Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

công tác xã hội với người nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.47 KB, 22 trang )

PHỤ LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng và xu thế mang tăng
trưởng kinh tế lấy tri thức làm động lực hiện nay. Trình độ học vấn của con
người là vô cùng quan trọng nhưng ít ai có thể hiểu ra được điều này. Đặc biệt
là những dân tộc vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những
người nghèo không thể tiếp cận đến với dịch vụ học tập, họ chịu khó lao động
làm việc nhưng vẫn nghèo và họ cũng không biết cách thoát nghèo thế nào. Và
cũng có rất nhiều nguyên nhân đẫn đến trình độ học vấn nhưng bài dưới đây chủ
yếu bàn về nguyên nhân nghèo đói dẫn đến trình độ học vấn thấp
Có thể nói công tác xã hội là một quá trình tác động tới người đân làm họ
thay đổi hành vi theo hướng tích cực. trong giai đoạn hiện nay, vấn đề nghèo
đói đang trở thành một vấn đề nóng bỏng, phân hóa giàu nghèo hết sức rõ rệt.
Chính vì vậy cần có sự tác động từ bàn tay mầu nhiệm của nhân viên công tác
xã hội. Và cũng như là có duyên nên tôi có dịp về xã Thạch Bình- Thạch
Thành- Thanh Hóa ở đây tỉ lệ nghèo đói và trình độ học vấn rất thấp gần như là
thấp nhất trong huyện nên tôi đã chọn chủ đề: “ Nghèo đói là một trong những
nguyên nhân dẫn đến trình độ học vấn thấp tại xã Thạch Bình- Thạch ThànhThanh Hóa”

2


I.
1.
I.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


Các kiến thức liên quan tới nghèo đói
khái niệm
Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một
phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn
mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Trong hoàn cảnh
nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng chỉ vẫn vật lộn với những mưu sinh
hàng ngày và kinh tế vật chất, biểu hiện thực tế nhất đó là ở bữa ăn của họ. Họ
không thể vươn tới các nhu cầu về văn hóa- tinh thần hoặc những nhu cầu này
phải cắt giảm tới mức tối thiểu gần nhất, gần như không có. Điều này đặc biệt
rõ ở nông thôn với hiện trạng trẻ em bỏ học, thất học, các hộ nông dân nghèo
không có khả năng để hưởng thụ văn hóa, chữa bệnh khi đau ốm, không đủ
hoặc không thể mua sắm thêm quần áo cho nhu cầu mặc, sữa chữa nhà cửa cho
nhu cầu ở… Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người
dân chỉ dành hầu như toàn bộ cho nhu cầu ăn, thậm chí không đủ chỉ cho ăn,
phần tích lũy hầu như không có.
Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu và thu nhập không đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì sự sống hằng
ngày và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động. Về mặt năng
lượng nếu trong một ngày, con người chỉ thỏa mãn mức 1500calo/ ngày thì đó
là thiếu đói, dưới mức đó là đói gay gắt. Đó là các hộ dân cư hàng năm thiếu ăn,
đứt bữa từ 1 đến 3 tháng thường vay mượn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả.
Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dốt nát, con thất học, bình quân
thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương 45.000VND) (1998-2000).
Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về
cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia
vào các quyết định của cộng đồng. Nghèo đói thường được phản ánh dưới ba
khía cạnh:
+ Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu của con người
+ Mức sống thấp dưới mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú


3


+ Không được hưởng cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển
cộng đồng.
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống như nhu cầu về
ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế,…
Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức
trung bình của địa phương, ở một thời kì nhất định
Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối
1.2.

thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Thực trạng các vấn đề
Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào
năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177
nước, chỉ số phát triển giới xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp xếp
hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp
Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%,
theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (%số hộ nghèo ước lượng
năm 2002) là 10.87%. Vào đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã phát
động chương trình Xóa đói giảm nghèo cùng với lời kêu gọi của Ngân hàng thế
giới. UNDP cho rằng mặc dù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền
vững và kết quả rất ấn tượng giảm tỷ lệ nghèo, song vẫn còn tồn tại tình trạng
nghèo cùng cực ở một số vùng. Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên
kỷ, Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo cùng cực. Cho đến năm
2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ
nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất
nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số

người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm
phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm
kinh tế . Chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam hiện nay là gồm những hộ có mức
thu nhập bình quân từ 200.000 đến 260.000 đồng/người/tháng. Mặc dù vậy,
nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào cảnh nghèo đói.
4


Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế
toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều
thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo.
Ở khu vực nông thôn tỷ lệ đói nghèo giảm chậm hơn thành thị nhưng
tương đối ổn định từ 45,5% năm 1998 xuống 35,6% năm 2002 còn 27,5% năm
2004. Khu vực đồng bào dân tộc tốc độ giảm nghèo chậm và còn rất cao, từ
75,2% xuống 69,3%. Sự phân bổ hộ nghèo giữa các vùng, các miền là không
đều. Năm 2005 mặc dù tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm xuống chỉ còn 7%
nhưng sự chênh lệch về số hộ nghèo giữa các vùng là rất lớn, cụ thể là tỷ lệ hộ
nghèo ở vùng Đông Nam Bộ là 1,7% trong khi số hộ nghèo ở vùng Tây Bắc
chiếm đến 12% tổng số hộ nghèo trong cả nước. Người dân chịu nhiều rủi ro
trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái
nghèo trở lại như thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn giao thông, tai nạn lao
động, thất nghiệp… Theo số liệu thống kê của Bộ Lao Động - Thương Binh và
Xã hội đến cuối năm 2006, cả nước có 61 huyện với số dân 2,4 triệu người
1.3.

thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%.
Thực trạng các mô hình
Không đầu tư, hỗ trợ dàn trải, chương trình giảm nghèo bền vững và bảo
đảm an sinh xã hội đã triển khai có hiệu quả ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Người nghèo được hỗ trợ vốn, đất sản xuất, kỹ thuật và xây dựng trên 110 mô

hình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản… phù hợp với tình hình thực tế
địa phương. Cán bộ khuyến nông, khuyến lâm luôn sát cánh cùng bà con dân
bản để hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, tăng vụ, phát triển kinh tế; chuyển giao
các loại giống lúa mới cho năng suất cao, giống ngô cho nhiều hạt đến từng hộ
gia đình. Nhà nước cũng hỗ trợ 50% con giống và 100% phân bón, số còn lại
vận động người dân góp công, góp của để cùng giảm nghèo.
Điển hình như xã Hồng Thuỷ, Nhâm, Hồng Bắc và A Ngo (A Lưới) đã
xây dựng mô hình trồng trên 10 ha chuối hàng hoá. Xã A Đớt có mô hình trồng
trên 30 ha cây cao su. Hồng Thái, Hồng Hạ xây dựng 15 ha phát triển kinh tế
rừng. Hồng Thượng, Hồng Trung, Đông Sơn đầu tư gần 30 ha thâm canh lúa
5


nước. Mô hình phát triển chăn nuôi lợn thịt, lợn nái, gà, cá rô phi được xây
dựng ở các xã Hương Nguyên, Hồng Vân, Hồng Trung, Bắc Sơn…
có nhiều mô hình hay được xây dựng kế hoạch nhân rộng tại các xã, thị
trấn như mô hình “xây dựng cánh đồng cho thu nhập cao”; mô hình “trồng cỏ
1.4.

chăn nuôi trâu, bò tại chuồng”; “trồng mướp đắng, bí đỏ, dưa leo”…
Giải pháp
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tê. Đẩy mạnh phát
triển giáo dục đào tạo nâng cao dân trí Đẩy mạnh mục tiêu xóa đói giảm nghèo,
phát triển văn hóa thông tin Giải pháp cơ sở hạ tầng Vận động nhân dân mang
sản phẩm của mình trao đổi tại chợ. Song song với đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, công tác tu bổ, bảo dưỡng cũng cần được coi trọng.
Giải pháp giáo dục và đào tạo nghề Tăng mức độ sẵn có của giáo dục
thông qua chương trình xây dựng trường học. Giảm chi phí đến trường cho mỗi
cá nhân các gia đình nghèo. Nâng cấp chất lượng giáo dục. Khuyến khích các tổ
chức cá nhân tình nguyện tham gia giúp đỡ người nghèo nâng cao trình độ.

Giải pháp vốn Ưu tiên hộ chính sách nằm trong diện hộ nghèo đói vay
trước. Lãi suất cho vay đây chính là yếu tố mang nội dung kinh tế và tâm lý đối
với người đi vay, đặc biệt là người nghèo. Lãi suất cho vay ưu đãi hiện nay là
0.87% đối với NHNN&PTNT và 0.65% đối với NHTB&XH.
Giải pháp công tác khuyến nông Cần nâng cao các dịch vụ khuyến nông
nhằm tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với thông tin và kỹ thuật sản xuất,
tiếp cận thị trường. Mở thêm các lớp tập huấn cho người dân, cần phát triển
HTXDV đối với từng thôn xóm.
Giải pháp ở hộ gia đình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Khai
thác sử dụng hết các tiềm năng, đặc biệt là đất đai. Nguồn lao động cần tham gia
các lớp tập huấn khuyến nông, tự hoàn thiện, nâng cao trình độ của mình thông
qua các lớp học xóa mù chữ.
Kiến nghị Đối với nhà nước Cần khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, xóa
đói giảm nghèo không dừng lại ở việc thực hiện chính sách xã hội, không phải
việc riêng của ngành lao động - xã hội hay một số ngành khác, mà là nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hóa, là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân. Muốn
6


thực hiện thành công việc xóa đói giảm nghèo, tất cả mọi cán bộ đảng, chính
quyền đều phải quan tâm cùng giải quyết, thực hiện các giải pháp một cách
đồng bộ và phải có sự tham gia của toàn thể cộng đồng Cần củng cố hoàn thiện
hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác xóa đói giảm nghèo từ trung ương đến cơ
sở.Hoàn thiện các chính sách xã hội nông thôn, khuyến khích các tổ chức, cá
nhân trong nước và quốc tế phối hợp hành động xóa đói giảm nghèo.
Đối với cơ quan địa phương Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công
tác xóa đói giảm nghèo Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn xóa đói giảm nghèo.
Củng cố Ban xoá đói giảm nghèo của xã, cử cán bộ chủ chốt trực tiếp làm
trưởng ban, có các đoàn thể tham gia. Đánh giá đúng mức thu nhập và đời sống
của các hộ gia đình trong xã, thôn. Xác định chính xác các hộ đói, nghèo ở địa

