Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Xác định mức sẵn lòng chi trả cho cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt của người dân xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.43 KB, 86 trang )


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả khóa luận
 
1

Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các Thầy, Cô
giáo trong Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, các Thầy, Cô trong Khoa Kinh
tế và Phát triển nông thôn đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có
định hướng đúng đắn trong học tập cũng như tu dưỡng đạo đức để tôi có nền
tảng vững chắc trong học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy TS. Hồ Ngọc
Ninh đã chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi có những hướng đi cụ thể và đóng
góp cho tôi nhiều ý kiến bổ ích giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo xã An Đổ và người
dân trong xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình tìm
hiểu và nghiên cứu để tôi hoàn thành nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, chia sẻ và
động viên tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này.
2

Hiện nay ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc tại nhiều
quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của Viện Môi
trường Nông Nghiệp Việt Nam, mỗi năm tại các khu vực nông thôn ở nước ta
phát sinh trên 13 triệu rác thải sinh hoạt, trong đó có khoảng 1,3 triệu m
3


nước
thải và có tới 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật như các loại chai lọ đựng
thuốc, các gói đựng thuốc. Tỉ lệ thu gom rác thải ở Việt Nam đạt khoảng
31%. Năm 2013, xã An Đổ đã được tiến hành xây dựng ba điểm tập trung rác
thải sinh hoạt, mỗi điểm rộng khoảng 30m
2
và tiến hành thu gom 2 lần/tháng.
Tuy nhiên, việc thu gom rác thải này đã không đảm bảo được lượng rác thải
sinh hoạt được thu gom hết, nhiều người dân không chờ được tới khi thu gom
rác thải nên đã tự tiêu hủy lượng rác thải của gia đình mình theo nhiều hình
thức khác nhau như chôn lấp hay vứt rác trực tiếp xuống các ao, sông, ven
đường. Bên cạnh đó, lượng rác thải sinh hoạt để quá lâu và quá nhiều dẫn đến
tình trạng môi trường trong xã bị ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe của người dân trong xã. Trước tình hình đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Xác định mức sẵn lòng chi trả cho cải thiện chất lượng dịch vụ thu
gom rác thải sinh hoạt của người dân xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà
Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn về mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom rác thải sinh
hoạt của người dân. (2) Đánh giá thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt trên
địa bàn xã và xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân cho cải thiện chất
lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ở địa phương. (3) Phân tích các yếu
tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với cải thiện chất
lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ở địa phương. (4) Đề xuất một số
giải pháp nhằm khuyến khích người dân tham gia vào nâng cao chất lượng
3
dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt của địa phương trong thời gian tới.
Đề tài đã tiến hành sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: (1)
Phương pháp thu thập số liệu (Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, Phương
pháp thu thập số liệu sơ cấp). (2) Phương pháp phân tích số liệu (Phương

pháp thống kê mô tả, Phương pháp thống kê so sánh ). (3) Phương pháp tổng
hợp và xử lý số liệu. (4) Phương pháp tạo dựng thị trường CVM, phương
pháp này được sử dụng nhằm đánh giá mức sẵn lòng chi trả của người dân
cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa ban
xã An Đổ và đã đạt được một số kết quả như sau: Đề tài đã hệ thống hóa cơ
sở lý luận và thực tiễn về mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom rác thải
sinh hoạt của người dân. Qua quá trình điều tra tìm hiểu đề tài đã đánh giá
được thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã và xác định được
mức WTP của người dân cho cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải
sinh hoạt ở địa phương. Mức WTP trung bình của người dân là 10.367
đồng/người/tháng, trong đó, mức WTP cao nhất là 20.000 đồng/người/tháng,
mức WTP thấp nhất là 3000 đồng/người/tháng mức đóng góp này đúng bằng
mức đóng góp hiện tại đang thu gom ở một số thôn. Nghiên cứu đã phân tích
được các yếu tố ảnh hưởng tới mức WTP của người dân đối với việc cải thiện
chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ở địa phương, các yếu tố ảnh
hưởng đến mức WTP bao gồm: thu nhập, lượng rác, nhân khẩu, nghề nghiệp
( công nhân viên chức và về hưu). Từ kết quả ước lượng hàm hồi quy đa biến
về các yếu tố ảnh hưởng đến WTP cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi, khi thu nhập tăng thêm 1 triệu đồng/người/tháng thì mức WTP
tăng thêm khoảng 1123 đồng ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Khi lượng rác tăng
thêm 1kg thì mức WTP tăng lên khoảng 1725 đồng ở mức ý nghĩa 1%. Trong
khi đó, khi nhân khẩu tăng thêm 1 người thì mức WTP giảm khoảng 523
đồng và có ý nghĩa ở mức 10%. Điều này phù hợp với những người dân ở
vùng nông thôn vì số tiền cần đóng cho dịch vụ này chia theo tỷ lệ đầu người
4
nên mức mong muốn chi trả sẽ giảm dần theo đầu người trong các hộ. Đối với
những người là công nhân viên chức đang làm việc hoặc đã về hưu thì mức
WTP của họ cao với mức ý nghĩa ở mức 1%. Như vậy kết quả ước lượng của
mô hình hồi quy phản ánh tương tư như kết quả phân tích thống kê mô tả về
các yếu tố ảnh hưởng đến mước WTP của hộ đối với việc cải thiện chất lượng

dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã An Đổ.
Một số giải pháp tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom
rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã như sau: (1) Tăng cường giáo dục và nâng
cao nhận thức của người dân trong vấn đề về môi trường và dịch vụ thu gom
rác thải: mở các lớp tập huấn về môi trường và rác thải cho cán bộ và người
dân trong xã thường xuyên, định kỳ; sử dụng các khẩu hiệu, băng rôn để
tuyên truyền nhắc nhở người dân; phát huy vai trò của các đoàn hội như hội
Phụ Nữ, Hội Thanh Niên… trong việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức
cho người dân. (2) Nâng cao thu nhập và mức sống của người dân: kết hợp
với các công ty trong việc đào tạo và tuyển dụng vào những công việc và vị
trí phù hợp với trình độ và năng lực. (3) Về cơ chế chính sách : Xây dựng cơ
chế khen thưởng đối với những người, những đoàn hội tích cực trong việc thu
gom xử lý rác thải bảo vệ môi trường và xử phạt đối với những cá nhân và
đoàn hội trọng việc phá hoại môi trường không tuân thủ quy định về thu gom
và xử lý rác.
Qua quá trình điều tra, mức WTP của người dân trong xã trung bình là
10,367 đồng/người/tháng thấp hơn mức giá công ty Ba An quy định cần phải
trả là 4,283 đồng/người/tháng. Vì vây, để người dân trong xã được tham gia
vào dịch vụ mới này thì cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước, các đơn vị chức
năng, các tổ chức kinh tế… nhằm huy động nguồn vốn cho việc bù đắp khoản
thâm hụt để dịch vụ mới được diễn ra nhằm nâng cao đời sống và chất lượng
cuộc sống cho người dân trong xã.
5

6
 !"
 #$%&$&'
7
 ()*+,
CVM Phương pháp tạo dựng thì trường

m
3
Mét khối
UBND Ủy ban nhân dân
WTP Willingness To Pay – sự bằng lòng trả
(S) Đường cung
(D) Đường cầu
PS Thặng dư người sản xuất
CS Thặng dư người tiêu dùng
BVMT Bảo vệ môi trường
TNHH XD- TM & MT Trách nhiệm hữu hạn xây dựng- thương mại và môi
trường
8
-.
/.
0102345676389:6;
Hiện nay ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc tại nhiều
quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của các
ngành công nghiệp đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, đời sống người
dân tăng lên. Các nhu cầu thiết yếu của con người cũng tăng vì vậy các nhu
cầu, dịch vụ cũng phát triển, không chỉ ở các khu vực thành thị mà còn cả ở
nông thôn. Nhưng điều này đã trở thành trở ngại lớn cho môi trường, gây ảnh
hưởng trực tiếp tới môi trường sống của người dân. Vấn đề rác thải không chỉ
được Đảng và Nhà nước quan tâm ở các khu vực đông dân, các khu đô thị,
thành phố lớn hay các khu dân cư gần các nhà máy xí nghiệp mà còn ở cả các
vùng nông thôn. Theo công ty khoa học kỹ thuật và môi trường Minh Việt
trung bình 1 người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải một năm. Trên
thực tế, việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố gắng
nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Hiện nay, ở khu vực đô thị mới
chỉ thu gom đưa đến bãi chôn lấp tập trung đạt khoảng 60-65%, còn lại rác

thải xuống ao hồ, sông ngòi, bên đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải
hầu như không được thu gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi. Ở khu
vực khám chữa bệnh, mặc dù đã có nhiều bệnh viện đạt được những tiến bộ
đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp
cùng với những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh của
nhân dân, song vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu huỷ rác thải,
nhất là chất thải có các thành phần nguy hại. Đây cũng chính là nguy cơ tiềm
ẩn đối với môi trường và con người. Theo thống kê của Viện Môi trường
Nông Nghiệp Việt Nam, mỗi năm tại các khu vực nông thôn ở nước ta phát
sinh trên 13 triệu rác thải sinh hoạt, trong đó có khoảng 1,3 triệu m
3
nước thải
9
và có tới 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật như các loại chai lọ đựng
thuốc, các gói đựng thuốc. Tỉ lệ thu gom rác thải ở Việt Nam đạt khoảng
31%. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải lại kém hiệu quả đã và đang gây dư
luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc
biệt là ngành môi trường. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này không phải một
sớm một chiều, vì chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập
và nhất là thiếu giải pháp đồng bộ.
Quy định của UBND tỉnh Hà Nam (2013), lượng rác thải sinh hoạt ở
vùng nông thôn được tính ở mức 0,1kg/người/ngày, ở thị trấn là
0,4kg/người/ngày. Tỉnh Hà Nam đã có 102 bể trung chuyển rác đã được xây
dựng và đưa vào vận hành. Khối lượng rác được các doanh nghiệp thu gom,
vận chuyển trong năm 2013 là gần 40.000 tấn và 3 tháng đầu năm 2014 là
hơn 12.000 tấn. Sau hơn một năm thực hiện Quyết định của UBND tỉnh Hà
Nam về "Quy định công tác tổ chức quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh", khối lượng rác thải trên địa bàn tỉnh được
thu gom, vận chuyển và xử lý đã tăng lên rất nhiều. Các tổ thu gom rác được
thành lập và hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, công tác này hiện vẫn gặp nhiều

