Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Vội vàng - Xuân Diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.21 KB, 9 trang )

Giáo án 11 NC Lý Thò Hòa
TUẦN 21 ( TIẾT 81, 82, 83, 84)
Tiết PPCT 81 – 82 Lớp dạy 11D
G/ án : đọc văn Ngày dạy:
Tên bài dạy
- Xuân Diệu -
A>. Kết quả cần đạt: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt của cái tôi trữ tình hiện đại cùng với
một quan niệm mới mẽ về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc
- Nhận ra sự kết hợp nhuần nhò giữa các mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết lý sâu sắc trong
kết cấu bài thơ
Phương pháp: Tích hợp với những bài thơ mới đã học trong chương trình Ngữ văn THCS:
Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, …
• Trọng tâm bài học: Niềm khao khát sống mãnh liệt, hết mình và những sáng tạo mới
lạ trong hình thức thể hiện của bài thơ.
B>. Chuẩn bò của GV và HS :
- nh chân dung Xuân Diệu phóng to.
- Các tài liệu: tập Thơ thơ; Xuân Diệu – về tác gia và tác phẩm (NXB Giáo dục, Hà Nội , 1998)
C>. Thiết kế bài dạy – học:
Hoạt động 1: TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút)
(Hình thức: Vấn đáp)
Hoạt động 2: VÀO BÀI MỚI
T.
gian
HOẠT ĐỘNG THẦY – TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
10
phút
10
phút
Hoạt động 3
? Nêu xuất xứ của bài thơ


- Gv hướng dẫn cách đọc diễn cảm:
+ 4 câu đầu: chậm rãi, ngẫm ngợi
+ Phần 2: sung sứng, hân hoan, háo
hức
+ Phần 3: tranh biện, luyến tiếc
+ Phần 4: nồng nàn, hạnh phúc,
nhanh gấp.
- Cách chia bố cục (theo mạch cảm
xúc của nhà thơ)
Hoạt động 4
-Gv hỏi:
? Đoạn thơ thể hiện mơ ước gì của
nhà thơ. Mơ ước vô lí ấy nói lên ước
muốn thực sự của tác giả là gì.
? tại sao tác giả lại mở đầu bằng 4
câu thơ ngữ ngôn.
- Hs lí giải, phân tích, suy ngẫm và
phát biểu cá nhân.
I>. KHÁI QUÁT VỀ TÁC PHẨM.
- Xuất xứ: Vội vàng trích từ tập thơ đầu tay (Thơ thơ -
1938) của Xuân Diệu và là 1 trong những bài thơ tiêu
biểu của ông trước CMT8.
- Đọc diễn cảm.
- Bố cục: Bài thơ chia làm 4 phần
+ Phần 1: 4 câu đầu.
+ Phần 2: Từ câu 5 đến câu 13.
+ Phần 3: Từ câu 14 đến câu 30.
+ Phần 4: Còn lại.
NX: Bố cục chặt chẽ, mạch thơ là sự kết hợp giữa lý
lẽ, lập luận và cảm xúc trào dâng, càng về sau càng

mãnh liệt.
II>. ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT
1. Phần 1: Ước mơ lãng mạn và táo bạo.
- Thể thơ ngũ ngôn nêu lên mơ ước vô lý, không
tưởng của nhà thơ: Tắt nắng, buộc gió nhằm lưu giữ
lại màu sắc, hương thơm của sự vật. Thực chất nhàt hơ
muốn níu kéo thời gian, giữ mãi niềm vui tận hưởng
sắc màu hương vò của cuộc sống.
Giáo án 11 NC Lý Thò Hòa
20
phút
15
phút
15
phút
- Gọi Hs đọc diễn cảm đoạn: Của
ong bướm ……mới hoài xuân
- Gv nêu vấn đề:
? Cảm nhận chung của em khi đọc
đoạn thơ này
? Hình ảnh, màu sắc, ân thanh, hành
động tả trong đoạn thơ có chung đặc
điểm gì.
? Câu thơ nào em cho là mới mẻ
sáng tao. Vì sao
? Đoạn thơ nói gì về quan niện sống
của XD
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
- Gv hỏi:
- Hs suy ngẫn lần lượt trả lờ