phương. Xác định rõ số lượng hộ đói, hộ nghèo thiếu vốn, thiếu trí tuệ, thiếu
nhân lực... để xây dựng kế hoạch và có biện pháp hỗ trợ cụ thể. Dành một lượng
vốn cho diện nghèo vay qua chương trình đầu tư vật nuôi (trâu, bò) có kỹ thuật
đơn giản và thu lại vốn bằng sản phẩm để tiếp tục đầu tư mở rộng. Kiện toàn
các tổ chức khuyến nông, xây dựng các dự án chuyển giao kỹ thuật trồng trọt,
chăn nuôi cho các hộ nghèo.
Đối với từng hộ gia đình Phải nhận thức đúng đắn xóa đói giảm nghèo
không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên
2.

của chính bản thân hộ nghèo.
Các kiến thức liên quan đến nội dung
2.1. Khái niệm
- học vấn:
Học vấn là nguồn kiến thức, kinh nghiệm, là những kỹ năng được tích lũy
qua một quá trình học tập và rèn luyện. Nguồn kiến thức quý giá ấy có thể được
tiếp thu và học tập từ trường lớp, từ bạn bè, từ sách báo hoặc cũng có thể từ
những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống xung quanh ta, có thể qua một trải
nghiệm nào đó mà chúng ta tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu, một
vốn sống phong phú. Hiểu theo một cách khái quát hơn, học vấn là trình độ hiểu

-

biết của mỗi con người.
Trình độ học vấn
7


Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESCO), trình độ học vấn đã đạt được của một người được định nghĩa là lớp

học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo
học.
Theo Luật Giáo dục hiện hành của nước ta, Hệ thống giáo dục quốc dân
bao gồm Hệ thống giáo dục chính quy và Hệ thống giáo dục thường xuyên, bắt
đầu từ bậc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy nghề cho đến các bậc
2.2.

giáo dục chuyên nghiệp.
Thực trạng
Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 và điều tra nhân
khẩu học giữa kì năm 1994 thì tỉ lệ người từ 10 tuổi trở lên đã và đang đi học
khoảng 90%. Tuy nhiên tỉ lệ người được đi học lại không tăng mấy trong những
năm 1989-1994. Cụ thể là từ năm 1989 tỉ lệ người đã từng đi học là 87,2%, năm
1994 là 88,2%.
Sự chênh lệch về tỉ lệ được đi học của nữ so với nam còn rất lớn. theo
nguồn số liệu ở trên năm 1993 số mù chữ là nữ chiếm trên 70% (1.250.000
người), tỉ lệ nữ đã từng được đi học là 85,3%, con số này không phản ánh hết
được tình trạng dân trí rất thấp ở nông thôn hiện nay đặc biết là nữ, năm 1993
có 43,8% phụ nữ ở nông thôn chưa học hết cấp I.
Đời sống kinh tế khó khăn, nhà nghèo việc học hành không được quan
tâm nữa mà thay vào đó là những nhu cầu về điều kiện đảm bảo cuộc sống vật
chất ngay trước mắt họ, buộc họ phải tìm kiếm việc làm. Thực tế cho rằng nếu
như các bậc cha mẹ khi buộc cho con em mình thôi học vì không có khả năng
chi phí, thì họ sẽ cho con gái thôi học trước. nhiều lí do khiến các bậc cha mẹ
không đầu tư cho con gái học tập vì họ không nhận thấy tầm qua trọng của học
tập đối với con gái họ cho rằng con gái cả đời chỉ làm việc nhà và trong nom
con cái. Đây là một trong số những sai lầm trầm trọng và nó khiến cho việc
nghèo đói càng nghèo đói hơn, trình độ học vấn đã thấp còn thấp hơn.
Tại khu vực thành thị hơn một nửa dân số từ 10 tuổi trở lên có trình độ cấp
II trở lên trong khi đó ở khu vực nông thôn có tới 70% dân số từ 10 tuổi trở lên

