Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CÔNG TRÌNH: NHÀ MÁY MAY MẶC HITECH VIỆT NAM APPAREL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.57 KB, 36 trang )

CÔNG TY TNHH HITECH VIỆT NAM APPAREL

BÁO CÁO
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
CÔNG TRÌNH: NHÀ MÁY MAY MẶC HITECH VIỆT NAM APPAREL
ĐỊA ĐIỂM: LÔ A3.2 CỤM CÔNG NGHIỆP TÂY AN, XÃ DUY TRUNG,
HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM
QUY MÔ: 80 M3/NGÀY.ĐÊM

QUẢNG NAM, THÁNG 5 NĂM 2015


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

CÔNG TY TNHH HITECH VIỆT NAM APPAREL

BÁO CÁO
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
CÔNG TRÌNH: NHÀ MÁY MAY MẶC HITECH VIỆT NAM APPAREL
ĐỊA ĐIỂM: LÔ A3.2 CỤM CÔNG NGHIỆP TÂY AN, XÃ DUY TRUNG,
HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM

QUY MÔ: 80 M3/NGÀY.ĐÊM
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
CÔNG TY TNHH HI-TECH
VIỆT NAM APPAREL
GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC VÀ
MÔI TRƯỜNG TRÀ GIA


GIÁM ĐỐC

Wimol Sukongcharoen

Đinh Thị Nương

QUẢNG NAM, THÁNG 5 NĂM 2015
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang ii


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

MỤC LỤC
Mở đầu ............................................................................................................................ 1
1. Thông tin của Chủ công trình khai thác nước dưới đất ...................................................... 1
2. Thông tin cơ bản của công trình khai thác nước dưới đất .................................................. 2
3. Các nội dung cơ bản của báo cáo ....................................................................................... 2
4. Các tài liệu sử dụng cho việc xây dựng báo cáo ................................................................. 3
5. Thông tin về tổ chức lập báo cáo ........................................................................................ 4
5.1. Năng lực của đơn vị tư vấn.......................................................................................... 4
5.2. Năng lực của cá nhân lập báo cáo ............................................................................... 5

I. Hiện trạng công trình và tình hình khai thác nước dưới đất ................................ 6
1. Vị trí địa lý.......................................................................................................................... 6
2. Hiện trạng công trình khai thác nước dưới đất ................................................................... 8
2.1. Sơ đồ công trình khai thác ........................................................................................... 8
2.2. Vị trí công trình khai thác nước dưới đất .................................................................... 9

2.3. Công nghệ xử lý nước ............................................................................................... 18
2.4. Quan trắc nước dưới đất ............................................................................................ 21
2.5. Vùng bảo hộ vệ sinh .................................................................................................. 22
3. Tình hình khai thác nước dưới đất................................................................................. 23
3.1. Tình hình khai thác tại công trình.............................................................................. 23
3.2. Diễn biến mực nước, chất lượng nước dưới đất ........................................................ 23

II. Kế hoạch khai thác, sử dụng nước dưới đất. ....................................................... 24
1. Kế hoạch, phương án khai thác nước ............................................................................... 24
1.1. Nhu cầu sử dụng nước ............................................................................................... 24
1.2. Các thông số khai thác của công trình ....................................................................... 26
1.3. Chương trình quan trắc nước dưới đất....................................................................... 27
1.4. Vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác........................................................... 28
2. Các cam kết của Chủ công trình ....................................................................................... 29
2.1. Cam kết về thông tin, tài liệu sử dụng trong báo cáo ................................................ 29
2.2. Cam kết của chủ công trình khai thác ....................................................................... 30

Kết luận và kiến nghị .................................................................................................. 31
1. Kết luận............................................................................................................................. 31
2. Kiến nghị .......................................................................................................................... 32

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang iii


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

Mở đầu

Nhà máy may mặc xuất khẩu được Công ty TNHH Hitech Việt Nam Apparel
đầu tư xây dựng tại CCN Tây An, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Nhà máy có tổng vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng. Số lượng công nhân khi nhà máy đi vào
hoạt động ổn định khoảng 2.000 người.
Việc đầu tư dự án Nhà máy may mặc xuất khẩu của Công ty TNHH Hitech Việt
Nam Apparel phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa của Chính phủ, đặc biệt là phát triển sản xuất công nghiệp
theo mô hình sản xuất hiện đại tạo ra sản phẩm có sản lượng lớn, chất lượng cao.
Hoạt động của Nhà máy cần phải được cung cấp nước để phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên. Nước được sử dụng chủ yếu cho nhu cầu vệ
sinh, phục vụ hoạt động may mặc và một phần phục vụ nhu cầu giặt dũ của cán bộ
nhân viên sinh sống tại Công ty. Lưu lượng nước sử dụng dự kiến là 80m3/ngày.
1. Thông tin của Chủ công trình khai thác nước dưới đất
Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel là doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài, là chi nhánh của Công ty TNHH Hi-Tech Apprel của Thái Lan được UBND
tỉnh Quảng Nam cấp giấy chứng nhận đầu tư số 331043000028 ngày 28/6/2011. Đại
diện là ông Prasit Witanakorn, quốc tịch Thái Lan. Ngành nghề chính là sản xuất các
sản phẩm may mặc.
Dự án “đầu tư xây dựng nhà máy may mặc Hi-Tech Việt Nam Apparel tại CCN
Tây An thuộc xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam” do Công ty TNHH
Hi-Tech Việt Nam Apparel làm chủ đầu tư. Mục tiêu chính của dự án là tạo các sản
phẩm may mặc phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, tận dụng tối đa nguồn lao động sẵn có
ở địa phương nhằm phát triển nền kinh tế khu vực.
Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy may mặc Hi-Tech Việt Nam Apparel được
thực hiện tại Cụm CN Tây An, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Tổng diện tích mặt bằng khu đất nhà máy là 5,125ha. Vị trí của nhà máy có nhiều
thuận lợi về giao thông như: nằm trên tuyến đường nhựa dẫn vào CCN Tây An, gần
đường ĐT 610, quốc lộ 1A, giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh,... Trong khu
vực dự án không có nhà dân cũng như các công trình văn hóa, di tích lịch sử.
Quy mô sản phẩm qua các năm: năm thứ nhất 504.000 sản phẩm, năm thứ hai

2.091.000 sản phẩm, năm thứ ba 3.150.000 sản phẩm, năm thứ tư 8.820.000 sản phẩm.
Nhà máy sẽ hoạt động 100% công suất từ năm thứ tư trở đi. Công nghệ của nhà máy
tương đối đơn giản. Nguyên liệu sau khi nhập về được cắt, thêu theo đơn đặt hàng, sau
đó chuyển qua các tổ may gia công hoàn thiện sản phẩm, rồi ủi sản phẩm sau đó đóng
gói và xuất đi nước ngoài.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 1


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

2. Thông tin cơ bản của công trình khai thác nước dưới đất
Công trình khai thác nước dưới đất của Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam
Apparel tại lô A3.2, CCN Tây An, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
bao gồm 2 giếng khoan khai thác nước dưới đất. Tầng chứa nước khai thác là tầng
chứa nước có tuổi Đệ tứ không phân chia (q), có nguồn gốc tàn tích, lũ tích. Nước
thuộc loại không áp; kiểu nước chủ yếu thuộc loại bicarbonat clorua – natri. Giếng
khoan đặt bộ phận thu nước ở độ sâu 5,5-9,0m. Tổng lưu lượng khai thác thiết kế là
80m3/ngày.đêm với chế độ khai thác 8 giờ/ngày, lưu lượng trung bình 10m3/giờ. Thời
gian xây dựng giếng khoan vào tháng 01/2014 và bắt đầu khai thác vào tháng 01/2015.
Nước khai thác từ 2 giếng khoan chất lượng khá tốt, được dẫn về hệ thống xử lý
bao gồm các hạng mục: làm thoáng, keo tụ và tạo bông, lắng, lọc, khử mùi và khử
trùng trước khi sử dụng cho mục đích sinh hoạt của cán bộ và công nhân của nhà máy.
3. Các nội dung cơ bản của báo cáo
Cụm công nghiệp Tây An được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt quy hoạch
tại Quyết định số 4251/QĐ-UB ngày 01/10/2003 với tổng diện tích 111,45 ha, giao
Công ty Đầu tư phát triển xây dựng – Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng và khai thác hạ tầng. Tuy nhiên, từ năm 2008, do tình hình kinh tế khó khăn

nên Công ty Đầu tư phát triển xây dựng không tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
tại CCN. UBND huyện Duy Xuyên tiếp quản và tiếp tục đầu tư và khai thác.
Do nguồn vốn hạn chế, từ năm 2009 đến nay việc đầu tư cơ sở hạ tầng tại CCN
Tây An diễn ra khá chậm, đặc biệt hệ hệ thống cấp nước của CCN chưa được đầu tư.
Tất cả doanh nghiệp trong CCN đều khai thác nước dưới đất để sử dụng. Theo điều tra
của đơn vị tư vấn, việc khai thác nước dưới đất để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của
các doanh nghiệp trong CCN có quy mô nhỏ, khoảng từ 10-30m3/ngày/cơ sở. Vì vậy,
khi tiến hành đầu tư Nhà máy may mặc xuất khẩu, Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam
Apparel xác định nguồn nước cấp cho Nhà máy là nguồn nước dưới đất tại khu vực
xây dựng.
Công trình khai thác nước dưới đất được xây dựng vào tháng 01/2014, bao gồm
2 giếng khoan có kết cấu như sau:
-

