Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đề tài Ước lượng mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng của người dân thành phố Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 76 trang )

Header Page 1 of 133.

Ước lượng mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi
trường rừng của người dân thành phố Tuyên Quang

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Rừng có vai trò hết sức quan trọng đối với con người đặc biệt là duy trì
môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mổi quốc gia và sự
tồn tại của Trái Đất. Việt Nam có 13.258.843 ha rừng, ngoài việc cung cấp
gỗ, củi, lâm sản, rừng có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, duy trì môi
trường sống như: điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn,
rửa trôi, hạn chế bão lụt, hấp thụ các bon, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh
học…Các chức năng này của rừng được hiểu là các “Giá trị môi trường và
dịch vụ môi trường rừng”
Trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong tổ
chức và hành động bảo vệ và phát triển rừng; ban hành hệ thống pháp luật,
nhiều chủ trương, chính sách và nguồn kinh phí lớn nhằm bảo vệ và phát triển
tài nguyên rừng. Trong đó, đã thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường
từng theo Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10 tháng 04 năm 2008 của thủ
tướng chính phủ và mới đây Chính phủ đã có nghị định số 99/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 09 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Đó là công cụ kinh tế, sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ
môi trường rừng chi trả cho những người duy trì, bảo vệ và phát triển hệ sinh
thái đó.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, có 445.848ha đất lâm
nghiệp (chiếm 76% diện tích tự nhiên) và diện tích rừng hiện có của tỉnh là
386.102ha (rừng tự nhiên: 273.793ha; rừng trồng: 112.310ha), đạt độ che phủ
62,8% là một trong các tỉnh có độ che phủ cao nhất nước. Những năm qua
1
Footer Page 1 of 133.




Header Page 2 of 133.

người trực tiếp tham gia bảo vệ và phát triển tài rừng chỉ được hỗ trợ tiền bảo
vệ rừng do nhà nước chi trả, còn về giá trị môi trường của rừng thì chủ rừng
chưa được chi trả. Họ hầu như không đủ nguồn thu để tái tạo lại rừng và đáp
ứng nhu cầu cần thiết của cuộc sống. Chính phủ ban hành chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng là bài toán thúc đẩy và xã hội hóa công tác bảo vệ và
phát triển rừng, từng bước cải thiện đới sống người làm nghề rừng, nâng cao
nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường. Do vậy, việc
nghiên cứu triển khai thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yêu
cầu bức thiết của tỉnh Tuyên Quang cũng như các địa phương khác trên cả
nước. Do thời gian nghiên cứu có hạn, cộng với hướng nghiên cứu tập trung
vào mức sẵn lòng chi trả của người dân nên chúng tôi đã chọn thành phố
Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang làm địa bàn nghiên cứu với lý do đời
sống, trình độ người dân thành phố cao nhất tỉnh, nên khả năng nhận thức vấn
đề cũng như sẵn sàng chi trả sẽ cao hơn. Với mong muốn mọi người đều có
nghĩa vụ đóng góp phí cho dịch vụ môi trường rừng, nâng cao ý thức tất cả
mọi người, để nâng cao mức sống cũng như ý thức của người trồng rừng, để
tất cả mọi người có cuộc sống khỏe mạnh hơn, chúng tôi đã thực hiện đề tài
“Ước lượng mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng của người
dân thành phố Tuyên Quang”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đề xuất biện pháp thu hút người dân thành phố Tuyên Quang tham
gia chi trả cho dịch vụ môi trường rừng
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại thành phố
Tuyên Quang.

- Xác định mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng của người
dân trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
2
Footer Page 2 of 133.


Header Page 3 of 133.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ
môi trường rừng của người dân trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
- Đề xuất biện pháp khuyến khích người dân tham gia chi trả dịch vụ
môi trường rừng.

3
Footer Page 3 of 133.


Header Page 4 of 133.

1.3. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Tuyên Quang.
- Mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng của người dân
thành phố Tuyên Quang.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chi trả cho dịch vụ môi trường
rừng của người dân thành phố Tuyên Quang.
- Các biện pháp thu hút người dân tham gia chi trả cho dịch vụ môi
trường rừng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường.
rừng của người dân thành phố Tuyên Quang.

- Phạm vi nghiên cứu: 120 hộ / thành phố Tuyên Quang.
1.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Ủy Ban Nhân Dân thành phố Tuyên Quang.
- Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: từ năm 2010 đến năm 2012.
- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: năm 2013.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 25-3-2013 đến 31-5-2013.

4
Footer Page 4 of 133.


Header Page 5 of 133.

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số lý thuyết về dịch vụ môi trường rừng và giá trị dịch vụ môi
trường rừng
2.1.1. Khái niệm
Theo khoản 1 – Điều 3 - Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004: Rừng là
một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật
rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc
hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ tán rừng từ 0.1 trở
lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Theo Điều 3 - Nghị định 99/2010/NĐ-CP, về chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng.
Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật,
động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường
rừng có giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị
sử dụng của môi trường rừng, bao gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước,
phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh

học, hấp thụ và lưu giữ cacbon, du lịch và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và
lâm sản khác.
Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của
môi trường rừng để đáp ứng nhu cầu của xã hội và đời sống nhân dân, bao
gồm các loại dịch vụ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ cung ứng và chi trả giữa
bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi
trường rừng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

5
Footer Page 5 of 133.


Header Page 6 of 133.

