Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Dự án FDI môn lập dự án đầu tư và quản trị doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.16 KB, 73 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
CÔNG TRÌNH: NHÀ MÁY BẢO QUẢN, ĐÓNG GÓI VÀ XUẤT KHẨU TRÁI
CÂY TƯƠI
(Đã chỉnh sửa theo ý kiến các sở, ngành)

1. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Văn bản đồng ý về chủ trương của UBND tỉnh Tiền Giang.
3. Chứng chỉ quy hoạch để lập Dự án.
4. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của Nhà đầu tư.
5. Giải trình Kinh tế – Kỹ thuật.

ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY LIÊN DOANH VIETFRUIT GLOBAL
GIÁM ĐỐC

Lê Thị Việt Phương


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Kính gửi: - UBND tỉnh Tiền Giang.
- Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang.
Nhà đầu tư: CÔNG TY LIÊN DOANH VIETFRUIT GLOBAL
Đăng ký thực hiện Dự án đầu tư với nội dung sau:
1. Tên dự án đầu tư: Nhà máy đóng gói, bảo quản và xuất khẩu trái cây tươi.


2. Địa điểm: Lô 108 Khu công nghiệp Long Giang, xã Tân Lập 1, huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang.
3. Mục tiêu, quy mô của dự án:
-

Quy mô sản xuất của công ty: Một năm sản xuất 3000 tấn trái cây tươi các loại.
Tổng Doanh thu sau khi dự án đi vào hoạt động ổn định dự kiến bình quân mỗi năm đạt
khoảng 70 tỷ đồng.
Lợi nhuận (trước thuế) của dự án sau khi sản xuất đạt công suất 100% bình quân mỗi
năm đạt khoảng 20 tỷ đồng.
Nộp vào ngân sách Nhà nước mỗi năm khoảng: 3 tỷ đồng.
Tạo thêm 80 chỗ làm mới cho lao động địa phương, thu nhập bình quân của người lao
động đạt từ 3-5 triệu đồng/tháng.
Đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước về các loại trái cây tươi đảm bảo nguồn
gốc, chất lượng.
Góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh Tiền Giang.
4. Vốn đầu tư dự kiến để thực hiện dự án: 20.000.000.000 đồng.
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 11.149.386.440 đồng, bao gồm:
+ Máy móc, thiết bị:1.450.000.000 đồng.
+ Nhà cửa vật dụng kiến trúc: 7.889.000.000 đồng.
+ Quyền sử dụng đất: 465.260.400 đồng
+ Quản lý dự án: 157.000.000 đồng


+Tư vấn đầu tư xây dựng: 60.000.000 đồng
+ Dự phòng: 1.008.126.040 đồng
- Nguồn vốn:
+ Nguồn vốn tự có: 15.000.000.000 đồng;
+ Nguồn vốn vay tín dụng dài hạn: 5.000.000.000 đồng (lãi suất vay tính bằng
0.67%/tháng hay 8%/năm).

5. Thời gian hoạt động của dự án dự kiến: 30 năm.
6. Tiến độ thực hiện dự án: Từ tháng 1/2017-10/2018
7. Kiến nghị được hưởng ưu đãi đầu tư: Xin được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định
hiện hành của Nhà nước và của tỉnh Tiền Giang.
8. Nhà đầu tư cam kết:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực nội dung của hồ sơ đầu
tư.
b) Cam kết chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Pháp luật Việt Nam và các quy
định của Giấy chứng nhận đầu tư.
Tiền Giang, ngày 11 tháng 4 năm 2017.
GIÁM ĐỐC

Lê Thị Việt Phương

Hồ sơ kèm theo gồm có:
-

Văn bản đồng ý về chủ trương của UBND tỉnh Tiền Giang.

-

Chứng chỉ quy hoạch để lập dự án.

-

Văn bản xác định tư cách pháp lý của nhà đầu tư.

-

Giải trình kinh tế - kỹ thuật.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẢI TRÌNH KINH TẾ – KỸ THUẬT
CÔNG TRÌNH: CÔNG TY BẢO QUẢN, ĐÓNG GÓI VÀ XUẤT KHẨU TRÁI
CÂY TƯƠI

MỤC LỤC:
I – CĂN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN
II – NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ XUẤT KHẨU TRÁI
CÂY TƯƠI Ở TỈNH TIỀN GIANG
III – PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN THIẾT BỊ, CÔNG NGHỆ
IV – NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC ĐỂ SẢN XUẤT
V – ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG, PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG.
VI- TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VÀ NHÂN SỰ CỦA DỰ ÁN
VII – PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
VIII – PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
IX – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY LIÊN DOANH VIETFRUIT GLOBAL
GIÁM ĐỐC

Lê Thị Việt Phương

Chương I



CĂN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:
1. Luật Đầu tư của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số

59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
2. Căn cứ Luật Doanh nghiệp số: 60/2005/QH11 của Quốc hội ban hành ngày

29/11/2005.
3. Căn cứ Nghị định số: 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
4. Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự

án đầu tư xây dựng
5. Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính

sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
6. Căn cứ Quyết định số 69/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển công nghiệp chế

biến nông, lâm sản trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến
2010 và định hướng đến năm 2020.
7. Thông tư số 131/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 09 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài

chính hướng dẫn thực hiện Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.
8. Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005.
9. Căn cứ Quyết định số 69/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án


định hướng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2008 –
2020.
10. Căn cứ Quyết định số 3999 /QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang phê

duyệt đề án phát triển ngành thương mại tỉnh Tiền Giang đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.
11. Căn cứ Quyết định số 53/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

ban hành quy định về chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
12. Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5003000049, đăng ký lần đầu ngày

24/6/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 02 ngày 08/03/2014, nơi cấp: Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Tiền Giang.


13. Căn cứ chứng chỉ quy hoạch số: 20/CCQH-BQLKCN ngày 15/1/2016 do Ban Quản

lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang cấp cho Công ty liên doanh Vietfruit
Global.


II. CĂN CỨ THỰC TẾ:
1. Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự ra đời của dự án:
1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước:
Trong năm 2016, nền kinh tế nước ta đã đạt những thành tựu đáng chú ý:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 5,6% (NQ 6,7%).
Tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,07% (NQ 1,07%).
Tỷ lệ lao động qua đào tạo 72% (NQ 72%).
Về huy động vốn:
-


-

Huy động vốn cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh. Trong 9 tháng, vốn FDI thực
hiện tăng 12,4%; vốn ODA và vay ưu đãi giải ngân đạt khoảng 2,7 tỷ USD. Nhà nước đã
thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh tăng trưởng thương mại toàn
cầu và khu vực giảm mạnh.
-

Về tình hình xuất khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng 6,7%, trong đó xuất khẩu nhóm hàng
nông lâm thủy sản tăng 7,4% (cùng kỳ giảm hơn 10%); xuất siêu 2,8 tỷ USD. Ước cả
năm xuất khẩu tăng 6 - 7%.