có trình độ học vấn thấp hơn mức này. Với dân số tập chung tới 80% là ở khu
8


vực nông thôn thì đây quả là một vấn đề bức thiết và cần quan tâm sâu sắc. ở
thành thị tỉ lệ trẻ em được đi học luôn cao hơn ở nông thôn, ở nông thôn số
người chưa đi học là 13,5% còn ở thành thị là 6,5% ( năm 1994). Số học sinh tốt
nghiệp cấp II trể lên ở nông thôn luôn thấp hơn ở thành thị.
Giữa các vùng có sự khác biệt đáng kể, các vùng có đô thị lớn tie lệ người
tốt nghiệp từ cấp III trở lên thường cao hơn ở vùng khác như: Đồng bằng Bắc
Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, các tỉ lệ tương ứng là: 15%; 11,9%; 12,7%.
Đây cũng là những vùng có truyền thống hiếu học, trong khi đó ở các vùng như
Tây Nguyên tỉ lệ này thấp hơn nhiều chỉ có 8,1%.
Theo số liệu thống kê năm 2001 thì Việt Nam có tới hơn 70% dân số trong
độ tuổi mù chữ.
Theo báo lao động tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết năm 2014
đạt 94,7%, tỷ lệ này tăng 4,2% giữa khu vực thành thị và nông thôn (97,5% ở
thành thị và 93,3% ở nông thôn). Đồng bằng sông Hồng cao nhất ở mức 98,1%;
trung du miền núi phía Bắc thấp nhất, mức 89,0%. Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở
lên chưa bao giờ đi học chiếm 4,4%. Trên phạm vi cả nước, tỷ trọng dân số 5
tuổi trở lên chưa học xong tiểu học vẫn ở mức 21,5% và chủ yếu tập trung ở các
vùng núi, vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số. Tỷ lệ này ở các vùng cũng rất
khác nhau: Đồng bằng sông Hồng 14,3%; đồng bằng sông Cửu Long 32,6%.
Chênh lệch thành thị và nông thôn cũng khá rõ ràng với tỷ lệ tương ứng là
17,0% và 23,9%.
Trình độ học vấn cao nhất đạt được cũng có sự chuyển dịch, hiện tỷ trọng
dân số đạt được trình độ cao nhất là tiểu học giảm so với năm 2009 là 1,4%.
Tuy nhiên, tỷ lệ đạt được ở các cấp học cao hơn đã tăng lên: THPT đạt 26,5%
2.3.


năm 2014, cao hơn so với 20,8% năm 2009.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trình độ học vấn thấp:
Đầu tiên Việt Nam là một nước lạc hậu từ bao đời nay, lại trải qua hai cuộc
chiến tranh lớn dành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước chống thực dân pháp
vầ đế quốc Mỹ. Với xuất phát thấp nên việc xây dựn và phát triển đất nước còn
gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó việc đầu tư cho giáo dục còn quá thấp và chưa
9


được chú trọng. Do đó tỉ lệ không biết chữ còn nhiều, tỉ lệ tốt nghiệp cấp I, cấp
II, cấp III còn thấp.
Thứ hai sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng miền. nhiều vùng miền khó
khăn tronng việc đi lại, kinh tế kiếm phát triển, thì tỉ lệ người không biết chữ
cao hơn những nơi phát triển, có điều kiện về kinh tế, cơ sở vật chất.
Thứ ba do nhiều gia đình điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ không đủ điều
kiện cho con đến trường buộc các em phải bỏ học. Một phần vì bố mẹ phải lo
kiếm kế sinh nhai, không có thời gian quan tâm chăm sóc, nhắc nhở các em học
hành dẫn đến tình trạng lười học, không muốn đến lớp. Có trường hợp gia đình
khó khăn, các em phải bỏ học để ở nhà phụ việc, để phụ bố mẹ trang trải cuộc
sống dẫn đến tình trạng học vấn thấp
Thứ bốn do bản thân họ không có ý chí vươn lên trong học tập, trong cuộc
sống, ngại khó…Nhận thức của họ còn hạn chế
Thứ năm do hệ thống giáo dục đào tạo của nước ta. Từ trung ương đến địa
phương, các tỉnh, huyện, các trường họcđều lộ ra những yếu ké và mục nát.
Bệnh thành tích và tiêu cực là hai căn bệnh đã ăn sâu vào nền giáo dục nước ta.
Đặc biết là từ bậc mầm non, tiểu học. Đây là hai bậc quan trọng đánh dấu mốc
sự trào đời và trưởng thành, tin tưởng cũng như có hứng thú trong việc học.
II.
1.


Nhưng lại chưa được nhà nước quan tâm chú trọng.
VẬN DỤNG THỰC HÀNH CTXH
Giới thiệu sơ bộ về địa điểm, cơ sở lựa chọn khảo sát
Thạch Bình là một xã thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, Việt
Nam.
Xã Thạch Bình có diện tích 15,07 km², dân số năm 2004 là 6804 người,
mật độ dân số đạt 451 người/km². Ở đây, người Mường chiếm tỷ lệ hơn 95%.
Đa số làm nghề chăn nuôi, trồng trọt.
Phía bắc giáp xã Thạch Sơn, phía nam giáp Cẩm Thủy, Cẩm Long; phía
đông giáp Thạch Đồng; phía tây giáp Thành Trực, Thành Tân.
Đường đi chưa được bê tông hóa mà nó là những đoạn đường bằng đất, đá,
sỏi. ngày nắng thì không sao nhưng mỗi khi mưa đến thì đường lầy lộn, rất khó
đi.

10


Các nhà cách nhau hàng cây số. và còn nhiều ngôi nhà dựng tạm bợ, nhà
mái tranh, nhà cũng không có phương tiện đi lại mà chủ yếu vẫn đi bộ. Chợ
cách xa khu dân cư sinh sống, người dân thường đi chợ là mua cho cả ngày
hoặc mua cho cả tuần luôn. Mỗi khi lên tới một nhà dân thì phải đi qua 1 con
dốc khá cao. Ở tại quê còn mỗi phụ nữ,trẻ em và người cao tuổi, còn thanh niên,
trung niên đã đi xa làm ăn. Tôi về đó từ 1 năm trước trong chuyến đi bác ái của
nhóm sinh viên. Lần gần đây là do cha xứ ở đó mời về chơi nên tôi đã tìm hiểu
được một số thông tin liên quan đến trình độ học vấn và nó xuất phát từ nguyên
nhân nghèo.

