Header Page 1 of 133.
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÝ THỊ THƯƠNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA CÂY KIM NGÂN RỪNG (LONICERA BOURNEL HEMSL.)
TẠI KHU BẢO TỒN PHIA OẮC - PHIA ĐÉN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2011 - 2015
Thái Nguyên – năm 2015
Footer Page 1 of 133.
Header Page 2 of 133.
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÝ THỊ THƯƠNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA CÂY KIM NGÂN RỪNG (LONICERA BOURNEL HEMSL.)
TẠI KHU BẢO TỒN PHIA OẮC - PHIA ĐÉN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn
: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: K43 - QLTNR - N01
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015
: ThS. Phạm Thu Hà
Thái Nguyên – năm 2015
Footer Page 2 of 133.
Header Page 3 of 133.
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký và ghi rõ họ tên)
Footer Page 3 of 133.
Header Page 4 of 133.
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn
trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm!
Thái nguyên, ngày tháng năm 2015
Xác nhận của GVHD
Người viết cam đoan
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học
Th.S Phạm Thu Hà
Footer Page 4 of 133.
Lý Thị Thương
Header Page 5 of 133.
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới
sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy, cô giáo. Để củng cố lại
những kiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì
việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Th.S
Phạm Thu Hà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm
sinh học của cây Kim ngân rừng (Lonicera Bournel Hemsl.) tại Khu bảo
tồn Phia Oắc - Phia Đén”.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của
cô giáo Th.S Phạm Thu Hà cùng các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối
hợp giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén và
người dân địa phương tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua đây tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm
Nghiệp, cô giáo hướng dẫn Th.S PhạmThu Hà đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn
thành khóa luận.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, năm 2015
Sinh viên
Lý Thị Thương
Footer Page 5 of 133.
Header Page 6 of 133.
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thang đánh giá các tiêu chí về chất đa lượng, Mùn, N tổng số, Lâm
và kali .................................................................................................... 23
Bảng 4.1: Thống kê hiểu biết của người dân về loài cây Kim ngân rừng ...... 29
Bảng 4.2: Thống kê sử dụng của người dân về loài cây Kim ngân rừng ....... 30
Bảng 4.3: Kết quả đo đường kính thân cây Kim ngân rừng ........................... 32
Bảng 4.4: Kết quả trung bình đo của 100 lá ................................................... 33
Bảng 4.5: Số liệu đo trung bình của 100 quả .................................................. 34
Bảng 4.6: Công thức tổ thành tầng cây gỗ lâm phần có cây Kim ngân rừng
phân bố .................................................................................................. 35
Bảng 4.7: Độ tàn che các OTC có cây Kim ngân rừng................................... 37
Bảng 4.8: Chỉ số mức độ thân thuộc của các loài cây đi kèm ........................ 38
Bảng 4.10: Tổng hợp các chỉ tiêu về tần suất xuất hiện Kim ngân rừng ........ 40
Bảng 4.11: Công thức tổ thành tái sinh khu vực có loài Kim ngân rừng phân
bố tự nhiên ............................................................................................ 40
Bảng 4.12: Mật độ tái sinh loài Kim ngân rừng.............................................. 42
Bảng 4.13: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh .......................................... 42
Bảng 4.14: Độ che phủ của cây bụi trong OTC nơi có Kim ngân rừng phân bố
....................................................................................................................... 43
Bảng 4.15: Độ che phủ của thảm tươi OTC nơi có cây Kim ngân rừng phân bố
....................................................................................................................... 44
Bảng 4.16: Phân bố số cây theo độ cao........................................................... 45
Bảng 4.17: Phân bố cây Kim ngân rừng theo trạng thái rừng ........................ 46
Bảng 4.18: Tổng hợp số liệu đất nơi phân bố loài Kim ngân rừng ................ 47
Bảng 4.19: Kết quả phân tích đất khu vực có cây Kim ngân rừng ................. 48
Bảng 4.20: Tổng hợp các nhân tố sinh thái cơ bản loài Kim ngân rừng ....... 49
Bảng 4.21: Tổng hợp số liệu tác động của con người và vật nuôi trên các
tuyến điều tra......................................................................................... 49
Footer Page 6 of 133.
Header Page 7 of 133.
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Thân trưởng thành ........................................................................... 32
Hình 4.2: Ngọn cây ......................................................................................... 32
Hình 4.3: Lá mặt trên ..................................................................................... 33
Hình 4.4: Lá mặt dưới ..................................................................................... 33
Hình 4.5: Hoa mới nở...................................................................................... 34
Hình 4.6: Hoa nở sau 1 ngày ........................................................................... 34
Hình 4.7: Quả non ..................................................................................... ... 34
Hình 4.8: Quả chín .......................................................................................... 34
Hình 4.9: Hạt ................................................................................................... 35
Hình 4.10: KNR tái sinh hạt............................................................................ 41
Hình 4.11: KNR tái sinh chồi.......................................................................... 41
Hình 4.13: Kim ngân rừng phơi khô ............................................................... 50
Hình 4.14: Chăn thả Dê ................................................................................... 50
Footer Page 7 of 133.
Header Page 8 of 133.
v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
APG III
CITES
D00
D1.3
HVN
IPNI
IUCN
KBT
LCCTTT
Lk
LSNG
LSNG
N(cây)
ODB
OTC
pHkcl
PRCF
RRA
TB
TCPH
TS
UBND
UNEP
WWF
Footer Page 8 of 133.
