Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.13 KB, 20 trang )

Header Page 1 of 126.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Viện Đào Tạo Sau Đại Học


TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

Đề tài:
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT VÀ
TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI

Học viên thực hiện: Trần Quốc Việt
STT: 116
Khóa 22 - Đêm 3 - Nhóm 6
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

TP.HCM, tháng 12/2012

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

MỤC LỤC
1/ VỊ TRÍ T RIẾT HỌC HY LẠP T HỜI CỔ ĐẠI TRONG BỨC T RANH T RIẾT HỌC.............2
2/ HOÀN CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI ................................................5


3/ SỰ HÌNH THÀNH VÀ P HÁT TRIỂN CỦA T RIẾT HỌC HY LẠP T HỜI CỔ ĐẠI .............8
4/ CHỦ NGHĨA DUY VẬT & CHỦ NGHĨA DUY T ÂM - SỰ TƯƠNG ĐỒNG....................11
5/ CHỦ NGHĨA DUY VẬT & CHỦ NGHĨA DUY T ÂM - SỰ KHÁC BIỆT .........................12
6/ Ý NGHĨA, GIÁ TRỊ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI ........................................................18
7/ TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................19

Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 2 of 126.

Trang 1


Header Page 3 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

1/ VỊ TRÍ TRIẾT HỌC HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI TRONG BỨC TRANH
TRIẾT HỌC
Triết học ra đời gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI
TCN) tại một số trung tâm văn minh cổ đại như Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp. Các
nền Triết học này đóng vai trò quan trọng, nền tảng và là khởi nguồn cho các hệ
thống lý luận xuất hiện và tồn tại đến tận ngày nay.
Tiến trình lịch sử Triết học Phương Tây:

Trong phạm vi của bài luận tôi xin trình bày về Triết học Hy Lạp cổ đại và chi tiết
hơn đó là về SỰ KHÁC BIỆT VÀ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA CHỦ NGHĨA DUY
TÂM VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI.

Triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh phương Tây,
tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu Âu sau này. Nền triết học Hy Lạp cổ đại là
khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của triết học phương
Tây. Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng của triết học nhân loại làm tiền đề
Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 3 of 126.

Trang 2


Header Page 4 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

cho toàn bộ hệ thống triết học phương Tây sau này. Nền triết học trung cổ là khoảng
lặng của những phách nhạc thời gian trải qua hàng ngàn năm. Rồi mới được thăng
hoa lên những nốt thăng cung bậc là thời kỳ phục hưng. Đây là giai đoạn quan trọng
bừng dậy sau dấu lặng mà khoảng trắng quá dài. Từ những âm ba của những nốt
nhạc thăng trầm đó mà ta có cả nền triết học cận và hiện đại như nay. Trong bản
nhạc giao hưởng đầy tính bác học của triết học phương tây, mà khúc dạo đầu lại rực
rỡ âm sắc trang hoàng đó là những trường phái triết học Hy Lạp cổ đại, nó bước ra
khỏi những nốt nhạc trời đầy màu sắc thần linh để khảy lên bằng chính đôi tay của
người phàm tục. Những đôi tay vàng ấy được phản ánh qua những triết gia dệt nên
những trang bất hủ bởi thời gian, trong những triết gia đó không thể không kể đến
Socrates, Plato, Aristotle, Epicurus...
Triết
Gia


Tên

Socrates

Plato

Sinh

K. 469 / 470

K.

TCN
Mất

399

Epicurus

384 TCN

341 TCN

7 tháng 3 năm

270 TCN

TCN
TCN


Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 4 of 126.

427–428

Aristotle

347 TCN

Trang 3


Header Page 5 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

(khoảng 71 tuổi)
Trườn

Hy Lạp cổ

GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

322 TCN
Chủ nghĩa Platon Khai sinh

g phái


chủ

Epicurean

nghĩa Aristoteles

Quan

epistemology,

Siêu hình học,

Luân lí học, Thuyết nguyên

tâm

ethics

Nhận thức luận, Chính

trị, Siêu tử, Chủ nghĩa

Luận lý học, Mỹ hình học, Khoa khoái lạc
học, Chính trị, học, Logic
Giáo dục, Triết
học về Toán học


Châm biếm


tưởng

Chủ nghĩa hiện The
thực Platon

mean,

Golden
Nguyên

nhân sau cùng
Ảnh

Socrates,

hưởng

Archytas,

bởi ai:

Democritus,

Plato

Democritus,
Pyrrho

Parmenides
Ảnh


Triết học phương Hầu hết các triết Hầu hết các nhà Hermarchus,

hưởng Tây.
tới ai:

Đặc

nhất;

biệt gia và các nhà triết học và khoa Lucretius ,
Plato, thần học sau ông học sau ông

Thomas

Aristotle,

Hobbes,

Aristippus ,

Jeremy

Antisthenes

Bentham, J. S.
Mill,

Thomas


Jefferson,
Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 5 of 126.

