Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tình trạng suy đồi đạo đức ở học sinh vấn đề đức dục trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.38 KB, 13 trang )

Tình trạng suy đồi đạo đức ở học sinh & vấn đề đức dục
trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay
Trần Vĩnh Phúc(*)
Tóm tắt:
Giáo dục luôn là vấn đề cấp thiết của mọi quốc gia, riêng đối với Việt Nam, đứng trước ngưỡng
cửa hội nhập cùng với nhiều cơ hội lớn càng cần một nguồn nhân lực tinh anh hơn. Nhiều loại
hình đào tạo chuyên môn đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, ở một khía cạnh
khác của giáo dục – đức dục lại là những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng,
thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí những hành động phạm pháp. Song, “không có
quốc gia nào đưa ra được một hệ thống giáo dục có thể thỏa mãn được các vấn đề cấp bách
này. Không trường học nào phát triển được một kế hoạch có thể được áp dụng chung.”1 Tại Việt
Nam, khi những số liệu thống kê về độ vi phạm đạo đưc của học sinh- sinh viên đang dần trở
thành những con số biết nói, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh với các bậc phụ huynh, ngành giáo
dục và cả toàn xã hội thì thực sự, chất lượng giáo dục hiện nay hoàn toàn không giải quyết được
những vấn đề trên mà có vẻ như còn là nguyên nhân gây nên thực trạng này. Trong khi đó, theo
quan điểm của mình, chúng tôi cho rằng: “Đây chính là thời điểm chúng ta cần những phương
tiện phát triển nhân cách.”2 Bài viết này khái quát thực trạng đạo đức xuống cấp của học sinh
ngày nay, nhìn nhận nguyên nhân và đồng thời nêu ra một số giải pháp thiết thực để góp phần
cải thiện vấn đề đức dục trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: giáo dục, Việt Nam, đạo đức, suy đồi đạo đức, học sinh.
I.

Giới thiệu:

Nhiều thập niên đã trôi qua kể từ sau kết thúc cuộc chiến tranh khôi phục nền độc lập dân tộc,
Việt Nam từ một chiến trường thế giới đã rũ bùn đứng dậy, khoác cho mình bộ áo đầy năng
lượng của một quốc gia đang hội nhập bằng chính sự phát triển kinh tế đang gia tăng đáng kể
từng ngày. Xã hội là biểu hiện tập trung của kinh tế. Trong quá trình lớn mạnh và hội nhập đó, sự
sung túc hóa về đời sống vật chất đã tạo ra một hệ quả: Xã hội nảy sinh nhiều phức tạp hơn.
Chính sự phức tạp đó và nhu cầu của cuộc sống ngày càng làm cho những cám dỗ mới xuất hiện
mà không có sự gia tăng tương ứng trong sức mạnh đạo đức để chống lại chúng. Chúng ta cần


phải nâng cao các giải pháp về đạo đức. “Sự suy đồi đã trở thành một thứ rất phổ biến đến nỗi nó
đã trở thành một nhân tố rất nguy hiểm trong cộng đồng và kể cả chính trị.”3 Theo ông Phùng
Khắc Bình nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên thừa nhận: "Một trong những
1 Trích

“MORAL EDUCATION IN SECONDARY SCHOOLS (Concluded) By JOHN M.
SHIELDS Principal High School, Fayetteville, N. C.”(Người dịch: Trần Vĩnh Phúc).
2 Trích

“MORAL EDUCATION IN SECONDARY SCHOOLS (Concluded) By JOHN M.
SHIELDS Principal High School, Fayetteville, N. C.”(Người dịch: Trần Vĩnh Phúc)


nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho HS là tình trạng
nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người; chưa quan tâm đầy đủ, huy động các nguồn lực cần thiết cho
công tác giáo dục đạo đức HS. Không ít nơi còn nặng về xử lý kỷ luật mà chưa có giải pháp ngăn
chặn, giáo dục từ khi mới có biểu hiện, có nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật. Một bộ phận thầy
cô giáo, lẽ ra phải là tấm gương cho HS về đạo đức, lối sống thì lại vi phạm chuẩn mực đạo
đức". Còn theo “Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TW 2 khóa VIII” nhấn
mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo
đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương
lai của bản thân và đất nước.”, bên cạnh đó, theo số liệu thống kê đưa ra tại “ Hội thảo giải pháp
phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau” được Bộ GD&ĐT tổ chức tại Hà
Nội ngày28/07/2010 cho thấy từ năm 2009 – 2010 có gần 1.600 em tham gia vào các vụ đánh
nhau trong và ngoài trường và bảng thống kê số liệu của không ít những vấn đề khiến cả xã hội
phải đau đầu như: tình trạng vô lễ với người lớn, nghiện game, nạo phá thai tuổi vị thành niên,