khó khăn. Lượng rác thải sinh hoạt của người dân tăng vượt mức so với chỉ
tiêu (Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2014).
Xã An Đổ huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam là khu vực nông thôn với việc
sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của người dân trong xã. Những
năm gần đây, đời sống của người dân tăng cao lượng rác thải sinh hoạt mỗi
ngày của người dân cũng tăng lên rất nhiều. Để xử lý lượng rác sinh hoạt của
gia đình, người dân đã tự tiêu hủy thông qua hình thức chôn lấp hoặc trưc tiếp
vứt rác xuống các sông, ao hoặc vứt trực tiếp trên đường, điều này đã gây
nguy hại rất lớn cho môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của
người dân trong xã.
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, năm 2013 xã đã tiến hành
10
xây dựng ba điểm tập trung rác thải sinh hoạt, mỗi điểm rộng khoảng 30m
2

tiến hành thu gom 2 lần/tháng. Tuy nhiên, việc thu gom rác thải này đã không
đảm bảo được lượng rác thải sinh hoạt được thu gom hết, nhiều người dân
không chờ được tới khi thu gom rác thải nên đã tự tiêu hủy lượng rác thải của
gia đình mình theo nhiều phương thức khác nhau. Lượng rác thải sinh hoạt để
quá lâu và quá nhiều dẫn đến tình trạng môi trường trong xã bị ô nhiễm.
Trước tình hình đó, một vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải tiến hành thu gom
rác thải sinh hoạt thường xuyên và liên tục, mỗi ngày một lần để đảm bảo môi
trường và sức khỏe cho chính người dân trong xã.
Vậy thực trạng thu gom rác thải của người dân trong xã đã diễn ra như
thế nào? Những yếu tố nào tác động ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng chi trả
của người dân đối với việc thu gom rác thải thường xuyên, liên tục? Giải pháp
nào phù hợp để tăng số hộ sử dụng dịch vụ thu gom rác thải thường xuyên?
Để giải quyết những vấn đề này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Xác định
mức sẵn lòng chi trả cho cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải
sinh hoạt của người dân xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam”.

01<=36>>3?
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt và
xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân cho cải thiện chất lượng dịch vụ
này trên địa bàn xã An Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, từ đó đề xuất giải
pháp nhằm nâng chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn
nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ
thu gom rác thải sinh hoạt của người dân.
• Đánh giá thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã và xác định
mức sẵn lòng chi trả của người dân cho cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom
11
rác thải sinh hoạt ở địa phương.
• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với
cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ở địa phương.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích người dân tham gia vào nâng
cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt của địa phương trong thời
gian tới.
01@A6BCD;5EFD>3?
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung đánh giá thực trạng hoạt động và chất lượng dịch vụ
thu gom rác thải sinh hoạt, từ đó xác định nhu cầu và mức sẵn lòng chi trả của
người dân cho cải thiện chất lượng dịch vụ này ở xã An Đỗ, huyện Bình Lục,
tỉnh Hà Nam. Đối tượng khảo sát gồm người dân đang sinh sống và làm việc
trên địa bàn xã, công ty thu gom rác thải, và cán bộ địa phương.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
: Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ sẵn lòng chi
trả của người dân trong xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đối với việc
cải thiện dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt thường xuyên. Phân tích các yếu

tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn lòng chi trả của người dân trong xã đối với dịch
vụ thu gom rác thải và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ở địa phương.
: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã An
Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
: Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu của đề tài
được thu thập trong giai đoạn 2012-2014. Số liệu sơ cấp tiến hành thu thập
năm 2015 để phục vụ nghiên cứu.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 6 năm 2015.
01GHI>3?
Thực trạng hoạt động và chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt
của người dân trong xã An Đỗ đang diễn ra như thế nào?
Xác định mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt
12
của người dân trong xã?
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân
cho cải thiện dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ở địa bàn nghiên cứu?
Đâu là những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ
thu gom rác thải sinh hoạt của người dân trong xã?
13
-.
%/+)*JK
<101LMNOPOQD:F?3MROS36TU
2.1.1 Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết kinh tế học
a !"#$
Theo David Begg (2009), cầu của người tiêu dùng về một hàng hóa
được định nghĩa như là mối quan hệ tồn tại giữa giá cả và lượng cầu của hàng
hóa tại một thời điểm. Mọi điểm trên đường cầu (D) của hàng hóa biểu diễn
quan hệ giữa giá cả và lượng cầu tương ứng thể hiện tất cả các mức độ sẵn
sàng trả tiền của người tiêu dùng đối với hàng hoá đó. Giá cả và lượng cầu

