Tải bản đầy đủ (.pptx) (55 trang)

Bài giảng Kinh tế môi trường Chương 4 TS. Hoàng Văn Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.51 KB, 55 trang )

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
(Dành cho chương trình sau đại học)

TS. Hoàng Văn Long


Chương trình chi tiết








Chương 1: Nền tảng của kinh tế môi trường
Chương 2: Thất bại thị trường, Kiểm soát ô nhiễm và Chính sách môi trường
Chương 3: Kinh tế tài nguyên, Chất thải và Đa dạng sinh học
Chương 4: Công cụ Quản lý nhà nước về Môi trường
Chương 5: Định giá tài nguyên và Môi trường
Chương 6: BĐKH, Kinh tế xanh và Tăng trưởng xanh


Chương 4

CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG


Nội dung Chương
I) Các công cụ quản lý môi trường
II) Áp dụng Công cụ Kinh tế môi trường vào thực tiễn ở Việt Nam


III) Phân tích chính sách môi trường
IV) Quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam


I. Công cụ quản lý môi trường
1) Công cụ pháp lý (luật pháp và chính sách)
2) Công cụ kinh tế
3) Công cụ kỹ thuật (tiêu chuẩn, quy trình, công nghệ)
4) Công cụ giáo dục, truyền thông
5) Công cụ khác


1.1) Công cụ pháp lý



Luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản dưới luật, Quy định, Chính
sách môi trường,



Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch ngành kinh tế cấp quốc gia và
cấp địa phương


Luật quốc tế



Thế giới có khoảng 300 Công ước liên quan đến BVMT

Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước
(RAMSAR)






Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa (CITES)
Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL
Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone
Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ
chúng





Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu
Công ước về Ða dạng sinh học
Công ước về ô nhiễm thủy ngân

…………………………………..


Luật quốc gia ở Việt Nam











Luật Bảo vệ môi trường
Luật Khoáng sản
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
Luật Đất đai
Luật Tài nguyên nước
Luật Đa dạng sinh học
Luật Tài nguyên và Môi trường biển.



Tính chất và Đặc điểm



Tính chất

– Giám sát
– Cưỡng chế



Đặc điểm

– Bình đẳng với người gây ô nhiễm và sử dụng tài nguyên

– Đòi hỏi chi phí thực thi


Nghị Định liên quan bảo vệ môi trường
1) Nghị
định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường,
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trườ
ng.
2) Nghị
định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều củ
a Luật Bảo vệ môi trường.
3) Nghị
định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế
liệu. Nghị
đinh 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt độn
g dịch vụ quan trắc.
4) Nghị
định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008
/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh
tế.
5) Nghị
định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
6) Nghị


1.2) Công cụ Kinh tế



Công cụ kinh tế dựa vào thị trường – là các công cụ chính sách tác động đến chi

phí và lợi ích của các cá nhân và tổ chức kinh tế, thay đổi hành vi của họ theo
hướng có lợi cho môi trường


Các loại công cụ kinh tế
1) Giấy phép môi trường:

– Giấy phép xả thải có thể mua bán được
– Thị trường giấy phép môi trường vận hành giống thị trường thông thường, tuy nhên,
các giấy phép có một giá trị nhất định, được định giá theo chủ quan của các bên tham
gia giao dịch

2) Hệ thống đặt cọc, hoàn trả: quy định các đối tượng tiêu dùng sản phẩm gây ô
nhiễm trả thêm khoản tiền đặt cọc, cam kết, sản phẩm sau khi tiêu dùng trả lại cho
đơn vị thu gom phế thải.

– Phù hợp với chất thải rắn


3) Ký quỹ môi trường
áp dụng cho các hoạt động kinh tế tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất môi trường

– Yêu cầu doanh nghiệp ký gửi một khoản tiền khí tiền hành hoạt động đầu tư
– Mục tiêu:
– Nâng cao nhận thức cá nhân, tổ chức có khả năng gây ô nhiễm về trách nhiệm liên
quan đến ô nhiễm môi trường

– Đưa ra các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường phù hợp



4) Trợ cấp môi trường
là công cụ quan trọng, nhưng chỉ tạm thời trong thời gian cố định, bao gồm:



– Trợ cấp không hoàn lại
– Các khoản cho vay ưu đãi
– Cho phép khấu hao nhanh
– Ưu đãi thuế (miễn, giảm thuế)

Mục tiêu: giúp các ngành khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện ô nhiễm
môi trường nặng nề hay tình hình tài chính hạn hẹp