Ống chống: từ miệng giếng đến độ sâu 5,5m: Ống PVC 168, dày 7,3mm;

-

Ống lọc: từ 5,5-9,0m: Ống PVC 168, dày 7,3mm, khoan lỗ 16mm, bọc
lưới inox mắc lưới 0,5mm;

-

Ống lắng: từ 9,0-10,0m: Ống PVC 168, dày 7,3mm;

-

Giếng trần: từ 10,0 -14,0m: Đường kính 90 khoan trong tầng đá rắn chắc ít
phong hóa nứt nẻ;


-

Đổ sạn sỏi: từ 5,0 – 10m để thu nước, kích thước sạn: 2-4mm.

-

Trám sét cách ly: từ 0,0 – 5,0m.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 2


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

Từ tháng 01/2015, Công ty đã đưa vào khai thác 2 giếng này. Trong thời gian
đầu hoạt động nhà máy, do sản lượng còn thấp và số lượng công nhân từ 300-400
người nên lượng nước sử dụng không nhiều, trung bình 16m3/ngày.đêm. Theo kế
hoạch đến năm thứ 4 (2017), khi nhà máy hoạt động với công suất tối đa, lượng công
nhân vào khoảng 2.000 người thì lượng nước sử dụng của nhà máy là 72m3/ngày.đêm.
Căn cứ quy mô sản xuất của Công ty, Nhà máy sẽ cần khai thác một lượng
nước tối đa là 80m3/ngày để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Theo quy định của Luật
Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Công ty xin phép khai
thác nước dưới đất với lưu lượng khai thác 80m3/ngày, thời gian khai thác là 5 năm.
Trong trường hợp thay đổi nhu cầu sử dụng nước, Công ty sẽ lập thủ tục điều
chỉnh/gia hạn theo quy định hiện hành về Tài nguyên nước.
4. Các tài liệu sử dụng cho việc xây dựng báo cáo
Báo cáo được thiết lập trên cơ sở các nguồn tài liệu và các văn bản pháp lý như
sau:

+ Các nguồn tài liệu có liên quan lập báo cáo, gồm:
- Tài liệu thi công: tài liệu khảo sát, tài liệu khoan, hút nước thí nghiệm và phân
tích mẫu các loại;
- Báo cáo tìm kiếm nguồn nước dưới đất bằng tổ hợp phương pháp Địa vật lý
vùng Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam của Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT miền Trung, 1987;
- Báo cáo lập bản đồ ĐCTV tỉ lệ 1/200.000 vùng Bình Sơn – Hải Vân của Liên
đoàn Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Trung, 1995;
- Báo cáo tổng kết đề tài Đánh giá chi tiết tài nguyên nước vùng đồng bằng ven
biển Quảng Nam, Đại học Mỏ - Địa chất, 2010;
- Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Nam
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT
nông thôn tỉnh Quảng Nam, 2011.
+ Các văn bản pháp ý có liên quan, gồm:
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định cho
tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều
chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
- Quyết định số: 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành Quy định bảo vệ nước dưới đất;
- Quyết định số 46/2000/QĐ-BCN ngày ngày 07/8/2000 của Bộ Công nghiệp
Ban hành Quy phạm hút nước thí nghiệm.
- Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN: 09/2008/BTNMT của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 3



Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

- Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
5. Thông tin về tổ chức lập báo cáo
5.1. Năng lực của đơn vị tư vấn
Đơn vị lập báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất: Công ty Cổ phần Nước
và Môi trường Trà Gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 86 Ngô Quyền, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành
phố Đà Nẵng.
Văn phòng tại Quảng Nam: Khối phố Mỹ Thạch Trung, phường Tân Thạnh,
thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Số điện thoại: 0510.3811529; Fax: 0510.3811529;
Website: wenco.vn
email:
Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia là một công ty chuyên
ngành nước và môi trường. Được thành lập theo giấy phép số 0401342868 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp vào năm 2010, hoạt động trong lĩnh vực: tư
vấn, thiết kế, thi công lắp đặt các công trình xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí), cung cấp
máy móc, thiết bị, hoá chất,… nhằm phục vụ công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia tập hợp một đội ngũ những
chuyên gia công nghệ nước và môi trường, được đào tạo chính qui về môi trường của
các Đại học hàng đầu Việt Nam; có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình.
Qua nhiều năm hoạt động, với những công nghệ tiên tiến và chất lượng dịch vụ
tốt, Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia tự hào được lựa chọn là nhà thầu
tư vấn, thi công các công trình cấp nước, xử lý nước và môi trường của nhiều doanh
nghiệp trong và ngoài tỉnh. Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia cam kết
cung cấp các dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.
Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất số 8769/GP-UBND ngày

02/12/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng cấp cho Công ty Cổ phần Nước và Môi
trường Trà Gia được phép hành nghề khoan nước dưới đất với quy mô vừa, thời hạn
năm (05) năm.
Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia là doanh nghiệp cổ phần, Công
ty có 19 cán bộ lao động thường xuyên, cơ cấu nhân sự các chuyên ngành như sau:
Thạc sĩ công nghệ môi trường: 02 người; cử nhân địa chất: 02 người, Kỹ sư môi
trường và xây dựng: 3 người; trắc địa và kinh tế 3 người; Cao đẳng, Trung cấp chuyên
nghành 3 người; công nhân khoan 6 người.
Kinh nghiệm số năm hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn: 5 năm.
Trong 5 năm hoạt động, đơn vị thi công nhiều dự án thuộc các tỉnh Quảng Nam
và thành phố Đà Nẵng. Thi công nhiều công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất,
cho các doanh nghiệp: như thăm dò khai thác nước dưới đất cấp nước cho Công ty bia
Foster (Đà Nẵng); cấp nước nhà Công ty Cổ phần Thủy sản Thuận Phước (Đà Nẵng),
cấp nước cho Chi nhánh Công ty PepsiCo tại Quảng Nam,…
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 4