? Cách lập luận của nhà thơ về thời
gian, tuổi trẻ và tình yêu cho lẽ sống
vội vàngnhư thế nào.
? Điệp ngữ nghóa là được sử dụng
với mục đích gì.
? Điệp từ để hỏi phải chăng có tác
dụng gì.
- Hs đọc diễn cảm đoạn cuối chú ý
đến các động từ.
- Gv đặt câu hỏi
+ Nhận xét về nhòp điệu thơ?
+ Phân tích tác dụng của các điệp từ,
các động từ?
- Cái tôi cá nhân bôc lộ trực tiếp tự tin qua điệp ngữ :
Tôi muốn, tôi muốn.
2. Phần 2: Cảm nhận là thiên đường trên mặt đất.
- Câu thơ kéo dài, mở rộng thành 8 chữ, tác già đã vẽ
nên bức tranh cuộc sống thiên đừờng như ngay trên
mặt đất.
- Nhòp thơ nhanh hơn, điệp từ Này đây, này đây như
trình bày, mời gọi mọi người quan sát, thường thức.
- Những hình ảnh đẹp đẽ, non tươi, trẻ trung của thiên
nhiên: Đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, ong bướm,
hoa lá, yến anh, thần Vui gõ cửa … đó là cảnh thật của
cuộc sống và thiên nhiên quen thuộc hàng ngày nhưng
qua cảm xúc mới me,û nồng nàn Xuân Diệu đã biến nó
thành chốn thần tiên, thiên đường.
- Câu thơ độc đáo và hết sức mới mẽ: Tháng giêng
ngon như 1 cặp môi gần. Dùng hình ảnh của cơ thể để
sánh với đơn vò thời gian gợi cảm giac liên tưởng,

tưởng tượng rất mạnh về tình yêu lứa đôi, về hạnh
phúc tuổi trẻ.
3. Phần 3: Quan niệm về thời gian – tuổi trẻ và
tình yêu – lẽ sống vội vàng.
- Một quan niệm mới mẽ về thời gian của Xuân Diệu
khác với quan niệm của truyền thống. Thông ông thời
gian 1 đi không trở lại, mất đi vónh viễn sẽ kéo theo
cái đẹp của cuộc sống, của con người: Xuân đương tới
nghóa là xuân đương qua. Xuân còn non nghóa là xuân
đã già.
- Điệp từ nghóa là tạo thành câu đònh nghóa giải thích
về quy luật của thiên nhiên và cuộc sống. Xuân Diệu
gắn tuổi trẻ với mùa xuân. Thời gian, tuổi trẻ, mùa
xuân của 1 đời người hạn hẹp, nó chỉ đến duy nhất 1
lần và trôi qua thật nhanh.
- Cảm nhận về thời gian trôi đi của Xuân Diệu gắn
với sự mất mát chia xẽ, chia lì, lấy mất đi 1 phần đời
sống của con người.
Cách cảm nhận như vậy do sự thức tỉnh sâu sắc về
cái tôi cá nhân, về sự tồn tại của cá nhân cho nên ông
cần nâng niu trân trọng từng giây phút trong cuộc
sống, nhất là tuổi trẻ. Khổ thơ mang đậm cảm xúc tiếc
nuối, ngậm ngùi và đau khổ của thi só.
4. Phần còn lại: Lời giục giã hãy sống vội vàng.
- Đoạn cuối của bài hết sức mới mẽ, đặc sắc, thể hiện
rõ hồn thơ, phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu.
- Lỡi giục giã hày sống vội vàng, tận hưởng niềm vui
của tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu đến đắm say, cuồng
nhiệt, hết mình.
- Điệp ngữ Ta muốn Xuân Diện chuyển từ tôi ở đoạn

