Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Hiệu Trưởng Các Nhà Trường Phổ Thông Với Việc Xây Dựng Đội Ngũ Nhà Giáo Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Căn Bản, Toàn Diện Giáo Dục Đào Tạo Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.54 KB, 15 trang )

HIỆU TRƯỞNG CÁC NHÀ TRƯỜNG PHỔ
THÔNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NHÀ
GIÁO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN,
TOÀN DIỆN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HIỆN NAY

NGƯT.TS. Nguyễn Tùng Lâm


1. VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA HIỆU TRƯỞNG
- Tác động mọi yếu tố hoạt động nhà trường

-

Nhà quản lý, lãnh đạo, khích lệ, truyền lửa đội ngũ.
Xây dựng văn hóa quản lý trong trường học.
Nhà sư phạm, nhà giáo dục tạo nhân cách thầy – trò.
Người hỗ trợ đắc lực cho mỗi nhà giáo thành công
trong sự nghiệp đổi mới.


2. ĐỐI DIỆN KHÓ KHĂN TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

+ Bản thân hiệu trưởng chưa xem trọng việc tự
chủ xây dựng phát triển đội ngũ.
+ Trông chờ, ỷ lại sự chỉ đạo của các cấp quản
lý về bồi dưỡng đội ngũ.
+ Chưa phân loại để có kế hoạch bồi dưỡng
phát triển đội ngũ theo phẩm chất năng lực.


Phân loại đội ngũ nhà giáo theo phẩm chất năng lực



- Loại 1: Giỏi chuyên môn có năng lực sư phạm.
- Loại 2: Có năng lực chuyên môn, sư phạm nhưng
không tự giác, thiếu nhiệt tình.
- Loại 3: Năng lực chuyên môn sư phạm hạn chế
nhưng nghiêm túc, nhiệt tình, không có hiệu quả.
- Loại 4: Hạn chế cả năng lực lẫn phẩm chất.


Chưa giúp đỡ nhà giáo phát huy phẩm chất
tốt đẹp của nghề nghiệp
 Đặc trưng nghề giáo
+ Luôn là “thần tượng” của học sinh về tri
thức, nhân cách
+ Luôn chủ động sáng tạo vận dụng khoa
học giáo dục để tiếp cận mọi đối tượng hs
+ Luôn tự học, tự đúc rút kinh nghiệm, tự
nâng cao năng lực trình độ


Chưa giúp nhà giáo chiến thắng bệnh nghề nghiệp
 Bệnh nghề nghiệp của nhà giáo
+ Thuyết giảng lý thuyết sách giáo khoa.
+ Không gắn kiến thức khoa học với thực tiễn đời
sống.
+ Luôn cho mình là nhất, không tôn trọng ý kiến đồng
nghiệp, hs.
+ Giảng dạy không có hiệu quả luôn đổ lỗi cho hs,
cho hoàn cảnh, không đổi mới phương pháp.
+ Tùy tiện tự do trong mọi công việc, không thể hiện

tính chuyên nghiệp.
+ Coi thường, lười học tập chuyên môn nghiệp vụ.


3. HIỆU TRƯỞNG VỚI VIỆC ĐỔI MỚI CÔNG
TÁC BỒI DƯỠNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

(1) “chuẩn bị nguồn lực”
+ Báo cáo viên tiềm năng:
nhà khoa học – giáo viên giỏi – bản thân
hiệu trưởng.
+ Bộ tài liệu dùng chung.
+ Kinh phí, thời gian, địa điểm bồi dưỡng.


