Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.05 KB, 7 trang )

Header Page 1 of 133.

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

- Quỳnh lưu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, có diện tích mặt
nước tương đối lớn. Hệ sinh thái sông biển rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi tôm,
với lực lượng lao động dồi dào, trình độ dân trí tương đối cao cùng với sự ưu dãi của
thiên nhiên nên tạo điều kiện thuận lợi cho trang trại nuôi tôm phát triển.
- Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đẩy
nhanh quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, tiếp tục phát triển và đưa nông
nghiệp, lâm - ngư nghiệp lên một trình độ mới cần phải phát triển mạnh và phát huy vai
trò chiến lược của kinh té biển. Kết hợp với bảo vệ vùng biển, mở rộng diện tích nuôi
trồng và đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản.
Việc phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm sẽ tận dụng được những lợi thế mà tự
nhiên ban tặng cho mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước ta như diện tích mặt nước và
nguồn thức ăn tự nhiên, nguồn lực thuộc tài nguyên nhân văn của đất nước vv… nhằm
phát huy tối đa tiềm năng của đất nước của từng vùng và mỗi địa phương.
- Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào các hộ nuôi tôm cũng có kết quả cao
và mang lại lợi nhuận. Qua nghiên cứu tại thực tế địa bàn huyện Quỳnh Lưu cho thấy
trong những năm gần đây các trang trại nuôi tôm đã có sự phát triển rõ rệt song vẫn chưa
ổn định, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao và chưa tương ứng với tiềm năng sẵn có của
vùng. Do đó, vấn đề đặt ra cho các cho các hộ nuôi tôm nói riêng và các ban ngành nói
chung là phải đưa ra giải pháp để đưa nghề nuôi tôm của vùng ngày càng phát triển,
nhằm nâng cao đời sống nhân dân, khai thác tối đa lợi thế so sánh của vùng. Đây là
những vấn đề có ý nghĩa to lớn cả trước mắt lẫn lâu dài của địa phương.
Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển kinh tế trang
trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.
- Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được một số mục tiêu cụ thể sau:
+ Thứ nhất: Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế
trang trại.


+ Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Footer Page 1 of 133.


Header Page 2 of 133.

+ Thứ ba: Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang
trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu đề tài.
+ Số liệu sơ cấp: được thu thập và xử lý qua phiếu điều tra trực tiếp hộ trên địa
bàn 4 xã trong huyện.
+ Số liệu thứ cấp: Các số liệu được cung cấp từ phòng Nông nghiệp, phòng
Thống kê, và các báo cáo tổng kết của huyện, tỉnh.
- Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp thống kê kinh tế.
+ Phương pháp thu thập tài liệu.
+ Phương pháp xử lý thông tin.
+ Phương pháp phân tích kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu đạt được.
+ Những giải pháp mà chúng tôi đưa ra để phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An là rất đúng đắn, xuất phát từ thực tế.
+ Tiềm năng để phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở vùng ven biển huyện
Quỳnh Lưu còn rất lớn. Trong những năm tới ở vùng ven biển của huyện có thể mở rộng
diện tích nuôi trồng, nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi trồng trên địa bàn.
+ Tuy nhiên, qua quá trình nuôi tôm của huyện đã gặp phải không ít thách thức và
khó khăn. Vậy để các hộ nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu có kết quả cao cần phải đưa ra các
giải pháp: Cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ quy hoạc vùng nuôi, hoàn
thiệ khâu tổ chức sản xuất, tăng cường sự liên kết liên doanh giữa các chủ trang trại và các

vùng nuôi tôm, xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông, thực hiện đồng bộ các chính
sách về vốn, nguồn nhân lực … để thúc đẩy phát triển nuôi tôm.

Footer Page 2 of 133.


Header Page 3 of 133.

