SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TẬP HUẤN
ĐỔI MỚI SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN TRONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC
THÁNG 7/2015
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC
CÁCH TỔ CHỨC VÀ NỘI DUNG
HỌP TỔ CHUYÊN MÔN THÁNG TẠI
ĐƠN VỊ
CÁCH TỔ CHỨC VÀ NỘI DUNG
TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN
MÔN TẠI ĐƠN VỊ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC
ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
DỰA TRÊN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
HỌC CỦA HỌC SINH
Tại sao cần áp dung mô hình SHCM dựa trên phân
tích hoạt động học của học sinh
Cấu trúc KT
– XH biến đổi
Giáo viên và
học sinh
thay đổi
Có nhu cầu nguồn nhân lực phát huy
được “việc học hỏi tìm tòi có sáng tạo”
Học sinh chủ động, tích cực tham gia vào quá
trình học tập
Học sinh biết ứng dụng những kiến thức đã học vào
cuộc sống
Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa giáo
viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh
Nhà trường
thay đổi
Xây dựng được môi trường sư phạm thân thiện, an
toàn, tôn trọng lẫn nhau
Có các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt
động học của học sinh là gì?
• Là hoạt động được thực hiện thường kỳ tại
các trường học nhằm bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho
giáo viên.
• Là hoạt động tập trung vào việc phân tích
hoạt động học tập của học sinh nhằm tạo cơ
hội cho tất cả học sinh được tham gia tích
cực vào quá trình học tập và giúp giáo viên
điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy phù
hợp với học sinh của lớp mình.
Mục đích của SHCM mới
Đảm bảo cơ
hội học tập
thực sự cho
tất cả học
sinh
Đảm bảo cơ
hội phát triển
chuyên môn
cho tất cả
giáo viên
Thay đổi
văn hóa nhà
trường
Cải thiện
bài học
hàng ngày
Điểm khác biệt giữa
SHCM truyền thống và SHCM mới
SHCM truyền thống
SHCM mới
Mục đích
Đánh giá, xếp loại
Nghiên cứu
Ý nghĩa
Nhận xét , phê bình
Góp ý cho giáo viên
Lắng nghe và học hỏi lẫn nhau. Tìm
ra các giải pháp phù hợp với học
sinh
Thiết kế bài dạy
Một người thiết kế và
dạy minh họa
Có sự góp ý của đồng nghiệp để
mục tiêu, nội dung và các hoạt động
học tập phù hợp với học sinh
Giờ dạy minh
họa
Theo trình tự
Linh hoạt
Dạy theo sách giáo
khoa
Phù hợp với nhận thức của học
sinh
Điểm khác biệt giữa
SHCM truyền thống và SHCM mới
Dự giờ
Thảo luận
SHCM truyền thống
SHCM mới
Việc dạy của giáo viên (tiến trình, lời
nói, hành động…)
Việc học của học sinh (thái
độ, hành vi…)
Học sinh nổi bật
Tất cả học sinh
Nhận xét giáo viên
Phân tích việc học của học
sinh
Đưa ra cách dạy chủ quan
Phát hiện vấn đề và tìm các
giải pháp phù hợp
Xếp loại dựa trên tiêu chí có sẵn
Mỗi giáo viên tự rút kinh
nghiệm
Thống nhất cách dạy cho mọi người
Tóm tắt các vấn đề
Điểm khác biệt Vị trí của người dự giờ
SHCM truyền thống
Quan
sát việc
dạy
SHCM mới
Quan
sát việc
học
Những vị trí quan sát có hiệu quả
Cách tiến hành SHCM mới
Chuẩn bị bài dạy minh họa
- Giáo viên tự đăng ký hoặc được phân công (mỗi
giáo viên được dạy minh họa ít nhất 1 lần trong
năm)
- Giáo viên chuẩn bị giờ dạy (tự lựa chọn nội dung,
xác định mục tiêu bài học, phương pháp, kỹ thuật,
ngữ liệu…phù hợp với học sinh và điều kiện lớp
học). Lấy ý kiến đóng góp của đồng nghiệp về bài
dạy minh họa.
Tiến hành dạy minh họa
- Giáo viên thực hiện bài dạy minh họa với học
sinh lớp mình hoặc với học sinh lớp khác.
- Ban giám hiệu và các giáo viên trong trường
tham dự buổi dạy minh họa.
- Giáo viên tham dự quan sát và ghi chép việc
học của học sinh: thái độ, cử chỉ, sự tham
gia, sự tương tác giữa HS – GV, HS – HS, các
hoạt động của học sinh, học sinh học được
kiến thức mới nào, sản phẩm học của học
sinh…
Suy ngẫm về bài dạy minh họa: Nội dung
SHCM
• Ban giám hiệu và tất cả giáo viên dự giờ cùng tham
dự buổi suy ngẫm.
• Người chủ trì có thể là hiệu trưởng, hiệu phó hoặc tổ
trưởng chuyên môn.
• Người chủ trì mời giáo viên dạy minh họa chia sẻ về:
- Mục tiêu giờ dạy
- Điều hài lòng/ chưa hài lòng khi thực hiện giờ dạy?
