Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.14 KB, 20 trang )

Lời mở đầu
Ngày 01/07/2011 Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực đã mở rộng
thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các loại khiếu kiện quyết định hành
chính, hành vi hành chính trong mọi lĩnh vực nhà nước, loại trừ quyết định
hành chính, hành vi hành hành chính trong quốc phòng, an ninh ngoại giao
và theo danh mục Chính phủ quy định và các quyết định, hành vi hành chính
mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
Khi nói đến vấn đề thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án
hành chính, Luật tố tụng hành chính đã qui định cụ thể và rõ ràng tại
Chương XII- Thủ tục phúc thẩm.
Do đó, để tìm hiểu về thẩm quyền Hội đồng xét xử phúc thẩm của vụ
án hành chính, ta cần phải dựa vào các qui định của pháp luật và phân tích
dưới nhiều khía cạnh khác nhau: về góc độ phạm vi thẩm quyền , mục đích,
nội dung, tính chất …

1


1. Khái niệm xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
1.1 Khái niệm xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
Trong xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân, Thẩm quyền xét
xử vụ án hành chính được hiểu là:” quyền và nghĩa vụ của Tòa án nhân
dân trong việc thụ lý và giải quyết các vụ án hành chính”.
Theo điều 173 Luật tố tụng hành chính năm 2010 quy định về tính
chất xét xử phúc thẩm, ta có thể hiểu khái niệm xét xử phúc thẩm vụ án hành
chính là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định
của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng
nghị.
1.2 Điều kiện để xét xử vụ án hành chính
Xét xử phúc thẩm vụ án hành chính chỉ được tiến hành đối với phần
bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng


nghị hoặc có liên quan đến nội dung bị kháng cáo, kháng nghị. Khi có kháng
cáo, kháng nghị hợp pháp thì việc xét xử phúc thẩm là bắt buộc và nội dung
kháng cáo, kháng nghị xác định phạm vi xét xử phúc thẩm.
Điều kiện để kháng cáo, kháng nghị được coi là đúng pháp luật và
phát sinh thủ tục phúc thẩm khi:
- Kháng cáo, kháng nghị được thực hiện bởi các chủ thể có quyền
kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
- Kháng cáo, kháng nghị được thực hiện trong thời hạn quy định của
pháp luật.
- Bản án quyết định bị kháng cáo, kháng nghị là bản án, quyết định sơ
thẩm chưa có hiệu lực.
2


2. Mục đích xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
Theo Điều 173 Luật tố tụng hành chính năm 2010 về tính chất của
xét xử phúc thẩm:
“Xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án
mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị
kháng cáo hoặc kháng nghị.”
Theo đó, xét xử phúc thẩm nhằm mục đích sửa chữa những sai lầm,
thiếu sót để bản án, quyết định của Tòa án được đúng pháp luật, phù hợp với
các tình tiết khách quan của vụ án, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, tổ chức và Nhà nước, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong tố
tụng hành chính. Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành kiểm tra tính hợp pháp về
cả hình thức và nội dung của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo,
kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, đánh giá lại sự thật khách quan
của vụ án trên cơ sở xem xét, đánh giá lại toàn bộ tài liệu chứng cứ của vụ
án đã được thể hiện trong hồ sơ vụ án do Tòa án cấp sơ thẩm thu thập, đồng
thời xem xét dánh giá những tài liệu chứng cứ mới được thu thập, bổ sung

trong giai đoạn phúc thẩm.
Xét xử phúc thẩm còn nhằm mục đích thực hiện giám đốc việc xét xử
của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới để bảo đảm việc áp dụng pháp
luật được nghiêm chỉnh và thống nhất. thông qua xét xử phúc thẩm vụ án
hành chính mà Tòa án cấp trên có thể kiểm tra, xem xét bản án, quyết định
sơ thẩm có được ban hành đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng quy
định hay không và việc áp dụng luật nội dung có đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể hay không. Qua đó, đánh gia tính hợp pháp, tính
có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị để đưa ra
bản án, quyết định phúc thẩm có thể là giữ nguyên, hủy hay sửa một phần
hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm.
3


II. Phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính
1. Người tiến hành tố tụng phiên tòa phúc thẩm
Người tiến hành tố tụng trong phiên tòa phúc thẩm có: Hội đồng xét
xử phúc thẩm gồm 3 Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử; Thư ký Tòa án
thực hiện nhiệm vụ chính là ghi chép lại toàn bộ diễn biến của phiên tòa
phúc thẩm; đại diện Viện kiểm sát thực hiện quyền kiểm sát việc tuân thủ
pháp luật đối với hoạt động xét xử vụ án hành chính.
Phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính chỉ được tiến hành khi có đủ
những người tiến hành tổ tụng kể trên.
- Hội đồng xét xử phúc thẩm: bao gồm 3 Thẩm phán, do Chánh án
Tòa án cấp phúc thẩm hoặc Chánh án Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối
cao thành lập và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, phiên
họp.
- Kiểm sát viên: Phiên tòa phúc thẩm được tiến hành bắt buộc phải có
sự tham gia của Kiểm sát viên. Viện trường Viện kiểm sát cùng cấp phân
công Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ kiểm sát tại phiên toàn phúc

thẩm.Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa phúc thẩm và phải có ý
kiến bằng văn bản về việc tuân thủ pháp luật tố tụng trong quá trình giải
quyết vụ hánh hành chính ở giai đoạn phúc thẩm.
Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì trước khi mở phiên tòa hoặc
tại phiên tòa, Viện kiểm sát có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị
và có quyền bổ sung chứng cứ mới. Đồng thời, nếu Viện kiểm sát kháng
nghị thì tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải trình
4


bày về nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị. Ngoài ra Viện
kiểm sát cũng có những quyền khác như khi tham gia phiên tòa sơ thẩm.
2. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 qui định thẩm quyền xét xử
phúc thẩm các vụ án hành chính thuộc tòa án nhân dân cấp cao, tòa án nhân
dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể: Tòa án chuyên trách
Tòa án nhân dân cấp cao phúc thẩm những vụ án, bản án, quyết định sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo,
kháng nghị. Các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng cáo, kháng
nghị.
Đồng thời, thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm lại vụ án hành
chính được quy định cụ thể tại Điều 205 Luật Tố tụng hành chính năm 2010
như sau:
“Điều 205. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm
1. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên các quyết định của bản án sơ
thẩm.
2. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Toà án cấp sơ thẩm quyết
định không đúng pháp luật trong các trường hợp sau đây:

a) Việc chứng minh và thu thập chứng cứ đã thực hiện đầy đủ và theo đúng
quy định tại Chương VI của Luật này;
b) Việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ
thẩm nhưng tại phiên toà phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.
3. Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm xét xử
lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc có
5


chứng cứ mới quan trọng mà Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sung
được.
4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án nếu trong quá trình
xét xử sơ thẩm có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 120
của Luật này.
5. Đình chỉ việc giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm, nếu việc xét xử
phúc thẩm vụ án cần phải có mặt người kháng cáo và họ đã được triệu tập
hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Trong trường hợp này bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật“
Chủ thể thực hiện thẩm quyền phúc thẩm: là những người được
phân công tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa
phúc thẩm TANDTC - đây là những Tòa án có thẩm quyền phúc thẩm những
vụ án hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 24 và khoản 2 Điều 28 Luật Tổ
chức Tòa án nhân dân năm 2002. Với quyền hạn tổ chức công tác xét xử,
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án
Tòa phúc thẩm TANDTC sẽ quyết định lựa chọn và phân công nhiệm vụ cho
Thẩm phán trong trường hợp thông thường (và thêm 2 Hội thẩm nhân dân
trong trường hợp đặc biệt) tập hợp thành Hội đồng xét xử phúc thẩm để xét
xử vụ án hình sự (Điều 38 BLTTHS).
Cơ sở phát sinh thẩm quyền: thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc
thẩm sẽ được phát sinh trong nhiệm vụ giải quyết từng vụ án cụ thể được

