Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Báo Cáo Tình Hình Triển Khai Thực Hiện Giảng Dạy Phân Môn Tập Đọc Lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.3 KB, 22 trang )

PHÒNG GD&ĐT VĨNH YÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN MINH

Liên Bảo, ngày tháng 12 năm 2015


A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo Phòng GD&ĐT Vĩnh Yên, sự chỉ
đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệt tình tâm huyết của tập
thể cán bộ giáo viên nhà trường dạy theo chương trình hiện hành.
- Đội ngũ giáo viên dạy lớp 5 nhiệt tình, tâm huyết, có năng lực và
trình độ chuyên môn vững vàng.
- Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên dạy lớp 5 tham gia
đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề do PGD tổ chức. Đồng
thời nhà trường cũng tổ chức chuyên đề để giáo viên có cơ hội trao đổi, học
hỏi kinh nghiệm hay từ đồng nghiệp.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được nhà trường quan
tâm. Tuy là các lớp học theo chương trình hiện hành nhưng đều được trang
trí đẹp, bố trí khoa học, tạo môi trường thân thiện cho học sinh khi đến lớp.
- Phụ huynh học sinh quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học
tập của con em mình.
- Học sinh có ý thức chuẩn bị đồ dùng học tập và chuẩn bị bài học
đầy đủ trước khi đến lớp.


A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
II. Khó khăn:
- Sĩ số học sinh trên lớp quá đông so với quy định
- Sự quan tâm của một số phụ huynh đến việc học tập của
con em còn hạn chế.


- Một số em học sinh chưa có ý thức tự giác cao trong
việc học tập.
- Diện tích phòng học của một số lớp còn chật, chưa đảm
bảo theo quy định


B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
1. Công tác chỉ đạo
- Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT,
Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT theo chương trình hiện hành.
- Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo và thực hiện
bám sát vào nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT thành phố Vĩnh
Yên và tình hình thực tế của nhà trường.
- Nhà trường đã tổ chức chuyên đề về môn Tiếng Việt 5 để
tập thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường cùng nhau chia sẻ, tìm ra
những giải pháp phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp.
- Thực hiện nghiêm túc chương trình theo khung thời gian
năm học.
- BGH nhà trường thường xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc
giáo viên trong việc thực hiện dạy học theo chương trình hiện hành.


B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
2. Quy mô trường, lớp và đội ngũ
- Tổng số học sinh khối 5 là 322 em, được chia thành 07
lớp, bình quân 46 HS/lớp.
- Tổng số GV là 07, trong đó có 01 giáo viên hợp đồng.
- Trình độ chuyên môn: 100% giáo viên đạt trình độ
trên chuẩn.



B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
- 100% học sinh có đủ sách giáo khoa, vở bài tập và đồ
dùng học tập
- 100% giáo viên có đủ sách giáo khoa, sách giáo viên
và tài liệu để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa
đông, đảm bảo tiêu chuẩn của phòng học ánh sáng học đường.
4. Chương trình thời khóa biểu
Thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình, thời
khóa biểu và quy định của tổ khối chuyên môn.


B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
5. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và kết quả đạt được
a. Thực trạng: Trong quá trình giảng dạy và qua các tiết dự giờ
chuyên đề của đồng nghiệp trong khối 5, chúng tôi nhận thấy chất
lượng đọc của học sinh còn rất thấp chỉ khoảng 30% (số học sinh
lớp) đọc tốt, đúng yêu cầu và thường là học sinh khá, giỏi còn lại
khoảng 70% (số học sinh toàn khối) đọc chưa tốt chưa đúng yêu cầu
của bài tập đọc.
Ví dụ như:
+ Đọc còn chậm so với qui định.
+ Đọc sai từ.
+ Đọc thêm từ, bớt từ.
+ Ngắt nghỉ không đúng chỗ.
+ Đọc đánh vần.
- Nhìn chung đây là vấn đề chung mà tất cả các khối lớp học ở tiểu
học nói chung và trường Tiểu Học Liên Minh nói riêng đều mắc

phải.


B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
5. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và kết quả đạt được
b. Nguyên nhân: Từ thực trạng trên, chúng tôi đã tìm hiểu và đã
xác định được những nguyên nhân như sau:
* Về phía giáo viên:
- Chưa thường xuyên rèn đọc, rèn phát âm, những phụ âm
sai. Chưa đầu tư quỹ thời gian và chưa rèn dứt điểm dẫn đến ảnh
hưởng tới học sinh. Nhiều giáo viên đọc chưa được hay, chưa đúng
- Hơn nữa trong giờ tập đọc có giáo viên chưa chú ý đến học
sinh đọc sai, chỉ chú ý đến học sinh đọc đúng, đọc hay.
- Giáo viên còn nặng về phương pháp dạy học truyền thống,
nặng thuyết trình không chú ý năng lực chủ động của học sinh.
- Chưa chú ý đến khâu rèn đọc thường xuyên ở các tiết dạy
tập đọc và các tiết học khác.
- Chưa đổi mới mạnh mẽ cách kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh.


