Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

năng lực cạnh tranh của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.84 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHÓM
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

ĐỀ TÀI:

GV: Trịnh Quốc Trung
Lớp : MG009_1_121_T08
Nhóm: 7

TP.HCM – 2012

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

Trịnh Thị Huê

030525090068


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN



Nhóm 7

2

Lương Thị Hương

030525090073

3

Nguyễn Thị Liễu

030525090112

4

Trần Thị Phương Thảo

030525090223

5

Phan Thanh Diệu Huyền

030525090065

2



Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

MỤC LỤC

Nhóm 7

3


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
NHTMNN

Ngân hàng thương mại Nhà nước

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

TCTD


Tổ chức tín dụng

Nhóm 7

4


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

LỜI MỞ ĐẦU
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đều tìm mọi cách để nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình. Các biện pháp mà doanh nghiệp tiến hành để nâng cao khả
năng cạnh tranh như cải tiến dịch vụ…giúp tiết kiệm chi phí… Ngân hàng là một
doanh nghiệp đặc biệt, năng lực cạnh tranh của ngân hàng là vấn đề đáng được quan
tâm trong một nền kinh tế phát triển như ngày nay. Chẳng hạn, một dịch vụ hoàn hảo
sẽ giúp cho doanh nghiệp có được các sản phẩm dịch vụ mang tính cạnh tranh cao hơn
nhờ chất lượng dịch vụ được bảo đảm và uy tín. Vì vậy, nâng cao khả năng cạnh tranh
là việc tăng cường các hoạt động từ dịch vụ, kinh tế, khả năng ra quyết định… nhằm
giúp cho doanh nghiệp cũng như là ngân hàng đứng vững và phát triển trong nền kinh
tế.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, mở ra cho các ngân hàng nhiều cơ hội cũng
như làm tăng thêm nhiều đối thủ cạnh tranh. Trước những cơ hội và thách thức như
vậy mỗi ngân hàng phải tìm cách vượt qua nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không
chỉ riêng ngân hàng mà còn tác động đến cả nền kinh tế. Trong cơ chế thị trường, cạnh
tranh là một quy luật tất yếu khách quan. Các ngân hàng tham gia thị trường đều phải
chấp nhận cạnh tranh. Cạnh tranh, chấp nhận cạnh tranh và cạnh tranh bằng tất cả khả
năng của mình mới có thể giúp cho các ngân hàng tồn tại và phát triển. Chính vì vậy,
tăng khả năng cạnh tranh, phát huy năng lực có sẵn và tiềm tàng là một điều tất yếu
của mỗi một ngân hàng hoạt động trong cơ chế thị trường. Để hiểu hơn vể năng lực

cạnh tranh của các ngân hàng, chúng tôi sẽ đi chi tiết hơn vào tìm hiểu “Năng lực cạnh
tranh của nhóm Ngân hàng thương mại Nhà nước”. Nhằm đánh giá và đưa ra một số
giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của nhóm ngân hàng.
Nhóm 7

Nhóm 7

5


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

1. KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.

Khái niệm, đặc điểm năng lực cạnh tranh

1.1.1.

Khái niệm
Bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một loại
hàng hoá nào đó trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Đây là một điều tất
yếu và là đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường.
Hiểu theo một nghĩa chung nhất, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế trong việc giành giật thị trường và khách hàng và các điều
kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực chất của cạnh tranh là sự
tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường.
Một doanh nghiệp muốn có một vị trí vững chắc trên thị trường và ngày càng
được mở rộng thì cần phải có một tiềm lực đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên thị
trường. Cái đó chính là khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Khả năng cạnh

tranh của một doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị
trí của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một mức lợi
nhuận ít nhất là bằng tỉ lệ đòi hỏi cho việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.

1.1.2.

Đặc điểm
Cạnh tranh là một điều tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường. Các
doanh nghiệp bắt buộc phải chấp nhận cạnh tranh, ganh đua với nhau, phải luôn không
ngừng tiến bộ để giành được ưu thế tương đối so với đối thủ.
Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh bắt buộc họ phải tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh một cách có hiệu quả cao nhất nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Kết
quả cạnh tranh sẽ loại bỏ được các doanh nghiệp yếu kém và giúp phát triển các doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Ở Việt Nam, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là
một quy luật kinh tế khách quan và được coi như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ
chức điều hành kinh doanh trong từng doanh nghiệp.

1.2.

Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Chúng ta có thể điểm qua
các vai trò chính:
 Đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

Cạnh tranh là một điều bất khả kháng trong nền kinh tế thị trường. Các doanh
nghiệp, các nhà kinh doanh dịch vụ khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự
cạnh tranh. Cạnh tranh có thể coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp
không thể lẩn tránh và phải tìm mọi cách để vươn lên, chiếm ưu thế.

Nhóm 7

6


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

Như vậy cạnh tranh buộc các nhà dich vụ phải luôn tìm cách nâng cao chất lượng dịch
vụ, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng, của thị trường. Cạnh tranh gây
nên sức ép đối với các doanh nghiệp qua đó làm cho các doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả hơn.
 Đối với người tiêu dùng

Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng nhận được các dich vụ ngày càng đa dạng,
phong phú hơn. Chất lượng của dịch vụ được nâng cao trong khi đó chi phí bỏ ra ngày
càng thấp hơn. Cạnh tranh cũng làm quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và
quan tâm tới nhiều hơn.
 Đối với nền kinh tế - xã hội.

1.3.



Tạo động lực phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội, tạo ra sự đổi mới,
mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn, giúp xoá bỏ các độc quyền bất hợp lý, bất bình
đẳng trong kinh doanh.



Giúp tăng tính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp, tạo ra được các doanh nghiệp

mạnh hơn, một đội ngũ những người làm kinh doanh giỏi, chân chính.



Cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lí giữa các
loại lợi ích của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.
Tuy nhiên, cạnh tranh không chỉ toàn là những ưu điểm, mà nó còn có cả những
khuyêt tật cố hữu mang đặc trưng của cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường bắt buộc
các doanh nghiệp phải thực sự tham gia vào cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Chính
điều này đòi hỏi cần phải có sự quản lý của nhà nước, đảm bảo cho các doanh nghiệp
có thể tự do cạnh tranh một cách lành mạnh có hiệu quả.
Các loại hình cạnh tranh.
Tùy thuộc theo ngành nghề, đối tượng mà chia ra các loại hình cạnh tranh.
Nhưng cơ bản là có các loại hình sau.
 Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường.
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua.
- Cạnh tranh giữa người mua và người mua.
- Cạnh tranh giữa người bán và người bán.

Xét trong lĩnh vực ngân hàng, đối với nhóm NHTMNN mà chúng ta nghiên cứu
thì loại hình cạnh tranh được nhìn nhận để đánh giá ở đây là cạnh tranh giữa người bán
với người bán. Đây là một cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất và phổ biến trong
nền kinh tế thị trường hiên nay. Các ngân hàng phải luôn phát huy năng lực cạnh tranh
của mình để giành cho mình những ưu thế về thị trường và khách hàng nhằm mục tiêu
tồn tại và phát triển. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là kẻ mạnh (cả về khả năng vật

Nhóm 7

7



Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

chất và trình độ chuyên môn) sẽ là người chiến thắng còn những doanh nghiệp nào
không có đủ tiềm lực sẽ bị thua cuộc và bị đào thải khỏi thị trường.
 Xét theo tính chất và mức độ, cạnh tranh được chia làm ba loại
- Cạnh tranh hoàn hảo
- Cạnh tranh không hoàn hảo
- Cạnh tranh độc quyền
2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHÓM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ

NƯỚC
2.1 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của NHTM không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh của NHTM mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng
các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Một NHTM có năng lực
tài chính tốt phải là NHTM luôn duy trì được hoạt động bình thường và phát triển một
cách ổn định, bền vững trong mọi điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước
và trên thế giới. NHTM có khả năng cung cấp tín dụng có hiệu quả và các dịch vụ tài
chính cho nền kinh tế. NHTM luôn đáp ứng đầy đủ yêu cầu khách hàng về vốn và các
dịch vụ ngân hàng phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong nước và thế
giới. NHTM còn phải bảo đảm được sự tồn tại và phát triển của mình một cách an
toàn, không xảy ra những đổ vỡ hay phá sản.
Năng lực tài chính của đóng vai trò vô cùng quan trọng. Năng lực tài chính
càng được đảm bảo thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng càng thấp và năng lực
cạnh tranh của NHTM trên thị trường càng cao. Do vậy, năng lực tài chính của NHTM
phải không ngừng được nâng cao và hoàn thiện và là điều kiện không thể thiếu được
đối với bất cứ một NHTM nào.
Năng lực tài chính của một NHTM thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản

có, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, khả năng tồn tại và phát triển một cách
an toàn không để xảy ra đổ vỡ hay phá sản.
Trước tiên, xét về quy mô vốn điều lệ của các NHTMNN đã có sự gia tăng
đáng kể. Trong đó, Các ngân hàng lớn là Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank
đều đã có vốn điều lệ trên 1 tỷ USD.
Bảng: Quy mô vốn điều lệ một số ngân hàng thương mại Nhà nước (đvt: tỷ đồng)

Nhóm 7

Ngân hàng

Năm 2010

Năm 2011

Agribank

20.810

29.606
8

Năm 2012
29.154


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

Vietcombank


17.588

19.698

23.174

Vietinbank

15.173

20.230

26.217

BIDV

14.600

23.962

23.011

MHB

3.000

3.055

3.369


(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các ngân hàng và www.sbv.gov.vn)

Về phương diện mức độ an toàn vốn, theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN
ngày 25/5/2010 của NHNN Việt Nam, kể từ ngày 1/10/2010 tỷ lệ an toàn vốn của các
NHTM tối thiểu phải là 9%. Năm 2011, với sự gia tăng vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn
tối thiếu (CAR) của các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV đều trên mức tối
thiểu 9%. Tuy nhiên, Agribank vẫn chưa đạt được chỉ tiêu ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Bảng: Tỷ lệ an toàn vốn một số ngân hàng thương mại Nhà nước (đvt: %)
Ngân hàng

Năm 2010

Năm 2011

Agribank

6%1

8%1

Vietcombank

9%

11,14%

Vietinbank

8,02%


10.57%

BIDV

9,32%

11,07%

(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các ngân hàng)

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 26/2012/TT-NHNN quy định rõ
điều kiện, thủ tục tổ chức tín dụng được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán trong nước và nước ngoài. Thông tư nhấn mạnh, các tổ chức phải có tỷ lệ
nợ xấu dưới 3% so với tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý trong thời gian 2 quý liền kề
trước quý đề nghị mới được chấp thuận niêm yết. Vậy mức tỷ lệ nợ xấu bình quân là
3%.
Bảng: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của một số ngân hàng thương mại Nhà nước
Ngân hàng

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012 (2 quý
đầu)

Agribank

3,75%


6%1

-

Vietcombank

2,83%

2,03%

3,47%

Vietinbank

0,66%

0,75%

2,45%

BIDV

2,16%2

2,96%

-

1 />2 />
Nhóm 7


9


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

MHB

1,9%

2,31%

-

Bảng: Tỷ lệ ROA và ROE của một số ngân hàng thương mại Nhà nước
Ngân hàng

Năm 2010

Năm 2011

ROA

ROE

ROA

ROE

Vietcombank


1,5%

22,55%

1,25%

17,08%

Vietinbank

1,5%

22,1%

2,03%

26,74%

BIDV

1,13%

17,96%

0,83%

13,2%

(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các ngân hàng)


