Tải bản đầy đủ (.ppt) (35 trang)

Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động giám sát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 35 trang )

CHUYÊN ĐỀ 3
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN VỚI
CÔNG TÁC QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA
TRƯỜNG TRUNG HỌC


Mục tiêu
- Củng cố hiểu biết về hoạt động dạy học, về
chương trình giáo dục phổ thông.
- Biết công việc của tổ trưởng chuyên môn trong
quản lý dạy học ( quản lý việc dạy gắn với
thực hiện chương trình , với việc học của các
đối tượng HS khác nhau; quản lýcác hoạt động
và hồ sơ,…)
- Tăng cường kỹ năng quản lý dạy học với tư
cách tổ trưởng chuyên môn.


1. Hoạt động dạy học và chương trình giáo dục
phổ thông
1.1. Về hoạt động dạy học
Dạy học là hoạt động của hai chủ thể, trong đó dưới sự
tổ chức, hướng dẫn và điều khiển của giáo viên, học
sinh nhận thức lại một cách tích cực các tri thức đã được
tích lũy qua các thế hệ đi trước và rèn luyện hình thành
kỹ năng hoạt động, vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào
thực tiễn cuộc sống và tạo lập thái độ sống tốt đẹp.
Hãy chỉ ra sự khác biệt của dạy và học tập trung vào
giáo viên với dạy và học tập trung vào học sinh.



Hoạt động dạy học
D-H tập trung vào giáo viên

D-H tập trung vào học sinh

1. GV đứng trên bục giảng, ngồi ở 1. GV di chuyển trong lớp, quan
bàn GV trong hầu hết thời gian tiết sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
học.
2. Giáo viên truyền thụ tri thức

2. GV tổ chức, hướng dẫn HS
hoạt động chiếm lĩnh nội dung tri
thức.

3. Nội dung truyền thụ tuân thủ
3. GV huy động vốn kiến thức và kinh
chặt chẽ nội dung và trình tự SGK. nghiệm đã có của HS để xây dựng
bài. Khai thác nội dung dạy học trong
SGK phù hợp với nhu cầu và khả
năng nhận thức của học sinh.

4. GV thực hiện bài dạy theo 5
bước lên lớp.

4. GV tổ chức các hoạt động DH. HS
học qua hoạt động, học qua tương
tác.HS ý thức được nhiệm vụ cần giải
quyết, chủ động tích cực tìm tòi, trao
đổi thảo luận trong quá trình giải quyết

nhiệm vụ.


Hoạt động dạy học
D-H tập trung vào giáo viên

D-H tập trung vào học sinh

5.GV lắng nghe câu trả lời của HS
và thường đưa ra kết luận đúng,
sai.

5. GV khuyến khích tạo cơ hội để
HS nêu ý kiến cá nhân, nêu thắc
mắc về vấn đề đang học, trả lời
theo nhiều phương án khác nhau.

6. GV làm mẫu ( cho vd mẫu,giải
mẫu) yêu cầu HS làm bài tập
tương tự.

6. GV khuyến khích HS tìm tòi các
cách giải khác nhau.

7. Giao tiếp GV

→ HS

7. Giao tiếp GV


↔HS ↔ HS


Hoạt động dạy học
D-H tập trung vào giáo viên

D-H tập trung vào học sinh

8. GV dạy đồng loạt cả lớp, chú
trọng việc ghi nhớ và làm theo
mẫu.

8. GV làm việc với từng nhóm
nhỏ, chú ý đến việc học qua trải
nghiệm và sự giao tiếp, hợp tác
của HS. GV quan tâm đến phong
cách học, trình độ và nhịp độ của
mỗi cá nhân.

9. Sử dụng phấn, bảng đen, các
thí nghiệm, phương tiện dạy học
thường dùng.

9. Sử dụng các nguồn lực,
phương tiện đa dạng, kk HS sử
dụng các giác quan và các hình
thức học tập khác nhau để lĩnh hội
kiến thức.

10. GV đánh giá, HS tập trung vào 10. GV đánh giá, kk cách giải

ghi nhớ, học thuộc lòng, GV cho
sáng tạo, ghi nhớ trên tư duy
điểm, nhận xét.
logic. GV kk HS nhận xét, tự đánh
giá và đánh giá nhau.


