Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Thực trạng ASXH và Công tác xã hội với người nghèo tại Sở Lao động Thương binh Xã hội Đăk Lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.2 KB, 65 trang )

Báo cáo tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian 12 tuần thực tập, có thể được xem là một quãng thời gian không
thể nói là ngắn cũng không phải là dài nhưng nó thực sự là một khoảng thời gian đáng
để em ghi nhớ và biết ơn trong thời gian em tiến hành thực tập cuối khóa của mình.
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Lao động - Xã
hội (Cơ sở II), cùng toàn thể các thầy cô trong Khoa Công tác Xã hội đã đã tận tình
truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu
trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình thực tập mà còn là hành trang
quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Phạm
Thanh Hải và Cô Lê Hồng Ngọc Bích đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn đến toàn thể cán bộ công nhân viên chức làm việc tại Sở
Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Đăk Lăk đã tạo điều kiện thuận lợi và hướng
dẫn em trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị đang làm việc tại Sở Lao động
- Thương binh & Xã hội tỉnh Đăk Lăk luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành
công tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 1
Báo cáo tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với
những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của
từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Việt Nam là một nước nông
nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế
nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo
vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực. Tình trạng đói nghèo cao luôn là nguyên nhân gây


bất ổn về kinh tế - xã hội – chính trị của một quốc gia, làm cản trở quá trình phát triển
và mức độ tổn thất của nền kinh tế quốc gia sẽ gia tăng theo thời gian nếu vấn đề
nghèo đói không được giải quyết sớm và có chính sách dài hạn, hợp lý trong công tác
xóa đói giảm nghèo.
Vấn đề đói nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Để người nghèo
thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều
chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Nhưng việc triển khai thực hiện
còn một số hạn chế do sự thiếu thông tin cũng như nhận thức chưa đầy đủ về tình trạng
nghèo đói hiện nay. Vì thế việc nghiên cứu về thực trạng đói nghèo một cách hệ thống,
có khoa học để từ đó làm cơ sở đưa ra các chính sách xóa nghèo giảm cho từng đối
tượng ở từng địa phương một cách hợp lí là vấn đề mang tính cấp thiết để từng bước
đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, trở thành một nước phát triển.
Mặt khác, xét thấy bản thân mình khi ngồi trên ghế nhà trường vẫn còn mơ hồ về
những chính sách mà nhà nước ta dành cho người nghèo. Cũng như muốn có được cái
nhìn thực tiễn về việc áp dụng các chính sách cho người nghèo hiện nay ở địa phương
được Đảng bộ và chính quyền thực hiện như thế nào.
Bên cạnh đó bản thân là một sinh viên trong ngành Công tác xã hội muốn vận
dụng những kiến thức, kỹ năng của bản thân mình vào tiến trình Công tác xã hội với
người nghèo ở địa phương thực tập nhằm giúp thân chủ vượt qua khó khăn vươn lên
trong cuộc sống.
Chính vì lẽ đó nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề tôi xin gửi đến thầy cô và các
bạn có sự quan tâm đến công tác chính sách cho người nghèo ở nước ta đề tài: “Thực
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 2
Báo cáo tốt nghiệp
trạng về công tác An sinh xã hội và Công tác xã hội với người nghèo tại tỉnh Đăk
Lăk” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài
2.1. Mục tiêu
Tìm hiểu thực trạng an sinh xã hội và quá trình thực hiện hỗ trợ đối với người
nghèo tại tỉnh Đăk Lăk

