Tải bản đầy đủ (.pptx) (13 trang)

Tác động của FDI đến tăng trưởng TFP của các ngành ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.06 KB, 13 trang )

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Tác động của FDI đến tăng trưởng TFP của các ngành ở Việt Nam.

Thực hiện: Phạm Tấn Độ
Lớp: KTPT Đêm-K21


1. Đặt vấn đề



Các yếu tố chủ yếu đóng góp và sự phát triển kinh tế là tăng lao động, đầu tư
vốn cố định và TFP. TFP thể hiện hiệu quả sử dụng lao động và vốn thông
qua ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất,
chế tạo và quản lý.



Đối với các nước phát triển, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh
tế là tương đối cao, còn trong điều kiện các nước đang phát triển, hầu hết đều
trong tiến trình cung cấp lao động và cung cấp vốn cho nền kinh tế, nên đóng
góp của vốn và lao động là chủ yếu trong trưởng kinh tế. Vì vậy, trong điều kiện
kinh tế toàn cầu ngày nay, yếu tố TFP ngày càng được coi là yếu tố quan trọng.


1. Đặt vấn đề


Hoạt động FDI là một tất yếu khách quan, bắt nguồn từ xu hướng tự do hóa đầu tư, liên kết kinh tế quốc tế. Vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài có nhiều ưu điểm, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhận đầu tư, nhất là với một nền kinh tế đang phát triển.





Tuy nhiên, FDI cũng đã dần bộc lộ những hạn chế. Biểu hiện rõ nhất là sự mất cân đối trong đầu tư ở các ngành nghề,
vùng lãnh thổ.



Tăng thu hút FDI có thực sự giúp làm tăng trưởng TFP ở các doanh nghiệp Việt Nam?


2.Mục tiêu nghiên cứu




Tính toán TFP cho các ngành ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010.
Đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng TFP của các ngành ở Việt Nam .

– FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng TFP hay không?


3.Cơ sở lý thuyết
3.1. Lý thuyết liên quan
3.1.1.Định nghĩa TFP
Từ các định nghĩa về TFP của Solow (1956), Cororaton và Caparas (1999), Goldberg và đồng
nghiệp(2005): TFP phản ảnh tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, trình độ quản lý,
giáo dục và đào tạo, qua đó gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng
của đầu vào mà còn vào cả chất lượng của các yếu tố đầu vào là vốn và lao động.



3.Cơ sở lý thuyết
3.1.2. Cách đo lường TFP (Hạch toán tăng trưởng)
Tính TFP thường sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas:
Y = A. f(Kα, Lβ )
Trong đó: Y= đầu ra, K= vốn, L= lao động, A=TFP, α= hệ sống đóng góp của vốn, (β = 1 - α ) =
hệ số đóng góp của lao động.
Công thức tính tốc độ tăng TFP như sau:
İTFP = İY – β.İL –α.İK
Trong đó : İY: Tốc độ tăng đầu ra
İK: Tốc độ tăng của vốn cố định
İL: Tốc độ tăng của lao động


3.Cơ sở lý thuyết
3.1.3. FDI tác động đến TFP






Phương tiện để giới thiệu và chuyển giao công nghệ mới.
Hiệu ứng lan tỏa
Đào tạo cách quản lý tiên tiến, đào tạo lao động tay nghề cao.
Làm tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.


3.Cơ sở lý thuyết
3.2. Nghiên cứu liên quan




Blomstrom and Wang (1992), Das (1987), Findlay (1978), Van and Wan (1999) đã
chỉ ra các tác động tiêu cực của FDI đến tăng trưởng TFP của các ngành công
nghiệp ở một số nước cụ thể.



Djankov and Hoekman (2000): FDI tác động tích cực đên TFPG của các ngành tiếp
nhận đầu tư của CH Séc nhưng hiệu ứng lan tỏa thấp.



Konings (2001): Nghiên cứu các ngành ở Poland, Bulgaria và Romania. FDI tác
động tích cực nhưng yếu. Hiệu ứng lan tỏa tích cực ở Poland nhưng tiêu cực ở
Bulgaria và Romania.


4.Phương pháp nghiên cứu
4.1. Tổng quan:

– Thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam .

Nguồn: Báo cáo năng suất Việt Nam2010


4.Phương pháp nghiên cứu
4.1. Tổng quan:


– Xu hướng FDI vào Việt Nam.


4.Phương pháp nghiên cứu
4.1. Tổng quan:

– Xu hướng FDI vào Việt Nam.
Số

TT

Ngành – Lĩnh vực

dự án

Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD)

Tỷ lệ (%) theo vốn đầu tư

7,305

93,975,766,842

48,71

1

CN chế biến,chế tạo

2


KD bất động sản

348

47,995,113,643

24,88

3

Xây dựng

674

11,508,659,814

5.97

4

Dv, lưu trú và ăn uống

295

11,383,087,002

5,90

5


SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa

63

4,870,373,037

2,52


4.Phương pháp nghiên cứu
4.2. Khung phân tích:

– Bộ dữ liệu: Khảo sát doanh nghiệp Việt Nam của tổng cục thống kê (2001 - 2010)
– Dữ liệu bảng(panel data)
– Mô hình tính toán TFP
İTFP = İY – β.İL –α.İK

– Mô hình phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng TFP:
TFPGit= FDIit+ Exportit+ Human Capitalit+ Biến giả cho các ngành


5.Tài liệu tham khảo











Aitken, B., and A. Harrison (1999) “Domestic Firms Benefit from Direct Foreign
Investment? Evidence from Venezuela,” American conomic Review,989(3), 605–618.
Blomstrom, M., and J.-Y. Wang (1992) “Foreign Investment and Technology
Transfer: A Simple Model,” European Economic Review, 36, 137–155.
Das, S. (1987) “Externalities, and technology transfer through
multinationalcorporations A theoretical analysis,” Journal of International
Economics, 22,171–182.
Djankov, S., and B. Hoekman (2000) “Foreign Investment and ProductivityGrowth in
Czech Enterprises,” World Bank Economic Review, 14(1), 49–64.
Findlay, R. (1978) “Some Aspects of Technology Transfer and Direct
ForeignInvestment,” American Economic Review, 68(2), 275–279.
Konings, J. K. J. (2001) ““The Effects of Foreign Direct Investment on Domestic
Firms: Evidence from Firm Level Panel Data in Emerging Economies,” Economics of
Transition, 9(3), 619–633.



×