2.


2.2.

Kế hoạch đánh giá
2.1.
Đối tượng
Phụ nữ từ 25 đến 40 tuổi
Phương pháp thu thập thông tin
11


Sử dụng phương pháp phỏng vấn. Cụ thể là đi phỏng vấn các chị phụ nữ vì
đặc điểm xã này là các anh thanh niên, người chồng đi làm ăn ở xa chỉ có phụ
nữ, trẻ em và người già ở nhà. Và đi vãng gia tới các gia đình trò chuyện để thu
thập thông tin. Phương pháp phỏng vấn sâu chị em phụ nữ và sử dụng phương
pháp kĩ năng tiếp cận cộng đồng để thu thập được thông tin đa dạng và chính
xác hơn

Bảng hỏi
BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN VỀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ
2.3.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐẪN ĐẾN TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN THẤP
Xin chào anh (chị, em…) tôi là sinh viên khoa công tác xã hội trường Đại
học lao động- Xã hội. Hiện nay tôi đang làm tiểu luận môn Công tác xã hội với
người nghèo. Tôi mong muốn tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả vầ
đề ra hướng giải quyết cải thiện trình độ học vấn của người dân. Xin anh ( chị,
em,…) vui lòng dành thời gian quý báu trở lời các câu hỏi dưới dây. Tôi rất

12



hoan nghênh sự cộng tác của anh( chị, em…). Ý kiến của anh (chị, em …) là tài
liệu đóng góp quan trọng cho bài tiểu luận của tôi.
A. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN
Tên anh (chị) : ………………………
Số điện thoại: ………………………
Địa chỉ: ………………….................
Giơí tính:
1. Nam 2. Nữ
Tuổi: …………

B.
1.
2.
a.
3.
4.

Tên sinh viên phỏng vấn: ……..
Ngày phỏng vấn: …………

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Gia đình anh (chị, em…) có bao nhiêu thành viên?
…….thành viên.
Anh ( chị em,…) có được đi học không?

B. không
Anh ( chị, em….) học đến lớp mấy?
lớp ……….
Lý do nào khiến anh ( chị) phải nghỉ học?

………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

5.
A.
6.
A.
B.
C.
D.
7.

……………………………………………………………………………………
Anh (chị) còn muốn được đi học nữa không?
Không
B. Có
Anh (chị) thấy tầm quan trọng của việc học thế nào?
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Không quan trọng
Việc học sẽ giúp gì cho anh chị?
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

8.

……………………………………………………………………………………
Theo anh (chị) nguyên nhân nào khiến trình độ học vấn ở xã mình thấp?
………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

9.

……………………………………………………………………………………
Nó gây ra hậu quả như thế nào với đời sống của anh (chị)?
13


………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
10. Anh (chị) có thể đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này?
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
11. Anh (chị) có mong muốn gì để cải thiện cuộc sống hàng ngày của mình?
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3.

……………………………………………………………………………………
Sơ lược quá trình thu thập thông tin
Tôi phát bảng hỏi cho 100 chị. Và hẹn ngày hôm sau sẽ quay lại lấy. Ngày
hôm sau sang lấy thì còn một số chị chưa điền hết được bảng hỏi vì còn có một
số thắc mắc trong bảng hỏi. Đó cũng là điều tôi cần học hỏi để thiết kế bảng hỏi
sao chô người trả lời hiểu ý tôi muốn hỏi gì và có thể trả lời cách cởi mở nhất có
thể.
- Tôi đi phỏng vấn sâu 40 chị có trình độ học vấn 0/12 để tìm hiểu về
nguyên nhân, lý do tại sao không được đi học, Và nhận thức về vấn đề đó,

mong muốn của các chị sau này… và hiện tại bây giờ có muốn đi học lại nữa
không?... khi đi phỏng vấn sâu tôi phải đến vào các buổi tối, có nhà thì vào ban
ngày vì có một số chị ở nhà trông con nhỏ, và khi nào cũng thế có nhà tiếp có
nhà không tiếp. Cũng may là vẫn hoàn thành xong nhiệm vụ. Mất 6 ngày mới
phỏng vấn sâu xong. Cũng may là có cha xứ và ông trưởng thôn giúp không thì
tôi không thể hoàn thành nhiệm vụ
- Tôi đi vãng gia 30 hộ gia đình để nắm bắt xem các con của họ có được
đến trường không, hay vì lý do gì đó mà con họ cũng không được đến trường.
kết quả cho thấy các em nhỏ cũng không được đến trường đi học, vì trường xa
nơi ở, nhà nghèo không có tiền… Trong quá trình đi vãng gia có khi đến nhà họ
ngồi trò chuyện nhiều khi không biết nói gì làm cho cuộc trò chuyện ngắt
quãng.
4. Kết quả thu được
14


-

Thực trạng:
Qua việc phỏng vấn tôi đã nhân thấy người không biết đọc, không biết viết
là 43 người, người đang đi học dở cấp 1 thì phải nghỉ học là 25 người, người
hoàn thành chương trình cấp I là 28 người, người tốt nghiệp THCS là 3 người, 1
người tốt nghiệp THPT.ta có thể tính tỉ lệ % thông qua bảng sau:
Cấp trình độ
Chưa biết chữ
Chưa tốt nghiệp cấp I
Đã tốt nghiệp cấp I
Đã tốt nhiệp cấp II
Đã tốt nghiệp cấp III


