Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

BÀI GIẢNG NHÀ nước và PHÁP LUẬT CHUYÊN đề tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của các cơ QUAN tư PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.83 KB, 22 trang )

KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
Phần 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
1. Mục đích yêu cầu:
Thông qua bài giảng giới thiệu cho người học những kiến thức cơ bản về
tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nước ta. Đặc biệt làm rõ những
nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động xét xử của Toà án nhân dân và hoạt
động công tố, kiểm sát tư pháp của Viện KSND đã được pháp luật quy định.
Trên cơ sở đó giúp nắm một cách toàn diện cơ cấu tổ chức và hoạt động của
bộ máy Nhà nước ta nói chung
2. Bố cục: 3 phần
- Tổ chức và hoạt động của TAND
- Tổ chức và hoạt động của Viện KSND
- Cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
3. Thời gian: 4 tiết
Phần 1 : 60 ph.
Phần 2 : 60 ph.
Phần 3: 40 ph.
4. ĐỊAĐIỂM: Giảng đường
5. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP:
- Tổ chức: Lên lớp tập trung tại hội trường
- Phương pháp: Kết hợp hình thức diễn giảng với sử dụng trình chiếu
Powerpoint; hướng dẫn H tự nghiên cứu với phân tích làm rõ những vấn đề quan trọng.
6. VẬT CHẤT ĐẢM BẢO:
Giáo án, tài liệu, phần mềm trình chiếu, phấn bảng
7. Tài liệu:
Phần 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC LÊN LỚP

- Nhận báo cáo, kiểm tra công tác chuẩn bị học tập của học viên.
- Báo cáo cấp trên (nếu có)
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI




2

Thứ tự, nội dung

Thời
gian

Phương pháp

Vật chất

Phần 1

60 ph

Thuyết trình + Nêu vấn Giáo
án,
đề
Powerpoint

Phần 2

60 ph

Thuyết trình + Nêu vấn Giáo
án,
đề
Powerpoint


Phần 3

40 ph

Thuyết trình + Nêu vấn Giáo
án,
đề
Powerpoint

III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI

- Định hướng nội dung ôn tập.
- Nhận xét kết quả buổi học.

I. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
1. Vị trí vai trò, chức năng của TAND
Hỏi người học:
- Tổ chức ra Tòa án để làm gì? Không có TA có được không?
- Đồng chí biết có các thủ tục xét xử như thế nào (trình tự tố tụng)?
a. Vị trí vai trò của TAND
Ghi trong HP 92, Điều 1, của Luật tổ chức TAND, thể hiện 3 ý:
- Hệ thống TAND là một bộ phận quan trọng của bộ máy Nhà nước, trực
tiếp thực hiện quyền tư pháp nhằm bảo vệ pháp luật, pháp chế XHCN, quyền
làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản tập thể, bảo vệ tính
mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
=> . Nói lên tính đồng bộ trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước
. Nói lên tính mục đích của Toà án nhằm bảo vệ trật tự, kỷ cương xã
hội và lợi ích hợp pháp của nhân dân.



3
- Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung
thành với TQ, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, ý thức đấu tranh phòng
chống tội phạm và vi phạm pháp luật .
- Hoạt động của Toà án góp phần tích cực vào việc bổ sung và hoàn thiện
pháp luật .
Qua xét xử các vụ án -> thấy được kẽ hở, sự bất hợp lý trong pháp luật
=> đề nghị bổ sung hoàn thiện
b. Chức năng của Toà án nhân dân
Xét xử là chức năng cơ bản, là phương thức hoạt động riêng có của Toà
án nhân dân.
Điều 127 HP 1992 quy định: Toà án nhân dân TC, Toà án nhân dân địa
phương, Toà án QS và các Toà án khác do luật định là cơ quan xét xử của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, hoạt động xét xử được HP trao cho Toà án và chỉ có Toà án là
cơ quan duy nhất được quyền xét xử .
Vậy xét xử là gì?
Xét xử là hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước nhằm xem xét,
đánh giá và ra phán quyết về tính hợp pháp và tính đúng đắn của hành vi
pháp luật hay quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa
các bên có lợi ích khác nhau.
Nói:

+ Nhân danh quyền lực Nhà nước : => Không phải là hoạt động
của công dân hay hoạt động xã hội .=> phán quyết của Toà án
bảo đảm được thi hành bởi sự cưỡng chế hợp pháp.
+ Xem xét, đánh giá và phán quyết: là những yếu tố đặc trưng của
hoạt động xét xử .
+ Các bên có lợi ích khác nhau: trong tranh chấp, xung đột phải có

2 chủ thể trở lên có vị trí độc lập, đối lập về lợi ích.