phân công. Đó là những vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật do có kháng cáo, kháng nghị của những người có
quyền kháng cáo, kháng nghị. Chính những kháng cáo, kháng nghị hợp pháp
là căn cứ để bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật trở thành
đối tượng cần được xem xét giải quyết ở giai đoạn phúc thẩm.

6


Đối tượng của thẩm quyền xét xử phúc thẩm :
Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền xem xét và quyết định đối với
những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật trên cơ sở
những kháng cáo, kháng nghị hợp lệ.
Bản án (quyết định) giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm sẽ có
hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Sau thời
gian luật định mà không có bất kỳ kháng cáo, kháng nghị nào tức là những
người có quyền kháng cáo, kháng nghị đã thừa nhận tính đúng đắn, phù họp
của bản án, quyết định sơ thẩm.
Nếu sau đó phát hiện ra những tình tiết mới làm thay đồi cơ bản nội
dung của các bản án, quyết định đó hoặc phát hiện ra những vi phạm nghiêm
trọng trong thủ tục tố tụng khi giải quyết vụ án thì những bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật sẽ trở thành đối tượng xét lại theo thủ tục tái thẩm
hoặc giám đốc thẩm. Đây là điểm khác cơ bản giữa thẩm quyền phúc thẩm
với thẩm quyền giám đốc thẩm và tái thẩm.
Nội dung thẩm quyền xét xử phúc thẩm: Trên cơ sở những kháng
cáo, kháng nghị hợp lệ, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ tiến hành xét lại và
xét xử lại đối với những bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng
nghị. Cụ thể, Hội đồng xét xử tiến hành xét lại tính hợp pháp (về mặt nội
dung và hình thức của bản án, quyết định đó) và tính có căn cứ (về sự phù
hợp giữa kết luận trong bản án, quyết định với những sự kiện trên thực tế

khách quan của vụ án). Nội dung thứ hai của thẩm quyền phúc thẩm là việc
Hội đồng xét xử tiến hành xét xử lại vụ án hình sự về mặt nội dung để giải
quyết vụ án một cách chính xác trên cơ sở những chứng cứ ở cấp sơ thẩm và
những chứng cứ mới.
Phạm vi thực hiện thẩm quyền xét xử phúc thẩm: Trong quá trình
thực hiện chức năng xét xử, Tòa án được Nhà nước trao cho quyền năng đưa
7


ra các quyết định có tính chất quyền lực nhà nước để giải quyết vụ án, đồng
thời, cùng hạn chế quyền năng đó trong một giới hạn pháp luật nhất định gọi
là phạm vi thẩm quyền, về cơ bản, kháng cáo kháng nghị hợp pháp là cơ sở
pháp lý đề Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định phạm vi xét xử của mình.
Hội đồng xét xử chi xem xét giải quyết phần nội dung của bản án, quyết
định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị.
Tuy nhiên, thẩm quyển xem xét còn được mở rộng ra những phần
khác của bản án không có kháng cáo, kháng nghị, thậm chí mở rộng xem xét
toàn bộ nội dung bản án nếu Hội đồng xét xử nhận thấy đó là những
“trường hợp cần thiết” và không vi phạm nguyên tắc “không làm xấu hơn
tình trạng của bị cáo”
Dựa trên các dâu hiệu đặc trưng trên có thê hiểu: “Thẩm quyền
của Hội đồng xét xử phúc thẩm là tổng hợp các quyển mà pháp luật trao
cho Hội đồng xét xử phúc thẩm được xem xét và quyết định trong phạm vi
xét xử phúc thẩm đối với nội dung của vụ án hình sự mà bản án, quyết định
sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; nhằm xét lại
tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định đó, đỏng thời giải
quyết đúng đắn vụ án hình sự”.
III. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm
1. Quyết định không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ
nguyên bản án sơ thẩm (Điều 248 BLTTHS)