Hệ thống phân loại thực vật (Angiosperm Phylogeny Group)
Convention on International Trade in EndangeredSpecies of
Wild Fauna and Flora (Công ước về thương mại quốc tế các loài
động, thực vật hoang dã nguy cấp )
Đường kính gốc
Đường kính ngang ngực
Chiều cao vút ngọn
International Plant Names Index
International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources - Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN
Khu bảo tồn
Loài cây tham ra vào công thức tổ thành
Loài khác
Lâm sản ngoài gỗ
Lâm sản ngoài gỗ
Số cây
Ô dạng bản
Ô tiêu chuẩn
Độ chua trao đổi
People Resouces And Conservasion Foundation – Tổ chức con
người tài nguyên và bảo tồn
Rural Rapid Appraisal (Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn)
Trung bình
Tiêu chuẩn phân hạng
Tổng số
Ủy ban nhân dân
United Nations Environment Programme (Chương trình Môi
trường Liên Hiệp Quốc)
World Wide Fund For Nature (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên)
Header Page 9 of 133.
vi
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu yêu cầu của đề tài ........................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ........................................................ 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................ 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Các khái niệm ............................................................................................. 4
2.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ................................................................. 4
2.2.1. Về cơ sở sinh học .................................................................................... 4
2.2.2. Về cơ sở bảo tồn ...................................................................................... 4
2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ....................................... 6
2.3.1. Trên thế giới ............................................................................................ 6
2.3.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 9
2.4. Tình hình tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ......... 15
2.4.1. Tự nhiên ................................................................................................ 15
2.4.2. Dân sinh................................................................................................. 15
2.4.3. Xã hội .................................................................................................... 17
2.4.4. Tóm tắt ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tới nghiên
cứu của khóa luận ............................................................................................ 18
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19
3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 19
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 19
3.2.1. Sự hiểu biết của người dân về loài Kim ngân rừng và giá trị sử dụng
của loài cây này ............................................................................................... 19
3.2.2. Đặc điểm phân loại của cây Kim ngân ................................................. 19
Footer Page 9 of 133.
Header Page 10 of 133.
vii
3.2.3. Một số đặc điểm sinh học của loài cây Kim ngân rừng ........................ 19
3.2.4. Tác động của con người tới KBT thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén và
loài cây nghiên cứu ......................................................................................... 20
3.2.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển và bảo tồn loài cây Kim ngân rừng .... 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu .................................................................. 20
3.3.2. Ngoại nghiệp ......................................................................................... 20
3.3.3. Nội nghiệp ............................................................................................. 27
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ....................................... 29
4.1. Sự hiểu biết của người dân về loài cây Kim ngân rừng và giá trị sử dụng
của loài cây này ............................................................................................... 29
4.1.1. Sự hiểu biết của người dân về loài cây Kim ngân rừng ........................ 29
4.1.2. Giá trị sử dụng của cây Kim ngân rừng ................................................ 30
4.2. Đặc điểm phân loại của loài cây Kim ngân rừng ..................................... 31
4.3. Một số đặc điểm sinh học của loài cây Kim ngân rừng ........................... 32
4.3.1 Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài cây Kim ngân rừng................... 32
4.3.2. Một số đặc điểm sinh thái của loài cây Kim ngân rừng ...................... 35
4.4. Sự tác động của con người đến khu vực nghiên cứu ............................... 49
4.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển và bảo tồn loài cây Kim ngân rừng 50
4.5.1. Về kinh tế - xã hội ................................................................................. 50
4.5.2. Về chính sách ........................................................................................ 51
4.5.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây Kim ngân rừng ........ 51
Phần 5. KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Footer Page 10 of 133.
Header Page 11 of 133.
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng vốn được mệnh danh là ”Lá phổi xanh” của trái đất với chức năng
điều hòa khí hậu, hạn chế thiên tai, bão, lũ lụt cùng với việc tham ra vào duy
trì cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học bằng cách tham ra vào chu trình
tuần hoàn sinh vật của thiên nhiên. Rừng là nơi cư trú và là nơi sinh sống của
rất nhiều loài động, thực vật. Rừng là nơi cung cấp thức ăn cho động vật nói
chung, con người nói riêng. Ngoài ra rừng còn được coi là nguồn vật chất cơ
bản nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, ngoài việc cung cấp gỗ rừng còn
cung cấp những lâm sản ngoài gỗ (LSNG) như: Thực phẩm, gia vị, tinh dầu,
nhựa, củi, cây làm thuốc, cây cảnh, cây nhuộm màu, nguyên liệu giấy sợi và
nhiều giá trị sử dụng khác.
Khi rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, tình trạng
sa mạc hóa ngày càng gia tăng, diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp.