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

5.2. Năng lực của cá nhân lập báo cáo
Báo cáo thăm dò do tập thể kỹ thuật Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà
Gia thành lập, gồm:
a. Cao Tuấn Cương (phụ trách kỹ thuật của báo cáo): Kỹ sư địa chất thủy văn địa chất công trình, cố vấn kỹ thuật, có thâm niên công tác ngạch kỹ sư 25 năm, đã làm
chủ nhiệm đề án điều tra đánh giá nước dưới dất vùng Đức Phổ - Quảng Ngãi, thăm dò
nước dưới đất các doanh nghiệp nuôi tôm ở Ninh Thuận như: Công ty TNHH Việt Úc,
Nam Hải, Hoà Phú; các công trình khai thác nước khoáng Tu Bông-Khánh Hòa, nước
khoáng Phú Sen-Phú Yên,…

b. Trà Văn Quang: Cử nhân Địa chất, Đội trưởng đội khoan, có thâm niên công
tác ngạch cử nhân 10 năm, đã chủ trì nhiều dự án thăm dò, khai thác nước dưới đất tại
Quảng Nam, Đà Nẵng như: thăm dò nước dưới đất các doanh nghiệp như: Công ty bia
Foster (Đà Nẵng); Công ty Cổ phần Thủy sản Thuận Phước (Đà Nẵng),…
c. Đỗ Anh Tuấn: Kỹ sư địa chất công trình, địa kỹ thuật làm công tác kỹ thuât,
giám sát các công trình thăm dò, khảo sát, có thâm niên công tác ngạch kỹ sư 09 năm,
đã chủ trì nhiều dự án thăm dò, khai thác nước dưới đất tại Phú Yên, Khánh Hòa: thăm
dò nước dưới đất các doanh nghiệp như: Công trình cấp nước huyện Sơn Hòa; Công
trình cấp nước huyện Đông Xuân-Phú Yên,…;
d. Hoàng Văn Tuấn: Kỹ sư Thủy văn làm thiết kế các công trình khai thác nước
mặt, nước dưới đất, có thâm niên công tác ngạch kỹ sư 05 năm, đã chủ trì nhiều dự án
khai thác nước tại các tỉnh Khánh hòa và Ninh Thuận như công trình cấp nước nhà
máy Điện nguyên tử Ninh Thận, cấp nước sinh hoạt huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa,…
e. Đậu Minh Huy: Kỹ sư Thủy văn - Môi trường Chuyên tính toán thủy văn cho
các công trình khai thác nước mặt và nước dưới đất, Thiết kế các công trình xử lý
nước sinh hoạt, có thâm niên công tác ngạch kỹ sư 06 năm, đã chủ trì nhiều dự án khai
thác, sử lý chất lượng nước tại các tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng như công trình xử lý
nước sinh hoạt huyện Bảo lộc, cấp nước nhà máy chế biến hải sản Nha Trang,…
f. Lại Thị Lương: Cử nhân Khí tượng - Thủy Văn - Hải dương học chuyên viên
dự báo, cảnh báo khí tượng, thủy văn, nước ngầm, nước mặt. chuyên nghiên cứu và
thực hiện các đề tài khoa học như đề tài: Nghiên cứu xây dựng phương án dự báo đỉnh
lũ và phân vùng ngập lụt thung lũng sông La Ngà tỉnh Bình Thuận, Dự án: Điều tra
tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước lưu vực
sông Cái Nha Trang; Đề tài: Nghiên cứu chế độ thủy động lực học và vận chuyển bùn
cát vùng cửa sông và bờ biển Nha Trang, Khánh Hòa. Có thâm niên công tác ngạch
Cử nhân 11 năm.
Với năng lực và bề dày kinh nghiệm công tác của Công ty và tập thể tác giả so
với yêu cầu của Công trình khai thác nước dưới đất của Công ty TNHH Hi-Tech Việt
Nam Apparel, đơn vị chúng tôi hoàn toàn đủ điều kiện để thực hiện.


Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 5


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

I. Hiện trạng công trình và tình hình khai thác nước dưới đất
1. Vị trí địa lý
Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy may mặc Hi-Tech Việt Nam Apparel được
thực hiện tại Cụm CN Tây An, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Tổng diện tích mặt bằng khu đất nhà máy là 5,125ha.
Ranh giới tiếp giáp được xác định như sau:
- Phía Bắc: giáp đường quy hoạch CCN.
- Phía Tây: giáp bãi đất trống của Công ty TNHH Nhựa Quang Hoa thuê.
- Phía Nam: giáp đường quy hoạch CCN.
- Phía Đông: giáp đường quy hoạch CCN.
Tọa độ ranh giới khu đất được xác định như sau:
STT

Điểm mốc

Tọa độ (VN 2000, múi 3O)
X (m)

Y (m)

1


A

0554.192

1748.361

2

B

0554.255

1748.553

3

C

0554.476

1748.479

4

D

0554.489

1748.463


5

E

0554.433

1748.292

6

F

0554.415

1748.289

Giao thông trong khu vực tương đối tốt, Nhà máy nằm trên tuyến đường nhựa
dẫn vào CCN Tây An, cách đường liên xã Duy Trung 200m, cách đường ĐT 610 2km
về phía Nam, cách Quốc lộ 1A khoảng 6 km về phía Tây Nam. Các tuyến đường liên
thôn, liên xã hầu hết đã được bê tông hóa. Đây là điều kiện thuận lợi trong công tác thi
công xây dựng nhà máy và quá trình vận chuyển sản phẩm, cũng như giao lưu buôn
bán giữa các khu vực khi nhà máy đi vào hoạt động.
Về phía Đông khu vực dự án có khe suối chảy qua, chảy theo hướng Nam-Bắc,
sau đó đổ vào sông Bà Rén. Qua khảo sát thực tế cho thấy: khe suối này có bề rộng
nhỏ từ 1 đến 2m, độ dốc lớn; lưu lượng nước thay đổi theo mùa, vào mùa khô khoảng
0,01 đến 0,05 m3/s, vào mùa mưa khoảng 0,1 đến 0,5 m3/s; chiều dài đoạn khe suối từ
khu vực dự án đến sông Bà Rén khoảng 300m. Gần khu vực Nhà máy trong bán kính
khoảng 1 km có sông Trà Nam chảy từ hướng Nam sang Bắc đi qua xã Duy Trung,
sau đó đổ vào sông Bà Rén chảy theo hướng Tây – Đông. Đây là nguồn nước cấp
chính cho tưới tiêu nông nghiệp, không dùng cho mục đích sinh hoạt.


Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 6


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

CCN Tây An đã được quy hoạch nên không có dân cư sinh sống. Dân cư chủ
yếu tập trung trên tuyến đường liên xã dẫn vào CCN với mật độ thưa thớt, khoảng
cách đến nhà dân gần nhất khoảng 400 m về phía Tây. Cụm CN Tây An với tổng diện
tích quy hoạch là 111,45 ha, thu hút đầu tư của hơn 9 doanh nghiệp đang hoạt động.
Trong đó, loại hình sản xuất chủ yếu là ngành công nghiệp nhẹ như: hàng may mặc,
dệt, mây tre đan. Khu vực được quy hoạch CCN nhưng chưa phát triển, cơ sở hạ tầng
chưa được xây dựng hoàn chỉnh; CCN chỉ mới xây dựng đường giao thông nội bộ, hệ
thống điện, chưa xây dựng hệ thống cấp thoát nước và chưa xây dựng hệ thống xử lý
nước thải tập trung. Trong đó, loại hình sản xuất chủ yếu là ngành công nghiệp nhẹ
như: hàng may mặc, dệt, mây tre đan. Tiếp giáp với khu vực dự án có các Công ty
như: Công ty TNHH Nhựa Quang Hoa sản xuất la phông nhựa, Công ty TNHH Hoàng
Gia Phát sản xuất hồ mắc sợi, Công ty xuất nhập khẩu Hoàng Gia và Công ty TNHH
Đại Dương Kính sản xuất kính.
Công trình khai thác nước dưới đất của Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam
Apparel nằm trong khuôn viên của Nhà máy. Tọa độ vị trí các giếng khai thác như sau:
STT

Số hiệu giếng

Tọa độ (VN 2.000, múi 3o)
X (m)


Y (m)

1

HT-01

1748.483

554.445

2

HT-02

1748.499

554.399

Hình 1: Sơ đồ vị trí công trình khai thác

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 7


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

2. Hiện trạng công trình khai thác nước dưới đất

2.1. Sơ đồ công trình khai thác
Công trình khai thác nước dưới đất của Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam
Apparel gồm 2 giếng khoan có độ sâu 14,0 m với khoảng cách là 55m, đặt trong hành
lang phía sau của Nhà máy. Tổng lưu lượng khai thác của 2 giếng khoan là 80m3/ngày.
Công trình khai thác nước dưới đất được xây dựng vào tháng 01/2014, bao gồm
2 giếng khoan có kết cấu như sau:
-

Ống chống: từ miệng giếng đến độ sâu 5,5m: Ống PVC 168, dày 7,3mm;

-

Ống lọc: từ 5,5-9,0m: Ống PVC 168, dày 7,3mm, khoan lỗ 16mm, bọc
lưới inox mắc lưới 0,5mm;

-

Ống lắng: từ 9,0-10,0m: Ống PVC 168, dày 7,3mm;

-

Giếng trần: từ 10,0 -14,0m: Đường kính 90 khoan trong tầng đá rắn chắc ít
phong hóa nứt nẻ;

-

Đổ sạn sỏi: từ 5,0 – 10m để thu nước, kích thước sạn: 2-4mm.