Trang 4


Header Page 6 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

Friedrich
Nietzsche, Karl
Marx,

Michel

Onfray,
Hadrian,
Metrodorus of
Lampsacus (the
younger),
Philodemus,
Amafinius,
Catius

2/ HOÀN CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI

Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học được hình thành vào khoảng thế kỷ VI
trước công nguyên đến thế kỷ VI tại Hy Lạp. Triết học Hy Lạp cổ đại được xem là
thành tựu rực rỡ của văn minh phương tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu
Âu sau này. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tập trung vào hai chủ đề chính.
-

-

Thứ nhất là mối liên hệ giữa nguyên nhân và hệ quả, hay nói cách khác, tìm
câu trả lời cho câu hỏi phải chăng các sự vật hiện tượng vận động theo một
chuỗi nguyên nhân-hệ quả tất yếu khách quan hay chỉ là sự trùng hợp, tình cờ
ngẫu nhiên.
Thứ hai là bản chất và khởi thủy của thế giới tồn tại.

Hy Lạp là cái nôi của văn minh phương Tây. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi,
khí hậu ôn hòa, những đồng bằng trù phú và các thành phố lớn như Athens ra đời
sớm. Thương mại cũng phát triển từ rất sớm với các hải cảng và đảo rải rác trên biển
Egée. Đó là nơi hội tụ những điều kiện hết sức thuận lợi cho nền văn hóa tinh thần,
bao gồm triết học phát triển mạnh mẽ.

Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 6 of 126.

Trang 5


Header Page 7 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC


GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

Năng lực sản xuất tiến bộ mạnh mẽ trong thời kỳ thế kỷ VIII-VI trước công
nguyên cùng với những mô hình nhà nước thành bang cũng góp phần tạo nền tảng
cho triết học Hy Lạp ra đời và phát triển nhanh chóng. Triết học Hy Lạp cổ đại ra
đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội. Đó
là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử-chế độ chiếm hữu nô lệ.
Hy Lạp cổ đại trước đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất liền và
vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban căng và Tiểu Á. Sự thuận
lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả
các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá. Vì vậy, nơi đây đã
hội tụ đầy đủ những điều kiện để tư duy con người có dịp bay bổng, để thoả sức
sáng tạo ra những giá trị triết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử tư
tưởng của nhân loại. Xứng đáng là chiếc nôi của nền văn minh Châu Âu và của cả
nhân loại.
Nền văn minh Hy Lạp rất phong phú, đặc biệt là về triết học. Điều đó có thể giải
thích bằng tính chất điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ ở đây. Hy Lạp đã có một
chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển tới hình thức cao, mang tính chất điển hình, biểu
hiện ở các điểm sau đây:
 Sự phân hoá giai cấp trong xã hội hết sức rõ rệt thành hai giai cấp chủ yếu là
giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Nô lệ có số lượng đông đảo trong xã hội và
sống tập trung (vào thế kỷ IV TCN, Athens có số dân là 34 vạn, thì 25 vạn là
nô lệ).
 Nô lệ là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội (trong sản xuất nông nghiệp,
thủ công nghiệp, thương nghiệp và mậu dịch hàng hải).
 Mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ ngày càng gay gắt đã làm cho mức độ ác liệt
của cuộc đấu tranh giữa nô lệ với chủ nô ngày càng tăng (tiêu biểu là cuộc
nổi dậy của Xpác-ta-cu-xơ vào năm 70 TCN). Giai cấp chủ nô cũng phân hoá
thành chủ nô quý tộc và chủ nô dân chủ. Chủ nô quý tộc gắn liền với sản xuất

nông nghiệp, bảo thủ và chuyên chế. Chủ nô dân chủ gắn liền với công
thương nghiệp, tiến bộ hơn, thường đề xuất những chủ trương dân chủ chống
Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 7 of 126.

Trang 6


Header Page 8 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

lại chủ nô quý tộc. Cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học duy vật và
duy tâm thời cổ đại Hy Lạp chủ yếu là cuộc đấu tranh giữa chủ nô dân chủ và
chủ nô quý tộc.
 Tính chất chuyên chế của bộ máy nhà nước chủ nô thường xuất hiện dưới
hình thức các thành bang (quốc gia thành thị). Nhà nước được tổ chức theo
kiểu cộng hoà hay dân chủ. Các kiểu nhà nước này đều là công cụ chuyên
chính của giai cấp chủ nô.