2.1.2. Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng
Theo Vũ Tấn Phương (2006), giá trị môi trường và dịch vụ môi trường
được phân thành 5 loại bao gồm:
2.1.2.1 Giá trị phòng hộ đầu nguồn
- Thứ nhất rừng hạn chế xói mòn đất bồi lắng. Rừng bị tàn phá dẫn đến
bề mặt đất đai chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mưa, dòng chảy bề mặt và là
nguyên nhân cơ bản làm xói mòn đất tăng nhanh.
- Thứ hai rừng điều tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước.
Rừng và nguồn nước không thể tách rời nhau. Rừng và nước xuất hiện đồng
thời và thường xuyên có tác động qua lại.
2.1.2.2 Giá trị bảo tồn Đa dạng sinh học
Rừng được coi là sinh cảnh cực kỳ quan trọng xét về mặt đa dạng sinh
học mà chúng sở hữu. Mất rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới – môi trường sống
quan trọng của đa dạng sinh học, đồng nghĩa với việc mất đi tính đa dạng sinh
học của nhân loại.

2.1.2.3 Giá trị cố định, hấp thụ các bon và điều hòa khí hậu
Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng giữ lại và tích lũy,
hay hấp thụ các bon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật có vai trò
đáng kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu.
2.1.2.4 Giá trị du lịch và giải trí/vẻ đẹp cảnh quan
Du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển và là biện pháp sử dụng
rừng nhiệt đới không cần khai thác nhưng đem lại giá trị kinh tế cao và đầy
tiềm năng.
Ví dụ: Cơ chế chi trả cho dịch vụ giải trí và du lịch ở Châu Âu và Bắc
Mỹ được xác định theo mức “Bằng lòng chi trả” – WTP (Willingness To Pay)
với mức giá từ 1 – 3 USD/người/lần.

6
Footer Page 6 of 133.


Header Page 7 of 133.

2.1.2.5 Giá trị lựa chọn và tồn tại
- Một người sẵn lòng trả tiền để bảo tồn rừng nhằm mực đích sử dụng
rừng trong tương lai, chẳng hạn như mục đích giải trí. Giá trị này đươc gọi là
giá trị lựa chọn.
- Một người sẵn lòng trả tiền để bảo tồn rừng mặc dù họ không sử dụng
và cũng không có ý định sử dụng rừng. Họ muốn con cái họ hoặc thế hệ sau
có cơ hội sử dụng rừng. Đây là giá trị lựa chọn vì lợi ích người khác, đôi khi
còn được gọi là giá trị để lại.
- Một người sẵn lòng trả tiền để bảo tồn rừng mặc dù họ không sử dụng
và cũng không ý định sử dụng rừng hay không nhằm để người khác sử dụng
rừng. Đơn giản chỉ vì họ muốn rừng tiếp tục sống. Mong muốn của họ cũng
rất khác nhau, từ ý thức về giá trị đích thực của rừng tới giá trị về tinh thần,

tôn giáo, quyền của những sinh vật khác…Đây được gọi là giá trị tồn tại.
2.2. Những phạm trù cơ bản trong định giá tài nguyên, môi trường
Chúng ta biết rằng môi trường là một loại hàng hóa đặc biệt. Môi
trường cung cấp nhiều dịch vụ cho nền kinh tế xã hội như: môi trường nước
cung cấp nước cho sinh hoạt, nước cho sản xuất, cung cấp thủy sản…; môi
trường đất cung cấp nơi canh tác, nơi ở…Nhưng trong nhiều trường hợp, môi
trường lại là hàng hóa công cộng, vì mọi người đều có thể sử dụng mà không
ảnh hưởng đến cá nhân khác, ví dụ như môi trường không khí, ai cũng có
quyền được hít thở mà không thể ngăn cản người khác cũng hít thở không
khí. Hiện nay, môi trường đang cung cấp các dịch vụ không có giá hoặc thấp
hơn giá trị thực của nó dẫn đến sử dụng quá mức hoặc cố ý hay vô ý làm tổn
thương môi trường. Nên việc định giá môi trường có vai trò quan trọng nhằm
phân bổ và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và bảo vệ môi trường.
Định giá môi trường là gán giá trị tiền tệ cho hàng hóa hay dịch vụ môi
trường hay những tác động do thay đổi chất lượng môi trường. Định giá môi
trường giúp ta xác định những tác động lượng hóa được và không lượng hóa
được trong phân tích lợi ích - chi phí hay những giá trị có thể quy thành tiền
7
Footer Page 7 of 133.


Header Page 8 of 133.

được và không quy thành tiền được. Mục tiêu chính của định giá tài nguyên
môi trường là tìm ra mức tiền mà cá nhân hoặc xã hội bằng lòng chi trả
(Willingness To Pay) cho hàng hóa tài nguyên, môi trường. Để hiểu rõ hơn về
định giá tài nguyên môi trường, chúng ta sẽ đi tìm hiểu những vấn đề sau
2.2.1. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường
Theo lý thuyết kinh tế của Munasinghe,1992 (trích từ bài giảng Kinh tế
môi trường của Chu Thị Thu, 2012), tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi

trường là tổng giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng, cụ thể:
TEV = UV + NUV
Trong đó:
TEV: tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường
UV: giá trị sử dụng
NUV: giá trị không sử dụng
Giá trị sử dụng (UV) là giá trị có được từ hiệu quả sử dụng thực của tài
nguyên môi trường. Giá trị sử dụng bao gồm cả giá trị gắn liền với cơ hội sử
dụng hàng hóa dịch vụ môi trường trong tương lai. Ví dụ như: khai thác lâm
sản, sử dụng đất, nguồn nước…
Giá trị không sử dụng (NUV) là thành phần giá trị của một nguồn tài
nguyên thu được không phải do việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián
tiếp các dịch vụ do tài nguyên cung cấp.
+ BV (Bequest Value): giá trị lưu truyền chính là phần giá trị có được
từ sự mong muốn bảo tồn tài các nguyên môi trường ( bao gồm cả các giá trị
sử dụng và không sử dụng) cho thế hệ tương lai.
+ EV (Existense Value): Giá trị tồn tại hay giá trị hiện hữu là giá trị của
bản thân sự tồn tại của nguồn tài nguyên môi trường được nhận biết bởi một
cá nhân.
+ OV (Option Value): Giá trị lựa chọn được hình thành khi một cá
nhân có thể tự đánh giá cách lựa chọn để giành các nguồn tài nguyên môi
trường trong tương lai.
8
Footer Page 8 of 133.