Trước hết việc giữ nguyên bản án sơ thẩm là trường hợp toàn bộ bản
án sơ thẩm đều được giữ nguyên, không thay đổi. Trong trường hợp một bản
án có nhiều kháng cáo, kháng nghị, việc Tòa án không chấp nhận mốt số
kháng cáo, kháng nghị và các quyết định sửa án thì được coi là trường hợp
8


sửa án sơ thẩm chứ không phài là trường hợp giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Do đó, cần phải hiểu giữ nguyên bản án sơ thẩm là giữ nguyên toàn bộ bản
án sơ thẩm, chứ không thê có trường hợp giữ nguyên một phần bản án sơ
thẩm.
Hội đồng xét xử quyết định bác kháng cáo, kháng nghị khi kháng cáo,
kháng nghị không được chấp nhận về mặt hình thức hoặc không được chấp
nhận về mặt nội dung, cần chú ý là tại phiên tòa xét xử, sau khi xem xét các
kháng cáo, kháng nghị đủ điều kiện hình thức nhưng lại xác định nội dung
của những kháng cáo, kháng nghị này không có căn cứ thì Hội đồng xét xử
phúc thẩm quyết định không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị đó. Tuy nhiên
việc không châp nhận kháng cáo, kháng nghị không đồng nghĩa với việc Hội
đồng xét xử phúc thẩm đã giữ nguyên bản án sơ thẩm. Việc quyết định giữ
nguyên bản án sơ thẩm cần phải dựa trên những căn cứ nhất định.
2. Quyết định sửa bản án sơ thẩm (Điều 249 BLTTHS)
Sửa bản án sơ thẩm là quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm để
thay đổi về nội dung của bản án sơ thẩm như thay đổi về việc định tội danh,
quyết định hình phạt, bồi thường thiệt hại và các biện pháp tư pháp (nếu
có)... theo hướng bất lợi hoặc có lợi cho bị cáo.
Đây là quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm với ý nghĩa đưa ra
nhưng phán quyết cuối cùng nhằm giải quyết trực tiếp về nội dung của một
vụ án chứ không chỉ giải quyết gián tiếp qua hủy án để điều tra lại hoặc xét
xử lại. Việc sửa án chỉ được ghi nhận dưới hình thức bản án của Hội đồng
xét xử cấp phúc thẩm.

Căn cứ chung của quyết định sửa bản án sơ thẩm là khi Tòa án cấp sơ
thẩm đã áp dụng sai những quy định của BLHS, BLDS thì Hội đồng xét xử
cấp phúc thẩm sẽ tiến hành xem xét để sửa chữa những sai lầm, thiếu sót
này.
9


Việc sửa án cần dựa vào những điều kiện cụ thể, được xem xét cẩn
trọng và chặt chẽ theo các hướng sau:
a) Sửa án theo hướng có lợi cho bị cáo (Điều 249 BLTTHS)
Việc sửa án theo hướng có lợi cho bị cáo là việc thay đổi nội dung bản
án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo so với tình
trạng mà bản án sơ thẩm đã tuyên trước đó. Vì đây là quyết định có lợi cho
bị cáo nên thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm không phụ thuộc vào
yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị - tức là có thế sửa án theo hướng có lợi
cho bị cáo ngay cả trong trường hợp bản án chỉ có kháng cáo yêu cầu sửa án
theo hướng bất lợi cho bị cáo.
Quyết định sửa án theo hướng có lợi cho bị cáo bao gồm các trường
hợp sau:
-

Miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt cho bị cáo:
Miễn hình phạt:
Áp dụng điều khoản của BLHS về tội nhẹ hơn
Giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo:
Giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hướng án treo:
Giảm mức bồi thường thiệt hại cho bị cáo:
Sửa phần quyết định xử lý vật chứng:

b) Quyết định sửa án theo hưởng bất lợi với bị cáo (khoản 3 Điều 249

BLTTHS)
Khoản 3 Điều 249 BLTTHS quy định: “ Trường hợp Viện kiềm sát
kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Tòa án cấp phúc thẩm
có thể tăng hình phạt, áp dụng điểu khoản BLHS về tội nặng hơn; tăng mức
bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo
của người bị hại, nguyên đơn dân sự”

10


Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ có thể quyết định sửa bản án theo
hướng bất lợi cho bị cáo khi có kháng cáo của người bị hại hoặc kháng nghị
của Viện kiểm sát yêu cầu tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo.
Các trường hợp sửa án theo hướng không có lợi cho bị cáo của
Hội đồng xét xử phúc thẩm bao gồm:
-

Tăng hình phạt
Tăng mức bồi thường thiệt hại
Ngoài ra, trong thực tiễn xét xử, các quyết định của Hội đồng xét xử

phúc thẩm không chỉ giới hạn trong ba loại quyết định là tăng hình phạt, áp
dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn và tăng mức bồi thường thiệt hại.
c) Quyết định hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại
(Điều 250 BLTTHS)
Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại:
Là việc Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy toàn bộ bản án sơ thẩm đề
tiến hành lại giai đoạn tố tụng là điều tra lại hoặc xét xử sơ thẩm lại vụ án
đó. Đây là quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm khi ở giai đoạn sơ thẩm có
những sai lầm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng là Hội đồng xét xử phúc thẩm

không thể khắc phục được hoặc những sai lầm nghiêm trọng về mặt nội
dung dẫn đến không có căn cứ để sửa án mà phải yêu cầu cơ quan tố tụng
tiến hành thực hiện lại các thủ tục tố tụng trước đó nhằm đảm bảo tính hợp
pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm, đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của bị cáo, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác, đảm
báo quyền kháng cáo, kháng nghị.
Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại
Khoản 2 Điều 250 BLTTHS quy định “Tòa án cấp phúc thẩm hủy án
sơ thẩm đê điều tra lại khi thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ
mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được ”. Điều luật đã chi rõ hai điều
11


kiện cần và đủ để Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ
thẩm để điều tra lại là việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ đồng thời
cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.
Điều tra là một giai đoạn tố tụng quan trọng nhằm thu thập chứng cứ
để chứng minh tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, xác định tính
chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Điêu kiện “việc điều
tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ ” không được hướng dẫn cụ thế, dẫn đến
tình trạng sau khi điều tra lại những căn cứ để giải quyết vụ án không được
bổ sung nên nội dung bản án khi xét xử sơ thẩm lại không thay đổi. Có thể
đây là trường hợp kết quả của giai đoạn điều tra không xác định đầy đủ đối
tượng chứng minh của vụ án nên Tòa án không có đủ cơ sở pháp lý để xác
định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đúng đắn.
Có thể liệt kê một số trường hợp được coi là “việc điều tra không đầy
đủ ” như sau:
- Không tiến hành lấy lời khai của những người là lời khai quan trọng đối
với việc xác định sự thật khách quan của vụ án;
- Không tiến hành trưng cầu giám định trong những trường hợp bắt buộc

phải trưng cầu giám định theo khoản 3 Điều 155 BLTTHS;
- Không xác minh đầy đủ những tình tiết quan trọng về nhân thân bị cáo
hay người bị hại;
- Không làm rõ được các tình tiết được chỉ ra trong quyết định yêu cầu
điều tra bổ sung...
Điều kiện đủ đề Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy án để
điều tra lại là tại phiên toà phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã tiến hành mọi biện
pháp cần thiết nhưng vẫn không bồ sung được những chứng cứ cần thiết để
xác định sự thật vụ án. Nếu Hội đồng xét xử tự bổ sung được chứng cứ thì