-


Trám sét cách ly: từ 0,0 – 5,0m.

-

Tầng chứa nước khai thác: tầng chứa nước Đệ tứ không phân chia (q).
Bảng 2.1. Số hiệu, vị trí và thông số cụ thể của từng giếng khai thác

Số hiệu
giếng

Tọa độ
(Hệ VN2000)

Chiều sâu đoạn
thu nước

Chiều sâu
Lưu
Chế độ Chiều sâu mực nước
lượng khai thác mực nước động lớn
tĩnh (m)
(m3/
(giờ/
nhất (m)
ngày) ngày)

Tầng
chứa
nước
khai

thác

X

Y

Từ

Đến

HT-01

1748.483

554.445

5,5

9,0

38,4

8

3,35

6,18

q


HT-02

1748.499

554.399

5,5

9,0

41,6

8

2,63

5,82

q

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 8


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

Hình 2: Vị trí công trình khai thác nước dưới đất
2.2. Vị trí công trình khai thác nước dưới đất

a). Điều kiện địa hình-địa mạo, địa tầng khu vực đặt công trình1
Địa hình-địa mạo: Dự án xây dựng nhà máy may mặc Hi-Tech Việt Nam
Apparel được triển khai trên diện tích 5,125 ha tại CCN Tây An thuộc địa phận xã
Duy Trung, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Địa hình thuộc diện tích xây dựng
tương đối bằng phẳng, đất trống, độ dốc khoảng 1 đến 5% thấp dần từ Tây sang Đông.
Hiện nay, trong CCN Tây An đã có 9 nhà máy đi vào hoạt động.
Bề mặt khu vực xây dựng nhà máy chủ yếu là cát trắng, ít phân cắt, còn sót lại
các đồi cát trắng. Trước đây khu vực này chủ yếu trồng phi lao. Sau khi xây dựng nhà
máy, chủ đầu tư đã tiến hành san lấp, cải tạo mặt bằng nên hiện nay khá bằng phẳng.
Địa tầng: Theo kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000
nhóm tờ Đà Nẵng - Hội An cho thấy khu vực dự án và các vùng lân cận có các thành
tạo địa chất có tuổi đệ tứ sau:
+ Trầm tích iển - v ng vịnh - Hệ tầng
am (ml 2 2kl): Trầm tích hệ tầng
Kỳ Lam tạo nên bề mặt đồng bằng bằng phẳng cao từ 4 - 6m, phân bố ở khu vực phía
Bắc khu vực núi Đất; thành phần gồm sét bột lẫn cát màu xám xanh, xám đen, xám
vàng loang lỗ, giàu sinh vật biển, có bề dày từ 8 - 15m. Trầm tích này nằm chuyển tiếp
1

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án nhà máy may Hi-Tech Việt Nam Apparel, 2011.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 9


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

trên các trầm tích cát có nguồn gốc sông biển tuổi Holocen sớm - giữa và chuyển tiếp

dưới các trầm tich đệ tứ hiện đại.
+ Trầm tích hỗn hợp sông - sườn tích - l tích (adp 22-3): Trầm tích này phát
triển ở phần chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng gò đồi. Mặt cắt từ dưới lên trên
gồm: Cuội, ít tảng nhỏ lẫn cát sạn và bột sét màu vàng, loang lỗ nâu đỏ, lên trên là cát
sạn thạch anh lẫn sét bột màu xám vàng, vàng nhạt loang lỗ. Bề dày có nơi đạt 7 - 8m.
+ Tàn tích - sườn tích không phân chia (ed ): Trầm tích này phát triển trực
tiếp trên các đá gốc granit phức hệ Bà Nà hoặc granit, granodiorit phức hệ Quế Sơn,
tạo thành lớp phủ trên các sườn đồi, núi trong khu vực. Mặt cắt trầm tích gồm dăm,
sạn thạch anh sắc cạnh gắn kết bởi cát, bột sét màu vàng loang lỗ nâu đỏ. Xuống sâu
hàm lượng thạch anh giảm dần đến bằng trong đá gốc. Bề dày tầng eluvi - deluvi ở đây
từ vài mét đến 5 - 6m.
b). Điều kiện khí tượng – thủy văn.
- Khí tượng: Khí hậu vùng duyên hải miền Trung nói chung và khu vực Điện
Bàn nói riêng mang những tính chất và đặc điểm của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của điều kiện địa lý, địa hình, khí hậu Điện Bàn còn mang
những tính chất riêng của kiểu khí hậu vùng đồng bằng ven biển.
Dự án nằm trong phạm vi quan trắc của hai trạm khí tượng: Đà Nẵng và Tam
Kỳ. Số liệu phân tích các đặc trưng khí tượng của hai trạm này với chuỗi quan trắc 12
năm (2000 - 2012) gần nhất như sau:
a) Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ các tháng nóng nhất thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiệt độ
trung bình của các tháng này từ 28-300C. Thời kỳ này, nhiệt độ cao nhất vào ban ngày
lên đến 34-350C, thậm chí có ngày lên đến 40-410C, nhất là trong những ngày có gió
mùa Tây Nam.
Về mùa Đông, tháng 1 là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình từ 21-220C.
Nhiệt độ thấp nhất trung bình trong tháng 1 từ 18-190C.
Bảng 1.1 - Nhiệt độ trung ình các tháng trong năm (0C)
Năm

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012


Tháng 1

20,0

22,6

21,8

21,2

21,7

21,5

21,7

21,2

21,1

20,3

22,9

19,9

21,5

Tháng 2


21,8

22,3

22,5

23,6

21,5

24,1

23,3

23,5

19,3

23,8

24,8

21,7

22,7

Tháng 3

23,9


24,4

24,8

24,7

24,3

22,9

24,3

25,4

23,3

25,5

25,2

21,6

24,7

Tháng 4

26,8

27,8


27,1

27,6

26,7

26,4

27,4

26,4

27,1

26,6

27,5

25,0

27,6

Tháng 5

27,7

28,4

28,9


28,8

28,5

29,4

28,1

27,4

27,4

27,2

30,0

28,2

29,2

Tháng 6

28,2

28,7

29,7

29,3


29,0

30,2

30,1

29,3

28,9

30,0

30,0

29,1

30,1

Tháng 7

28,5

29,5

30,3

28,5

28,4


28,4

29,6

29,1

29,1

29,2

29,0

29,3

29,4

Tháng 8

28,5

28,0

27,8

29,0

28,9

28,4


28,1

28,3

28,4

29,2

27,9

28,6

29,6

Tháng 9

27,1

27,8

26,9

27,2

27,2

27,5

27,0


27,3

27,2

26,7

27,5

27,0

26,8

Tháng 10

25,7

26,2

25,7

25,6

24,7

26,0

26,1

25,7


25,9

26,2

25,8

25,6

25,7

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 10


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày
Tháng 11

24,4

23,0

24,7

24,7

24,0


25,1

25,4

22,5

24,1

23,9

23,4

24,5

25,4

Tháng 12

22,5

22,1

23,5

21,3

21,7

21,3


22,9

23,2

21,5

22,8

22,5

21,0

24,0

Bình quân năm

25,5

25,9

26,1

26,0

25,6

21,5

26,2


25,8

25,3

26,0

26,4

25,1

26,4

b) Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình hàng năm từ 83-88%, độ ẩm tương đối lớn trong mùa gió
mùa Đông Bắc và tương đối bé trong mùa gió mùa Tây Nam. Tháng có độ ẩm cao
nhất là tháng 12 (với độ ẩm trung bình từ 89 - 94%), tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng
7 (với độ ẩm trung bình từ 73 - 83%). Trong mùa gió mùa Tây Nam độ ẩm <80%.
Trong mùa gió mùa Đông Bắc độ ẩm đều lớn hơn 80%.
Bảng 1.2 - Độ ẩm không khí trung ình các tháng trong năm (%)
Năm