tồn tại mối quan hệ nghịch biến, lượng cầu hàng hóa tăng lên khi giá cả hàng
hóa thấp đi.
Xem xét đường cầu của sản phẩm A tại hình 1, người tiêu dùng sẽ mua
Q
1
đơn vị sản phẩm với mức giá 1 đơn vị sản phẩm là P
1
. Người tiêu dùng sẽ
mua Q
2
đơn vị sản phẩm nếu mức giá 1 đơn vị sản phẩm là P
2
. Người tiêu
dùng sẽ mua thêm lượng hàng hóa là (Q
2
– Q
1
) đơn vị nhưng giá bán sản
phẩm cũng đã giảm từ P
1
xuống P
2
.
V<10WBX3Y
P
P
1
P
2
(D)

O Q
1
Q
2
Q
%&'"#$'"()*+
Xem xét sản phẩm A có đường cầu (D) và đường cung (S) như hình 2.
Tại điểm cân bằng thị trường M là điểm cắt của đường cung và đường cầu,
mức giá cân bằng thị trường của sản phẩm A là P
*
và sản lượng cân bằng thị
trường là Q
*
.
14
Như vậy, khi số lượng hàng hóa tiêu
thụ tăng lên, sự sẵn sàng trả tiền của
người tiêu dùng cho mỗi đơn vị hàng
hóa mua thêm sẽ giảm xuống. Điều
này hoàn toàn phù hợp với quy luật về
hữu dụng cận biên giảm dần .
V<1<WZ[B6>[\D;6Z[BMU]46
P
P
1
(S)
%
P
*
M

-%
P
2
(D)
O Q
*
Q
,-./012
Phần thặng dư của nhà sản xuất là chênh lệch giữa tổng doanh thu (diện
tích hình P
*
MQ
*
O) và tổng chi phí (diện tích hình P
2
MQ
*
O), là diện tích tam
giác P
2
MP
*
.
Đối với người tiêu dùng, họ nhận được lợi ích (quy ra tiền) khi mua 1
sản phẩm A bằng đúng số tiền họ bằng lòng bỏ ra để mua nó. Như vậy, tại
hình 2, khi người tiêu dùng mua Q
*
sản phẩm A thì lợi ích họ nhận được là
diện tích hình OP
1

MQ
*
. Chi phí thực tế bỏ ra để mua Q
*
sản phẩm A là diện
tích hình P
*
MQ
*
O. Lợi ích ròng mà người tiêu dùng nhận được khi sử dụng
sản phẩm A là diện tích tam giác P
*
MP
1
. Lợi ích ròng này chính là thặng dư
tiêu dùng. Thặng dư tiêu dùng là sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu
dùng nhận được khi tiêu dùng hàng hóa và những chi phí thực tế để có được
lợi ích đó.
3.43(56738)9:6;<<=3
Người tiêu dùng thường chi tiêu cho sản phẩm A họ muốn tiêu dùng
với mức giá thị trường là P
*
. Tuy nhiên, tùy thuộc sở thích tiêu dùng của cá
nhân người tiêu dùng, họ chấp nhận chi tiêu với mức giá cao hơn giá thị
trường để có được sản phẩm A. Tại hình 2, mức giá cao nhất người tiêu dùng
chấp nhận bỏ ra để mua sản phẩm A là P
1
. Như vậy, mức sẵn lòng chi trả
(WTP) chính là biểu hiện sở thích tiêu dùng, là thước đo sự thỏa mãn của
khách hàng. Người tiêu dùng mua Q

*
sản phẩm A với giá trị của mỗi đơn vị
sản phẩm A chính là giá trị của sản phẩm cuối cùng là Q
*
. Người tiêu dùng
được hưởng thặng dư tiêu dùng vì họ chỉ phải trả một lượng giá trị là Q
*
đồng
15
đều cho từng đơn vị hàng hóa đã mua. Theo quy luật về hữu dụng cận biên
giảm dần, mức độ thỏa mãn của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm A giảm
dần từ đơn vị sản phẩm thứ 1 đến đơn vị sản phẩm thứ Q
*
. Mức thỏa dụng
thặng dư người tiêu dùng sẽ nhận được từ đơn vị sản phẩm thứ 1 đến đơn vị
sản phẩm thứ Q
*-1
. Do vậy, đường cầu được mô tả giống như đường sẵn lòng
chi trả của người tiêu dùng. Miền nằm dưới đường cầu, bao gồm chi phí
người tiêu dùng bỏ ra để mua sản phẩm theo giá thị trường và thặng dư người
tiêu dùng nhận được khi sử dụng sản phẩm, đo lường tổng giá trị của WTP.
Hay nói cách khác:
SOP
1
MQ
*
=SOP
*
MQ
*

+SP
*
MP
1
Trong đó:

