Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

thành tựu của truyện ngắn Nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.29 KB, 3 trang )

Thành tựu của truyện ngắn Nam bộ
Văn học Nam bộ nói chung và truyện ngắn nói riêng trong những năm qua
đã thu đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Mặc dù đội ngũ sáng tác mỏng
nhưng cây bút nào có được vài ba truyện ngắn đăng trên các tạp chí thì ngay lập tức
để lại dấu ấn phong cách riêng. Theo tôi điểm này cực kỳ thú vị, vì khi đọc truyện
của các tác giả giữa muôn ngàn loài hoa ấy, chúng ta nhận ra họ ngay do chất giọng
Nam bộ không lẫn vào ai. Ngôn ngữ, văn hóa Nam bộ rất riêng, rất độc đáo và thú
vị, nó có giá trị bổ sung cho văn học cả nước, nổi lên: Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu
Chánh, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng…đến Bình Nguyên Lộc, Ngô Khắc Tài, Dạ
Ngân, Hồ Tĩnh Tâm, gần đây có Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Thị Diệp Mai, Lâm
Thị Thanh Hà, My Lăng, Phan Thanh Lệ Hằng, Đỗ Tuyết Mai, Nguyễn Ngọc
Thuần, Nguyễn Ngọc Tư…Sự góp mặt đông đảo của đội ngũ nhà văn trẻ đã tạo nên
một diện mạo mới sôi nổi và quyết liệt trên dòng chảy bình lặng của nền văn học
Nam bộ. Các cây bút thể hiện mình ở nhiều phong cách độc đáo khác nhau, tạo nên
bộ mặt mới cho văn học, nổi bật với ba thành tựu sau:
Thành tựu thứ nhất, các nhà văn viết về cái kỳ vĩ, lạ lùng. Cái kỳ vĩ, lạ lùng
trong văn chương làm nên sức hấp dẫn, kích thích tính tò mò ở độc giả. Khi đọc
truyện của: Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng….Sau 1975, Dạ Ngân,
Nguyễn Thị Diệp Mai, Đỗ Tuyết Mai, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Ngọc Tư,... họ
đã xây dựng được những bức tranh Nam bộ vô cùng phong phú và “đặc sản”. Sông
nước, kênh, rạch chằng chịt, xuồng, bè tấp nập, rừng ngập mặn, rừng nguyên sinh,
rừng sình lầy, những cánh đồng bát ngát, chợ nổi trên sông, người và muôn thú
cộng sinh như nương tựa bạn bầu, hiện lên một không gian “vĩ mô” có một không
hai. Đọc truyện chúng ta cảm nhận rằng, thiên nhiên như một đối tượng, một hình
tượng, một nhân vật thực sự chứ không đơn thuần làm bối cảnh hoặc nguyên cớ để
phát triển tính cách nhân vật.
Thành tựu thứ hai, truyện đậm dấu ấn địa văn hoá (không đâu rõ bằng văn
học Nam bộ), được bàn đến rất nhiều trong các tác phẩm. Đọc: Ông cá hô của Lê
Văn Thảo rất đặc trưng cho tính cách con người Nam bộ: nghĩa hiệp, trọng tình,
phóng khoáng…nhưng nếu không có những dòng kể về nghề săn cá hô - một nghề
chỉ có ở vùng Cửu Long giang, với những trang viết về phong tục đua thuyền ngày