Số người phỏng vấn
43/100
25/100
28/100
3/100
1/100

Tỉ lệ
43%
25%
28%
3%
1%

Từ bảng trên cho thấp trình độ học vấn của người dân và đặc biệt là trình
độ học vấn của phụ nữ còn rất thấp. Hơn nữa tại xã có cả dân tộc Kinh và dân
tộc Mường sinh sống. Và chủ yếu là dân tộc Mường có trình độ dân trí thấp.
Trong quá trình thu thập thông tin thì hầu hết phụ nữ dân tộc mường đều không
biết đọc và viết. Tại sao lại có tình trạng này ta cùng tìm hiểu nguyên nhân mà
trong quá trình phỏng vấn tôi thu thập được
- Nguyên nhân:
+ Xã là một trong những xã nghèo nhất của huyện và cách xa trung tâm
thành phố, không thuận lợi về kinh tế, sản xuất, văn hóa, giao thông không phát
triển việc đi lại khó khăn nên đẫn đến tình trạng bỏ học và không được đi học.
Hơn nữa khi đi học họ phải chi tiêu nhiều thứ. Nhà nghèo không đủ ăn thì
không thể lo việc học
+ Do sự cố chấp, tư duy lạc hậu, phong tục tập quán lạc hậu. Với quan
niệm phụ nữ không cần phải đi học, phụ nữ phải ở nhà lo việc bếp núc và chăm
con. Theo tục lệ ông bà ngày xưa thì con trai sẽ được đi học nhiều hơn con gái.
Nam giới là trụ cột gia đình nên cần được học nhiều hơn nữ giới

+ Do nhận thức của người dân còn chưa được cải thiện, họ chưa nhận ra
được tầm qua trọng của việc học. Họ không cần học nhiều mà cần có con nhiều
để có sức lao động.
+ Do cha mẹ không được học hành nên đến đời con cái cũng bị ảnh hưởng.
Không được học hành nên tư duy và nhận thức của họ còn hạn chế
15


+ Do chương trình giảng dạy chưa phù hợp với họ. Trước đây vì có thể do
những nguyên nhân khác kiến họ nghỉ học và sau đó muốn quay lại nhưng họ
không thể bắt kịp được. Chương trình dạy rất nặng về lý thuyết và rất ít buổi
thực hành
+ Do bệnh chạy thành tích giảng dạy và học tập để đạt chỉ tiêu của sở đề ra
mà các giáo viên chỉ quan tâm đến thành tích mà không qua tâm đến nhu cầu
của người học.
+ Do bản thân họ lười học, không muốn học, không có đam mê nên học
chóng nản lòng, không chịu tư duy và học hỏi
Trên đấy là những nguyên nhân mà tôi đi thu thập được. Nhưng mà
nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do nhà nghèo, không có tiền ăn học, không
được đến trường dù chỉ 1 lần. Có đến 55 người đã nói nguyên nhân không được
đi học, không biết chữ là do nhà rất nghèo và bây giờ con họ cũng không được
đi học.
Hậu quả:
+ Với chính bản thân: Khó khăn khi đi xin việc làm, khó khăn trong việc
-

dạy con cái, khó khăn trong cả khi giao tiếp và khi có việc gì cần đến chữ kí và
hầu như họ chỉ ở nhà làm những việc nhà và chăm sóc con cái, bố mẹ. Luôn tự
ti và không dám quyết định việc gì
+ Với gia đình: Họ không có tiếng nói trong gia đình, không được quyết

định hay góp ý kiến gì mà thường sẽ là người chồng quyết định
+ Với xã hội: Trong một tương lai không xa khi mà xã hội càng ngày càng
phát triển và đòi hỏi con người không ngừng nâng cao trình độ. Họ sẽ ra sao bị
xã hội hắt hỉu, không thể ra ngoài làm việc và không thể kiếm được việc làm rồi
cuộc sống của họ ra sao? Tương lai con họ cũng như thế? Xã hội sẽ phát triển
được không? Chắc chắn là không thể phát triển được nếu tình trạng này còn phổ
biến. Và như vậy họ trở thành gánh nặng của gia đình và toàn xã hội. Đúng là
khó khăn lại chồng chất những khó khăn. Hậu quả là thế ta cần giải pháp gì để
ngăn chặn tình trạng này
- Nhận xét kiến nghị.
Đúng như những gì đã nói từ trên ta có thể khẳng định lại một lần nữa: “
nghèo đói là một trong những nguyên nhân dẫn đến trình độ học vấn thấp” các
16


