Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

Hệ Thống Văn Bản, Quy Định Liên Quan Đến Hoạt Động Quan Trắc Môi Trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 42 trang )

Tổng cục Môi trường
Trung tâm Quan trắc môi trường

HỆ THỐNG VĂN BẢN, QUY ĐỊNH
LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Bình Dương, tháng 5/2012


NỘI DUNG TRÌNH BÀY


I. Các văn bản, quy định hiện hành
về quan trắc môi trường


I. CÁC VĂN BẢN CHUNG
• Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Chương X: Quan trắc
và Thông tin về môi trường (Điều 94-97);
• Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy
hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi
trường quốc gia đến năm 2020”;
• Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
• Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính
phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường, cam kết BVMT;
• Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ
TNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số


29/2011/NĐ-CP;


I. CÁC VĂN BẢN CHUNG
• Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc “chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu
quả hoạt động của các KKT, KCN, CCN”;

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường: chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên quan tổ chức rà
soát, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của các KKT, KCN, CCN;
đặc biệt với các KCN đã có dự án đầu tư hoạt động sản xuất kinh
doanh nhưng chưa có công trình xử lý nước thải tập trung để có
biện pháp kịp thời chấn chỉnh, yêu cầu các KCN này hoàn thành hệ
thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; báo cáo
Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2012.


I. CÁC VĂN BẢN CHUNG


Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15/9/2008 của Chính
phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu
tài nguyên và môi trường;
Điều 8. Thu thập dữ liệu về tài nguyên và môi trường
1. Hàng năm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lập, phê duyệt và triển khai
thực hiện kế hoạch thu thập dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
Điều 16. Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi

trường
5. Tổ chức xây dựng hệ thống quan trắc quốc gia về tài nguyên và
môi trường.

• Thông tư số 07/2009/TT-BTNMT ngày 7/4/2009 của
Bộ trưởng Bộ TN&MT hướng dẫn chi tiết một số điều
của Nghị định số 102/2008/NĐ-CP;


I. CÁC VĂN BẢN CHUNG
• Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 8/5/2012 quy định
tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng (thay thế Thông tư số 07/2007/TTBTNMT ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ
sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý);

Điều 2. Nguyên tắc và căn cứ xác định cơ sở gây ô nhiễm môi
trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
3. Thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi
trường được xác định trên cơ sở kết quả quan trắc, giám sát
thông số môi trường đó đối chiếu với quy chuẩn kỹ thuật về
môi trường tương ứng.


I. CÁC VĂN BẢN CHUNG
• Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày
15/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao,
khu công nghiệp và cụm công nghiệp

Khoản 4 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau: “4. KCNC, KCN và CCN phải có
nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nhà máy xử lý nước thải tập trung có thể chia
thành nhiều đơn nguyên (modun) nhưng phải bảo đảm xử lý toàn bộ lượng nước
thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành. Chủ đầu tư các nhà
máy xử lý nước thải tập trung phải thiết kế lắp đặt hệ thống quan trắc tự
động, liên tục đối với lưu lượng nước thải, các thông số: pH, COD, TSS và
một số thông số đặc trưng khác trong nước thải của KCNC, KCN, CCN theo
yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, trước khi thải ra nguồn
tiếp nhận. Các trạm quan trắc tự động phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật kết
nối để truyền dữ liệu tự động, liên tục về cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường khi cơ quan này yêu cầu. Đối với các trạm quan trắc tự động hiện
có nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật kết nối để truyền dữ liệu tự
động, liên tục thì phải có phương án điều chỉnh để đáp ứng quy định này”.