Chế độ chiếm hữu nô lệ Hy Lạp ra đời từ thế kỷ VI TCN và suy tàn vào thế kỷ V.
Sự phát triển của nó đã mở rộng sự phân công xã hội, tách lao động trí óc khỏi lao
động chân tay, tạo điều kiện cho tầng lớp trí thức chủ nô nghiên cứu triết học, khoa
học và sáng tạo văn học nghệ thuật. Hơn nữa, qua cuộc chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư,
nền văn hoá Hy Lạp đã kế thừa được nhiều thành tựu văn hoá của phương Đông.

Học Viên: Trần Quốc Việt


Footer Page 8 of 126.

Trang 7


Header Page 9 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

Tất cả những tiền đề kinh tế, xã hội, khoa học, văn học, nghệ thuật nói trên là
những điều kiện cho sự phát triển rực rỡ của triết học cổ Hy Lạp. Đúng như
Ph.Ăngghen nhận xét: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không
có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, không có chế độ nô lệ thì k hông có đế quốc La
Mã, mà k hông có cái cơ sở là nền văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì k hông có
Châu Âu hiện đại được”.

3/ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP THỜI
CỔ ĐẠI
Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả
tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh tuý của truyền thống trong sáng tác dân
gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của tri thức khoa học (khoa học tự
nhiên). Hy Lạp cổ đại là đất nước của thi ca, thần thoại. Thần thoại là nơi để con
người tưởng tượng, diễn giải về các hiện tượng thiên nhiên kỳ bí mà còn là nơi thể
hiện đời sống tâm linh, sự hình thành số phận cũng như muôn mặt của đời sống
thường ngày. Thần thoại là nơi đầu tiên để tư duy triết học ra đời và từng bước triết
học tách khỏi thần thoại, tự mình tư duy về tự nhiên, đạo đức, về xã hội, về lẽ sống,
về chân lý, về con người…

Những tinh hoa về toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lường, lịch pháp…
đã xuất hiện do nhu cầu buôn bán, vượt biển đến các nước phương Đông. Vì vậy,
các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cũng là những người đã nhiều lần đến phương
Đông và nhiều vùng đất khác.
Về văn học, sớm nhất là Ome (Homère). Về sử học, nổi tiếng nhất là nhà chép sử
Hêrôđốt (Hérodote). Về toán học và thiên văn học, có Talét (Thalès), Pitago
(Pythagore), Ơclít (Euclide). Về vật lý học, có Acsimét (Archimède). Về y - sinh
học, có Híppôcrát (Hippocrate). Về điêu khắc, có đền Páctênôn (Parthénon) của nhà
Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 9 of 126.

Trang 8


Header Page 10 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

điêu khắc Phiđiát (Phiđias). Về kiến trúc, có tượng thần Vệ nữ (Venus) của Praxiten.
Về hội hoạ, có bức Maratông trong chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư …
Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất yếu-đó
là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại. C.Mác viết: “Các nhà triết học
không phải những cây nấm mọc trên đất. Họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc
mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy
tư trong các khái niệm triết học”.
Lịch sử triết học Hy cổ đại có thể chia làm 3 thời kỳ. Xuyên suốt ba thời kỳ ấy là
cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm mà đỉnh cao là cuộc

đấu tranh giữa đường lối duy vật của Đê-mô-crít và đường lối duy tâm của Pla-tôn:
a/ Thời kỳ thứ nhất (thế kỷ VI TCN): Đây là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ mới
hình thành. Do sự phát triển của sản xuất, thế giới quan cũ có tính chất tôn giáo, thần
thoại dần dần nhường chỗ cho những hiểu biết khoa học về con người, vũ trụ. Trên
cơ sở đó, triết học với tư cách là một khoa học bao quát mọi tri thức (khoa học của
khoa học) ra đời.
Ba nhà triết học duy vật thuộc trường phái Mi-lê (tên một đô thị cổ Hy Lạp) là
Talét, Anaximăngđrơ và Anaximen cho rằng có những thực thể vật chất đầu tiên,
vĩnh viễn vận động tạo ra mọi vật trên thế giới. Theo Talét đó là nước, theo
Anaximăngđrơ đó là một thực thể vô định và vô hạn, theo Anaximen đó là không
khí.
Hêraclít không thuộc trường phái nói trên, ông cũng cho rằng bản nguyên của vũ
trụ là lửa, lửa thông qua sự đấu tranh giữa các mặt đối lập mà sinh ra vạn vật.
Ngược lại, một số nhà triết học thuộc trường phái Êlê (tên một đô thị cổ ở miền
nam nước Ý) như Xênôphan, Pácmênít, Dênông và trường phái Pitago lại có những
quan điểm duy tâm, siêu hình về nguồn gốc vũ trụ. Họ cho rằng, thế giới là một tồn

Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 10 of 126.

