Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 20 trang )

MỤC LỤC

Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 1


Báo chí Thanh Hóa
I. GIỚI THIỆU VỀ THANH HÓA
1. Vị trí địa lý
Thanh Hoá ở Bắc Trung Bộ, điểm cực Bắc của Thanh Hoá cách thủ đô Hà
Nội 150 km. Phía Tây Thanh Hóa giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với
chiều dài đường biên giới 192 km chạy qua những vùng núi cao hiểm trở. Phía Bắc
giáp tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Sơn La với chiều dài địa giới 175 km. Phía Nam
giáp tỉnh Nghệ An với đường địa giới dài hơn 160km và phía Đông là biển Đông
với đường bờ biển dài 102km. Suốt chiều dài của lịch sử Tổ quốc, Thanh Hóa là
một địa phương tương đối ổn định về mặt địa giới hành chính. Vùng đất này là địa
bàn sinh tụ của 7 tộc người anh em: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ và Khơ
Mú mà mỗi tộc người mang một sắc thái riêng, tạo nên bức tranh lung linh đa sắc
mầu của văn hóa xứ Thanh. Với vị trí địa lý đặc biệt, nơi hội tụ đầy đủ tiềm năng
của ba vùng kinh tế: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển, nguồn tài nguyên
phong phú bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản. Vùng
đất này là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam.
2. Du lịch
Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng
điểm du lịch quốc gia với hàng nghìn di tích lịch sử gắn với quá trình dựng nước
và giữ nước của dân tộc Việt Nam và các danh lam thắng cảnh kỳ thú.


Bờ biển Sầm Sơn dài 10 km với bãi cát bằng phẳng. Bãi biển Sầm Sơn là
một trong những bãi biển rộng và đẹp nhất ở phía Bắc.Từ nhiều thập kỷ


trước, Sầm Sơn nổi tiếng là bãi biển có cảnh sắc đẹp và đã có nhiều biệt thự
nghỉ mát được xây trong khuôn viên này.Với nhiều cảnh đẹp như: Hòn trống
mái, đền Độc Cước, núi Cô Tiên... Sầm Sơn luôn là điểm lựa chọn không
thể bỏ qua khi du khách đến với Thanh Hóa.

Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 2


Bãi biển Sầm




Hòn Trống Mái

Vườn quốc gia Bến En: Cách thành phố Thanh Hóa 46km, nằm trên địa
phận xã Hải Vân, huyện Như Thanh. Đây là vùng rừng núi, sông hồ rộng
16.000 ha với hệ sinh thái động thực bật đa dạng, phong phú.

Vườn quốc gia Bến En
Suối cá thần Cẩm Thủy: Thuộc địa phận làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện
Cẩm Thủy, suối cá Cẩm Thủy cách TP Thanh Hóa 70 km. Với chiều dài hơn
100m của con suối, hàng ngàn con cá bám dày đặc ẩn chứa nhiều truyền
thuyết, nhiều câu chuyện bí ẩn.

Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 3





Suối cá thần Cẩm Thủy
Cầu Hàm Rồng là một trong những địa danh nổi tiếng nhất Thanh Hóa. Di
tích lịch sử có từ thời chiến tranh, cầu Hàm Rồng cách TP Thanh Hóa 3km,
là quần thể danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử văn hoá gắn liền với chiến
công hiển hách của quân và dân Thanh Hóa trong những năm kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.

Cầu Hàm Rồng
Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 4




Thành nhà Hồ hay thành Tây Đô do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397.
Thành có hình vuông, mỗi cạnh dài gần 500m, được xây bằng những khối đá
xanh cao khoảng 4,2m, rất kiên cố. Ngày 27/6/2011, Thành nhà Hồ được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới.