B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
5. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và kết quả đạt được
b. Nguyên nhân:
* Về phía học sinh
- Ham chơi, chưa chăm học, ít đọc sách báo, không chú ý
cách hướng dẫn đọc của thầy, cô, không nghe những bạn đọc đúng
để mình học tập.
- Việc chuẩn bị bài ở nhà chưa kĩ, không luyện đọc nhiều lần
trước khi đến lớp.

- Hổng kiến thức từ những lớp dưới.
- Thiếu sự quan tâm của cha mẹ.
- Đi học không đều.
* Về phía gia đình
Một số phụ huynh chưa có sự kết hợp chặt chẽ với nhà
trường và giáo viên chủ nhiệm.


B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
5. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và kết quả đạt được
c. Giải pháp: Từ thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến việc học
chưa tốt môn tập đọc của học sinh, để giải quyết được mục đích yêu
cầu của tiết tập đọc và khắc phục những nguyên nhân trên, chúng tôi
xin đưa ra một số giải pháp sau:
* Đối với giáo viên:
- Trước hết muốn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thí giáo viên
phải đọc hay (đọc diễn cảm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên
phải rèn luyện bản thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép
giáo viên dạy đọc mà đọc chưa chuẩn. trước khi đọc bài thì giáo viên
phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện được cảm xúc của tác giả khi viết
bài văn đó. Dành quỹ thời gian cho việc soạn bài và thiết kế các hoạt
động cụ thể của thầy trò ở từng đoạn của bài. Thầy phải chú ý đến
khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc kém.
Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh phát âm sai.
- Vận dụng linh hoạt phương pháp, hình thức dạy học cho phù hợp
với đối tượng học sinh của lớp mình.


B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
5. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và kết quả đạt được

c. Giải pháp:
- Sử dụng triệt để thiết bị đồ dùng dạy học sẵn có và đồ dùng dạy
học tự làm phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú tiếp thu bài tốt
hơn.
- Chú ý rèn đọc cho học sinh, rèn đọc càng nhiều càng tốt.
- Ngay từ đầu năm học, sau khi ổn định lớp, GVCN liên hệ với giáo
viên chủ nhiệm năm trước (lớp 4) để tìm hiểu về đặc điểm của từng
học sinh trong lớp.
- Khi thu thập đầy đủ thông tin của từng học sinh, GVCN cần phân
chia lớp thành những đối tượng sau:
+ Nhóm đọc hay, diễn cảm.
+ Nhóm đọc đúng.
+ Nhóm đọc chậm.
+ Nhóm học sinh đi học đều.
+ Nhóm học sinh đi học không đều.
+ Nhóm học sinh đi học thụ động, ít phát biểu.


B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
5. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và kết quả đạt được
c. Giải pháp:
- Sau khi phân chia lớp thành các nhóm đối tượng xong,
GVCN tiếp tục điều tra về hoàn cảnh sống của từng học sinh, thông
qua các bạn cùng lớp ở gần nhà và trực tiếp đến thăm nhà các em.
- Khi đã có đầy đủ các thông tin cá nhân về học sinh, GVCN
tổng hợp và ghi lại vào “ sổ thông tin về học sinh”.
* Đối với các em học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc bài kĩ trước ở nhà, có đọc bài trước ở
nhà học sinh mới biết được từ nào khó đọc, hay sai để đến lớp nghe
giáo viên hướng dẫn sửa chữa.

- Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng bất kì một văn bản
nào nói chung hay các tiết tập đọc nói riêng.
- Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc. Sưu tầm những
loại sách, báo, truyện tranh để đọc.


B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
5. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và kết quả đạt được
c. Giải pháp:
* Việc tổ chức lớp
- Căn cứ vào đặc điểm của học sinh, GV sắp xếp chỗ ngồi
cho học sinh theo hướng một em khá, giỏi kèm một em yếu hoặc
một em đọc tốt kèm một em đọc yếu, để các em có điều kiện hỗ trợ
lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Ngoài cách sắp xếp trên GV còn thường xuyên tổ chức phụ
đạo thêm giờ như: 15 phút đầu giờ, ra chơi, cuối buổi. GV thường
xuyên sưu tầm cho các em đọc thêm các bài tập đọc, những mẩu
chuyện hay để cho những em học sinh đọc yếu nhất đọc cho lớp
nghe.