2000

2001

Tháng 1

91

90


87

84

91

88

89

92

92

90

92

94

96

Tháng 2

88

88

86


86

88

85

89

86

89

89

87

91

92

Tháng 3

88

88

84

86


88

89

87

88

89

86

87

91

86

Tháng 4

86

81

81

80

86


79

82

84

85

87

84

90

83

Tháng 5

84

80

77

82

81

76


76

84

85

86

77

84

78

Tháng 6

82

79

74

79

80

73

74


78

81

77

75

79

77

Tháng 7

78

74

73

80

83

81

74

79


78

78

73

79

81

Tháng 8

79

83

82

79

83

80

83

84

81


78

85

85

77

Tháng 9

85

83

87

86

86

85

84

86

86

89


87

86

91

Tháng 10

90

89

87

87

89

89

89

92

92

88

91


92

91

Tháng 11

89

88

89

88

91

89

87

91

92

91

94

92


94

Tháng 12

92

91

90

91

89

94

89

90

93

92

90

93

92


86

85

83

84

86

84

84

86

87

86

85

88

87

Bình quân năm

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012


c) Chế độ mưa
Khu vực triển khai dự án có chế độ mưa theo mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa
mưa từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó tháng 10 là tháng có lượng mưa tập trung lớn
nhất; Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 trong đó tháng 3 thường là tháng có lượng mưa
tháng nhỏ nhất. Tổng lượng mưa năm trung bình từ 2.000 – 3.800 mm.
Bảng 1.3 - ượng mưa trung ình các tháng trong năm (mm)
Năm

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tháng 1

367

111

41

34

240

40

170

217

237


337

149

313

149,2

Tháng 2

29

82

35

85

43

18

45

-

55

20


-

10

77

Tháng 3

7

89

19

41

18

73

7

207

93

9

25


121

5

Tháng 4

165

1

6

16

13

6

2

35

69

333

28

50


18,7

Tháng 5

129

222

64

46

52

16

40

150

393

73

40

18

35,8


Tháng 6

112

103

110

104

499

75

13

18

94

69

23

80

175,9

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 11


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày
Năm

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tháng 7

137

100

28

26

109

223

194

47

35


30

160

103

65,6

Tháng 8

372

157

337

86

79

179

271

225

34

39


277

160

193,6

Tháng 9

123

105

400

229

171

297

364

301

340

1.564

196


620

393,5

1.320 862

421

817

499

1.029

551

891

1.160

396

631

860

368,6

Tháng 10
Tháng 11


582

469

644

288

365

575

316

1.196

618

268

1.089

751

384,2

Tháng 12

472


561

359

300

152

628

385

153

338

308

87

367

203,1

Tổng số
Bình quân năm

3.815 2.862 2.463 2.071 2.241 3.159 2.358 3.440 3.466 3.446 2.705 3.453 2.070
318


239

205

173

187

263

197

287

289

287

225

288

173

Lượng mưa mùa mưa chiếm 74 - 76% tổng lượng mưa năm, trong đó tháng 10
và tháng 11 chiếm đến 67 - 69% tổng lượng mưa của mùa mưa. Mùa khô chỉ chiếm từ
24 - 26% lượng mưa năm, trong đó tháng 2, tháng 3 chỉ chiếm 8 - 14% của lượng mưa
mùa khô.
d) Chế độ nắng

Khu vực Điện Bàn và vùng lân cận có số giờ nắng trung bình nhiều năm từ
1.900 – 2.200 giờ. Ngoại trừ tháng 12 có số giờ nắng dưới 100 giờ, các tháng còn lại
trong năm đều lớn hơn 100 giờ, số giờ nắng các tháng 5 đến tháng 8 từ 220 – 286 giờ.
Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 7, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 12.
Trong năm số giờ nắng tăng nhanh nhất vào các tháng 3 và 4, giảm tương đối nhanh
vào các tháng 11 và 12 vì đây là những thời đoạn chuyển mùa.
Bảng 1.4 - Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ)
Năm

2000

2001

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tháng 1

110

114

153

111

69

159

98


39

96

92

64

25

66

Tháng 2

99

143

183

175

140

161

118

192


13

178

189

141

107

Tháng 3

153

152

199

164

142

151

184

188

154


189

202

110

174

Tháng 4

204

229

234

251

214

211

244

184

239

155


219

175

213

Tháng 5

219

213

239

246

279

249

259

228

215

232

261


238

239

Tháng 6

241

216

256

247

115

230

292

271

242

247

246

226


198

Tháng 7

198

245

279

254

235

220

186

279

281

218

240

225

225


Tháng 8

241

205

172

207

236

159

193

190

225

239

293

227

224

Tháng 9


161

212

144

172

153

178

171

199

167

136

191

115

175

Tháng 10

108


150

155

157

115

104

165

109

103

143

94

111

169

Tháng 11

93

90


88

122

107

135

195

44

57

97

41

112

161

Tháng 12

28

67

93


36

115

12

74

103

52

132

88

13

117

Tổng số

1.855 2.036 2.095 2.141 1.920 1.969 2.179 2.026 1.843

Bình quân năm

154

170


183

178

160

164

182

169

154

2009

2010 2011 2012

2.058 2.028 1.718 2068
172

169

143

172

e) Chế độ gió


Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 12


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

- Chế độ gió: Trong năm phân thành 2 mùa gió chính, đó là gió mùa mùa đông
và gió mùa mùa hè. Tần suất lặng gió từ 28 – 43%.
+ Từ tháng 1 đến tháng 3 hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Đông, tần suất
xuất hiện hai hướng gió này từ 25 - 30%.
+ Tháng 4 gió Đông chiếm ưu thế nhất đến 20%, sau đó là Tây Nam, đây là
thời kỳ chuyển mùa nhưng gió Tây Nam chưa mạnh.
+ Từ tháng 5 đến tháng 8 gió Tây Nam chiếm ưu thế trở thành thịnh hành nhất
chiếm từ 20 - 27%, tuy nhiên gió Đông vẫn còn hoạt động xen kẽ.
+ Tháng 9 ngoài gió Tây Nam, gió mùa Đông Bắc cũng bắt đầu mạnh dần lên
và nó trở thành thịnh hành chiếm ưu thế.
+ Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đặc biệt tháng 11 và 12 gió Đông Bắc
chiếm khoảng 25%.
- Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình năm: 1,8 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất trung
bình là 6,1 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất trong các tháng ít biến đổi, dao động từ 5,3 –
6,5 m/s. Trong trường hợp có ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, dông, lốc, tố, gió
mùa Đông Bắc, tốc độ gió cao hơn giá trị tốc độ gió trung bình nhiều lần, có thể lên
đến 28 m/s (đo được tại trạm Tam Kỳ khi có bão số 8 đổ bộ vào Quảng Nam vào ngày
22/10/1986).
Bảng 1.5 - Tốc độ gió trung ình (m/s)
Tháng
Trạm


10

11

12

Năm

Đà Nẵng

1,6 1,6 1,8 1,8 1,6 1,3 1,3 1,1 1,4 1,6

2

1,5

1,5

Tam Kỳ

1,5 1,5 1,6 1,7 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8 1,9 2,2 1,7

1,8

1

2

3


4

5

6

7

8

9

Bảng 1.6 - Tốc độ gió mạnh nhất trung ình (m/s)
Tháng
Trạm

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

Năm

Đà Nẵng

5,4

6,1

6,2

6,6

6,6

5,9

5,9

6,0


6,4

6,5

6,4

5,6

6,1

Tam Kỳ

5,3

5,7

6,1

6,5

6,5

6,5

6,4

6,3

5,9


6,2

6,4

5,5

6,1

f) Các hiện tượng thời tiết đặc biệt
Theo số liệu thống kê nhiều năm, tỉnh Quảng Nam trung bình mỗi năm chịu ảnh
hưởng bởi 2,6 cơn bão và 0,8 áp thấp nhiệt đới. Mùa bão chính thức tại Quảng Nam từ
tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, nhiều nhất là tháng 10 và 11, cá biệt có năm bão ảnh
hưởng sớm hơn (tháng 5, tháng 6 đã có bão và ATNĐ). Từ tháng 1 – 4 và tháng 7
chưa quan sát có bão hoặc ATNĐ ảnh hưởng.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 13