Thành nhà Hồ
3. Đặc sản
Rừng vàng, biển bạc, danh lam thắng cảnh, tài nguyên thiên nhiên phong
phú, dồi dào chưa phải là tất cả ở mảnh đất Thanh Hóa. Nơi đây còn níu chân du
khách bởi những đặc sản thơm ngon nức tiếng như: nem chua, bánh răng bừa, bánh
gai Tứ Trụ, chả tôm, mắm cáy, bánh đa Minh Châu, …


Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 5


Hình 7: Nem chua

Mắm cáy được mệnh danh là "Đệ nhất mùi"

Bánh răng bừa

Bánh Tứ Trụ

Chả tôm
Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 6


4. Văn hóa
Thanh Hóa có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hoá độc đáo.
Vào sơ kỳ thời đại đá cũ, bằng sự phát hiện và khai quật khảo cổ các di chỉ Núi Đọ,
Núi Quan Yên, Núi Nuông đã khẳng định Thanh Hóa là nơi sinh sống của người
nguyên thuỷ, đặc biệt hang Con Mong là nơi chứng kiến các giai đoạn phát triển
liên tục của con người từ hậu kỳ đá cũ sang thời đại đá mới.
Suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Thanh Hóa đã xuất hiện
nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi,
Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ, …
Những trang lịch sử oai hùng đã ghi dấu trên vùng đất "địa linh nhân kiệt"

1.535 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích đã xếp
hạng cấp tỉnh với các di tích nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Bà
Triệu, Lê Hoàn, thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Ba Đình, Hàm Rồng …
Đây cũng là nơi sản sinh ra dân ca, dân vũ Đông Anh, hò sông Mã, điệu
khắp của người Thái, hát Xường của người Mường ngoài ra còn có ca trù hát xoan.
Đồng hành cùng sử thi "Đẻ đất đẻ nước" và hàng ngàn di sản văn hóa tiêu biểu
khác.
Kho tàng truyện cổ cũng khá đặc sắc như truyện cổ về sự tích về các ngọn
núi, truyện dân gian của ngư dân ven biển Hậu Lộc, Sầm Sơn, Tĩnh Gia, các sự
tích về nguồn gốc dân tộc Mường.
II. SƠ LƯỢC VỀ BÁO THANH HÓA
-

1. Những tờ báo tiền thân
Báo Tiến Lên - tờ báo đầu tiên của Đảng bộ Thanh Hóa ra đời cùng với sự ra đời
của Đảng bộ Thanh Hóa (29–7–1930).
Thay cho tờ Tiến Lên bị quân thù khủng bố, Tỉnh ủy đã ấn hành báo Hồn lao động
(tháng 6 – 1934), sau đó đổi tên thành báo Tia sáng (tháng 3 -1936).
Tháng 6–1940, Tỉnh ủy ấn hành báo Tự do.
Tháng 8 –1942, Tỉnh ủy quyết định xuất bản báo Đuổi giặc nước và báo Gái ra
trận.
Năm 1945, báo Khởi nghĩa thay thế báo Đuổi giặc nước, sau đó trở thành tờ báo
của Việt Minh khu Quang Trung (chiến khu Hòa – Ninh – Thanh).
Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 7