B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
5. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và kết quả đạt được
c. Giải pháp:
* Gây sự hứng thú tích cực học tập cho học sinh trong các tiết học.
- Để làm được điều này, giáo viên cần phải đổi mới phương
pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, học sinh đóng vài trò chủ
đạo, giáo viên làm người hướng dẫn, phát huy tối đa tính chủ động
sáng tạo của học sinh.
- Sử dụng triệt để các thiết bị, đồ dùng dạy học trong các giờ

dạy (tuyệt đối không được dạy chay).
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học trong tiết dạy.
- Luôn tạo sự thoải mái cho học sinh ngồi học và đảm bảo tính
“vừa học vừa chơi”.
- Tạo điều kiện để học sinh được giao tiếp với nhau, thường
xuyên nhằm khắc phục rào cản giữa học sinh có kết quả học tập còn
hạn chế với học sinh có kết quả học tập tốt hơn; giữa học sinh con nhà
nghèo với con nhà giàu.


B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
5. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và kết quả đạt được
c. Giải pháp:
* Gây sự hứng thú tích cực học tập cho học sinh trong các tiết
học.
- Đổi mới phương pháp nhận xét đánh giá và đảm bảo sự
công bằng cho học sinh.
- Dạy theo đối tượng học sinh.
Để thực hiện mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể
cho học sinh trong giờ Tập đọc. GV cần chú ý đến các khâu sau:
* Luyện đọc đúng
* Luyện cách ngắt, nghỉ hơi
* Luyện đọc lưu loát
* Luyện đọc hiểu
* Luyện đọc diễn cảm
* Rèn kĩ năng đọc cho học sinh ngoài giờ lên lớp
* Đọc mẫu của giáo viên



B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
5. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và kết quả đạt được
d. Kết quả:
- Với phương pháp trên mà GV đã áp dụng ngay từ đầu năm nên
học sinh khối 5 của trường tôi phát triển khả năng đọc khá nhanh; Biết
ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đặc biệt với câu có dấu chấm lửng, khi đọc học
sinh không còn lúng túng mà các em đã biết đọc kéo dài chỗ có dấu
chấm lửng.
- Với câu dài không có dấu phẩy học sinh đã biết dựa vào nghĩa
của từ. Nhờ hiểu nghĩa và các mối quan hệ ngữ pháp mà học sinh đọc
đúng chỗ ngắt giọng và ngược lại.
- Đối với những bài văn xuôi, khi đọc ngoài việc tìm những dấu
câu đặc biệt (câu hỏi, câu cảm, câu khiến,…) học sinh biết chú trọng
đến việc ngắt hơi ở những chỗ không có dấu câu nhưng là những chỗ
tách ý, HS đã biết dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định đúng
cách ngắt nhịp đúng các câu.
- Khi đọc những bài thơ học sinh đã ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.


B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
5. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và kết quả đạt được
d. Kết quả:
- Với phương pháp trên mà GV đã áp dụng ngay từ đầu năm nên
học sinh khối 5 của trường tôi phát triển khả năng đọc khá nhanh; Biết
ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đặc biệt với câu có dấu chấm lửng, khi đọc học
sinh không còn lúng túng mà các em đã biết đọc kéo dài chỗ có dấu
chấm lửng.
- Với câu dài không có dấu phẩy học sinh đã biết dựa vào nghĩa
của từ. Nhờ hiểu nghĩa và các mối quan hệ ngữ pháp mà học sinh đọc
đúng chỗ ngắt giọng và ngược lại.

- Đối với những bài văn xuôi, khi đọc ngoài việc tìm những dấu
câu đặc biệt (câu hỏi, câu cảm, câu khiến,…) học sinh biết chú trọng
đến việc ngắt hơi ở những chỗ không có dấu câu nhưng là những chỗ
tách ý, HS đã biết dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định đúng
cách ngắt nhịp đúng các câu.
- Khi đọc những bài thơ học sinh đã ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.


B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
5. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và kết quả đạt được
d. Kết quả:
- Đối với những học sinh đọc quá nhanh nên dẫn đến đọc sai từ,
thêm hoặc bớt từ, nay các em đã rèn được tính cẩn thận hơn, bình tĩnh
hơn khi đọc bài, nhìn kĩ từ ngữ khi đọc và đọc chính xác hơn.
- Học sinh đã đọc đúng tốc độ, đọc không ê a, ngắc ngứ.
- Một số em học sinh đã có kĩ năng đọc hiểu văn bản một cách
tương đối tốt; học sinh đã biết thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ
ngừng giọng, cường độ giọng đọc,… để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình
cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự
thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm.