nhà gần ngay xã thì có vẻ khá giả hơn nên con cái của họ cũng được đến lớp
nhưng đi sâu vào trong vào đến giáo xứ Bằng Phú thì người dân ở đây khó khăn
hơn, xa trung tâm xã nên hầu hết các em ở nhà, chị thì trông em nhỏ, đã nghèo
nhưng họ lại có nhiều con và cứ để ở nhà cho chị trông em. Đẫn đến tình trạng
nghèo, trình độ dân trí càng thấp…
“ Tình trạng tỉ lệ không biết chữ ở xã Thạch Bình- Thạch Thành- Thanh
Hóa” là một vấn đề cấp thiết đang trở thành điểm nóng đối với toàn xã hội nói
chung và với xã Thạch Bình nói riêng. Nó cũng xuất phát từ lí do nghèo đói mà
ra và nó như một vòng luẩn cuẩn đất nước có trình độ dân trí cao nền kinh tế
mới phát triển. Đối với đất nước ta hiện nay nền kinh tế đang phát triển theo xu
hướng “ Công nghiệp hóa- hiện đại hóa” nên nó đòi hỏi người lao động phải có
trình độ và tay nghề cao. Đó chính là mục tiêu của nền kinh tế nước ta trong giai
đoạn mới, nhưng nhìn lại thực tế thực trạng người không biết chữ, trình độ học
vấn thấp đang còn nhiều và nó diễn ra trên tất cả các tỉnh thành của cả nước.
Liệu với tình trạng này thì chúng ta có thể đạt được mục tiêu của ngành giáo

dục đề ra đó là: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trong
giai đoạn phát triển của nền kinh tế hiện nay không?
Trong quá trình đi phỏng vấn, vãng gia tôi đã có một vài thuận lợi đó là
các gia đình đón tiếp và cung cấp thông tin, nhưng cũng nhiều bất cấp đó là sự
bất đồng ngôn ngữ nhưng cũng may mắn là trước khi xuống đó tôi đã tìm hiểu
những từ ngữ của đân tộc để trong quá trình giao tiếp có thể sử dụng được và
cũng may ở đó họ cũng đa phần biết tiếng Kinh nên trong quá trình giao tiếp
cũng không gặp mấy khó khăn. Đồng thời trưởng thôn và ban hành giáo tại giáo
xứ Bằng Phú cũng đã giúp đỡ cung cấp thông tin để tôi có thể hoàn thành tốt
đẹp
Bao giờ cũng thế thuận lợi luôn đi kèm với khó khăn. Và quả thực khi làm
đề tài này tôi đã gặp không ít khó khăn. Vào nhà người ta có người thì đón tiếp
nhiệt tình, có người thì không đón tiếp, bảo nhà tôi bận lắm, không có thời gian.
Thời gian tôi giành cho đề tài này không nhiều vì trước đó tôi đi thực hành tại
Chúc Sơn- Chương Mỹ mà chỉ trong chuyến vô tình đi chơi về đó tôi tiện đi
17


khảo sát. Và làm bài với mong muốn Xã sẽ có được sự quan tâm hơn của nhà
nước, các cấp các ngành. Vì thời gian ngắn nên cũng còn nhiều thiếu xót, chưa
đi sâu vào tìm hiểu hết tất cả mà chỉ lấy mẫu để thay thế cho cả Xã. Vì vậy độ
chính xác còn chưa cao nhưng nó phản ánh đúng thực tế mà xã đang xảy ra.

KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
Kiến nghị:
Đối với xã hội: Cần quan tâm hơn đến đời sống của người nghèo.
+ Nhà nước: Cần mở rộng mô hình công tác xã hội với người nghèo để có
III.

1.


thể kịp thời ngăn ngừa những trường hợp xảy ra như trình độ học vấn thấp, tệ
nạn xã hội, cần đáp ứng như cầu cơ bản cho người nghèo, khi mà như cầu cơ
bản của họ được đáp ứng thì tình trạng học vấn thấp không còn đáng lo ngại nữa
+ Nhà trường: Cần có những tiết đi thực thành thực tế để sinh viên không
còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc với người nghèo
+ Giảng viên: Cô đã cho tôi nhiều kiến thức và kĩ năng trong quá trình học
nhưng tôi vẫn mong muốn cô có thể chia sẻ những trải nghiệm của cô khi cô
làm việc và tiếp xúc, can thiệp hỗ trợ người nghèo
Đối với gia đình: Các thành viên trong gia đình cần quan tâm và động viên
nhau. Đặc biệt là các ông chồng hãy quan tâm và động viên các bà vợ đi học
chữ cngx như là cho con cái mình đi học chữ
Đối với bản thân người chưa biết chữ: Cần tự tin hơn, chăm chỉ hơn và cố
2.

gắng phấn đấu học hỏi, cần kiên trì trong việc học chữ
Giải pháp
+ Cần có cuộc vận động “Nói không với hiện tượng không biết chữ vì
hoàn cảnh khó khăn”, không thể để cho các em vì nghèo mà thất học. Cần rá
soát lại những chính sách ưu tiên, hỗ trợ học sinh nghèo, bổ sung những ưu đãi
mới, có những giải pháp vận động nguồn tài chính cho học sinh nghèo, thực
hành tiết kiệm để giành tiền cho học sinh nghèo, đẩy mạnh phong trào từ thiện
trong các nhà trường, vận động những học sinh nhà khá giả giúp đỡ bạn nghèo.
18


Cần có chính sách cho những hộ nghèo vay vốn cho con đi học, cũng như có
những quy định xử phạt những trường có học sinh bỏ học vì nghèo, học sinh bỏ
học nhiều. Đối với những địa phương khó khăn, cần điều tra khảo sát và xin nhà
nước hỗ trợ kinh phí

