Tải bản đầy đủ (.ppt) (35 trang)

Tái cơ cấu kinh tế: tiến độ, vấn đề và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.83 KB, 35 trang )

Tái cơ cấu kinh tế: tiến độ, vấn
đề và giải pháp
Nguyễn Đình cung
Viện quản lý kinh tế TW
(trình bày tại Diễn đàn thảo luận chính sách hàng năm của Viện quản lý kinh tế
TW, ngày 22.11.2013)


Khung đánh giá


Kết quả tcc đầu tư công
• kết quả chủ yếu trong hai năm qua trong tái đầu tư là
giảm tỷ trọng đầu tư/GDP; bước đầu đổi mới cơ chế
quản lý vốn đầu tư nhà nước, nhờ đó, khắc phục một
bước đầu tư dàn trải, phân tán, kém hiệu quả đã tồn
tại từ nhiều năm.
• tính tình huống, ngắn hạn; chủ yếu xử lý thực trạng
quyết định đầu tư vượt quá khả năng cân đối vốn, đầu
tư dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ (đã tồn tại nhiều
năm); chủ yếu là để giải quyết các vấn đề của quá khứ
hơn là tạo khung khổ pháp lý để nâng cao hiệu lực
quản lý và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước
trong tương lại.


Vấn đề và nguy cơ dàn trải, phân tán
quay trở lại
• Trong khi thể chế mới cho quản lý phân bố và sử dụng vốn
đầu tư nhà nước chưa được thiết lập, thì có không ít dấu
hiệu cho thấy nguy cơ nới lỏng chính sách tài khóa, gia tăng


vốn đầu tư nhà nước và từng bước khôi phục lại đầu tư
dàn trải, phân tán và kém hiệu quả là rất lớn. Các dấu hiệu
đó là:
– Cách tiếp cận chính thống về phục hồi tăng trưởng chưa thay
đổi (có sự ủng hộ của nhiều chuyên gia, tư vấn); thiên về trọng
cầu, tăng đầu tư nhà nước, khi đầu tư tư nhân còn yếu.
– ý kiến cho rằng, cắt giảm đầu tư nhà nước quá mạnh đã gây
“shock” cho nền kinh tế, là một trong các nguyên nhân làm suy
giảm cầu, suy giảm kinh tế; hàng trăm dự án dở dang, không có
vốn để hoàn thành gây nhiều lãng phí cho xã hội; cần phải có
thêm đầu tư, ít nhất là để hoàn thành nhiều trăm dự án còn dở
dang.


Vấn đề và nguy cơ dàn trải, phân tán
quay trở lại
• Các địa phương nợ xây dựng cơ bản đến khoảng 91 ngàn tỷ đồng;
và có thể rồi Chính phủ trung ương sẽ phải chi trả, hoặc ít nhất sẽ
cho phép chính quyền địa phương huy động trái phiếu để xử lý.
Điều này có nghĩa là vốn huy động sẽ tiếp tục dành để xử lý vấn đề
quá khứ, thanh toán cho một phần không nhỏ các dự án còn dở
dang, hoặc đã hoàn thành nhưng kém hiệu quả.
• thể chế hành chính chia cắt, phân tán theo địa giới hành chính với
mỗi tỉnh, thành phố như một nền kinh tế, thì nguy cơ tái diễn đầu
tư phân tán, dàn trải và kém hiệu quả vẫn rất lớn. Hiện tượng đầu
tư theo phong trào sẽ vẫn tiếp diễn. Ví dụ, ngay trong những năm
suy giảm kinh tế, cắt giảm đầu tư công, tái cơ cấu kinh tế, thì vẫn có
thêm hai sân bay “cấp tỉnh” được bổ sung vào quy hoạch hoặc khai
trương hoạt động.



