Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tiểu luận công tác xã hoii trong trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.56 KB, 25 trang )

PHỤ LỤC

1


Lý do chọn đề tài
Để một nền kinh tế phát triển bền vững thì nhân tố con người luôn
đóng vai trò quyết định. Vì vậy, không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước
trên thế giới đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cùng với xu thế trên,
Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật
cho người lao động, nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước.
Giáo dục đóng vai trò quan trọng là vậy, tuy nhiên thời gian gần đây,
dư luận đang xôn sao lên vì những thôn tin học sinh bỏ học. Tình trạng bỏ
học hàng loạt đang được gia tăng ở các địa phương, kiến những ai có tâm
huyết với giáo dục, cùng những nhà công tác xã hội trong trường học
không khỏi băn khoan, trăn trở. Vấn đề này nếu không được quan tâm
đúng mức sẽ đưa đến những hậu quả xấu cho bản thân học sinh bỏ học,
gia đình của các em và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội
Có thể thấy rằng, thực trạng học sinh bỏ học hiện nay là vấn đề hết
sức “ nóng” trong xã hội. trong điều kiện giới hạn, tôi đã chọn thực hiện đề
tài: “ thực trạng vấn đề bỏ học của học sinh THCS” ( Nghiên cứu tại xã Yên
Trị- huyện Ý Yên- Nam Định). Nhằm góp phần tìm hiểu thực trạng và nêu
ra hậu quả cũng như cách khắc phục thực trạng này.

2


I.
1.


CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm
Công tác xã hội trong trường học là một trong những chuyên ngành
quan trọng trong chuyên ngành quan trọng của công tác xã hội, với kiến
thức và kỹ năng chuyên môn của mình các nhân viên công tác xã hội trong
trường học được coi là công cụ để thúc đẩy nhà trường đạt được các mục
tiêu học tập và giảng dạy. nhân viên công tác xã hội trong trường học vũng
giúp cho học sinh nâng cao kỹ năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của
mình thông qua sự phối kết hợp giữa gia đình nhà trường và cộng
đồng( Hiệp hội CTXH trong trường học – Mỹ 2005)
Bỏ học là hành vi học sinh không tiếp tục theo học nữa, rời bỏ trường

2.

lớp giữa chừng.
Vai trò của nhân viên công tác trong trường học
Vai trò của nhân viên xã hội (NVXH) là giúp thân chủ đối phó với
những tình huống khó khăn trong cuộc sống và gắn kết họ với những
nguồn lực trong cộng đồng có thể giúp họ vượt qua được khó khăn.
Vai trò của NVXH là giúp thân chủ đối phó với những tình huống khó
khăn trong cuộc sống và gắn kết họ với những nguồn lực trong cộng đồng
có thể giúp họ vượt qua được khó khăn. Ở trường học, cần có NVXH để
xây dựng một môi trường thân thiện giúp học sinh thành công trong học
tập và hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, NVXH học đường sẽ đóng vai trò như
cầu nối giữa phụ huynh, nhà trường và cộng đồng; cũng như xây dựng
cùng lúc nhiều hoạt động như tổ chức (và thực hiện) những buổi tập huấn
kỹ năng hoặc tham vấn cho những người có nhu cầu, phát triển những
chương trình ngăn ngừa những hành vi xấu có khuynh hướng phát triển
trong trường học, thực hiện những hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu
những vấn đề gây cản trở việc học tập của học sinh,…

- Ngăn ngừa học sinh trốn học hoặc bỏ học
Học sinh thì phải đến trường để học. Tuy nhiên, vẫn có những vấn đề
từ phía gia đình và cá nhân cản trở học sinh đến lớp. NVXH học đường
cần đánh giá nhu cầu của học sinh và gia đình để có thể giúp họ lập kế
3


hoạch giúp học sinh tham gia hoc tập. Ngăn ngừa học sinh bỏ học cũng là
nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Vì vậy, NVXH phải là một phần của
tất cả các nhóm: quản lý nhà trường, giáo viên, phụ huynh, và cả các
nhóm học sinh để có thể phát hiện kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ
-

học và có kế hoạch giúp học sinh và gia đình để ngăn chặn nguy cơ này.
Ngăn ngừa bắt nạt/ bạo lực học đường
Tình trạng bắt nạt trong trường học cũng là một trong những nguyên
nhân gây ra nạn bỏ học, vì những học sinh hay bị bắt nạt sẽ không tập
trung được vào việc học, học kém đi, và trở nên sợ hãi trường học. NVXH
có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nạn bắt nạt bằng cách tăng cường hỗ
trợ cho những học sinh có nguy cơ bị bắt nạt và thực hiện những chương
trình tập huấn kỹ năng xã hội hướng vào giải quyết mâu thuẩn như kiểm
soát sự giận dữ, cách giải tỏa ức chế, cách thương lượng để giải quyết
mâu thuẩn không cần đến bạo lực,… NVXH cũng cần phối hợp với giáo
viên và đoàn thể (Đoàn, Đội,…) giúp những học sinh yếu lấy lại căn bản để
có thể theo kịp bạn đồng học và tự tin hơn.
NVXH có thể tìm mời các chuyên gia đến trường và giúp cho thấy cô
giáo và ban quản lý nhà trường trang bị kiến thức và kỹ năng nhận diện trẻ
bị lạm dụng, những dấu hiệu có thể dẫn đến bạo hành, dấu hiệu trẻ đang
có vấn đề sức khỏe tâm thần,… để có thể can thiệp kịp thời.
- Ngăn ngừa tự tử