-


Trong kháng chiến chống Pháp, Thanh Hóa có báo Tấc Đất, sau đó là tờ Tiến rồi
báo Chống giặc.
Năm 1957, Tỉnh ủy cho xuất bản tờ Tin Thanh Hóa (tiền thân của Báo Thanh
Hóa).
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc thành lập báo Đảng cấp
tỉnh, thành phố, ngày 7-2-1962, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết về việc xuất
bản báo Thanh Hóa đổi mới – cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, dựa trên cơ sở
tiếp nhận lực lượng, phương tiện của tờ Tin Thanh Hóa (trước đó trực thuộc Ủy
ban Hành chính tỉnh).
Ngày 20-3-1962, số báo Thanh Hóa đổi mới đầu tiên ra mắt bạn đọc và
đến tháng 5-1966 đổi tên thành báo Thanh Hóa. Báo lúc đầu ra hai số khổ nhỏ
(27x39cm) phát hành vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuần, rồi tiến lên ba số khổ nhỡ.
Buổi đầu chỉ in 5.600 tờ, dần dần tăng lên 16.000 tờ. Số lượng đó ổn định trong
suốt thời gian chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đồng chí Lê Tân là
Tổng Biên tập (1962-1973).
Từ năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền địa
phương, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí Trung ương, Báo Thanh Hóa đã có
bước trưởng thành vượt bậc. Đội ngũ làm báo được nâng lên cả về số lượng và
chất lượng. Cơ sở vật chất được đầu tư có thêm nhiều điều kiện và khả năng mới
để kế thừa và phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng vẻ vang của các tờ báo
tiền thân và các thế hệ cha anh trong lĩnh vực báo chí, nhằm không ngừng đổi mới,
nâng cao chất lượng tờ báo cả về nội dung và hình thức. Báo đã xây dựng nhiều
chuyên trang, chuyên mục thể hiện sâu sắc các vấn đề đổi mới tư duy, đổi mới tổ
chức cán bộ, đổi mới cơ chế quản lý, cơ cấu kinh tế, đổi mới phương thức hoạt
động trên các lĩnh vực, giữ vững ổn định chính trị, đấu tranh chống tiêu cực, đặc
biệt là chống tệ quan liêu, tham nhũng và lối sống sa đọa làm xói mòn phẩm chất
đạo đức cách mạng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên...
Năm 1988 thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Báo Thanh Hóa

đã được đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị in báo theo công nghệ hiện đại. Nhà
in Báo Thanh Hóa được thành lập. Tiếp đó, Báo Thanh Hóa đã được đầu tư kinh
phí xây dựng trụ sở làm việc cao tầng khang trang, mua sắm máy móc, thiết bị,
Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 8


thành lập phòng Tiếp nhận và Xử lý thông tin báo chí theo công nghệ hiện đại. Đó
là những cơ sở vật chất kỹ thuật mới, hiện đại, góp phần thiết thực, có hiệu quả vào
việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền của Báo Thanh Hóa, góp
phần đưa Thanh Hóa tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
Từ 14 cán bộ, phóng viên ban đầu đến nay, đội ngũ cán bộ, phóng viên,
nhân viên của Báo có hơn 60 người, trong đó 100% cán bộ, phóng viên, biên tập
viên có trình độ đại học. Bên cạnh đó, Báo còn xây dựng được lực lượng cộng tác
viên đông đảo với hơn 100 người từ nhiều vùng miền trong cả nước.
* Tổng Biên tập qua các thời kỳ:
-

Đồng chí Lê Tân (1962 – 1973)
Đồng chí Lê Hữu Khải, Ủy viên Ban Thường vụ, kiêm Chủ nhiệm Báo (1973 –
1975)
Đồng chí Lê Hữu Kiều (tức Hữu Đức) (1975 – 1976)
Đồng chí Trịnh Ngọc Chữ, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên huấn Tỉnh
ủy (1976 – 1978)
Đồng chí Nguyễn Văn Giá (1978 – 1987 và 1988 – 1991)
Đồng chí Lương Vĩnh Lạng (1991 – 1996)
Đồng chí Nguyễn Văn Bình (1996 – 2001)

Đồng chí Vũ Thị Ngọc Tuấn (2001 – 2003)
- Đồng chí Phạm Minh Thiệu (2003 đến nay)
3. Cơ cấu tòa soạn
Địa chỉ: Số 3, Nguyễn Du, phường Điện Biên, T.P Thanh Hóa.
Điện thoại: 852.242, 750.469, 855131, 853929
Fax: 037.859032
E-mail:
Ban Biên tập
Tổng Biên tập: Phạm Minh Thiệu
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Việt Ba, Trần Thị Thủy , Ngô Quang Tự
Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 9


Tòa soạn gồm 10 phòng chuyên môn:
+ Xây dựng Đảng - Nội chính
+ Kinh tế
+ Văn hóa - Xã hội
+ Miền núi
+ Thư ký tòa soạn
+ Báo hàng tháng
+ Trang thông tin điện tử
+ Hành chính - Tổ chức
+ Bạn đọc - Tư liệu
+ Thông tin Quảng cáo
Tổng số cán bộ, phóng viên hiện nay là 59 cán bộ, phóng viên, nhân viên.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Trên Đại học: 05 đồng chí; đại học: 51
đồng chí; cao đẳng: 02 đồng chí; trung cấp: 01 đồng chí. Đại đa số phóng viên
được đào tạo cơ bản về chuyên ngành báo chí, trình độ chính trị.

III. CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ THANH HÓA
1. Báo Thanh Hóa

Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 10


Báo Thanh Hóa là cơ quan của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh
Thanh Hóa; tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa. Với chức
năng, nhiệm vụ được giao, Báo Thanh Hóa luôn đề cao trách nhiệm xã hội của
mình, là kênh thông tin phản biện xã hội có hiệu quả. Nhiều vấn đề báo Thanh Hóa
đưa ra đã được các cấp, các ngành có trách nhiệm nghiêm túc tiếp thu và xem xét
giải quyết như: Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm;
phòng chống tệ nạn xã hội; những mặt trái, bức xúc của xã hội mà dư luận quan
tâm. Song song với việc tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, Báo Thanh Hóa luôn
tích cực thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Thanh Hóa đến bạn
bè trong và ngoài nước, góp phần không nhỏ vào việc thu hút đầu tư kinh doanh
của tỉnh.
Hiện báo Thanh Hóa có các ấn phẩm:
+ Báo Thanh Hóa hàng ngày: xuất bản 7 kỳ/tuần, từ thứ 2 - đến chủ nhật.
Khổ: 41cm x 58cm
Số trang: 04 trang
Số bản in: 13.000-15.000 tờ/kỳ
Nơi in: Nhà in Báo Thanh Hóa

Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 11



Nội dung: phản ánh nhanh nhạy, kịp thời, chính xác các thông tin thời sự
trong tỉnh, trong nước và thế giới, về hoạt động sản xuất kinh doanh, các phong
trào thi đua của các cấp, nghành và nhân dân trong tỉnh, các mô hình điển hình tiên
tiến, gương người tốt việc tốt. Ngoài ra còn có các bài phóng sự, điều tra, phản ánh
chuyên sâu về các ngành, lĩnh vực, đời sống xã hội, các bài bình luận, chuyên luận
về các vấn đề, sự kiện, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, các bài nghiên cứu,
tổng kết thực tiễn, phân tích, đánh giá định hướng vấn đề, các bài phản biện xã hội,
đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực…
+ Phụ trương Miền núi: Phát hành 2 kỳ/tháng:
Khổ: 41 cm x 58cm
Số trang: 02 trang
Số bản in: 13.000-15.000 tờ/kỳ
+ Báo Thanh Hóa hàng tháng: phát hành vào ngày 20 mỗi tháng
Khổ: 29cm x 41cm
Số trang: 20 trang
Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 12


Số bản in: 10.000 tờ/kỳ
Nội dung: đem đến cho bạn đọc thông tin về tình hình chính trị - xã hội,
quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, về sự phát
triển của tỉnh, nhất là các vấn đề về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải
cách hành chính, công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của tỉnh; về xây dựng hình
ảnh tốt đẹp về Thanh Hóa và người Thanh Hóa trong lòng bạn bè trong nước và
quốc tế góp phần nâng cao vị thế của tỉnh Thanh Hóa.
+ Báo Thanh Hóa điện tử: />Được nâng cấp từ trang thông tin điện tử tổng hợp Báo Thanh Hóa vào
tháng 1/2017, bổ sung và đổi mới thêm nhiều nội dung.