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay kinh tế trang trại đã và đang phát triển nhanh ở khắp các vùng nông
thôn trong cả nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn trong đó phải kể
đến các trang trại nuôi tôm. Nghề nuôi tôm không chỉ góp phần tạo ra công ăn việc
làm, tăng thu nhập, giảm xoá đói, mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho
công nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản. Đồng thời nuôi tôm còn có tác dụng bảo
vệ nguồn lợi tài sản của một quốc gia ở vùng ven biển nhiệt đới nước ta.
Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng
ta nhấn mạnh: “Chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010) nhằm đưa đất
nước ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại”. Một trong những yếu tố góp phần thực hiện
chiến lược là: “Huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH - HĐH nông
nghiệp và nông thôn, tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp lên một trình độ mới, trong đó tiếp tục phát triển mạnh và phát huy vai trò
chiến lược của kinh tế biển kết hợp với bảo vệ vùng biển, mở rộng diện tích nuôi
trồng và đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản”. Qua đó cho thấy tầm quan trọng to lớn
của nông nghiệp và nông thôn, đăc biệt là nuôi tôm với nông dân ta và đất nước ta.
Việt Nam là một nước có toàn bộ sườn phía Đông và phía Nam tiếp giáp với
biển, có chiều dài bờ biển là 3.260 km, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông

lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ thuộc vùng ven biển tạo nên khoảng 660.000 ha vũng
triều, chưa kể khoảng 300.000 – 400.000 ha eo vịnh, đầm phá ven biển. Ngoài ra
còn có khoảng 1000.000 ha đất có thể nhiễm mặn tự nhiên, nhiều nhất là đồng
bằng sông Cửu Long (hơn 700.000 ha), trong đó có khoảng 400.000 – 500.000 ha

Footer Page 3 of 133.


Header Page 4 of 133.

có thể phát triển thành vùng nuôi tôm, vì vậy nhiều trang trại nuôi tôm được hình
thành.
Việc phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm sẽ tận dụng được những lợi thế mà
tự nhiên ban tặng cho mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước ta như diện tích mặt
nước và nguồn thức ăn tự nhiên, nguồn lực thuộc tài nguyên nhân văn của đất
nước vv… nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đất nước của từng vùng và mỗi địa
phương.
Quỳnh Lưu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, có diện tích đầm
phá nước mặn, lợ tương đối lớn, với chiều dài bờ biển là 34km và có 3 cửa sông
đổ ra biển (Cờn, Quèn, Thơi) đã tạo cho vùng đầm phá ven biển của huyện. Hệ
sinh thái sông biển rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi tôm, với lực lượng lao
động dồi dào, dân trí tương đối cao cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên nên nhiều
trang trại nuôi tôm đã bước đầu hình thành và phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế
không phải lúc nào các hộ nuôi tôm cũng có kết quả cao và mang lại lợi nhuận.
Qua nghiên cứu tại thực tế địa bàn huyện Quỳnh Lưu cho thấy trong những năm
gần đây các trang trại nuôi tôm đã có sự phát triển rõ rệt song vẫn chưa ổn định,
hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao và chưa tương ứng với tiềm năng sẵn có của
vùng, hoạt động nuôi tôm còn mang tính tự phát, diện tích nuôi tôm còn tăng một
cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, sự quản lí của các ban ngành liên quan còn yếu kém,
dịch bệnh xẩy ra ngày càng nghiêm trọng v.v... Những yếu tố đó ảnh hưởng đến

hoạt động nuôi tôm của huyện. Do đó, vấn đề đặt ra cho các cho các hộ nuôi tôm
nói riêng và các ban ngành nói chung là phải đưa ra giải pháp để đưa nghề nuôi
tôm của vùng ngày càng phát triển, nhằm nâng cao đời sống nhân dân, khai thác
tối đa lợi thế so sánh của vùng. Đây là những vấn đề có ý nghĩa to lớn cả trước
mắt lẫn lâu dài của địa phương.
Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển kinh tế
trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại nuôi
tôm.
Footer Page 4 of 133.


Header Page 5 of 133.

- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại
nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế đối với loại hình trang
trại với các chủ thể là các trang trại nuôi tôm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.