4
Từ đó rút ra:
- Xét xử của Toà án là thể hiện ý chí của Nhà nước trước vụ án. Vì vậy
phải tuân theo pháp luật Nhà nước mà không theo ý chí chủ quan của cá nhân,
tổ chức nào nào.
- Phán quyết của Toà án liên quan đến những vấn đề quan trọng của một
con người, vì vậy khi xét xử phải thận trọng, chính xác, đúng người, đúng tội.
Những vấn đề quan trọng là: tự do, danh dự, nhân phẩm, nhân thân,
tài sản, có khi cả tính mạng. Nếu xét xử sai không những gây thiệt
hại cho cá nhân mà còn gây thiệt thòi cho xã hội.
- Xét xử của Toà án còn góp phần Toà to lớn trong việc bảo đảm trật tự
pháp luật , kỷ cương xã hội.
. Xét xử nghiêm minh=> trừng trị người có tội và giáo dục họ.
. Góp phần giáo dục, ngăn chặn, phòng ngừa tiêu cực và vi phạm
pháp luật trong xã hội.
Như vậy, xét xử là một hoạt động dân chủ, công khai, dễ hiểu, nhưng đòi
hỏi phải tuân theo thủ tục nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật .
Thủ tục tố tụng có các trình tự sau:
+Xét xử sơ thẩm: xét xử lần đầu;
+Xét xử phúc thẩm: Toà án cấp trên xét xử lại bản án sơ thẩm chưa
có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị;
+ Giám đốc thẩm: xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị
kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong quá trình xử lý
vụ án ;
+ Tái thẩm: xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng
nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản
bản án mà Toà án đó không biết được khi ra bản án đó.

Bên cạnh chức năng xét xử Toà án còn giải quyết nghững việc khác theo
quy định của pháp luật .


5
- Kiến nghị, yêu cầu các cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp khắc
phục những nguyên nhân, điều kiện phts sinh tội phạm và vi phạm pháp luật
- Góp phần giáo dục công dân trung thành với TQ, ý thức chấp hành pháp
luật, ý thức đấu tranh phòng ngừa tội phậm và vi phạm pháp luật
- Đề xuất các sáng kiến pháp luật trước QH và UBTVQH
Gợi ý học viên suy nghĩ:
Với vai trò là chính uỷ cấp trung, sư đoàn, nghiên cứu chức năng của
Toà án có ý nghĩa gì?
2. Tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân
a. Hệ thống tổ chức Toà án ở nước ta
Hỏi học viên:
- Thử kể các loại tòa án ở nước ta mà đồng chí biết?
- Các Tòa án trong quân đội?
* Toà án nhân dân tối cao: Có CA, các PCA, các Thẩm phán, nhân viên
Cơ cấu gồm có:
+ HĐTP (không quá 17 người)
+ TAQSTƯ: Chánh án TAQSTW đồng thời là Phó CA TANDTC
+ Các Toà chuyên trách: HSTW, DSTW, HCTW, KTTW, LĐTƯ. Đứng
đầu là chánh tòa
+ Các toà phúc thẩm: ở HN, Đà Nẵng, TP HCM. Đứng đầu là chánh tòa
+Bộ máy giúp việc: có Ban thanh tra, Ban thư ký, Vụ tổ chức, trường
cán bộ Tòa án
* Toà án ND địa phương:
+Toà án cấp tỉnh gồm: .UBTP (có CA, PCA, chánh toà)
.Các toà chuyên trách: HS, DS , LĐ, HC, KT

.Bộ máy giúp việc
+ Toà án cấp huyện : có CA, PCA, thư ký TA, bộ máy giúp việc


6
* Toà án quân sự:
Được tổ chức trong quân đội để xét xử các vụ án hình sự mà bị cáo là
QN, CNVQP, QN dự bị động viên trong thời gian tập trung HL, công dân
phạm tội liên quan đến lĩnh vực quốc phòng.
Lưu ý:
. Những người không còn phục vụ trong QĐ mà phát hiện hành vi phạm
tội được thực hiện trong thời gian tại ngũ…hoặc người đang tại ngũ mà phát
hiện hành vị phạm tội thực hiện trước khi vào QĐ…
. Những vụ án có bị cáo thuộc thẩm quyền TAQS vừa có bị cáo thuộc
thẩm quyền TAND thì:
Nếu có thể tách:
Nếu không thể tách: TAQS xét xử toàn bộ vụ án
TAQS được tổ chức:
+ TAQSTW: thuộc cơ cấu của TANDTC
+ TAQS QK và tương đương: xét xử sơ thẩm người phạm tội đặc
biệt nghiêm trọng; các tội xâm phạm ANQG; tội phá hoại hòa bình, chống loài
người, tội phạm chiến tranh; Thượng tá trở lên hoặc sư đoàn phó, phó cục
trưởng và tương đương trở lên
+ TAQS khu vực: Xét xử sơ thẩm trung tá trở xuống hoặc E
trưởng và tương đương trở xuống
Tổng biên chế của TAQS QK, KV do UBTVQH quyết định theo
đề nghị của Chánh án TANDTC sau khi thống nhất với Bộ Q.Phòng
* Các Toà án khác do luật định:
Được thành lập để đáp ứng yêu cầu xét xử phù hợp sự phát triển của XH.
Ngoài ra QH có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt để xét xử các vụ

án đặc biệt.
Gợi ý học viên suy nghĩ: Tại sao quân đội lại tổ chức hệ thống toà án
riêng?