-

Về tái cơ cấu kinh tế:
Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh. Từng
bước tổ chức lại sản xuất, mở rộng quy mô; tăng cường hợp tác, liên kết, gắn sản xuất với
chế biến và tiêu thụ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, mùa vụ thích ứng với biến đổi khí hậu; nhân rộng các mô hình hiệu
quả.
Tiếp tục triển khai tái cơ cấu các ngành công nghiệp, dịch vụ theo hướng tăng
cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh. Thực
hiện các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo, công
nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, năng
lượng sạch.
1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang:
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2016 ước đạt 52.431 tỷ đồng, tăng
8,5% so với năm 2015, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,6%, khu vực công

nghiệp và xây dựng tăng 16,9% và khu vực dịch vụ tăng 7,9% (bao gồm thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản phẩm.


Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng
và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38,7% (kế
hoạch 38,4%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 26,8% (kế hoạch 26,9%); khu vực
dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 34,5% (kế hoạch 34,7%)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 năm 2016 tăng 0,61% so với tháng trước
(thành thị giảm 0,69%, nông thôn giảm 0,59%); tăng 3,58% so cùng tháng năm trước;
tăng 3,65% so tháng 12 năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2016 so
cùng kỳ năm trước tăng 2,44%.
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 26.919 tỷ đồng, đạt 101,2% kế
hoạch, tăng 10,3% so cùng kỳ; khu vực nhà nước 3.134 tỷ đồng, tăng 4,1%; khu vực
ngoài nhà nước 17.255 tỷ đồng, tăng 7,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 6.530 tỷ
đồng, tăng 23,8%.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 2.106,4 triệu USD, đạt 100,3% kế hoạch, tăng
5% so cùng kỳ. Riêng về hàng rau quả: xuất 6.830 tấn, giảm 8,9% so cùng kỳ, tương ứng
giảm 1.586 tấn, về trị giá xuất tương đương 13,6 triệu USD, giảm 0,4%, tương ứng tăng
0,5 triệu USD.
Như vậy, trên đà kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển, điều kiện kinh tế xã
hội đều thuận lợi cho việc hình thành dự án.
2. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp bảo quản, đóng gói
và xuất khẩu trái cây:
2.1. Điều kiện tự nhiên:
-

Vị trí địa lý:

Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt

Nam, nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài
120 km. Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính
trị của cả Đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả
miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế
phát hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Về ranh giới hành chính, tỉnh Tiền Giang giáp với:





Phía Đông giáp biển Đông.
Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long.
Phía Bắc giáp tỉnh Long An, thành phố Hồ Chí Minh.


Tiền Giang có vị trí địa lý thuận lợi, chỉ cách TP. Hồ Chí Minh 70 km. Đặc biệt,
Tiền Giang nằm trên trục giao thông - kinh tế quan trọng như QL1A, QL 50, QL 60, QL
30, sông Tiền, sông Vàm Cỏ… nhất là tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương
sau khi hoàn thành đã có tác động mạnh đến sự hợp tác phát triển kinh tế, mở rộng giao
lưu văn hóa, du lịch của Tiền Giang với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Mặt khác,
Tiền Giang ở gần đường hàng hải quốc tế, cách Vũng Tàu 40 km, có lợi thế để trở thành
đầu mối khu vực Bắc ĐBSCL về giao thương vận tải biển với cả nước và khu vực Đông
Nam Á.
-

Địa hình:
Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc <1% và cao trình biến thiên từ 0 m
đến 1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1 m.

Nhìn chung, do đặc điểm bề mặt nền đất là phù sa mới, giàu bùn sét và hữu cơ (trừ các
giồng cát) nên về mặt địa hình cao trình tương đối thấp, về địa chất công trình khả năng
chịu lực không cao, cần phải san nền và gia cố nhiều cho các công trình xây dựng.
-

Khí hậu:

Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm thuộc vùng
đồng bằng Sông Cửu Long với đặc điểm: Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm. Khí hậu
phân hóa thành hai mùa tương phản rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với
mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc.
-

Tài nguyên:

Tiền Giang có hai sông lớn chảy qua là sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây và hệ thống
kênh ngang, dọc tương đối phong phú, rất thuận lợi cho việc đi lại bằng phương tiện
đường thủy và sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Các kênh chính trong tỉnh là:
Kênh Chợ Gạo, nằm trong tuyến kênh chính cấp Trung Ương nối thành phố Hồ
Chí Minh - Rạch Giá - Hà Tiên.
• Kênh Nguyễn Văn Tiếp, đi từ sông Vàm Cỏ Tây (thị xã Tân An) qua tỉnh Tiền
Giang sang Đồng tháp. Đây là tuyến kênh quan trọng xuyên Đồng Tháp Mười.
• Hệ thống kênh ngang, tạo thành hệ thống đường thủy xương cá nối các đô thị và
điểm dân cư dọc Quốc lộ 1A với các vùng trong tỉnh, đó là các kênh: Cổ Cò, kênh
28, kênh 7, kênh 9, kênh 10, kênh 12, kênh Nguyễn Tấn Thành, kênh Năng, kênh
Lộ Ngang…


Tỉnh Tiền Giang có nguồn nước ngầm ngọt có chất lượng khá tốt ở khu vực phía

Tây và một phần khu vực phía Đông của tỉnh, nhưng phải khai thác ở độ sâu khá lớn (từ


200 - 500 m). Đây là một trong những nguồn nước sạch quan trọng, góp phần bổ sung
nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân
→ Nhìn chung, Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của đồng
bằng sông Cửu Long với đặc điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp, trong đó có cây ăn quả, là đầu vào chính của dự án đầu tư.
Hơn nữa, hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều sông ngòi, là địa bản trung chuyển hết
sức quan trọng ở ĐBSCL.
2.2. Điều kiện về dân số và lao động:
Dân số trung bình của tỉnh năm 2016 ước tính 1.740.138 người, tăng 0,7% so với
năm 2015, bao gồm: dân số nam 853.535 người, chiếm 49% tổng dân số, tăng 0,7%; dân
số nữ 886.603 người, chiếm 51%, tăng 0,7%. Dân số khu vực thành thị là 269.747 người,
chiếm 15,5% tổng dân số, tăng 1,2% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là
1.470.391 người, chiếm 84,5%, tăng 0,6%.
Tư vấn giới thiệu cho 20.910 lượt lao động, đạt 116,2% kế hoạch năm; tư vấn
nghề cho 1.464 lượt lao động; tư vấn việc làm cho 18.811 lượt lao động; có 3.779 lao
động có được việc làm ổn định; có 63 lao động đăng ký xuất khẩu lao động. Tổ chức 31
phiên giao dịch việc làm với 49 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với nhu cầu tuyển
dụng 2.179 lao động, thu hút 1.368 lượt lao động tham gia.
2.3. Điều kiện về giáo dục và đào tạo:
Tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 an toàn, tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp trung học phổ thông của tỉnh đạt 92,9%. Số liệu thống kê học sinh đầu năm học
2016 - 2017 như sau: Mầm non có 231 trường, 4.503 trẻ nhà trẻ và 55.130 học sinh mẫu
giáo; tiểu học có 224 trường, 134.113 học sinh; trung học cơ sở có 127 trường, 101.925
học sinh, tuyển mới vào lớp 6 là 26.417 học sinh; trung học phổ thông có 37 trường,
41.157 học sinh, tuyển sinh lớp 10 có 15.108 học sinh.
Kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy năm 2016 của trường Đại học
Tiền Giang như sau: đại học có 631 sinh viên nhập học, đạt 58,4% chỉ tiêu; cao đẳng có