3.2.1. Về không gian.
Đề tài nghiên cứu tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, cụ thể là
các trang trại nuôi tôm ở một số xã đại diện vùng ven biển của huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An.
3.2.2. Về thời gian.

- Phân tích thực trạng kinh tế trang trại nuôi tôm trong năm qua (2008 1010)
- Điều tra khảo sát tình hình năm 2010
- Dự kiến tình hình phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An năm 2015, năm 2020.
3.2.3. Giới hạn đề tài.
Vì thời gian có hạn không thể tiến hành nghiên cứu thực trạng phát triển
kinh tế trang trại nuôi tôm 2 vụ/năm. Nên tôi chỉ điều tra một vụ trên năm.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp duy vật biện chứng.
Đề tài vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng nhằm xem xét
phân tích các vấn đề một cách khách quan. Nhìn nhận sự vật và hiện tượng trong
quá trình vận động và phát triển có liên quan đến nhau để tìm ra bản chất, qui luật
của chúng.
- Phương pháp thống kê kinh tế.

Footer Page 5 of 133.


Header Page 6 of 133.

- Phương pháp chọn mẫu điều tra
Được sự giúp đỡ của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng thuỷ
sản, phòng thống kê ở huyện Quỳnh Lưu chúng tôi thu thập được các thông tin cơ
bản về trang trại nuôi tôm của huyện như sau: Tính đến năm 2010, trên địa bàn
huyện có 48 trang trại nuôi tôm đều nằm ở vùng nước mặn lợ. Chúng tôi tiến hành
điều tra khảo sát các trang trại ngẫu nhiên có tính loại bỏ, (ưu tiên các trang trại có
tính đại diện).
- Phương pháp chọn điểm điều tra
+ Chọn điểm điều tra: Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy trong tổng số
10 xã của vùng ven biển có trang trại nuôi tôm chúng tôi tiến hành điều tra 22

trang trại nuôi tôm trong tổng số 48 trang trại nuôi tôm của vùng. Các trang trại
được điều tra nằm ở các xã có nhiều trang trại nuôi tôm và có tính đại diện, các xã
được điều tra là xã Quỳnh Dị, Quỳnh Xuân, Quỳnh Bảng, Quỳnh Thuận. Trong đó
xã Quỳnh Dị điều tra 1 trang trại, Xã Quỳnh Xuân điều tra 6 trang trại, xã Quỳnh
Bảng 9 trang trại, xã Quỳnh Thuận điều tra 6 trang trại.
- Phương pháp thu thập số liệu.
- Thu thập tài liệu thứ cấp.
Được lấy từ các cơ quan chính quyền và các cơ quan chức năng của địa
phương như: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Thống kê, Phòng
Thuỷ sản của huyện Quỳnh Lưu, qua các sách báo, tạp chí, tài liệu đã được công
bố.
- Thu tài liệu sơ cấp.
Số liệu thứ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài.
Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các trang trại nuôi tôm ở huyện,
các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình thực trạng các trang trại
nuôi tôm, việc đầu tư sản xuất, kết quả kinh tế, những khó khăn và thuận lợi trong
việc phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu.
- Phương pháp xử lý thông tin.
Các tài liệu thu thập được chúng tôi đưa vào máy tính với phần mềm EXCEL
để tổng hợp hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết.
Footer Page 6 of 133.


Header Page 7 of 133.

- Phương pháp phân tích kinh tế.
- Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp cơ bản nhất của phương pháp phân tích kinh tế trên cơ
sở các chỉ tiêu đã được tính toán rồi đánh giá các chỉ tiêu trong phạm vi mẫu điều
tra, từ đó có thể suy rộng ra toàn bộ tổng thể. Khi sử dụng phương pháp này thì

phải bảo đảm yêu cầu: Kết luận đưa ra đúng, có tính thuyết phục cao đồng thời có
tính khách quan.
5. Kết cấu đề tài:
Đề tài gồm 3 chương
- Chương I- Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại
- Chương II – Thực trạng phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Chương III – Định hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang
nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Footer Page 7 of 133.



×