Header Page 9 of 133.

2.2.2. Thặng dư tiêu dùng
Thặng dư tiêu dùng (CS) là khái niệm phản ánh sự chênh lệch lợi ích

của người tiêu dùng khi tiêu dùng một lượng hàng hóa/dịch vụ (MU) so với
chi phí thực tế để thu được lợi ích đó (MC).
Ví dụ: người dân đều được hưởng lợi từ ngắm cảnh đẹp, từ bầu không
khí trong lành, mát mẻ, thoải mái khi leo núi và hầu hết mọi người đều không
phải trả tiền cho việc hưởng thụ đó. Điều đó không có nghĩa giá trị môi
trường bằng 0 mà thực tế, giá trị môi trường là rất lớn, và phần giá trị này có
thể hiểu đó là thặng dư tiêu dùng.
Thuật ngữ lợi ích được hiểu là sự vừa ý, hài lòng, thỏa mãn từ việc tiêu
dùng hàng hóa/dịch vụ đem lại. Như vậy, lợi ích cận biên phản ánh mức độ
hài lòng do tiêu dùng một sản phẩm đem lại, đồng nghĩa với việc lợi ích cận
biên của hàng hóa đó có xu hướng giảm đi khi lượng hàng hóa đó được tiêu
dùng nhiều hơn ở một thời kỳ nhất định.
2.2.3. Các phương pháp định giá tài nguyên môi trường
Có 4 nhóm phương pháp bao gồm:
* Các phương pháp thị trường:
+ Phương pháp chi phí bệnh tật (Cost of illness method)
+ Phương pháp thay đổi năng suất (Changes in producting method)
+ Phương pháp chi phí thay thế (Substitute cost method)
* Phương pháp bộc lộ sự ưa thích:
+ Phương pháp di lịch phí (Travel cost method)
+ Phương pháp định giá hưởng thụ (Hedonic price method)
+ Phương pháp chi tiêu bảo vệ (Defensive expenditure method)
* Phương pháp chuyển đổi lợi ích (Benefit transfer method)
* Phương pháp phát biểu sự ưa thích (Định giá ngẫu nhiên-CVM – Contigent
Valuation Method)

9
Footer Page 9 of 133.



Header Page 10 of 133.

Phương pháp chính được sử dụng để “Ước lượng mức sẵn lòng chi trả
cho dịch vụ môi trường rừng của người dân thành phố Tuyên Quang” là
phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM).
2.3. Cơ sở lý luận về mức sẵn lòng chi trả - WTP
Thông thường, một cá nhân thường thanh toán các hàng hóa, dịch vụ
mà họ tiêu dùng thông qua giá thị trường (MP). Nhưng cũng có trường hợp cá
nhân tự nguyện hay sẵn lòng trả giá hàng hóa/dịch vụ cao hơn giá thị trường
và mức giá họ tự nguyện hay sẵn lòng trả là khác nhau. Mức sẵn lòng chi trả
là thước đo sự thỏa mãn hay sự hài lòng khi tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ nào
đó. Vì vậy đường cầu được mô tả như đường “sẵn lòng chi trả”. Đường cầu
cũng tạo cơ sở cho việc xác định lợi ích của xã hội từ việc tiêu dùng hay mua
sắm một hàng hóa/dịch vụ nhất định. Phần diện tích nằm dưới đường cầu từ
giá trị 0 đến số lượng tiêu dùng Q* thể hiện tổng giá sẵn lòng chi trả (WTP) và
mối quan hệ đó được phản ánh qua biểu thức sau:
WTP = MP + CS
Trong đó: WTP: mức sẵn lòng chi trả
MP: giá thị trường
CS: thặng dư tiêu dùng
Hình 2.1 Mức sẵn lòng chi trả và thặng dư tiêu dùng
P

Pa

CS
(a)

P*


MP

D

(b)

O

Q*
10

Footer Page 10 of 133.

Q


Header Page 11 of 133.

Hình 2.1 cho thấy giá thị trường ở mức cân bằng đối với một hàng hóa
dịch vụ X là P* và được áp dụng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên cá nhân A
có thể sẵn lòng chi trả ở mức giá Pa cao hơn so với P*. Tổng lợi ích mà cá nhân
A nhận được ở đây thực tế là toàn bộ phần diện tích cả (a) và (b) nằm dưới
đường cầu D. Phần diện tích (a) chính là thặng dư tiêu dùng, diện tích (b) là
tổng chi phí mà cá nhân A phải trả cho sử dụng hàng hóa X.
Tuy nhiên mức sẵn lòng chi trả của một cá nhân cho hàng hóa môi
trường sẽ không bị ảnh hưởng bởi giá thị trường. Vì hầu hết các hàng hóa môi
trường là hàng hóa công cộng hoàn toàn hoặc không hoàn toàn nên không có
giá thị trường. Vì thế để đánh giá mức sẵn lòng chi trả của các cá nhân đối với
hàng hóa nói trên không có một thước đo giá trị cụ thể nào, nghĩa là tìm hiểu
thước đo bằng tiền tệ của giá trị mà các cá nhân gắn với hàng hóa không có

thị trường ta phải sử dụng nhiều phương tiện khác nhau.
2.4. Thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam
Từ năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu xây dựng nền móng cho
một chương trình quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES –
Payments for Enviromental Services). Hai trong những văn bản quan trọng
nhất là Quyết định 380/TTg ngày 10/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thí
điểm PFES ở hai tỉnh Sơn La – nơi đầu nguồn của hệ thống sông Đà và Lâm
Đồng – nơi đầu nguồn của hệ thống sông Đồng Nai; và Nghị định số 99 ngày
24/09/2010 của Chính phủ về thực hiện PFES trên phạm vi cả nước.
Dự án thí điểm về chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được triển khai
tại tỉnh Sơn La với sự hỗ trợ của cơ quan Hợp tác kỹ thuật CHLB Đức (GTZ),
tại tỉnh Lâm Đồng với sự hỗ trợ của tổ chức Winrock International. Vì thế
Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới thực
hiện PFES, sau Mexico và Costa Rica.
Kết quả tính đến cuối năm 2010, ở Sơn La đã nhận được hơn 60 tỷ
đồng nhưng lại chưa tiến hành chi trả cho chủ rừng do chưa xác định được
diện tích của chủ rừng. Đây là một sai lầm đáng tiếc trong quá trình thực hiện.
11
Footer Page 11 of 133.