- Những thay đổi/ điều chỉnh trong quá trình dạy so với
chuẩn bị ban đầu? Những thay đổi/ điều chỉnh đó
giúp gì cho học sinh đạt được mục tiêu bài học?
Suy ngẫm về bài dạy minh họa
• Giáo viên dự giờ chia sẻ quan sát và phân
tích của mình về:
- Điều mình học được qua bài dạy minh họa.
- Những quan sát của mình về việc học của
học sinh
- Thay đổi của học sinh so với giờ học trước/
thời gian trước.
- Khó khăn của học sinh trong quá trình học
tập.
- “Tình huống có vấn đề”
Xem và suy ngẫm
Suy ngẫm về bài dạy minh họa
• Người chủ trì sử dụng hình ảnh/ video tường thuật
về 1 học sinh/ nhóm học sinh trong một tình huống
cụ thể
Và cùng phân tích:
+ Học sinh học được gì thông qua hoạt động A/ tình
huống A?
+ Mối quan hệ giữa GV – HS, HS – HS như thế nào?
+ Những biểu hiện “khác lạ” của học sinh? Điều gì
khiến cho học sinh đó có biểu hiện như vậy? Giáo
viên có thể làm gì để hỗ trợ cho học sinh?
+…
Một số lưu ý khi chủ trì
• Dẫn dắt, gợi ý, khuyến khích và tạo cơ hội cho tất
cả giáo viên được chia sẻ ý kiến
• Đào sâu, phát triển các ý kiến
• Ngăn chặn những ý kiến tiêu cực, tránh trở về
SHCM truyền thống.
• Không để cho buổi suy ngẫm trở thành buổi tranh
luận
• Không áp đặt ý kiến hoặc kinh nghiệm chủ quan
của bản thân
• Không chốt lại vấn đề mà chỉ tóm tắt lại các vấn đề
đã thảo luận
Ứng dụng những điều rút kinh nghiệm vào bài
học hàng ngày
- Các giáo viên đưa những điều học được từ đồng
nghiệp vào bài giảng trên lớp của mình.
- Nghiên cứu, điều chỉnh và ứng dụng hàng ngày.
=> Không kết thúc bài học nghiên cứu như một
buổi trình diễn, chỉ áp dụng những cái mới, cái
hay vào buổi dạy minh họa và nội dung xa rời với
những tiết học hàng ngày.
Một số nguyên tắc để thúc đẩy SHCM có
hiệu quả
• Mọi giáo viên trong trường đều tin tưởng, hiểu rõ
mục đích tầm quan trọng của SHCM, cùng nhau nhất
trí quyết tâm thực hiện.
• Cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường đều phải cùng
tham gia và phải thực hiện đúng kỹ thuật SHCM.
• Tất cả những ý tưởng sáng tạo, những hiểu biết mới
về phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm
đều được vận dụng, trải nghiệm trong SHCM.
• SHCM phải kiên trì thực hiện thường xuyên, liên tục.
Các điều kiện để tổ chức SHCM hiệu quả
• Tần suất thực hiện: ít nhất 1 lần/tháng
• Thời gian: 1 buổi (3 giờ ).
• Tổ chức phạm vi toàn trường
• GV dạy minh họa nên dạy HS của lớp mình
• Ghi lại hình ảnh của tiết học
• Nơi thảo luận có đủ chỗ ngồi và các thiết bị có liên
quan.
Vai trò và trách nhiệm của Ban giám hiệu
• Là người có vai trò quyết định thúc đẩy SHCM trong
nhà trường.
• Ban giám hiệu cần:
- Xác định SHCM là trụ cột, là chính sách quan
trọng nhất để đổi mới nhà trường, nâng cao
chất lượng việc học của học sinh.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động
SHCM
- Khuyến khích và tạo cơ hội cho tất cả giáo
viên được dạy minh họa 1 lần trong năm.
Vai trò và trách nhiệm của Ban giám hiệu
-
Tạo tâm lý thoải mái, tự tin cho GVDMH
Thay đổi thói quen khi dự giờ
Xây dựng văn hóa lắng nghe
Kiên định khi thực hiện SHCM
Thăm lớp học hàng ngày để có thể trao đổi với giáo
viên đứng lớp về những áp dụng những điều đã học
trong suy ngẫm của giáo viên vào bài dạy hàng ngày.
Vai trò và trách nhiệm của giáo viên
• Là người đưa những ứng dụng mới vào thực tiễn để thúc
đẩy năng lực học tập của học sinh
• Giáo viên cần:
- Cởi mở để học hỏi đồng nghiệp
- Có cái nhìn tích cực và tin tưởng vào đồng nghiệp
- Học cách quan sát học sinh, ghi chép và suy ngẫm
- Hình thành thói quen lắng nghe
- Thay đổi thói quen thảo luận tiêu cực
- Chủ động nghiên cứu thêm tài liệu về các phương pháp
dạy học tích cực.
- Tự rút kinh nghiệm cho bản thân sau buổi SHCM và chủ
động vận dụng những điều học được từ buổi SHCM vào
bài dạy hàng ngày