Tài nguyên sinh vật đang bị đe dọa, nhiều loài sinh vật bị khai thác cạn kiệt
trở nên quý, hiếm và đang đứng trước nguy cơ dần bị tuyệt chủng. Khi con
người chúng ta không có biện pháp khắc phục sẽ tàn phá đi kho dự trữ, tàn
phá đi nguồn vật chất cơ bản của sự sống. Vì vậy con người cần phải thay
đổi tư duy của chính mình với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên theo
phương châm ”Phát triển bền vững” là một yêu cầu cấp thiết không thể trì
hoãn. Việc duy trì, bảo vệ rừng và tài nguyên rừng luôn trở thành nội dung
quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam hơn 80% là dân số
sống ở các vùng nông thôn, miền núi cuộc sống người dân nghèo khó, trình
độ dân trí thấp vì vậy cuộc sống của họ thường xuyên lệ thuộc vào rừng để
tìm kiếm thức ăn, khai thác gỗ và LSNG. Để đáp ứng nhu cầu, cuộc sống
của họ mặt khác do nhu cầu thị trường về các sản phẩm từ rừng ngày càng
Footer Page 11 of 133.
Header Page 12 of 133.
2
cao công tác quản lý chưa chặt chẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến đa dạng
sinh học, làm cho nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao, thậm
chí một số loài không còn khả năng tái tạo. Đứng trước tình trạng đó Đảng
và Nhà nước ta đã có những giải pháp bảo vệ và phát triển rừng như việc
thành lập hệ thống các Khu bảo tồn (KTB), khu rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ đồng thời ban hành các văn bản luật và dưới luật quy định nhằm bảo tồn
các loài động vật, thực vật quý, hiếm.
Mỗi loài sinh vật đều có một chức năng nhất định cho dù chúng có lợi
hay thậm chí có hại đối với con người thì chúng ta vẫn cần duy trì các nguồn
tài nguyên sinh vật. Những nguyên liệu, vật liệu để sản xuất những sản phẩm
khác nhau. Cũng như bảo vệ chức năng sinh thái tự nhiên của thế giới vì vậy
chúng ta cần bảo tồn những giá trị vốn có của nó. Tại KBT thiên nhiên Phia
Oắc – Phia Đén có rất nhiều loài thực vật quý, hiếm đang đứng trước nguy cơ
tuyệt chủng. Cây Kim ngân rừng là một loài thực vật có tại KBT đang đứng
trước nguy cơ tuyệt chủng cao, nhưng chưa có công trình nghiên cứu khoa
học cụ thể nào nghiên cứu, bảo tồn loài cây này. Từ thực tế trên tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Kim ngân
rừng (Lonicera Bournel Hemsl.) tại Khu bảo tồn Phia Oắc - Phia Đén”.
1.2. Mục tiêu yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu sự hiểu biết của người dân địa phương về loài Kim ngân rừng
trong khu vực nghiên cứu
- Xác định một số đặc điểm sinh học và sự phân bố của cây Kim ngân rừng
từ đó đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát triển loài Kim ngân rừng.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Thông qua đề tài nghiên cứu tạo điều kiện để tìm hiểu, học hỏi những
kiến thức và kinh nghiệm từ người dân địa phương, các cán bộ quản lý và cán bộ
Footer Page 12 of 133.
Header Page 13 of 133.
3
chuyên môn tại KTB sẽ giúp bổ sung kiến thức, nâng cao năng lực, kỹ năng, thái
độ để hoàn thành tốt công việc và làm sở để phục vụ công việc sau này.
- Giúp cho tôi thực hành những kiến thức đã tiếp học được để áp dụng
vào thực tế (vào nghiên cứu và bảo tồn các nguồn gen cây rừng quý, hiếm).
- Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ làm tài liệu tham khảo cho việc bảo
tồn và nhân rộng loài cây Kim ngân rừng.
- Kết quả thực hiện đề tài có sẽ cơ sở cho sinh viên tiếp tục nghiên cứu
khoa học chuyên sâu về loài cây này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho việc xây dựng các biện
pháp bảo tồn và phát triển cây Kim ngân rừng một cách hợp lý.
- Giúp cho người dân địa phương và cán bộ kiểm lâm nhận thức được
tầm quan trọng của việc bảo tồn và vai trò của loài cây Kim ngân rừng mang
lại cho cuộc sống.
- Việc nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học loài cây Kim ngân rừng tại
khu vực nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc áp dụng các bệnh pháp kỹ huật gây
trồng hợp lý loài cây này.
- Thông qua kết quả nghiên cứu thấy được sự đa dạng và sự suy giảm
của các loài cây nghiên cứu trong những năm qua, từ đó đánh giá được tác
động của con người đến tài nguyên rừng.
Footer Page 13 of 133.
Header Page 14 of 133.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các khái niệm
Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu về các điều kiện sống, tồn tại
và phát triển của sinh vật. về các mỗi quan hệ qua lại giữa sinh vật với môi
trường và giữa sinh vật với nhau trong quá trinhf tồn tại và phát triển tiến hóa
của chúng [14].
Sinh học bảo tồn là môn khoa học đa nghành được xây dựng nhằm hạn
chế các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học với hai mục đích.
- Một là: Tìm hiểu những tác động tiêu cực do con người gây ra đối với
đa dạng sinh học
- Hai là: Xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự suy thoái đa
dạng sinh học [13].
2.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
2.2.1. Về cơ sở sinh học
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam sự đa dạng sinh học đang ngày càng
suy giảm làm cho số lượng các loài động, thực vật giảm từng ngày, từng giờ
đặc biệt là các loài thực vật quý, hiếm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống
ngày càng thu hẹp về diện tích, nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng trước
nguy cơ bị tuyệt chủng trong tương lai gần. Do vậy việc nghiên cứu đặc điểm
sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng cho việc bảo vệ và sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài, ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường,... làm cơ sở khoa học xây dựng mối quan hệ giữa
con người và thế giới tự nhiên.
