoạt động của VCB không cao và nợ xấu tăng cao,
ở mức cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết. Tuy nhiên, đây cũng là xu hướng
chung của ngành ngân hàng trong nền kinh tế khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó, VCB
vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao và tăng trưởng tín dụng cao. Trong
khi, trong nửa đầu năm 2012, hệ thống ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm
thậm chí có ngân hàng có tốc độ tăng trưởng âm như STB. VCB là ngân hàng có tốc
độ tăng trưởng tín dụng cao.
Tại quý 2/2012, STB là ngân hàng có hoạt động kinh doanh tương đối tốt so
với các ngân hàng khác. Tỷ lệ ROA luôn đạt ở mức cao là ngân hàng có chất lượng tài
sản vẫn được kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, nợ xấu luôn giữ ở mức thấp trong nhiều

năm, tuy nhiên đã tăng vào năm 2012 cùng với tình trạng nợ xấu chung của toàn
ngành nhưng vẫn là 1 trong số ít các ngân hàng có mức nợ xấu thấp nhất trong hệ
thống ngân hàng. Ngoài ra, STB luôn có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức cao 11%12% nên sẽ đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm
2012, STB đang đối mặt với tốc độ tăng trưởng tín dụng âm trong khi tốc độ tăng
trưởng huy động vốn tăng. Điều đó, chứng tỏ STB đang gặp khó khăn trong vấn đề
tăng trưởng tín dụng. Hiệu quả chi phí của STB đang thấp hơn so với các ngân hàng

22


khác, khả năng thanh khoản của ngân hàng chỉ ở mức trung bình và rủi ro thanh khoản
vẫn là nỗi lo tiềm ẩn của ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh của NHTM có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực
hoạt động và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, tình hình tài chính của
NHTM có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các DN, tâm lý của
người dân, cũng như của cả nền kinh tế. Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá thực
trạng tài chính của các NHTM không chỉ là nhu cầu cấp thiết phục vụ cho hoạt động
quản lý của chính nhà quản trị ngân hàng mà còn là đòi hỏi mang tính bắt buộc của
ngân hàng trung ương…Đứng ở mỗi vị thế khác nhau sẽ có những nhìn nhận khác
nhau:
-

Đối với nhà quản trị ngân hàng, tỷ số ROA là phương pháp tốt nhất để đo lường hiệu
quả của ngân hàng, phản ánh năng lực quản trị của ngân hàng về sử dụng tài chính và
những nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận. Ở đây, STB có hiệu quả hoạt động đầu tư

-

có thể nói là tốt hơn VCB thông qua chỉ tiêu ROA
Đối với cổ đông, họ có thể sẽ chọn ngân hàng STB vì thu nhập trên cổ phiếu mà họ

giữ của STB cao hơn so với VCB. Tuy nhiên, do sự uy tín cũng như quy mô của VCB
trong hệ thống ngân hàng nên ngoài chỉ tiêu thu nhập trên cổ phiếu, các cổ đông còn
quan tâm đến khả năng sinh lời của ngân hàng (ROE), hiệu quả hoạt động kinh doanh
cũng như xu hướng phát triển trong tương lai của ngân hàng. Đặc biệt, đầu năm 2012,
VCB nhận được vốn góp từ cổ đông Zumiho – 1 cố đông nước ngoài nên tiềm lực tài

-

chính của VCB sẽ được củng cố hơn.
Ở vị thế nhà nước, họ quan tâm đến các chỉ số về an toàn, khả năng thanh khoản, theo
phân tích ở trên thì STB đảm bảo về các chỉ số này hơn so với VCB, tỷ lệ nợ xấu cũng
duy trì ở mức độ thấp hơn so với VCB. Vì VCB là ngân hàng quốc doanh mới cổ phần
hóa nên có tỷ lệ nợ xấu cao cũng là tất nhiên bởi quy mô hoạt động lớn nên quy mô nợ
cũng không thể nhỏ, và có thể nợ xấu cao này là do họ phải gánh chịu quá nhiều nợ từ