C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

- Muốn rèn cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm trước hết giáo
viên luôn cố gắng trau dồi, học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đọc mẫu
phải chuẩn, hay, có sức cuốn hút học sinh vì trong khâu rèn đọc thì việc
đọc mẫu của thầy có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Các em sẽ theo
dõi, lắng nghe giáo viên đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt chước, so
sánh, đánh giá với giọng đọc của mình. Chính vì vậy, thầy cô cũng phải

có sự chuẩn bị chu đáo, chuẩn mực.
- Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện
pháp dạy học phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất phát huy tính tích cực
của học sinh trong học tập, tổ chức điều khiển khéo léo gây bầu không
khí sôi nổi, kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác của
học sinh.
- Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương
trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn để hướng dẫn học sinh nắm vững
nội dung bài, hướng dẫn rõ cách đọc từng đoạn văn, đoạn thơ cho học
sinh. Bên cạnh đó, người giáo viên còn cần phải chủ động, sáng tạo và
ứng xử linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh khác nhau mới đem lại
hiệu quả cao.


C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

- Giáo viên cần phải giàu lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình
trong công tác soạn giảng, hướng dẫn tỉ mỉ từng từ ngữ, từng câu văn,
đoạn văn, đoạn thơ, quan tâm, theo dõi kịp thời phát hiện lỗi sai của học
sinh, kiên trì uốn nắn, sữa chữa phát âm sai cho học sinh thật tận tình
chu đáo.
- Giáo viên luôn động viên, khuyến khích học sinh khi các em có tiến
bộ, rèn cho học sinh đọc trước đám đông, tổ chức các hoạt động phong
phú cho học sinh tham gia như: thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm
trong lớp, trong trường vào những ngày sinh hoạt tập thể, kỉ niệm những
ngày lễ lớn.
- Giáo viên cần yêu cầu mỗi học sinh phải có một quyển sổ ghi chép
những câu văn, câu thơ, bài văn, bài thơ hay. Cần tổ chức phối hợp nhịp
nhàng phân môn Tập đọc với các phân môn khác như: Tập làm văn, Kể
chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả,…

- Nhà trường cần tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ, tổ chức các buổi hội thảo
các chuyên đề, xây dựng các tiết dạy thao giảng, tổ chức trao đổi về các
phương pháp thực hiện tốt nhất để giúp giáo viên và học sinh dạy và học
tốt các môn học trong đó có phân môn Tập đọc.


D. KẾT LUẬN

Trong quá trình giảng dạy học sinh cũng như thông qua kết quả đã đạt
được từ áp dụng thực tế chúng tôi nhận thấy để học sinh tiến bộ và
khắc phục được những thiếu sót của bản thân người giáo viên không
những phải nhiệt tình mà điều quan trọng là cần tỉm ra những biện
pháp cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Từ đặc điểm của Tiếng Việt là nói sao đọc vậy, đọc sao viết vậy.
Nói sai thì đọc sai và đọc sai sẽ viết sai. Vì vậy để kĩ năng đọc và kĩ
năng viết của các em được hoàn thiện chúng ta cần điều chỉnh cách
phát âm cho các em theo đúng chuẩn của Tiếng Việt. Tiếp đến là rèn
kĩ năng đọc cho các em rồi rèn kĩ năng viết. Tuy vậy cả ba công việc
này có sự tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau và cần được
tiến hành đồng bộ.
Mặt khác muốn việc khắc phục kĩ năng đọc của các em đạt hiệu
quả cao bên cạnh các phương pháp và giải pháp chung trong chương
trình giáo dục thì việc khắc phục kĩ năng đọc nói riêng và chất lượng
giáo dục nói chung còn phụ thuộc rất nhiều vào sự nổ lực của các em
và sự quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh.


E. KIẾN NGHỊ
Để có kết quả rèn đọc đúng, diễn cảm cho học sinh chúng tôi xin đề
xuất một số vấn đề sau:

- Thường xuyên dự giờ của đồng nghiệp để nắm vững phương
pháp giảng dạy, từ đó khắc phục kịp thời những tồn tại để thống nhất
phương pháp giảng dạy đặc biệt là việc rèn đọc diễn cảm.
- Khơi dậy phong trào thi ngâm thơ, kể chuyện, đọc diễn cảm
cho học sinh, giáo viên trong khối, trong trường.
- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo
viên ở các môn học nhất là phân môn Tập đọc. Có đầy đủ thiết bị, đồ
dùng dạy học cho giáo viên nhất là đồ dùng dạy học phân môn Tập
đọc.



×