2.2.2. Về cơ sở bảo tồn
Hiện nay số lượng các loài động, thực vật đang bị suy giảm mạnh làm
ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học, sự sống của các loài động, thực vật
Footer Page 14 of 133.
Header Page 15 of 133.
5
đang bị đe dọa. Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải phân cấp và đánh giá các loài
động, thực vật để từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn một cách
có hiệu quả.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của Sách đỏ thế giới
(IUCN) [18], chính phủ Việt Nam đã công bố Sách đỏ Việt Nam (2007) [4],
nhằm hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật. Đây cũng là
tài liệu khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các quy định,
luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tính đa dạng sinh
học và môi trường sinh thái. Các loài được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về
mức độ đe dọa tuyệt chủng: Tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thước
quần thể (population size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution)
và mức độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and
distribution fragmentation). Thang bậc về tiêu chí mức độ đe dọa tuyệt chủng
(IUCN 1994) như hình 2.1:
Tuyệt chủng (EX)
Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW)
Cực kì nguy cấp (CR)
Đủ dữ liệu Bị đe dọa
Nguy cấp (NE)
Sẽ nguy cấp (VU)
Đánh giá
Phụ thuộc vào bảo tồn CD
Ít nguy cấp (LR)
Gần bị đe dọa (NT)
Ít quan tâm (LC)
Thiếu dữ liệu (DD)
Chưa được đối chiếu với các TCPH Không được đánh giá (NE)
Hình 2.1: Thang bậc về tiêu chí mức độ đe dọa tuyệt chủng (IUCN 1994)
Cũng như trong họ Kim ngân có nhiều loài rất phong phú nhưng hiện
nay một số loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong danh sách các loài
Footer Page 15 of 133.
Header Page 16 of 133.
6
thực vật và phân hạng trong Sách đỏ Việt Nam (2007), thì họ Kim ngân gồm
có 2 loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trong đó có loài Kim ngân
rừng (Lonicera bournei Hemsl.), thuộc cấp bảo tồn: CR B1+2b, C2a.
Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và đa dạng sinh học [1], có rất nhiều
loài thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn. Để
giữ gìn nguồn gen quý giá góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam nói
riêng và thế giới nói chung, một trong những loài thực vật mới phát hiện cần
được bảo tồn là loài cây thuốc Kim ngân rừng (Lonicera bournei Hemsl). Đó
là cơ sở khoa học giúp tôi tiến đến nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Đối với bất kỳ công tác bảo tồn một loài động, thực vật nào đó thì việc đi
tìm hiểu kỹ tình hình phân bố, hiện trạng nơi phân bố là điều cấp thiết nhất.
Tại KTB thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng
tôi tìm hiểu một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của loài Kim ngân
rừng (Lonicera bournei Hemsl).
2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Trên thế giới
2.3.1.1. Các nghiên cứu về sinh học trên thế giới
Các nghiên cứu về sinh học và sinh thái học nhằm mục đích tìm hiểu sâu
sắc hơn về mỗi quan hệ giữa các loài thực vật với nhau và giữa chúng với điều
kiện nơi mọc, các phương pháp nghiên cứu đã được trình bày trong ”Thực
nghiệm sinh thái học” của Stephen, D. Warattenand, Gary L. A. ry (1980), W.
Lacher (1987) các tác giả đã chỉ rõ sự thích nghi các loài với các điều kiện dinh
dưỡng, khoáng, ánh sáng, chế độ nhiệt, độ ẩm và nhịp điệu khí hậu.
Shelford (1911,1972) đã nói về ”Quy luật giới hạn sinh thái”. Sự ảnh
hưởng của các yếu tố sinh thái lên sinh vật rất đa dạng, không chỉ phụ thuộc vào
tính chất các yếu tố sinh thái mà còn phụ thuộc về cường độ của chúng. Đối với
mỗi sinh vật chỉ thích ứng với một giới hạn tác động nhất định, đặc biệt là các
yếu tố sinh thái vô sinh. Sự tăng hay giảm cường độ tác động của yếu tố ra
Footer Page 16 of 133.
Header Page 17 of 133.
7
ngoài giới hạn thích hợp của cơ thể sẽ làm giảm khả năng sống và hoạt động
của sinh vật. Khi cường độ tác động đạt tới ngưỡng cao nhất hoặc thấp nhất so
với khả năng chịu đựng của cơ thể sinh vật sẽ không tồn tại được theo Nguyễn
Công Hoan (2011) [11].
2.3.1.2. Các nghiên cứu về bảo tồn trên thế giới
Sự đa dạng về loài trên thế giới được biểu thị bằng tổng số loài có mặt
trên toàn cầu, số lượng cá thể của loài cũng rất quan trọng. Trong lúc tình
trạng mất loài, mất đi sự đa dạng di truyền đang diễn ra từng giờ. Đối với sự
đa dạng di truyền các quần thể được thiết lập từ những cá thể, nếu một loài bị
mất đi, nguy cơ tuyệt chủng của loài cao sẽ dẫn đến mức độ đa dạng loài bị đe
dọa. Để bảo tồn sự đa dạng sinh học nhiều nhà khoa học trên thế giới đã
nghiên cứu về đặc điểm sinh học nhiều loài cây khác nhau, nhằm bảo vệ đa
dạng sinh học, bảo vệ các loài trên thế giới các công tác bảo tồn, phát triển và
các chương trình hợp tác quốc tế được ra đời.