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

Bảng 2.7 - Số cơn ão và ATNĐ ở tỉnh uảng Nam từ năm 2000 đến 2010
Năm

Số lượng cơn bão

Số áp thấp nhiệt đới

2000


2

1

2001

2

1

2002

0

0

2003

4

0

2004

2

1

2005


6

2

2006

4

1

2007

4

0

2008

0

2

2009

2

0

2010


0

0

Tổng

26

8

Trung bình

2,6

0,8

Khi bão hay ATNĐ đi vào vùng biển hoặc đổ bộ vào đất liền Quảng Nam
thường kèm theo hiện tượng gió mạnh có tính chất xoáy giật, phá hỏng các công trình
xây dựng trên đường đi của bão. Thống kê trong 30 năm trở lại đây, tốc độ gió trong
bão tại Quảng Nam trung bình 17 m/s (cấp 7), mạnh nhất đạt đến 28 m/s (cấp 10).
Ngoài ra, bão và ATNĐ còn kèm theo mưa lớn gây ra hiện tượng nước dâng trong
bão, lũ lụt và sạt lở đất.
- Thủy văn: Hệ thống sông ngòi chảy qua huyện Duy Xuyên bao gồm: sông
Thu Bồn chảy từ hướng Tây dọc theo các xã của huyện và dọc theo tuyến đường
ĐT610 về phía Đông và đổ ra cửa biển Cửa Đại - Hội An; sông Trà Nam chảy từ
hướng Nam sang Bắc đi qua xã Duy Trung sau đó đổ vào sông Bà Rén; sông Cống Ba
bắt nguồn từ sông Ly Ly chảy theo hướng Nam - Bắc đi qua xã Duy Trung rồi đổ vào
sông Bà Rén. Sông Bà Rén chảy từ hướng Tây sang Đông, sau đó đổ vào sông Thu
Bồn tại xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, chiều rộng thay đổi từ 100-150m, độ sâu từ

2-5 m vào mùa khô, lưu lượng nước thay đổi theo mùa, vào mùa khô khoảng 10 đến
20m3/s, vào mùa mưa khoảng 50 đến 60 m3/s
Trong các sông trên có sông Thu Bồn có lưu vực tương đối lớn khoảng 600 đến
800 km2, các sông còn lại có lưu vực nhỏ từ 50 đến 100 km2, độ dốc các sông này lớn,
lưu lượng nước thay đổi theo mùa.
Về phía Đông khu vực dự án có khe suối chảy qua, chảy theo hướng Nam-Bắc,
sau đó đổ vào sông Bà Rén. Qua khảo sát thực tế cho thấy: khe suối này có bề rộng
nhỏ từ 1 đến 2m, độ dốc lớn; lưu lượng nước thay đổi theo mùa, vào mùa khô khoảng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 14


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

0,01 đến 0,05 m3/s, vào mùa mưa khoảng 0,1 đến 0,5 m3/s; chiều dài đoạn khe suối từ
khu vực dự án đến sông Bà Rén khoảng 300m.
Khu vực dự án nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão.
Vào mùa mưa từ tháng 9-12 do ảnh hưởng của lũ và đặc biệt là nước dâng do bão, khu
vực này cũng có nguy cơ bị ngập lụt khá cao. Để đánh giá chính xác chế độ lũ cũng
như mức độ ngập lụt cần phải có trạm thuỷ văn đo đạc trong nhiều năm. Trong khi đó
hiện nay ngay tại khu vực này từ trước đến nay không có trạm thuỷ văn nên việc đánh
giá chế độ lũ lụt phải dựa trên số liệu điều tra, khảo sát.
Theo số liệu điều tra khảo sát tình hình lũ lụt vùng ven sông Bà Rén đoạn qua
khu vực dự án cho thấy: hằng năm, vào mùa mưa lũ, nước sông thường dâng cao
khoảng 1 m so với cao trình tự nhiên, nếu lũ lớn có thể dâng lên 2 m gây ngập lụt vùng
ven sông. Tuy nhiên, do cao trình hiện trạng tại của CCN Tây An cao hơn cao trình tự
nhiên của sông Bà Rén khoảng 3-4 m nên khu vực thực hiện dự án không bị ngập lụt
vào mùa mưa.

c). Điều kiện địa chất thủy văn của các tầng chứa nước2
Theo tài liệu Đánh giá chi tiết tài nguyên nước vùng đồng ằng ven iển uảng
Nam do trường Đại học Mỏ - Địa chất thực hiện năm 2010, khu vực đặt công trình
khai thác nước dưới đất có các tầng chứa nước như sau:
- Tầng chứa nước Đệ tứ không phân chia (q)
- Tầng chứa nước khe nứt Trias (t)
- Tầng chứa nước Đệ tứ không phân chia (q)
Cấu tạo nên tầng chứa nước này bao gồm các trầm tích hỗn hợp tàn tích - sườn
tích (edQ), sườn tích - lũ tích (dpQ) và sông - sườn tích - lũ tích (apdQ), chúng phân
bố hạn chế và rải rác ở khu vực Quế Sơn, Đại Chánh, Đại Quang (Đại Lộc), Duy
Trung, Duy Trinh (Duy Xuyên), v.v… với diện tích tổng cộng khoảng 35 km2. Thành
phần gồm: cuội tảng, dăm sạn, cát bột, chọn lọc kém. Bề dày thường gặp thay đổi từ 5
đến 10 m.
Nước trong chúng thuộc loại nước ngầm, có mặt thoáng tự do với mực nước
thay đổi từ 0,8 đến 5,0m, thường gặp từ 1,5 đến 2,0 m.
Động thái của nước dưới đất thay đổi rõ rệt theo mùa, độ chênh mực nước giữa
2 mùa từ 1,0 đến 2,0 m. Nhiều nơi nước chỉ tồn tại trong mùa mưa, còn mùa khô
thường bị cạn kiệt, nhất là các vùng rìa núi, địa hình dốc. Nguồn nước cung cấp cho
tầng chủ yếu là nước mưa và được thoát ra theo các mạng sông, suối, điểm lộ và thấm
xuống tầng chứa nước nằm dưới.

2

Nguồn: Báo cáo tổng hợp đề tài: Đánh giá chi tiết tài nguyên nước vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam, năm
2010.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 15



Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

Nước trong tầng này có độ tổng khoáng hoá thay đổi từ 0,04 đến 0,31 g/l, kiểu
nước chủ yếu thuộc loại clorur bicarbonat - natri, bicarbonat clorur - natri.
Tóm lại, tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ không phân chia (q), có diện phân bố
hạn hẹp, bề dày trầm tích nhỏ, thuộc loại nghèo nước, chỉ có khả năng cung cấp nước
nhỏ, đơn lẻ hộ gia đình.
- Tầng chứa nước khe nứt Trias (t)
Cấu tạo nên tầng chứa nước Trias bao gồm hệ tầng An Điềm (T3nađ) và hệ tầng
Sườn Giữa (T3n-rsg). Chúng phân bố thành dải kéo dài khoảng 1,5 km, rộng 200 
1700 m ở Duy Sơn (huyện Duy Xuyên) và khu vực mỏ than Ngọc Kinh (phía nam Hà
Nha). Diện tích tổng cộng khoảng 2,0 km2. Thành phần chủ yếu là cuội sạn kết, cát
kết, cát - bột kết, xen kẹp sét than. Bề dày khoảng 600  1000m.
Nước trong tầng thuộc loại không áp, đôi nơi có áp lực, với chiều sâu mực nước
thay đổi từ 1,03 đến 3,15 m, có nơi phun cao trên mặt đất 3,1 m (LK801).
Kết quả thí nghiệm tại các lỗ khoan và giếng cho lưu lượng từ 0,01 đến 1,5 l/s,
thường gặp < 1,0 l/s. Hệ số thấm thay đổi từ 0,04 đến 6,29 m/ng, thường gặp < 0,4
m/ng. Đá có mức độ nứt nẻ kém, trong quá trình đo vẽ không phát hiện được điểm lộ
nước trong tầng này.
Theo tài liệu khoan được lưu tại Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel,
trong quá trình thi công tìm kiếm nguồn nước, đơn vị thi công đã tiến hành khoan đến
độ sâu 14,0m. Đặc điểm thạch học của các tầng chứa nước như sau:
- Tầng chứa nước lổ hổng đệ tứ không phân chia (q): phân bố từ bề mặt địa hình
đến độ sâu trung bình 9,0m, phía trên cát hạt mịn màu xám trắng đến độ sâu 2,5m. Từ
2,5m đến độ sâu 9,0m là cát hạt trung, hạt thô màu xám vàng. Mức độ chứa nước
tương đối nghèo.
- Tầng chứa nước khe nứt Trias (t): Nguồn gốc là đá biến chất bị phong hóa bề
mặt, trên mặt tồn tại một lớp sét lẫn cuội sỏi có bề dày 1,0-1,5m. Dưới là đá rắn chắc ít

khe nứt. Do xác định khả năng tàng trữ và vận động của nước dưới đất trong hệ tầng
này khá kém nên Chủ đầu tư quyết định ngừng việc khoan ở độ sâu 14,0m.
d). Lựa chọn tầng chứa nước khai thác
Theo luận chứng ở các phần trên thì tầng chứa nước lổ hổng đệ tứ không phân
chia (q) tại khu vực khai thác là tầng chứa nước có khả năng cấp nước với quy mô
nhỏ. Do đặc điểm khá nghèo nước nên việc xây dựng công trình khai thác nước trong
tầng chứa nước này phải cẩn trọng để không làm cạn kiệt tầng chứa nước.
Để đánh giá chất lượng nước dưới đất của tầng chứa nước khai thác, đơn vị tư
vấn phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ tiến hành lấy mẫu
nước tại 2 giếng khoan khai thác, gồ 02 mẫu hoá toàn phần và 02 mẫu vi sinh. Kết quả
trình bày ở bảng 3.3.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 16