Xã hội hiện đại có đa dạng chuẩn mực để đánh giá đạo đức một con người. Phụ nữ từ lâu đã
không còn bị bó gò trong quan niệm “ tam tòng, tứ đức” nữa, người trí thức cũng không còn phải
luôn dụng chữ thánh hiền. “Giáo dục hiện đại không răn đe người học không được chửi thề, mà

phải biết chửi thề đúng lúc, rằng lời thầy nói không phải lúc nào cũng đúng và cần phản biện khi
cần. Giáo dục không phải dạy người ta các loại trừ và phân biệt, mà dạy cách mở rộng tầm nhìn
và trải nghiệm, dạy người ta biết đón nhận cuộc sống như một nguồn tư liệu vô tận.”4 Tuy vậy,
những giá trị đạo đức căn bản cũng cần được giữ lại như nhìn giữ chính nếp nhà vậy, bởi mục
đích cốt lõi của giáo dục chính là “dạy làm người”. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ nêu lên
tình trạng chung của vấn đề xuống cấp đạo đức ở học sinh, nêu ra tầm quan trọng của giáo dục
đối với việc hình thành đạo đức ở học sinh cùng những nguyên nhân và đề nghị một số giải pháp
cụ thể để giải quyết vấn đề này bằng phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp thực
nghiệm, lịch sử - logic và tổng hợp – phân tích và phương pháp kế thừa.
Cơ sơ lý thuyết về suy đồi đạo đức ở học sinh hiện nay:

II.

Khái niệm về đạo đức:
Theo Bách khoa Toàn thư Triết học Stanford, “đạo đức” là “các quy tắc hành xử được một xã hội
thống nhất và chấp nhận, và đóng vai trò hướng dẫn hành vi cho tất cả thành viên trong xã hội
đó”.
Trong “Đạo đức kinh và học thuyết của Lão Tử”, cụ Đào Duy Anh đã viết: “Nguyên lý tự nhiên
là đạo, vào được trong lòng người là đức. Đạo đức là lẽ tự nhiên, là cái lý, cái phải người ta nên
noi theo.” 4 Một cách trừu tượng hơn, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nghĩ cho cùng… cũng
3 Trích

“MORAL EDUCATION IN SECONDARY SCHOOLS (Concluded) By JOHN M.
SHIELDS Principal High School, Fayetteville, N. C.”(Người dịch: Trần Vĩnh Phúc)
4 Tiến

sĩ Phạm Quốc Lộc, trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học trường Đại học Hoa Sen.


như mọi vấn đề khác, là vấn đề ở đời và làm người.”5

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó
con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ
của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên
Chức năng của đạo đức:
“Đạo đức là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định
bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ
tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn , tác động theo hướng thúc đẩy hoặc
kềm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau:
-Chức năng giáo dục.
-Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan
hệ giữa người và người trong xã hội.
-Chức năng phản ánh.”6
Khái niệm suy đồi đạo đức:
“Thanh niên Việt Nam ngày nay được đánh giá là đủ trình độ văn hóa để làm việc chứ không đủ
trình độ văn hóa để làm người.” Đó chính là dẫn chứng sống động nhất về suy thoái đạo đức.
Suy đồi đạo đức chính là việc sa sút nghiêm trọng tính đúng đắn trong ứng xử xã hội. Sự suy
thoái đạo đức “diễn biến” muôn hình vạn trạng, nó quảng cáo cho một “nếp sống mới” chà đạp
lên giá trị đạo đức mà nó cho là đã “lỗi thời”, vô dụng. Đạo đức là một giá trị vô hình nhưng hữu
ý, không có một thang đo cụ thể nào cho việc suy đồi nó nhưng lại không khó để nhận ra bởi sự
xuất hiện và lan rộng của nó đang ngày càng hằn vết trong xã hội này.
Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
-

Vị trí – ý nghĩa
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp
cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi
ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao
động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình.
Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì Hồ Chủ Tịch
đã nêu: “ Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là cái gốc rất quan

trọng, nếu không có đạo đức thì có tài cũng vô dụng ”
Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình
huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi

5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.4. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
6 Trích

“QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VỚI CƠ SỞ HẠ TẦNG, KIẾN TRÚC THƯỢNG
TẦNG VÀ VỚI CÁC LĨNH VỰC CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY” _ Th.S Nguyễn
Quốc Vinh


-

-

III.

hỏi cấp bách.
Trong nhà trường, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu
công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo
đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác.
Đặc điểm
Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức,
mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành
động thực tế của học sinh.
Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo
dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua tất cả các
hoạt động có thể có trong nhà trường .
Đối với học sinh, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào

nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác động quan trọng vào việc học
tập, rèn luyện của các em .
Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức quan
trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động
đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc điểm TâmSinh-Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để
định ra sự tác động thích hợp.
Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công phu, kiên trì,
liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Giáo dục đạo đức có tầm quan trọng lớn lao, song không phải ở đâu và trong thời gian
nào các lực lượng giáo dục cũng nhận thức được đúng đắn và đầy đủ tầm quan trọng của
vấn đề. Điều này cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra. Ngày 14 – 1 – 1963, trong
buổi họp với Ban Bí thư bàn về công tác tuyên giáo năm 1963, khi nghiêm khắc phê bình
công tác giáo dục trong thời gian qua còn “máy móc”, “rập khuôn”, “học nhưng không
hành”, ít chú ý tới giáo dục đạo đức, đạo đức công dân còn kém…, Người đã yêu cầu các
cấp giáo dục cần phải chấn chỉnh ngay hiện tượng này.
Thực trạng đáng báo động về suy đồi đạo đức hiện nay:

Trước tiên, suy đồi đạo đức thể hiện ở sự xuống cấp trong cư xử xã hội, những sinh hoạt thông
thường. Những số liệu thống kê sau phần nào nêu bật lên tình trạng chung hiện nay.


Thống kê tình trạng vi phạm đạo đức ở học sinh, sinh viên hiện nay7(7)

Đại tá Phạm Đức Chấn – Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng
(Bộ Công an) báo động: Tính riêng năm 2007, số HS trong 4 trường giáo dưỡng là 3.897 em, so
với năm 2000 chỉ có 2.223 em tăng 1.574 HS...
Khảo sát vài năm gần đây ở 4 trường giáo dưỡng (dành cho trẻ vị thành niên phạm pháp – thuộc
Bộ Công an): Trong 3.448 em, có 145 em buôn bán, hút chích ma túy; 12 em cướp giật; 54 em
cưỡng đoạt tài sản; 124 em hiếp dâm; 124 em cố ý gây thương tích; 765 em gây rối trật tự công

cộng; 48 em lừa đảo; 69 em giết người; 2.112 em trộm cắp; 40 em thuộc về các hành vi phạm tội
khác...

7 Kết quả khảo

sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam năm 2010


Nhóm phóng viên Tuổi Trẻ vừa phối hợp với một số nhà xã hội học thực hiện thăm dò trên 500
thí sinh từ 36 tỉnh thành về tính nghiêm túc ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Kết quả: 84,6%
thí sinh trong số đó thừa nhận có xuất hiện hiện tượng tiêu cực tại nơi các bạn dự thi.
Cuộc thăm dò xuất phát từ trăn trở của một số nhà xã hội học khi theo dõi tình hình giáo dục
nước nhà. Một vị trong nhóm này băn khoăn: “Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 có tỉ lệ đỗ tốt
nghiệp rất cao với gần 98% học sinh thi đỗ”.
Việc thăm dò được thực hiện theo hình thức phát phiếu ngẫu nhiên sau buổi thi đầu tiên tại nhiều
điểm thi trong đợt thi tuyển sinh ĐH thứ hai và đợt thi CĐ vừa qua trên địa bàn TP.HCM. Do
thực hiện theo hình thức ngẫu nhiên tại TP.HCM nên kết quả thăm dò thu nhận được chủ yếu là