SOP
1
MQ
*
: là diện tích hình OP
1
MQ
*
thuộc miền nằm dưới đường cầu,
biểu thị tổng giá trị mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng.
SOP
*
MQ
*
: là diện tích hình OP
*
MQ
*
, biểu thị chi phí tính theo giá thị
trường của sản phẩm.
SP
*
MP
1

: là diện tích hình P
*
MP
1
, biểu thị thặng dư người tiêu dùng
nhận được khi mua sản phẩm.
2.1.2 Khái niệm về rác thải và rác thải sinh hoạt
a) >?83)
Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám
chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân
ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển
sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần
ngày càng phức tạp và đa dạng( theo Công ty Khoa học kỹ thuật & môi
trường Minh Việt)
b) >?83)(:
Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động
16
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành
phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất
dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, vải, giấy, xác động vật ( Trần
Hiếu Nhuệ, 2008).
32 >?8"
Theo bài giảng .8"*@A: của Trịnh Xuân Báu,
2012, trường Đại học Giao thông vận tải. Môi trường là một khái niệm rất
rộng và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuỳ thuộc vào từng
đối tượng và mục đích nghiên cứu mà người ta đưa ra các khái niệm cụ thể
về môi trường. Đứng ở mọi phương diện, chúng ta thấy rằng môi trường là
tập hợp tất cả các thành phần của thế giới (các yếu tố vô sinh và hữu sinh,

các dạng vật chất và phi vật chất) tác động đến sự tồn tại và phát triển của
sinh vật.
Đối với cuộc sống của con người, môi trường bao gồm toàn bộ các hệ
thống tự nhiên, các hệ thống do con người tạo ra và các điều kiện kinh tế - xã
hội tác động đến sự sống và phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và
toàn bộ loài người trên hành tinh.
Theo điều 3 luật Bảo vệ môi trường, 2014, môi trường được hiểu như
sau: “ Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
Theo UNEP: “ Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh
học, kinh tế, xã hôi, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng”.
Theo Masn và Langenhim, 1957: “ Môi trường là tổng hợp các yếu tố
tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật”.
Theo Joe Whiteney, 1993: “ Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể,
có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất,
nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng Ozone, sự đa dạng sinh
17
học về các loài”.
2>?B8"
Theo Trịnh Xuân Báu, 2012, ô nhiễm môi trường đã và đang là hiểm hoạ
đối với sinh giới và con người trên trái đất. Nguyên nhân của ô nhiễm chủ yếu
là do các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi
trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi
trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát
triển của các hệ sinh thái hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác
nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải),
rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng
năng lượng như nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, bức xạ
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm

lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác
động xấu đến con người, sinh vật và môi trường sinh thái.
Ở nước ta, khái niệm ô nhiễm môi trường được định nghĩa tại điều 3
luật Bảo vệ môi trường, 2014 như sau: “Ô nhiễm môi trường là sự biến
đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật”.
2.1.3 Các yếu ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân cho sử
dụng dịch vụ thu gom rác thải
Thu nhập của người dân: Khi mức thu nhập cao người dân sẽ hướng tới
những nhu cầu cao hơn trong cuộc sống. Từ những nhu cầu thiết yếu như ăn
mặc tới những nhu cầu cao hơn như có một môi trường trong lành để có sức
khỏe đảm bảo. Những người có thu nhập thấp nhu cầu đầu tiên của họ không
phải là môi trường mà là các nhu cầu trước mắt để phục vụ cuộc sống hằng
ngày. Đối với những người có thu nhập thấp họ sẽ không quan tâm nhiều đến
18
vấn đề môi trường vì đó chưa phải là nhu cầu thiết yếu của họ. Đây thường là
xu hướng chung của con người vì thế mức sẵn lòng chi trả của người dân cho
dịch vụ thu gom rác thải phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thu nhập. Khi thu
nhập cao mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom rác thải sẽ cao. Thu nhập
thấp mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom rác thải sẽ thấp.
Trình độ học vấn của người được phỏng vấn: liên quan trực tiếp tới
nhận thức của người dân về vấn đề rác thải, môi trường và sức khỏe. Khi trình
độ học vấn càng cao con người sẽ nhận thức được tầm quan trọng của môi
trường và hiểu biết ảnh hưởng trực tiếp của rác thải tới sức khỏe của họ như
thế nào. Thế nên trình độ học vấn càng cao thì mức sẵn lòng chi trả cho dịch
vụ thu gom rác thải càng cao.
Hình thức chi trả và chất lượng của dịch vụ: Đây là một yếu tố rất quan
trọng chất lượng dịch vụ tốt thì người dân sẽ sẵn lòng chi trả cao. Còn chất
lượng dịch vụ trung bình hoặc kém thì người dân sẽ sẵn lòng chi trả tương