Header Page 12 of 133.

Song tại Lâm Đồng, với sự đồng thuận cao của các bên liên quan, với 55 tỷ
đồng thu được, hơn 8.000 hộ dân bảo vệ rừng được chi trả bình quân 8,1 đến
8,7 triệu đồng/năm, số tiền người dân nhận được tùy thuộc vào khu vực, diện
tích từng hộ, bình quân cao gấp ba lần so với thu nhập khoán 203 nghìn
đồng/ha rừng trước đây.
Dựa trên những kết quả khả quan từ thí điểm, hiện nay đã có 60% các
tỉnh thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân. Chủ trương thu

phí dịch vụ môi trường rừng đã được thực hiện trên toàn quốc từ năm 2012
trên cơ sở Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng của Chính phủ. Theo ông Hà Công Tuấn – Thứ trưởng Bộ
NNPTNT khẳng định qua một năm thực hiện đây là một chính sách đúng đắn,
tạo nguồn tài chính bền vững cho bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả năm
2012 nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng xấp xỉ 1.200 tỷ đồng, và người
cung ứng dịch vụ là chủ rừng và người nhận khoán được hưởng toàn bộ kinh
phí này. Tuy nhiên, năm 2012, phí dịch vụ môi trường rừng mới chỉ thu từ các
nhà máy thủy điện và một số nhà máy cung cấp nước sạch. Nhiều dịch vụ sử
dụng dịch vụ môi trường rừng như du lịch sinh thái, dịch vụ cung cấp tín chỉ
CO2 đang tiếp tục nghiên cứu để thu. Vì thế, phí dịch vụ môi trường rừng
không chỉ thành công ở trong nước và còn được cộng đồng quốc tế đánh giá
cao và coi đây là bài học kinh nghiệm.
Tuy nhiên hiện nay nhiều địa phương giải ngân tiền dịch vụ môi trường
rừng còn rất chậm do việc triển khai quỹ ở địa phương, cũng như hướng dẫn
của các bộ ban ngành còn chậm. Ngoài ra phải xác định diện tích rừng của
người dân có trong các lưu vực.
2.5. Một số nghiên cứu liên quan đến mức sẵn lòng chi trả (WTP)
2.5.1. Trên thế giới
Nghiên cứu của Dixon và cộng sự (1993) tiến hành để tìm hiểu nhận
thức chung của khách du lịch và mức sẵn lòng chi trả cho công viên biển
Bonaire, thuộc vùng biển Carribean. WTP trung bình thu được là 27,4 USD
12
Footer Page 12 of 133.


Header Page 13 of 133.

và thặng dư tiêu dùng là 325.000 USD. Mức phí 10 USD chỉ chiếm một phần
trong WTP (trích từ nghiên cứu của Đỗ Thị Hạnh, 2006).

Kramer Mercer (1997) đánh giá giá trị mà dân cư Mỹ định giá cho việc
bảo vệ rừng mưa nhiệt đới. Trung bình mỗi người được phỏng vấn sẵn lòng
chi trả một mức trong khoảng từ 21 USD đến 31 USD theo phương pháp trả
một lần để bảo vệ thêm 5% số rừng nhiệt đới.
Shultz và cộng sự (1998) ước lượng WTP cho vé vào cửa trong tương
lai có liên quan đến những cải thiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ ở núi lửa
Poas và các công viên năm ở Manuel Antonio, Costa Rica. Kết quả cho thấy
WTP cho vé vào cửa đối với các dân cư vùng này nằm trong khoảng từ 11
USD đến 13 USD, cao hơn 9 lần vé vào cửa vào thời điểm đó, còn đối với
người nước ngoài, WTP trung bình khoảng 2,5 lần so với giá vé vào cửa thực
tế họ phải bỏ ra (trích từ nghiên cứu của Lê Thanh An, 2006).
2.5.2. Tại Việt Nam
Tình trạng tài nguyên môi trường bị suy thoái đang là vấn đề nóng
trong những năm gần đây được các nhà nhiên cứu quan tâm. Việc áp dụng
phương pháp CVM ở Việt Nam chưa phổ biến. Phương pháp này giúp các
nhà phân tích ước lượng WTP, từ đó có những chính sách biện pháp để bảo
tồn các tài nguyên môi trường đó. Một số nghiên cứu điển hình:
Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành (1999) đã tìm hiểu WTP của
khách du lịch cho những cải thiện các con đường và bảo vệ dành cho động vật
hoang dã của vườn quốc gia Cúc Phương. Kết quả cho thấy, mức WTP của
một khách nội địa là 13.270 đồng, của một khách quốc tế là 119.167 đồng.
Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn (2001) đã tìm hiểu mức WTP
cho việc thành lập một vùng biển được bảo vệ ở vịnh Nha Trang quanh đảo
Hòn Mun. Thu được kết quả mức WTP của mỗi khách Việt Nam là 17.956
đồng, của khách nước ngoài là 26.786 đồng, tổng mức WTP của cả vùng biển
được bảo vệ ở Hòn Mun là 6.041.571.008 đồng (trích từ nghiên cứu của Lê
Thanh An, 2006)
13
Footer Page 13 of 133.



Header Page 14 of 133.