2.2. Nhiệm vụ
Thu thập thông tin để tìm hiểu thực trạng việc thực hiện các chính sách đối và
quy trình xét duyệt, tiếp cận quản lý hồ sơ với người nghèo trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
Tìm hiểu kết quả thực hiện các chính sách đối với người nghèo trên địa bàn tỉnh
Đăk Lăk
Thực hiện hỗ trợ đối với người nghèo trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk bằng tiến trình
Công tác xã hội cá nhân.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Chủ thể: Các chính sách an sinh xã hội đối với người nghèo
Khách thể: Người nghèo
3.2 Phạm vi
Phạm vi nội dung: Trong phạm vi đề tài này tôi tập trung phân tích các chính
sách an sinh xã hội và cách tiếp cận đối với người nghèo. Qua đó sẽ thực hành một
trường hợp điển cứu trong Công tác xã hội với người nghèo tại tỉnh Đăk Lăk.
Phạm vi khách thể: Người nghèo tại địa phương
Phạm vi không gian: Tỉnh Đăk Lăk
Thời gian: Từ ngày 29 tháng 12 năm 2014 đến ngày 20 tháng 03 năm 2015
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Về mặt lý luận
Cung cấp cho người đọc những chính sách an sinh xã hội của nhà nước mà người
nghèo đang được thụ hưởng trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
Tiến trình Công tác xã hội với người nghèo
4.2. Về mặt thực tiễn
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 3
Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài được tiến hành thực hiện cụ thể ở một địa phương cũng như là một đối
tượng cụ thể chính vì lẽ đó mà sẽ có sự chính xác, chân thực nhất về công tác An sinh
xã hội và Công tác xã hội với người nghèo.
5. Phương pháp thực hiện

5.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu
Trong đề tài này tôi có sử dụng phương pháp sưu tầm tài liệu để phân tích. Ngoài
ra, tôi sưu tầm thêm tư liệu đáng tin cậy để sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài,
giúp đề tài chính xác và phong phú hơn.
5.2. Phương pháp thống kê
Trong đề tài này, phương pháp thống kê được sử dụng trong việc thống kê những
số liệu cụ thể về thực trạng người nghèo.
Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng trong việc tìm kiếm các số liệu
thống kê chính xác nhất, để có thể đưa ra được những giả thuyết đúng với thực tế,
mang tính khoa học.
5.3. Phương pháp phân tích tài liệu
Kết hợp với việc phân tích các nguồn số liệu tin cậy, trong đó chủ yếu là số liệu
của Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Đăk Lăk qua các năm về vấn đề của
người nghèo, về mức sống để có thể đưa ra những nhận định phù hợp với vấn đề công
tác với người nghèo của nước ta hiện nay.
5.4. Các kỹ năng trong công tác xã hội
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp như trên, trong quá trình thực hiện Công
tác xã hội cá nhân còn sử dụng một số các kỹ năng trong Công tác xã hội như quan sát,
giao tiếp, thu thập thông tin, tạo lập mối quan hệ,… nhằm có thể thực hiện tốt nhất tiến
trình Công tác xã hội cá nhân với người nghèo.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung báo cáo chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung của tỉnh Đăk Lăk
Chương 2: Thực trạng về công tác An sinh xã hội với người nghèo
Chương 3: Công tác xã hội cá nhân với người nghèo.
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 4
Báo cáo tốt nghiệp
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình của Sở Lao động – Thương binh

& Xã hội tỉnh Đăk
1.1. Đặc điểm tình hình nơi thực tập
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 1.306.201 ha, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai,
phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Bình Phước;
phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km. Độ cao trung bình 400 –
800 m so với mặt nước biển.
Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và
một phần của sông Ba, Đắk Lắk có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng
qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Phước và
Bình Dương.
Hình 1: Sơ đồ hành chính tỉnh Đăk Lăk
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một
cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các
đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông
Nam sang Tây Bắc.
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 5
Báo cáo tốt nghiệp
Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu
nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn
hoà.
Nhìn chung khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo độ cao:
vùng dưới 300 m quanh năm nắng nóng, từ 400 – 800 m khí hậu nóng ẩm và trên 800
m khí hậu mát. Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với phát triển sản
xuất nông sản hàng hoá.
1.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Về kinh tế
Đắck Lắk nằm ở trung tâm của Tây Nguyên, với khí hậu mát mẻ quanh năm, đất
đai khá đa dạng, phong phú, với hơn 8 nhóm đất khác nhau, đặc biệt có hơn 700.000

