Tải bản đầy đủ (.ppt) (50 trang)

Bài Giảng Giáo Dục Phát Triến Vận Động Cho Trẻ MN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.78 KB, 50 trang )

GIÁO DỤC PHÁT TRIẾN
VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MN

Triệu Thị Thu Hằng – Phòng GDMN
Tháng 4/2016

1


MỤC TIÊU









Sau bài học, học viên nắm được:
Nội dung chủ yếu của phần phát triển vận động - lĩnh
vực giáo dục phát triển thể chất trong chương trình
GDMN.
Các hoạt động giáo dục phát triển vận động và tổ
chức thực hiện.
Những điểm mới của phần giáo dục phát triển vận
động
Cách tổ chức hoạt động giáo dục phát triển GDVĐ
cho trẻ theo hướng tích hợp
2



Hoạt động 1: Thảo luận chung
Hãy nêu những nội dung chủ yếu
của phần giáo dục phát triển vận
động trong Chương trình giáo
dục mầm non đang thực hiện?

3


NHỮNG NỘI DUNG PHÁT TRIỂN VẬN
ĐỘNG TRONG TRƯỜNG MN
Nội dung phát triển vận động bao gồm:
+ Phát triển các nhóm cơ: Cơ hô hấp, cơ tay, cơ
chân, cơ lưng, cơ bụng..
+ Phát triển các vận động cơ bản (Vận động
thô): Đi, chạy, nhảy, leo trèo nhanh, chậm, thăng
bằng…Trẻ thực hiện các vận động theo nhạc và
nhịp điệu theo nhạc bằng lời với các dụng cụ thể
dục như bóng, dây, gậy vòng…
4


NHỮNG NỘI DUNG PHÁT TRIỂN VẬN
ĐỘNG TRONG TRƯỜNG MN

5


NHỮNG NỘI DUNG PHÁT TRIỂN VẬN

ĐỘNG TRONG TRƯỜNG MN

* Phát triển vận động tinh: Vận động
của bàn tay, sự khéo léo của các ngón
tay, phối hợp vận động mắt- tay và kỹ
năng sử dụng các đồ dùng, dụng cụ (kéo,
bút, đồ chơi…)
6


Mục tiêu
Mục tiêu cuối tuổi NT
(Mục tiêu về DDSK)
Thực hiện được vận động cơ
bản theo độ tuổi.
Có một số tố chất vận động
ban đầu (nhanh nhẹn, khéo
léo, thăng bằng cơ thể).
Có khả năng phối hợp khéo
léo cử động bàn tay, ngón
tay.

Mục tiêu cuối tuổi MG
... (Mục tiêu về DDSK)
Thực hiện được các vận
động cơ bản một cách vững
vàng, đúng tư thế.
Có khả năng phối hợp các
giác quan và vận động; vận
động nhịp nhàng, biết định

hướng trong không gian.
Có kĩ năng trong một số
hoạt động cần sự khéo léo
của đôi tay.

7


Nội dung phát triển vận động
Chương trình NT
1. Tập động tác phát triển
các nhóm cơ và hô hấp.
2. Tập các vận động cơ bản
và phát triển các tố chất
vận động ban đầu.
3. Tập các cử động bàn
tay, ngón tay và phối
hợp tay- mắt.

Chương trình MG

1. Tập động tác phát triển
các nhóm cơ và hô hấp .
2. Tập luyện các kỹ năng
vận động cơ bản và phát
triển tố chất vận động.
3. Tập các các cử động bàn
tay, ngón tay, phối hợp
tay-mắt và sử dụng một số
đồ dùng, dụng cụ.

8


Nội dung phát triển vận động






Động tác PT các nhóm cơ và hô hấp : Thực hiện với các bài
TD sáng và bài tập PTC gồm các động tác thở, động tác tayvai, động tác lưng-bụng-lườn và động tác chân.
Tập luyện VĐCB và tố chất vận động : thực hiện với các bài
tập đi và chạy; bài tập bò, trườn, trèo; bài tập tung, ném, bắt
và các bài tập bật nhảy.
Tập các các cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp mắt-tay và sử
dụng một số đồ dùng, dụng cụ bao gồm các cử động, vận động
co duỗi, nắm, mở các ngón tay, bàn tay, các cử động thao tác
tay đòi hỏi sự chính xác có sự phối hợp của mắt như xếp
chồng các vật hoặc xâu luồn dây qua các lỗ nhỏ hay đan tết
các sợi dây, hoặc cầm bút tô vẽ ...
9