NVXH làm việc và nhận diện những học sinh bị trầm cảm, hoặc có
nguy cơ tự tử. Những dấu hiệu cho thấy các em có khuynh hướng tự tử
như đe dọa bằng lời hoặc viết thư, mất ngủ, không còn quan tâm đến
tương lai, thay đổi hoàn toàn về tính tình (lầm lỳ ít nói,…), hay nói lên
những lời tuyệt vọng,… Khi đánh giá nguy cơ tự tử, NVXH tìm hiểu xem
các em có nghĩ đến việc này hay không, xác định xem các em đã lên kế
hoạch hay chưa, xác định mức độ khả thi của kế hoạch,… NVXH nên liên
lạc với gia đình và giúp gia đình tìm sự hỗ trợ chuyên môn từ những nhà trị
liệu. Và sau đó, NHXV cần phải có kế hoạch theo dõi và hỗ trợ các em đến
khi thực sự chắc chắn rằng mối nguy hiểm đã qua rồi.
- Hỗ trợ phụ huynh
4


Gia đình học sinh có nhiều vấn đề sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc
học tập của các em. Vì vậy, NVXH có thể sắp xếp những buổi gặp gỡ với
phụ huynh – theo nhóm hoặc cá nhân tùy theo từng trường hợp cụ thể –
giúp họ trang bị kỹ năng làm cha mẹ, hoặc tham vấn cho họ khi cần. Việc
giúp cho phụ huynh hiểu được những hoạt động hỗ trợ học sinh ở trường
học và kêu gọi được sự phối hợp của họ cũng là phần rất quan trọng đối
với sự thành công của các chương trình ngăn ngừa hoặc can thiệp nhằm
giúp trẻ phát triển.
Có những trường hợp, NVXH còn phải tìm kiếm và phối hợp với
những dịch vụ hỗ trợ trong cộng đồng để giúp gia đình các em giải quyết
khó khăn và đáp ứng được nhu cầu học tập của các em thí dụ như các
chương trình an sinh xã hội, học bổng, các dịch vụ sức khỏe tâm thần,
chương trình nhà ở cho người nghèo, chương trình hỗ trợ thực phẩm,
chương trình giúp công nhân nhập cư, …
- Xây dựng trường học thân thiện
NVXH cần ứng dụng những chương trình “hành vi tích cực” (positive

behavioral interventions ans supports) thúc đẩy việc xây dựng và duy trì
môi trường học đường thân thiện, tăng cường sự tôn trọng và tin cậy giữa
các giáo viên, giữa học sinh, và giữa học sinh với giáo viên. Môi trường
học đường thân thiện và an toàn sẽ giúp các em yêu thích trường học và
yên tâm học tập
NVXH giúp học sinh xây dựng giá trị bản thân và phát triển những kỹ
năng như nhận diện và quản lý cảm xúc, biết quan tâm đến người khác, đi
đến những quyết định có trách nhiệm, xây dựng được những mối quan hệ
tích cực, và giải quyết một cách hiệu quả những thách thức của cuộc sống.
- Giúp học sinh đang gặp khủng hoảng
Khủng hoảng xảy ra khi học sinh gặp phải những chấn thương đột
ngột vượt quá khả năng ứng phó thường ngày của các em như bạo hành
gia đình, mất người thân, mất nhà cửa, thiên tai, bị tai nạn,… Trong những
trường hợp như thế, NVXH trước hết cần giúp học sinh vượt qua giai đoạn
khủng hoảng, sau đó giúp các em đánh giá lại hoàn cảnh và tìm những giải
5


pháp thích hợp để giải quyết vấn đề. Khi cần thiết, phải cùng làm việc với
gia đình và các bên liên quan để có được giải pháp tốt nhất cho các em.
- Tham vấn nhóm
Làm việc nhóm là cách hiệu quả nhất để xây dựng mối quan hệ tốt với
học sinh, giúp các em trang bị kỹ năng xã hội, và hỗ trợ các em đúng lúc.
Khi tham gia nhóm, học sinh có cơ hội thực tập kỹ năng mới và xây dựng
được cho mình những mối qua hệ lành mạnh. Nhóm có thể cùng làm việc
để giúp nhau giải quyết những vấn đề cá nhân như học yếu môn học, bất
hạnh hoặc mất mát, gia đình bất hòa, ly dị, … Nhóm tập trung vào mối
quan tâm hoặc vấn đề chung mà các thành viên gặp phải và cùng nhau
xây dựng mục tiêu và chương trình hành động phù hợp với điều kiện và
hoàn cảnh của nhóm và nhà trường. Khi cần thiết, NVXH có thể trao đổi