của các thí sinh phía Nam. Cụ thể, thí sinh được hỏi đến từ các vùng, miền như Đông Nam bộ
(233 thí sinh), Tây Nam bộ (105 thí sinh), miền Trung (99 thí sinh), Tây nguyên (61 thí sinh).
Ngoài ra, một số hiện tượng tiêu cực khác tuy có tỉ lệ thấp hơn nhưng cũng được thí sinh nhìn
nhận có diễn ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay tại nơi các bạn dự thi như “giám thị làm
ngơ khi thí sinh hỏi bài nhau” với 36,4%. Hay như hiện tượng “trao đổi tài liệu trong khi thi”
cũng có 23,4%, “mang tài liệu vào phòng thi” có 20,6% cho biết có diễn ra.
Đáng chú ý, những hiện tượng tiêu cực nghiêm trọng hơn như “giám thị làm ngơ cho thí sinh
xem tài liệu”, “giám thị gợi ý giải bài cho thí sinh”, “mang điện thoại di động vào phòng thi” và
“mang tài liệu vào phòng thi để xem”... cũng lần lượt có 13,5%, 10,4%, 13,7% và 11,8% thí sinh
khi được hỏi cho biết có diễn ra nơi mình dự thi. Thậm chí 11,3% số thí sinh được hỏi còn cho
biết hiện tượng tổ chức “giải bài tập thể” diễn ra tại nơi mình dự thi tốt nghiệp THPT năm 2012.

Tuy nhiên, hành vi và mức độ tiêu cực ở mỗi nơi khác nhau. Chẳng hạn với hành vi “giám thị
làm ngơ cho thí sinh hỏi bài nhau”, có nơi 51,1% thí sinh được hỏi nhìn nhận có diễn ra nhưng
cũng có nơi chỉ có 15,6% thí sinh nhìn nhận. Hay như hành vi “giải bài tập thể” có nơi 14,8% thí
sinh được hỏi nhìn nhận có xảy ra và ở nơi khác là 13,0%... Tỉ lệ này được thống kê căn cứ trên
tỉnh thành mà thí sinh cho biết mình dự thi tốt nghiệp THPT năm 2012.
Giáo sư- Viện sĩ Phạm Minh Hạc – Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam (nguyên
Bộ trưởng Bộ GD): Yếu tố quyết định là ý thức tự giáo dục thật sự nghiêm khắc – sự phấn đấu
hướng thiện của từng cá nhân, nhất là HS các lớp cuối cấp THCS; THPT và SV... Kết hợp chặt
chẽ giáo dục đạo đức trong nhà trường với từng gia đình và ngoài xã hội. giáo dục đạo đức cho
tuổi trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên đã và đang trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách, nhiệm vụ
hàng đầu của các gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
“Do tác động của các điều kiện kinh tế và xã hội, một gia đình thông thường sẽ đóng một vai trò
nhất định trong nền giáo dục chính quy. Trẻ em sẽ được gửi đến trường ngay sau khi các em đến
tuổi đi học và được giảng dạy bởi những giáo viên trẻ và thiếu kinh nghiệm.
Giáo dục thường bắt đầu bằng mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ em. Trẻ mới sinh là những sinh
vật yếu đuối và cần một khoảng thời gian trưởng thành rất dài. Đứa trẻ như một trang giấy trắngtất cả các kiến thức về ngôn ngữ, khoa học, xã hội và thậm chí là đạo đức, đều được ghi nhận
thông qua môi trường xung quanh. Trẻ sơ sinh bắt đầu cuộc sống trong sự thiếu hiểu biết về tất
cả, tất cả những gì nó có là tiềm năng, và bằng một cách nào đó, tiềm năng từ từ trở thành năng
khiếu. Các chức năng của giáo dục sẽ trở thành phương tiện để giúp đứa trẻ - nâng cao khả năng
của chúng tới mức cao nhất và trợ giúp nó hình thành của một nhân cách tốt.
Nhà sẽ trở thành nguồn tiếp thu kiến thức đầu tiên mà đứa trẻ thu được về những thứ bên ngoài,
và vì thời gian trưởng thành quá dài, quan hệ giáo dục giữa cha mẹ và con cái đóng một vai trò
rất quan trọng. Nó không thay đổi sự thật rằng một đứa trẻ tiếp thu các giá trị cơ bản nhiều nhất
trong sáu năm đầu đời, nhiều hơn trong tất cả các năm tiếp theo. Theo quy tắc đơn giản của cuộc
sống, những sự thật hiển nhiên của cuộc và nền tảng đạo đức được khắc sâu vào tiềm thức của


trẻ trong những năm đầu tiên sẽ được ghi nhớ, góp phần định hình nhân cách của nó trong suốt
quãng đời còn lại. Trẻ em coi những điều dạy của cha mẹ mình là sự thật hiển nhiên. Do đó
những gì trẻ học được ở nhà sẽ được coi là chân lí không thể chối cãi được kể cả trong suy nghĩ