Kết quả mong đợi
Đối với trẻ nhà trẻ
1. Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
2. Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động
ban đầu
3. Thực hiện vận động cử động của bàn tay ngón tay và

phối hợp mắt- tay
Đối với trẻ mẫu giáo
1. Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
2. Thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và phát triển tố chất
vận động
3. Thực hiện vận động cử động của bàn tay ngón tay, phối
hợp mắt-tay và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ
(Chi tiết xem trong Chương trình giáo dục mầm non)

10


Hoạt động 2 - Thảo luận chung
Phần giáo dục phát triển vận
động cho trẻ trong chương
trình giáo dục mầm non có
điểm gì mới?

11


Những điểm mới của phần giáo dục
phát triển vận động
Tên gọi:
Lĩnh vực phát triển thể chất
Giáo dục phát triển vận động; Hoạt động
phát triển vận động.
Nội dung chính của GDPT vận động được
trình bày cụ thể với 3 nội dung
Nội dung trình bày theo tính chất của chương

trình khung chung, có độ mở và giáo viên
được linh hoạt điều chỉnh khi thực hiện cho
phù hợp với trẻ và thực tế
12


Những điểm mới của phần giáo dục phát
triển vận động
Giáo viên tự xây dựng kế hoạch, lựa chọn sắp
xếp nội dung và thiết kế hoạt động
Mỗi nội dung vận động có thể cho trẻ tập nhắc
lại trong hoạt động học nhất là những vận động đòi
hỏi về sức mạnh, sức bền của trẻ.
Kết quả mong đợi nhằm giúp GV điều chỉnh kế
hoạch GD trẻ của mình cho phù hợp để giúp trẻ
phát triển tốt nhất theo khả năng của trẻ.
Tổ chức hoạt động theo hướng tích hợp và tích
hợp chủ đề.
13


Thảo luận chung
Giáo dục phát triển vận động cho
trẻ trong trường mầm non qua
những hoạt động nào?
 Để tổ chức hoạt động phát triển
vận động cho trẻ cần phải làm gì?


14



HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN
VẬN ĐỘNG
-

Giờ học thể dục
Thể dục sáng
Phút thể dục (thể dục chống mệt mỏi)
Trò chơi vận động, trò chơi thể thao
Dạo chơi
Tuần lễ sức khỏe
Ngày Hội thể dục thể thao
Giáo dục PTVĐ cá nhân
Các hoạt động GDPTVĐ tinh
15


I. GIỜ THỂ DỤC
1. Giờ thể dục: là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt
động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường
MN. Trong giờ thể dục giáo viên cung cấp (rèn luyện)
cho trẻ những kỹ năng, kỹ xảo vận động có mục đích,
có tổ chức, có hệ thống và có kế hoạch
2. Nội dung vận động của giờ thể dục
-Xác định đúng trọng tâm –đó là bài tập cơ bản của
phần trọng động, lựa chọn đảm bảo nguyên tắc:
+ Nguyên tắc hệ thống
+ Nguyên tắc phát triển
+ Nguyên tắc vừa sức

16


I. GIỜ THỂ DỤC
Xác định nội dung hỗ trợ
+ chọn động tác của bài tập phát triển chung cho
giờ thể dục.
+ Chọn vận động cơ bản cho phần khởi động:
luyện các bài tập đi, chạy đơn giản, nhẹ nhàng,
tương ứng với yêu cầu của từng độ tuổi.