Giáo án 11 NC Lý Thò Hòa
5
phút
+ Đoạn thơ tiêu biểu cho hồn thơ
XD. Vì sao?
+ Bình giảng câu thơ cuối cùng?
- Hs thảo luận trình bày trước lớp.
Hoạt động 5
(vấn đáp)
? Hãy nêu nhận xét khái quát về tư
tưởng chủ đaọ và nghệ thuật đặc sắc
đầu sang ta mang ý nghóa tình cảm chung, khái quát.
- Các động từ: m, riết, say, thâu, hôn, cắn chỉ tình
cảm ngày càng mạnh, càng say đắm. Các từ chỉ mức
độ tình cảm ngày càng cuồng nhiệt, ào ạt hơn: Cho
chếnh choáng, cho đã đầy, cho no nê.
Câu thơ cuối cùng của bài đỉnh điểm của cảm xúc
đấy cảm giác nhưng vẫn đảm bảo sự trong sáng và
đầy tính sáng tạo.
III>. TỔNG KẾT
1. Tổng kết:
- Tư tưởng chủ đạo của bài thơ: Lời giục giã thanh
niên hãy sống say mê, mãnh liệt, hết mình, hãy quý
trọng từng giây, từng phút cho cuộc đồi và tuổi trẻ.
- Nghệ thuật đặc sắc: Bài thơ kết hợp hài hòa nhiều
mạch cảm xúc, giọng điệu sôi nỗi, nhiều đổi mới,
sáng tạo về hình ảnh, cấu tứ, cách dùng điệp từ, điệp
ngữ …
* Củng cố: ( 5 phút)
Gv chốt lại hệb thống quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của XD được thể hiện

trong bài.
- Một ý thức về giá trò đời sống của cá thể ( mang tính nhân văn)
- Một quan niệm táo bạo đầy tính cách mạng trước những quan niệm cũ kó cốn cản trở việc
giải phóng con người cá thẻ.
- Một niềm khát khao mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt tích cực.
* Dặn dò: (2 phút)
- Học thuộc lòng bài thơ và phân tích nghệ thuật sáng tại những hình ảnh mới độc đáo.
- Đọc và soạn bài về tác giả Xuân Diệu.
Giáo án 11 NC Lý Thò Hòa
Tiết PPCT 83 Lớp dạy 11D
G/ án : đọc văn Ngày dạy:
Tên bài dạy
Tác gia: XUÂN DIỆU
A>. Kết quả cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu được tư tưởng chi phối toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu là niềm khát khao
giao cảm với đời. Trên cơ sở đó có những đóng góp mới mẻ về thi pháp và phong cách nghệ thuật.
- Thấy được Xuân Diệu là nhà thơ lớn, tài năng nhiều mặt, có vò trí quan trọng trong phong
trào Thơ mới cũng như trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, đặc biệt là trong lónh vực thơ tình.
• Trọng tâm bài học: Luận điểm tổng quát, thơ Xuân Diệu trước Cách mạng.
• Phương pháp: Phát vấn, trao đổi thảo luận nhóm.
B>. Chuẩn bò của thầy và trò:
- Ảnh chân dung Xuân Diệu.
- Các tài liệu: tập Thơ thơ; Xuân Diệu – về tác gia và tác phẩm (NXB GD, Hà Nội , 1998)
C>. Thiết kế bài dạy – học:
Hoạt động 1: TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ ( 7phút)
1. Đọc thuộc lòng 1 đoạn thơ yêu thích trong bài Vội vàng.
2. Phân tích quan niệm và lập luận của tác giả về lẽ sống vội vàng.
Hoạt động 2: VÀO BÀI MỚI
T
gia