705 sinh viên, đạt 82% chỉ tiêu. Quy mô đào tạo của trường là 10.255 học sinh, sinh viên,
trong đó trường đào tạo cấp bằng 8.590 học sinh, sinh viên; trường liên kết cấp bằng
1.665 học sinh, sinh viên
2.4. Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp bảo quản, đóng gói và xuất khẩu trái cây:
Tiền Giang được mệnh danh là “vương quốc trái cây”, với những vựa trái cây lớn,
có giá trị cao, thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Với hơn 70.000
ha đất trồng cây ăn quả đặc sản, mỗi năm tỉnh Tiền Giang cung cấp cho thị trường hơn 1


triệu tấn trái cây rau quả với nhiều thương hiệu nông sản nổi tiếng như: xoài cát Hòa Lộc,
thanh long Chợ Gạo, sầu riêng Ngũ Hiệp, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim,...
Với những điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng và khí hậu phát triển nông nghiệp
cũng như vị trí giao thông thuận lợi, tỉnh Tiền Giang là địa điểm lý tưởng để các doanh
nghiệp tiến hành đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản, đóng gói và xuất khẩu trái cây.
Đặc biệt là khi Việt Nam đang hội nhập toàn cầu, cùng với nhu cầu tiêu dùng trái cây của
thế giới ngày càng tăng, cơ hội để các mặt hàng trái cây của Việt Nam đến với thị trường
nước ngoài ngày càng lớn. Tuy nhiên hiện nay chỉ khoảng 10-15% tổng sản lượng trái
cây của Việt Nam xuất khẩu sang các nước. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng đó là do trái cây Việt Nam không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, nhãn mác, bao bì,
đóng gói theo chuẩn quốc tế. Thực tế, khâu thu hái, bảo quản sau thu hoạch của ta còn
yếu kém. Công nghệ sau thu hoạch như xử lý, bảo quản, vận chuyển còn lạc hậu, cơ sở
vật chất kèm theo như kho lạnh chuyên dùng, thiết bị rửa, phân loại, xử lý, buồng ủ
chín… ít được các doanh nghiệp đầu tư. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng sản phẩm, làm hạn chế khả năng xuất khẩu của trái cây Việt Nam.
Thêm nữa, hiện nay tại địa bàn tỉnh Tiền Giang và các khu vực lân cận chưa có
nhiều doanh nghiệp đầu tư chuyên sâu về công nghệ phân loại, đóng gói, bảo quản trái
cây. Do vậy, trái cây Việt chưa được nhiều bạn bè nước ngoài biết đến.
Như vậy, với diện tích cây ăn quả lớn như vậy, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu
phù hợp, cơ sở hạ tầng, điện, nước tương đối đầy đủ, đồng bộ, gần nguồn nguyên liệu đầu
vào. Hệ thống giao thông, giao thương thuận lợi. Tỉnh Tiền Giang có những điều kiện rất

thuận lợi để phát triển sản xuất trái cây tươi đóng gói để xuất khẩu.
Từ những phân tích trên chúng tôi nhận thấy việc đầu tư xây dựng nhà máy bảo
quản, đóng gói và xuất khẩu trái cây trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết, có ý nghĩa
quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế tỉnh Tiền Giang nói riêng.


CHƯƠNG II
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ XUẤT KHẨU TRÁI
CÂY TƯƠI Ở TỈNH TIỀN GIANG
I. GIỚI THIỆU:
Với điều kiện thuận lợi về khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có rất nhiều loại trái cây đa
dạng, có chất lượng tốt phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Các vùng có thế
mạnh trồng trái cây xuất khẩu chủ yếu tập trung tại khu vực phía Nam. Các loại trái cây
xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay là dứa đóng hộp, bưởi, xoài, thanh long…Theo
tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có khoảng 775.500
ha cây ăn quả, trong đó diện tích đang thu hoạch khoảng 362.685 ha với sản lượng gần
3,9 triệu tấn/năm. Dự kiến, đến năm 2020, diện tích cây ăn quả cả nước sẽ tăng lên 1,1
triệu ha, kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,2 tỷ USD.
Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả
trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, trong khi đó mức cung chỉ tăng khoảng
2,5%/năm. Đây là cơ hội lớn để trái cây Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.
Mặc dù tiềm năng xuất khẩu các loại trái cây của Việt Nam rất lớn nhưng các nhà
nhập khẩu nước ngoài đang gặp nhiều hạn chế trong việc mua hàng của Việt Nam, do đó
sản lượng trái cây của Việt Nam xuất khẩu còn thấp so với Thái Lan hay Trung Quốc.
Hiện tại Việt Nam có khả năng cung cấp một khối lượng lớn trái cây cho xuất
khẩu nhưng hầu như chưa có các công ty thu mua ở địa phương. Do đó, hầu hết việc xuất
khẩu đều do các nhà trồng vườn tự cố gắng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình.
Các nhà xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có khả năng giải quyết các đơn hàng lớn mà
mới chỉ cung cấp được đơn hàng có số lượng nhập khẩu nhỏ. Nhiều nhà nhập khẩu phải
đến tận vườn thu mua sản phẩm rồi tự tìm hiểu cách thức đóng gói, bảo quản và vận

chuyển về nước. Đây chính là hạn chế lớn nhất đối với việc xuất khẩu trái cây của Việt
Nam.
Việc chế biến và bảo quản trái cây sau khi thu hoạch cũng cần được đặc biệt chú
ý. Hiện nay, thị trường tiêu thụ trái cây trong nước chiếm 85 – 90% tổng sản lượng sản
xuất, mới chỉ có 10 - 15% sản lượng trái cây trong nước có thể đáp ứng được các tiêu
chuẩn xuất khẩu. Có thể con số này sẽ tăng lên 70-80% nếu có đầu tư về vốn cho việc
chế biến và bảo quản trái cây.
Mỗi năm EU nhập gần 80 triệu tấn trái cây tươi, trong đó nhập từ các nước đang
phát triển chiếm tỉ trọng khoảng 40%. EU là nước nhập khẩu và sản xuất hoa quả lớn
nhất thế giới, nhu cầu các loại quả nhiệt đới của EU tăng nhanh qua các năm, trung bình
khoảng 8%/năm, các loại trái cây được ưa thích tại thị trường EU gồm có chuối (chiếm