1. Hoạt động dạy học và chương trình giáo dục
phổ thông
1.2. Tổng quan về chương trình giáo dục phổ thông
Chương trình giáo dục phổ thông được hiểu là văn bản thể hiện “ Mục
tiêu giáo dục; qui định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu
trúc nội dung phương pháp giáo dục, phương pháp và hình thức tổ
chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối
với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học. Chương trình phải đảm
bảo tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất.
Chương trình giáo dục phổ thông gồm:
- Chương trình giáo dục phổ thông- Những vấn đề chung.
- Chương trình giáo dục phổ thông theo môn học.
- Chương trình giáo dục phổ thông theo cấp học
*


1. Hoạt động dạy học và chương trình giáo dục
phổ thông
1.3. Vai trò chương trình giáo dục phổ thông với hoạt
động dạy học ở trường THCS và THPT
- Căn cứ để GV xây dựng kế hoạch bài dạy.
- Căn cứ để GV soạn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của HS.

- Căn cứ để GV xây dựng kế hoạch công tác năm.
- Căn cứ để cán bộ quản lý nhận xét, đánh giá về chuyên
môn, nghiệp vụ của GV (qua giáo án, các đề kiểm tra,
thi; dự giờ lên lớp, ...).


2. Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý
dạy học
2.1. Nội dung công tác quản lý


2.1. Nội dung công tác quản lý

1. QL thực hiện
CT

4. QL hồ sơ
CM

Nội dung QLDH

3. QL DH theo
chuyên đề

2. QLDH theo
đối tượng


NỘI DUNG QUẢN LÝ DẠY HỌC
1. Quản lý thực hiện chương trình: (chức năng QL)

a. Lập kế hoạch
b.Thực hiện CT
c. Giám sát
d. Đánh giá


a.Quản lý việc lập kế hoạch thực hiện chương trình
Tổ trưởng cần thu thập:
- Các văn bản chỉ đạo liên quan đến việc dạy học trong
trường trung học.
- Thông tin về đội ngũ giáo viên.
- Cơ sở vật chất để thực hiện chương trình môn học.
- Chất lượng học tập của học sinh ở bộ môn mình, tổ
phụ trách.
- Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế họach phát triển
nhà trường trong năm học.
- Kế hoạch cá nhân - kế hoạch giảng dạy của GV


b.Quản lý việc triển khai thực hiện chương
trình
Tổ trưởng chỉ đạo giáo viên trong tổ chuyên môn
- Thực hiện đúng qui định trong phân phối chương trình.
- Tham mưu với lãnh đạo trường trong việc triển khai phân
phối chương trình phù hợp với điều kiện dạy học của địa
phương.
- Phải nắm được mục tiêu, yêu cầu đổi mới chương trình
giáo dục, PP dạy học và cách đánh giá kết quả học tập
của học sinh.( đổi mới KT ĐG )
- Hiểu được những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong

việc triển khai chương trình giáo dục.


Quản lý việc triển khai thực hiện chương trình
-Khi thực hiện kế hoạch cần xác định những nội dung chính
cần được ưu tiên trong số các hoạt động quản lý sau:
+ Tổ chức dạy học, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng.
+ Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học chuyên đề, dạy
học tự chọn.
+ Tổ chức sử dụng ĐDDH, tổ chức phụ đạo HS yếu, bồi
dưỡng HS giỏi …


Quản lý việc triển khai thực hiện chương trình
+ Tổ chức đánh giá học sinh công bằng, khách quan, đủ
độ tin cậy. ( thực hiện đổi mới KTĐG)
+ Quản lý việc tổ chức ôn tập cuối học kỳ, cuối năm; ôn
tập thi cuối cấp, thi học sinh giỏi.
- Đề ra các biện pháp phù hợp thực hiện hoạt động của tổ
phải thống nhất với kế hoạch của nhà trường.


c. Giám sát thực hiện chương trình môn học
- Việc thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong dạy học.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị
dạy học, tổ chức hoạt động trong giờ dạy trên
lớp,phương pháp đánh giá của giáo viên.
- Việc thực hiện chế độ kiểm tra, tổ chức kiểm tra
- Việc ra đề kiểm tra; chấm, trả bài của giáo viên.



d. Đánh giá việc thực hiện chương trình môn
học
- Đối với giáo viên :

Qua sản phẩm của người giáo viên: Hồ sơ chuyên môn,
giáo án…; kết quả dạy học.
- Đối với học sinh:
Qua kết quả học tập ( các bài kiểm tra, thi, kết quả cuối
học kỳ, cuối năm)


