Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

MONITORING sản khoa ThS. Nguyễn Quốc Tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.41 MB, 76 trang )

MONITORING SẢN KHOA
ThS. Nguyễn Quốc Tuấn
Bộ môn Phụ Sản Trường ĐHYDCT


Nếu có thể chọn lựa lần nữa trong cuộc đời có lẽ tôi
sẽ chọn một nghề khác, một nghề nào đó mà tôi có
thể ngủ ngon giấc - không còn sợ bị đánh thức nửa
đêm, sợ khi đứng giữa cái sống và chết, sợ phải
quyết định số phận một con người. Các bạn nên
nhớ rằng những thất bại của chúng ta, không phải
chúng ta mà chính người bệnh phải trả giá đôi khi
bằng sinh mạng của chính họ.


Y học cao thượng ở chỗ trách nhiệm. Không có trách
nhiệm thì cuộc đời này sẽ dẫy đầy tội lỗi mà không
bị trừng phạt. Can đảm nhận tội, người ta sẽ ít
phạm tội hơn và người kết án cũng bớt nghiêm
khắc hơn. Đã trót sinh ra và vào vai thầy thuốc thì ta
hãy tiếp tục con đường của mình cho đến hết đời,
và đến một ngày phán xét nào đó ít ra ta có đủ can
đảm nói rằng: tôi đã cố hết sức mình…


Đánh giá sức khỏe thai nhi
(Assessment fetal well-being)
- Đếm cử động thai (kick counts ).
- Nghe tim thai: Pinard ; Doppler.
- Siêu âm sản khoa: trắng đen, màu, chỉ số Manning
- Đo CTG (CardioTocoGraphy)




Các bước thực hiện đo CTG
- Kiểm tra lại chỉ định của bác sĩ.
- Ghi nhận tình trạng hiện tại của sản phụ và thai nhi.
- Khuyên sản phụ nên đi tiểu trước khi đo.
- Sản phụ nằm tư thế sản phụ khoa.
- Kiểm tra xem khi nằm sản phụ có khó thở hay không (nếu
có phải cho nghiêng trái hoặc nằm đầu cao)
- Thực hiện thủ thuật Leopold.
- Sử dụng ống nghe Pinad để nghe tim thai.
- Đặt đầu dò nghe tim thai ở vị trí đã xác định.
- Đặt đầu dò bắt cơn co tử cung ở đáy tử cung.


Các bước thực hiện đo CTG
- Cho giấy ghi chạy ra 1 khoảng trắng (ghi tên, tuổi . . . của
sản phụ).
- Bắt đầu chạy giấy đo.
- Kiểm tra trương lực của cơn co tử cung. Nếu trương lực
quá cao thì phải chỉnh về trương lực cơ bản.
- Khi hết thời gian đo, kiểm tra xem có bất thường hay
không.
+ Nếu có: tiếp tục đo và báo bác sĩ.
+ Nếu không có: thì ngưng chạy giấy, bấm nút để giấy
chạy ra 1 khoảng trắng rồi mới xé giấy.
- Đưa bác sĩ đọc kết quả.




Các yếu tố cần biết trước khi đọc CTG
1. Lâm sàng: tuổi thai, tình trạng sản phụ . . .
2. Tên của sản phụ trên giấy ghi.
3. Hai khoảng trắng ở 2 đầu giấy ghi.
4. Số lượng nhịp tim của của mỗi ô trên giấy ghi.
5. Tốc độ chạy của giấy.
6. Thời gian đo tim thai.






Các bước đọc CTG
1. Nhịp tim thai cơ bản.
2. Dao động nội tại.
3. Nhịp tim thai tăng.
4. Nhịp tim thai giảm.
5. Cơn co tử cung.


Nhịp tim thai cơ bản
1. Định nghĩa: là giá trị trung bình của nhịp tim thai
(không tính nhịp tăng hoặc nhịp giảm).
2. Cách tính: lấy 1 đoạn dài 5 – 10 phút (trong đoạn này
không có nhịp tăng hoặc nhịp giảm).
Tính bằng nhịp/ phút.
3. Các giá trị của nhịp tim thai:
+ Nhịp tim thai bình thường: 110 – 160 lần/phút.
+ Nhịp chậm vừa: 100 – 109 lần/phút.

+ Nhịp chậm bất thường (trầm trọng): < 100 lần/phút.
+ Nhịp nhanh vừa: 160 – 170 lần/phút.
+ Nhịp nhanh bất thường (trầm trọng): > 170 lần/phút.




Dao động nội tại
1. Định nghĩa: là sự giao động của tim thai ở từng thời
điểm.
2. Phương pháp đo:
- Xác định vị trí trên đó dao động của tim thai rõ nhất kéo
dài ít nhất 1 phút (khoảng 3 giao động) (không chọn trên
nhịp giảm sớm hoặc nhịp giảm muộn).
- Tính khoảng cách giữa 2 đỉnh của nhịp tim thai.


Dao động nội tại
3. Phân loại:
- Dạng phẳng: 0 – 5 nhịp.
- Dao động nội tại giảm: 6 – 10 nhịp.
- Dao động nội tại bình thường: 11 – 25 nhịp.
- Dao động nội tại tăng: > 25 nhịp.
4. Bình thường: dao động từ 5 – 25 nhịp.
5. Bất thường: dao động: < 5 nhịp hoặc > 25 nhịp.







Nhịp tim thai tăng
1. Định nghĩa: nhịp tim thai tăng > 15 nhịp so với nhịp cơ
bản và kéo dài trong 15 giây.
2. Bình thường: nhịp tăng sau cử động thai và sau cơn co
tử cung.
3. Bất thường: nhịp hình sin.
Không có nhịp tăng trong vòng 80 phút làm tăng nguy cơ
tử vong thai nhi
Thai < 32 tuần: tăng ≥ 10 nhịp so với nhịp cơ bản kéo dài >
10 giây.
Thai > 32 tuần: tăng ≥ 15 nhịp so với nhịp cơ bản kéo dài >
15 giây.




×