TCC DNNN: những nội dung cơ bản








Định vị lại vai trò và thu hẹp phạm vị kinh doanh của DNNN; tập trung vào
các lĩnh vực chính gồm công nghiệp quốc phòng, các ngành, lĩnh vực công
nghiệp độc quyền tự nhiên hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và
một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn;
Đẩy mạnh cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu các doanh nghiệp nhà nước
mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% sở hữu.
đẩy nhanh thực hiện theo nguyên tắc thị trường việc thoái vốn nhà nước
đã đầu tư vào các ngành không phải kinh doanh chính hoặc không trực
tiếp liên quan đến ngành kinh doanh chính và vốn nhà nước ở các công ty
cổ phần mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Đổi mới, phát triển và tiến tới áp dụng đầy đủ khung quản trị hiện đại đối
với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
- Thực hiện nghiêm pháp luật, kỷ cương hành chính nhà nước và kỷ luật thị
trườngcạnh tranh bình đẳng như các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác.


Kết quả hay những việc đã làm TCC
DNNN
• Chính phủ đã ban hành và triển khai thực hiện 05

Nghị định về đổi mới cơ chế quản lý DNNN.
• Đã phê duyệt được Đề án tái cơ cấu đối với (68) tập
đoàn, tổng công ty; đã phê duyệt hầu như toàn bộ
phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp của các Bộ,
ngành và địa phương.
• Phần lớn các tập đoàn, tổng công ty đã rà soát, phân
loại và xác định danh mục ngành nghề, phạm vi kinh
doanh chính, ngành nghề có liên quan và ngành nghề
không liên quan; đã xác định được các khoản mục đầu
tư cần phải thoái vốn, kế hoạch thoái các khoản vốn
đầu tư ngoài ngành.


Tiến độ và vấn đề TCC DNNN
• Cổ phần hóa không tiến triển nhiều; thoái vốn gặp khó khăn trên
nhiều mặt, chậm nhiều so với yêu cầu. Nguyên nhân:

– Tư duy, tiêu chí và cách thức thực hiện bảo toàn và phát triển vốn
chưa phù hợp với cơ chế thị trường.
– Một số phương thức bảo toàn vốn theo quy định hiện hành còn hình
thức và thiếu linh hoạt, làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
chưa thật sự thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, kinh doanh
sáng tạo và cẩn trọng để bảo toàn vốn và phát triển vốn.
– “Vốn” phải thoái của các DNNN là rất đa dạng; Trong khi đó, các quy
định hiện hành về thoái vốn chưa bao quát hết sự đa dạng của các loại
vốn cần thoái, và không còn phù hợp với điều kiện thị trường , yêu cầu
của Quyết định 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
– Nhận thức, quan niệm về vai trò cổ phần hóa, thoái vốn còn khác
nhau, chưa phù hợp với tình thần và bản chất của TCC kinh tế, chuyển
đổi mô hình tăng trưởng.



Tiến độ và vấn đề TCC DNNN
• Áp đặt đầy đủ nguyên tắc và kỷ luật thị trường
đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
hầu như chưa có chuyển biến, kể cả trong tư
duy, quan niệm và hành động chính sách.


Khi Dn còn là công cụ điều tiết thị trường, thì không áp đặt được đẩy đủ kỷ
luật thị trường cho dn và chưa có môi trường kinh doanh bình đẳng


Chưa áp đặt và thực hiện theo nguyên một số nguyên
tắc cơ bản của thị trường
• Chưa thực sự lời ăn lỗ chịu, thì chưa chịu sự trừng phạt
khắc nghiệt, nhưng công minh của cạnh tranh thị
trường.
• Chưa lấy tối đa hóa lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu,
Chưa tính đầy đủ chi phí vốn, chi phí cơ hội của vốn
theo giá thị trường.
• Còn bao cấp, trợ cấp chéo. Chưa theo giá thị trường.
• Chưa tách bách và hạch toán riêng các trách nhiệm xã
hội.
• Chưa tách biệt quyền sở hữu, quyền kinh doanh và
chức năng quản lý nhà nước; còn bị can thiệp hành
chính quá nhiều vào quản lý và hoạt động kinh doanh.