(2) “Thúc đẩy hành động”
+ Là mục tiêu, nguyên tắc, phương châm bồi
dưỡng của hiệu trưởng
+ Tổ chức các giờ thao giảng theo chuyên đề
của các tổ bộ môn
+ Tự giác dự giờ đồng nghiệp để nâng cao
nghiệp vụ, tay nghề
+ Tổ chức hệ thống thanh tra thường xuyên của
từng bộ môn
+ Lấy ý kiến của học sinh về sự phù hợp của
giáo viên với học sinh


(3) “Tạo động lực để giáo viên phát triển tay nghề”
a. Thay đổi cách đào tạo bồi dưỡng giáo viên

- Coi trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ (cả lãnh
đạo và giáo viên).
- Kết hợp nâng cao nhận thức và tự trải nghiệm
qua giảng dạy nhà giáo.
- Sử dụng giáo viên giỏi kèm cặp, đánh giá.
- Cấp chứng chỉ cho nhà giáo hoàn thành
chương trình bồi dưỡng (cả lý thuyết + thực
hành tay nghề).
- Sử dụng, đãi ngộ nhà giáo.


b. Xây dựng văn hóa quản lý bằng 8 niềm tin cốt
lỗi của hiệu trưởng
(1) Sản phẩm của trường học trước hết là nhân
cách người học và người dạy
(2) Mỗi nhà trường là một cộng đồng, cùng
nhau hiến thân cho sự thành công và phát
triển không phải là một cái máy.
(3) Quản lý là tạo điều kiện tốt nhất để Cán bộ
giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, không phải
để kiểm soát và bắt lỗi.
(4) Sự xuất sắc, sáng tạo, hiệu quả của mỗi cán
bộ giáo viên của mỗi nhà trường luôn được
tôn trọng. Họ không thể là những người non
kém không thể tin cậy


(5) Động lực ở mỗi nhà trường xuất phát từ tầm
nhìn, sự sáng tạo không phải từ sự sợ hãi.
(6) Mọi công việc ở mỗi nhà trường phải trở nên

vui vẻ, không thể là sự mệt nhọc
(7) Ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ
khoa học ký thuật, khoa học Tâm lý giáo dục
là con đường dẫn đến thành công của mỗi
nhà trường.
(8) Đổi mới toàn diện, triệt để để phát triển bền
vững. Động viên được cha mẹ học sinh và các
lực lượng xã hội tham gia các hoạt động giáo
dục của nhà trường.


4. NHỮNG KIẾN NGHỊ HỖ TRỢ HIỆU TRƯỞNG ĐỔI MỚI
CĂN BẢN TOÀN DIỆN GIÁO DỤC MỖI NHÀ TRƯỜNG

Thực hiện dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XII
của Đảng “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo
dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng
quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở
giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng.
Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các
cơ sở giáo dục, đào tạo; thực hiện giám sát của
các chủ thể trong nhà trường và xã hội tăng
cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan
quản lý các cấp, bảo đảm dân chủ, công khai,
minh bạch”


Tự chủ mỗi cơ sở giáo dục đào tạo
 Được phân cấp triệt để, giao quyền hiệu trưởng
+ Tự chủ tuyển dụng, đãi ngộ nhà giáo

+ Tự chủ tài chính
+ Tự chủ xây dựng các chương trình giáo dục
 Tăng quyền giám sát của các chủ thể nhà trường
đặc biệt trao quyền giám sát của cộng đồng
(cha mẹ học sinh – Mặt trận tổ quốc địa phương)


Đổi mới cách bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng
+ Kết hợp bồi dưỡng tập trung với việc xây
dựng các đề án đổi mới của từng hiệu trưởng
(có hội đồng bảo vệ nghiệm thu)
+ Tổ chức hiệu trưởng nắm khoa học tâm lý
giáo dục và cập nhật thông tin đổi mới giáo
dục (hiệu trưởng phải được đào tạo kỹ như
giáo viên nòng cốt)
+ Tổ chức giao lưu học hỏi các mô hình giáo
dục tiên tiến trong và ngoài nước
+ Sau mỗi chu kỳ lãnh đạo hiệu trưởng phải
được đánh giá và đãi ngộ thỏa đáng


Kết luận
+ Mỗi hiệu trưởng không chỉ là nhà
quản lý là phải là nhà giáo dục, có văn
hóa quản lý
+ Hiệu trưởng phải được tự chủ trong
công tác quản lý
+ Hiệu trưởng phải được bồi dưỡng –
đánh giá – đãi ngộ như giáo viên giỏi




×