khoảng 65% lượng nhập khẩu), xoài, dứa, đu đủ. Thị trường nhập khẩu thứ hai thế giới là
Mỹ. Trung bình hàng năm, Mỹ tiêu thụ khoảng 12 triệu tấn trái cây tươi, chủ yếu là cam,
nho, táo, chuối. Trong đó, Mỹ có khả năng sản xuất 70% và phải nhập khẩu 30% tổng
lượng tiêu thụ. Việt Nam hiện xuất sang EU và Mỹ chỉ một số lượng nhỏ trái cây như
xoài, dứa, măng cụt, thanh long, sầu riêng, nhãn, chuối…Năm 2015, cả nước mới chỉ
xuất khẩu hơn 3 tấn trái vải, 100 tấn nhãn sang Mỹ.
→ Rõ ràng, Việt Nam cần tận dụng thế mạnh về khí hậu, địa lý và kinh nghiệm trồng
trọt của nước mình để sản xuất nhiều loại trái cây đa dạng và đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu
trên toàn thế giới. Đặc biệt khi Việt Nam kí hiệp định TPP, xuất khẩu trái cây của Việt
Nam được thụ hưởng các cam kết về hàng rào thuế và phi thuế quan nên cơ hội cho trái
cây góp mặt ở nhiều thị trường là rất lớn.
II. HIỆN TRẠNG CUNG CẦU TRÁI CÂY:
1. Hiện trạng cầu trái cây:
1.1. Trên thế giới:
Nhu cầu tiêu thụ trái cây trên thế giới rất lớn, trung bình tăng bình quân
3,6%/năm. Hai khu vực EU và Hoa Kỳ chiếm 70% tổng nhập khẩu quả nhiệt đới toàn
cầu. EU vẫn là khu vực nhập khẩu quả nhiệt đới lớn nhất thế giới với Pháp là thị trường

tiêu thụ chính và Hà Lan là thị trường trung chuyển lớn nhất châu Âu. Ngoài Hoa Kỳ và
EU, Nhật Bản, Canada và Hồng Kông cũng là những thị trường nhập khẩu quả nhiệt đới
lớn.

Tiêu dùng trái cây trên thế giới năm 2014
Theo Tổ chức WHO, để có sức khỏe tốt, một người cần tiêu dùng tối thiểu 400g
rau quả một ngày. Theo số liệu biểu đồ trên, Trung Quốc là nước tiêu dùng trái cây nhiều


nhất trên thế giới tính đến năm 2014, một người tiêu dùng mức trung bình khoảng
115kg/1 năm. Với dân số hơn 1 tỉ người tính đến hết năm 2014, nhu cầu tiêu dùng hoa
quả của Trung Quốc là khoảng hơn 115 triệu tấn trái cây. Nhu cầu tiêu dùng trái cây ở
Trung Quốc sẽ còn tăng lên nữa khi mức dân số hiện nay (2016) của Trung Quốc là hơn
1,3 tỉ người.
Theo bài báo của trang Product Report, năm 2016 Trung Quốc nhập khẩu 3,5 triệu
tấn hoa quả các loại chủ yếu đến từ Chile, Thái Lan, Việt Nam và Philippines.

Tương tự, các nước trên thế giới cũng nhập khẩu một số lượng khá lớn các loại
trái cây hàng năm. Năm 2014, Đức là nước thứ hai trên thế giới về nhập khẩu rau quả với
8,1 triệu tấn chủ yếu từ Tây Ban Nha, Hà Lan, Ý. Nga nhập khoảng 6 triệu tấn hoa quả
chủ yếu từ Ecuador và Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ đứng đầu về nhập khẩu trái cây với khối lượng
14,8 triệu tấn chủ yếu từ Mexico, Chile, Costa Rica.
Nhu cầu về trái cây của các nước trên thế giới hiện nay chiếm phần lớn là chuối,
theo sau đó là các loại quả như táo, dứa, cherry, nho đen, cam,… Mỹ và châu Âu là hai
thị trường nhập khẩu trái cây lớn nhất trên thế giới. Trong đó, chuối là loại quả được
nhập khẩu nhiều nhất tại hai nước này.


→ Có thể thấy rằng, nhu cầu nhập khẩu trái cây toàn cầu có xu hướng tăng rõ rệt. Các
loại quả nhiệt đới gió mùa như chuối, vải, cam, thanh long, dứa… và các loại trái cây ôn

đới như cherry, nho đen, kiwi,… đang ưa chuộng trên thị trường xuất nhập khẩu trái cây
trên thế giới.
1.2. Trong nước:
Theo thống kê của Bộ NN& PTNT, hai tháng qua, cả nước đã chi 164 triệu USD
(khoảng 3.720 tỷ đồng) để nhập khẩu trái cây, rau quả. Riêng nhập khẩu từ Thái Lan, hai
tháng đầu năm 2017 là 82 triệu USD, chiếm 50% kim ngạch nhập khẩu trái cây và rau
quả của Việt Nam. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc 19%, Myanmar 9% và Hoa Kỳ
8%... Trái cây từ Thái Lan được người tiêu dùng Việt rất ưa chuộng mặc dù giá luôn cao
hơn nhiều trái cây trong nước. Điển hình, mãng cầu Thái Lan đang được bán tại một số
siêu thị với mức giá gần 500.000 đồng/kg, trong khi mãng cầu Việt Nam chỉ có giá
40.000-60.000 đồng/kg dù chất lượng tương đương. Ngoài mãng cầu thì thanh long và
một số trái cây khác cũng bị "phân biệt đối xử" như vậy. Dù trái cây Việt Nam rất phong
phú với nhiều chủng loại nhưng các doanh nghiệp vẫn nhập khẩu trái cây của nhiều nước,
trong đó: Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Australia, Chile, New Zealand chiếm lượng lớn với
chủng loại phổ biến như nho, táo, lựu, kiwi, xoài...
Nguyên nhân chính khiến trái cây Việt thua ngay trên “sân nhà” do người tiêu
dùng còn e ngại về chất lượng trái cây trong nước. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, xây
dựng thương hiệu còn hạn chế khiến trái cây Việt chưa đến được với người tiêu dùng.
2. Hiện trạng cung trái cây:
2.1. Trong nước:
Diện tích cây ăn quả trên cả nước khoảng 700.000ha, cho sản lượng hàng năm
khoảng 7 triệu tấn quả các loại. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn
nhất cả nước (chiếm trên 50% diện tích và 60% sản lượng trái cây cả nước). Về cơ cấu:
chuối là loại cây ăn quả có diện tích lớn nhất (chiếm khoảng 19% diện tích); tiếp theo là
xoài, vải, chôm chôm, nhãn...
Riêng ở khu vực phía Nam, tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến
năm 2020 là 257.000 ha, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long 185.100 ha, vùng
Đông Nam Bộ 71.900 ha. Trong đó, diện tích trồng thanh long là 24.800 ha, xoài 45.900
ha, chôm chôm 18.300 ha, sầu riêng 15.000 ha, vú sữa 5.000 ha, bưởi 27.900 ha, nhãn
29.800 ha, chuối 28.900 ha, dứa 21.000 ha, cam 26.250 ha, mãng cầu 8.300 ha và quýt

5.850 ha.