ứng. Dù người dân có tiền hoặc có nhận thức tốt thì cũng sẽ không chi trả cao
cho một dịch vụ không tốt. Người xưa đã có câu “Tiền nào của đấy” điều này
hoàn toàn đúng với mọi dịch vụ và không ngoại lệ với dịch vụ thu gom rác
thải. Hình thức chi trả thuận tiện hay làm cho người dân tin tưởng người thì
người dân sẽ yên tâm hơn khi đóng góp.
<1<LMN6^36
2.2.1 Kinh nghiệm phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt có hiệu quả ở
một số nước trên thế giới
Theo Tiến sỹ kinh tế Nguyễn Minh Phong và Thạc sỹ kinh tế Lê Huỳnh
Mai, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội, tạp chí số
18(1+2/2008) đã chỉ ra một số kinh nghiệm thu gom rác thải của một số nước
trên thế giới, trong đó có Singapore và Nhật Bản
a) >?:83)3C?D)EFG:89
Singapore là nước đô thị hóa 100% và được coi là đô thị sạch nhất thế
19
giới. Để làm được điều này, Singapore đã đầu tư cho công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý rác đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật nghiêm khắc
làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu
gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được đưa về các
nhà máy tái chế lại, còn các chất thải khác được đưa về các nhà máy để thiêu
hủy
Singapore có hai thành phần tham gia chính vào thu gom và xử lý rác
thải: tổ chức thuộc Bộ Khoa học công nghệ và môi trường và các công ty tư
nhân. Tổ chức thuộc Bộ Khoa học công nghệ và môi trường chủ yếu thu gom
rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và các công ty. Còn hơn 300 công ty tư
nhân chuyên thu gom và xử lý rác thải công nghiệp và thương mại, nhiều năm
qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác thải rất hiệu quả. Tất cả các công ty
này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát, kiểm tra trực tiếp
của Sở khoa học công nghệ và môi trường. Việc thu gom rác được tổ chức
đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công

việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm.
Việc thu gom và vận chuyển rác ở Singapore được thực hiện bằng các
loại xe hiện đại, gọn nhẹ. Hiện Singapore có 5 nhà máy xử lý rác. Trong quá
trình đốt rác, khói, bụi được xử lý bằng hệ thống lọc trước khi ra ống khói.
Ngoài ra, các hộ dân và các công ty còn được khuyến khích tự thu gom và xử
lý rác thải để có thể giảm được chi phi.
Bộ khoa học công nghệ và môi trường quy định chi phí thu gom và vận
chuyển rác thải cho các hộ dân, thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí
17 đô la Singapore(SD)/tháng, thu gom rác thải gián tiếp tại các khu dân cư
thì phải trả phí thu gom 30SD/ngày đối với thùng 170 lít và 175SD/ngày đối
với thùng 1000 lít.
b) >?:83)3C?D)EHI)
Tại Nhật Bản, có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm trong quản lý rác
20
thải: rác thải từ hộ gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước còn chất
thải từ các công ty, nhà máy thì giao cho tư nhân đấu thầu hoặc các công ty do
chính quyền địa phương chỉ định xử lý. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
công nghiệp phải tự chịu trách nhiệm tái chế các sản phẩm cũ của mình, còn
người tiêu dùng cũng phải có trách nhiệm chi trả việc vận chuyển và tái chế
cho các sản phẩm điện tử do họ thải ra.
Khi mua sản phẩm mới, nếu có đồ cũ, người tiêu dùng sẽ được công ty
trả tiền cho khoản rác thải điện tử họ có. Vì thế, hầu hết các công ty sản xuất
đồ dùng điện tử như: Sony, Toshiba của Nhật Bản đều có nhà máy tái chế
riêng. Tại các thành phố lớn như: Tokyo, Osaka chính quyền mỗi quận đều
đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến rác thải có công suất chế biến từ 500-
1000 tấn rác/ngày, với kinh phí từ 40-60 triệu USD/nhà máy.
Ở các thành phố, rác được phân loại triệt để đến mức nhỏ nhất. Dọc 2
bên đường ở Nhật Bản, các thùng rác được đặt hai bên vệ đường. Trên các
thùng rác này có vẽ hình những loại rác được phép bỏ vào đó, mỗi thùng có
ký hiệu, màu sắc riêng đê người đi đường dễ phân biệt.