của chúng. Nhưng thực tế đáng tiếc là ngay khi trẻ em đến tuổi đi học, các bậc cha mẹ chuyển
trách nhiệm cho các giáo viên trong trường và tin tưởng vào phương pháp giảng dạy cũng như
phán quyết của họ, ít khi hỏi đến những gì nhà trường đang làm và con cái của họ phát triển ra
sao”8
“Vậy tại sao vấn đề này lại được cho là liên quan đến ngành giáo dục, và ngày càng đè nặng áp
lực cho các trường công lập? Bởi vì ngôi nhà không còn là nơi để giáo dục con cái nữa. Công
việc khiến cha mẹ ít hiện diện ở nhà, và những núi việc mang từ công ty về nhà khiến cha mẹ bỏ
bê con cái của họ và để lại cho nhà trường.” 9 Đây quả thực không phải là điều đáng hoang
nghênh, nhưng thực tế, nó gần như một điều hiển nhiên mà xã hội đang phải đối mặt, dần dà trở
thành một yếu tố khách quan khiến trách nhiệm đức dục từ phía nhà trường trở nên nặng nề hơn,
và vì thế cũng khó khăn hơn.
Để nói về nguyên nhân, thông thường sẽ chủ yếu chia làm ba nguyên nhân: gia đình, nhà trường
và xã hội. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi thừa nhận giả định hạn chế yếu tố gia đình, đề
cao nhất vai trò của nhà trường và chủ yếu tập trung vào chỉ ra những biện pháp đức dục kém
hiệu quả và nêu ra phương pháp khắc phục chúng.
-

Người thầy: Theo giáo sư John: “Hướng dẫn đạo đức nên được giảng dạy bằng một cách
nào đó và trong một môi trường nào đó, thường là trong các trường học; mà giáo viên
giảng dạy cần được đào tạo đặc biệt và phải có nhân cách tốt, vì sự thành công của bất kỳ
hệ thống giảng dạy đạo đức phụ thuộc chủ yếu vào nhân cách của giáo viên.”10 Thực
trạng xã hội Việt Nam lại cho thấy những năm gần đây, chân dung nhà giáo ít nhiều bị bôi
bác bởi những trường hợp không đáng có, đến từ những người “gõ đầu trẻ” biến chất vì
tiền hay vì xu hướng tình dục bất thường, hay thậm chí, đôi khi đến từ việc thiếu hụt
phẩm chất đạo đức của chính người làm công tác giáo dục. Bên cạnh đó, những người
được gọi là Giáo Viên Chủ Nhiệm với nhiệm vụ theo sát 1 nhóm học sinh (lớp) lại hầu
như không hoàn thành được nhiệm vụ. Thông thường, các giáo viên sẽ lớn tiếng chỉ trích,
la mắng cả một nhóm học sinh (lớp) về tình trạng vi phạm kỷ luật, GVCN cũng theo đó

8 Trích


“THE EDUCATIONAL VALUE OF THE HOME By JOHN J. BIRCH,
Pd.B.Schenectady High School, Schenectady, N. Y.” (Người dịch: Trần Vĩnh Phúc).
9 : Trích

“THE EDUCATIONAL VALUE OF THE HOME By JOHN J. BIRCH,
Pd.B.Schenectady High School, Schenectady, N. Y.” (Người dịch: Trần Vĩnh Phúc).
10 Trích “MORAL EDUCATION IN SECONDARY SCHOOLS (Concluded) By JOHN M.

SHIELDS Principal High School, Fayetteville, N. C.”(Người dịch: Trần Vĩnh Phúc).


-

-

-

mà đưa ra những hình phạt cho lớp, tuy nhiên lại thiếu sự quan tâm sâu sát đến học sinh
mà từ đó, những cá tính nổi loạn càng thêm nổi loạn.
Chưa chú trọng vấn đề đức dục: Cần phải nhìn nhận một cách khách quan, ngoài việc
đầu tư một quyển sách Đạo Đức hoặc Giáo Dục Công Dân dày ngang một tờ tuần san với
những chữ nghĩa xa lạ với đời sống, những vấn đề lệch khỏi sự quan tâm của học sinh và
những bài kiểm tra mang tính học vẹt, thì giáo dục Viêt Nam thực sự chưa đầu tư nhiều
cho vấn đề này. “Chúng ta chỉ đơn thuần là cung cấp cho học sinh của mình một sự hiểu
biết rõ ràng hơn về những gì là đúng và điều gì là sai, nhưng không đi sâu vào các câu hỏi
như tại sao lẽ phải cần được thực hiện và sai lầm cần nên tránh. Những câu hỏi này chỉ
được tranh luận khi trí óc của một con người đạt đến một sự trưởng thành nhất định. Giáo
dục đạo đức, cái mà tôi nghĩ thực sự là đạo đức học chỉ phù hợp với người lớn và trong
các môi trường chuyên nghiệp hơn, không phù hợp để giảng dạy cho trẻ nhỏ và ngược

