Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.83 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC
TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH THCS

- Tên tình huống :

Giới thiệu về một món ăn dân tộc

đã đi vào thơ ca Việt Nam: Bánh trôi nước.
- Họ và tên người thực hiện:
Đà Nẵng, tháng 06 năm 2016


1. TÊN TÌNH HUỐNG

Trong ngày hội văn hóa dân gian, trường em có tổ chức cuộc thi giới thiệu
và nêu cảm nghĩ về một món ăn dân tộc. Em rất vinh dự được thay mặt các bạn
trong lớp 7/4 giới thiệu về một món ăn dân tộc đã đi vào thơ ca Việt Nam: Bánh
trôi nước.
2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Giúp các bạn cảm nhận được sự đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một
món ăn của dân tộc Việt Nam: Bánh trôi nước.
- Hiểu được ý nghĩa và có thái độ trân trọng món ăn dân dã nhưng mang
đậm bản sắc dân tộc.
- Thấy được những nét riêng biệt trong văn hóa ẩm thực của Việt
Nam.
- Thông qua đó thể hiện lòng tự hào giữ gìn và phát huy những


phong tục tập quán đẹp của dân tộc.
3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để giúp các bạn hiểu đầy đủ về món: Bánh trôi nước em đã vận
dụng kiến thức các môn học sau:
- Môn Địa lý: Những vùng miền làm bánh trôi nước ngon nổi tiếng
ở nước ta.
- Môn Lịch sử: Lịch sử ra đời của món bánh trôi nước.
- Môn Ngữ văn: Văn thuyết minh, tự sự, miêu tả, biểu cảm, các bài
thơ nói về bánh trôi nước.
- Môn sinh học: Giá trị dinh dưỡng của bánh trôi nước.
- Môn công nghệ: Cách làm bánh trôi nước.
- Môn hóa học: Một số phân tử hóa học tạo chất kết dính của bột
bánh
- Môn âm nhạc: Bài hát bánh trôi nước.


- Môn công dân: Lòng yêu mến giữ gìn, phát huy làm phong phú
các món ăn dân tộc. Hiểu thêm những giá trị văn hóa riêng của đất nước mình
qua các phong tục.
- Sưu tầm tài liệu từ các trang web mạng uy tín
- Tài liệu: Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1
4. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để giải quyết tình huống, em đã vận dụng kiến thức liên môn đã được học
tập trong nhà trường kết hợp với việc tìm kiếm thông tin trên mạng để giới thiệu
với các bạn về một món ăn dân tộc đã đi vào thơ ca Việt Nam: Bánh trôi nước.
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Kính thưa ban giám khảo!
- Kính thưa quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Em tên là : Nguyễn Thị Thùy Dung. Là học sinh lớp: 7/4. Hôm nay,

em rất vinh dự khi được tham gia cuộc thi giới thiệu về một món ăn dân tộc.
Lời đầu tiên cho phép em được kính chúc ban giám khảo, quý thầy cô
lời chúc sức khỏe, chúc cuộc thi thành công tốt đẹp!
Kính thưa ban giám khảo, quý thầy cô giáo cùng các bạn!
Mảnh đất Việt Nam yêu quý của chúng ta không chỉ có những cảnh
đẹp thiên nhiên làm xao xuyến lòng người mà còn có những món ăn bình dị
mang đậm màu sắc văn hóa Việt được du khách bốn phương yêu thích như: Phở
(Hà Nội), Bún Bò (Huế), nem rán, bánh khọt, bánh trôi nước…đến với cuộc thi
hôm nay em muốn giới thiệu với thầy cô và các bạn món bánh trôi nước - món
ăn đã đi vào kỉ niệm tuổi thơ của em và thơ ca truyền thống Việt Nam.


Trước hết em xin mời thầy cô và các bạn cùng ngược dòng lịch sử
tìm về cội nguồn để tìm hiểu sự tích của chiếc bánh trôi. Tương truyền, bánh trôi
cùng với bánh chay là những loại bánh đặc trưng trong ngày Tết Hàn thực. Tết
Hàn thực ngày mùng 3/3 âm lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng từ thời
Lý, Tết Hàn thực đã được "Việt hóa". Người Việt Nam ăn Tết Hàn thực với mục
đích chủ yếu là để lễ Phật và cúng gia tiên. Hằng năm, cứ vào ngày này, những
ngày cuối xuân đầu hạ, khi đất trời giao hòa, thiên nhiên vạn vật đón nhận
hương nắng, hương gió mới, người Việt lại làm bánh trôi, bánh chay để dâng
lên tổ tiên tỏ lòng biết ơn, thành kính. Đây không chỉ là một nét đẹp văn hóa
truyền thống mà còn là nét đẹp trong nghệ thuật ẩm thực. Loại bánh này rất dễ làm,
tuy nhiên để có những chiếc bánh trôi ngon, trắng mịn, thơm mát cũng đòi hỏi
người làm phải biết chọn nguyên liệu rất cầu kì. Bánh được làm bằng bột gạo nếp