Năm 1970 UNESCO thành lập Chương trình Con người và Sinh quyển với
mục tiêu là phát triển cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý, bảo tồn tài nguyên
sinh quyển và cải thiện quan hệ toàn cầu giữa con người và môi trường.
Năm 1980 Chiến lược bảo tồn thế giới: tiếp theo hội nghị Stockholm, các tổ
chức bảo tồn như Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Chương trình
Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Quỹ bảo vệ thiên nhiên thế giới
(WWF), đã đưa ra “Chiến lược bảo tồn thế giới” với ba mục tiêu chính về bảo
tồn tài nguyên sinh vật đã được nhấn mạnh trong chiến lược như sau:
Một là: Duy trì hệ sinh thái cơ bản và những hệ hỗ trợ sự sống
Hai là: Bảo tồn tính đa dạng di truyền
Ba là: Bảo đảm sử dụng một cách bền vững các loài và các hệ sinh thái.
Công trình khoa học có tiêu đề “Cứu lấy trái đất – Chiến lược cho cuộc
sống bền vững” đã được Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương
Footer Page 17 of 133.
Header Page 18 of 133.
8
trình môi trường liên hiệp quốc tế (UNEP) và Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên,
1996 (WWF) soạn thảo và công bố 1991. Các công ước quốc tế đã được ký
kết nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học như:
Công ước quốc tế về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp (CITES) 1973, IUCN, UNET, WWF, Cứu lấy trái đất chiến lược
cho cuộc sống bền vững theo Trương Quang Học (2011) [12].
2.2.1.4. Các nghiên cứu về loài
Theo Hệ thống AGP III (2009) [22], là một hệ thống phân loại thực vật
đăng trong Tạp chí thực vật học của hiệp hội Linnaeus. Thì họ Kim ngân có
khoảng 800 loài. Chúng chủ yếu là cây bụi hay dây leo, ít thấy cây thảo. Lá
chủ yếu mọc đối không có lá kèm và có thể thường xanh hay sớm rụng. Hoa
có hình phễu dạng ống hay dạng chuông, thông thường với 5 thùy hay đầu
nhọn phân bố ra phía ngoài, thường có mùi thơm, tạo thành đài và các lá bắc
nhỏ. Quả mọng, quả hạnh hay quả nang. Trong họ có chi Kim ngân
(Lonicera) là chi gồm một số cây bụi hoặc dây leo trong họ Kim ngân
(Caprifoliaceae) thực vật bản địa của bắc bán cầu trong chi có khoảng 180
loài Kim ngân. Phổ biến nhất ở Trung Quốc có đa dạng cao nhất với hơn 100
loài. Trong họ các loài phổ biến: Kim ngân Châu Âu (Lonicera
periclymenum), Kim ngân trắng (Lonicera japonica), và loài Lonicera
Sempervirens. Lá Kim ngân mọc đối, hình bầu dục, dài từ 1 đến 10 cm đa số
các loài Kim ngân có lá sớm rụng, một số loài là cây thường xanh. Nhiều loài
có hoa thơm, hình chuông, trong hoa có chứa mật ngọt ăn được. Quả của đa
số loài Kim ngân có chứa chất độc nhẹ, một số loài ăn được [21].
Ở Trung Quốc, Kim ngân được dùng từ lâu đời như một loại thuốc hạ
sốt, làm dễ tiêu và trị lỵ. Hoa phơi khô dùng để lợi tiểu. Ngoài ra, Kim ngân
còn có tác dụng cải thiện chuyển hoá chất béo trong bệnh tăng lipid máu, sau
khi uống thuốc các ester trong huyết thanh sẽ giảm. Nước cất nụ hoa Kim
ngân (Kim ngân hoa lệ) được dùng tiêm để điều trị bệnh nhiễm khuẩn.
Footer Page 18 of 133.
Header Page 19 of 133.
9
Loài Kim ngân rừng (Lonicera Bournel Hemsl, 1888) là một loại thực
vật có hoa được Hemsl mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1888 và được
lưu trong Tên các loài thực vật quốc tế (The International Plant Names Index
(IPNI)) [24]. IPNI là sản phẩm của sự hợp tác giữa vườn thực vật quốc gia
Kew (The Royal Botanic Garden Kew), Đại học Harvard mẫu cây và các
quốc gia Herbarium Úc.
2.3.2. Ở Việt Nam
2.3.2.1. Nghiên cứu về sinh học
Khi nghiên cứu sinh thái các loài trong cuốn ”Thực vật rừng” của Lê
Mộng Chân (2000) [5], tóm tắt khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh
thái thực vật là nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi
loài cây sống trên mặt đất đều trải qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài,
ở hoàn cảnh sống khác nhau các loài thực vật thích ứng và hình thành những
đặc tính sinh thái riêng, dần dần những đặc tính được di truyền trở thành nhu
cầu của cây đối với hoàn cảnh.