Hình: So sánh ROA và ROE của một số ngân hàng thương mại Nhà nước trong 2
năm 2010 và 2011

Năm 2011, Vietinbank: Tổng tài sản đạt 460.600 tỷ đồng, tăng 25%; tổng
nguồn vốn huy động đạt 420.212 tỷ đồng, tăng 24%; dư nợ cho vay và đầu tư đạt
430.100 tỷ đồng, tăng 23%; nợ xấu ở mức 0,75%. Lợi nhuận trước thuế đạt 8.392 tỷ
đồng, tăng 81% so với năm 2010 và đạt 165% so với kế hoạch Đại hội đồng cổ đông
đề ra. Lợi nhuận sau thuế đạt 6.259 tỷ đồng, tăng 81% so với 2010.
Vietcombank: Tổng tài sản là 366.722 tỷ đồng tăng trưởng 19,2%; tổng nguồn
vốn huy động 241.700 tỷ đồng tăng trưởng 16,0%; dư nợ tín dụng đạt 209.418 tăng
18,4% so với 2010; tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,03%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt
5.697 tỷ đồng, tăng 2,3% so với năm 2010 và đạt 100,8% kế hoạch Đại hội đồng cổ
đông giao (5.650 tỷ đồng). Nhưng lợi nhuận sau thuế là 4.217 tỷ đồng, giảm 1,99% so
với 2010.
BIDV: tổng tài sản là 405.755 tỷ đồng, tăng 11%; huy động vốn đạt 285.581 tỷ
đồng, tăng 6,8%; dư nợ tín dụng 293.900 tỷ đồng, tăng 16%; tỷ lệ nợ xấu ở mức
2,96%. Lợi nhuận trước thuế là 4.220 tỷ đồng, giảm 8.7%. Lợi nhuận sau thuế là 3.199
tỷ đồng, giảm 14,9% so với 2010.
Agribank: năm 2010, tổng tài sản là 524.000 tỷ đồng, ước tính đến cuối năm
2011 là 545.000 tỷ đồng. Đến 31/10/2011, tổng nguồn vốn đạt 483.724 tỷ đồng; ước
đạt 504.425 tỷ đồng vào cuối năm 2011. Trong đó, vốn huy động từ khách hàng (thị
trường I) đạt 443.815 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91,7% nguồn vốn huy động; ước đạt
448.938 tỷ đồng vào cuối năm 2011, chiếm tỷ trọng 88,9%. Dư nợ cho vay nền kinh tế

Nhóm 7

10



Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

đạt 421.173 tỷ đồng; ước đạt 432.009 tỷ đồng vào cuối năm 2011 3. Tính đến cuối quý
3 năm 2011, lợi nhuận trước thuế đạt 5.588 tỷ đồng, tăng 5,2%; lợi nhuận sau thuế là
5.213 tỷ đồng, tăng 1,2% so với 2010 4. Nhưng tỷ lệ nợ xấu rất cao 6%.
MHB: Tổng tài sản 47.281 tỷ đồng giảm 7,6% so với 2010, vốn huy động là
38.237 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch, chiếm tỉ lệ 81% tổng nguồn vốn nhưng chỉ tăng
rất nhỏ 0.34% so với 2010 (38.106 tỷ đồng). Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống là
22.954 tỷ đồng, tăng 326 tỷ (tỷ lệ tăng 1,44%) so với năm 2010, tỷ lệ nợ xấu 2,31%.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 114 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2010. Lợi nhuận
sau thuế đạt gần 84 tỷ đồng, tăng 3,7% so với 2010.
Năm 2011 là một năm mà cả nền kinh tế toàn cầu đều gặp khó khăn. Suy thoái
kinh tế tiếp tục đe doạ nước Mỹ, khủng hoảng nợ công diễn ra trên diện rộng. Do đó,
kinh tế trong nước cũng không khỏi gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ
mô tiềm ẩn những rủi ro, bất ổn. Các NHTMNN cũng hoạt động không đạt hiệu quả
tốt. Tuy nhiên, qua những số liệu được thu thập từ những Báo cáo thường niên của các
ngân hàng trên, ta thấy rằng Vietinbank và Vietcombank là hai ngân hàng vẫn giữ
được hoạt động kinh doanh ổn định, có năng lực tài chính tốt trong các NHTMNN.
Tổng tài sản và nguồn vốn huy động tăng đáng kể, dư nợ tín dụng cũng tăng cao.
Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận của các ngân hàng trong 6
tháng đầu năm có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2011. Hai ngân hàng niêm yết
Vietcombank và Vietinbank đã công bố báo cáo tài chính riêng lẻ quý II và tổng kết
hoạt động 6 tháng đầu năm. Sau 6 tháng, nhiều ngân hàng lớn không những bị giảm
lợi nhuận mà còn tăng nợ xấu. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) giảm
lợi nhuận nhiều nhất. 6 tháng, lãi sau thuế của Vietinbank chỉ đạt hơn 1.959 tỷ đồng giảm tới gần 30% so với con số lãi gần 2.735 tỷ cùng kỳ năm ngoái. Vietinbank cũng
có tốc độ tăng trưởng tín dụng âm (âm 3,1%) sau nửa đầu năm 2012. Trước đó,
Vietinbank được Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở nhóm cao
nhất 17% một năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp cũng là tình cảnh chung của
nhiều ngân hàng trong nửa đầu năm nay. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng 2,96%, lợi
nhuận sau thuế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sau 6 tháng đạt

2.155 tỷ đồng - giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.5
2.2 Năng lực thị phần