Chưa có hành động cụ thể để tiến tới

quản trị hiện đại
a
u củ

HĐQT

BKS

Quản lý

Tiền
l

uơ ng
, t hù

l ao

mện
hv
DNN à mục t

N

Cơ quan CSH

Th

Vai
trò,

sứ

khai h
óa
hóa th , minh bạc
h
ông ti
n

sá t

• CHẮC CHẮN CHƯA CÓ
QuẢN TRỊ HiỆN ĐẠI!

Công

eo d
õ
i
v
à g i ám

• OECD có 30 nguyên tắc về
quản trị tốt đối với DNNN.
• Khuôn khổ quản trị tập
đoàn và Tcty hiên nay hầu
như chưa áp dụng bất kỳ
nguyên tắc nào trong số đó.
• Ngay cả những nguyên tắc
tối thiểu quy định tại Điều

168 LDN(2005) vẫn chưa áp
dụng.


Tiến độ và vấn đề TCC DNNN
• Cổ phần hóa, thoái vốn chậm, thì chưa thể thay đổi vai trò,
chưa thể thu hẹp phạm vị kinh doanh của DNNN, chỉ tập
trung vào các lĩnh vực chính gồm công nghiệp quốc phòng,
các ngành, lĩnh vực công nghiệp độc quyền tự nhiên hoặc
cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và một số ngành công
nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn như kết
luận của hội nghị TW6 khóa XI
• Các thay đổi chính sách thực tế liên quan đến đổi mới, sắp
xếp lại DNNN trong thời gian gần đây có biểu hiện chưa
phù hợp với yêu cầu áp đặt đầy đủ nguyên tắc và kỷ luật thị
trường, yêu cầu thiết lập quản trị hiện đại; xu hướng can
thiệp hành chính, hạn chế tự chủ kinh doanh có biểu hiện
gia tăng.


TCC các tổ chức tín dụng


TCC TCTD được xác định gồm 3 bước: tái cơ cấu các ngân hàng
thương mại yếu kém, xử lý nợ xấu và tái cơ cấu toàn diện tất cả các
ngân hàng thương mại.
• Đã đạt được một số kết quả như:

– đảm bảo được thanh khoản, an toàn của hệ thống đã được kiểm soát;
nguy cơ gây đổ vỡ, mất an toàn hệ thống đã được đẩy lùi;

– các ngân hàng yếu kém đang được tái cơ cấu theo phương án đã
được phê duyệt;
– đề án xử lý nợ xấu đã được phê duyệt; nghị định về công ty quản lý tài
sản đã được ban hành, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng
(VAMC) đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động; đã bắt đầu
khởi động việc mua lại nợ của các tổ chức tín dụng,.v.v...
– V.v.v...


Tuy vậy, ………………..?.
• Thông tin chính thức về kết quả tái cơ cấu các ngân hàng thương
mại yếu kém nhìn chung còn ít, thường chưa được kiểm chứng.
• Không ít ý kiến nghi ngại về cách thức “tái cơ cấu tự nguyện”; vì
kinh nghiệm quốc tế cho thấy không thể sử dụng những con người
“gây ra vấn đề” để xử lý các vấn đề mà họ gây ra.
• Tình trạng sở hữu chéo dưới nhiều hình thức khác nhau vẫn còn
nguyên, thậm chí gia tăng do tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém?
• Tổng số nợ xấu của các ngân hàng thương mại vẫn là vấn đề còn
hoài nghi bởi nhiều bên có liên quan.
• Mặc đầu các công cụ xử lý nợ xấu đã được thiết lập, nhưng cách
thức xử lý nợ xấu vẫn chưa đảm bảo “đưa” nợ xấu ra khỏi nền kinh
tế;
• Khung pháp lý về mua, bán nợ xấu còn chưa thật rõ ràng?
• Và tóm lại, còn nhiều cầu hỏi và nhiều việc phải làm.


Về Các điều kiện thúc đẩy tái cơ
cấu!



Kinh tế vĩ mô có cải thiện chút ít; còn
lại…..?


Chất lượng hạ tầng có tiến bộ chủ yếu nhờ số thuế bao
di động gia tăng đột biến


... Và điều tra trong nước cho thấy các công ty không hài lòng
các kỹ năng đối với những công việc trình độ cao là rất lớn.