rằm tháng bảy trên sông…thì thiên truyện đã giảm đi phần hồn Nam bộ rõ rệt và
tính cách nhân vật không được khắc hoạ đủ mức nữa. Nhà không có đàn ông của
Dạ Ngân, một truyện ngắn đầy đặn tập tục văn hoá. Chị viết về tục dựng vợ gã
chồng, một tập tục bình thường có ở khắp mọi miền đất nước và trên toàn thế giới,
cái không bình thường ở đây lại xảy ra trong một gia đình toàn phụ nữ. Họ không
phải những phụ nữ xấu, cái chuyện muốn lấy chồng được bàn cãi rất nhiều trong
ngôi nhà toàn quá lứa lỡ thì. Thế nhưng sức hấp dẫn không phải dừng ở văn hoá
vùng miền mà nó cộng cư lan tỏa ở cách khám phá tâm trạng con người, ở chiều sâu
tư tưởng, triết lý nhân sinh. Cô đơn, con người cần phải nương tựa vào nhau để
sống, nhưng rồi lại làm cho nhau đau khổ, cô đơn hơn. Con người không ý thức
được sự khốn cùng ấy nên con người sa vào hết bi kịch này lại đến bi kịch khác.
Viết về tục lệ - thế sự đời tư mà khui mở ra cái trớ trêu bất bình thường. Nhà không
có đàn ông nói lên sự khập khiểng, gia đình thiếu đi một giới bao giờ cũng có sự
lạch pha trong cuộc sống.
Thành tựu thứ ba, ngôn ngữ nổi lên trong tác phẩm là một bộ phận rất dễ
nhận thấy bởi tính đa diện, đa sắc, đa động và rất trẻ của vùng đất Phương Nam.
Tác giả nắm lấy như một lợi thế nghệ thuật làm nên phong cách riêng.
Nhà văn, người trăn trở và đau đời nhất, vì thân phận của nhà văn là thân phận
bút mực, số kiếp nhà văn là số kiếp câu chữ. Cùng với sự phát triển kinh tế chống
mặt buộc nhà văn thay đổi QNNT về con người để bắt nhịp với cuộc sống. Vì vậy,
nhà văn không chỉ viết về cái nghĩa khí, hào hiệp mà lẫn cả trong mỗi con người có
tốt - xấu, có khát vọng cao cả - dục vọng thấp hèn…Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tư, mọi cái đều đi đến tận cùng, yêu thương, thù hận, tội ác và trừng phạt đều
diễn ra đến tận cùng oan nghiệt.
Văn học Nam bộ chảy theo dòng chung văn học cả nước, sau 1975, văn học
bắt đầu cách tân và thu đạt nhiều thành tựu đáng kể về nội dung và hình thức biểu
hiện. Năm 1999, NXB Trẻ cho ra hai tập truyện ngắn miền Tây, giới thiệu trên 50
tác giả khá quen thuộc. Hội nhà văn ĐBSCL cho ra mắt tuyển tập 18 nhà văn
ĐBSCL và nhiều tuyển tập truyện ngắn khác lần lượt ra đời. Điều này cho thấy
truyện ngắn Nam bộ đang có sự chuyển mình rõ nét, đội ngũ những cây bút truyện

ngắn được bổ sung ngày một đông đảo hơn, truyện ngắn phần nào đã đáp ứng được
tâm lý thị hiếu của người đọc nhờ sự chuyển tải nhanh, nhạy những vấn đề bức xúc
của đời sống xã hội. Đạt được điều này là do thế hệ đội ngũ nhà văn trẻ kế thừa
những thành tựu ở lớp đàn anh đi trước, cùng với kế thừa có cách tân phát triển.
Nhà văn thay đổi QNNT về con người, dẫn đến cách thể hiện con người trong tác
phẩm đa chiều, đa diện và nhiều cung bậc, con người không còn nhất phiến, đơn trị
mà đa trị, phân mảnh. Vì vậy, đòi hỏi các cây bút tìm tòi cho mình một lối đi riêng,
từ cách chọn đề tài, xây dựng cốt truyện, quan niệm con người, cho đến sáng tạo
ngôn từ. Bước đi của truyện ngắn hôm nay không còn như trước nữa, người viết
truyện cô động, tinh tế, mang bản sắc và giọng điệu riêng của tác giả. Nhà văn xoáy
sâu vào tâm trạng nhân vật giúp cho người đọc thấy thích thú như: Giọt đắng của
Bích Ngân. Xóm mồ côi của Nguyễn Lập Em,...Cánh đồng bất tận được Nguyễn
Ngọc Tư..v.v..
Trong Bàn tròn văn xuôi ĐBSCL, Hồ Tĩnh Tâm đã nêu bật cá tính và bản lĩnh
văn xuôi Nam bộ từ cái nhìn địa văn hóa, ứng với mỗi vùng có nét văn hóa đặc sắc
riêng. Các cây bút Nam Bộ đã vận dụng nhuần nhuyễn khẩu ngữ, phương ngữ, hát
cải lương…trong sáng tác đã tạo nên dấu ấn địa văn hoá và nâng ngôn ngữ lên một
tầm cao mới, ngôn ngữ nghệ thuật.
Truyện ngắn Nam bộ đã có bước chuyển mình quan trọng, có được những
thành tựu đáng kể, song là vùng đất mới nằm tận cùng tổ quốc, hiện văn học
ĐBSCL đang cần sự quan tâm của các nhà phê bình, lý luận nhằm “khoách đại” văn
học ra khỏi vùng, để bạn đọc trong cả nước biết đến nhiều hơn hương sắc văn học
Nam bộ.

×