Do đa dạng về sinh thái nên chủng loại cây ăn quả của nước ta rất đa dạng, có tới
trên 30 loại cây ăn quả khác nhau, thuộc 3 nhóm là: cây ăn quả nhiệt đới (chuối, dứa,
xoài…), á nhiệt đới (cam, quýt, vải, nhãn…) và ôn đới (mận, lê…). Một trong các nhóm
cây ăn quả lớn nhất và phát triển mạnh nhất là nhãn, vải và chôm chôm. Diện tích của các
loại cây này chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả. Tiếp theo đó là chuối, chiếm khoảng
19% trên địa bàn cả nước, bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả khá tập
trung, cho sản lượng hàng hoá lớn. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam bày bán rất nhiều
các loại trái cây tươi từ 3 miền, điển hình một số loại như sau:
-

Vải thiều: Bắc Giang, Hải Dương
Dưa hấu: Hải Dương, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Cần Thơ, Tiền Giang, Trà
Vinh,...
Thanh long: Bình Thuận, Ninh Thuận, Tiền Giang, Long An,...
Chuối: các tỉnh ĐBSCL, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,..
Bưởi: bưởi diễn, bưởi đỏ Văn Luận ở Thanh Hoá, bưởi Đoan Hùng ở Phú Thọ,
bưởi năm roi Hậu Giang...
Vú sữa: Hợp tác xã Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang), Sóc Trăng
Đào: Sapa, Tây Bắc
Mận: Bắc Hà
Nhãn: Hưng Yên
Cam, quýt: Cao Phong, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hà Giang,…
Dừa: Bến Tre, Trà Vình
Chôm chôm: Vĩnh Long
Thốt nốt: An Giang
Dứa: Ninh Bình
Sầu riêng: Khánh Sơn, Ngũ Hiệp

Xoài: Bình Định, Hòa Lộc
Nho: Ninh Thuận
Bơ: Đắc Lắc

→ Việt Nam là nước có chủng loại trái cây phong phú nhất với hàng trăm chủng loại trái
cây có chất lượng dinh dưỡng cao.
Một số vùng cây ăn quả tập trung điển hình như sau:


Vải thiều: vùng vải tập trung lớn nhất cả nước là Bắc Giang (chủ yếu ở 3 huyện Lục
Ngạn, Lục Nam và Lạng Giang), có diện tích 35,1 ngàn ha, sản lượng đạt 120,1 ngàn tấn.
Tiếp theo là Hải Dương (tập trung ở 2 huyện Thanh Hà và Chí Linh) với diện tích 14
ngàn ha, sản lượng 36,4 ngàn tấn.
Cam sành: được trồng tập trung ở ĐBSCL, với diện tích 28,7 ngàn ha, cho sản lượng trên
200 ngàn tấn. Địa phương có sản lượng lớn nhất là tỉnh Vĩnh Long: năm 2005 cho sản
lượng trên 47 ngàn tấn. Tiếp theo là các tỉnh Bến Tre (45 ngàn tấn) và Tiền Giang (42
ngàn tấn). Trên vùng Trung du miền núi phía Bắc, cây cam sành cùng được trồng khá tập
trung ở tỉnh Hà Giang, tuy nhiên, sản lượng mới đạt gần 20 ngàn tấn.
Chôm chôm: cây chôm chôm được trồng nhiều ở miền Đông nam bộ, với diện tích 14,2
ngàn ha, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 40% diện tích và 61,54% sản lượng chôm
chôm cả nước). Địa phương có diện tích chôm chôm tập trung lớn nhất là Đồng Nai (11,4
ngàn ha), tiếp theo đó là Bến Tre (4,2 ngàn ha).
Thanh long: được trồng tập trung chủ yếu ở Bình Thuận (diện tích khoảng 5 ngàn ha, sản
lượng gần 90 ngàn tấn, chiếm 70 % diện tích và 78,6% về sản lượng thanh long cả nước).
Tiếp theo là Tiền Giang, có 2 ngàn ha. Thanh long là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu
lớn nhất so với các loại quả khác.
Bưởi: Việt Nam có nhiều giống bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao như bưởi
Năm roi, Da xanh, Phúc Trạch, Thanh Trà, Diễn, Đoan Hùng…Tuy nhiên, chỉ có bưởi
Năm Roi là có sản lượng mang ý nghĩa hàng hoá lớn. Tổng diện tích bưởi Năm Roi là 9,2
ngàn ha, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long (diện tích 4,5 ngàn ha cho sản lượng 31,3 ngàn

tấn, chiếm 48,6% về diện tích và 54,3% về sản lượng bưởi Năm Roi cả nước); trong đó
tập trung ở huyện Bình Minh: 3,4 ngàn ha đạt sản lượng gần 30 ngàn tấn. Tiếp theo là
tỉnh Hậu Giang (1,3 ngàn ha).
Xoài: cũng là loại cây trồng có tỷ trọng diện tích lớn của Việt Nam. Hiện có nhiều giống
xoài đang được trồng ở nước ta; giống có chất lượng cao và được trồng tập trung là giống
xoài cát Hoà Lộc. Xoài cát Hoà Lộc được phân bố chính dọc theo sông Tiền (cách cầu
Mỹ Thuận khoảng 20-25 km) với diện tích 4,4 ngàn ha đạt sản lượng 22,6 ngàn tấn. Diện
tích xoài Hoà Lộc tập trung chủ yếu ở tỉnh Tiền Giang (diện tích 1,6 ngàn ha, sản lượng
10,1 ngàn tấn); tiếp theo là tỉnh Đồng Tháp (873 ha, sản lượng 4,3 ngàn tấn).
Măng cụt: là loại trái cây nhiệt đới rất ngon và bổ. Măng cụt phân bố ở 2 vùng ĐBSCL
và ĐNB, trong đó trồng chủ yếu ở ĐBSCL với tổng diện tích khoảng 4,9 ngàn ha, cho
sản lượng khoảng 4,5 ngàn tấn. Tỉnh Bến Tre là nơi có diện tích tập trung lớn nhất: 4,2
ngàn ha (chiếm 76,8% diện tích cả nước). Tuy măng cụt là sản phẩm rất được giá trên thị
trường nhưng việc mở rộng diện tích loại cây này hiện nay đang gặp nhiều trở ngại do


thời gian kiến thiết cơ bản dài (5-6 năm), là cây thân gỗ lớn, chiếm nhiều diện tích đất và
chỉ thích hợp với đất mầu ở các cù lao.
Dứa: đây là một trong 3 loại cây ăn quả chủ đạo được khuyến khích đầu tư phát triển
trong thời gian vừa qua nhằm phục vụ xuất khẩu. Các giống được sử dụng chính bao gồm
giống Queen và Cayene; trong đó giống Cayene là loại có năng suất cao, thích hợp để chế
biến (nước quả cô đặc, nước dứa tự nhiên…). Các địa phương có diện tích dứa tập trung
lớn là Tiền Giang (3,7 ngàn ha), Kiên Giang (3,3 ngàn ha); Nghệ An (3,1 ngàn ha), Ninh
Bình (3,0 ngàn ha) và Quảng Nam (2,7 ngàn ha).
Giá cả: giá cả mặt hàng trái cây vô cùng đa dạng
-

Bưởi năm roi loại 1: 32000đ/1kg
Cam Sành loại 1: 32000đ/1kg
Dưa hấu loại 1: 15000đ/1kg

Dưa leo truyền thống loại 1: 5000đ/1kg
Dứa loại 1: 8000đ/1kg
Hồng xiêm loại 1: 38000đ/1kg
Lê loại 1: 30000đ/1kg
Mãng cầu ta loại 1: 35000đ/1kg
Thanh long loại 1: 20000đ/1kg
Xoài cát thường: 18000đ/1kg
Xoài cát Hòa Lộc loại 1: 40000đ/1kg
Chuối tiêu hồng : 20.000-30.000 đồng/nải,
Chuối sứ: 30.000-40.000 đồng/nải
Chuối ngự loại 1: 60.000-70.000 đồng/nải.
Thanh long ruột đỏ Vietgap: 450000đ/1kg
Dừa xiêm: 20000đ/1kg
Vải: 15000-35000đ/1kg