Một số nghiên cứu gần đây của sinh viên Đại học Lâm nghiệp như:
Trương Thị Thu Trang (2012) đã tìm hiểu WTP của người dân xã Vụ
Cầu, Hạ Hòa, Phú Thọ cho việc thu gom và xử lý rác thải. Kết quả cho thấy,
mức WTP trung bình của người dân địa phương cho việc thu gom và xử lý rác
thải là 18.600 đồng/người/năm và các yếu tố ảnh hưởng tới WTP ở đây là:
tổng thu nhập, học vấn, tuổi, giới tính, lượng rác thải bình quân, nhân khẩu,
nghề nghiệp.
Nguyễn Thị Trang Thơ (2012) đã tìm hiểu WTP cho sử dụng nước sạch
của người dân xã trí Quả, Thuận Thành, Bắc Ninh. Kết quả thu được, mức
WTP trung bình của người dân toàn xã để sử dụng nước sạch là 4.490,9
đồng/m3 nước/tháng. Nghiên cứu đã mô tả toàn bộ lý do người dân trong xã
sẵn lòng và không sẵn lòng chi trả cho sử dụng nước sạch.
Kết luận, các nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả nêu trên đều chỉ ra
được mức WTP trung bình của người dân tại địa bàn nghiên cứu với các yếu
tố ảnh hưởng đến WTP đã đưa ra trong từng đề tài. Nhưng có thể thấy chưa
có nghiên cứu nào liên quan đến mức sẵn lòng chi trả về dịch vụ môi trường
rừng nên nghiên cứu này là cần thiết bởi xu thế hiện nay là chi trả cho các
dịch vụ môi trường - loại dịch vụ khó có thể định lượng nên việc sử dụng
phương pháp định giá ngẫu nhiên là hoàn toàn hợp lý.

14
Footer Page 14 of 133.


Header Page 15 of 133.

PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu về các đặc điểm kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu từ
các báo cáo tổng kết của chính quyền thành phố và các tài liệu có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu.
3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua quan sát thực tế, phỏng vấn trực
tiếp các cá nhân thông qua phiếu điều tra, chọn mẫu. Những người được
phỏng vấn được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, đảm bảo một điều kiện là
những người đã có thu nhập.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 120
người (đại diện cho 120 hộ) tại hầu hết các xã, phường của thành phố Tuyên
Quang bằng phiếu chuẩn bị sẵn (Phụ lục 1).
3.2. Phương pháp phân tích
3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được dùng để mô tả các chỉ tiêu trong nghiên cứu
như: các giá trị bình quân, đánh giá của người được phỏng vấn về vấn đề
nghiên cứu, mức sẵn lòng chi trả của người được phỏng vấn… qua đó thống
kê thành các bảng biểu để dễ phân tích.
3.2.2. Phương pháp thống kê so sánh
Từ số liệu thu thập được thông qua phương pháp này cho phép xác định
được tốc độ phát triển kinh tế xã hội giữa các năm, so sánh tốc độ phát triển
giữa năm này qua năm khác và từ đó đưa ra các dự báo.
3.2.3. Phương pháp định giá ngẫu nhiên
Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM – Contigent Valuation
Method) là phương pháp trực tiếp nhằm ước lượng mức sẵn lòng chi trả.
CVM dựa trên ý tưởng đơn giản là nếu bạn muốn biết mức bằng lòng chi trả
của một người cho tính chất nào đó của môi trường hãy “đơn giản” hỏi họ.
15
Footer Page 15 of 133.



Header Page 16 of 133.

Khác với các phương pháp truyền thống, CVM không qua một thị
trường thực tế mà qua một thị trường giả định, trong đó các cá nhân trong
mẫu điều tra được coi như các tác nhân tham gia vào thị trường đó. Phương
pháp này áp dụng đối với hàng hóa công cộng cho cả giá trị sử dụng và giá trị
không sử dụng. Giá trị của WTP phụ thuộc nhiều vào sự miêu tả hàng hóa
chất lượng môi trường, thời điểm và cách trả tiền (thuộc về kỹ năng của người
phỏng vấn) và các yếu tố thuộc về phía người được phỏng vấn như thu nhập,
độ tuổi, trình độ…Tất cả các thông tin thu thập được đều mang tính ngẫu
nhiên.
Trong thị trường giả định người ta đặt ra các tình huống (kịch bản –
Scenario). Thông thường, có hai giả định về thay đổi hàng hóa chất lượng môi
trường. Nếu môi trường được cải thiện, các cá nhân sẽ được hỏi họ có sẵn
lòng chi trả để có được sự cải thiện đó không, và nếu có thì WTP đối với giả
định này là bao nhiêu. Và ngược lại, nếu môi trường bị thiệt hại, các cá nhân
sẽ được hỏi họ có sẵn lòng chi trả để tránh khỏi thiệt hại về môi trường đó hay
không, và nếu có thì mức WTP tương ứng là bao nhiêu.
WTP của người được hỏi có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố hoặc
các biến khác nhau như: đặc điểm kinh tế xã hội của người được phỏng vấn
và một số biến đo lường “số lượng” chất lượng của môi trường. Như vậy,
WTP có thể biểu diễn bằng hàm số của các biến này như sau:
WTP = f (wi, ai, ei, qi,...)
Trong đó: WTP: Mức sẵn lòng chi trả của người được điều tra
i: Chỉ số của quan sát hay người được điều tra
f: Hàm phụ thuộc của WTP vào các biến số
w: Biến thu nhập
a: Biến tuổi

e: Biến trình độ học vấn
q: Biến đo lường “số lượng” chất lượng môi trường

16
Footer Page 16 of 133.


Header Page 17 of 133.