17


I. GIỜ THỂ DỤC
3. Cấu trúc, nội dung và phương pháp hướng dẫn
giờ thể dục.
- Cấu trức giừo thể dục gồm 3 phần:
+ Khởi động
+ Trọng động
+ Hồi tĩnh
Mỗi phần giải quyết một nhiệm vụ nhất định phù
hợp với việc lựa chọn, sắp xếp bài tập vận động
và cách thức tiến hành phù hợp.
18


II. THỂ DỤC SÁNG
1. Thể dục sáng: là hình thức cơ bản trong các hình thức phát
triển vận động cho trẻ. Thể dục sángdduwowcj tiến hành vào

sáng sớm và tốt nhất là cho trẻ tập ngoài trời, nơi có không khí
thoáng mát.
Trong giờ thể dục có thể cung cấp các kỹ năng kỹ xảo vận
động cho trẻ.
Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp:
- Các động tác hô hấp
- Động tác phát triển cơ bả vai, cơ tay.
- Động tác phát triển cơ lưng, bụng, lườn.
- Động tác phát triển cơ chân.
Khuyến khích các nhà trường cho trẻ tập các bài tập thể dục
nhịp điệu, aerobic trong giờ thể dục sáng
19


II. THỂ DỤC SÁNG
2. Nội dung vận động của thể dục sáng
* Lưu ý lựa chọn các động tác phát triển chung
cho thể dục sáng
+ Là động tác được làm quen trên giờ thể dục trước
đó. Trong 1 tháng cần thay đổi một số động tác troang
buổi thể dục sáng để tăng thêm sự hứng thú cho trẻ
+ Các động tác được lựa chọn phải được tác động
toàn diện lên các nhóm cơ chính của cơ thể trẻ và phát
triển hệ hô hấp
+ Trật tự các động tác: Hô hấp, tay, lưng, bụng –
lườn, chân
+ Số lượng động tác theo yêu cầu độ tuổi
* Nội dung vận động (TL Tr 21)
20



II. THỂ DỤC SÁNG
3. Cấu trúc và phương pháp hướng dẫn
Khi cho trẻ tiến hành bài tập thể dục sáng
phải đảm bảo các phần:( Khởi động- Trọng
động, hồi tĩnh) Thời gian phù hợp với lứa tuổi.

21


III. PHÚT THỂ DỤC (thể dục chống mệt mỏi)
1.Vai trò của phút thể dục
Phút thể dục được tiến hành trong thời gian giữa 2
hoạt động hay ngay trong giờ hoạt động, sau khi trẻ ngủ
dậy giúp trẻ thay đổi trạng thái cơ thể, trẻ trở nên tỉnh
táo hơn…
2. Yêu cầu lưa chọn nội dung cho phút thể dục.
+ Gồm các động tác vận động hay động tác phát
triển chung mà trẻ đã quen thuộc
+ Yêu cầu thực hiện vận động đơn giản, tất cả đều
thực hiện được với lượng vận động như nhau
22


III. PHÚT THỂ DỤC (thể dục chống mệt mỏi)

+ Chọn động tác nhằm tác động đến các
nhóm cơ chính trong cơ thể
+ không yêu cầu về phuơng tiện, dụng cụ tập
luyện (chủ yếu là các động tác tay không).

3. Phương pháp hướng dẫn.
Cô dùng mệnh lệnh (mẫu giáo 3-4 tuổi) và
khẩu lênh (mẫu giáo 4-5 và 5-6) cho trẻ tiến
hành tại chỗ kết hợp với trò chơi, hành động mô
phỏng theo hình ảnh, câu truyện và bài hát âm
nhạc với tiết tấu phù hợp.

23


IV. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
1.Vị trí vai trò của trò chơi vận động
Trò chơi vận động là hình thức hoạt động
phát triển vận động có hiệu quả nhất vì:
+ Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ tham
gia
+ Trò chơi vận động có tác dụng hoàn thiện
kỹ năng vận động cho trẻ
Ví dụ: Để hoàn thiện vận động chạy cho trẻ
có thể sử dụng trò chơi vận động “Mèo và chim
sẻ” hay “Chim sẻ và ô tô”
24


IV. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
+ Trò chơi vận động giúp trẻ tự điều chỉnh nhịp điêu,
lượng vận động khi tham gia trờ chơi nên không bị mệt
mỏi
+ Trò chơi vận động làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa
các hoạt động, giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng, đem

lại sự vui vẻ thoải mái cho trẻ.
+ Trò chơi vận động ảnh hưởng đến tính cách, khí chất
của trẻ. Trong khi chơi trẻ thể hiện hành vi, nét mặt của
mình và phải tuân theo qui tắc của trò chơi. Những qui
tắc đó hình thành tính trung thực, lòng dũng cảm, kiên
trì ở trẻ
25


×