Trang 9


Header Page 11 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa


tại bất động và bất biến (trường phái Êlê), con số là bản nguyên của vũ trụ (trường
phái Pitago).
b/ Thời k ỳ thứ hai (bắt đầu từ thế kỷ V. TCN): Đây là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô
lệ phát triển đến hình thức cao và cũng là thời kỳ phồn vinh của triết học cổ đại Hy
Lạp. Thời kỳ này, đối tượng nghiên cứu của triết học được mở rộng sang các vấn đề
về kết cấu của vật chất, nhận thức luận và đời sống chính trị. Trong đó, kết cấu của
vật chất là vấn đề trung tâm của nhiều trường phái triết học.
Theo khuynh hướng duy vật. Ămpeđôclơ cho rằng, bản nguyên của vũ trụ không
phải chỉ là một thực thể riêng biệt (như trường phái Milê) mà là gồm 4 thực thể: đất,
nước, lửa, không khí. Anaxago lại cho rằng, mọi vật đều được cấu tạo từ hạt cực nhỏ
nhờ quá trình phân giải và đồng nhất của chúng.
Đạt tới đỉnh cao nhất của chủ nghĩa duy vật thời kì này là học thuyết về nguyên tử
của Đêmôcrít. Theo ông, tất cả mọi vật đều được cấu thành từ những nguyên tử.
Nguyên tử là những phần tử vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được, chúng
vĩnh viễn vận động, không có điểm kết thúc.
Đối lập lại chủ nghĩa duy vật trên đây là chủ nghĩa duy tâm khách quan của
Platôn. Ông là đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy tâm thời cổ đại Hy Lạp. Ông đã
xây dựng học thuyết về ý niệm để chống lại chủ nghĩa duy vật. Theo ông, giới tự
nhiên bắt nguồn từ ý niệm.
Dao động giữa đường lối duy vật của Đêmôcrít và đường lối duy tâm của Platôn
là Arixtốt. Ông là một nhà triết học lớn, bộ óc bách khoa thời cổ đại Hy Lạp, nhưng
là một nhà triết học không triệt để. Một mặt, ông bác bỏ thuyết ý niệm của Platôn;
mặt khác ông lại chủ trương hình thức là bản chất của mọi sự vật, mà hình thức của
mọi hình thức là tư duy (hình thức thuần tuý).
c/ Thời kỳ thứ ba (từ thế kỷ thứ III TCN): Đây là thời kỳ khủng hoảng và suy vong
của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp. Cùng với sự suy tàn đó, nền văn hoá mà nó
Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 11 of 126.


Trang 10


Header Page 12 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

sản sinh ra cũng suy tàn theo. Vào cuối thế kỷ này, chỉ còn Êpiquya và học trò của
ông là Lucơrexơ là tiếp tục đường lối duy vật của Đê-mô-crít.
Triết học Hy Lạp cổ đại đã đặt ra hầu hết các vấn đề triết học mà người ta thường
thấy mối quan hệ của nó với các khuynh hướng, các trào lưu triết học sau này.
Trong những thành tựu triết học Hy Lạp cổ đại, học thuyết về nguyên tử của
Đêmôcrít, tư tưởng biện chứng của Hêraclít và lôgích học của Arixtốt là những cống
hiến xuất sắc đối với sự phát triển của tư tưởng triết học nhân loại.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết
học Hy Lạp cổ đại chứng tỏ rằng, ngay từ đầu, lịch sử triết học là lịch sử đấu tranh
giữa hai thế giới quan, hai phương pháp luận đối lập nhau. Cuộc đấu tranh ấy phản
ánh lợi ích của những tầng lớp, những giai cấp khác nhau trong xã hội có giai cấp
đối kháng.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về sự tương đồng và khác biệt giữ hai trường phái này
chúng ta đi sâu vào các phần nghiên cứu sau.