Sử dụng phương pháp hồi quy sẽ giúp xác định được mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố này.
Đặc điểm của phương pháp CVM:
+ Quan tâm đến điều kiện giả định hoặc giả sử.
+ Thường giải quyết với hàng hóa công cộng.
+ CVM có thể áp dụng cho cả UV hoặc NUV (như giá trị tồn tại của tài
nguyên môi trường).
+ Giá trị thể hiện của những người được phỏng vấn thể hiện trong
phương pháp CVM phụ thuộc vào yếu tố hàng hóa, cách thức nó được cung
cấp, phương thức chi trả.
Trình tự thực hiện của phương pháp CVM:
Để tìm hiểu WTP của các cá nhân đối với một thay đổi trong hàng hóa
dịch vụ môi trường, cần thực hiện các yêu cầu sau:
(1) Mô tả viễn cảnh và giải thích ảnh hưởng do những thay đổi trong
cung cấp hàng hóa dịch vụ môi trường.
(2) Người được hỏi sẽ yêu cầu xem xét những hoàn cảnh đưa ra, trong
đó có các lựa chọn liên quan đến hàng hóa dịch vụ môi trường.
(3) Dựa vào các thông tin cung cấp ở trên, người được hỏi cung cấp ý
kiến có liên quan đến WTP của họ, từ đó có thể suy ra phần giá trị gắn với sự
thay đổi cung cấp hàng hóa dịch vụ đã đưa ra trong câu hỏi.
Trình tự thực hiện của phương pháp CVM bao gồm 5 bước:

B1: Xác định mục tiêu cụ thể
+ Xác định đối tượng hàng hóa, dịch vụ môi trường cần định giá (cảnh
quan môi trường, nguồn nước, đất, không khí…)
+Thiết lập giá trị dung để ước lượng và đơn vị đo
+Xác định khoảng thời gian tiến hành điều tra
+Xác định đối tượng phỏng vấn
B2: Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn
+ Giới thiệu tên đề tài thông tin chung và địa điểm nghiên cứu
17
Footer Page 17 of 133.


Header Page 18 of 133.

+ Thông tin kinh tế - xã hội của địa điểm nghiên cứu
+ Đưa ra viễn cảnh
+ Kỹ thuật để tìm hiểu WTP
+ Cơ chế chi trả
B3: Chọn mẫu, tiến hành khảo sát điều tra
+ Quyết định kích thước mẫu
+ Quyết định tiến hành điều tra như thế nào? Khi nào và ở đâu?
+ Điều tra thử
+ Tiến hành điều tra
B4: Xử lý và phân tích số liệu
+ Thu thập và kiểm tra số liệu
+ Xử lý số liệu
+ Loại bỏ những biến điều tra không phù hợp
+ Xây dựng các biến
+ Phân tích số liệu
B5: Ước lượng mức WTP

+ Lựa chọn mô hình WTP
+ Ước lượng mức WTP trung bình hằng năm của mỗi cá nhân
+ Tính toán lợi nhuận ròng hằng năm
+ Xác định tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ môi trường
Một số kỹ thuật để tìm hiểu WTP từ người được phỏng vấn dung trong
phiếu điều tra là: Câu hỏi mở (Open – Ended Question); Thẻ thanh toán
(Payment Card); Trò đấu thầu (Bidding Game); và Câu hỏi có hay không
(Dichotomus Choice).
* Ưu điểm và hạn chế của phương pháp định giá ngẫu nhiên
Ưu điểm:
+ Điểm mạnh chính của CVM chính là tính linh động. CVM có thể
dung trong bất cứ tình huống nào và do đó có thể áp dụng cho rất nhiều hàng
hóa môi trường, bao gồm cả giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng.
18
Footer Page 18 of 133.


Header Page 19 of 133.

+ Một ưu điểm nữa là so với các phương pháp phân tích khác, CVM
không cần dung lượng mẫu lớn. Số liệu có thể thu thập bằng nhiều hình thức
và dưới các góc độ khác nhau tùy vào thời gian và nguồn lực. Các loại hình
phỏng vấn được sử dụng trong CVM như: phỏng vấn trực tiếp; gửi thư; gọi
điện thoại…Trong đề tài này loại hình phỏng vấn trực tiếp được sử dụng chủ
yếu để thu thập số liệu.
+ Ngoài ra, CVM còn được dùng để đánh giá, khẳng định các giả thiết
về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến mức sẵn lòng chi trả cho các vấn đề về tài
nguyên môi trường. Từ đó đưa ra các giải pháp, chính sách phù hợp nhằm
quản lý, sử dụng tài nguyên môi trường một cách hợp lý, hiệu quả.
Hạn chế:

+ Thông thường, mức sẵn lòng chi trả của người được phỏng vấn
thường bị hạ thấp do họ cho rằng họ có quyền được hưởng lợi, sử dụng hàng
hóa môi trường một cách miễn phí mà không phải trả tiền hoặc họ cảm thấy
họ không được sử dụng tài nguyên đó. Do vậy họ không đưa ra hoặc đưa ra ở
mức thấp hơn mức bằng lòng chi trả cho việc sử dụng tài nguyên môi trường
đó.
+ Bên cạnh đó, những câu hỏi thường được điều tra dựa trên tình huống
giả định, do vậy khả năng áp dụng còn phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức,
hành vi, thái độ, quan điểm, ứng xử về tài nguyên môi trường cần định giá
của người được phỏng vấn.
+ Người phỏng vấn cần có kinh nghiệm thì thông tin thu thập thì mới
đảm bảo được độ chính xác cao.
3.2.4. Phương pháp hồi quy
Phương pháp được sử dụng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến WTP
cho dịch vụ môi trường rừng của người dân như: tuổi, thu nhập, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, giới tính, nhân khẩu gia đình,…có ảnh hưởng như thế nào
đến mức sẵn lòng chi trả của người dân địa phương. Ước lượng mức sẵn lòng
chi trả của người dân nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, đưa ra
19
Footer Page 19 of 133.