Trong bối cảnh hiện nay, hệ thống NHTMNN đang giữ vai trò quan trọng, là
“cánh tay đắc lực” của Chính phủ trong thực thi chính sách tiền tệ nhằm thực hiện mục
tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.
3 Tổng quan Agribank 2011
4 Báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 năm 2011
5 />
Nhóm 7

11


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

Các NHTMNN có đặc điểm rõ nét là sự vượt trội về thị phần huy động và thị phần cho
vay. Theo đánh giá của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ưu thế này sẽ ít có khả năng
thay đổi trong tương lai gần. Mặc dù vậy, cùng với sự năng động trong việc cung ứng
các sản phẩm dịch vụ mới, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội, các NHTM
khối cổ phần được dự báo sẽ tiếp tục khẳng định được vị thế và chiếm giữ thị phần
ngày càng cao trên thị trường.
Hình: Thị phần tiền gửi của các ngân hàng năm 2011

Hình: Thị phần cho vay của các Ngân hàng năm 2011

(Nguồn: MHBS tổng hợp từ Báo cáo tài chính các ngân hàng)
Năm 2011, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, cho vay và đầu
tư song các NHTMNN luôn bám sát chỉ đạo của Chính phủ, tiên phong đi đầu trong
các đợt giảm lãi suất theo chỉ đạo của NHNN. Thị phần huy động vốn từ dân cư phần

lớn là của các NHTMNN, chiếm gần 65% tổng huy động toàn ngành. Cũng tương tự
Nhóm 7

12


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

như thị phần huy động, thị phần cho vay của các NHTMNN cũng chiếm tỷ trọng lớn,
hơn 65% trong tổng cho vay toàn ngành góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn
cho các tổ chức và cá nhân để sản xuất, kinh doanh, đặc biệt đối với các lĩnh vực sản
xuất, xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Số liệu thống kê của Vụ Dự báo - thống kê tiền tệ (NHNN) cho thấy, tỷ trọng
của các khối ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, ngân hàng liên doanh, quỹ tín
dụng nhân dân hiện vẫn rất nhỏ trong tổng cơ cấu huy động và tín dụng của toàn hệ
thống (chỉ quanh 15% thị phần tín dụng và trên dưới 10% tổng huy động). Còn lại, áp
đảo vẫn là khối ngân hàng quốc doanh và sự gia tăng đáng chú ý từ khối thương mại
cổ phần.
NHTMNN mạnh trong cạnh tranh tiền gửi dân cư. Vốn tiền gửi dân cư chiếm
43%/tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM. Tỉ trọng này cao hơn ở các
NHTM cổ phần (trên 50%-70%/) do lãi suất huy động của các NH này cao hơn. Ở
NHTMNN thường chỉ chiếm trên 30%. Ý thức được sự ổn định của tiền gửi dân cư
trong bối cảnh tiền gửi tổ chức liên tục sụt giảm, năm 2011, các NHTMNN cũng cạnh
tranh gay gắt với các NHTM cổ phần. Ngoài ra, thay vì công bố mức lãi suất huy động
cao, NHTMNN thường lẩn bằng hình thức khuyến mãi. Cộng thêm giá trị khuyến mãi
thì thực tế lãi suất huy động của các NHTMNN có phần còn cao hơn NHTM cổ phần.
Cho đến nay, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn là khách hàng chính của các
NHTM nhà nước, nhưng cùng với tiến trình cổ phần hoá và những biểu hiện yếu kém,
hạn chế của loại hình doanh nghiệp này trong kinh tế thị trường, các NHTMNN đã đẩy
mạnh cơ cấu lại nền khách hàng theo hướng điều chỉnh nâng tỉ trọng khách hàng là

doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân. Đối với DNNN chú trọng các doanh
nghiệp được xếp hạng tín dụng từ A trở lên. Một khi mặt bằng lãi suất cho vay không
chênh lệch lắm thì khách hàng khu vực tư nhân thường vay vốn NHTM cổ phần, vì thủ
tục đơn giản và được chăm sóc tốt hơn, nhưng khi lãi suất có sự chênh lệch lớn thì
đương nhiên họ chọn NHTMNN.
Không thể phủ nhận vai trò của các NHTMNN trong việc bình ổn thị trường
tiền tệ. Sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và NHNN cho các ngân hàng này cũng là để các
NHTMNN phát huy tốt được vai trò của mình. Tuy nhiên, thông tin tốc độ tăng trưởng
dư nợ của các NHTMNN lớn hơn tốc độ tăng dư nợ và một số NHTMNN trở thành
con nợ của các NHTM cổ phần cũng là những cảnh báo về quản trị rủi ro, đặc biệt là
rủi ro thanh khoản và đảm bảo các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng của
một số NHTMNN đang có vấn đề. Bên cạnh đó, tỉ lệ các khoản nợ xấu của một số
NHTMNN cũng đang tăng mạnh. NHTMNN có nhiều lợi thế, nhưng quá lạm dụng có
thể dẫn đến rủi ro.
2.3 Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực

Nhóm 7

13


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

Các nghiệp vụ của một NHTM thường rất đa dạng và phong phú, do đó, những
yêu cầu về kỹ năng, trình độ, kiến thức đối với đội ngũ nhân viên làm việc cho các
ngân hàng cũng rất đa dạng. Tuỳ thuộc vào loại hình nghiệp vụ chuyên môn cũng như
cấp độ công việc mà người nhân viên ngân hàng phải có những kỹ năng, kiến thức,
phẩm chất nhất định. Chính vì những yêu cầu rất đa dạng về nhân sự như thế nên việc
đánh giá đội ngũ nhân lực của mỗi ngân hàng thường rất khó khăn. Tuy nhiên, xét một
cách tổng thể, đội ngũ nhân viên của các ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều

bất cập.Chất lượng nguồn nhân lực tại các NHTM Việt Nam chưa cao, chưa thật sự
nhạy bén với những thay đổi của ngành, đặc biệt tại các NHTM khối nhà nước. Do lực
lượng lao động cũ còn nhiều, nên trình độ lao động của các NHTM Nhà nước còn
nhiều bất cập: nhiều cán bộ nâng cao trình độ dưới hình thức hoàn chỉnh đại học làm
cho số trình độ đại học tăng lên về lượng nhưng chưa thật sự nâng cao trình độ về chất.
Bảng: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của một số NHTM năm
2011 (đvt: lao động/%)
Ngân hàng