Hình thức và chất lượng:
Phần lớn các sản phẩm trái cây nước ta hiện chưa có thương hiệu, mẫu mã, bao bì
đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa cao và thiếu ổn định, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an
toàn thực phẩm.
Sản phẩm xuất khẩu còn bị khiếu nại về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (về
dư lượng thuốc sâu, hàm lượng kim loại nặng, bao bì không đảm bảo) và hầu hết xuất
khẩu dưới nhãn mác nước ngoài. Các sản phẩm xuất khẩu có thương hiệu Việt Nam như
Vinamit, Vinafruit… hiện rất ít.
Về vệ sinh an toàn thực phẩm, tại nhiều cơ sở, công nghệ bao bì kim loại chưa
hiện đại nên bao bì sớm bị gỉ, chất lượng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bao
bì đóng gói vừa thiếu, không phù hợp, chủ yếu dùng các bao tải, sọt tre, thậm chí chất


đống quả trên các phương tiện vận chuyển. Công nghệ rót hộp, thanh trùng hộp tại nhiều
cơ sở thực hiện thủ công nên năng suất không cao, chi phí nhân công lớn.

Thu hái hầu hết bằng thủ công, độ chín thu hái chưa được chú trọng, lẫn loại
(xanh, chín) và hầu hết không được phân loại, tồn tại số lượng không nhỏ các quả bầm
dập, dễ hư hỏng trong quá trình bảo quản.
→ Trái cây Việt Nam rất phong phú về chủng loại, tuy nhiên quy trình sau thu hoạch,
phân loại, chế biến, đóng gói, bảo quản và phân phối trái cây đến các vùng miền còn gặp
nhiều hạn chế. Dự án ra đời sẽ giải quyết những hạn chế trên.
2.2. Nước ngoài:
Số lượng nguồn cung nước ngoài:
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 8 tháng đầu năm 2016,
Việt Nam đã chi hơn 529 triệu USD để nhập khẩu rau quả, tăng gần 37% so với cùng kỳ
năm 2015. Nguồn nhập chính là từ Thái Lan, Trung Quốc (chiếm 65,1% thị phần với hơn
407 triệu USD). Riêng về trái cây, 10 tháng đầu năm 2016 Việt Nam nhập khẩu từ thị
trường Trung Quốc là 120.000 tấn.
Nhập khẩu rau quả từ Thái Lan trong 2 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh 101,6% so
với cùng kỳ; nhập từ Trung Quốc tăng 20%. Tiếp theo là Hoa Kỳ 13,2 triệu USD (tăng
9%); Myanmar gần 7,8 triệu USD (tăng 134%); Chi Lê Nam Phi 5,3 triệu USD (tăng
72,6%); NewZealand 3,8 triệu USD (tăng 46%).
Trái cây nhập đa dạng từ táo (xuất xứ Mỹ, New Zealand), lê (Hàn Quốc), nho
(Mỹ), kiwi (New Zealand), me (Thái Lan), thậm chí là chuối Dole Việt Nam đã trồng
nhiều nhưng vẫn có khu bán chuối nhập từ Philippines.
Một số loại hoa quả Việt Nam nhập khẩu theo mùa từ nước ngoài:
-

Trung Quốc: lựu, dưa lưới vàng, hồng ngâm, nho, cam, quýt, táo, lê
Thái Lan: xoài, mãng cầu, me
Hoa Kỳ: nho, táo, cherry, mận
NewZealand, Úc: táo, cam, lê, kiwi, cherry

Giá:
Hoa quả nhập khẩu hiện nay trên thị trường Việt Nam đang loạn giá. Các dòng

hoa quả cao cấp nhập khẩu từ Hoa Kỳ, NewZealand, Úc qua con đường xách tay hoặc
đường hàng không nên chi phí đắt đỏ, giá bán ra vì vậy cũng bị đội lên khá cao. Giá bán
hoa quả nhập khẩu tại các cửa hàng, siêu thị có thể vênh nhau tới 2- 2,5 lần.


Nhiều mặt hàng trái cây được dán nhãn mác giống nhau trong khi giá bán chênh
lệch lớn. Ví dụ, nho đỏ Mỹ không hạt, tại chuỗi cửa hàng Clever Food có giá bán
299.000 đồng/kg, trong khi một số cửa hàng khác chỉ bán khoảng 160.000 đồng/kg. Ở
nhiều chợ dân sinh trên địa bàn TP. Hà Nội, người bán cũng khẳng định bán nho đỏ Mỹ
không hạt nhưng giá lại rẻ bất ngờ, chỉ dưới 100.000 đồng/kg. Tương tự, cam Úc, tại
Clever Food bán 300.000 đồng/kg, nhưng hệ thống cửa hàng Luôn Tươi Sạch chỉ bán
khoảng 200.000 đồng/kg.
Giá bán 1 số loại quả nhập khẩu tại Klever Fruits:
-

Kiwi xanh Pháp: 199.000đ/1kg
Dâu tây Hàn Quốc: 340000đ/500gr
Cherry đỏ Mỹ: 499000đ/1kg
Nho Úc: 399000đ/1kg
Nho đen Nam Phi: 299000đ/1kg
Táo NewZealand: 299000đ/1kg

Hình thức, chất lượng:
Chất lượng trái cây nhập khẩu chưa đảm bảo, gây lo lắng cho người tiêu dùng.
Trên thị trường từ siêu thị lớn tới tận ngõ chợ, đâu đâu cũng ngập tràn trái cây nhập khẩu
với đủ nhãn mác như táo Mỹ, nho Mỹ, nho Nam Phi, cam Úc, mận Úc, lê Hàn Quốc....
Tuy nhiên, tỷ lệ không nhỏ trong số đó là “nhập nhèm” về nguồn gốc xuất xứ và chất
lượng.
Tất cả thị trường trái cây đều không có mặt hàng nào được người bán nhận xuất
xứ từ Trung Quốc, trong khi theo Tổng cục Hải quan, Trung Quốc là thị trường nhập

khẩu hoa quả lớn thứ hai của Việt Nam sau Thái Lan. Đó là chưa kể một lượng không
nhỏ trái cây từ Trung Quốc tràn qua lối mòn tiểu ngạch không được khai báo, thống kê.
Vậy số trái cây nhập từ Trung Quốc đã đi đâu nếu không phải đã “đội lốt” xuất xứ nào đó
để ung dung tiêu thụ trên thị trường?
Gần đây, hoa quả (mận, lựu, 2 mẫu nho) nhập từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng
Sơn và Lào Cai có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là carbendazim; difenoconazole,
tubeconazole vượt ngưỡng cho phép. Các chất cấm trên đều vượt mức cho phép từ 1,5-5
lần. Mặc dù không gây ung thư nhưng khi sử dụng các sản phẩm trên, các hóa chất cấm
sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ra các triệu chứng có liên quan tới tiêu hóa, dạ dày và về lâu
dài ảnh hưởng tới gan, thận…Trong thời gian tới, nhiều loại hoa quả có xuất xứ từ Trung
Quốc sắp được miễn thuế khi vào thị trường Việt theo Hiệp định Thương mại hàng hóa
ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Nếu trái cây Trung Quốc không được kiểm định sát
sao, người tiêu dùng Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn về an toàn thực phẩm.