Source: WB staff estimations with 2011 Vietnam STEP Employer Survey - preliminary


Thể chế là vấn đề của vấn đề, đột phá
của đột phá, nhưng…..


Đánh giá của WB cũng có kết quả tương tự.


“Luật chơi”, “cách chơi” và “người
chơi” chưa thay đổi?


Hình như “xin-cho” vẫn còn phổ biến
và hệ lụy?
• “Luật chơi” thiên về hành chính, điều hành, thiên về
cách hiểu, giải thích và áp dụng của cơ quan có thẩm
quyền.

• Luật chơi quy định “cách chơi”= “xin cho”
• Quy định và chọn “người chơi”= người có quyền “cho”
và người được đi “xin”(sinh ra “vinaxin” và “vinacho”
là thế).
• Một phần không nhỏ lợi ích đã hình thành qua quan hệ
“xin cho” cho các bên có liên quan, mà không phát sinh
từ các hoạt động kinh tế tạo ra giá trị mới cho xã hội.
Kinh tế học gọi là “Rent” (địa tô); và “năng lượng
không tự nhiên sinh ra,……..”.


NỀN KINH TẾ LƯỠNG TẦNG THỂ CHẾ
THỂ CHẾ KINH TẾ CHIẾM ĐoẠT VÀ CHIA
CHÁC : đang áp đảo?

• KINH TẾ ĐỊA TÔ;

– XIN CHO, THU LỢI NHỜ ĐỊA TÔ;
– CHIA CHO NGƯỜI CHI PHỐI, CÓ
CƠ HỘI KINH DOANH NHỜ
CÓ QUYỀN DƯỚI CÁC
HÌNH THỨC KHÁC NHAU.

• Triệt tiêu động lực đổi mới,
sáng tạo, cạnh tranh thị
trường.
• Gia trị và động lực khuyên
khích méo mó, tạo ra phân
bố nguồn lực bất hợp lý, sử
dụng nguồn lực kém hiệu

quả.

THỂ CHẾ THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH BÌNH ĐẲNG,
LÀNH MẠNH : đang lép vế và thui chột?

• KINH TẾ KINH DOANH LÀNH
MẠNH, TẠO LỢI NHUẬN VÀ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG, TĂNG
THỊNH VƯỢNG QUÔC GIA;
• CHÚNG TA PHẢI THU HẸP,
GiẢM VÀ TiẾN TÓI XÓA BỎ
THỂ CHẾ CHIẾM ĐoẠT, CHIA
CHÁC, BẰNG THỂ CHẾ
THỊ TRƯỜNG CẠNH
TRANH LÀNH MẠNH


Thể chế hiện hành không phải là thể chế phù hợp, thúc đẩy tái có cấu
kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; và đột phá thể chế
phải là gì?
• “ đột phá về thể chế” là sự cải cách tạo ra thay đổi có tính nhảy vọt
cả về quy mô, mức độ và tính chất của thể chế cụ thể trong một
thời gian ngắn, và có tác động khác biệt rõ nét so với trước đó”. Ví
dụ, khoán 100, khoán 10 trong nông nghiệp; kế hoạch 3 phần, nghị
quyết 217 hạch toán kinh doanh xhcn; luật đầu tư nước ngoài 1987,
hay luật doanh nghiệp 2000 là những thay đổi đột phá về thể chế.
• Đột phá về thể chế phải là những cải cách mở rộng dự địa hoạt
động và nâng cấp mức độ phát triển của kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế; khống chế, hạn chế và dần triệt tiêu cơ chế “xin –
cho, ban-phát”, thu hẹp khu vực kinh tế địa tô; khuyến khích và

không ngừng mở rộng khu vực kinh tế tạo lợi nhuận, tạo giá trị gia
tăng thông qua đổi mới quản lý, đổi mới phương thức sản xuất, đổi
mới và chuyển giao công nghệ, cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế
thị trường hiện đại.


×