7
b. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án
- Một là, Thực hiện chế độ bổ nhiệm Thẩm phán, chế độ bầu Hội thẩm
nhân dân, cử Hội thẩm quân nhân.
+ Thẩm phán: là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử ở TA.
Hội thẩm : là người được bầu hoặc cử để làm nhiệm vụ xét xử ở TA.
+ Thực hiện chế độ bổ nhiệm đối với TAND các cấp; chế độ bầu hội
thẩm được thực hiện đối với TAND địa phương, chế độ cử HTQN đối với
TAQS quân khu và tương đương, TAQS khu vực.
+ Phân cấp bổ nhiệm: . Chủ tịch nước: bổ nhiệm TP TANDTC; Chánh
án TANDTC: bổ nhiệm TP toà địa phương, TAQS cấp QK, KV
+ Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.
Chú ý: Thẩm phán TAQS phải là SQ; Hội thẩm QN là quân nhân, công
chức, công nhân quốc phòng
(Theo TANDTC: Tính đến 15/9/2011: biên chế của TAND địa phương
có 12.118 người, trong đó 4.855 người là Thẩm phán. Hiện còn thiếu 684
Thẩm phán)
Gợi ý học viên suy nghĩ: Vì sao nước ta lại có chế độ Hội thẩm tham
gia xét xử cùng Thẩm phán?
- Hai là, Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo PL
Đây là nguyên tắc nền tảng của hoạt động xét xử, nhằm bảo đảm khách
quan, chính xác, không để lọt người, lọt tội.
Nội dung nguyờn tắc yờu cầu: Khi xét xử TP và HT độc lập với các yếu
tố bên ngoài và cỏc yếu tố bờn trong
Độc lập với các yếu tố bên ngoài:

+Là khi nghiên cứu hồ sơ cũng như khi xét xử, TP và HT khụng bị phụ
thuộc vào kết luận điều tra của cơ quan điều tra, không bị lệ thuộc vào cáo
trạng truy tố của Viện kiểm sát.
Quỏ trỡnh nghiờn cứu hồ sơ và tại phiên tũa, HĐXX phải xem xét, thẩm
tra đánh giá chứng cứ và các tỡnh tiết khỏc của vụ ỏn một cỏch thận trọng, tỉ


8

mỉ, khoa học, toàn diện, kể cả chứng cứ có trong hồ sơ và chứng cứ tại phiên
tũa. Bản ỏn của Tũa ỏn chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đó được xem xét
tại phiên tũa.
+Nguyên tắc độc lập xét xử cũn đũi hỏi sự độc lập của hội đồng xét xử
với các cơ quan nhà nước, tổ chức xó hội và cỏc cỏ nhõn.
C.Mỏc: “Cấp trờn của quan tũa là luật phỏp” cú nghĩa là, khi xột xử, Tũa
ỏn khụng cú cấp trờn, cấp trờn của Hội đồng xét xử chính là pháp luật. Khi xét
xử, TP và HT khụng bị ràng buộc, khụng bị chi phối bởi bất kỳ ý kiến của ai.
Tuy nhiên trong hoạt động xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có
thể tham khảo ý kiến của cỏc cơ quan chuyên môn, của bất kỳ ai và phải nắm
bắt dư luận xó hội, nhưng khi quyết định, TP và HT phải thể hiện bản lĩnh
nghề nghiệp của mỡnh, xem xét mọi vấn đề một cách độc lập, không được để
cho ý kiến bờn ngoài làm ảnh hưởng tới tính khách quan của vụ án.
+Nguyên tắc độc lập khi xét xử cũn thể hiện trong quan hệ giữa cỏc cấp
xột xử.
Hiện nay, Tũa ỏn cấp trờn quản lý Tũa ỏn cấp dưới cả về tổ chức, tài
chính và chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, phải tách bạch từng mối
quan hệ. Trong hoạt động nghiệp vụ, mối quan hệ giữa Tũa ỏn cấp trờn và Tũa
ỏn cấp dưới là mối quan hệ tố tụng, chứ không phải là mối quan hệ quản lý
hành chớnh. Tũa ỏn cấp trên hướng dẫn Tũa ỏn cấp dưới về áp dụng thống
nhất pháp luật, đường lối xét xử, nhưng không được quyết định hoặc gợi ý cho