→ Nhìn chung, Việt Nam nhập khẩu nhiều loại trái cây từ nước ngoài, trong đó có
những loại trái cây cao cấp đảm bảo chất lượng, tuy nhiên cũng nhiều nguồn trong số đó
chủ yếu từ Trung Quốc chưa được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng. Thêm nữa, giá
hoa quả nhập khẩu rao bán trên thị trường chênh lệch nhiều gây hoang mang tâm lý tiêu
dùng.
III. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CUNG CẦU VỀ TRÁI CÂY TƯƠI:
1.1.Đối tượng phục vụ của dự án:
Qua việc nghiên cứu thị trường cung cầu trái cây, dự án sẽ tập trung vào các đối
tượng khách hàng sau:

- Doanh nghiệp trong nước (siêu thị, cửa hàng hoa quả, thực phẩm, công ty XNK
-

trái cây) ở tại địa phương và các tỉnh trên cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,…

Doanh nghiệp nước ngoài (siêu thị, công ty XNK nước ngoài) ở trong khu vực
châu Á và châu Âu, châu Mỹ như Mỹ, Úc, Canada, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Thái Lan,…

2.2. Phân tích và dự báo:
a, Phân tích cầu
Nghiên cứu về nhu cầu sử dụng trái cây các tiêu chí sau:
Theo đối tượng:
Trong nước: Các doanh nghiệp trong nước quan tâm đến chất lượng hoa quả, bao
bì, nhãn mác và giá thành hợp lý để phân phối đến các siêu thị và cửa hàng trong
nước hay xuất khẩu sang các nước khác.
- Nước ngoài: Yếu tố quan tâm hàng đầu là đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
Các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đến bao bì, nhãn mác rõ ràng nguồn gốc
xuất xứ. Thêm nữa, quy trình đóng gói và bảo quản phải đạt chuẩn để có thể di
chuyển và tiêu thụ tại thị trường nước ngoài trong thời gian khá dài(4-8 tháng)
• Theo sở thích từng khu vực:
- Trong nước: ưa thích đa dạng các loại quả theo mùa như cam, đào, chôm chôm,
nhãn, vải, chuối, bưởi,….
- Mỹ: ưa thích quả chuối, thanh long, chôm chôm, nhãn, vải
- Úc: thanh long, chuối,…
- Đài Loan: thanh long, nhãn, vải, sầu riêng, chôm chôm,…
- Nhật: xoài, thanh long, vải, nhãn, chôm chôm,…
- Hàn Quốc: thanh long, xoài, vú sữa,…

-

b. Dự báo cầu:


Năm 2017, xuất khẩu rau quả, đặc biệt là mặt hàng trái cây nhiều khả năng tiếp tục

bứt phá ngoạn mục khi cánh cửa các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản và châu Âu
ngày càng rộng mở.
Rau quả Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu lên trên 60 quốc gia và vùng
lãnh thổ, trong đó riêng trái cây chiếm 40%. Bên cạnh những thị trường truyền thống,
hiện Việt Nam đang tăng cường mở cửa các thị trường mới, mặc dù khó tính nhưng kỳ
vọng giá trị xuất khẩu cao, cụ thể: Australia hiện đã cho phép nhập khẩu vải thiều, nhãn;
New Zealand đã mở cửa cho mặt hàng xoài và thanh long; Ấn Độ cho mặt hàng thanh
long, vú sữa và Chilê cho mặt hàng thanh long… Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã nỗ lực để mở thêm nhiều thị trường cho nhiều loại trái cây ngon của
Việt Nam như chôm chôm, vú sữa vào Mỹ; vải và xoài vào Australia; xoài vào Nhật…
Trong năm 2016, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã có bước tăng trưởng ngoạn mục, ước
xuất siêu với 1,5 tỷ USD; trong đó có sự tăng trưởng đáng kể ở những thị trường khó tính
như Mỹ (tăng 49%), Australia (39%), Hà Lan (38%), Hàn Quốc (26%), Đài Loan
(14%)...
→ Có thể thấy, nhu cầu nhập khẩu trái cây từ Việt Nam trong những năm tới sẽ tăng cao
khi chất lượng trái cây Việt đang ngày càng được nâng cao và nhiều nước yêu thích.
c. Dự báo cung:
Diện tích cây ăn quả trên cả nước khoảng 700.000ha, cho sản lượng hàng năm
khoảng 7 triệu tấn quả các loại. Quy hoạch đặt mục tiêu xây dựng ngành hàng trái cây
chủ lực trồng tập trung ở Nam Bộ theo hướng sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy
lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và nước
ngoài. Phấn đấu đến năm 2020, 100% sản phẩm trái cây chủ lực trồng tập trung đáp ứng
yêu cầu an toàn thực phẩm, trong đó, trên 50% sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng GAP.
Trong những năm tới, sản lượng và chất lượng trái cây Việt sẽ còn gia tăng do
được sự quan tâm và đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp.
3. Khả năng cạnh tranh của dự án tại Tiền Giang và khu vực lân cận:
3.1 . Đối thủ cạnh tranh:

Tiền Giang: có 3 đối thủ cạnh tranh lớn
-


Công ty CP Rau Quả Tiền Giang (VEGETIGI)
Công ty TNHH sản xuất chế biến nông sản Cát Tường
Công ty TNHH Long Việt

Các khu vực lân cận: 3 đối thủ cạnh tranh lớn
-

Công ty TNHH xuất khẩu trái cây nhiệt đới (Bến Tre)


-

Công Ty TNHH Sản Xuất Rau Quả Xuất Khẩu Vegehagi (Hậu Giang)
Công ty Vietdragon Fruit (HCM)
Sản phẩm

Thị trường
tiêu thụ

Trái cây
đông lạnh,
sản phẩm
cô đặc, sản
phẩm
đóng hộp,
trái cây
tươi

EU, Hoa Kỳ,

Nhật Bản,
Hàn Quốc,
Đài Loan,
Nga, và một
số thị trường
khác trên thế
giới.

Thanh
long xuất
khẩu

Mỹ, Úc,
Trung Quốc,
Hàn Quốc,
Nhật,…

XK trái
xây nhiệt
đới

Trái cây
tươi xuất
khẩu

Hàn Quốc,
Mỹ, Trung
Quốc, Nhật,..

Vegehagi


Sản phẩm
đông lạnh
và trái cây
tươi

Thụy Sĩ, Đức,
Pháp, Nga,
Úc, Mỹ, Thái
Lan, Đài
Loan...