với giáo viên hoặc phụ huynh để cùng phối hợp giúp các em.
- Tham vấn cá nhân
NVXH tham vấn riêng cho từng em học sinh khi các em gặp phải khó
khăn gây cản trở việc học tập của các em. Nhu cầu tham vấn của các em
có thể là những vấn đề cá nhân, vấn đề thuộc gia đình hoặc trường học
hoặc cả 3. Tùy theo đánh giá ban đầu mà NVXH xây dựng kế hoạch tham
vấn cho các em, cùng với gia đình các em hoặc giáo viên nếu cần thiết.
Một số trường hợp cần can thiệp hành vi đặc biệt
Với một số trường hợp cá biệt, có thể hình thành một nhóm gồm
chuyên gia từ nhiều lĩnh vực (multi-disciplinary team) như giáo dục, y tế,
tâm lý, sức khỏe tâm thần, v.v… để giúp các em, trong đó NVXH cũng là
một thành viên. Thường thì đây là những chương trình thay đổi hành vi
đặc biệt bao gồm 2 giai đoạn: 1/ đánh giá chức năng (động cơ) của hành vi
(Functional Behavior Assessment) và 2/ lập kế hoạch can thiệp. Kế hoạch
này bao gồm những phương pháp quản lý suy nghĩ và cảm xúc (Cognitive
Behavioral Intervention) và chỉnh đổi hành vi (Behavior Modification) nhằm
giúp các em giảm hành vi có vấn đề và tăng cường hành vi thích hợp.
Khi việc hỗ trợ các em vượt quá khả năng của NVXH học đường và
điều kiện của nhà trường, NVXH phải tìm những những nhà chuyên môn
hoặc các trung tâm chuyên nghiệp để thuyên chuyển các em sang điều trị.
6


Hỗ trợ học sinh khuyết tật
Xu hướng của thế giới hiện này là khích lệ và ủng hộ học sinh khuyết
-

tật học hòa nhập. Điều đó cũng có nghĩa là ngày càng có nhiều học sinh
khuyết tật theo học ở các trường. Các em sẽ có những khó khăn riêng cần
sự hỗ trợ của NVXH và nhà trường để có thể theo kịp bạn cùng lớp và

thoát khỏi mặc cảm bị cô lập ngay trong lớp học. NVXH có thể phối hợp
với các chuyên gia về khuyết tật và các trung tâm, tổ chức hỗ trợ NKT để
có kế hoạch giúp các em học hòa nhập tốt và học tốt.
- Hỗ trợ học sinh cuối cấp
Đối với học sinh cuối cấp phổ thông cơ sở hoặc phổ thông trung học,
nhân viên xã hội học đường còn có nhiệm vụ phát triển những chương
trình chuyển giai đoạn (transitional program) giúp các em chuẩn bị tốt cho
việc bước vào một môi trường sống lớn hơn, với nhiều trách nhiệm và
nghĩa vụ hơn như vào đại học, học nghề, hoặc đi làm kiếm sống.
Như vậy, để thực hiện tốt nhiêm vụ công tác xã hội học đường, người
NVXH học đường cần phải có vài năm kinh nghiệm làm việc với trẻ em và
gia đình. Đồng thời, họ cũng cần được tạo điều kiện để tiếp cận được với
một hệ thống hỗ trợ cần thiết tại nhà trường và cộng đồng. Đây là trường
hợp lý tưởng ở các nước đã hình thành và phát triển hệ thống an sinh xã
hội. Việt Nam ta cũng cần phải bắt đầu xây dựng hệ thống hỗ trợ này nếu
3.

muốn hoạt động công tác xã hội được hiệu quả.
Các nghiên cứu liên quan
Thực trạng bỏ học của một số học sinh nói chung và học sinh trung
học cơ sở nói riêng, thực chất đã diễn ra trong một thời gian khá dài nhưng
hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề này chỉ được nhắc đến
và đưa ra bàn luận trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau sự kiện Việt
Nam gia nhật tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngoài trọng tâm đào tạo
con người với đầy đủ năng lực và phẩm chất, thì vấn đề bỏ học của học
sinh trung học cũng ngày càng được Đảng, Nhà nước và các tổ chức ban
ngành quan tâm. Tuy nhiên, có thể thấy các nghiên cứu liên quan đến vấn
đề này vẫn chưa nhiều và chưa thật sự phản ánh một cách chân thật nhất,
khái quát nhất thực trạng vấn đề. Có chăng chỉ là những trang tin đăng tải
7



trên các tờ báo( báo tuổi trẻ, báo thanh niên…) trên internet hoặc một số
tin ngắn,phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh các
sự kiện liên quan hay một số bài trích ngắn của tác giả quan tâm đến vấn
đề này.
Tập trung giải quyết vấn đề này tại buổi họp báo định kì tháng 3 năm
2008 của Bộ GD-ĐT tổ chức ở Hà Nội ngày 12/3/2008, do phó thủ tướngBộ trưởng bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân chủ trì, Bộ GD-ĐT đã giành
phần lớn thời gian để nói vấn đề bỏ học và giải pháp để khắc phục.
Ngày 14/3/2008, bộ GD-ĐT có công văn số 2092/BGD&ĐT-VP gửi đến
lãnh đạo các tỉnh, thành phố trên cả nước giải trình về tình trạng học sinh
bỏ học trong học kì I năm học 2007-2008
Liên quan đến vấn đề bỏ học của học sinh đã có một số nghiên cứu
-

nhỏ được tiến hành như:
Bài trích “ hiện tượng lưu ban, bỏ học: Thực trạng, nguyên nhân, vấn đề và
biện pháp( Thái Duy Tiên- nghiên cứu giáo dục-1992- số 242- tr.4-6” tác
giả đã phản ánh thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng lưu ban, bỏ học
và đưa ra những biện pháp cần thiết để ngăn chặn và khắc phục tình trạng
trên. Qua đề tài ta có thể thấy tình trạng bỏ học, lưu ban của học sinh ở
từng vùng, từng miền là khác nhau: về nguyên nhân, tỷ lệ, hệ quả… từ đó
tác giả đưa ra những biện pháp ngăn chặn, khắc phục phù hợp với từng