Nội dung quản lý dạy học
2. Quản lý DH cho các đối tượng: (phân hóa)
- Dựa vào kết quả học lực của HS để phân loại
- Phân công GV dạy hợp lý
- Tổ chức xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung DH cho
các đối tượng
- Triển khai, giám sát
- Đánh giá


Nội dung quản lý dạy học
3. Quản lý DH theo chuyên đề:
Mục tiêu: Củng cố kiến thức cho học sinh yếu kém, nâng
cao, mở rộng cho HS khá, giỏi.
Nội dung hoạt động:
+ Thống nhất các chuyên đề
+ Phân công giáo viên thực hiện

+ Phân công thẩm tra, góp ý, bổ sung và hoàn thiện
+ Triển khai dạy học chuyên đề (có sự tham gia của tổ
chuyên môn)
+ Tổng kết, đánh giá
* Lưu ý: Số lượng CĐ phù hợp đối tượng, thời gian và điều
kiện nhà trường


Nội dung quản lý dạy học
4. Quản lý hồ sơ chuyên môn

Hồ sơ
- DS lý lịch trích ngang GV trong tổ
- KH TCM/ KH cá nhân (KH giảng

dạy )
- Nghị quyết tổ, nhóm chuyên môn
- Sổ theo dõi CM, lưu hồ sơ, bài/ kết
quả KT- ĐG ; Văn bản chỉ đạo
chuyên môn
- Hồ sơ GV:
+ Giáo án; kế hoạch cá nhân – Kế
hoạch giảng dạy.
+ Lịch báo giảng; Sổ dự giờ
+ Sổ điểm cá nhân; Sổ công tác
+ Ma trận, đề kiểm tra

Biên pháp:
- Lập từ đầu năm
KH năm, học kì,

tháng, tuần.
- Biên bản cuộc họp
Lưu thường xuyên.
-Kiểm tra định kỳ.
- Kiểm tra đột xuất.


3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của tổ
trưởng chuyên môn
1. Sinh hoạt tổ chuyên môn
?1. Bạn hãy liệt kê một số nội dung sinh hoạt TCM.
?2. Từ kinh nghiệm quản lý của mình, bạn hãy nhận xét
(hiện trạng, hiệu quả,...) và đề xuất cách thức để nâng
cao chất lượng các buổi sinh hoạt TCM?
* Làm việc cá nhân, trình bày trên giấy A4 với 3 cột: Liệt kê
nội dung sinh hoạt TCM/ nhận xét/ đề xuất


Sinh hoạt tổ chuyên môn
Nội dung thường thực hiện:
- Giải quyết những khó khăn trong thực hiện CT.
- Bàn về dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của CT.
- Bàn về kiểm tra, đánh giá HS theo chuẩn kiến thức…
- Bồi dưỡng, phụ đạo học sinh.
- Thiết kế bài học theo định hướng đổi mới PPDH.
- Thao giảng tổ, rút kinh nghiệm tiết dạy.


Sinh hoạt tổ chuyên môn
- Triển khai chuyên đề.

- Rút kinh nghiệm qua công tác kiểm tra nội bộ.
- Rút kinh nghiệm qua kết quả kiểm tra học sinh.

- Thống nhất đề cương ôn tập …


3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của tổ
trưởng chuyên môn
3.2. Dự giờ thăm lớp
1. Hãy chia xẻ với đồng nghiệp một số tình huống mà bạn
đã gặp trong dự giờ, thăm lớp và kinh nghiệm giải quyết
của bạn.
2. Nghiên cứu Phiếu dự giờ, điều chỉnh, bổ sung và hòan
thiện.
Chia xẻ chung cả lớp
Làm việc nhóm nhỏ với Phiếu dự giờ
Trình bày kết quả và trao đổi


3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của tổ
trưởng chuyên môn
3.3. Tổ chức tọa đàm, trao đổi liên bộ môn về thực hiện
DH theo CT môn học
- Phát hiện vấn đề liên quan với một số TCM, có thể trao
đổi, hỗ trợ giải quyết (PP. PTDH, sọan đề,….)
- Điều kiện thực hiện (nhân sự, tài liệu, phương tiện, địa
điểm, thời gian,…)
- Tổ chức thực hiên (CT làm việc, triển khai,…., kết luận)



×