pha lẫn bột gạo tẻ. Gạo làm bánh trôi được chọn từ giống nếp cái hoa vàng. Trộn
gạo theo công thức 9 phần nếp, 1 phần tẻ hoặc 8 phần nếp, 2 phần tẻ tùy loại
gạo. Đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là đường phên Dương Liễu, Cát Quê,
những miếng đường vuông thành, sắc cạnh, đỏ thắm, rắn đanh và giòn, hương
thơm mát. Những miếng đường ấy được sắt nhỏ vừa phải để bánh không ngọt

quá . Cùng với đó là một ít vừng rang, rắc lưa thưa, vừa để tô điểm vừa tăng
thêm vị bùi, béo cho bánh. Bên cạnh đó không thể thiếu một lọ nước hương hoa
bưởi một ít dừa thái sợi. Nguyên liệu sau khi đã được chuẩn bị xong người ta bắt
tay vào việc làm bánh.
Kính thưa ban giám khảo, quý thầy cô giáo cùng các bạn!
Theo như lời kể của mẹ, em biết được rằng ngày xưa người ta làm bánh
bằng cách ngâm gạo nếp khoảng hai ba tiếng cho gạo mềm rồi đem xay với
nước. Bột nếp xay xong cho vào một chiếc túi vải thô treo lên qua đêm, ít nhất
cũng phải qua 3,4 tiếng mới ráo nước. Từng giọt nước thấm qua lớp vải rơi tí
tách, như thể thiên nhiên đang chắt lọc những gì tinh túy nhất còn lại sau một
lớp bụi mờ của thời gian. Để rồi ta cũng có khối bột thơm ngát hương lúa đầu


mùa, trắng trong và dẻo mềm và mịn. Bánh làm theo cách này sẽ ngon hơn rất
nhiều so với loại bột khô mà chúng ta mua từ siêu thị. Tuy nhiên trong thời đại
ngày nay thì chúng ta thường làm bánh bằng thứ bột nếp khô. Bột nếp được
nhào trộn thật kỹ với nước ấm. Trong cấu trúc của các phân tử tinh bột có chứa
nhiều nhóm hydroxyl nên chúng có khả năng liên kết với nước và liên kết giữa
các phân tử tinh bột với nhau. Quá trình nhào trộn có tác dụng giúp cho các phân
tử tinh bột này tập hợp lại đồ sộ hơn, làm cho khối bột nhào có độ dính, độ dẻo
cao hơn. Ngoài ra, nhiệt độ cao làm hồ hóa tinh bột, tăng khả năng kết dính của
các phân tử tinh bột, do đó có thể sử dụng nước ấm để nhào bột hay tiến hành
luộc sơ bộ một phần khối bột (khoảng 5 phút) rồi tiếp tục nhào trộn với phần bột
còn lại để rút ngắn thời gian nhào bột. Lượng nước cho vào trong quá trình nhào
bột phải tính toán sao cho khối bột sau khi nhào không được quá nhão nếu
không sẽ khó khăn trong việc định hình viên bánh, tuy nhiên nếu các hạt tinh bột
không hút đủ nước do lượng nước cho vào quá ít sẽ làm giảm khả năng kết dính
của chúng, làm cấu trúc bột bở hơn. Trong quá trình nhào trộn có thể cho thêm
một ít muối để tạo vị cho bột và một ít dung dịch đường để làm tăng độ trong
của bánh.



Tiếp theo là khâu nặn bánh( tạo hình), đây là lúc đông vui, náo nhiệt
nhất, mọi người trong nhà ngồi quây quần bên nhau mỗi người lấy một ít bột bỏ
một viên đường phên vào giữa làm nhân rồi vo lại thành viên tròn. Dưới bàn tay
khéo léo của con người từng tảng bột nhỏ đã biến thành những viên bánh tròn
tròn xinh xinh. Mỗi viên bánh trôi ở đó người ta nhìn thấy sự khéo léo cũng như


tình cảm của người làm gửi gắm vào từng dáng hình, đúng là “rắn nát mặc dầu
tay kẻ nặn”.


Bánh nặn xong sẽ được đem đi luộc, từng viên bánh được thả nhẹ nhàng
vào trong nồi nước đang sôi khi nào bánh nổi lên mặt nước thì lúc ấy là bánh đã
chín. Bánh được vớt ra ngâm vào nước lạnh, rồi xếp trên một cái đĩa nhỏ, rắc
chút vừng rang chưa vàng tới, còn giữ sắc trắng trên mặt và vài sợi dừa nạo.
Rưới chút nước lạnh có pha tinh dầu hoa bưởi cho bánh khỏi bị khô và thấm
hương hoa. Vậy là chúng ta đã có một đĩa bánh trôi trắng ngần, hấp dẫn để dâng
lên tổ tiên.