-

nơi.
Đề tài “ hiện tưởng bỏ học của học sinh trung học cơ sở, nguyên nhân và

-


một số kiến nghị( tại tp. HCM)
Đề tài “ các giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở trường trung

-

học cơ sở Lê Lai- Ngọc Lạc- Thanh Hóa
Đề tài: “ thực trạng học sinh bỏ học ở các trường THCS huyện Càng Long”
Trong điều kiện giới hạn về thời gian và phương tiện nghiên cứu, tôi
chỉ có thể sơ lược được một số nghiên cứu nêu trên. Nguồn tư liệu thu
thập được chủ yếu từ một số bài trích của các đề tài nghiên cứu cách đây
lâu còn lại một số thông tin liên quan đến vấn đề bỏ học của học sinh
THCS hiện nay được lấy từ các bài báo, dữ liệu trên internet, các luận văn,

8


luận án. Qua đó cũng có thể nhận định rằng tình hình nghiên cứu vấn đề
bỏ học của học sinh THCS còn rất hạn chế
4.

Mô hình
Trước mắt để triển khai mô hình CTXH trường học đại trà vào thực
tiễn, Khoa CTXH đề nghị có một mô hình CTXH bán chuyên nghiệp thể
hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, nhân viên làm việc tại phòng CTXH là nhưng sinh viên đang
học CTXH và dành thời gian thực hành tại phòng hoặc cử nhân tốt nghiệp
đại học ngành CTXH tại Trường ĐHSP làm nhân viên tại Phòng CTXH
trường học.
Thứ hai, tiến hành tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng CTXH

trường học cho nhóm nhân viên này.
Thứ ba, đề xuất các trường THCS, THT ký kết hợp đồng lao động có
thời hạn để đánh giá hiệu quả của các nhân viên CTXH tại phòng CTXH
trường học.
Trên cơ sở mô hình bán chuyên nghiệp này, chúng ta sẽ đề nghị Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội bổ sung thêm mảng về phát triển nghề
CTXH trong lĩnh vực trường học, Bộ GD&ĐT sớm có văn bản, chính sách
liên quan đến thành lập phòng CTXH trường học, Bộ Nội vụ ban hành
Thông tư về chức danh nghề nghiệp của nhân viên CTXH trường học,... để
muộn nhất đến năm 2025 chúng ta sẽ có mô hình chuyên nghiệp về CTXH

II.
1.

trường học.
VẬN DỤNG
Những vấn đề quan tâm
Xã Yên Trị- huyện Ý Yên- Tỉnh Nam Định có 12 thôn xóm và chỉ có
một trường THCS của xã. Xã nổi tiếng là đất hiếu học nhưng từ khi xã
đang dần phát triển theo hướng công nghiệp, đặc biệt hiện nay có nhiều
công ty tư nhân đang mọc lên chủ yếu là ngành dệt may. Với việc làm
hưởng theo sản phẩm và vì lợi ích trước mắt mà các em THCS đua nhau
nghỉ học để đi làm với ý nghĩ học xong đại học cũng không kiếm được

2.

việc…. đây là vấn đề hết sức được quan tâm tại xã trong 4 năm trở lại đây
Công cụ bảng hỏi
9



BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN,
HẬU QUẢ VIỆC BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG THCS YÊN TRỊ-Ý YÊN-NAM
ĐỊNH
Xin chào anh (chị, em…) tôi là sinh viên khoa công tác xã hội trường Đại
học lao động- Xã hội. Hiện nay tôi đang làm tiểu luận môn Công tác xã hội
trong trường học. Tôi mong muốn tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân,
hậu quả vầ đề ra hướng giải quyết tình trạng bỏ học của học sinh THCS.
Xin anh ( chị, em,…) vui lòng dành thời gian quý báu trở lời các câu hỏi
dưới dây. Tôi rất hoan nghênh sự cộng tác của anh( chị, em…). Ý kiến của
anh (chị, em …) là tài liệu đóng góp quan trọng cho bài tiểu luận của tôi.
A.

PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN
Tên anh (chị) : ………………………
Số điện thoại: ………………………
Địa chỉ: ………………….................
Giơí tính:
1. Nam 2. Nữ
Tuổi: …………

Tên sinh viên phỏng vấn: ……..
Ngày phỏng vấn: …………

B.
1.

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Gia đình anh (chị, em…) có bao nhiêu thành viên?


2.
3.

viên.
Lớp học có bao nhiêu học sinh?
Lớp có bao nhiêu bạn bỏ học?

4.
5.

6.

…….thành
…….học sinh.
……học sinh

bỏ học.
Anh ( chị, em…) có chơi thân với bạn ấy không?
A. Có
B. Không
Ở lớp bạn ấy có lực học thế nào?
A. Giỏi
C. Trung bình
B. Khá- giỏi
D. Trung bình- yếu
Anh ( chị, em …) có biết nguyên nhân tại sao bạn ấy bỏ học?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

7.


………………………………………………………………………………
Theo anh (chị, em…) việc học có quan trọng không?
A. Quan trọng
B. Bình thường
C. Không quan trọng
10


8.