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

Sử dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:
2008/BTNMT ban hành theo Quyết định số 16/2008QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá chất lượng nước ngầm làm căn
cứ sử dụng đa mục đích khác nhau.
Bảng 2.2: Tổng hợp đánh giá chất lượng nước tầng chứa nước (q)
TT

Ch ti u phân tích

1
2

3
4
5

Độ pH
Chất rắn tổng số (TS)
Độ cứng (tính theo CaCO3)
COD (KMnO4)

mg/l
mg/l
mg/l

Kết quả thử
nghiệm
HT-01 HT-02
7,95
7,90
68,9
85
25
22
3,2
2,8

Amôni NH4+ (tính theo N)

mg/l

0,295


6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

-

Clorur (Cl )
Florua (F-)
Nitrat (NO3-) (tính theo N)
Nitrit (NO2-) (tính theo N)
Sulfat (SO42-)
Xianua (CN-)
Asen (As)
Cadmi (Cd)

Chì (Pb)
Crom 6 (Cr6+)
Đồng (Cu)
Kẽm (Zn)
Mangan (Mn)
Thủy ngân (Hg)
Sắt tổng (Fe)
Selen (Se)
E Coli
Coliform

Đơn
vị

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l


11,702
<0,3
0,125
<0,003
25,928
<0,002
<0,001
<0,0012
<0,0055
<0,0055
0,0140
0,0798
0,1761
<0,0005
1,418
<0,0032
MPN/100ml
<3
MPN/100ml
<3

Giá trị
giới hạn

Đánh giá

5,5 ÷ 8,5
≤1500
≤500

≤4

Đạt
Đạt
Đạt
Đạt

0,143

≤0,1

8,865
<0,3
0,486
<0,003
52,766
<0,002
<0,001
<0,0012
<0,0055
<0,0055
0,0164
0,1644
0,1173
<0,0005
2,380
<0,0032
<3
3


≤250
≤1,0
≤15
≤1
≤400
≤0,01
≤0,05
≤0,005
≤0,01
≤0,05
≤1,0
≤3,0
≤0,5
≤0,001
≤5,0
≤0,01
KPH
≤3

Không đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt

Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt

Qua kết quả so sánh hàm lượng các chỉ tiêu thử nghiệm với giới hạn cho phép
của các chỉ tiêu theo Quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT cho thấy: 22 chỉ tiêu phân
tích nước giếng khoan đều có hàm lượng nhỏ hơn giới hạn cho phép. Có 01 chỉ tiêu
lớn hơn giới hạn cho phép là Amôni (NH4+). Nước dưới đất bị nhiễm bẩn Amoni. Như
vậy chất lượng nước dưới đất tầng chứa nước q tương đối ổn định theo thời gian và
nhiễm bẩn Amoni.
- Hiện nay, Cụm công nghiệp Tây An chưa xây dựng hệ thống cấp nước tập
trung. Các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp khoan giếng khai thác nước để sử
dụng cho sinh hoạt và tưới cây. Qua khảo sát, các giếng khoan tại các doanh nghiệp có
đường kính 60mm, khai thác 3-6 m3/giếng/ngày.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 17


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

- Phía Tây khu khai thác, cách > 400 mét là khu dân cư sinh sống, để có nguồn
nước sinh hoạt các hộ gia đình khai thác nước với các giếng nhỏ công suất khoảng 1-3
m3/ng phục vụ sinh hoạt gia đình.

Tóm lại, chất lượng nước giếng khoan trong tầng chứa nước lỗ hổng đệ tứ
không phân chia (q) hoàn toàn có thể đáp ứng cấp nước đa mục đích, nguồn nước này
là cơ sở quan trọng để định hướng cho các mục đích sử dụng nước khác nhau. Riêng
chỉ tiêu Amoni và Coliform phải tiến hành xử lý trước khi sử dụng.
Với trữ lượng không lớn, việc khai thác trong tầng chứa nước này phải hết sức
cẩn trọng để không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Tuy nhiên, điều kiện
thuận lợi của tầng chứa nước này là có diện lộ trên toàn ộ ề mặt của CCN, nhận
nguồn ổ cấp từ nước mưa và sông Bà Rén nên khả năng cạn kiệt trong quá trình khai
thác là rất thấp. Ngoài ra, dân cư sống cách xa công trình khai thác nên việc khai thác
của Nhà máy không làm ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng nước sinh hoạt của
người dân.
2.3. Công nghệ xử lý nước
Chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên của Công
ty là rất quan trọng, với nhu cầu sử dụng nước cấp cho sinh hoạt của nhà máy khoảng
80m3/ngày, Công ty đã đầu tư 02 giếng khoan khai thác nước dưới đất có quy mô công
nghiệp với lưu lượng trung bình 5m3/giờ/giếng. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nước thô
này không đáp ứng được yêu cầu chất lượng nước sinh hoạt theo quy định của Bộ Y
tế. Việc sử dụng nguồn nước thô khai thác trực tiếp từ các giếng khoan trong khuôn
viên nhà máy để cung cấp cho sinh hoạt sẽ có ảnh hưởng nhất định sức khỏe của cán
bộ, nhân viên của Công ty. Do đó, Công ty đã đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý
nước cấp đồng bộ, hoạt động chính thức từ tháng 11/2014 để phục vụ nhu cầu sinh
hoạt cán bộ, công nhân viên của Nhà máy.
a) Sơ đồ công nghệ xử lý nước

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 18



Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

Nước giếng
khoan

Chlorine

Chất trợ keo tụ

Ống trộn tĩnh

Tháp oxi hóa

Bể lắng

NaOH

Bể nước sạch

Thủy đài cấp
nước

Bể hấp phụ

Bể lọc áp lực

Vào mạng phân phối

Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước cấp
b) Thuyết minh công nghệ

Nước dưới đất được bơm từ các giếng khoan lên trước khi dẫn đến hệ thống xử
lý được châm hóa chất NaOH để điều chỉnh pH. Sau đó, nước được trộn oxi và tách
khí hoà tan trong nước như CO2, H2S,… bằng tháp oxy hóa. Tại tháp oxi hóa sẽ diễn
ra quá trình oxi hóa nhanh các chất kim loại hòa tan như Sắt, Mangan, Asen có trong
nước.
Sau đó, hỗn hợp nước – không khí được chuyển vào bể lắng tiếp xúc. Tại đây,
nước được phân tán đều và lưu trong một thời gian cần thiết để giúp quá trình oxi hóa
diễn ra hoàn hảo. Nhằm tạo điều kiện cho phản ứng oxi hóa kết thúc nhanh và triệt để,
hổn hợp nước còn được châm thêm một lượng Canxi Hypochlorite Ca(ClO)2 thích
hợp.
Sau khi oxi hóa xong và lắng một phần cặn trong bể lắng tiếp xúc, nước tiếp tục
được bơm vào bồn lọc áp lực. Các chất cặn bẩn còn lại được giữ lại trong lớp vật liệu
lọc. Sau đó, nước được tiếp tục chuyển qua bồn hấp phụ bằng than hoạt tính để khử
các chất hữu cơ và mùi còn sót lại trong nước.
Nước sau khi thanh lọc được chuyển vào bể chứa nước sạch. Trong bể chứa,
dưới tác dụng của lượng Clo dư và thời gian lưu nước cần thiết đủ dài, các loại vi sinh
và mầm gây bệnh có thể có trong nước được loại bỏ.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 19


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

Nước sau khi xử lý, không còn sắt và an toàn về mặt vi sinh, được bơm cấp 2
bơm lên thủy đài và chuyển vào mạng phân phối đến các điểm tiêu dùng.
Bùn cặn từ bể lắng và bể lọc áp lực (sinh ra trong quá trình rửa lọc) sẽ định kỳ
sẽ được xả vào hệ thống xử lý nước thải để tiếp tục xử lý.