4/ CHỦ NGHĨA DUY VẬT & CHỦ NGHĨA DUY TÂM - SỰ TƯƠNG
ĐỒNG
Tuy giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là một cuộc đấu tranh giữa hai
thế giới quan, hai phương pháp đối lập nhau nhưng mối quan hệ này vẫn có một số
nét tương đồng. Đó là:
 Sự chiếm hữu nô lệ đã tạo cơ sở cho sự phân hóa lao động, chi tiết đó là sự đề

cao lao động trí óc, xem thường lao động chân tay. Cho nên Triết học Hy Lạp
cổ đại thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ
nô thống trị.
 Là công cụ lý luận để giai cấp chủ nô thống trị duy trì trật tự xã hội và củng
cố vai trò thống trị của mình.
 Có sự xuất hiện của phép biện chứng nhưng chỉ là chất phác. Sử dụng phép
biện chứng để nâng cao nghệ thuật hùng biện, bảo vệ quan điểm triết học của
Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 12 of 126.

Trang 11


Header Page 13 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC







GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

mình để tìm ra chân lý. Đã phát hiện ra nhiều yếu tố của phép biện chứng
nhưng chưa trình bày một hệ thống lý luận chặt chẽ.
Triết học Hy Lạp gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi
hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế giới như

một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong nó.
Triết học thời kỳ này coi trọng vấn đề về con người khẳng định con người là
tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa.
Cùng giải quyết vấn đề của triết học đó là vật chất và ý thức.
Triết học Hy Lạp cổ đại ngay từ khi mới ra đời đã đề cập đến nhiều vấn đề
khác nhau như: Nguồn gốc của thế giới là gì? Cuộc đời, số phận của con
người như thế nào? Các quan niệm về đạo đức, con người, thần linh…

5/ CHỦ NGHĨA DUY VẬT & CHỦ NGHĨA DUY TÂM - SỰ KHÁC BIỆT

Bình Diện

Chủ nghĩa Duy Vật

Trường phái

Nhân

Có 4 trường phái:

vật

tiêu biểu

Định nghĩa

Chủ Nghĩa Duy Tâm
Có 3 trường phái:

 Trường phái Milê

 Trường phái Hêráclít
 Trường phái đa nguyên Êmpêđốc –
Anaxago
 Trường phái nguyên tử luận Lơxíp
– Đêmôcrít
 Milê:
Talét,
Anaximăngđrơ,
Anaximen.
 Hêráclít: Hêráclít
 Êmpêđốc – Anaxago: Êmpêđốc –
Anaxago
 Lơxíp – Đêmôcrít: Lơxíp Đêmôcrít

 Trường phái Pytago
 Trường phái Êlê
 Trường phái Duy tâm khách quan
của Xôcrát - Platông

Là trào lưu tư tưởng Triết học cho

Là trào lưu tư tưởng triết học cho

 Pytago: Pytago
 Êlê: Xênôphan thành lập theo tinh
thần duy vật, được Pácmêníc phát
triển theo tinh thần duy lý,
Dênông
 Duy tâm khách quan Xôcrát –
Platông: Xôcrát, Platông.


rằng: nguồn gốc, bản chất của vạn vật rằng: nguồn gốc, bản chất của vạn vật
trong thế giới là vật chất. Trường phái này trong thế giới là tinh thần. Trường phái
cho rằng vật chất là cái có trước, ý thức là này cho rằng ý thức, tinh thần mới là cái
Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 13 of 126.

Trang 12


Header Page 14 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

cái có sau; vật chất sinh ra ý thức và quyết có trước, sinh ra và quyết định vật chất.
định ý thức; do đó họ cho rằng con người
có khả năng nhận thức được thế giới.
Quan niệm

Khẳng định bản quyên thế giới là vật

về bản chất chất.
thế giới

 Talet cho rằng bản nguyên thế giới
là “nước”, Anaximăngđrơ cho là
“apeiron”, Anaximen cho là “lửa”.

 Hêraclit cho rằng bản nguyên của
thế giới là lửa.
 Empêđốc cho rằng bản nguyên thế
giới đó là “đất, nước, không k hí và
lửa”.
 Anaxago đó là các “hạt giống”.
 Đêmocrit giải thích về bản chất thế
giới: cho rằng nguyên tử là cơ sở
của vạn vật trong vũ trụ.
 Nguyên tử là dạng vật chất nhỏ
nhất không thể phân chia, không
màu, không mùi, không vị, không
âm thanh. Nguyên tử giống nhau
về chất nhưng khác nhau về hình
thức, trật tự và tư thế. Đêmocrit
cho rằng vạn vật đều biến đổi, đó
là sự thay đổi trình tự sắp xếp của
nguyên tử tạo nên sự vật hiện
tượng.