Nếu chọn quan trọng thì anh ( chị, em) cho biết nó quan trọng như
thế nào?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….

9.

Anh ( chị, em…) nghĩ như thế nào về việc bỏ học?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
10. Anh ( chị, em ….) nghĩ việc bỏ học gây ra những hậu quả như thế
nào?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
11. Theo anh (chị, em…) có những biện pháp nào khắc phục, ngăn ngừa

tình trạng bỏ học?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3.

Sơ lược quá trình thu thập thông tin
Tôi đến trường đưa bảng hỏi cho 100 em. 25 em lớp 6, 25 em lớp 7,
25 em lớp 8, 25 em lớp 9. Do các em chưa hiểu hết về bảng hỏi nên tôi đã
mất 4 ngày đến trường hỏi và ghi chép lại các câu trả lời của các em. Trời!
Nhiều em còn hỏi phải điền thế nào, em không biết điền làm sao, hay chị
đọc đi em điền cho… rồi lại giải thích cho em hiểu để rồi tự em điền. Mỏi
miệng và dã rời chân tay luôn, cũng may mà trước học ở trường còn vài
thầy cô nhận ra nên các thầy cô cũng cho số liệu học sinh bỏ học, lí do các
em bỏ học
- Tôi đi phỏng vấn sâu 40 em đã từng bỏ học về tình nguyên nhân bỏ
học, nhận thức về vấn đề bỏ học, mong muốn của các em sau này… và
hiện tại bây giờ có muốn đi học lại nữa không?... khi đi phỏng vấn sâu tôi
phải đến vào các buổi tối vì ban ngày các em đó đi làm không có ở nhà,
11


với lại có nhà tiếp có nhà không tiếp. Tôi thì lại sợ tối ra ngoài là phải có
người đi cùng, hôm thì bắt em trai đi cùng, hôm thì kéo em gái đi cùng.
Cũng may là vẫn hoàn thành xong nhiệm vụ. Mất 6 ngày mới phỏng vấn
sâu xong. Có nhà quen cùng làng thì họ giữ lại ngồi nói chuyện. Có tối tôi
chỉ đi được 5 nhà.
- Tôi đi vãng gia 30 hộ gia đình để nắm bắt xem bố mẹ có mong muốn
đối với con khi mà tình trạng bỏ học đang rất phổ biến ở xã. Vãng gia thì
tốt hơn vì thường nhà nào cũng có người ở nhà. Nên việc đi vãng gia

không quá khó với tôi. Nhưng cũng có khi đến nhà họ và nhiều khi không
4.
-

biết nói gì làm cho cuộc trò chuyện ngắt quãng
Kết quả thu được
Thực trạng bỏ học: với tổng số học sinh là 694 em trong đó có 30 em bỏ
học trong năm vừa qua, chưa tính các em học hết lớp 9 xong nghỉ không
thi vào cấp 3. Học sinh bỏ học thường tập trung ở làng vĩnh trị, làng nguồi,
làng mờm, làng hạc bổng… tỉ lệ học sinh bỏ học ở trường THCS Yên Trị
cao hơn so với trường THCS Yên Đồng và cao gần nhất so với các trường

-

cấp 2 trong huyện Ý Yên
Nguyên nhân:
+ Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ không đủ điều kiện
cho con đến trường buộc các em phải bỏ học. Một phần vì bố mẹ phải lo
kiếm kế sinh nhai, không có thời gian quan tâm chăm sóc, nhắc nhở các
em học hành dẫn đến tình trạng lười học, không muốn đến lớp. Có trường
hợp gia đình khó khăn, các em phải bỏ học để ở nhà phụ việc hoặc đi công
ty may để phụ bố mẹ trang trải. Tuy nhiên, đây không hẳn là nguyên nhân
tuyệt đối vì có những gia đình khó khăn nhưng con em vẫn đến trường và
còn học rất giỏi mà nó còn phụ thuộc vào thái độ của bố mẹ và cá tính của
các em
+ Do gia đình chuyển nơi ở đi làm ăn xa nên việc học không được
đảm bảo. Có trường hợp học sinh chuyển đến nhưng em đó vẫn bỏ học do
không làm quen được với môi trường mới, không theo kịp bạn bè do việc
học bị phân tán trong quá trình chuyển nơi ở…
12



+ Do chương trình giảng dạy nâng cao về kiến thức, sách giáo khoa
chưa phù hợp với nhiều nơi nên dẫn tới tình trạng học sinh tiếp thu kém,
chán nản và bỏ học. Phương pháp giảng dạy chưa được đổi mới, còn quá
thiên về những môn chính như toán, văn, lịch sử, địa lý, tiếng anh mà trong
khi đó những môn mỹ thuật, âm nhạc, công nghệ không được học mà thay
vào đó là học những môn chính.
+ Do bản thân các em không có ý chí vươn lên trong học tập, ngại
khó, ham chơi…Học sinh không muốn học vì nhiều lý do, lại không được
sự quan tâm của gia đình nên các em thường bỏ học để đi chơi hoặc chơi
game. Bên cạnh đó sự dụ dỗ lôi kéo của bạn bè đã khiến các em không
còn quan tâm đến việc học, chỉ biết chơi suốt ngày và lâu dần trở thành
thói quen. Mặt khác, tâm lý của các em dễ dao động, nếu như có biện
pháp uốn nắn tốt thì các em sẽ đi theo hướng tích cực và ngược lại các
em sẽ trở nên hư hỏng
+ Do một số em sau khi học về phụ bố mẹ máy, cắt chỉ những sản
phẩm đã xong,… khi đó các em được tiếp xúc với tiền thì vấn đề học tập
của các em rất khó khăn, nhiều em đã bỏ học để ở nhà kiếm tiền
Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến việc bỏ học khi đi
phỏng vấn sâu, vãng gia đã thu thập được. Và chắc chắn rằng mỗi nơi sẽ
có những nguyên nhân riêng. Không nơi nào giống nơi nào. Tìm hiểu ra
-