– Khuyến khích nghiên cứu và triển khai công nghệ sản xuất có lợi cho môi trường hay
công nghệ xử lý ô nhiễm


5) Nhãn sinh thái
Danh hiệu Nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong
quá trình sản xuất

– Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm
– Tác động đến nhà sản xuất thông qua phản ứng của khách hàng
– Dán cho các sản phẩm tái chế, các sản phẩm thay thế sản phẩm tác động đến môi
trường, v.v…



6) Quỹ môi trường
cơ chế nhận tài trợ vốn từ các nguồn khác nhau, phân phối hỗ trợ các hoạt động cải

thiện chất lượng môi trường



Từ các nguồn:

– Phí và lệ phí môi trường
– Đóng góp tự nguyện của các cá nhân và doanh nghiệp
– Tài trợ bằng hiện vật hay tiền
– Đóng góp của các tổ chức quốc tế
– Tiền lãi và các khoản lợi khác từ hoạt động của quỹ
– Tiền xử phạt hành chính do vi phạm môi trường
– Tiền thu từ các hoạt động khác
– Hỗ trợ dưới các hình thức: Hỗ trợ tài chính: các khoản ưu đãi không hoàn lại,
các khoản vốn dài hạn với lãi suất thấp, v.v…


7) Thuế tài nguyên
Khoản thu của ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp sử dụng các tài nguyên
thiên nhiên trong quá trình sản xuất.



Mục tiêu:

– Hạn chế nhu cầu khai thác và sử dụng không cần thiết
– Tạo nguồn thu ngân sách nhà nước
– Bao gồm: thuế sử dụng đất, sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế
khai thác tài nguyên khoáng sản.

















Đối tượng chịu thuế
Khoáng sản kim loại.
Khoáng sản không kim loại.
Dầu thô.
Khí thiên nhiên, khí than.
Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.
Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.
Yến sào thiên nhiên.
Tài nguyên khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Người nộp thuế: tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên
Căn cứ tính thuế






Sản lượng khai thác
Giá tính thuế
Thuế suất


8) Thuế/ Phí môi trường
Mục tiêu:



– Khuyến khích giảm lượng chất ô nhiễm thải ra từ môi trường
– Tăng nguồn thu ngân sách

Bao gồm:

– Thuế/phí nguồn ô nhiễm
– Thuế/phí sản phẩm gây ô nhiễm
– Thuế/phí người sử dụng




Thuế/phí môi trường






Đánh vào chất thải
Đánh vào sản phẩm
Đánh vào đầu vào quá trình phát thải

VD: Phí nước thải sinh hoạt và phí nước thải công nghiệp


9) Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm
Luật BVMT (2005) : 5 điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm, suy thoái môi trường (Điều 131 - Điều 135), đã thể hiện
một bước tiến đáng kể trong quá trình "hiện thực hóa" nguyên tắc
người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Luật BVMT 2014, Chương XIX BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI MÔI
TRƯỜNG (Điều 163- Điều 167). Tiếp tục quy định rõ hơn về thể
chế thực hiện việc bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, để có thể áp dụng được trách nhiệm này một cách đầy
đủ trên thực tế, pháp luật môi trường cần phải quy định rõ ràng, cụ
thể hơn nữa việc xác định các thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường gây nên[1], trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.


1.3) Công cụ kỹ thuật
– Tiêu chuẩn môi trường (TCVN)
– Đánh giá môi trường (ĐMC, ĐTM)
– Kiểm toán môi trường
– Quan trắc môi trường
– Kỹ thuật, công nghệ Xử lý chất thải
– Tái chế, tái sử dụng chất thải
Công cụ hành động của các tổ chức

Cơ quan chức năng có thông tin đầy đủ, chính xác về hiện trạng và diễn
biến chất lượng môi trường


1.4) Công cụ giáo dục, truyền thông



Giáo dục môi trường



Là quá trình thông qua hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy
nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị, tạo điều
kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.



Bao gồm





Đưa vào trường học
Cung cấp thông tin cho người ra quyết định
Đào tạo chuyên gia môi trường





Truyền thông môi trường



Là quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu
được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và
cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề
về môi trường.



Mục tiêu:






Cung cấp thông tin
Huy động kinh nghiệm, kỹ năng, hiểu biết địa phương
Thương lượng hòa giải xung đột, tranh chấp
Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia bảo vệ môi trường


×