lại. Môi trường khác nhau tạo ra các kích thích cũng như đào tạo khác nhau. “Con người
hiện tại là tổng hợp của tất cả những kinh nghiệm trước đây anh ta trải qua, và phản ứng
của anh ta như thế nào phụ thuộc vào những khinh nghiệm đó". Giáo dục ảnh hưởng và
sửa đổi những kinh nghiệm của một người; do đó nó là một yếu tố quyết định của những
gì tạo nên đạo đức và nhân cách của một người trong suốt cuộc đời của anh ta.”11
Giáo dục chưa đúng cách: Đây thực chất chính là kết quả của việc chưa chú trọng đúng
mức về giáo dục đạo đức. Chúng ta cần nhiều hơn một giảng viên đứng lớp môn học về
đạo đức, người mà sau đó bị học sinh bắt gặp đang ngồi nói xấu một giáo viên khác cùng
trường hay cư xử độc tài, phân biệt với các học sinh khác nhau. Trong kỳ họp Quốc hội
10 khóa XIII vừa qua, Đại biểu Nguyễn Xuân Thủy đã đề nghị thay đổi cải cách chế độ
tiền lương cho nhà giáo, làm sao cho lương và chế độ phụ cấp của nhà giáo phải xếp vào
hạng cao nhất trong hệ thống thang bảng lương của hành chính sự nghiệp. Không thể phủ
nhận vai trò của lương bổng trong việc ngoài đáp ứng nhu cầu cuộc sống còn là động lực
thúc đẩy người làm. Tuy nhiên, ở khía cạnh đạo đức mà nói, nghề giáo là một nghề làm
từ tâm. Hơn nữa, ông Thủy còn cho rằng, ở những nước phát triển lương nhà giáo rất cao,
vậy nên “thắng trong cuộc đua về giáo dục là sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh
tế”. Vậy chăng, người ta đang lập nên một vòng lẩn quẩn về giáo dục và kinh tế mà theo
đó, những nước nghèo khó có thể thoát ra. Nhìn nhận từ khía cạnh này, chúng tôi chấp
nhận giả thiết loại trừ yếu tố lương bổng của ngành.
Khu lập văn hóa thành một lĩnh vực tách rời: Hiện trạng ở nhà trường Việt Nam thực sự
đã trở thành một nhận thức chung. Rằng việc “học giỏi” và việc “chăm ngoan” là hai
chuyện hoàn toàn khác nhau. Trong cơ chế xếp loại học sinh ở nhà trường luôn có hai
phần là Học Tập và Hạnh Kiểm. Một đứa trẻ sẽ bị khiển trách nếu điểm số thấp hoặc
dưới trung bình nhưng hoàn toàn không nhiều học sinh có học bị khiển trách nặng nề vì
những hành vi như: thiếu tôn sư trọng đạo, cư xử thiếu văn hóa với bạn bè, … Trừ phi,

11 Trích “MORAL EDUCATION IN SECONDARY SCHOOLS (Concluded) By JOHN M.

SHIELDS Principal High School, Fayetteville, N. C.”(Người dịch: Trần Vĩnh Phúc)