I. CÁC VĂN BẢN VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NHÂN SỰ
 Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy
định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ
quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
 Quyết định số 01/2008/QĐ-BNV ngày 04/8/2008 của Bộ Nội vụ
ban hành chức danh và mã số ngạch các ngạch viên chức ngành tài
nguyên và môi trường;
Điều 1. Ban hành chức danh và mã số các ngạch viên chức ngành tài
nguyên và môi trường, gồm:
24. Quan trắc viên chính tài nguyên môi trường - Mã số ngạch 14.256
25. Quan trắc viên tài nguyên môi trường - Mã số ngạch 14.257
26. Quan trắc viên cao đẳng tài nguyên môi trường - Mã số ngạch 14.258
27. Quan trắc viên trung cấp tài nguyên môi trường - Mã số ngạch 14.259
28. Quan trắc viên sơ cấp tài nguyên môi trường - Mã số ngạch 14.260


Quyết định số 07/2008/QĐ-BTNMT ngày 06/10/2008 của Bộ
TN&MT ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức
ngành tài nguyên và môi trường


I. CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
• Thông tư số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22/10/2007 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đảm bảo chất lượng và
kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường;
II. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo đảm chất lượng (Quality Assurance -viết tắt là QA) trong quan trắc
môi trường là một hệ thống tích hợp các hoạt động quản lý và kỹ thuật
trong một tổ chức nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt
được các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định.
2. Kiểm soát chất lượng (Quality Control -viết tắt là QC) trong quan trắc môi
trường là việc thực hiện các biện pháp để đánh giá, theo dõi và kịp thời
điều chỉnh để đạt được độ chính xác và độ tập trung của các phép đo theo
yêu cầu của các tiêu chuẩn chất lượng nhằm bảo đảm cho hoạt động quan
trắc môi trường đạt các tiêu chuẩn chất lượng quy định.
3. Tiêu chuẩn Việt Nam (viết tắt là TCVN) trong Thông tư này được sử
dụng theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và được hiểu như cụm từ
quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và
Quy chuẩn kỹ thuật.


I. CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Hệ thống Quy định về quy trình quan trắc môi trường:
- Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không

khí xung quanh và tiếng ồn;
- Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước
mặt lục địa;
- Thông tư số 30/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước
dưới đất;
- Thông tư số 31/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước
biển (bao gồm cả trầm tích đáy và sinh vật biển);
- Thông tư số 32/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc chất lượng nước
mưa;
- Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất.


I. CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Hệ thống Quy định về quy trình quan trắc môi trường:
- Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không
khí xung quanh và tiếng ồn;
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không
khí xung quanh và tiếng ồn, gồm: xác định mục tiêu quan trắc, thiết kế
chương trình quan trắc và thực hiện chương trình quan trắc.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng với các đối tượng sau:
a) Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa
phương; các trạm, trung tâm quan trắc môi trường thuộc mạng lưới quan

trắc môi trường quốc gia và mạng lưới quan trắc môi trường địa phương;
b) Các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ về hoạt động quan trắc môi
trường, hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để giao nộp báo cáo, số
liệu cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa
phương;
2. Thông tư này không áp dụng cho hoạt động quan trắc môi trường
không khí xung quanh và tiếng ồn bằng các thiết bị tự động, liên tục.


I. CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Hệ thống Quy định về quy trình quan trắc môi trường:
- Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi
trường nước mặt lục địa;
Điều 5. Thiết kế chương trình quan trắc
3. Thông số quan trắc
Căn cứ theo mục tiêu của chương trình quan trắc, loại nguồn nước, mục đích sử
dụng, nguồn ô nhiễm hoặc nguồn tiếp nhận mà quan trắc các thông số sau:
a) Thông số đo, phân tích tại hiện trường: pH, nhiệt độ (t o), hàm lượng oxi hòa tan
(DO), độ dẫn điện (EC), độ đục, tổng chất rắn hòa tan (TDS);
b) Thông số khác: độ màu, thế oxi hóa khử (Eh hoặc ORP), tổng chất rắn lơ lửng
(TSS), nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxi hóa học (COD), nitrit (NO 2-), nitrat
(NO3-), amoni (NH4+), sunphat (SO42-), photphat (PO43-), tổng nitơ (T-N), tổng photpho
(T-P), silicat (SiO32-), tổng sắt (Fe), clorua (Cl-), florua (F-), độ kiềm, coliform, E.coli,
phecal coli, xianua (CN-), đioxit silic (SiO2), dầu, mỡ, asen (As), cadimi (Cd), crom
(Cr), chì (Pb), thủy ngân (Hg), kẽm (Zn), đồng (Cu), niken (Ni), mangan (Mn), các ion
natri (Na+), kali (K+), magie (Mg2+), canxi (Ca2+), phenol, chất hoạt động bề mặt. dư
lượng hoá chất bảo vệ thực vật, sinh vật phù du và sinh vật đáy;
c) Căn cứ vào điều kiện trang thiết bị, nhân lực thực hiện quan trắc mà có thể đo
nhanh một số thông số quy định tại điểm b, khoản 3 điều này.



I. CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Hệ thống Quy định về quy trình quan trắc môi trường:
- Thông tư số 30/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước
dưới đất;
Điều 6. Thực hiện chương trình quan trắc
2. Lấy mẫu, đo và phân tích tại hiện trường
a) Việc lấy mẫu nước dưới đất tuân theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 666311:2011 (tương đương tiêu chuẩn chất lượng ISO 5667-11:2009);
b) Đối với các thông số bắt buộc đo, phân tích tại hiện trường: theo các
hướng dẫn sử dụng thiết bị quan trắc của các hãng sản xuất;
c) Riêng đối với các mạch nước, lỗ khoan tự phun: mẫu được lấy trực tiếp từ
nơi chúng xuất lộ hoặc tự phun;
d) Khi nghiên cứu đánh giá sự nhiễm bẩn của nước dưới đất bởi các điểm
thải gần kề ngoài mẫu nước dưới đất, phải lấy cả mẫu nước từ các điểm thải
đó mà có thể thấm vào nguồn nước dưới đất;
đ) Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng tại hiện trường thực
hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng
dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.


I. CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Hệ thống Quy định về quy trình quan trắc môi trường:
- Thông tư số 31/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi
trường nước biển (bao gồm cả trầm tích đáy và sinh vật biển);
Điều 5. Thiết kế chương trình quan trắc
4. Thời gian và tần suất quan trắc
a) Thời điểm quan trắc

- Đối với vùng biển ven bờ: trong một đợt quan trắc, mẫu nước và sinh
vật biển được lấy vào thời điểm chân triều và đỉnh triều của một kỳ
triều có biên độ lớn nhất thuộc kỳ nước cường, mẫu trầm tích đáy và
sinh vật đáy lấy vào thời điểm chân triều.
- Đối với vùng biển xa bờ: lấy mẫu 01 lần tại vị trí điểm đo.
b) Tần suất quan trắc
- Nền nước biển: tối thiểu 02 lần/năm;
- Môi trường nước biển ven bờ: tối thiểu 01 lần/quý;
- Môi trường nước biển xa bờ: tối thiểu 02 lần/1 năm.


I. CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Hệ thống Quy định về quy trình quan trắc môi trường:
- Thông tư số 32/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc chất lượng nước
mưa;
Bảng 1. Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm
STT

Thông số

1

pH

2
3

EC
SO42-, F-, NO2- , NO3-, Cl-, PO43-


4

NH4+, Na+, K+, Ca2+, Mg+

Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
• TCVN 6492:2010;
• ISO 10523:2008;
• APHA 4500 H+
• EPA 120.1
• TCVN 6494-1:2011
(ISO 10304-1:2007);
• APHA 3500/4500





TCVN 6660: 2000;
TCVN 6201(Ca2+, Mg+);
TCVN 6196-1:1996 (Na+, K+);
APHA 3500/4500


I. CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Hệ thống Quy định về quy trình quan trắc môi trường:
- Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất.
Bảng 1. Phương pháp lấy mẫu đất tại hiện trường
STT

1
2
3
4
5

Phương pháp lấy mẫu đất

Số hiệu tiêu chuẩn

Chất lượng đất - Từ vựng - Phần 2: Các
thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến lấy
mẫu
Chất lượng đất - Lấy mẫu - Yêu cầu chung

• TCVN 6495-2:2001
(ISO 11074-2:1998)

Chất lượng đất - Lấy mẫu Phần 2: Hướng
dẫn kỹ thuật lấy mẫu
Chất lượng đất - Phương pháp đơn giản để
mô tả đất

• TCVN 7538-2:2005
(ISO 10381-2:2002)