Do chính phủ Nhật Bản khuyến khích tận dụng nguồn tài nguyên từ rác
thải tái chế, nên dù mỗi năm thải ra khoảng 55-60 triệu tấn rác, nhưng từ năm
1991 chỉ khoảng 5% trong số đó phải đưa tới bãi chôn lấp, còn phần lớn được
đưa đến các nhà máy tái chế.
Nhà nước cũng khuyến khích người dân sử dụng rác như một nguyên
liệu sản xuất. Chính phủ từng hỗ trợ 30USD/máy để người dân mua máy tự
xử lý rác thải hữu cơ làm phân composit bón cho cây trồng. Những loại chất
thải không tái chế được và có hại cho môi trường thì sẽ được xử lý vào việc
lấn biển.
Từ những kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản có thể rút ra một số
kinh nghiệm cho việc thu gom và xử lý rác thải ở xã An Đổ huyện Bình Lục
tỉnh Hà Nam để có thể đạt được những kết quả tốt như:
21
Xây dựng quy chế quản lý tốt nhằm huy động sự tham gia của cộng
đồng trong quản lý rác thải ở nông thôn
Khuyến khích người dân tham gia vào quá trình thu gom, phân loại rác
thải sinh hoạt và có các biện pháp chế tài trong quản lý rác thải ở nông thôn
Đưa ra các cơ chế nhằm hỗ trợ phát triển các tổ chức dịch vụ môi
trường nông thôn
Nâng cao năng lực quản lý của địa phương bằng cách thực hiện việc
phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các cấp trong quản lý chất thải
nông thôn
Tuyên truyền và phổ biến về quyền hạn, trách nhiệm của công đồng
trong quản lý rác thải, đồng thời huy động mọi nguồn lực đóng góp về mặt tài
chính và nhân lực
Xây dựng và thực hiện các chương trình tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật,
hướng dẫn tổ chức dịch vụ, kỹ năng giám sát cộng đồng dân cư trong quản lý
rác thải sinh hoạt ở nông thôn.
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý rác thải sinh hoạt của một số địa phương ở Việt
Nam

a)>?D)6;:83)(:E&H
Tham luận tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2012 ngành
Xây dựng tại Ninh Thuận. Ninh Thuận có diện tích 3.358km
2
, gồm 1 thành
phố và 5 huyện, dân số 571 nghìn dân. Với tiềm năng thiên nhiên sẵn có, một
chiến lược phát triển rõ ràng, chính sách thu hút đầu tư tốt và sự quan tâm đặc
biệt của Chính phủ, Ninh Thuận đã và đang có những bước đi cụ thể để trở
thành Trung tâm năng lượng sạch của Quốc gia. Công tác quản lý nhà nước
trong lĩnh vực xây dựng có những chuyển biến rõ rệt trong đó công tác thu
gom và xử lý rác thải là một trong những vấn đề mà tỉnh đặc biệt quan tâm
giải quyết trong những năm qua. Sau 9 năm thực hiện mô hình quản lý và thu
gom rác thải( năm 2002-2011) có thể nói mô hình này đã và đang phát huy
22
hiệu quả và cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Từ tỉ lệ thu gom
chỉ đạt 45%, chủ yếu xử dụng giải pháp chôn lấp năm 2002, đến năm 2011 tỉ
lệ thu gom và xử lý rác thải đã đạt 92%, trong đó 90% rác thải được xử lý và
tái sử dụng, tỉ lệ chôn lấp chỉ chiếm 5-10%.
Có được kết quả như trên là do tỉnh đã quyết định chuyển đổi kịp thời
mô hình quản lý thu gom và xử lý. Từ khi tái lập tỉnh năm 1992, công tác thu
gom xử lý rác được UBND tỉnh giao cho Công ty Công trình đô thị - một đơn
vị hoạt động công ích trực thuộc Sở Xây dựng, chịu trách nhiệm thực hiện
công tác này. Hoạt động đơn vị này chủ yếu được duy trì bằng ngân sách nhà
nước trên cơ sở dự toán chi cho các hoạt động hàng năm. Với mô hình này,
Công ty Công trình đô thị chỉ đủ chi phí cho các hoạt động thu gom đưa rác
về bãi chôn lấp tập trung chứ không có nguồn tăng thêm để tăng biên chế hoạt
động, đầu tư sử dụng công nghệ mới để xử lý các bãi rác chôn lấp hoặc đầu tư
các dây chuyền xử lý rác thải hiện đại. Vì thế dẫn đến tình trạng tỉ lệ thu gom
rác thải đạt rất thấp ( 45%) chủ yếu tập trung thu gom xử lý ở địa bàn TP.
Phan Rang - Tháp Chàm, địa bàn các huyện hầu như không được kiểm soát