Quan niệm
về đạo đức

Đêmôcrít cho rằng sự hiểu biết là cơ sở

Khẳng định bản nguyên của thế giới là
tinh thần.
 Pytago cho rằng bản nguyên thế
giới là “con số”.
 Pácmêníc cho rằng bản nguyên

thế giới là “tồn tại”.
 Platông đã giải thích về bản chất
thế giới, cho rằng thế giới gồm có
2 phần: thế giới ý niệm và thế giới
sự vật cảm tính. Platông cho rằng
thế giới ý niệm có trước thế giới
sự vật cảm tính, sinh ra thế giới
các sự vật cảm tính.Thế giới ý
niệm hay còn gọi là thế giới khái
niệm là thế giới chân thật bất biến
vĩnh viễn tuyệt đối và là cơ sở tồn
tại các sự vật cảm tính. Thế giới
sự vật cảm tính là thế giới không
chân thật, không đúng đắn vì thế
giới vận động không ngừng,
không ngừng sinh ra và mất đi.

Platông cho rằng sống hạnh phúc là

của hành vi đạo đức. Sống đúng mực, ôn sống có đạo đức.Sống đạo đức là làm

Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 14 of 126.

Trang 13


Header Page 15 of 126.


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

hòa, không gây hại cho mình và cho điều thiện. Hành vi hướng thiện là hành
người là sống có đạo đức. Hạnh phúc của vi không dựa trên sự khoái lại, lợi thú
con người là trạng thái mà trong đó con chủa quan mà là hướng đến những ý
người sống trong sự hưởng lạc vừa phải, tưởng tuyệt đối khách quan thuộc về thế
trong sự thanh thản của tâm hồn tự do. Ta giới ý niệm ở trên trời. Quan niệm này
thấy nếu con người thực hành theo những rất thần bí. Nó cho rằng con người không
điều trên, hoàn toàn có thể tìm thấy hạnh thể tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình ở
phúc.

trần gian, mà chỉ có thể đạt được hạnh
phúc trong thế giới ý niệm ở trên trời,
sau khi chết.

Quan niệm

Các nhà triết học thống nhất là thế giới

Pácmêníc của chủ nghĩa duy tâm cho

về sự vận này vận động, biến đổi không ngừng. rằng bản chất của tồn tại là bất biến, vĩnh
động

thế Không có gì đứng im tuyệt đối.Hêraclít có hằng, đơn nhất. Dênông đã ủng hộ nhiệt
câu nói bất hủ “không ai tắm được hai lần thành quan điểm trên và đưa ra 40 apôri

giới


trong cùng một dòng sông”. Phụ thuộc để chứng minh tính bất động của thế
vào liều lượng, sự tương tác của các thành giới. Đến thời Platông, ông cũng cho
tố cơ bản tạo nên thế giới mà hình thành rằng ý niệm là bất biến, vĩnh hằng, duy
các sự vật khác nhau, tạo nên sự chuyển nhất.
hóa giữa các sự vật, hiện tượng.
Quan niệm

Đêmôcrít cho rằng sự sống (bao gồm

Platông theo quan niệm duy tâm, coi

về sự sống, con người) phát sinh từ những vật thể ẩm linh hồn là bất tử. Thể xác con người
con người

ướt, dưới tác dụng của nhiệt độ. Chỉ có được cấu tạo từ nước, đất, lửa, không khí
sinh vật mới có linh hồn. Linh hồn cũng thì không bất diệt, nhưng còn linh hồn thì
được hình thành từ các nguyên tử. Linh bất diệt bởi vì linh hồn được sinh ra từ
hồn là khả tử, nó sẽ rời thể xác và tan rã ra lâu và thượng đế đưa vào thế xác con
thành các nguyên tử khi sinh vật chết. người. Khi con người chết đi, linh hồn
Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 15 of 126.

Trang 14


Header Page 16 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC


GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

Vạn vật không phải do thần thánh sinh ra. bay ngược trở về các vì sao và chờ nhập
vào thể xác mới. Khi nhập vào thể xác,
linh hồn quên hết quá khứ của nó.
Quan niệm
về

Hêraclít cho rằng nhận thức thế giới là

Xôcrát cho rằng các hiện tượng tự

nhận phát hiện ra cái lôgốt, tức cái quy luật, trật nhiên đã được thần thánh an bài, con

thức và thần tự của vũ trụ. Cũng trên quan điểm cho người không có khả năng khám phá được
linh

rằng con người có thể nhận thức được vũ sự sáng tạo ra giới tự nhiên của thần
trụ, Đêmôcrít đã phát triển các phương thánh và không thể cải tạo tự nhiên theo
pháp nhận thức logic như quy nạp, so ý mình. Sau đó, Platông cho rằng nhận
sánh, giả thuyết, định nghĩa để giúp con thức chỉ là sự hồi tưởng lại của linh hồn
người nâng cao khả năng nhận thức lí bất tử về những gì nó đã từng biết trong
tính. Chỉ nhận thức cảm tính không thôi thế giới ý niệm nhưng lãng quên. Nhận
thì chưa đủ.

thức chân lí chỉ là khám phá ra ý niệm
tồn tại sẵn trong linh hồn con người.