Tũa ỏn cấp dưới trước khi xét xử một vụ án cụ thể.
Độc lập với các yếu tố bên trong:
+Là khi xét xử, các thành viên của Hội đồng xét xử độc lập với nhau
trong việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét đánh giá chứng cứ và đưa ra kết luận sự
việc phạm tội, người phạm tội, mức hỡnh phạt mà khụng bị phụ thuộc vào
quan điểm của các thành viên khác trong Hội đồng xét xử. Chỉ có thành viên
của Hội đồng xét xử mới được tham gia nghị án. Hội thẩm nhân dân biểu
quyết trước, Thẩm phán là người biểu quyết sau cùng. Các vấn đề của vụ án
phải được giải quyết bằng biểu quyết và quyết định theo đa số.
+Khi xét xử, HĐXX phải độc lập với lời khai của bị can,bị cáo; ý kiến
của luật sư, ý kiến của những người tham gia tố tụng khác


9

+Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập không có nghĩa là
xét xử tùy tiện mà độc lập trong khuôn khổ pháp luật.
Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ và ràng buộc
với nhau. Độc lập là điều cần cần thiết để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân
chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử. Tuân theo pháp luật là cơ sở không thể
thiếu để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập khi xét xử. Nếu chỉ độc lập
mà không tuân theo pháp luật thỡ dễ dẫn đến xét xử tùy tiện
Thực tế: bị chi phối bởi cơ chế Đảng LĐ, chính quyền, thủ trưởng; phẩm
chất, năng lực cán bộ…=> Dẫn đến oan sai, lọt tội.
Vừa qua, UBTVQH có NQ/388 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan
do người có thẩm quyền trong tố tụng gây ra.
=>Trách nhiệm của cơ quan tố tụng. Cảnh báo quan niệm: "Các cơ quan
bảo vệ PL bảo vệ nhau trước rồi bảo vệ công dân sau" => Phải bảo vệ chân lý,
lẽ phải trước.
Bác Hồ: Trong thư gửi Hội nghi tư pháp 1948: "…Các bạn phải nêu cao

cái gương "Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư".
Phụng công: chức trách làm việc công, việc nhà nước giao cho
Thủ pháp: tuân theo PL
Chí công, vô tư: vì việc công, không vì việc tư
- Ba là, Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
. HĐXX trong phiên toà thường có 3-5 người. Nếu 3: có 1 TP (chủ toạ)
và 2 HT; nếu 5 người: có 2 TP (1 chủ toạ) và 2 HT).
. Trong phiên toà phúc thẩm: có 3 thẩm phán.
. Giám đốc thẩm, tái thẩm: HĐTP hoặc UBTP trực tiếp xét xử.
. Quyết định theo đa số. Khi biểu quyết, HT biểu quyết trước, TP biểu
quyết sau để không tác động đến HT.
-Bốn là, Toà án nhân dân xét xử công khai
Mục đích công khai dể ND kiểm tra, giám sát, bảo đảm khách quan, công
bằng và để tuyên truyền, giáo dục.


10
Trừ: Trường hợp cần xử kín để giữ bí mật quốc gia, bí mật quân sự, giữ
thuần phong mĩ tục của dân tộc.
Dù xử kín thì khi tuyên án cũng phải công khai.
Các vụ xử kín vừa qua liên quan đến thuần phong mĩ tục:
2004: Vụ Lương Quốc Dũng (nguyên Phó CN UBTDTT)
2006: công dân nước Anh ở Bà rịa - Vũng Tàu dâm ô nhiều lần với 2 bé gái
2008: Vụ tung Clip xex của Hoàng Thùy Linh lên mạng
Gần đây: vụ Sầm Đức Xương ở Hà Giang
-Năm là, Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Toà án bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân
biệt dân tộc, tôn giáo, nam nữ, địa vị xã hội, thành phần xã hội.
- Sáu là, Toà án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc thuê luật sư, người đại diện hợp pháp bào
chữa cho mình.
Toà án bảo đảm cho những người tham gia tố tụng được quyền dùng
tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước toà.
- Bảy là, thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
+ Bản án, quyết định sơ thẩm của TA có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
Bản án, QĐ của TA sơ thẩm nếu không bị kháng cáo, kháng nghị trong
thời hạn do PL quy định thì có hiệu lực PL.
+ Nếu bị kháng cáo, kháng nghị thì phải xét xử phúc thẩm, bản án PT có
hiệu lực PL.


11
+ Bản án, QĐ của TA đã có hiệu lực PL mà phát hiện có vi phạm trong
quá trình tố tụng hoặc có tình tiết mới thì được được xem xét theo trình tự
giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Bản án, QĐ của TA đã có hiệu lực PL phải được cơ quan Nhà nước, các
tổ chức và mọi người tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành.

II. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN
DÂN
1. Vị trí, chức năng, nhiệ vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân
a. Vị trí, chức năng của Viện KS ND
* Vị trí của Viện KS ND
Viện KSND là một bộ phận quan trọng của bộ máy Nhà nước, trực tiếp
thực hiện quyền tư pháp nhằm bảo vệ pháp luật, pháp chế XHCN, quyền làm
chủ của nhân dân; bảo vệ sản Nhà nước, tài sản tập thể, bảo vệ tính mạng, tài
sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
- Nói lên tính chất đồng bộ của bộ máy NN ta
- Viện KSND là cơ quan áp dụng PL, có khả năng bảo đảm cho các quy

định của PL được thực hiện => có thể nói là cơ quan bảo đảm công lý, công
bằng.
- Cũng như Toà án, VKS trong quá trình hoạt động không được sản
sinh ra quyền lực mới hoặc kìm hãm quyền lực, nếu không sẽ làm bién dạng
quyền lực của bộ máy NN, xâm hại đến lợi ích ND.
* Chức năng của VKSND
Được quy định trong HP, Luật tổ chức VKSND
Viện KSND thực hiện chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo PL
trong hoạt động tư pháp.


12
Như vậy, VKSND có 2 chức năng cơ bản là thực hành quyền công tố
và kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Chức năng thực hành quyền công tố
Đến nay chưa có văn bản PL nào của NN giải thích nội dung của quyền
công tố.
Công tố: (theo Từ điển tiếng Việt): công tố có nghĩa là "điều tra, truy tố
và buộc tội kẻ phạm pháp trước tòa án".
Quyền công tố của VKS được thực hiện trong các giai đoạn điều traQ,
xét xử vụ án.
+ Trong giai đoạn điều tra: VKS thực hiện kiểm sát việc khởi tố, quyết
định truy tố bị can khi có chứng cứ phạm tội; quyết định việc bắt giữ, tạm
giam, tạm giữ…
+ Trong giai đoạn xét xử: VKS thực hành quyền công tố trước Toà án
như: đọc cáo trạng, quyết định liên quan đến vụ án; luận tội với bị cáo; phát
biểu quan điểm giảI quyết vụ án trước phiên toà phúc thẩm; tranh luận với
người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại toà.
Với quyền công tố, VKS có vai trò đảm bảo tính nghiêm minh của PL,
không để lọt người phạm tội, oan người vô tội. Vì vậy, thực hiện quyền công

tố, VKS phải tuân thủ PL nghiêm ngặt, tuân thủ nguyên tắc, trình tự trong tố
tụng, không được cảm tính, hời hợt, qua loa, áp đặt…làm ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích của công dân.
Thực tế…
- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp.
+ Kiểm sát hoạt động tư pháp: là kiểm sát các hoạt động như điều tra,
xét xử, thi hành án, giam giữ, giáo dục người chịu án phạt tù.
+ Mục đích của kiểm sát hoạt động tư pháp : làm cho các hoạt động tư
pháp phải đúng PL, không để lọt người, lọt tội, không để oan sai, thể hiện bản
chất nhân đạo của NN, của chế độ, góp phần bảo đảm PL được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất.


13
+ VKSND là cơ quan duy nhất được quyền kiểm sát tư pháp.
(Tuy nhiên, ND và các cơ quan quyền lực của ND có quyền giám sát
các hoạt động tư pháp, nhưng thường là không giám sát được trực tiếp và cụ
thể.
Mặt khác chưa có quy chế rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND
khi giám sát những hoạt động tố tụng cụ thể.
Ví dụ : Khi xét xử có khi đại biểu HĐND được mời dự song không có
quy định về nhiệm vụ quyền hạn cụ thể nên mang tính hình thức.
Song với VKS ND thì khác: VKS là cơ quan kiểm sát trực tiếp việc tuân
theo PL trong các giai đoạn tố tụng như điều tra, xét xử, thi hành án…)
+ VKS thực quyền kháng nghị trong phạm vi thẩm quyền, khởi tố và
điều tra các vụ án hình sự, khởi tố các vụ án dân sự.
b. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện KSND
* Nhiệm vụ chung : thể hiện trong Điều 2 của Luật tổ chức VKSND :
- Bảo vệ pháp luật, pháp chế XHCN ;
- Bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân;

- Bảo vệ sản Nhà nước, tài sản tập thể, tính mạng, tài sản, tự do, danh
dự và nhân phẩm của công dân;
- Đảm bảo để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của NN, của tập thể,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo PL.
* Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể:
Được quy định trong từng lĩnh vực công tác, được xác định trong 5
chương Luật t /c VKSND (chương 2-6).
- Một là, thực hành quyền công tố và KS điều tra các vụ án hình sự.
Viện KSND thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo PL trong
việc điều tra của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ
điều tra. Đảm bảo mọi hoạt động điều tra đúng PL, không để lọt người phạm
tội, oan người vô tội.