Con người tìm hiểu đặc tính sinh thái của loài cây để gây trồng, chăm
sóc, nuôi dưỡng đồng thời sử dụng và bảo tồn các loài cây đúng lúc, đúng
chỗ, lợi dụng các đặc tính ấy để cải tạo tự nhiên và môi trường.
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng,
đây là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên nhằmngăn ngừa suy thoái các loài quý, hiếm và cũng là cơ sở
khoa học xây dựng mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên.
2.3.2.2. Các nghiên cứu về bảo tồn
Hệ thực vật nước ta khá phong phú do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới
gió mùa, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của loài. Ở Việt Nam
không có sa mạc và cũng không chìm ngập dưới biển, là đường giao lưu giữa
hai chiều thực vật phong phú của miền nam Trung Quốc, Malaysia và
Footer Page 19 of 133.
Header Page 20 of 133.
10
Indonesia. Hiện nay sự phong phú đó đang biến mất từng giờ. Nhiều loài
đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng đòi hỏi con người chúng ta cần phải có
những bệnh pháp nghiên cứu nhằm quản lý và bảo tồn.
- Các chính sách bảo tồn ở Việt Nam
Để khắc phục suy giảm đối với các loài động, thực vật nói chung và các
loài động, thực vật quý, hiếm nói riêng Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính
sách, bộ luật, nghị định và các chương trình dự án,…. Để quản lí, bảo vệ và
phát triển nguồn tài nguyên rừng cụ thể: Chương trình hỗ trợ Lâm nghiệp xã
hội (2002) [13], Luật quản lí bảo vệ và phát triển rừng (1994), Luật bảo vệ và
phát triển rừng (2004), Luật số 28/2008/QH12, Luật Đa dạng sinh học Việt
Nam. Các Nghị định: Nghị định 32/2006 CP Nghị định 160/2013/NĐ-CP.
Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong phục lục của
Công ước CITES [8]. Dựa tên các tiêu chí đánh giá về số lượng các loài quý,
hiếm đang giảm về số lượng và có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ,
phục hồi và phát triển. Trên cơ sở đó Việt Nan đã công bố Sách đỏ lần đầu
tiên vào năm 1992 (phần động vật) và năm 1996 (phần Thực vật) với 356 loài
cây nằm trong danh mục. Sách đỏ Việt Nam (2007) trong danh mục có đến
464 loài thực vật đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên. Trong đó có 45 loài thực
vật “Rất nguy cấp” trong số 196 loài thực vật đang “Nguy cấp” [21].
Các hệ thống KBT, Vườn quốc gia (VQG) và các khu dự trữ thiên nhiên.
Lần lượt ra đời, năm 2008 hệ thống KBT thiên nhiên của Việt Nam gồm: 164
khu rừng đặc dụng, 30 VQG, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh
quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học và 03 KBT biển chứa đựng
các hệ sinh thái và cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học cao. Với
diện tích trên 2,26 triệu ha đại diện cho hầu hết các hệ sinh thái quan trọng
trên cạn, đất ngập nước và trên biển. Tuy nhiên hiệu quả công tác bảo vệ và
phát triển nguồn tài nguyên rừng chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Tác động
Footer Page 20 of 133.
Header Page 21 of 133.
11
của người dân tới nguồn tài nguyên rừng là rất lớn, hàng ngàn ha rừng đã và
đang bị tàn phá, các hoạt động buôn bán động, thực vật quý, hiếm ngày càng
trở nên gay gắt đẩy nhiều loài đến nguy cơ tuyệt chủng cao [7].
2.3.2.3. Khái quát về Kim ngân rừng
Các loài trong chi Kim ngân thường mọc hoang ở những vùng rừng núi,
ưa ẩm và ưa sáng.Kim ngân thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai khác
nhau, thường phân bố ở miền núi, trung du và đồng bằng và ở nơi mát mẻ,
cây sinh trưởng nhanh, còn ở những vùng nóng (34oC - 37oC) cây phát triển
chậm. Đất trồng Kim ngân cần thoát nước và màu mỡ.
Đặc điểm nhận dạng: Kim ngân rừng (Lonicera Bournel) thuộc họ Kim
ngân (Caprifoliaceae). Dây leo bằng thân quấn phân cành nhiều có lông hoe
vàng nhất là lá và ngọn non. Lá mọc đối, hình trái xoan nhọn dầu cỡ 3 - 7 x 2
- 3 cm, không lông, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới hơi nhạt màu, nếp lá có
lông nhỏ. Cụm hoa xim mọc từng đôi từ kẽ lá, thường tập trung ở đầu cành.
cuống lá rất ngắn, lá bắc dạng lá. Hoa hình ống màu vàng nhạt, có mùi thơm,
dài 3 - 4 cm, đài nhỏ. Cánh hoa 5 chỉ có 2 cánh hợp thành 1 môi cánh hoa
ngắn hơn nhiều so với ống hoa. Nhị 5, nhị nhỏ, vòi nhụy dài hơn nhị. Quả
hình trứng dài 0,5 - 0,6 mm có 1 hạt nhỏ.
Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 9 - 11, mùa quả tháng từ tháng
12 đến tháng 4 năn sau. Nhân giống tự nhiên bằng hạt và cây có khả năng tái
sinh khỏe sau khi chặt. Kim ngân rừng là cây ưa sáng, ưa vùng có khí hậu ẩm
mát ở vùng núi độ cao từ 800 – 1500 m thường mọc chùm lên các cây bụi
khác hay các tảng đá ở ven rừng núi đá vôi.
Phân bố:
- Trong nước: Lai châu (Phong Thổ: Tam Đường), Hà Giang (Quảng Bạ,
Quyết Tiến)
- Thê giới: Trung Quốc, Lào
Footer Page 21 of 133.
Header Page 22 of 133.
12
Giá trị: Kim ngân rừng là loài rất hiếm gặp ở Việt Nam. Hoa và cành lá
được dùng để làm thuốc tiêu độc, chữa mụn nhọn, mẩn ngứa.
Tình trạng: Cho đến nay chỉ phát hiện ở 2 điểm với số cá thể rất ít,
không mọc quá 250 cây do mọc ở ven rừng gần đường đi lại nên đã bị chặt
phá. Điểm phâm bố ở Tam Đường (Lai Châu) có thể đã bị xâm hại do mở
rộng thị trấn do vậy nguy cơ đe dọa tuyệt chủng là rất cao
Phân hạng: CR B1+2b, C2a
Có kết hoạch mở rộng điều tra ở nơi phân bố đã biết, xác định cụ thể
những cá thể hiện có, đặc biệt ở Tam Đường (Lai Châu) để có kế hoạch bảo vệ
chặt chẽ, theo Sách đỏ Việt Nam - Phần II - Thực vật (Trang 153 – 154) [4].
2.3.2.4. Các nghiên cứu liên quan
Từ lâu con người đã biết đến và sử dụng cây Kim ngân để làm thuốc. Họ
cho rằng cây Kim ngân có tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, lở
ngứa, dị ứng… Người dân thường sử dụng chủ yếu là hoa, ngoài ra còn lấy
cành và lá để đun nước tắm. Đã có nhiều tài liệu đề cập về loài cây Kim ngân
này như: Thầy thuốc ưu tú, lương y Lê Trần Đức (1997) [10], biên soạn “Cây
thuốc Việt Nam trồng, hái, chế biến trị bệnh ban đầu” đã nêu về loài Kim
ngân hoa (Lonicera japonica).
Trong cuốn sách “Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền” của GS.TS
Phạm Xuân Sinh (2006) [15], và trong cuốn sách “Dược học cổ truyền”, phần
VI Nhóm cây làm thuốc. Bộ y tế và Vụ khoa học và đào tạo (2005) [3], cũng
đã mô về hình thái và cách chế biến sử dụng cây Kim ngân hoa (Lonicera
japonica).
“Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (1997) [6], trong cuốn
sách này tác giả đã nêu khá rõ về 6 loài trong chi Kim ngân (Lonicera) như:
Kim ngân (Lonicera japonica), Kim ngân dại (Lonicera daystyla), Kim ngân
hoa to (Lonicera macrantha), Kim ngân lá mốc (Lonicera hypoglauca), Kim
ngân lẫn (Lonicera confuse), Kim ngân lông (Lonicera cambodiana) đều là
Footer Page 22 of 133.
Header Page 23 of 133.
13
cây dây leo bằng thân quấn, phân cành nhiều. Lá mọc đối. Hoa dạng ống.
Quả hình trứng hay hình cầu. Bộ phận sử dụng là hoa, thân bao gồm cả rễ
tác dụng của các loài Kim ngân là thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi tiểu
hóa và chống lỵ.
Trong Danh lục các loài thực vật việt Nam (2008) [9], mô tả chi Kim
ngân (Lonicera) thường gặp ở Việt Nam gồm 9 loài: Kim ngân hoa nhọn
(Lonicera acuminata), Kim ngân trung bộ (Lonicera annamensis), Kim ngân
lá to(Lonicera hildebrandia), Kim ngân (Lonicera japonica), Kim ngân dại
(Lonicera daystyla), Kim ngân hoa to (Lonicera macrantha), Kim ngân lá
mốc (Lonicera hypoglauca), Kim ngân lẫn (Lonicera confuse), Kim ngân
lông (Lonicera cambodiana). Các loài cây Kim ngân này đều có dạng sống là
cây bụi leo hoặc dây leo, có lá đơn mọc đối, cánh hoa hợp ống dài. Phân bố
rải rác khắp Việt Nam. Đa số các loài Kim ngân, hoa được sử dụng làm thuốc
chữa các bệnh thông thường như: Mụn nhọt, lở ngứa, hạ nhiệt, thông tiểu,
sưng viêm, tiêu độc... 6 trong 9 loài hay được sử dụng là: Kim ngân lẫn
(Lonicera confuse), Kim ngân dại (Lonicera daystyla), Kim ngân lá
to(Lonicera hildebrandia), Kim ngân lá mốc (Lonicera hypoglauca), Kim
ngân (Lonicera japonica), Kim ngân hoa to (Lonicera macrantha).
Viện dược liệu (1993) [17], Chương trình tạo nguồn nguyên liệu làm
thuốc (KỲ - 2), đã nêu và ghi rõ về các loài cây Kim ngân trong cuốn sách
“Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” trong đó có 6 loài Kim ngân được mô tả:
Kim ngân (Lonicera japonica), Kim ngân dại (Lonicera daystyla), Kim ngân
lẫn (Lonicera confuse), Kim ngân hoa to (Lonicera macrantha), Kim ngân
lông (Lonicera cambodiana), Kim ngân rừng (Lonicera bournei).