-

các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không hiệu quả, điển hình là Vinashin, Vinaline…
Đối với khách hàng, họ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng
cung cấp, mỗi ngân hàng sẽ có những điểm mạnh riêng của mình.
Vì vậy, khi phân tích hoạt động giữa các ngân hàng thì cần xem xét, nhìn nhận
ở nhiều góc độ khác nhau, trong đó quy mô ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan
23


trọng, thường được đo lường bằng tổng tài sản hay tổng tiền gửi. Đối với ngân hàng
có quy mô trung bình thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ thu nhập hoạt động cận
biên cao, tỷ số hiệu quả hoạt động là tốt. Ngược lại, đối với các ngân hàng lớn thường
có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên lớn vì số lượng các dịch vụ thu phí khá lớn, dường
như mức rủi ro tín dụng cũng cao hơn. Vì vậy, ở đây nhóm chọn 2 ngân hàng nói

chung đều có quy mô lớn để phân tích, đánh giá. VCB một ngân hàng quốc doanh đã
cổ phần hóa, quy mô lớn, còn STB là NHTM có quy mô tương đối lớn. Thông qua bài
phân tích trên, mong rằng các bạn sẽ có thêm thông tin để hiểu rõ về tình hình hoạt
động của 2 ngân hàng nói riêng, cũng như có cái nhìn bao quát về hoạt động của hệ
thống ngân hàng nói chung.
5. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng:

Thông qua số liệu và tình hình thực tế về hoạt động kinh doanh tại ngân hàng
STB và VCB trong khoảng thời gian 2009-2011 đã phần nào phác họa toàn cảnh hiệu
quả hoạt động của ngân hàng, những kết quả đạt được và những khó khăn gặp phải.
Vì vậy, sau đây nhóm xin đề xuất một số giải pháp để khắc phục những hạn chế trong
quá trình hoạt động kinh doanh của 2 ngân hàng trên cũng như của toàn bộ hệ thống
ngân hàng.
5.1 Đối với công tác huy động vốn


Tăng cường huy động vốn trung và dài hạn
Đây là nguồn vốn có chất lượng cao, không ảnh hưởng đến khả năng thanh

khoản của ngân hàng, hiện tại nguồn vốn này còn thấp, không tương xứng với quy mô
tín dụng trung và dài hạn. Để có thể thu hút thêm nguồn vốn này, ngân hàng cần chú ý
ngoài yếu tố lãi suất cần phải mở rộng thêm nhiều tiện ích, khuyến mãi để khách hàng
có thể lựa chọn và cạnh tranh tốt.
Tuy nhiên, việc tăng huy động vốn trung và dài hạn đồng nghĩa với việc chi phí
huy động của ngân hàng tăng lên. Do đó, dựa trên tình hình thực tế cũng như kinh
nghiệm quản lý, ban lãnh đạo ngân hàng cần phải tính toán, cân nhắc giữa lợi ích và
rủi ro để đưa ra quyết định hợp lý.
• Tăng cường hơn nữa việc huy động tiền gửi thanh toán từ các tổ chức kinh tế
Đây là nguồn vốn có chi phí thấp, quy mô tính trên từng món tiền gửi thường
lớn. Để thu hút nguồn tiền này thì ngân hàng phải nâng cao chất lượng hoạt động

thanh toán, có chính sách ưu đãi giành cho khách hàng thường xuyên giao dịch.
24


• Tăng trưởng vốn bền vững:

Các ngân hàng cần xây dựng chiến lược tăng vốn phù hợp với tốc độ gia tăng
tài sản cũng như đi kèm với việc sử dụng vốn hợp lý để đảm bảo sự phát triển bền
vững, lâu dài. Và các ngân hàng cũng nên chú ý vấn đề quản lý đòn bẩy tài chính
trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn như hiện nay.
5.2 Đối với hoạt động tín dụng
• Xây dựng danh mục tín dụng theo hướng đa dạng hóa
Giúp ngân hàng khai tốt thị trường, tránh bỏ lỡ những thị trường tiềm năng cho
đối thủ cạnh tranh, đồng thời tạo ra mối quan hệ để phát triển các dịch vụ khác của
ngân hàng.


Nâng cao chất lượng tín dụng thông qua công tác thẩm định
Cần thực hiện tốt khâu thẩm định thông qua phân tích tình hình tài chính của

khách hàng, cần nắm rõ năng lực sản xuất kinh doanh cũng như năng lực tài chính
quản lý của khách hàng
• Tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm tín dụng của mình, đồng thời lãi suất cho vay phải
mang tính cạnh tranh.

KẾT LUẬN

Như chúng ta đã biết, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tích cực chuẩn bị
những điều kiện cần thiết để tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng dần
vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, điều này tạo ra cơ hội để phát triển nhanh

25


×