nguyên nhân và hậu quả của nó để có thể có giải pháp đúng đắn.
Hậu quả
+ Bản thân các em: các em sẽ phải gánh chịu ngay thời điểm hiện tại
các em sẽ bị thiếu hụt một nền tảng tri thức cơ bản cần thiết cho sự phát
triển của các em, từ sự mặc cảm, tự ti thua kém bạn bè, không có môi
trường để rèn luyện đạo đức… dễ dàng đưa các em đến với những thói

hư xấu, những hành vi lệch chuẩn.
+ Với gia đình và xã hội: Trong một tương lai không xa khi các em
trưởng thành, xã hội sẽ đón nhận các em như thế nào khi nền kinh tế đang
trong xu thế quốc tế hóa, làm sao các em có thể xin được việc làm khi
chưa tốt nghiệp THCS và như thế các em sẽ thực sự trở thành gánh nặng
cho gia đình và xã hội. Với những em có hoàn cảnh khá giả, bố mẹ các em
13


có thể bao bọc hoặc lo cho công việc nào đó nhưng còn những em có
hoàn cảnh khó khăn thì sao? Khi không có công ăn việc làm, khó khăn sẽ
trồng chất khó khăn và nếu không có bản lĩnh các em sẽ trở thành tay sai
của tệ nạn xã hội( như trộm cướp, cờ bạc, mại dâm…)
Có thể nói, hậu quả từ việc bỏ học là rất tệ hại mà chúng ta không thể
lường hết được. Nó tác động xấu đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
-

của cả nước nói chung và của địa phương nói riêng.
Giải pháp
+ Cần có cuộc vận động “Nói không với hiện tượng học sinh bỏ học vì
hoàn cảnh khó khăn”, không thể để cho các em vì nghèo mà thất học. Cần
rá soát lại những chính sách ưu tiên, hỗ trợ học sinh nghèo, bổ sung
những ưu đãi mới, có những giải pháp vận động nguồn tài chính cho học
ssinh nghèo, thực hành tiết kiệm để giành tiền cho học sinh nghèo, đẩy
mạnh phong trào từ thiện trong các nhà trường, vận động những học sinh
nhà khá giả giúp đỡ bạn nghèo. Cần có chính sách cho những hộ nghèo
vay vốn cho con học THCS, cũng như có những quy định xử phạt những
trường có học sinh bỏ học vì nghèo, học sinh bỏ học nhiều. Đối với những
địa phương khó khăn, cần điều tra khảo sát và xin nhà nước hỗ trợ kinh
phí

+ Nhà trường cần phối hợp với cơ quan chức năng như công an xã,
các tổ chức đoàn thể: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, đặc biệt là hội khuyến
học đến từng gia đình học sinh bỏ học hoặc có ý định bỏ học để khuyến
khích động viên bản thân các em và gia đình các em để các em có thể
quay lại trường học
+ Mỗi giáo viên chủ nhiệm ở các lớp cần phải lên danh sách những
học sinh có nguy cơ bỏ học, phân nhóm để có biện pháp phù hợp để giúp
đỡ các em. Đối với những học sinh có nguy cơ bỏ học, giáo viên phải
siêng tới thăm gia đình các em, trò chuyện với các bậc phụ huynh để hiểu
được những suy nghĩ của học sinh, để kịp thời có biện pháp giải quyết. Đối
với những học sinh học kém, học sinh ở lại lớp giáo viên cần tìm hiểu
nguyên nhân. Nếu do hổng kiến thức của lớp dưới thì tổ chức bồi dưỡng,
14


phụ đạo để các em theo kịp bạn bè. Với những học sinh có điều kiện kinh
tế khó khăn đề xuất các chính sách hỗ trợ như miễn giảm học phí, tạo điều
kiện để các em tiếp tục việc học.
+ Cần có chế tài với những trường hợp buộc học sinh bỏ học, nhiều
gia đình không thực sự khó khăn nhưng bắt buộc con em mình nghỉ học
để lao động. Nhà trường nên phối hợp với chính quyền địa phương kiên trì
tuyên truyền, lay chuyển nhận thức của phụ huynh học sinh- học chính là
con đường thoát khỏi đói nghèo một cách vững chắc nhất.
+ Thay đổi phương pháp giảng dạy. Hiện nay một số đội ngũ giáo viên
có trình độ sư phạm yếu, trong quá trình giảng dạy gây cho học sinh có
cảm giác nhàm chán. Chính vì vậy, các trường nên quan tâm đến trình độ
sư phạm của đội ngũ giáo viên để biết cách bồi dưỡng, đào tạo thêm về
chuyên môn cho họ như cách giảng bài, cách truyền đạt kiến thức ngắn
gọn, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em biết
tư duy sáng tạo và độc lập trong suy nghĩ. Với những thay đổi trong