Các loài Kim ngân nêu trên đều là cây dây leo hay bụi leo có hoa, phân
cành nhiều, lá mọc đối có cuống, hoa mọc ở các kẽ lá phía ngọn, nụ hoa hình
gậy phủ lông ngắn, quả hình cầu màu đen. Các loài Kim ngân nêu trên thường
được lấy để dùng là hoa và thân dùng để làm thuốc chứa mụn nhọn, mày đay,
lở ngứa, ban sởi, tả, lỵ, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng.
Footer Page 23 of 133.
Header Page 24 of 133.
14
- Phân bố, sinh thái của các loài cây Kim ngân
Kim ngân phân bố diện tích phân bố hẹp chỉ mới phát hiện ở Cao Bằng,
Lạng Sơn. Kim ngân dại có diện phân bố rộng hơn, có ở Thái Nguyên, Hà
Bắc, Hà Nội, Hà Tây, Hòa bình, Nam Hà, Ninh Bình. Kim ngân lẫn ở Thủ
Pháp (Hà tây). Kim ngân rừng có ở Lai Châu. Kim ngân lông và Kim ngân
hoa to có ở Tây Bắc, Việt Bắc, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế.
- Sinh trưởng và phát triển
Cây tái sinh mọc từ hạt và có khả năng mọc chồi mạnh từ những phần
thân, cành còn lại sau khi chặt đều có thể mọc ra nhiều chồi.
- Tình trạng của các loài cây Kim ngân
Cây Kim ngân thường bị tàn phá do phát rừng làm nương bãi hay khai
thác dược liệu không hợp lý như chặt cả cây kéo xuống để lấy hoa và cành
lá.Trong Báo cáo chuyển hạng tại Cao Bằng về việc chuyển KTB thiên nhiên
Phia Oắc – Phia Đén thành Vườn quốc gia (2003) [1], đã đề cập đến các loài
cây cần được xem xét để bảo tồn. Theo kết quả thống kê, giám định về thành
phần thực vật trong KBT thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén đã thống kê được
1108 loài thực vật. Theo kết quả điều tra thực vật bậc cao thuộc 861 chi của
199 họ, trong 6 ngành thực vật. Họ Cơm cháy có 3 loài trong đó có cây Kim
ngân hoa to (Lonicera macrantha Spreng.)
Căn cứ vào Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững KTB
thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén [2], đã xác định được một số loài cây có
nguy cơ bị tuyệt chủng của KTB thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén đã được đề
cập trong sách đỏ Việt Nam và trong Sách đỏ thế giới là 65 loài trong tất cả
các phân hạng bảo tồn.
Loài cây Kim ngân rừng mới được phát hiện tại KTB thiên nhiên Phia
Oắc - Phia Đén, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu bảo vệ loài cây
tại khu vực này. Chính vì vậy, để bảo tồn và phát triển loài cây quý, hiếm này
cần phải có kế hoạch đầu tư khoa học và công nghệ để khảo sát, đánh giá và
bảo vệ cây Kim ngân rừng để nguồn lợi trên mang lại lợi ích về kinh tế và
Footer Page 24 of 133.
Header Page 25 of 133.
15
đồng thời góp phần gìn giữ nguồn gen cây rừng quý, hiếm một cách chủ động
và tích cực.
2.4. Tình hình tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.4.1. Tự nhiên
2.4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Nằm trong tọa dộ 22035’42’’B - 150052’04’’Đ. Diện tích 82,47 Km2. Xã
Thành Công thuộc KBT thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén chủ yếu kiểu địa
hình núi đất trung bình và núi cao mấp mô lượn sóng tạo thành những dải núi
đất xen kẽ núi đá vôi và bị chia cắt bởi nhiều khe suối, nơi có độ dốc lớn
(>250C).
2.4.1.2. Đặc điểm khí hậu
KTB thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có đặc điểm đặc trưng của khí hậu
lục địa miền núi cao, chia thành 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau. Vùng cao có
khí hậu cận nhiệt đới, vùng thấp chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Một năm có 2 mùa rõ rệt mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa
khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Chịu ảnh hưởng của gió mùa
đông bắc làm nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít, có nhiều sương mù. Nhiệt
độ trung bình cả năm là 180C. Đặc biệt có xuất hiện mưa tuyết ở khu vực
Tháp truyền hình và ở đỉnh núi cao.
2.4.1.3. Hệ thống thuỷ văn
Tài nguyên nước trong vùng phân bố không đồng đều.do địa hình chia
cắt mạnh, độ dốc lớn nên việc khai thác các nguồn nước mặt phục vụ nhu cầu
sinh hoạt và sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn.
2.4.2. Dân sinh
- Dân số: Theo thống kê dân số trong xã Thành Công khoảng 2.592 người
- Dân tộc: Khu bảo tồn có 5 dân tộc đang sinh sống, trong đó: Người
Dao, Nùng, Kinh, Tày và dân tộc Mông.
- Phân bố dân cư: Mật độ dân số bình quân thấp khoảng 31 người/km2,
mật độ phân bố không đồng đều.
Footer Page 25 of 133.