Vietdragon
Fruit

Trái cây
tươi xuất
khẩu chủ
yếu là
thanh long

Mỹ, Nhật,
Trung Quốc,


Vegetigi

Tiền
Giang
Cát Tường


Long Việt

Bến
Tre

Hậu
Giang

HCM

Công nghệ & tiêu
Cấu trúc vốn
chuẩn sản phẩm
3 nhà máy chế biến
chính: nhà máy đồ hộp
trái cây; đông lạnh rau
củ quả và chế biến đa
Công ty cổ
dạng nước quả cô đặc
phần 100%
và puree. Đáp ứng các
vốn trong
yêu cầu và tiêu chuẩn
nước
của HALAL; EU;
RSK; và được cấp mã
số FDA.
Đạt tiêu chí Global
Gap, có nông trường

sản xuất riêng. Có ứng
Công ty
dựng dây chuyền máy TNHH 100%
rửa thanh long, các
vốn trong
quy trình đóng gói còn
nước
khá thủ công, sử dụng
nhiều lao động
Công ty
Đạt chuẩn GlobalGAP TNHH 100%
và code Mỹ
vốn trong
nước
Đạt chuẩn HACCP,
HALAL và đã được
cấp số FDA

Công ty
TNHH 100%
vốn trong
nước

Đạt chuẩn HACCP

Công ty
TNHH MTV
100% vốn
trong nước


3.2. Khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án
Dự án sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động trên thực tế sẽ cung cấp sản phẩm
trái cây tươi ra thị trường, khi đó, sản phẩm sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên bằng chiến lược hiệu quả và thích hợp, dự án được trông đợi vẫn sẽ có cơ hội
chiếm lĩnh được một thị trường tiêu dùng tương đối.


* Đánh giá chung đối thủ cạnh tranh
Ngành chế biến và xuất khẩu trái cây ở nước ta hiện nay ngày càng phát triển và
được mở rộng. Trên thị trường có nhiều công ty chế biến, đóng gói và xuất khẩu trái cây
ra thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên chỉ có một số ít doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn
để xuất khẩu trái cây ra nước ngoài. Các doanh nghiệp nhỏ lẻ khác do chưa đáp ứng được
tiêu chuẩn cao về quy trình chế biến và đóng gói nên chủ yếu phân phối vào các siêu thị,
chợ trong nước. Nhìn chung đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây dưới dạng sản
phẩm đóng hộp hoặc đông lạnh, mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu chưa được nhiều công
ty triển khai.
Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ lẻ: sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu tập
trung vào một số loại sản phẩm. Chưa áp dụng được công nghệ tiên tiến vào quy trình
chế biến và đóng gói, còn khá thủ công và sử dụng nhiều lao động.
Đối với các doanh nghiệp lớn:
Đa dạng các mặt hàng (trái cây tươi, đông lạnh, đóng hộp), công nghệ hiện đại,
tuy nhiên giá thành khá cao do chưa có nhiều doanh nghiệp thực hiện trên thị
trường.
• Tập trung 1 mặt hàng như thanh long, có nông trường sản xuất theo chuẩn Global
Gap. Có sử dụng công nghệ mới ở 1 số khâu tuy nhiên chưa áp dụng được dây
chuyền hiện đại trong cả quy trình. Do tập trung một mặt hàng nên chưa bao quát
được nhiều thị trường.


* Khả năng chiếm lĩnh thị trường của dự án:

Lợi thế:
-

-

Cơ sở hạ tầng: địa điểm nhà máy tại 108 Khu công nghiệp Long Giang được trang bị hệ
thống điện, thoát nước, nhà xưởng đầy đủ với diện tích 6000m 2
Vị trí địa lý: nằm ở khu vực trọng điểm sản xuất trái cây ĐBSCL, thuận tiện trong việc
thu mua và vận chuyển trái cây từ các khu vực về cơ sở chế biến. KCN ở vị trí thuận tiện
gần cửa sông, cửa biển, cảng để xuất khẩu sang nước ngoài. Vị trí giao thông gần các trục
quốc lộ, dễ dàng trong việc vận chuyển tiêu thụ trong nước.
Nguồn lao động: dồi dào, chăm chỉ.
Công nghệ: công nghệ hiện đại của NewZealand, sản phẩm đầu ra đạt các chỉ tiêu để xuất
khẩu (Global Gap, BRC, IFS,…)
Chế biến và xuất khẩu trái cây Việt mang thương hiệu quốc tế.
Hạn chế:

-

Doanh nghiệp theo sau nên việc thâm nhập vào thị trường sẽ khó khăn hơn vì có nhiều
đối thủ cạnh tranh và đã chiếm lĩnh trên thị trường.


-

Thu mua được những trái cây ngon và đảm bảo chất lượng với số lượng lớn còn hạn chế
do chất lượng nông sản Việt còn chưa đồng đều
IV. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG:
1. Chiến lược cạnh tranh:
Công ty sử dụng chiến lược dẫn đầu chi phí thấp kết hợp chiến lược khác biệt hóa

sản phẩm. Công ty Vietfruit Global tự tin là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại
Việt Nam tiên phong sử dụng công nghệ hiện đại, tân tiến áp dụng dây chuyền bảo quản,
đóng gói trái cây tươi. Thêm nữa, nhà máy nằm ở vị trí địa lý thuận lợi cho việc thu mua
trái cây đảm bảo trái cây vẫn được tươi ngon khi vận chuyển về kho và giảm chi phí vận
chuyển. Do vậy, công ty có lợi ích rất lớn trong việc giảm chi phí với sản xuất quy mô
lớn. Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm hay chiến lược định vị sản phẩm và dịch vụ là
chiến lược làm khác biệt các sản phẩm và dịch vụ của công ty so với đối thủ cạnh tranh,
tạo ra điểm độc đáo riêng làm sao để nó chiếm được một chỗ đặc biệt và có giá trị trong
tâm trí của khách hàng. Công ty Vietfruit Global tạo nên sự khác biệt về mặt sản phẩm và
hình ảnh. Sản phẩm của Vietfruit được sản xuất đồng bộ theo tiêu chuẩn toàn cầu, được
đóng gói nhãn mác chuyên nghiệp. Đặc biệt hơn, sản phẩm của công ty đem đến thông
điệp: “Trái cây của người Việt”. Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến thương hiệu trái cây của
người Việt Nam đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, hứa hẹn sẽ là
một sản phẩm ưa thích của công dân toàn cầu.
2. Chiến lược marketing:
2.1. Sản phẩm:
Công ty cung cấp danh mục các sản phẩm trái cây xuất khẩu trong và ngoài nước
chủ yếu gồm: bưởi năm roi, thanh long, xoài, chuối, vải, dưa hấu, dứa, chôm chôm, vú
sữa, nhãn. Các sản phẩm được thu mua chọn lọc đảm bảo nguyên liệu đầu vào sạch, chất
lượng và đảm bảo đầu ra đạt tiêu chuẩn HACCP, GHP và GAP.
2.2. Kênh phân phối:
Vì công ty hướng đến khách hàng doanh nghiệp nên công ty xây dựng kênh phân
phối trung gian. Tức là công ty bán trái cây cho các công ty, siêu thị, cửa hàng, thương
buôn và sau đó các kênh trung gian sẽ cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng.
2.3. Tiếp thị truyền thông:
Công ty vận dụng các công cụ truyền thông marketing để nhiều người biết đến sản
phẩm. Công ty sẽ tham gia phiên chợ Nông sản, Thực phẩm an toàn và Vật tư nông
nghiệp tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại (số 489 đường Hoàng
Quốc Việt, Hà Nội) được tổ chức thường niên hằng năm. Đồng thời, công ty sẽ quảng bá



×