Đất trồng trọt. Phương pháp lấy mẫu

• TCVN 5297:1995


• TCVN 6857:2001
(ISO 11259:1998)
• TCVN 4046:1985


I. CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường:
• QCVN 01:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên
• QCVN 02:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
lò đốt chất thải rắn y tế
• QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt
• QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới đât
• QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước biển
• QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp chế biến thủy sản
• QCVN 12:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp giấy và bột giấy
• QCVN 13:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp dệt may


I. CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường:
• QCVN 01:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên
• QCVN 02:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải

lò đốt chất thải rắn y tế
• QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt
• QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới đât
• QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước biển
• QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp chế biến thủy sản
• QCVN 12:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp giấy và bột giấy
• QCVN 13:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp dệt may


I. CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường:
• QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh;
• QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh;
• QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng
chất thải nguy hại;
• QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
• QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
•QCVN 21:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp sản xuất phân bón hóa học;
• QCVN 22:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải

công nghiệp nhiệt điện;
• QCVN 23:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp sản xuất xi măng;


I. CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường:
• QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp;
• QCVN 25: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải của bãi chôn lấp chất thải rắn;
• QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
• QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
• QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải y tế;
• QCVN 29:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải của kho và cửa hàng xăng dầu;
• QCVN 30:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
lò đốt chất thải công nghiệp;
• QCVN 34:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp lọc hóa dầu đối với bụi và các chất vô cơ;


I. CÁC VĂN BẢN VỀ ĐỊNH MỨC, ĐƠN GIÁ
Hệ thống các văn bản về Định mức kinh tế - kỹ thuật trong
quan trắc môi trường:
- Quyết định số 10/2007/QĐ-BTNMT ngày 5/7/2007 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường không khí xung quanh và
nước mặt;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/04/2008 của Bộ

trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức
kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường nước biển, khí
thải công nghiệp và phóng xạ;
- Quyết định số 02/2008/QĐ-BTNMT ngày 16/04/2008 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức
kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường đất, nước dưới
đất và nước mưa axit;
- Thông tư số 18/2010/TT-BTNMT ngày 4/10/2010 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định định mức sử dụng diện tích
nhà xưởng, thiết bị và biên chế cho Trạm quan trắc môi trường.


I. CÁC VĂN BẢN VỀ ĐỊNH MỨC, ĐƠN GIÁ
Hệ thống các văn bản về Đơn giá trong quan trắc môi trường:
1. Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/4/2008 giữa
Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về Hướng dẫn lập dự toán
công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường;
2. Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 giữa
Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn việc quản lý
kinh phí sự nghiệp môi trường;
3. Quyết định số 199/2010/QĐ-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí
quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản;
4. Thông tư số 232/2009/TT-BTC ngày 09/12 /2009 của Bộ Tài chính quy
định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí y tế dự phòng và
phí kiểm dịch y tế biên giới;
5. Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính Quy định
chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ
quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
6. Quyết định 2069/QĐ-BTNMT ngày 03/11/2010 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường ban hành Quy định về tiêu chuẩn và mức chi thanh toán công
tác phí và hội nghị phí sử dụng ngân sách nhà nước trong các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.


II. Công tác xây dựng và trình ban hành
các văn bản, quy định thời gian tới


II. CÁC VĂN BẢN CHUNG
-

Nghị định của Chính phủ quy định điều kiện tham gia hoạt
động quan trắc môi trường;

Điều 2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động quan trắc môi
trường
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động quan trắc hiện trường
được cấp cho Tổ chức để thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường đối
với các thành phần môi trường đã đăng ký.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động phân tích môi trường
được cấp cho Tổ chức để thực hiện hoạt động phân tích môi trường đối với
các thành phần môi trường đã đăng ký. Tổ chức thành lập một hoặc nhiều
phòng thí nghiệm phải đăng ký chứng nhận đủ điều kiện cho từng phòng thí
nghiệm.
3. Tổ chức tham gia hoạt động quan trắc môi trường phải có Giấy chứng nhận
đủ điều kiện quan trắc môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp và chỉ
được thực hiện trong lĩnh vực, phạm vi Giấy chứng nhận được cấp.
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động quan trắc môi trường có
thời hạn hiệu lực là 36 tháng kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn nhiều

lần, mỗi lần gia hạn không quá 36 tháng.


×