12


không cần hủy án để điều tra lại mà tiến hành bổ sung chứng cứ mới ngay
tại phiên tòa để ra quyết định phù hợp.
Hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại (khỏan 2 Điều 250)
Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với
thành phần Hội đồng xét xử mới trong những trường hợp sau:
Trường hợp 1: Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật
định:
- Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm vi phạm quy định tại Điều 185
BLTTHS. Thông thường, Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và
hai Hội thẩm nhân dân, nhưng trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm
trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội
thẩm nhân dân; còn nếu bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt
có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử phải có thêm ba Hội thẩm
nhân dân.
- Thành phần Hội đồng xét xử không đúng luật định về tiêu chuẩn thành
viên như: vi phạm quy định tại Điều 46 BLTTHS về việc Thẩm phán hoặc
Hội thẩm nhân dân thuộc trường hợp phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị

thay đổi; trường hợp Thẩm phán thuộc Hội đồng xét xử bị mất chức, cách
chức hết nhiệm kỳ mà chưa được tái bổ nhiệm...
- Thành phần Hội đồng xét xử không có một Hội thẩm là giáo viên hoặc
cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khi xét xử bị cáo là người
chưa thành niên (khoản 1 Điều 306 BLTTHS)
Thành phần Hội đồng xét xử thuộc trường hợp phải thay đối theo quy định
tại Điều 46 BLTTHS.
Trường hợp 2: Có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng. Là
trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng mà chủ thể vi phạm là Tòa
13


án cấp sơ thẩm, khác với trường hợp vi phạm nghiêm trong trong thủ tục tố
tụng thuộc về cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.
Dựa vào hướng dẫn tại chương i, mục 4.4 của Nghị quyết số
04/2004/HĐTP- TANDTC về căn cứ “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng” tại Điều 179 theo đó có thể chỉ ra một số trường hợp như sau:
- Xét xử sai thẩm quyền;
- Xác định sai tư cách người tham gia tố tụng;
- Không giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo và người khác
theo quy định tại Điều 182 BLTTHS;
- Xét xử vụ án khi thuộc trường hợp phải hoãn phiên tòa quy định tại
BLTTHS;
-

Vi phạm ngừng quy định trong quá trình xét hỏi, tranh luận, nghị án và
tuyên án tại phiên tòa.
Trường hợp 3: Người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố không có tội
nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội. Đây chính lả điểm khác
biệt sau khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực mà việc sửa đồi Điều 222

BLTTHS năm 1988 và quy định Tòa án cấp phúc thẩm có quyển hủy án sơ
thẩm để xét xử lại. Sự thay đổi này là hợp lý và cần thiết để đảm bảo không
để làm oan người vô tội; đồng thời cũng tạo cơ hội cho bị cáo thực hiện đầy
đủ quyền bào chữa và quyền kháng cáo đối với bản án sơ thẩm.
Chỉ cần một trong các trường hợp trên xảy ra thì Hội đồng xét xử
phúc thẩm có thế quyết định hủy bản án sơ thẩm để xét xử với thành phần
hội đồng xét xử mới theo đúng quy định của pháp luật.

14


d) Quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án (Điều 251
BLTTHS)
Hủy án sơ thẩm, tuyên hố bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án
Khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
107 BLTTHS thỉ Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ quyết định hủy bản án sơ
thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và đình chi vụ án theo các căn cứ:
-

Không có sự việc phạm tội;