Tổng số lao Trên đại
động
học

Đại học

Cao đẳng,
trung cấp

Trình độ
khác

Nhóm NHTMNN
Agribank

42.000

1,22%

76,78%


6,3%

15,7%

Vietinbank

18.142

1,77%

70,75%

6,37%

21,11%

BIDV

17.897

4,02%

74,43%

12,78%

8,77%

Vietcombank


12.508

3,44%

76,30%

10,59%

9,67%

Nhóm NHTMCP
Eximbank

5.579

1,35%

62,07%

16%

20,58%

Sacombank

10.289

0,88%

58,94%


17,73%

22,45%

ACB

9.113

1,78%

85,41%

9,37%

3,44%

Mặc dù vậy vẫn phải khẳng định rằng trình độ lao động của các NHTMNN đã
được nâng lên đáng kể, tỷ lệ trên đại học và đại học trong cơ cấu lao động của các
NHTMNN khá cao. Điều này chứng tỏ các NHTMNN đang đẩy mạnh vấn đề tìm
Nhóm 7

14


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

kiếm, bổ sung thêm nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao,
thậm chí xem đây là yếu tố tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Từ năm 2008, các NHTMNN đã áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực như:


Đảm bảo chất lượng nhân lực được tuyển dụng vào

Nhiều NHTMNN đã xấy dựng các tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng; tổ chức
phỏng vấn, thi tuyển để đảm bảo chất lượng nhân lực đầu vào. Ngoài các tiêu chuẩn về
chuyên môn nghiệp vụ, các NHTMNN còn đỏi hỏi các nhân viên được tuyển dụng
phải có trình độ ngoại ngữ, tin học, tuổi tác, giới tính và thậm chí là ngoại hình. Thông
thường, quy trình tuyển dụng của các ngân hàng qua ba giai đoạn là: sơ tuyển, thi
tuyển và phỏng vấn. Do đó đảm bảo được chất lượng nhân viên được tuyển dụng với
tỷ lệ bình quân 1/8 (tức 1 người được nhận trong số 8 người).
 Chính sách thu hút nhân lực

Nhiều NHTMNN đã sử dụng các chính sách về tiền lương, tiền thưởng, chế độ
đãi ngộ… để giữ chân và thu hút những nhân viên giỏi.
 Đào tạo nhân lực

Hàng năm có khoảng 20 – 30% cán bộ được đi học các lớp đào tạo về nghiệp
vụ. Nhiều NHTMNN thành lập Trung tâm đào tạo có sự liên kết với các trường đại
học trong nước và thế giới.
Bên cạnh đó, trình độ quản trị của các NHTM Việt Nam nói chung và
NHTMNN nói riêng còn hạn chế. Yếu tố này liên quan đến vấn đề nhân sự, trình độ
nhân sự. Việt Nam còn thiếu rất nhiều chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực ngân hàng.
Điều này không những đáng lo ngại cho các ngân hàng nội địa trong vấn đề quản lý
ngân hàng mà còn là nguy cơ tạo ra cạnh tranh nhân lực giữa các ngân hàng, đẩy chi
phí tiền lương, tiền công lao động lên cao. Các ngân hàng trong nước sẽ gặp khó khăn
và phải đối mặt với sự chảy máu chất xám.
2.4 Năng lực cạnh tranh về công nghệ


Số lượng máy ATM của các NHTMNN tăng nhanh đặc biệt trong giai đoạn
2000-2009 tại các vùng kinh tế trọng điểm để chiếm lĩnh địa bàn kinh tế phát triển ,
trung tâm thương mại, khu vực đông dân cư nhưng chậm lại trong những năm gần đây,
cùng chung xu hướng với các nhóm NHTM khác tại Việt Nam. Nguyên nhân là do các
NH này đang cơ cấu lại hoạt động thẻ. Mặt khác, do chi phí cho ATM tăng cao, không
cân đối giữa lợi ích mang lại và chi phí bỏ ra.
Theo FBNC, tính đến tháng 5 năm 2012, trong số 13.600 máy trên toàn thị
trường, nhóm NHTMNN vẫn dẫn đầu số lượng máy: Agribank chiếm đa số khoảng
Nhóm 7

15


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

15,4% thị phần với 2.100 máy; Vietinbank chiếm 13,4% với 1.829 máy; Vietcombank
chiếm 12,5% với 1.700 máy.
Bảng: Số lượng máy ATM của một số ngân hàng thương mại
STT

Ngân hàng

Số lượng ATM

Nhóm NHTMNN
1

Agribank

1702


2

Vietinbank

1217

3

Vietcombank

1530

4

MHB

186

5

BIDV

994
Nhóm NHTMCP

1

Sacombank


610

2

Habubank

52

3

Đông Á

1247

4

Eximbank

260

5

Techcombank

937

Nhóm NH 100% vốn nước ngoài
1

Standard Chartered


5

(Thống kê số lượng máy ATM - Cập nhật đến ngày 25/11/2010)

Số lượng POS tăng lên trong những năm vừa qua do chi phí đầu tư không lớn
và khách hàng không phải sử dụng tiền mặt. Đến cuối năm 2011, cả nước có hơn
66.000 POS.
(Theo Báo cáo thường niên của BIDV năm 2011)

Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 (PSBM2)
hoàn thành tháng 06 năm 2011 đã góp phần cải thiện đáng kể tốc độ cũng như uy tín
của các giao dịch thanh toán liên ngân hàng tại Việt Nam đối với tất cả các nhóm ngân
hàng, từ 2 tuần năm 2005 giảm xuống còn 1 ngày, với tốc độ tăng trưởng theo cấp số
nhân (646%) các giao dịch tín dụng toàn quốc (2005 – tháng 6/2011). Các ngân hàng
tham gia dự án chỉ mất vài phút để xử lý các giao dịch chuyển tiền của khách hàng so
với thời gian nhiều ngày trong năm 2004 và 2005.