+ Nhà trường cần phối hợp với cơ quan chức năng như công an xã, các tổ
chức đoàn thể: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, đặc biệt là hội khuyến học đến
từng gia đình khuyến khích các chị đi học chữ, và cho con đi học
+ Mỗi giáo viên chủ nhiệm ở các lớp cần phải lên danh sách những học
sinh có nguy cơ bỏ học, phân nhóm để có biện pháp phù hợp để giúp đỡ các em.
Đối với những học sinh có nguy cơ bỏ học, giáo viên phải siêng tới thăm gia
đình các em, trò chuyện với các bậc phụ huynh để hiểu được những suy nghĩ
của học sinh, để kịp thời có biện pháp giải quyết. Đối với những học sinh học
kém, học sinh ở lại lớp giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân. Nếu do hổng kiến
thức của lớp dưới thì tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo để các em theo kịp bạn bè.
Với những học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn đề xuất các chính sách hỗ trợ
như miễn giảm học phí, tạo điều kiện để các em tiếp tục việc học.
+ Nhà trường nên phối hợp với chính quyền địa phương kiên trì tuyên
truyền, lay chuyển nhận thức của người dân và kêu gọi những người không biết
chữ đi học chữ và thức tỉnh họ để họ nhân thức được rằng phụ học chính là con
đường thoát khỏi đói nghèo một cách vững chắc nhất.
+ Thay đổi phương pháp giảng dạy. Hiện nay một số đội ngũ giáo viên có
trình độ sư phạm yếu, trong quá trình giảng dạy gây cho học sinh có cảm giác
nhàm chán. Chính vì vậy, các trường nên quan tâm đến trình độ sư phạm của
đội ngũ giáo viên để biết cách bồi dưỡng, đào tạo thêm về chuyên môn cho họ
như cách giảng bài, cách truyền đạt kiến thức ngắn gọn, dễ hiểu và gây được
hứng thú học tập cho người dân, giúp họ biết tư duy sáng tạo và độc lập trong
suy nghĩ. Với những thay đổi trong phương pháp truyền đạt kiến thức theo
hướng tích cực sẽ giúp họ cảm thấy thú vị, hứng thú, yêu thích việc học tập hơn
và nhận thấy rất nhiều điều bổ ích trong việc học. Từ đó sẽ giảm thiểu được tình
trạng không biết chữ
19


+ Kết hợp các tổ chức chính quyền ở địa phương, tuyên truyền, vận động

nâng cao nhận thức cho người dân đặc biệt là các bậc làm cha mẹ, ông bà về
tầm qua trọng của việc học và tạo điều kiện cho các em học tập thật tốt, về việc
giáo dục con cái, nhất là cần hiểu tâm lí của con cái. Biện pháp này chỉ có hiệu
quả khi người cán bộ quản lý giáo dục cũng như người cán bộ xã phường có đầy
đủ trách nhiệm và bản lĩnh trước nhiệm vụ bức thiết này.
+ Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài trường khảo sát, điều tra nắm
chắc và kịp thời về tình hình diễn biến việc học chữ của người dân đặc biệt là
chị em phụ nữ để có thể nắm bắt tình hình, ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả.
+ Cải thiện đời sống cán bộ, giáo viên bằng các chế độ chính sách phù hợp
với tay nghề, cải thiện môi trường sư phạm ngày càng đạt chất lượng và đạt
chuẩn để thu hút học sinh tới trường. Đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ giáo
viên mới vào nghề.

20


KẾT LUẬN
Như vậy có rất nhiều nguyên nhân đẫn đến trình độ học vấn thấp nhưng
nguyên nhân cơ bản và rõ dệt nhất vẫn là do nghèo đói. Làm sao để giải quyết
được điều này? Nhân viên công tác xã hội sẽ phải làm gì? Đó là câu hỏi đặt ra
cho tất cả những người làm Công tác xã hội. Nghèo đói là một cái vòng luẩn
cuẩn cần phải triển khai song song với nhau vì nó có tác động lẫn nhau nghèo
đói khiến trình độ học vấn thấp nhưng ngược lại thì trình độ học vấn thấp cũng
dẫn đến nghèo đói.
Để mà khắc phục được nó thì rất cần đến sự chung tay góp sức của tất cả
con người Việt Nam không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng… cần thiết nhất đó là
cải thiện lại cuộc sống cho người nghèo, thực hiện các mô hình giảm nghèo phù
hợp với từng đối tượng.
Mong Việt nam mình sẽ giảm bớt tình trạng nghèo đói. Hihi


21


1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>
2.

nuoc-ta-86631/
/>
3.

nong-thon-viet-nam-thoi-gian-qua.htm
/>
4.

thiet-lap-mot-tien-trinh-cong-tac-xa-hoi-o-mot-xa-ngheo-57438/
/>
5.

dan-toc-thieu-so.d-67.aspx
/>
6.

nam/fc027da9
/>
8.

hinh-xoa-doi-giam-ngheo-bens1jfzh.aspx

7. /> />
9.

ngheo-o-viet-nam.htm
/>Mct=15&NameBar=SI%C3%8AU%20D%E1%BB%AE%20LI%E1%BB
%86U%20%3E%20Kh%C3%A1i%20ni%E1%BB%87m,
%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20ngh%C4%A9a,%20c%C3%A1ch%20t

%C3%ADnh
10.
/>
22



×