phương pháp truyền đạt kiến thức theo hướng tích cực sẽ giúp các em
cảm thấy thú vị, hứng thú, yêu thích việc học tập hơn và nhận thấy rất
nhiều điều bổ ích trong việc học. Từ đó sẽ khắc phục được tình trạng học
sinh chán học dẫn đến bỏ học.
+ Kết hợp các tổ chức chính quyền ở địa phương, tuyên truyền, vận
động nâng cao nhận thức cho các bậc làm cha mẹ về tầm qua trọng của
việc học và tạo điều kiện cho các em học tập thật tốt, về việc giáo dục con
cái, nhất là cần hiểu tâm lí của con cái. Biện pháp này chỉ có hiệu quả khi
người cán bộ quản lý giáo dục cũng như người cán bộ xã phường có đầy
đủ trách nhiệm và bản lĩnh trước nhiệm vụ bức thiết này.
+ Kết hợp với gia đình để tìm ra những nguyên nhân của từng tình
hình cụ thể để có thể giáo dục và ngăn chặn kịp thời tình trạng học sinh bỏ
học. Biện pháp này chỉ có kết quả khi giáo viên chủ nhiệm có thời gian trên
lớp và biết áp dụng nhiều biện pháp, hình thức giáo dục và phối kết hợp
với gia đình, nhà trường trong những tình huống xác định.

15


+ Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài trường khảo sát, điều tra
nắm chắc và kịp thời về tình hình diễn biến của số lượng học sinh bỏ học
ở địa phương để có thể ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả. Biện pháp này
chỉ mang lại hiệu quả nếu nhà trường luôn trung thực về việc báo cáo số
lượng học sinh bỏ học, không chạy theo thành tích, để có thể đưa ra con
số chính xác, phối hợp với các tổ chức ban ngành ngăn chặn tình trạng
học sinh bỏ học.
+ Cải thiện đời sống cán bộ, giáo viên bằng các chế độ chính sách
phù hợp với tay nghề, cải thiện môi trường sư phạm ngày càng đạt chất
lượng và đạt chuẩn để thu hút học sinh tới trường. Đặc biệt là đối với đội
ngũ cán bộ giáo viên mới vào nghề.

5.

Nhận xét kiến nghị.
• Nhận xét
“ Tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở hiện nay” là một vấn
đề cấp thiết đang trở thành điểm nóng đối với toàn xã hội nói chung và với
trường THCS Yên Trị nói riêng. Từ trước tới nay giáo dục được Đảng và
Nhà nước ta đặt lên mục tiêu hàng đầu bởi vì một đất nước có trình độ dân
trí cao nền kinh tế mới phát triển. Đối với đất nước ta hiện nay nền kinh tế
đang phát triển theo xu hướng “ Công nghiệp hóa- hiện đại hóa” nên nó đòi
hỏi người lao động phải có trình độ và tay nghề cao. Đó chính là mục tiêu
của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn mới, nhưng nhìn lại thực tế tình
trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở đang còn nhiều và nó diễn ra
trên tất cả các tỉnh thành của cả nước. Liệu với tình trạng học sinh bỏ học
nhiều thì chúng ta có thể đạt được mục tiêu của ngành giáo dục đề ra đó
là: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trong giai
đoạn phát triển của nền kinh tế hiện nay không?
Trong quá trình đi phỏng vấn, vãng gia tôi đã có một vài thuận lợi đó là
các gia đình đón tiếp và cung cấp thông tin, hiệu trưởng trường cùng các
thầy cô nhiệt tình giúp đỡ cung cấp thông tin, số liệu cũng như cho biết về
tình hình học tập của các em học sinh ở trường. Đồng thời các thầy cô còn
chỉ ra những nguyên nhân, thực trạng và có những đề xuất về một số giải
16


pháp nhằm khắc phục thực trạng bỏ học của học sinh trong giai đoạn hiện
nay.
Bao giờ cũng thế thuận lợi luôn đi kèm với khó khăn. Và quả thực khi
làm đề tài này tôi đã gặp không ít khó khăn. Vào nhà người ta có người thì
đón tiếp nhiệt tình, có người thì không đón tiếp, bảo nhà tôi bận lắm, không

có thời gian. Thời gian tôi giành cho đề tài này không nhiều vì trước đó tôi
đi thực hành tại Chúc Sơn- Chương Mỹ. Và sau đó tôi về quê tôi mới bắt
tay vào làm, nên cũng còn nhiều thiếu xót, chưa đi sâu vào tìm hiểu các
trường quanh đó để có sự so sánh.
Chưa có sự đầu tư về kinh phí, khi đến gặp hiệu trưởng, các thầy cô
trong trường để làm quen nên nhiều khi trường còn làm khó và lúc đầu
trường chỉ nói qua loa nhưng một thời gian gặp trường mới cho số liệu cụ

-

thể.
Kiến nghị
Đối với xã hội:
+ Nhà nước: Cần nhân rộng mô hình công tác xã hội trong trường học
để NVXH có cơ hội việc làm và nhất là phát hiện sớm cũng như can thiệp
kịp thời các tình huống trong trường học.
+ Nhà trường: Cần có các khóa học về các kỹ năng sống để chăm sóc
bản thân cho các học sinh tại trường học để các em có vốn kiến thức kỹ
năng sống nhất định cho mình để có thể giải quyết được vấn đề. Có các
biện pháp can thiệp kịp thời khi các em có ý định bỏ học. Cần có các biện
pháp can thiệp với những em đã bỏ học
+ Thầy cô giáo: Cần quan tâm và phát hiện kịp thời để tình trạng bỏ
học được khắc phục, ngăn chặn được ý nghĩ bỏ học của các em để các
em có thể tiếp tục đến lớp. Cần thay đổi cách giảng dạy cho phù hợp với