Nhóm 7

16


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu hướng tất yếu của các NHTM trên thế giới cũng
như ở Việt Nam. Các NHTMNN xác định thị trường bán lẻ trong kế hoạch cơ cấu lại
ngân hàng, cổ phần hóa ngân hàng sau năm 2010. Hệ thống NHTMNN xác định chiến
lược thực hiện dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu dựa vào phát triển các dịch vụ mới
dựa trên công nghệ, tạo sự khác biệt trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

2.5 Năng lực cạnh tranh về hệ thống kênh phân phối

Mạng lưới chi nhánh, phòng và điểm giao dịch đã có bước phát triển lớn mạnh
cả về quy mô lẫn chất lượng. Số lượng điểm mạng lưới BIDV tăng trưởng 7% trong
khi tốc độ tăng trưởng quy mô hoạt động cũng ở mức tương ứng. BIDV mở mới 05 chi
nhánh (CN Bến Thành, Chợ Lớn, Phú Nhuận, TP Hưng Yên, Đông Hải Phòng), trong
đó có 03 chi nhánh tại địa bàn Tp Hồ Chí Minh. Đồng thời, BIDV đã mở mới thêm 27
PGD trên toàn quốc. Năm 2011, MHB đã đưa 02 Chi nhánh (Huế, Thanh Hóa) và 08
phòng giao dịch mới vào hoạt động. Thực hiện chiến lược mở rộng quy mô hoạt động,
năm 2011 Vietcombank đã thành lập thêm 4 chi nhánh mới (Ninh Thuận, Trung Đô,
Bạc Liêu, Việt Trì) và 21 phòng giao dịch, có trên 1300 NH đại lý tại 100 quốc gia và
vùng lãnh thổ cùng với gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước.
Hình: Biểu đồ so sánh số lượng chi nhánh của một số NHTMNN năm 2011
(Theo Báo cáo thường niên của các NHTMNN năm 2011)
2.6 Năng lực cạnh tranh về mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng

Trước sự tham gia thị trường ngày càng sâu rộng của các ngân hàg nước ngoài,
các ngân hàng trong nước đang đối mặt với nguy cơ mất dần lợi thế về mạng lưới chi
nhánh, độ am hiểu thị trường, khách hàng nội địa truyền thống. Do đó cần đa dạng hoá
sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá khách hàng cho vay và tiền gửi,
nâng cao trình độ và cung cấp dịch vụ như: kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế,
tín dụng thương mại quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý quỹ, môi giới tiền tệ,
v.v... Mặc dù các sản phẩm giữa các ngân hàng có sự tương tự nhau, hầu như ngân
hàng nào cũng có chung các sản phẩm được cho là chủ chốt không thể thay thế, tuy
nhiên mỗi ngân hàng vẫn giữ cho mình nét đặc thù riêng, nếu như ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam có lợi thế cạnh tranh là nguồn vốn ngoại tệ dồi dào và dịch vụ thanh
toán quốc tế, ngân hàng Đầu tư và Phát triển có lợi thế trong việc thẩm định và cho
vay các dự án đầu tư, thì ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có lợi thế
trong cho vay và phát triển lĩnh vực chuyên về nông nghiệp, NHTM Cổ phần Công
thương Việt Nam lại chiếm thế mạnh phát triển dịch vụ kiều hối. Chính vì thế dịch vụ

ngân hàng trong thời gian qua đã có những thành tựu lớn góp phần vào việc tăng tỷ
trọng thu cho ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng, được thể hiện
qua:

Nhóm 7

17


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN


Sản phẩm dịch vụ ngân hàng luôn được hoàn thiện và bổ sung mới, chất lượng các
dịch vụ truyền thống ngày càng hoàn thiện, phát triển và ngày càng nâng cao cùng với
sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại, các dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày càng
ra đời và phát triển mạnh mẽ như dịch vụ thẻ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử
như Home banking, Internet banking, Mobile banking,… Không những thế, dịch vụ
ngân hàng bán lẻ hiện nay cũng được các ngân hàng chú trọng phát triển.



Môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện với hệ thống các văn bản dưới luật được ban
hành.



Hệ thống các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng phát triển ngày càng đa dạng, với
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế và có sự tham gia
ngày càng sâu rộng của các thủ thể nước ngoài đã thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ trong
việc cung ứng dịch vụ ngân hàng trên thị trường.




Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các chủ thể trong nền kinh tế được
mở rộng, đặc biệt đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các cá nhân.



Giá cả dịch vụ ngân hàng từng bước đã được tự do hóa. Các cam kết về mở cửa lĩnh
vực tài chính ngân hàng được Chính phủ tuân thủ theo lộ trình đã ký kết.
Bên cạnh những thành tựu mà dịch vụ ngân hàng có được thì vẫn còn những
hạn chế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng như:



Hệ số an toàn vốn tối thiểu chưa đạt so với chuẩn của Basel III nên rủi ro của các
ngân hàng là rất cao, còn khả năng mở rộng tín dụng trong những năm tiếp theo là rất
khó khăn nếu không tăng thêm vốn tự có.



Sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, chưa tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận dịch vụ ngân
hàng, chưa khai thác được các phân đoạn thị trường. Mặc dù đã có khá nhiều sản phẩm
dịch vụ mới được các ngân hàng đưa vào kinh doanh.
Nhìn chung danh mục sản phẩm của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn chưa
thật phong phú, phần lớn chỉ tập trung vào các nghiệp vụ có tính truyền thống, tính
tiện ích chưa cao. Những dịch vụ hiện các ngân hàng đang cung cấp thì rất nhiều
nhưng nhiều khách hàng vẫn chưa có được sự hiểu biết đầy đủ về chúng (hiểu biết về
nội dung dịch vụ, về các văn bản, quy định hiện hành, quyền và nghĩa vụ khi sử dụng
dịch vụ, lợi ích khi sử dụng dịch vụ ,…) để có thể sử dụng một cách hiệu quả. Khoảng

cách giữa ngân hàng và các khách hàng vẫn còn lớn do bản thân ngân hàng chưa chủ
động tiếp cận với khách hàng, chủ yếu là khách hàng tự tìm đến ngân hàng.
Chất lượng dịch vụ do các ngân hàng Việt Nam cung cấp (thể hiện ở tốc độ xử lý
nghiệp vụ, độ an toàn, chính xác, tính tiện lợi) chưa cao, thủ tục giao dịch còn rườm
rà, phức tạp,… nên có phân đoạn thị trường các ngân hàng Việt Nam chưa thể chiếm
lĩnh với thị phần cao mặc dù có lợi thế về mạng lưới. Nhóm khách hàng mà các ngân
hàng Việt Nam khó thu hút là các doanh nghiệp có vốn nước ngoài trong các khu chế
xuất, khu công nghiệp – khu vực có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tổng thể của
Nhóm 7

18


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

nền kinh tế. Thị trường khách hàng tư nhân, nhất là khu vực nông thôn cũng chưa
được khai thác tốt.
Bảng: Biến động thị phần thị trường dịch vụ ngân hàng (%)
2008

2009

Nhóm ngân hàng

Vốn huy
động

Cho vay

Vốn huy

động

Cho vay

NHTMNN

56,06

55,66

49,1

54,13

NHTMCP & Quỹ TD

35,06

33,81

42,7

36,73

Liên doanh & nước ngoài

8,08

10,53


7,53

9,14

(Nguồn : Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Hoạt động kinh doanh phát triển mới nặng về số lượng, chưa đi vào chất lượng
Mặc dù ngân hàng đã đạt nhiều kết quả cao trong kinh doanh nhưng về cơ bản các
ngân hàng chủ yếu mới chú trọng tăng trưởng về số lượng, còn chất lượng tăng trưởng
để đảm bảo tăng trưởng bền vững vẫn chưa được chú trọng, thể hiện ở chất lượng tín
dụng kém, độ rủi ro cao; hiệu quả hoạt động kinh doanh còn thấp.
Hệ thống khung pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn
chế, thiếu cơ sở pháp lý cho việc cung cấp dịch vụ mới và chưa phù hợp với sự thay
đổi của thị trường dịch vụ ngân hàng đang được tự do hóa.6
2.7

Năng lực cạnh tranh trong thương hiệu.

Không giống như các ngành sản xuất hàng hoá, cùng một thương hiệu nhưng có
những nhãn hàng khác nhau, nếu có một nhãn hiệu thất bại cũng không ảnh hưởng
nhiều đến thương hiệu chung, còn các sản phẩm của ngành ngân hàng mang cùng một
thương hiệu duy nhất. Dù là nghiệp vụ cho vay, huy động, thanh toán quốc tế, phát
hành thẻ ATM… tất cả đều cùng mang một thương hiệu. Do đó, việc xây dựng và phát
triển bền vững cho thương hiệu phải nhất quán và đồng bộ cho tất cả các sản phẩm
cung cấp, chúng ta phải hiểu rõ được những lợi thế và những hạn chế để từ đó có thể
phát triển thương hiệu không chỉ lớn mạnh trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc
tế, thành một tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, phát triển bền
vững7.

6 />7 />

Nhóm 7

19


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

Mỗi một ngân hàng đều tạo cho mình một thương hiệu riêng, chính vì thế mà ta
không thể so sánh hay cân đo được, mà chỉ có thể biết thương hiệu nào mạnh hơn là
nhờ vào sự thỏa mãn của khách hàng đối với ngân hàng, bởi chúng thể hiện đầy đủ sự
nhất quán, vững vàng về tài chính; độ tin cậy cao, đồng thời bao hàm tính hiệu quả
trong hoạt động ngân hàng đó, do đó mà thương hiệu cũng là một năng lực cạnh tranh
của ngân hàng. Tuy nhiên năng lực này hiện nay vẫn chưa mạnh khi đi ra cạnh tranh
trong khu vực và quốc tế, một số ngân hàng đã thiết lập các chi nhánh, đại lý tại một
số nước phát triển nhưng mới chỉ dừng lại dưới hình thức thu nhận, chuyển tiền kiều
hối hay thăm dò thị trường.
3.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC
3.1