học sinh đó cũng mắc những khuyết điểm về học lực. Tương tự vậy, theo cách xếp loại
học lực ở nhà trường phổ thông thì “Nếu học sinh có xếp loại học lực Yếu, Kém thì hạnh
kiểm sẽ bị hạ một bậc.” chứ hoàn toàn không có điều ngược lại, rằng “Nếu học sinh có
xếp loại hạnh kiểm Yếu, Kém sẽ bị hạ một bậc học lực.”. Quan trọng hơn, điều này đã ăn
sâu vào nhận thức của không chỉ người lớn mà còn của cả giới trẻ. Nhiều bậc phụ huynh
cho rẳng còn mình đã tồi tệ đến mức “Nó thậm chí không có môn nào trên năm phẩy,
chắc tôi cho nó thôi học quá.” Mà thực chất đó là một đứa trẻ ngoan nhưng tiếp thu kém.
Còn học sinh lại truyền tai nhau những “tấm gương” mà chúng ngưỡng mộ: “Anh A.
khóa trên học giỏi lắm, đến lớp toàn ngủ và đi trễ, chống đối giám thị và cả đánh nhau,
nói chung quậy lắm mà vẫn đạt điểm cao.” Điều đáng nói ở đây, những nhân vật kém về
đạo đức nhưng giỏi về năng lực luôn được đánh giá là “xuất chúng” trong khi những
nhân vật thậm chí tài đức vẹn toàn lại đa phần bị bỏ qua và có phần dè bỉu khi nhắc tới.

IV.

Gợi ý các giải pháp cho vấn đề:

Một là thay đổi phương pháp giáo dục đạo đức. Sự thay đổi này bao hàm cả giáo trình giảng dạy
lẫn phương pháp. “Chúng tôi sẽ không khuyến cáo việc nhồi nhét các nguyên tắc đạo đức suông
vào đầu các học sinh. Chúng ta nên cho họ quy tắc đạo đức ứng xử để dẫn lối, cũng như chúng ta
đưa ra quy tắc cho các nhiệm vụ. Nhiều học sinh đã rơi vào hoàn cảnh bế tắc vì họ không biết gì
về luân thường đạo lí, và chưa bao giờ được dạy để chấp hành quy tắc đạo đức.”12 Vấn đề này
gặp phải khó khăn nghiêm trọng ở chỗ nó gây ra những căn bệnh ngầm về tâm lý hoặc thần kinh.
Không nhiều người trong chúng ta thực sự đề cao sức khỏe tâm thần mà hầu như rất nhiều người
mắc phải và nguyên nhân nằm trong chính môi trường giáo dục mà bản thân mỗi người thụ
hưởng. Phương pháp đổi mới được kiến nghị ở đây là thay vì thực hiện các bài tập tình huống xa
lạ trong Sách Giáo Khoa, giáo viên và học sinh nên cùng nhau ngồi lại bàn luận về một vấn đề
đạo đức hoặc xã hội, chính từ những tranh luận mà những vấn đề đạo đức hoặc tính chất bất ổn
nhân cách sẽ được bộc lộ. Đối với phương pháp này, đòi hỏi người hướng dẫn phải thực sự có

tâm và có tầm, ghi nhớ và chú ý đến tính cách và thái độ ứng xử của từng học sinh, hiểu được
tâm lý và có cách truyền đạt đạo dức cũng như phương pháp điều chỉnh hành vi ứng xử thích
hợp.
Hai là các nhà tâm lý học và tâm thần học phải được vào cuộc để những khác biệt cũng như đặc
thù cá nhân phải được xử lý một cách khoa học và có giáo dục. Nếu chúng ta có thể cho đứa trẻ
thấy được lợi ích tích cực và động cơ tốt, và làm cho nó muốn làm người tốt, có thái độ đúng,
hoặc tư tưởng tốt hay bất cứ điều gì tương tự như vậy, sẽ cho một kết quả khả quan.
Ba là quay lại yếu tố gia đình, Thống kê mới đây của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: 71% thiếu
niên phạm pháp do không được gia đình chăm sóc giáo dục đến nơi đến chốn. Theo Bộ Công an:
12 Trích

“MORAL EDUCATION IN SECONDARY SCHOOLS (Concluded) By JOHN M.
SHIELDS Principal High School, Fayetteville, N. C.”(Người dịch: Trần Vĩnh Phúc)