-

Hành vi không cấu thành tội phạm.
Nếu có một trong hai căn cứ trên thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra

quyết định hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ giải
quyết vụ án.
Hủy bản án sơ thẩm và đình chi vụ án:
Hội đồng xét xử quyết định hủy bản án sơ thẩm để đình chỉ vụ án,

nếu có những căn cứ:
-

Người thực hiện hành vi nguy hiềm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách
nhiệm hình sự: theo quy định tại Điều 12 BLHS thì “người từ đủ 14 tuổi trở
lên nhưng chưa đủ độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự vế những tội phạm
rảt nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng”. Vì không đủ tuổi
chịu trách nhiệm nên hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ không đủ dấu
hiệu về năng lực chủ thể, do vậy hành vi đó không cấu thành tội phạm.
- Người mà hành vi vi phạm pháp luật hình sự của họ đã có bản án hoặc
quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật: Việc truy cứu trách
nhiệm hình sự phải dựa trên nguyên tắc một hành vi cấu thành tội phạm chỉ
bị truy cứu trách nhiệm một lần. Hành vi nguy hiêm cho xã hội đã được các
cơ quan tố tụng giải quyết thì không còn là đối tượng khởi tố vụ án hình sự
một lần nữa.
15


- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự: Người phạm tội không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự nữa nếu đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự, BLHS quy định tính từ’ thời điểm người đó thực hiện hành vi phạm
tội (khoản 2 Điều 23 BLHS). Một số trường hợp với việc tái phạm, trốn tránh
và đã có lệnh truy nã, các tội về xâm phạm an ninh quốc gia các tội phá hoại
hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh thì Hội đồng xét xử phúc
thẩm không được ra quyết định để đình chỉ vụ án.
- Tội phạm đã được đại xá: Quốc hội ra quyêt định đại xá để miễn TNHS
hoặc miễn hình phạt đối với người phạm tội hoặc người bị kết án. Khi có
quyết định đại xá đối với hành vi tội phạm cụ thể thì không được khởi tố vụ
án hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi
đó, nếu vụ án đã bị khởi tố thì phải đình chỉ. Nếu Tòa án sơ thẩm vẫn xét xử

trong trường hợp này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy án sơ
thẩm và đình chỉ vụ án.
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xă hội đã chết trừ (trường hợp
cần tái thẩm đối với người khác): xét xử lại vụ án để truy cứu TNHS và buộc
một người đã chết chịu biện pháp cưỡng chế của Nhà nước là không cẩn
thiết do không đạt được mục đích trừng phạt, giáo dục, cải tạo họ. Do đó,
nếu trong quá trình xét xử phúc thẩm người thực hiện hành vị nguy hiểm cho
xã hội đã chết thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ
thẩm và đình chỉ vụ án đó.
Nếu trong quá trình xét xử phúc thẩm bị cáo chết mà có căn cứ cho
rằng Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo phạm tội là không chính xác thì Hội
đồng xét xử phúc thẩm sẽ quyết định hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo vô
tội và đình chỉ vụ án (theo hướng dẫn tại thông tư số 03/TTLT-TANDTCVSNDTC ngày 25/12/2000)

16


Trong trường hợp vụ án có nhiều bị cáo hoặc bị cáo phạm nhiều tội
mà căn cứ để hủy, đình chỉ vụ án không liên quan đến các bị cáo khác hoặc
các tội khác thì Tòa án phúc thẩm có thê quyết định hủy, đình chỉ vụ án đối
với một phần bản án sơ thẩm.
IV. Đánh giá tính hợp lý của các quy định
1. Thành phần của Hội đồng xét xử phúc thẩm (Điều 244)
Thành phần của Hội đồng xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều
244 BLTTHS, các trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm phải có thêm hai
hội thẩm nhân dân tham gia vào Hội đồng xét xử hiện nay chưa có hướng
dẫn cụ thể của TANDTC.
Trên thực tế thì từ trước đến giờ TANDTC chưa ghi nhận trường hợp
nào Hội đồng xét xừ phúc thẩm của TANDTA có thêm 2 Hội thẩm nhân dân.
Như vây, quy định của BLTTHS vê thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm

trong trường hợp cần thiết là quy định chưa được áp dụng trong thực tiễn, vì
vậy việc các cơ quan có thẩm quyền đưa ra văn bản hướng dẫn cụ thể về
việc này là cần thiết và quan trọng.
2. Căn cứ để không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị
Việc bổ sung thêm một điều luật về việc không chấp nhận kháng cáo,
kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm là hoàn toàn cần thiết nhằm tạo
dựng cho Hội đồng xét xử phúc thẩm sử dụng quyền đó với quyết định nhằm
giới hạn quyền kháng cáo của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự hay
quyền kháng nghị của Viện kiểm sát vì trong một số trường hợp các chủ thể
có quyền kháng cáo, kháng nghị sử dụng quyền này không đúng mục đích,
lạm dụng quyền lực. Do đó, việc quy định thiếu căn cứ để không chấp nhận

17


kháng cáo, kháng nghị, giữ nguyên bản án sơ thẩm là cần thiết và cần được
bổ sung hoàn thiện sớm.
3. Sửa bản án sơ thẩm (Điều 249 BLTTHS)
Quyết định sửa bản án sơ thẩm bao gồm sửa bản án về phần định tội
danh, về hình phạt và sửa các phần khác (bồi thường thiệt hại, xử lý vật
chứng...), trong đó quyết định sửa bản án sơ thẩm về phần định tội danh và
hình phạt chiếm ti lệ tương đối lớn.
Khoản 1 Điều 249 quy định về nội dung của quyết định sửa án theo
hướng có lợi cho bị cáo, trường hợp giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án
treo bên cạnh trường hợp giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hướng án treo
cũng cần được bổ sung thêm vì đây cũng là quyết định sửa án theo hướng
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
Khoản 2 được coi là một trong trường hợp cần thiết mà Hội đồng xét
xử phúc thẩm có thể xem xét những phần bản án không bị kháng cáo, kháng
nghị; nếu có căn cứ để sửa án theo hướng có lợi cho bị cáo như đúng quy

định tại khoản 1 thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa án đối với những
bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.
4. Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại
Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền hủy án để điều tra
lại nếu có căn cứ cho thấy hoạt động điều tra của cấp sơ thẩm đã vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Đồng thời, việc ban hành các quy định giái
thích thế nào là trường hợp “vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng”
phải được bổ sung kịp thời.

18


KẾT LUẬN
Với vai trò là cấp thứ hai trong hệ thống xét xử ở nước ta, Tòa án cấp
phúc thẩm có vai trò hết sức quan trọng. Với nhiệm vụ là giải quyết vụ án
một lần nữa nhằm kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án hoặc
quyết định sơ thẩm để đưa ra những quyêt định cần thiêt, đồng thời Tòa án
cấp phúc thẩm giải quyết những nội dung mà cấp sơ thẩm giải quyết chưa
đúng.
Ở một góc độ khác, phạm vi thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm có
vai trò cũng rẩt quan trọng, điển hình là trong việc ra bản án, quyết định giới
hạn bản án phúc thẩm… Do đó cần phải nâng cao và mở rộng phạm vi thẩm
quyền để nâng cao vị thế của xét xử phúc thẩm nhằm khắc phục nhanh
chóng những sai sót, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể các bên
và quan trọng hơn nữa là để bảo vệ hệ thống pháp luật của Việt Nam.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Bộ luật Hình sự Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 (BLHS);
- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS);
- Luật Tố tụng hành chính năm 2010
- Giá trình Luật Tố tụng hành chính
- Cần hoàn thiện về thủ tục phiên toà phúc thẩm vụ án hình sự/ Nguyền
Khắc Quang // Tạp chí Kiểm sát. Viện kiếm sát nhân dân tối cao, số
10/2010;
- Căn cứ đế kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hình sự. / Nguyền Thuý
Vân Ị Ị Tạp chí kiếm sát. Viện kiếm sát nhân dân tối cao. số: 08/ Năm
2007;
- />
8394/html

20



×