Kính thưa ban giám khảo, quý thầy cô giáo cùng các bạn!
Còn gì thú vị hơn khi được ăn bánh trôi trong tiết trời tháng ba mưa phùn lất
phất, ngắm những chùm hoa bưởi trắng muốt thơm nồng nàn, ta mới cảm nhận
được hết ý nghĩa của loại bánh này. Điều làm nên cái hồn của bánh trôi chính là ở

cái nhân tưởng như đơn giản, bình dị, khiêm nhường ấy. Màu đỏ của nhân như

tấm lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ không bao giờ lay chuyển dù
hình dạng có đổi thay. Cái thú vị nhất khi thưởng thức bánh trôi là ta cảm nhận
được vị ngọt dịu lan tỏa thấm vào cái dẻo của vỏ bánh cùng với bột nếp thơm
mềm quyện với mùi hương hoa bưởi đọng lại mãi trong kí ức của người thưởng
thức. Các bạn cũng cần lưu ý tinh dầu hoa bưởi dù chỉ là thành phần phụ trong
nguyên liệu chế biến bánh trôi nhưng không thể thiếu bởi thiếu nó bánh sẽ
không còn mang được hương vị của tiết trời tháng 3. Đó cũng chính là sự tinh tế,
tạo nên nét riêng biệt trong văn hóa ẩm thực người Việt ta..
Bánh trôi là một món ăn quen thuộc, hương vị thơm ngon, là sản phẩm có
chất lượng và không dùng chất hoá học trong chế biến nên rất được ưa chuộng.
Bột gạo nếp chứa phần hóa học chính là tinh bột, ngoài ra còn có chất béo (lipit),
protein, Vi-ta-min B1, B2 cùng với đường, chất béo của dừa, vừng vì vậy bánh
trôi nước là món ăn có tính hàn rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Bánh trôi nước được
làm ở nhiều nơi trên đất nước ta nhưng chủ yếu là ở các tỉnh miền Bắc như Bắc
Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội và một số tỉnh miền Trung : Huế, Đà
Nẵng.
Ngày nay bên cạnh bánh trôi truyền thống, trong ngày tết Hàn thực chị em
nội trợ còn biến tấu làm cho thứ bánh này mang thêm nhiều màu sắc mới hấp
dẫn. Đó có thể là màu đỏ của gấc, màu xanh của lá dứa, màu tím của khoai
môn…Tuy nhiên phổ biến và được ưa chuộng nhiều nhất vẫn là đĩa bánh trôi
trắng truyền thống.


Kính thưa ban giám khảo, quý thầy cô giáo cùng các bạn!
Sở dĩ em chọn món Bánh trôi nước để giới thiệu với quý vị hôm nay là vì
bánh trôi là một món ăn đã đi vào thơ ca truyền thống Việt Nam. Từ thế kỉ
XVIII-XIX nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã viết về món ăn dân tộc này với tất cả lòng
yêu mến tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay ke nặn
Ma em vẫn giữ tấm lòng son.”


Từ hình ảnh chiếc bánh trôi, nữ sĩ tài ba Hồ Xuân Hương đã liên
tưởng đến một hình ảnh khá độc đáo. Chiếc bánh trôi mang vẻ đẹp thân phận và
phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ có một tâm hồn trong
trắng, một vẻ đẹp thuần khiết, duyên dáng đáng tự hào thế nhưng cuộc đời lại
chìm nổi bấp bênh: “Bảy nổi ba chìm với nước non.” Điều đáng tự hào nhất ở
đây là dù hoàn cảnh như thế nào, dù xã hội có bất công đến đâu, thì họ vẫn giữ
được tấm lòng trong sáng, son sắt, vẫn giữ được nhân cách của mình. Em cảm
thông với cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội xưa, đồng thời cũng tự hào
khi được sống trong xã hội bình quyền bình đẳng, ngày nay người phụ nữ được
quyền quyết định cuộc đời mình, được giữ các trọng trách quan trọng trong xã
hội như nam giới. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để khẳng định vị trí của người
phụ nữ trong cuộc sống hôm nay.
Kính thưa ban giám khảo, quý thầy cô giáo cùng các bạn!
Qủa thật chiếc bánh trôi nho nhỏ, xinh xinh nhưng mang đầy ý nghĩa.
Một Tết Hàn thực mới sắp đến ta lại cùng nhau làm bánh trôi để thể hiện tấm
lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn của những người đã khuất đồng thời cũng
để hiểu thêm về những nét đẹp văn hóa được thể hiện qua các phong tục truyền
thống. Em yêu bánh trôi cũng chính là yêu hồn cốt của dân tộc mình.
Bài giới thiệu của em về bánh trôi nước đến đây là hết. Thay cho lời kết
em xin mời thầy cô và các bạn cùng nghe bài hát Bánh trôi nước do ca sĩ Hoàng
Thùy Linh thể hiện.

BanhTroiNuocTheRemix-HoangThuyLinhTripleD-4317050 (mp3cut.net).mp3


Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Bài giới thiệu của em đã giúp cho mọi người có thêm hiểu biết sâu
sắc về một món ăn dân dã của dân tộc Việt Nam.Thông qua đó giúp em thêm
yêu mến tự hào về nét văn hóa ẩm thực của đất nước ta - một vùng đất được coi
là thiên đường ẩm thực, ý thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong
việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp. Bài viết giúp
em tự tin, vững vàng hơn với những kiến thức được học về các bộ môn Địa lí,
Lịch sử, Ngữ văn...nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa việc “Học đi đôi với
hanh”.



×