Hệ thống được thiết kế hoạt động độc lập, đảm bảo cung cấp nước sạch cho
công ty đạt các yêu cầu kỹ thuật:
-

Chất lượng nước sau xử lý ổn định (QCVN 02:2009/BYT, mức I);
Khả năng vượt tải k = 1,25;
Hệ thống vận hành tự động;
Hệ thống hoạt động không liên tục với thời gian hoạt động trung bình 8
giờ/ngày;
Có khả năng hoạt động với công suất tối đa: 100m3/ngày.

c) Hiệu quả xử lý
Để đánh giá hiệu quả công trình xử lý nước cấp của Nhà máy may mặc Hi-Tech
Việt Nam Apparel, Đơn vị tư vấn đã phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo
lường chất lượng Khu vực 2 (Quatest 2) định kỳ tiến hành lấy mẫu nước cấp sau xử lý
để kiểm nghiệm, phân tích. Kết quả đợt kiểm nghiệm ngày 05/02/2015 như sau:
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất
Thông số

STT

Kết quả

Giới hạn cho
phép3

mgPt/l

0


≤ 15

Đơn vị tính

1

Màu sắc

2

Mùi vị

Cảm quan

Không có mùi,
vị lạ

Không có mùi, vị
lạ

3

Độ đục

NTU

1,58

≤5


4

pH

-

8,21

6,0-8,5

5

Hàm lượng Amoni

mg/l

KPH (<0,05)

≤3

6

Hàm lượng Fe tổng

mg/l

0,049

≤ 0,5


7

Chỉ số Permanganat

mg/l

KPH (<0,5)

≤4

8

Độ cứng tổng

mgCaCO3/l

12,9

≤ 350

9

Hàm lượng Clorua

mg/l

17,1

≤ 300


10

Hàm lượng Clo dư

mg/l

0,36

0,3-0.5

11

Hàm lượng Florua

mg/l

KPH (<0,05)

≤ 1,5

12

Hàm lượng Asen

mg/l

KPH (<0,0005)

≤ 0,01


3

QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt; Giới hạn tối đa cho phép I: Áp
dụng đối với các cơ sở cung cấp nước; [-]: Không quy định; [KPH]: Không phát hiện.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 20


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

13

E.coli

MPN/ 100ml

KPH

0

14

Coliform

MPN/ 100ml

KPH


50

Theo kết quả kiểm định nêu trên, nhận định chất lượng nước sau xử lý rất tốt.
Tất cả các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, QCVN 02:2009/BYT, Mức I.
2.4. Quan trắc nước dưới đất
Theo quy định tại Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 Qui định chi
tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13, đối với công
trình khai thác nước dưới đất có công suất khai thác với qui mô <3.000 m3/ng không
phải xây dựng xây dựng lưới quan trắc riêng biệt. Do đó Công ty TNHH Hi-Tech Việt
Nam Apparel chọn phương án quan trắc giám sát công trình khai thác nước như sau:
a. Chất lượng nước: định kỳ đơn vị kiểm tra chất lượng nguồn nước bằng cách
lấy mẫu phân tích, so sánh kết quả với các kết quả đã phân tích trong giai đoạn trước
nhằm phát hiện sự biến đổi chất lượng nước và khả năng ô nhiễm nguồn nước theo
thời gian.
+ Tần suất và thông số quan trắc: lấy và phân tích mẫu với tần suất 02 lần/năm
vào giữa mùa khô và mùa mưa. Chỉ tiêu phân tích gồm pH, TSS, COD, Độ cứng,
Nitrit, Nitrat, Amoni, Clorua, Sunfat, Chì, Kẽm, Mangan, Sắt, Asen, Đồng, Thủy ngân
và Coliform.
. Mực nước, lưu lượng: sử dụng 02 giếng khoan đang khai thác nước của Công
ty làm lỗ khoan quan trắc mực nước và lưu lượng.
- Chế độ quan trắc: chế độ quan trắc thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số
19/2013/TT-BTNMT ngày 18/7/2013 Qui định kỹ thuật quan trắc tài nguyên nước
dưới đất, cụ thể:
- Phân định thời gian quan trắc:
+ Mùa khô: từ tháng 1 đến tháng 8
+ Mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 12
c. Chế độ áo cáo: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel gửi Báo cáo kết
quả quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam theo định kỳ 01 lần/năm

vào đầu tháng 12 hàng năm.
d). Nhân lực: Công ty thuê đơn vị tư vấn đủ chức năng, thiết bị quan trắc thực
hiện.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel đã
thực hiện việc quan trắc nước dưới đất 01 đợt vào tháng 01/2015, bao gồm những nội
dung sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)

Trang 21


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, công suất 80m3/ngày

- Quan trắc động thái nước dưới đất: gồm Quan trắc mực nước tĩnh, mực nước
động, độ hạ thấp mực nước khai thác. Tiến hành hút nước thí nghiệm đối với giếng
đơn, lưu lượng không đổi để xác định các thông số của giếng khoan và tầng chứa
nước. Thời gian bơm hút thí nghiệm từ ngày 24/01/2015 đến ngày 29/01/2015 (Kết
quả hút nước thí nghiệm – Phần phụ lục).
- Quan trắc chất lượng nước dưới đất: Công ty phối hợp với Đài Khí tượng thủy
văn khu vực Trung Trung Bộ tiến hành quan trắc hiện trường và phân tích trong phòng
thí nghiệm tất cả các thông số vế chất lượng nước theo Quy chuẩn: QCVN
09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
Kết quả quan trắc nước dưới đất được trình bày ở phần phụ lục.
2.5. Vùng bảo hộ vệ sinh
Nhà máy may mặc xuất khẩu Hi-Tech Việt Nam Apparel được xây dựng trên
một khu đất trống, có diện tích 5,125ha (kích thước 250m x 200m). Vùng lân cận
không có nhiều công trình, nhà máy đang hoạt động. Với đặt điểm của tầng chứa nước
khai thác là cát, có độ thấm cao, quan hệ thủy lực trực tiếp với nước mưa, không có

lớp cách nước nên nguy cơ ô nhiễm tầng chứa nước nếu không có biện pháp bảo vệ
nghiêm ngặt.
Với đặc điểm của tầng chứa nước có khả năng nhiễm bẩn cao (dễ bị tổn
thương), do đó cần có giải pháp bảo vệ tầng chứa nước trước các tác động bên ngoài
trong quá trình khai thác.
Các giếng khoan sau xử lý cách ly, phải đổ bệ lỗ khoan bằng bê tông mác 250
với bán kính ít nhất là 1,5 mét, xung quanh trồng cỏ.
Đới phòng hộ vệ sinh thực hiện theo Điều 15 của Quyết định số
15/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy
định bảo vệ nước dưới đất.
Đới phòng hộ vệ sinh gồm 2 khu:
- Khu I: là phạm vi xung quanh giếng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt, cấm tất cả
các hoạt động phát sinh ra nguồn gây ô nhiễm. Ranh giới, phạm vi khu I không nhỏ
hơn 30m, kể từ miệng giếng;
- Khu II: là khu vực liền kề với khu I, cần phải hạn chế các hoạt động phát sinh
nguồn gây ô nhiễm, phá huỷ lớp phủ bảo vệ tầng chứa nước. Ranh giới, phạm vi khu II
được xác định cụ thể theo điều kiện địa chất thuỷ văn, lưu lượng khai thác, sơ đồ bố trí
công trình khai thác nước và mức độ tự bảo vệ của tầng chứa nước khai thác.
Kích thước của khu II được tính gần đúng theo công thức:

√ Qkt x t
R

=

(mét)
m x no

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hi-Tech Việt Nam Apparel
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (Wenco)


Trang 22


×