Header Page 20 of 133.

các giải pháp để thu hút người dân tham gia chi trả dịch vụ môi trường rừng
để có chất lượng môi trường tốt hơn.
Mô hình được sử dụng là mô hình hồi quy tuyến tính bội có dạng:
WTP = bo + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5D1 + b6D2 + b7D3 + ui
Trong đó:
WTP: Mức sẵn lòng chi trả của người dân (nghìn đồng/hộ/năm)

bo: Hệ số chặn (hệ số tự do) của mô hình
bi: Hệ số hồi quy (i = 1, 7)
X1: Tuổi của người được phỏng vấn (năm)
X2: Trình độ học vấn của người được phỏng vấn (số năm đi học)
X3: Thu nhập của hộ gia đình (triệu đồng/hộ/năm)
X4: Số nhân khẩu của hộ gia đình (người)
D1: Giới tính người được phỏng vấn (1: Nam; 0: Nữ)
D2: Nghề nghiệp của người được phỏng vấn (1: Nông dân; 0: Khác)
D3: Dân tộc (1: Kinh; 0: Khác)
(D1, D2, D3 : là các biến giả)
ui: Là sai số ngẫu nhiên
Lý do chọn mô hình hồi quy tuyến tính bội bởi các vấn đề kinh tế - xã
hội được nghiên cứu đều chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau, cộng
với việc đề tài được nghiên cứu trong ngắn hạn nên dạng mô hình được chọn
là hợp lý.
Trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP được lựa chọn
gồm 4 biến định lượng (độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, số nhân khẩu) và
3 biến định tính (giới tính, nghề nghiệp, dân tộc). Lý do chọn các biến này
nhằm kiểm định giả thiết sau:
+ Độ tuổi: có nhiều thế hệ cùng sống trong xã hội, những người tuổi
càng cao thì họ càng chứng kiến sự thay đổi của môi trường càng nhiều
(thường theo xu hướng tiêu cực) nên mức sẵn lòng chi trả của họ thường sẽ
cao hơn. Hay những người càng trẻ thì nhận thức của họ về sự thay đổi chất
20
Footer Page 20 of 133.


Header Page 21 of 133.

lượng môi trường càng ít nên họ thường có xu hướng sẵn sàng chi trả ít hơn

để khắc phục hay bảo vệ môi trường.
+ Thu nhập: thường tỷ lệ thuận với WTP, khi người tiêu dùng có thu
nhập càng cao thì họ có xu hướng nghĩ cho sức khỏe mình nhiều hơn, mong
muốn chất lượng cuộc sống của mình sẽ tăng lên nên họ sẽ sẵn sàng chi trả
nhiều hơn để có được điều đó so với những người thu nhập thấp hơn, những
người thường đắn đo hơn khi được yêu cầu chi trả thêm loại phí nào khác.
+ Trình độ học vấn: liên quan đến nhận thức của người dân, trình độ
càng cao họ càng thấy tác hại của việc suy giảm môi trường sống thế nào bởi
họ đã được bổ sung từ những năm đi học nên họ sẵn sàng chi trả để điều đó
không xảy ra.
+ Nhân khẩu: số nhân khẩu trong gia đình càng nhiều thì xu hướng chi
trả thêm cho sử dụng một thứ gì khác sẽ giảm đi.
+ Giới tính cũng ảnh hưởng đến WTP với giả định là có sự chi trả khác
nhau giữa nam và nữ. Nam giới thường rất hào phóng nên sẽ chi trả nhiều hơn
nữ giới, những người được coi như “thủ quỹ” của gia đình.
+ Nghề nghiệp: có sự khác nhau về mức WTP giữa các ngành nghề,
như cán bộ viên chức thường tiếp cận gần hơn với chủ trương, chính sách của
đảng-nhà nước nên ý thức họ nâng cao hơn các bộ phận khác nên họ sẽ sẵn
sàng chi trả cao hơn.
+ Dân tộc: có sự khác nhau giữa mức WTP của người dân tộc kinh so
với các dân tộc thiểu số khác.
Việc xem xét ảnh hưởng của các yếu tố tới WTP sẽ cho ta biết được
nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất, nhân tố nào ảnh hưởng ít nhất, nhân tố nào
không ảnh hưởng. Từ đó có thể phân tích, đánh giá được thực trạng vấn đề
nghiên cứu và đưa ra các đề xuất trong việc thu hút người dân tham gia chi trả
dịch vụ môi trường rừng tại thành phố Tuyên Quang. Các hệ số của mô hình
được ước lượng bằng phần mềm Stata 11.0.

21
Footer Page 21 of 133.



Header Page 22 of 133.

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm cơ bản của thành phố Tuyên Quang
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Tuyên Quang nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách
thành phố Hà Nội 165 km về phía Nam theo Quốc lộ 2, cách thành phố Hà
Giang 155 km về phía bắc theo Quốc lộ 2, cách thành phố Thái Nguyên 86
km về phía Đông theo Quốc lộ 37, cách thành phố Yên Bái 60 km về phía
Tây theo Quốc lộ 37. Tọa độ địa lý: từ 21047’ đến 21058’ vĩ độ Bắc; từ 105o
11’ đến 105o 17’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính:
- Phía Bắc giáp xã Tân Long, Trung Môn, Phú Thịnh, huyện Yên Sơn.
- Phía Nam giáp xã Nhữ Khê, Đội Bình, thị trấn Tân Bình, huyện Yên Sơn.
- Phía Đông giáp xã Cấp Tiến, Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương; xã Tiến
Bộ, thị trấn Tân Bình, huyện Yên Sơn.
- Phía Tây giáp xã Nhữ Hán, Hoàng Khai, Kim Phú, huyện Yên Sơn.
Thành phố có dòng sông Lô chảy qua trung tâm thành phố hình thành
đô thị hai bên bờ sông góp phần tạo cảnh quan, giữ gìn môi trường sinh thái.
Trên địa bàn thành phố Tuyên Quang hiện có Quốc lộ 2, Quốc lộ 37, Quốc lộ
2C chạy qua và trong thời gian tới sẽ có thêm những tuyến đường giao thông
huyết mạch của cả nước đi qua như đường mòn Hồ Chí Minh, đường cao tốc
tuyến Hải Phòng - Côn Minh… Vì vậy, thành phố có nhiều điều kiện thuận
lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội với các vùng trong
và ngoài tỉnh.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Khu vực nội thành thành phố có địa hình tương đối bằng phẳng, xen lẫn
ít gò đồi thấp, ao hồ với độ cao trung bình 26,5 m thuận lợi cho việc đầu tư

xây dựng các công trình. Ngoại thành là các khu dân cư, đồng ruộng, có
những dãy đồi thấp và rải rác có núi cao. Dòng sông Lô chảy qua thành phố
22
Footer Page 22 of 133.