14
Nhiệm vụ:
. Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời
. Kiểm sát các hoạt động điều tra, bảo đảm khách quan, toàn diện, đầy
đủ, chính xác, đúng PL
. Phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra theo quy định của PL
. Yêu cầu cơ quan điều tra khác phục vi phạm PL trong hoạt động điều
tra ; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra; truy tố bị can ...
- Hai là, Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà
người phạm tội là cán bôi cơ quan tư pháp
- Ba là, thực hành quyền công tố và xét xử các vụ án hình sự.
VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo PL trong xét xử
các vụ án HS của toà án, bảo đảm xét xử đúng PL, nghiêm minh, kịp thời.
. Thực hành quyền công tố trước Toà án
. Kiểm sát hồ sơ và quá trình xét xử của TA.
. Thực hiện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái

thẩm.
- Bốn là, kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình,
hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của PL.
. KS việc thụ lý hồ sơ, lập hồ sơ, xác minh, khởi tố;
. Tham gia phiên toà; kiểm sát xét xử.
- Năm là, kiểm sát thi hành án.
Là kiểm sát việc tuân theo PL của TAND, cơ quan thi hành án, cơ quan,
tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định
của TA đã có hiệu lực PL, bảo đảm bản án, quyết định đó được thi hành đầy
đủ, kịp thời.
- Sáu là, kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam; quản lý và giáo dục người
chịu án phạt tù.


15
Là kiểm sát việc tuân theo PL của cơ quan, đơn vị và cá nhân có trách
nhiệm trong việc giam giữ và cải tạo đảm bảo việc giam giữ, cải tạo đúng quy
định của PL.
Trên đây là những nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định cụ thể. Ngoài
ra VKSND còn tiến hành công tác điều tra tội phạm trong những trường hợp
do PL tố tụng hình sự quy định; giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực tư
pháp.
2. Tổ chức và hoạt động của Viện KSND
a. Hệ thống tổ chức của Viện KSND
Các VKSND ở nước ta được tổ chức tạo thành một hệ thống thống nhất
bao gồm:
* Viện KSND tối cao:
- Thành phần gồm: Viện trưởng; các Phó Viện trưởng; các Kiểm sát
viên; các Điều tra viên.
- Cơ cấu tổ chức gồm:

+ UBKS: gồm Viện trưởng, các Phó viện trưởng, một số KSV.
+ Các cục, vụ, viện, văn phòng, trường đào tạo.
+ Viện KSQSTW
(nay có 27 đầu mối):
* Viện KSND tỉnh, TP trực thuộc TƯ
- Thành phần: gồm Viện trưởng, các Phó viện trưởng, các KSV.
- Cơ cấu gồm:
. UBKS: gồm Viện trưởng, các Phó viện trưởng, một số KSV
. Các phòng và văn phòng
* Viện KSND cấp huyện:
- Thành phần: gồm Viện trưởng, Phó viện trưởng, các KSV.
- Cơ cấu: gồm có các bộ phận công tác do viện trưởng, phó viện trưởng
và một số KSV phụ trách theo sự phân công của viện trưởng.


16
* Viện KSQS:
Được tổ chức trong QĐ gồm:
- VKSQSTƯ
- VKSQS quân khu và tương đương: ( QK, quân chủng, QĐ, tổng cục)
- VKSQS khu vực
Việc thành lập hoặc giảI thể VKSQS do Viện trưởng VKSNDTC sau
khi đã thống nhất với Bộ Quốc phòng quyết định (trừ VKSQSTƯ).
b. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND
Theo HP nước ta, VKSND là một trong hệ thống cơ quan của bộ máy
NN. Cũng giống như các cơ quan khác, VKSND phảI tổ chức và hoạt đọng
theo những nguyên tắc chung của bộ máy NN.
Tuy nhiên do vị trí, chức năng, nhiệm vụ mang tính đặc thù, do đó
VKSND cũng có những nguyên tắc đặc thù.
Các nguyên tắc thể hiện ở Điều 38 HP 92 và Điều 8 Luật tổ chức

VKSND. Cụ thể có3 nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, Nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành.
* Vị trí:
Đây là nguyên tắc bắt nguồn từ nguyên tắc tập trung dân chủ§, là tư
tưởng cơ bản chi phối toàn bộ tổ chức và hoạt động của VKSND.
* Mục đích của nguyên tắc:
- Nhằm bảo đảm cho PL được thực hiện nghiêm minh, bảo dảm tính
thống nhất của pháp chế trên phạm vi cả nước.
- Bảo đảm cho các cấp kiểm sát hoạt dộng đồng bộ, thống nhất, tạo
điều kiện để nâng cao chất lượng kiểm sát.
* Nội dung:
- Tất cả các VKSND từ trên xuống dưới tạo thàh một hệ thống thống
nhất, dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSNSTC.
Điều 138 HP và Điều 8 Luật t /c VKS quy định rõ:


17
“Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng
VKSND cấp trên“;VKSND địa phươngV, VKSQS các cấp chịu sự lãnh đạo
thống nhất của viện trưởng VKSNDTC”.
- Toàn bộ hoạt động kiểm sát, các cấp KS, các KSV, ĐTV thống nhất
sử dụng hệ thống quyền hạn, trách nhiệm, quy chế, phương pháp công tác của
ngành để thực hiện chức năng kiểm sát.
VKSND các cấp, VKSQS các cấp tuy có khác nhau về phạm vi, đối
tượng KS nhưng đều thống nhấtvề các lĩnh vực công tác (5 lĩnh vực) , đều có
nhiệm vụ và quyền hạn thống nhất, đều thực hiện chức năng thống nhất.
Các quy chế, trình tự, thủ tục, phương pháp KScũng được thống nhất
toàn ngành trong cả nước.
Hai là, VKSND do viện trưởng lãnh đạo, đối với những vấn đề quan
trọng do UBKS thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.

* Mục đích:
Nhằm vừa mở rộng dân chủ, pháy huy trí tuệ của tập thể, hạn chế được
những thiếu sót của Viện trưởng, đồng thời đề cao đựoc trách nhiệm của viện
trưởng.
* Nôi dung nguyên tắc:
- Mọi hoạt động của VKS dù cấp nào đều đặt dưới sự lãnh đạo của Viện
trưởng. Viện trưởng phải chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của VKS do
mình phụ trách trước Viện trưởng VKS cấp rtên và viện trưởng VKSNDTC.
Viện trưởng VKSNDTC phải chịu trách nhiệm trước QH, UBTVQH và
chủ tịch nước.
- ở VKSNDTC, VKS cấp tỉnh, VKSQS cấp quân khu thành lập UBKS để
thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng theo quy định của PL.
Những vấn đề quan trọng: phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác;
báo cáo tổng kết; dự án luật, pháp lệnh trình QH và UBTVQH; các kháng
nghị, kiến nghị…


18
Các vấn đề đó biểu quyết theo đa số. Trường hợp biểu quyết ngang
nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng.
Nếu Viện trưởng không nhất trí với đa số thì thực hiện theo đa số,
nhưng Viện trưởng có quyền báo cáo với Viện trưởng VKSNDTC.
Ba là, Nguyên tắc Viện kiểm sát nhân dân không lệ thuộc vào cơ quan
nhà nước ở địa phương.
* Mục đích:
- Nhằm thống nhất pháp chế trong cả nước. (Ngăn chặn tình trạng
“phép vua thua lệ làng”.N
- Tạo đ/k để ngành KS thực hiện tốt chức năng nghiệm vụ của mình.
* Nội dung:
- Các VKSND thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách độc

lập, không chịu chi phối, giám sát của cơ quan nhà nước ở địa phương mà chr
chịu sự lãnh đạo của viện trưởng VKSNDTC.
- Khi hoạt động, các VKSND địa phương chỉ phụ thuộc vào PL và chỉ
thị của Viện trưởng VKSNDTC.
(Có nghĩa là các cơ quan NN ở địa phương không được can thiệp vào
hoạt động của VKS.C
. Về tổ chức: Viện trưởng VKSNDTC quyết định về bộ máy và biên
chế đội ngũ cán bộ. HĐND và UBND không có quyền quyết định tổ chức bộ
máy VKSND)
Tuy nhiên, về mặt nhận thức khi khẳng định nguyên tắc này không có
nghĩa là VKSND hoạt động biệt lập hoàn toàn không liên hệ gì với chính
quyền địa phương.
NN ta t/c theo nguyên tắc tập trung quyền lực, có sự phân công rành
mạch và phối hợp giữa các cơ quan NN để đạt hiệu quả cao.
HP 92 cũng quy định: Viện trưởng VKSND địa phương chịu trách
nhiệm và báo cáo trước HĐND và trả lời chất vấn trước HĐND địa phương.