2. Báo Văn hóa và Đời sống
Là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Được thành lập
từ tháng 6/1989. Thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các nội dung
liên quan đến công tác Văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình; thường xuyên thực
hiện hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và
đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên địa bàn
tỉnh. Đội ngũ những người làm Báo Văn hóa thông tin nay là Báo Văn hóa và Đời
sống luôn năng động tìm tòi, sáng tạo phản ánh chân thực, khách quan mọi mặt đời
sống xã hội, bám sát nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ. Bằng việc đa dạng hóa
loại hình cả báo viết, trang điện tử, tăng số trang, tăng lượng kỳ phát hành, báo
Văn hóa và Đời sống ngày càng thể hiện tính thời sự gắn kết tính chuyên ngành,
trở thành một trong những kênh thông tin quan trọng phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo
của cấp ủy, chính quyền và trở thành diễn đàn tin cậy của nhân dân.

Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 13


Báo Văn hóa và Đời sống xuất bản 02 kỳ/tuần
Khổ: 29cm x 42cm
Số trang: 12 trang
Số bản in: 5.500 - 7.500 tờ/kỳ
3. Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh
Là đơn vị trực thuộc Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa; thực
hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng; là
diễn đàn văn hóa - văn nghệ trong tỉnh; đăng tải nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật
có nội dung tích cực, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản
sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Thực hiện tốt công tác tuyên

truyền các nhiệm vụ chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thông
qua các tác phẩm văn học nghệ thuật. Giới thiệu kịp thời các sáng tác, tác phẩm
mới của văn nghệ sĩtrong tỉnh; thường xuyên trao đổi sáng tác mới với các tỉnh
bạn. Cổ vũ nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy truyền thống cách mạng, bản
sắc, truyền thống văn hóa của quê hương, thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Đại hội Đảng các cấp, nhất là các lĩnh vực đột phá và chương trình kinh tế lớn của
tỉnh.

Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 14


Tạp chí Xứ Thanh xuất bản 01 kỳ/tháng
Số trang: 80 trang
Khổ: 16cm x 24cm
Số bản in: 1.000 bản/kỳ
Nơi in: Nhà in báo Thanh Hóa.
4. Tạp chí Khoa học của Trường Đại học Hồng Đức
Là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Hồng Đức. Tạp chí là nơi công bố
các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giảng dạy và đào tạo của cán bộ
giảng viên trong và ngoài nhà trường; thông tin về kết quả nghiên cứu khoa
học ở trong và ngoài nước nhằm phục vụ công tác đào tạo của nhà trường. Đồng
thời tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.
- Kỳ hạn xuất bản: 2 tháng/số tiếng Việt; 1 năm/số tiếng Anh.
+ Số trang: 120 trang
+ Khổ: 19cm x 27cm
+ Số bản in: 1000 bản/kỳ.
Đề tài: Báo chí Thanh Hóa


Trang 15


-

IV. GIẢI THƯỞNG ĐẠT ĐƯỢC
Huân chương Lao động hạng Ba (1972).
Huân chương Lao động hạng Nhì (1997).
Huân chương Lao động hạng Nhất ( 2002).
Nhiều bằng khen của một số Ban, Bộ, ngành Trung ương và chủ tịch UBND tỉnh
tặng tập thể , cá nhân.
Hàng chục nhà báo được tặng huy chương “ Vì sự nghiệp báo chí Việt nam”.
Đảng bộ báo Thanh Hóa nhiều năm liên tục được công nhận và tặng cờ “Đơn vị
trong sạch, vững mạnh”.
V. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA BÁO CHÍ VĂN HÓA
1. Ưu điểm
- Phản ứng nhanh, kịp thời các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh và thông tin đối ngoại của tỉnh.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền của Đảng, chính sách php
luật của Nhà nước.
- Phản bác kịp thời những luận điệu phản tuyên truyền, xuyên tạc các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Tham gia có hiệu quả trong định hướng chính trị.
- Tích cực thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Thanh Hóa
đến bạn bè trong và ngoài nước, góp phần không nhỏ vào việc thu hút đầu tư kinh
doanh của tỉnh.
- Phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân với Đảng, các cơ quan Nhà
nước.
2. Nhược điểm

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động báo chí cũng như công tác
quản lý nhà nước về báo chí ở Thanh Hóa còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại cần
khắc phục, đố là:
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương còn
thiếu về số lượng lại khong được đào tạo tập huấn về công tác quản lý báo chí, do
đó rất khó để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 16