n
HOẠT ĐỘNG THẦY – TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
5
phút
Hoạt động 3 (vấn đáp)
- GV :
+ Giới thiệu chân dung XD trong hai thời
kỳ: trẻ và già.
+ Mục tiêu của bài tìm hiểu về tác gia:
cuộc đời và con người. Sư nghiệp sáng
tác. Phong cách nghệ thuật
- Hs theo dõi SGK mục 1/I để trình bày
những nét nổi bật nhất về tiểu sử Xuân
Diệu.
- Hs theo dõi phần nói về con người nhà
I>. Tìm hiểu cuộc đời và con người Xuân Diệu
1>. Tiểu sử: (1916 -1985)
- Sinh ra và lớn lên ở Quy Nhơn (Quê mẹ)
- Con một nhà nho ở xứ Nghệ
- Năm 1935 có thơ đăng báo.
- Cuộc đời gắn bó với CM và nền văn học cách
mạng.
- Ông là nhà thơ nhà văn và được xem là một nghệ
só, một nhà văn hoá lớn:
+ Năm 1983: được bầu là viện só thông tấn Viện
Hàn lâm nghệ thuật CHDC Đức.
+ 1996 được tặng giải thưởng HCM về VH nghệ
thuật
2>. Con người:
Giáo án 11 NC Lý Thò Hòa

10
phút
15
phút
thơ SGK và khái quát các ý chính
+ Về hoàn cảnh gia đình, quê hương có
ảnh hưởng gì đến thơ XD?
+ Quá trình được đào tạo có ảnh hưởng
đến phong cách nghệ thuật thơ ông hay
không?
Hoạt động 4 ( thảo luận 4 phút)
- Gđoạn trước CMT8 thơ XD thể hiện ở
những vấn đề cơ bản nào?
- Nêu ví dụ minh hoạ (khuyến khích ví
dụ ngoài sách giáo khoa đã nêu)
- Gv tích hợp kiến thức đã học trong giai
đoạn văn học trung đại : hệ thống ước
lệ.
- Tình yêu trong thơ XD như một vườn
hoa đủ mọi hương sắc, như một bản nhạc
đủ mọi âm thanh :khi thì say đắn cuồng
nhiệt; khi thì cô đơn thất vọng.
- Hoàn cảnh gia đình:
+ Cha là ông đồ Nghệ có đức tính cần cù, kiên
nhẫn trong học tập và lao động nghệ thuật.
+ Thiên nhiên ở Qui Nhơn: những ngọn gió nồm
và sóng biển được thể hiện nhiều trong thơ XD.
+ Ông còn là con của vợ lẽ, phải xa mẹ và thường
bò hắt hủi.
=>Tất cả điều đó đã ảnh hưởng đến hồn thơ XD,

Ông luôn khát khao tình thương và sự cảm thông
chia sẽ của mọi người.
- Là một trí thức Tây học và con một nhà nho nên
XD có sự kết hợp a/hưởng của văn hóa phương
Tây và văn hoá tr/ thống. Yếu tố cổ điển và hiện
đại đều có trong tư tưởng và tình cảm thẩm mó của
XD (V/hoá p/Tây a/h sâu đậm hơn)
- XD là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn,
nghiên cứu phê bình văn học.
II>. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
A>. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám.
1- Về thơ ca
a) Tư tưởng chi phối toàn bộ sự nghiệp văn học: là
niềm khát khao giao cảm với đời- cuộc đời trần thế
(hiện thực, c/sống hàng ngày)
+ Cái tôi được khẳng đònh chói lọi
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
+ Không muốn hoà cái tôi với cái ta mờ nhạt
“ Ta là một, là riêng, là thứ nhất
Không có ai bè bạn nổi cùng ta”
b) Thơ XD thoát khỏi hệ thống ước lệâ của “thơ cũ”
thời trung đại
- Nhà thơ nhìn đời bằng con mắt xanh non, rờn
biếc, tạo ra một thiên đường trên mặt đất.
(Vội vàng). Ông thổi vào thơ một cách sống mãnh
liệt, sống hết mình, không dửng dưng trước thời
gian trôi đi.
“Sống toàn tim, toàn trí, sống toàn hồn
Sống toàn thân và thức nhọn giác quan”

c) XD là nhà thơ của tình yêu
Tình yêu thể hiện trong thơ vừa say đắm mãnh
liệt vừa cô đơn, thất vọng:
“ Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ
Phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần”
d) Phong cách nghệ thuật thơ XD: Mới mẻ hiện
đại “là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” –
Hoài Thanh. Thơ thể hiện những cảm giác tinh vi,
đầy cảm giác, một thế giới nghệ thuật đầy xuân

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×