do phương tiện vận chuyển và con người không đủ, tình trạng ô nhiễm môi
trường ở các bãi rác trung chuyển trong thành phố không được xử lý, rác thải
chỉ được thu gom và chôn lấp chứ không được xử lý dẫn đến tình trạng quá
tải ở các bãi chôn lấp gần thành phố gây ô nhiễm và tạo ra phản ứng trong
nhân dân; để giải quyết vấn đề này ngân sách địa phương lại phải tiếp tục hỗ
trợ để đầu tư xử lý một phần các bãi chôn lấp tránh ảnh hưởng môi trường và
đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp mới.
Đến năm 2002 Công ty TNHH XD - TM&SX Nam Thành đăng ký dự
án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn bằng nguồn vốn doanh
nghiệp. Ngoài việc chỉ đạo các ngành tạo điều kiện cho nhà đầu tư hoàn thành
các thủ tục đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng UBND tỉnh còn chỉ đạo ngành
xây dựng tham mưu đề xuất mô hình quản lý và thu gom rác thải trên địa bàn
23
để khai thác và đáp ứng mục tiêu của dự án. Sau một năm tập trung, nhà máy
xử lý rác thải được xây dựng hoàn thành, công tác thu gom và xử lý rác thải
cũng đã được SXD tham mưu UBND tỉnh chuyển đổi mô hình theo hướng:
chuyển toàn bộ bộ phận quản lý thu gom rác thải của Công ty Công trình đô
thị từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty Cổ phần; toàn bộ hoạt động thu
gom xử lý rác thải giao cho Công ty Nam Thành đảm nhận, tỉnh thanh toàn
chi phí thu gom rác thải cho Công ty Nam Thành thông qua hợp đồng thỏa
thuận với UBND các huyện thành phố.
Hình thức thu gom: Công ty Nam Thành thu gom rác ở các trục đường
chính; UBND các Phường tổ chức thu gom rác tại các trục đường phụ, hẻm
theo các đội, rác thu gom không cần phân loại, thu gom bằng phương tiện phổ
thông xe đẩy, thu gom theo giờ nhất định mỗi ngày 2 lần, sau đó đưa về các
điểm tiếp nhận rác tập trung theo giờ ấn định và được Công ty Nam Thành tổ
chức thu gom theo quy trình “không tiếp đất”. Kinh phí cho hoạt động thu
gom của các đội này được lấy từ nguồn thu phí thu gom rác của các hộ gia
đình. Hoạt động của nhà máy xử lý rác thải Nam Thành có thể nói là một
trong những nhà máy xử lý rác hiệu quả nhất hiện nay. Biên chế nhà máy có

396 cán bộ công nhân viên chức, mức thu nhập bình quân hiện nay:
3.900.000đ/ người/tháng. Nhà máy có 6 phân xưởng, 2 kho với tổng diện tích
xây dựng 0,97ha/5, 2ha chiếm 18,6% diện tích đất nhà máy. Công suất tối đa
của nhà máy là 150 tấn rác /ngày.
Quy trình xử lý rác của Công ty Nam Thành là quy trình khép kín và rất
hiệu quả: Rác từ các địa phương trong tỉnh được thu gom bằng quy trình thu
gom rác không tiếp đất. Vận chuyển rác bằng phương tiện chuyên dùng đến
nhà tiếp nhận. Tại đây, bộ phận kỹ thuật sẽ phun các chế phẩm vi sinh phân
hủy, vi sinh khử mùi, sau đó được chuyển đến hệ thống tách lựa để phân loại
hữu cơ lớn, hữu cơ nhỏ, đất, cát, xà bần, nylon… tách đất, cát, xà bần…
(chiếm từ 5-10%) chuyển đến bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Thành phần hữu cơ
24
được chuyển đến các hầm ủ chín, giảm ẩm và chuyển đến phân xưởng IV,
phân xưởng V có nhiệm vụ sản xuất phân hữu cơ vi sinh theo đơn đặt hàng
của người tiêu thụ. Thành phần vô cơ (nylon các loại) được chuyển đến phân
xưởng II để sản xuất hạt nhựa, phôi nhựa, bao bì, gạch cao su, ván cốp-pha…
Hạt nhựa từ phân xưởng II sẽ được chuyển sang phân xưởng III để sản xuất
và in ấn bao bì đựng phân bón do công ty sản xuất.
Mô hình thu gom và xử lý rác thải này đã mang lại những hiệu quả rõ rệt
cho tỉnh Ninh Thuận. Ngoài khoản Ngân sách Nhà nước phải chi trả cho hoạt
động thu gom các trục đường chính đô thị, vận chuyển từ các điểm thu gom
tập trung về nhà máy và chi cho công tác xử lý rác thải, Ngân sách Nhà nước
không phải chi cho các hoạt động nào khác liên quan công tác này như trước
đây chẳng hạn: chi hoạt động bộ máy quản lý của vận hành của công ty công
trình đô thị, chi cho đầu tư xử lý môi trường bãi chôn lấp, chi cho đầu tư trang
thiết bị và bãi chôn lấp để mở rộng phạm vi thu gom. Bên cạnh đó, phạm vi
thu gom được mở rộng và diện tích đất dành cho chôn lấp và xử lý được thu
hẹp. Có thể nói, quy trình thu gom không tiếp đất và “Dây chuyền xử lý rác
chưa phân loại” (sở hữu độc quyền bằng sáng chế của Công ty).
Đây là một quy trình khép kín, tái sử dụng hơn 90% rác thải, đặc biệt tỷ

lệ chôn lấp chiếm chỉ từ 5-10% (sản phẩm chôn lấp chủ yếu là đất cát, xà bần),
biến rác thải từ cái bỏ đi thành những sản phẩm có ích cho xã hội, đã không
những giải quyết xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại các điểm thu gom tập
trung trong đô thị, ô nhiễm từ các núi rác thải của bãi chôn lấp do quá tải mà
còn tạo ra các sản phẩm có ích cho môi trường, tăng thu ngân sách địa phương
(Phạm Văn Hậu, 2012).
%2&A38:83)(:EJ
Sau hơn một năm thực hiện Quyết định (2013) của UBND tỉnh Hà Nam
về "Quy định công tác tổ chức quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn tỉnh", khối lượng rác thải trên địa bàn tỉnh được thu
25

×