Quan niệm

về

Đêmôcrít là nhà triết học bảo vệ chế độ

Platôn lại đứng trên lập trường của

chiếm chiếm hữu nô lệ. Tuy nhiên, ông đứng chủ nô quý tộc để bảo vệ chế độ chiếm

hữu nô lệ

trên lập trường của chủ nô dân chủ, có hữu nô lệ bằng mọi giá. Ông đã đề ra
tiến bộ, chẳng hạn, ông đòi hỏi phải có biện pháp là xây dựng một nhà nước
luật thành văn để quản lý xã hội. Ông kêu mang tính không tưởng, nhà nước mà ở
gọi các chủ nô phải đối xử với các nô lệ đó có nhiều tính chất mang tính quân
như các bộ phận trên cơ thể con phiệt. Chẳng hạn như: ông đòi xóa bỏ sở
người.Theo ông, quản lý nhà nước phải hữu gia đình; trẻ em khi sinh ra phải đưa
coi như một nghệ thuật mang lại cho con vào các trường công để từ đó lựa chọn ra
người hạnh phúc, vinh quang, tự do và các nhà triết học, thông thái, các vệ binh,
dân chủ.

những con người phục thuộc vào nhà
nước, phải phục vụ nhà nước. Trong nhà

Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 16 of 126.

Trang 15



Header Page 17 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

nước không tưởng này theo ông có ba
lớp người: Các nhà triết học, nhà thông
thái làm nhiệm vụ quản lý, điều hành xã
hội; Các chiến binh làm công tác bảo vệ
xã hội; Những người lao động chân tay
để đảm bảo đời sống vật chất cho xã hội.
Nô lệ không được coi là người nên
không thuộc lớp người nào.
Quan niệm
về Vũ trụ

Đêmôcrít cho rằng vũ trụ là vô tận,

Platon thì ngược lại ông cho rằng vũ

vĩnh cửu, có vô số thế giới phát sinh, phát trụ này không tồn tại thực, tất cả chỉ là sự
triển và tiêu diệt.

phức hợp của ý niệm, do ý niệm quy
định, do thượng đế quyết định và không
tồn tại.

Quan niệm
về

thức

Đêmôcrít cho rằng , mọi nhận thức của

Platon cho rằng chỉ có nhận thức lý

nhận con người đều có nội dung chân thực, tính đưa vào khái niệm mới có thể đạt tới
nhưng mức độ rõ ràng, đầy đủ của chúng tri thức chân thực, nhận thức cảm tính
lại khác nhau. Ông chia nhận thức chân không bao giờ đạt tới tri thức chân thực
thực của con người ra làm hài dạng có mà chỉ mang lại kiến giải sai lầm về thế
liên kết mật thiết với nhau là nhận thức giới sự vật. Platon đã đề cao vai trò của
mờ tối do giác quan mang lại, tức nhận nhận thức lý tính và hạ thấp vai trò của
thức cảm tính và nhận thức sang suốt do nhận thức cảm tính. Ông cho rằng nhận
suy đoán đem đến, tức nhận thức lý tính. thức chẳng qua là sự hồi tưởng lại của
Nhận thức mờ tối chỉ cho ta biết được linh hồn bất tử về những gì nó đã từng
dáng vẻ bên ngoài của sự vật, muốn khám chiêm ngưỡng được trong thế giới ý
phá ra bản chất của sự vật cần phải tiến niệm nhưng lãng quên đi khi gia nhập
hành nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính
Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 17 of 126.

Trang 16


Header Page 18 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa


đáng tin cậy, nhưng nó lại là một quá trình vao thể xác con người.
khó khăn, đòi hỏi phải có một năng lực tư
duy tìm tòi khám phá của con người khao
khát hiểu biết. Theo ông, nhận thức cảm
tính là tiền đề của nhận thức lý tính, muốn
nắm bắt bản chất thế giới không thể
không sử dụng nhận thức lý tính.
Quan niệm
về linh hồn

