Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hãy thay đổi việc hay buôn chuyện hoặc ngồi lê đôi mách trong giờ làm việc (dùng phân tích trường lực để phân tích đưa ra giải pháp khả thi).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.38 KB, 3 trang )

Đề tài: Hãy thay đổi việc hay buôn chuyện hoặc ngồi lê đôi mách trong giờ làm việc (dùng phân
tích trường lực để phân tích & đưa ra giải pháp khả thi).
Bài Làm
Ngồi lê đôi mách là vấn đề khá phổ biến của đời sống công sở hiện nay, nó không chỉ xuất hiện
trong câu chuyện của các nhân viên nữ mà còn lan sang các đồng nghiệp nam. Những câu chuyện vô
thưởng vô phạt này có thể giúp bạn giảm bớt sự căng thẳng trong chốc lát nhưng đôi khi lại gây ra
những hậu quả tai hại. Tuy nhiên, bạn cũng không thể tránh hay loại trừ chúng khỏi nơi công sở trừ
phi bạn muốn làm việc một mình. Vậy thì, cách duy nhất lúc này là hãy học cách sống chung với nó mà
thôi.
 Phân tích trường lực:

Động lực

Yếu tố cản trơ

Tâm lý trị liệu: giảm áp lực cho nhân
viên, tạo môi trường làm việc thoải
mái

Phản chủ: - hủy hoại uy tín
của người buôn chuyện
Làm mất tình cảm của mình
với người khác

Xây dựng mối quan hệ trong nội bộ Công
ty: Những câu chuyện phiếm tốt duy trì sự
tin tưởng giữa các đồng nghiệp

Giúp đỡ người mới hòa nhập và
hiểu hơn về Công ty (văn hóa
công ty, phong cách lãnh đạo


của sếp...)
Cảnh báo với lãnh đạo về những
bất lợi (khi nghe được tin đồn
của nhân viên về Công ty...)

Ngăn chặn tình huống xấu, hiểu
lầm giữa các nhân viên

Nắm bắt thông tin nội bộ, chia sẻ thông tin
giữa các thành viên trong Công ty

Lên kế hoạch cho tương lai (khi
nghe được những tin đồn về những
rủi ro, bất lợi hoặc sự cố có thể xảy
ra trong Công ty...)

Buôn
chuyệ
n/ngồi
lê đôi
mách
trong
giờ
làm
việc

Tốn thời gian, giảm hiệu quả
công việc hang ngày

Giảm uy tín và danh tiếng

nghề nghiệp của người bị nói
xấu

Gây mất tinh thần đoàn kết
trong nội bộ công ty.


Dưới đây là 3 bước giúp khống chế “chuyện phiếm” nơi công sở:
Không “buôn chuyện” về người khác
Chúng ta thường có thói quen đó là nhận xét về người khác và bàn tàn về họ. Sẽ chẳng có gì là
xấu xa và đáng lên án nếu những câu chuyện chúng ta đưa đẩy với nhau không làm tổn hại danh dự và
nhân phẩm của một ai đó. Thế nhưng, nhiều người không lường trước được hậu quả của việc “buôn
dưa” này khiến cho bản thân bị rơi vào những tình huống không dễ gì giải quyết được.
Khi có người cố gắng bắt chuyện để “tám” chuyện với bạn, bạn có thể
• Đi ra chỗ khác
• Thay đổi chủ đề cuộc nói chuyện
• Nói thẳng rằng “Tôi không thấy thoải mái khi nói về vấn đề đó”
• Nói thẳng thằng “Tôi không thích nói về chuyện của người khác bởi tôi không thích người khác
cũng làm vậy với tôi”
• Trả lời rằng “Tôi chưa từng nghe thấy điều đó về anh A. Chúng ta hãy trực tiếp hỏi anh ấy”
Như vậy, người “buôn chuyện” sẽ cảm thấy hụt hẫng và không thể tiếp tục chủ đề đó với bạn.
Tất cả những hành động hoặc lời nói của bạn trong trường hợp này đều có thể gây ra những hậu
quả không tốt. Vậy nên, hãy mỉm cười và nhanh chóng quay trở lại với công việc của mình. Không nên
tỏ ra buồn bã, u sầu và cũng không cần phải đi chất vấn những người này rằng: Tại sao lại nói bạn như
vậy
Khi người khác “buôn chuyện” về bạn, bạn có thể
Bạn sẽ làm gì trong tình huống này? Nhất là khi câu chuyện đang có chiều hướng ngày càng bất
lợi cho bạn theo kiểu “tam sao thất bản”, và thái độ của những người tham gia vào câu chuyện này
ngày càng trở nên quá quắt? Hãy bình tĩnh. Không được bối rối hay thậm chí là nổi nóng hoặc đi giải
thích vấn đề của mình với mọi người – mà dù có muốn bạn cũng không thể gặp để giải bày với tất cả

bọn họ. Điều đó chỉ càng làm cho những người nhiều chuyện kia có cớ để thêu dệt nhiều hơn mà thôi.
Hãy cố gắng phớt lờ mọi chuyện, chú tâm làm việc của mình thật tốt, nếu cần, bạn có thể nhờ sếp hỗ
trợ, … dẹp tan những nghi ngờ kia bằng kết quả công việc thật tốt của bạn, không cần phải tốn thời
gian thanh minh làm gì. Suy cho cùng, ngồi lê đôi mách cũng là một phần của sống công sở. Nó sẽ
“tan” nhanh chóng một khi đối tượng mà họ đang nhắm đến tỏ ra không quan tâm.
• Nói chuyện trực tiếp với người đó. Bạn có thể nói rằng “Tôi nghe nói anh đã nói rằng tôi… Dù
tôi không trực tiếp nghe anh nói như vậy nhưng tôi sẽ đánh giá cao nếu anh trực tiếp hỏi hay có điều gì
muốn góp ý với tôi thay vì nói qua đồng nghiệp/ bạn bè của chúng ta”
• Tiếp cận một cách gián tiếp bằng các nói “Tôi không biết anh nghe được tin đồn gì về tôi hay
không nhưng chúng thực sự là điều phiền phức. Nếu anh nghe ai đó nói về tôi, tôi sẽ rất biết ơn nếu anh
bảo người ta không nên làm như vậy”


Cuối cùng, hãy nhớ rằng nếu bạn không “buôn chuyện”, bạn không phải lo lắng người khác sẽ
chia sẻ bí mật và nói cho những người khác biết điều bạn đã từng nói. Đồng thời, hãy tránh xa “hội
buôn chuyện công sở” nếu không muốn bị đánh đồng với những người chuyên “ngồi lê đôi mách” đó.



×