Header Page 23 of 133.

theo hướng Bắc - Nam đã hình thành các khu dân cư dọc lưu vực sông, đồng
thời tạo nét đặc sắc về cảnh quan, môi trường sinh thái của thành phố.
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Thành phố Tuyên Quang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
đặc điểm của khí hậu vùng núi phía Bắc, một năm chia thành hai mùa rõ rệt;
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Mùa mưa tập trung nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9 và thường gây ngập
úng cho khu vực thành phố ở những nơi có cos dưới 26,5 m
Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,0oC. Lượng mưa trung bình năm là
1600 mm. Độ ẩm trung bình 84%. Hướng gió chính trên địa bàn thành phố là
hướng Tây Bắc - Đông Nam, tốc độ gió trung bình 1,4 m/s, tốc độ gió lớn
nhất 36 m/s, ít xảy ra bão lốc, lũ quét, mưa đá, sương mù.
4.1.1.4. Thủy văn
Chế độ thuỷ văn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, ngòi, hồ nước có
trên địa bàn. Thành phố nằm ở hạ lưu sông Lô - Gâm và có 4 ngòi lớn là Ngòi
Cơi, Ngòi Là, Ngòi Chả, Ngòi Thục nên chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của
các sông, ngòi này.
Hiện nay, đã có nhiều công trình thuỷ điện được xây dựng và đưa vào
sử dụng ở thượng nguồn sông Lô, sông Gâm trong đó có nhà máy thuỷ điện
Tuyên Quang đã đi vào hoạt động chủ động điều tiết được lượng nước nên
những năm gần đây thành phố không còn bị lụt.
4.1.1.5. Địa chất

Cấu tạo địa chất công trình khu vực thành phố Tuyên Quang có điều
kiện thuận lợi cho xây dựng, ít phải gia cố nền móng khi xây dựng công
trình. Tuy nhiên, trên địa bàn phường Ỷ La và phường Hưng Thành đã có
hiện tượng sụt lún đất ở một số vị trí. Do vậy, trong thi công công trình phải
thực hiện đúng nguyên tắc khảo sát địa chất tránh sảy ra những thiệt hại
không đáng có.

23
Footer Page 23 of 133.


Header Page 24 of 133.

Bảng 4.1. Hiện trạng đất đai thành phố Tuyên Quang 2010 - 2012
ĐVT: ha
Năm 2010
Chỉ tiêu

Diện tích
nhiên

đất

Năm 2011

Năm 2012

Tốc độ phát triển (%)

Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu 2011/2010 2012/2011 Bình quân

(%)
(%)
(%)
tự

11.921

100

11.921

100

11.921

100

100

100

100

Diện tích đất nông
nghiệp

8.107,47

68,01


8.072,90

67,72

8.056,21

67,58

99,57

99,79

99,68

Diện tích đất phi
nông nghiệp

3.451,13

28,95

3.513,12

29,47

3.554,84

29,82

101,79


101,19

101,49

Diện tích đất chưa sử
dụng

362,40

3,04

334,98

2,81

309,95

2,6

92,43

92,53

92,48

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường thành phố Tuyên Quang
24
Footer Page 24 of 133.



Header Page 25 of 133.

4.1.1.6. Hiện trạng đất đai
Hiện trạng đất đai của thành phố Tuyên Quang được thể hiện trong
bảng 4.1. Diện tích đất nông nghiệp của thành phố có xu hướng giảm dần qua
3 năm. Từ năm 2010 đến 2012, diện tích đất nông nghiệp của thành phố giảm
0,32%/năm. Tuy giảm nhẹ nhưng đây vẫn là một tiến hiệu đáng mừng cho
từng bước chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Bởi từ khi lên thành phố vào năm
2010, thành phố Tuyên Quang đã được sát nhập thêm một số xã thuần nông
như: Lưỡng Vượng, Tràng Đà, Đội Cấn, An Tường... với diện tích rất lớn nên
cơ cấu đất đai thiên về đất nông nghiệp. Nhìn chung diện tích đất chưa sử
dụng rất ít và có xu hướng giảm qua các năm chúng tỏ thành phố biết tận
dụng triệt để những nguồn lực sẵn có tại địa phương. Dù theo xu hướng giảm
nhưng diện tích đất nông nghiệp lại chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đất đai
nhưng trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp lại chiếm phần nhỏ nên để phù hợp
với xu thế công nghiệp hóa hiện nay thì thành phố nên có những chính sách
chủ trương mới cần phân bổ, chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách hợp
lý để kinh tế thành phố ngày càng phát triển.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Trong những năm qua, thành phố Tuyên Quang đã có tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá cao, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể cả về vật
chất và tinh thần.
Bảng 4.2. Giá trị sản xuất của thành phố Tuyên Quang
Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012


1.234.026

1.476.621

1.742.380

Lượng tăng/giảm (triệu đồng)

-

242.594

265.759

Tốc độ phát triển liên hoàn (%)

-

119,66

117,99

13,4

14,7

15,4

Chỉ tiêu

Giá trị sản xuất (triệu đồng)

Thu nhập bình quân
(triệu đồng/người/năm)

Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội thành phố Tuyên Quang
25
Footer Page 25 of 133.


×