nguyên nhân dẫn đến trẻ em phạm pháp chủ yếu đến từ những gia đình bất hạnh. Đứng ở góc độ
bài viết này, gia đình đã trở thành một thành tố khách quan nhưng cũng không thể không nhắc
đến vì ảnh hưởng của nó thực sự rất lớn. Chúng ta có thể không yêu cầu một nền đức dục tốt từ
gia đình nhưng khẩn thiết một gia đình tương đối lành mạnh hoặc chí ít, phải có tình thương. Gia
đình là cái nôi của xã hội, thế nhưng mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, vấm nạn bạo lưc gia
đình hay những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong một gia đình bất ổn luôn là nỗi nhức nhối. Nhà
trường cần xin hoặc thậm chí, pháp luật nên có những biện pháp cưỡng chế sự hợp tác của những
gia đình này trong việc cư xử có văn hóa đối với đứa trẻ vị thành niên.
Bốn là cần đề cao niềm tự hào dân tộc. Đây thực sự là một mấu chốt có vấn đề khi bản thân văn
hóa Việt Nam không còn được tôn trọng, nhà trường ngày nay chỉ dạy những vẻ vang lịch sử mà
người thắng viết nên với một giọng điệu phiến diện mà học sinh cảm thấy dửng dưng vô cùng
trước nó. Khi niềm tự hào dân tộc phai nhạt như ngày nay, con người ta đễ dàng tiếp nhận thiếu
chọn lọc những nền văn hóa khác, mà đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thoái
đạo đức.
Nhìn chung, “nếu chúng ta coi giáo dục đạo đức là điều quan trọng hàng đầu thì chúng cần có

một giải pháp ngay lập tức. Theo hệ thống giáo dục hiện tại, việc này được thực hiện quá ít.
“Việc của mọi người thì không phải là việc của ai cả” (What is everybody's business is nobody’s
business). Chúng ta nên giảng dạy đạo đức trực tiếp và gián tiếp. Điều này nên được áp dụng cho
mọi học sinh, càng rộng càng tốt.” 13 Tuy nhiên để thực hiện điều này cần một khoảng kinh phí
không hề nhỏ so với điều kiện của Viêt Nam và nhất là tình trạng nền giáo dục còn nhiều hạn
chế, nhưng chúng tôi cho rằng đây vẫn là vấn đề cấp thiết để cải thiện giá trị con người, song
song với việc cải thiện giá trị cuộc sông vật chất. Vấn đề giáo dục đạo đức là quá phức tạp và gây
hậu quả quá to lớn nên nó không thể được giải quyết trong ngày một ngày hai. Nó đòi hỏi nhiều
năm nghiên cứu và vất vả của những con người khéo léo, tháo vát và có tầm nhìn rộng. Nhưng
càng khó khăn vất vả thì thành công sẽ càng huy hoàng và rực rỡ.
(*) Nhóm tác giả đến từ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh:
Phạm Quỳnh Anh
Đặng Nguyễn Minh Phú
Trần Vĩnh Phúc
Nguyễn Ngọc Tâm
Phan Thanh Trúc
Email:
SĐT: 0909556584
13 Trích

“MORAL EDUCATION IN SECONDARY SCHOOLS (Concluded) By JOHN M.
SHIELDS Principal High School, Fayetteville, N. C.”(Người dịch: Trần Vĩnh Phúc)


Tài liệu tham khảo
1.Moral Values in Secondary Education (Report of the Commissioners on the Reorganizations
of Secondary Education Appointed by the National Educational Association.) 1918.
2. Ethical and Moral Instruction in Schools. George Herbert Palmer 1908.
3. Principles of Secondary Education - Inglis 1918 (Selections.)
4. Moral Instruction and Training in Schools. 2 vols. M.E. Sadler, 1908.

5. Educational Problems - President Hall, of Clark University, 1911 (Selections 44).
6. Democracy and Education - Dewey 1916. Chapter 26.
7. Changing Conceptions of Education - Cubberly 1915.
8. Citizenship and the Schools- J. W. Jenks 1909.
9. Education and Heredity- J. M. Guyau 1891.
10. Social Education- C. A. Scott 1908.
11. Punishment and Reformation - Wines. Selections.
12. Penology in the United States - Robinson. Selections.
13. Encyclopaedia of Religion and Ethics - Scribners 1916.
14. Selections from Plato's "Republic."
15. Aristotle's "Politics."
16. Quintilian's "Institutes."
17. Comenius' "The Great Didactic."
18. Rosseau's "Emile."
19. Spencer's "Essay on Moral Education."
20. Principles of Secondary Education - De Garmo. Volume
on Ethical Training (Selections).
21. Sociological Determination of Objectives in Education
(Chapter on Moral Training) Snedden.
22. The Field of Ethics- Palmer.
23. Moral Training in Schools- Felix Adler (Selections).
24. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.4. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
25.Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc các khóa.
26. Bài phát biểu của Tổng thư ký Hội Sử học VN, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc về
việc “Khu biệt văn hóa thành một lĩnh vực tách rời.”
27. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường thpt bình sơn tỉnh vĩnh phúc ThS. Lê
Gia Thanh P.Hiệu trưởng THPT Bình Sơn





×