Trình đọ chuyên môn, nghiệp vụ của các phóng viên cồn nhiều hạn chế, trên
mặt báo cồn hiếm những cây bút sắc sảo để có được những bài viết chuyên sâu, có
sức lan tỏa, định hướng trong cộng đồng; số lượng cán bộ phóng viên ở các cơ
quan báo chí thành thạo về kỹ năng tin học và biết ngoại ngữ còn ít; cán bộ, phống
viên là người dân tộc thiểu số không nhiều, rất khó khăn trước yêu cầu làm báo
hiện đại.
Công tác phát hành báo chí vẫn chưa có sự đổi mới, đang thiên về phát hành
theo địa chỉ cs sẵn; chưa có điểm bán lẻ đến với công chúng ở các vùng, miền.
Khả năng tự chủ và hạt động tài chính của các cơ quan báo chí còn gặp
nhiều khó khăn.
Hạ tầng công nghệ- kỹ thuật chưa đòng bộ, chưa tương thích với yêu cầu
của đọc giả, khán, thính giả. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ quan báo chí
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới.
VI. MỤC TIÊU QUY HOẠCH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
- Sắp xếp hệ thống báo chí trên địa bàn tỉnh gắn với đổi mới mô hình tổ
chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo chí.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng
lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới.


- Từng bước hiện đại hóa công tác báo chí, đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ
của thời kỳ CNH, HĐH đất nước, nâng cao chất lượng tuyên truyền, đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, chính
sách của tỉnh về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, góp phần phục vụ
thiết thực, có hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của Tỉnh ủy, UBND
tỉnh.
- Phát triển đồng bộ hệ thống báo chí, đảm bảo cho nhân dân, đặc biệt là
nhân dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo được tiếp
nhận đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tình hình về chính
trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trong tỉnh, trong nước và quốc tế với chất
lượng tốt hấp dẫn, kịp thời.
Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 17


- Tăng cường tự chủ về tài chính, khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải
đầu tư; giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.
- Tăng cường công tác phát hành báo chí, quan tâm đến vùng đồng bào dân
tộc miền núi để thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ thông tin giữa các vùng, miền
của nhân dân trong tỉnh.
- Bám sát hơn nữa thực tiễn đổi mới sinh động phong phú ở địa phương, cơ
sở để tuyên truyền phản ánh các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, góp phần tổng kết
thực tiễn góp phần tham gia đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham
nhũng lãng phí và các tệ nạn xã hội khác, đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững và ổn định chính trị-xã hội của
Đảng bộ và nhân dân ta.
- Phát triển thêm một số tạp chí khoa học của các trường đại học và các bản
tin của các ngành.


Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 18


VII. KẾT LUẬN
Trong năm qua, trước khó khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước đã có
ảnh hưởng đến sự phát triển của báo chí nói chung và báo chí tỉnh Thanh Hóa nói
riêng. Tuy vậy, với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh,
các cơ quan báo chí đã có nhiều cố gắng, duy trì hoạt động, tiếp tục phát triển về số
lượng, chất lượng, hình thức và nội dung báo chí cũng như đội ngũ những người
làm báo. Hoạt động báo chí tại Thanh Hóa thông tin nhanh nhạy, kịp thời, nhiều
chiều, nhiều mặt mọi diễn biến của đời sống chính trị - xã hội của tỉnh, của đất
nước, thực hiện tốt quyền thông tin và được thông tin của nhân dân; đồng thời đã
góp phần phát hiện, đề xuất xây dựng và hoàn thiện các quy định về pháp luật và
chính sách phát triển kinh tế - xã hội; lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc; nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, gương điển
hình tiên tiến, năng động, tích cực trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, các
tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu cực khác.

Đề tài: Báo chí Thanh Hóa

Trang 19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
/>2. />3.
/>4. />
Đề tài: Báo chí Thanh Hóa


Trang 20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×