Đêmôcrít bác bỏ quan niệm về sự sản

Platon cho rằng con người bao gồm

sinh ra sự sống và con người của thần linh hồn và thể xác tồn tại độc lập với
thánh. Theo ông, sự sống là kết quả biến nhau. “Linh hồn của con người là một bộ
đổi dần dần từ thấp đến cao của tự nhiên. phận của linh hồn vũ trụ do thượng đế
Sinh vật đầu tiên xuất hiện ở môi trường sáng tạo ra do đó nó bất tử và tồn tại vĩnh
nước và dưới tác động của nhiệt độ. Sinh hằng”. Khi con người chết linh hồn sẽ
vật đó sống dưới nước, sau đó dần dần thoát ra khỏi con người và bay lên trú
xuất hiện sinh vật có vú sống trên cạn. ngụ ở một vì sao. Khi thể xác mới ra đời,
Cuối cùng là con người ra đời trên quả linh hồn bay xuống nhập vào thể xác đó
đất. Ông đã phân biệt rõ ràng sự vật và và tạo ra con người hoàn chỉnh bao gồm
sinh vật chúng khác nhau ở chỗ sự vật cả linh hồn và thể xác. Trong khi bay
không có linh hồn, còn sinh vật có linh xuống nhập vào thể xác con người linh
hồn: linh hồn được cấu tạo bởi các nguyên hồn đã lãng quên những điều quan sát
tử hình cầu, giống như nguyên tử của lửa được ở thế giới những ý niệm. Vì thế,
vận động với vận tốc cao. Nguyên tử linh nhận thức của con người thực chất là sự
hồn sinh ra nhiệt, nhiệt làm cho cơ thể hồi tưởng, sự nhớ lại của linh hồn về

hưng phấn và vận động. Ông coi cái chết những điều mà nó đã lãng quên.
là sự phân tán của các nguyên tử cấu tạo
nên thể xác và các nguyên tử cấu tạo nên

Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 18 of 126.

Trang 17


Header Page 19 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

linh hồn chứ không phải là linh hồn lìa
khỏi thể xác. Tuy quan niệm của
Đêmôcrít về linh hồn còn mang tính mộc
mạc, song nó giữ vai trò rất quan trọng
trong việc chống lại quan điểm duy tâm,
tôn giáo về tính bất tử của linh hồn.

6/ Ý NGHĨA, GIÁ TRỊ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
Ưu điểm:
-

-


Triết học cổ Hy Lạp như hồi chuông tỉnh thức giấc mộng thần thánh muôn đời
của người dân Hy Lạp. Tách ly vai trò của thần thánh ra khỏi ý thức hệ của
con người.
Vai trò của tự nhiên và con người được đề cập một cách khách quan. Nhằm đi
đến tìm hiểu con người và tự nhiên từ đâu mà có và đi về đâu.
Đạo đức lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại được đề cập.
Là nền tảng cho các trường phái triết học sau này.
Khoa học Duy nghiệm và Duy lý manh nha hình thành.
Trả lời phần nào câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức thế giới không?

Hạn chế:
-

Triết học cổ Hy Lạp còn nằm trên tư duy trừu tượng là chủ yếu.
Các vấn đề triết học còn chưa rõ ràng, còn rời rạc chưa hệ thống hóa.
Tuy có đặt vai trò của con người, nhưng chưa hoàn toàn tách khỏi yếu tố thần
linh. Triết học Hy Lạp cổ đại là tiếng chuông vàng, là nhịp cầu vững chắc, nối
những bến bờ triết học sau này. Đến nay những gì mà triết học Hy Lạp cổ đại
mang đến cho nhân loại vẫn còn nguyên giá trị đó. Triết lý Hy Lạp cổ đại là
những viên gạch đầu tiên xây nên toàn bộ ngôi nhà văn minh của Châu Âu
ngày nay. Ta có thể thấy cả bề mặt và bề trái của Châu Âu ngày nay qua nền
triết học Hy Lạp cổ đại. Điều đó làm cho nó sáng rực rỡ trên vũ đài triết học
nhân loại và trở nên bất hủ. Marx nói: “Dại dột cho ai không thấy giá trị Hy
Lạp cổ đại”.

Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 19 of 126.

Trang 18



Header Page 20 of 126.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. Bù i Vă n Mưa

7/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Văn Mưa (2010), Giáo trình Triết học tập 1, 2, 3 Trường Đại học kinh
tế TP.HCM.
2. TS. Nguyễn Ngọc Thu (2003), Đại cương lịch sử triết học, NXB tổng hợp
TP.HCM
3. GS.TS Nguyễn Hữu Vui (2002), Lịch sử triết học, NXB chính trị quốc gia HN
4. Slide bài giảng của thầy TS Bùi Văn Mưa, TS Nguyễn Ngọc Thu.
5. Website: Wikipedia.org, tailieu.vn, thuvienebook.com, caohockinhte.vn,
diendankienthuc.net, hanhchinh.vn

Học Viên: Trần Quốc Việt

Footer Page 20 of 126.

Trang 19



×