-

điều kiện hiện nay
Đối với gia đình:
+ Cần có các kiến thức và hiểu biết nhất định để nắm bắt được tâm

sinh lý của con.
+ Cần phối hợp với nhà trường để có các phương án giải quyết các
vấn đề sao cho nhịp nhàng để ít ảnh hưởng nhiều đến học sinh

17


-

Đối với cá nhân học sinh: Cần chú tâm vào việc học, có ý nghĩ kiên định
trong học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động chung của lớp của
trường để cảm thấy yêu quý trường lớp bạn bè từ đó không có ý nghĩ bỏ
học.

18


KẾT LUẬN
Đề xuất, kiến nghị theo hướng của nhân viên công tác xã hội
III.

1.

Công tác xã hội trong trường học chưa được sự quan tâm của các
cấp cách ngành trong khi đó thì công tác xã hội trong trường học rất cần
thiết trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt trong trường học. Vì thế rất cần
sự quan tâm đầu tư của các cấp các ngành.
Cần có mô hình công tác xã hội trong trường học ở hầu hết các
trường học trên địa bàn Việt Nam, đặc biệt là các trường ở vùng sâu vùng
xa

2.
-

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giải quyết vấn đề học đường
Lập và thực hiện các kế hoạch can thiệp nhận thức- hành vi
+ Tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề đối tượng
+ Sử dụng công cụ đánh giá những cảm xúc, hành vi không đúng gây
ra những vấn đề cho đối tượng
+ Xác định những yếu tố dẫn đến hành vi không đúng
+ Cùng nhóm cộng tác lên kế hoạch hỗ trợ giúp đối tượng nhận thức
phát triển cảm xúc tích cực và dẫn đến thay đổi hành vi
+ Hỗ trợ học sinh thực hiện kế hoạch can thiệp
+ Giám sát và thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của phương pháp can
thiệp. Trong trường hợp cần có chỉnh sửa để phù hợp với đối tượng thì

-

cần bàn bạc và thay đổi phương pháp can thiệp hiệu quả hơn
+ Đánh giá hiệu quả của kế hoạch thay đổi hành vi
Quản lý ca đảm bảo đối tượng nhận được các dịch vụ, các cơ hội trị liệu
và giáo dục
+ Đánh giá tình hình, thu thập thông tin thông qua mẫu đơn tiếp nhận
của đối tượng, gia đình đối tượng
+ Xác định các chương trình, dịch vụ sẵn có trong trường học và cộng
đồng
+ Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, tiếp cận các nguồn lực, có thể là kết nối
đối tượng đến các dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội và giáo dục hay cả hỗ trợ tài

-


chính khác
Tổ chức các hoạt động lôi cuốn học sinh tham gia quá trình học tập ( ngăn
ngừa hiện tượng bỏ học)
19


+ Thu thập thông tin, đánh giá thực trạng hoạt động dạy và học ở
trường, từ đó tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bỏ học.
+ Lên kế hoạch các chương trình can thiệp: cải thiện mối quan hệ thầy
trò, các chương trình dạy tốt học tốt, văn hóa, văn nghệ giao lưu thu hút sự
qua tâm của học sinh vào các hoạt động của trường… Tìm kiếm các
nguồn lực hỗ trợ học sinh học tập
-

Tổ chức các chương trình hỗ trợ và kết hợp gia đình
+ Thu thập thông tin, đáng giá nhu cầu và khả năng thực hiện của gia
đình học sinh
+ Cùng gia đình lên kế hoạch thực hiện chương trình tạo môi trường
gia đình tham gia hỗ trợ tốt nhất có thể cho con em họ làm tốt các hoạt
động tại trường học
+ Theo dõi, điều phối sự tham gia của các gia đình, tổ chức thực hiện
các chương trình tại gia đình và tại trường học
+ Huy động sự hỗ trợ của nhà trường và các tổ chức của phụ huynh
học sinh và các chương trình hỗ trợ hia đình
+ Tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó
khăn để gia đình khắc phục được khó khăn

-

Tham vấn cá nhân, nhóm và gia đình


20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Duy Tiên “ Hiện tượng lưu ban, bỏ học: Thực trạng, nguyên
2.

nhân, vấn đề và biện pháp”, viện ghiên cứu giáo dục, 1992
Phạm Thanh Bình, Về nguyên nhân và biện pháp chống bỏ học” ,

3.

Viện nghiên cứu giáo dục, 1992.
Trần Văn Kham, Công tác xã hội trong trường học, tạp chí, tháng 2

4.
5.

năm 2011
Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, NXB gióa dục, 1999
/>
6.

hoc-cua-hoc-sinh-trung-hoc-co-so-40473/
/>
7.

hoi-voi-truong-hoc.htm
/>%A7a-nhan-vien-cong-tac-xa-h%E1%BB%99i-h%E1%BB%8Dc-d


8.

%C6%B0%E1%BB%9Dng/
/>
9.

trong-linh-vuc-hoc-duong/
/>
21



×