19
Điều 5 Luật t /c VKSND còn quy định: Trong thực hiện chức năng, n/v
của mình, VKSND có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Toà án, Công an,
Thanh ra, Tư pháp các cơ quan khác của Mặt trận tổ quốc. =>Như vậy không
lệ thuộc không phảI là biệt lập mà phải phối hợp với các cơ quan khác.
III. CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1. Vì sao phải cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay?
- Xuất phát từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp
trong diều kiện xây dựng NNPQ của dân, do dân, vì dân.
Đảng ta khẳng định: NN ta là NNPQ của dân, do dân, vì dân. Nghĩa là
NN quản lý XH bằng PL trong đó quyền và lợi ích của người dân được tôn

trọng và được bảo đảm bằng luật lệ NN.
Trong điều kiện đó, TA, VKS có vị trí, chức năng nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng. Đây là các cơ quan bảo vệ PL, đảm bảo cho PL được thực hiện
thống nhất và nghiêm minh => Phải quan tâm xây dựng, nâng cao hiệu lực
hoạt động của TAND và VKS.
- Xuất phát từ thực tiễn thi hành PL ở nước ta trong những năm qua
còn tồn tại nhiều yêú kém.
Có thể khẳng định: trong công cuộc đổi mới vừa qua, chúng ta đã thu
được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Trong đó nền pháp chế được tăng
cường rtên nhiều lĩnh vực.
Tuy vậy đời sống XH còn nhiều tiêu cực, nhức nhối.
Về lĩnh vực thi hành PL: chúng ta thấy ở không ít địa phương, ngành,
đơn vị chưa nghiêm, còn nhiều yếu kém ở các mức độ khác nhau.
Đáng lưu tâm là tình trạng vi pháp luật trong chính cơ quan nhà nước,
cơ quan thực thi PL và bảo vệ PL.
Ví dụ:
. Tham nhũng, nhận hối lộ…
. Khiếu kiện của dân có xu hướng gia tăng, phần lớn dân đúng (cán bộ sai).


20
. Xét xử oan sai, lọt tội.
. Việc thi hành án còn tồn đọng nhiều.
. Trong xã hội tội phạm gia tăng, phức tạp…
- Từ thực trạng công tác tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp
vừa qua còn nhiều bất cập, yếu kém.
+ Tổ chức TAND, VKSND chưa thật phù hợp:
Thẩm quyền TAND cấp huyện thấp (khung 7 năm) => dồn án lên cấp
trên.
Tổ chức các cơ quan tư pháp theo đơn vị hành chính không tránh khỏi sự

lệ thuộc vào chính quyền địa phương.
+ Công tác xét xử của TA và hoạt động công tố và kiểm sát tư pháp của
VKS: nhiều trường hợp chưa đúng PL, oan sai, lọt tội, hiện tượng chạy án,
chạy tội…
+ Phẩm chất đạo đức, năng lực một số thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát
viên, điều tra viên còn bất cập, yếu kém.
2. Nội dung chủ yếu của công tác cải cách tư pháp ở nước ta hiện
nay.
Đại hội XI: “Xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo
vệ công lý, tôn trọng và vảo vệ quyền con người. Đổi mới hệ thống tổ chức
toà án theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm cải cách hoạt động xét xử là trọng tâm
của cải cách hoạt động tư pháp; mở rộng thẩm quyền xét xử của toà án đối với
khiếu kiện hành chính"
(Văn kiện ĐH XI, tr. 250).
NỘI DUNG CHỦ YẾU:
Một là, hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, PL dân sự và thủ tục tố
tụng tư pháp
- Sớm hoàn thiện hệ thống PL liên quan lĩnh vực tư pháp


21
- Quy định trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn với người có thẩm
quyền...
- Hoàn thiện PL dân sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
tổ chức
- Hoàn thiện thủ tục tố tụng HS, TTDS
Hai là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ
chức, bộ máy các cơ quan tư pháp (Trọng tâm là tổ chức và hoạt động của
Tòa án ND)
- Tổ chức TA theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành

chính. Theo NQ49 của BCT cần tổ chức các tòa:
+ Tòa sơ thẩm
+ Tòa phúc thẩm
+ Tòa thượng thẩm (xét xử theo khu vực)
+ Tòa án NDTC
- Nghiên cứu, xác định hợp lý phạm vi thẩm quyền xét xử của Tòa án
quân sự
- Đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử, nâng cao chất lượng tranh luận tại
tòa, xaccs định rõ vị trí, thẩm quyền trách nhiệm, quyền hạn của những người
tố tụng và tham gia tố tụng
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của viện KSND, tổ chức VKS phù hợp
với hoạt động xét xử của Tòa án
Ba là, hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp
- Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư ( số lượng, chất lượng, đạo đức...)
- Hoàn thiện chế định giám định tư pháp
- Xây dựng lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp chính quy
- Hoàn thiện chế định công chứng
Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch,
vững mạnh
(chú ý công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng)


22
Năm là, Hoàn thiện cơ chế giám sát của cơ quan dân cử và phát huy vai
trò làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp
Sáu là, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp
Bảy là, bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp
Tám là, Hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Toà án nhân dân, Viện KSND?
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, Viện KSND?
3. Cơ sở khách quan và nội dung cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay?



×