Giải pháp đối với các NHTM

- Tăng cường năng lực tài chính theo hướng tăng quy mô vốn điều lệ, đảm bảo
mức an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế và tuân thủ pháp luật ngân hàng Việt Nam.
Theo đó, các NHTM cần xác định một tỷ lệ hợp lý lợi nhuận ròng được sử dụng hằng
năm để tăng vốn điều lệ hoặc có thể tiến hành sáp nhập và mua lại (M&As) các ngân
hàng nhỏ để hình thành nên một ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn hơn. Thật vậy,
hoạt động M&As là một trong những phương thức quan trọng để nâng cao năng lực
cạnh tranh của các NHTM nội địa Việt Nam thông qua việc gia tăng giá trị và nâng

cao hiệu quả quản trị rủi ro trước sự cạnh tranh khốc liệt của những tập đoàn tài chính
khổng lồ nước ngoài khi mà Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế
và thực hiện các cam kết mở cửa thị trường.
- Xây dựng được một đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, có tinh thần
trách nhiệm và phẩm chất đạo đức tốt. Tích cực đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nghiệp
vụ thường xuyên cho cán bộ nhân viên đối với các sản phẩm dịch vụ mới cung ứng.
Đặc biệt, các NHTM nên cân nhắc xây dựng và nâng cấp hệ thống E-Learning để đơn
giản hóa công tác tập huấn, đào tạo.
- Xây dựng và phát triển sản phẩm mới với những tiện tích mới và phong phú
hơn. Thật vậy, phát triển sản phẩm mới là một trong những yếu tố quyết định năng lực
cạnh tranh của NHTM bởi vì suy cho cùng các NHTM cạnh tranh lẫn nhau thông qua
chuỗi các sản phẩm cung ứng của họ. Ngoài ra, sản phẩm dịch vụ ngân hàng không có
tính độc quyền, dễ bị sao chép, vì vậy các ngân hàng chỉ có thể tạo thế mạnh hay sự
khác biệt cho ngân hàng bằng cách sử dụng các dịch vụ cộng thêm. Để nâng cao năng
lực cạnh tranh của sản phẩm, NHTM cần xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới
và có sựđầu tư thỏa đáng trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
- Ngoài ra, tiếp tục hoàn thiện công nghệ, mở rộng các loại sản phẩm mới trên
cơ sởđảm bảo tính chính xác, kịp thời, bảo mật và an toàn.

Nhóm 7

20


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

- Rà soát lại hệ thống kênh phân phối, đầu tư có trọng điểm, có chiến lược dài
hạn, không chạy theo số lượng, tránh tình trạng dư thừa, gây khó khăn cho triển khai
đồng bộ, hiện đại hóa công nghệ, gây sự lãng phí trong giao dịch, chi phí cố định và
nhân sự.

- Xây dựng, củng cố và phát triển thương hiệu ngân hàng.
Thương hiệu của ngân hàng khẳng định vị thế của nó trên thị trường. Vị thế của
ngân hàng được thể hiện qua thị phần sản phẩm so với sản phẩm cùng loại, uy tín
thương hiệu sản phẩm đố với khách hàng, sự hoàn hảo của các dịch vụ và được đo
bằng thị phần của các sản phẩm dịch vụđó trên thị trường. Theo đó, ngân hàng cần cố
gắng theo đuổi chiến lược phát triển thương hiệu riêng, đặc thù gắn với các sản phẩm
và thế mạnh riêng có.
3.2

Một số kiến nghị, đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- NHNN Việt Nam với tư cách cơ quan quản lý ngành, hằng năm tổ chức đánh
giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của các TCTD.
- Ngoài ra, NHNN cần thành lập một số tổ chức hỗ trợ tư vấn cho các NHTM
về nhà cung cấp và cách thức chuyển giao công nghệ ngân hàng, tránh nhập khẩu bãi
thải công nghệ hoặc công nghệ kém cạnh tranh.
- Tạo điều kiện tăng cường tính tự chủ cho các ngân hàng.
Mặc dù các NHTMNN là đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi nhất song cũng là
đối tượng phải chịu nhiều quy định mang tính chất hành chính nhất trong khối các
NHTM, làm mất đi sự linh hoạt và chủ động trong việc thực hiện các quyết định kinh
doanh.

Nhóm 7

21


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế Việt
Nam từng bước mở cửa dịch vụ ngân hàng, nhằm hướng đến xây dựng hệ thống ngân
hàng cạnh tranh bình đẳng trên bình diện quốc tế theo khuôn khổ pháp lý phù hợp và
thống nhất. Hơn bao giờ hết sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên
gay gắt, thách thức đối với các Ngân hàng thương mại Nhà nước càng gia tăng khi
Chính phủ Việt Nam tháo dỡ rào cản đối với các Ngân hàng thương mại nước ngoài
và tiến đến xóa bỏ những bảo hộ của Nhà nước đối với ngân hàng trong nước. Vì vậy
đánh giá chính xác năng lực và vị thế cạnh tranh của Ngân hàng thương Việt Nam
trong điều kiện hiện nay là yêu cầu cần thiết.
Trong nền kinh tế cạnh tranh như ngày nay, các ngân hàng muốn đứng vững
trên thị trường thì phải có đủ sức cạnh tranh từ năng lực tài chính, nguồn nhân lực đến
cả công nghệ phải đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Với vai trò là một ngành
có tầm ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, ngành ngân hàng đã
có những chuyên biến uan trọng trong tất cả các lĩnh vực, từ việc sưa đổi, bổ sung các
vă bản pháp luật nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng, tiến
hành cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng
cao đến việc từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thông tin.
Mặc dù, các ngân hàng đã có nhiều cố gắng từ bản thân và có nhiều sự hỗ trợ từ
nhà nước song vẫn còn nhiều khó khăn, khuyết điểm và cần có những giải pháp nhằm
nâng cao sức cạnh tranh của các ngân hàng.

Nhóm 7

22


Năng lực cạnh tranh của nhóm NHTMNN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2011

2.

www.sbv.gov.vn

3.

www.vneconomy.vn

4.

www.baomoi.com

5.

www.ebank.vnexpress.net

6.

www.vcci.com.vn

7.

www.vneconomy.vn

8.

www.imvn.biz/vn


9.



Nhóm 7

23



×