ha đất đỏ bazan có khả năng phát triển thành những vùng chuyên canh cây công
nghiệp lớn như cà phê, cao su, các loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế
cao.
Đất: Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó chủ yếu là nhóm đất
xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen.Nhóm đất
đỏ (Ferrasol, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan); Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ
hai (sau đất xám) chiếm tới 55,6% diện tích đất đỏ bazan toàn Tây Nguyên. Đất đỏ
bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62 - 65%, khả năng
giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có
giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu và nhiều loại cây ăn quả, cây công
nghiệp ngắn ngày khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông
nghiệp của tỉnh Đắk Lắk.
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt: Với những đặc điểm về khí hậu-thủy văn và
với 3 hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đều trên lãnh thổ (hệ thống sông Srepok;
hệ thống sông Ba, hệ thống sông Đồng Nai) cùng với hàng trăm hồ chứa và 833 con
suối có độ dài trên 10 km, đã tạo cho Đắk Lắk một mạng lưới sông hồ khá dày
đặc. Nguồn nước ngầm: Tập trung chủ yếu trong các thành tạo Bazan & Trầm tích
Neogen đệ tứ, tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng: Nước lỗ hổng và nước khe nứt. Tổng trữ
lượng ước tính: Chất lượng nước thuộc loại nước siêu nhạt, độ khoáng hoá M= 0,1 -
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 6
Báo cáo tốt nghiệp
0,5, pH = 7-9. Loại hình hoá học thường là Bicacbonat Clorua - Magie, Can xi hay
Natri.
Lâm nghiệp: Sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của Đắk Lắk là
608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Rừng
Đắk Lắk được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới
của tỉnh giáp Campuchia. Rừng Đắk Lắk phong phú và đa dạng, thường có kết cấu 3
tầng: cây gỗ, có tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh
tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi, nên rừng tái sinh
có mật độ khá lớn. Do đó rừng có vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất,

điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai. Rừng Đắk Lắk có nhiều loại động vật quý
hiếm phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yok Đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư
Yangsin có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ nước ta và có loại được
ghi trong sách đỏ thế giới. Rừng và đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong quá trình
phát triển KT-XH của tỉnh.
Khoáng sản: Đắk Lắk không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất,
rừng mà còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh
có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm. Như sét cao
lanh (ở M’Drắk, Buôn Ma Thuột - trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krông Ana,
M’Drắk, Buôn Ma Thuột - trên 50 triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo), phốt pho
(Buôn Đôn), Than Bùn (Cư M’Gar), đá quý (Opan, Jectit), đá ốp lát, đá xây dựng, cát
xây dựng phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.
Du lịch: Với đặc điểm địa lý của một vùng đất cao nguyên quy tụ 47 dân tộc và
tài nguyên du lịch đa dạng, Đắk Lắk được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước
biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn với nhiều địa danh cho phép khai thác theo
hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân
tộc trong tỉnh như hồ Lắk, cụm thác Gia Long – Dray Sap, cụm du lịch Buôn Đôn,
thác Krông Kma, Diệu Thanh, Tiên Nữ… bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên Chư Yang Sin, Easo…Toàn tỉnh có 23 di tích lịch sử cách mạng, 02 di tích
lịch sử văn hoá, 13 di tích kiến trúc nghệ thuật, 8 di tích khảo cổ, 71 di tích thắng cảnh,
25 danh lam thắng cảnh. Có 9 di tích được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận
di tích quốc gia, Bảo tàng Đắk Lắk có hơn 8.000 hiện vật văn hoá lịch sử.
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 7
Báo cáo tốt nghiệp
* Về xã hội
Dân số: Dân số toàn tỉnh hiện có khoảng 1,8 triệu người (tăng gần 08 lần so với
năm 1975). Dân số tăng cơ học nhanh vào giai đoạn 1978 - 1990 và có 47 dân tộc anh
em cùng sinh sống. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh
chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng chiếm gần
30% dân số toàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số

đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập
nghiệp.Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học,
chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở,
đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.
Giao thông: Giao thông Đắk Lắk hiện tại có 03 loại hình chính: đường bộ,
đường thủy và đường hàng không. Mạng đường Quốc lộ: có tổng chiều dài 576,5 km
gồm các tuyến Quốc lộ 26, 27, 29, 14, 14C. Tổng các cầu trên các đường Quốc lộ là
114 cầu với chiều dài 4.198,6 m. Đắk Lắk có khoảng 544 km đường sông do các sông
Sêrêpôk, Krông Nô, Krông Na… tạo thành. Tổng số phương tiện thủy nội địa đang
hoạt động trên địa bàn một số huyện, thành phố hiện nay là 834 phương tiện. Hệ thống
bến thủy nội địa gồm có 04 bến xếp cát là Quỳnh Ngọc, Giang Sơn, Lang Thái và Cư
Pâm. Các bến đò ngang sông gồm có: Buôn Trấp, Bình Hòa, Quảng Điền, Krông Nô
và Buôn Jul. Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã có các chuyến bay tới thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh và ngược lại. Từ năm 2010, Cảng hàng không Buôn
Ma Thuột đã được đầu tư, nâng cấp, cải tạo đường hạ cất cánh có chiều dài 3.000m,
rộng 45m với các trang thiết bị phụ trợ, đèn đêm. Tháng 12/2011 đã đưa vào sử dụng
nhà ga mới với tổng diện tích sàn 7.200m
2
, công suất 1 triệu hành khách/năm. Thị
trường hàng không tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột trong mấy năm qua tăng
trưởng khá cao, luôn ở mức trên 40%/năm.
Điện năng: Mạng lưới cung cấp điện của Đắk Lắk ngày càng được tăng cường
cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh
hoạt. Hiện nay, hệ thống điện Đắk Lắk gồm các nhà máy thủy điện (NMTĐ) công suất
lớn đấu nối vào lưới điện quốc gia như: NMTĐ Buôn Kuốp; NMTĐ Buôn Tua Sarh;
NMTĐ Sêrêpốk 3, NMTĐ Sêrêpốk 4, NMTĐ Krông H’Năng, NMTĐ Sêrêpốk 4A với
tổng công suất 794 MW. Năm 2013 đạt tổng sản lượng điện 2.677 triệu KWh. Ngoài
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 8
Báo cáo tốt nghiệp
các nguồn thủy điện lớn, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn có 14 thủy điện vừa và nhỏ

đấu nối vào lưới điện 35,22kV với tổng công suất 84,09 MW, năm 2013 có tổng sản
lượng điện đạt 396 triệu KWh. Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh gồm: đường dây
500kV, 220kV, 110kV, 35kV, 22kV, 10kV, 0,4kV. Toàn tỉnh có 02 trạm biến áp 220kV;
9 trạm biến áp 110kV; 01 trạm biến áp 35kV; 407.640 công tơ 1 pha và 28.312 công tơ
3 pha.
Bưu chính viễn thông: Trong những năm qua, hệ thống bưu chính, viễn thông của
Đắk Lắk đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Hiện nay, có
184/184 xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỉ lệ 100%; mạng di động đã phủ sóng
15/15 huyện, thị xã, thành phố. Tốc độ phát triển máy điện thoại hàng năm tăng nhanh,
đến hết năm 2013, tổng thuê bao điện thoại là 1.577.976 thuê bao (Cố định là 96.840
thuê bao, Di động là 1.481.136 thuê bao) đạt mật độ 87,83 thuê bao/100 dân. Tổng số
thuê bao Internet 42.524 thuê bao, đạt mật độ là 13,38 máy/100 dân; tỷ lệ người sử
dụng 46,82%.
Văn hóa: Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có
những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê,
M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến
trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá,
đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi
vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ
chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại. Cùng với nét độc đáo trong văn hóa, Đắk Lắk còn là vùng đất của những lễ
hội khá đặc trưng đã được du khách trong và ngoài nước biết đến như: Lễ hội đua voi;
Lễ hội văn hóa Cồng Chiêng; Lễ cúng bến nước; Lễ bỏ mả…của đồng bào các dân tộc
sinh sống trên mảnh đất này. Đặc biệt gần đây Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã được
Chính phủ công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia được tổ chức 02 năm một lần vào tháng
3.
Giáo dục: Ngành giáo dục đào tạo được quan tâm đầu tư thích đáng và đã đạt
được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao trình độ dân trí. Năm 2000 Đắk Lắk đã được
Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận tỉnh đã hoàn thành chương trình quốc gia xoá mù

SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 9
Báo cáo tốt nghiệp
chữ và phổ cập tiểu học. Với hệ thống các trường đào tạo hiện có, trong những năm
qua đã đào tạo, bồi dưỡng và cơ bản cung cấp đủ đội ngũ cán bộ, giáo viên phục vụ
cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Y tế: Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm củng cố, cán bộ y tế cơ sở
được tăng cường. Năm 2006, toàn tỉnh có 2.847 giường bệnh; 3.341 cán bộ y tế, đạt tỷ
lệ 16,4 giường bệnh và 19,2 cán bộ y tế trên 1 vạn dân; từng bước đáp ứng nhiệm vụ
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuyến tỉnh có 1 bệnh viện đa khoa 500
giường, 1 bệnh viện chuyên khoa 100 giường, 1 khu điều trị phong, 30 giường cùng 7
cơ sở y tế khác (da liễu, sốt rét, tâm thần ). Tuyến huyện có 14 bệnh viện đa khoa, 14
đội vệ sinh phòng dịch sốt rét, 14 UBDS KHHGĐ. Các đơn vị cơ sở có 169 trạm y tế,
phòng khám đa khoa trên tổng số 184 xã, phường, thị trấn.
1.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1.1.2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Đăk
Lăk
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 10
Báo cáo tốt nghiệp
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ GIÁM ĐỐC
Sở Lao động - Thương binh & Xã Hội
PhòngKế hoạch tổng hợp
Phòng Bảo trợ xã hội
Phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em
Phòng Lao động Tiền lương BHXH
Phòng Việc làm An toàn lao động
Phòng Thanh tra LĐXH
Phòng Dạy nghề
Phòng Người có công
Phòng Chống TNXH
Phó Giám đốc

Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Văn Phòng
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 11
Báo cáo tốt nghiệp
Nhận xét: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phú Thọ được kết cấu với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, độc lập theo từng hợp phần,
từng phòng chức năng, chịu sự chi phối theo ngành dọc. Mặt khác, bộ máy tổ chức hợp lý, đảm bảo đủ khả năng quản lý đối tượng và
thực hiện tốt nhiệm vụ. Các nhân viên từng bước được tiêu chuẩn hoá, có đủ năng lực, phẩm chất. Hệ thống tổ chức đảm bảo cho bộ
máy hoạt động đồng đều, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban dưới sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở đạt kết quả cao.
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 12
Báo cáo tốt nghiệp
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn
* Lãnh đạo Sở
Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Đăk Lăk có Giám đốc và không quá
03 Phó Giám đốc.
Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân
tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội và trước
pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở.
Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách niệm trước Giám đốc
Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt,
một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Lao động – Thương binh &
Xã hội ban hành và theo quy định của pháp luật; việc miễn nhiệm, cách chức, khen
thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở
thực hiện theo quy định của pháp luật.
* Biên chế
Biên chế hành chính của Sở Lao động – Thương binh & Xã hội do Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định trong tổng biên chế hành chính của tỉnh được Trung ương giao.
Biên chế của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết

định theo định mức biên chế và quy định của pháp luật. Chức năng nhiệm vụ quyền
hạn của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở do Giám đốc Sở căn cứ vào các văn bản
của Trung ương, của tỉnh và chức năng nhiệm vụ của Sở để quy định cho phù hợp.
Việc bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó phòng, Ban thuộc Sở; Trưởng, phó các đơn vị trực
thuộc thực hiện theo quyết định phân cấp hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh. Giám
đốc Sở Lao động – Thương binh & Xã hội bố trí, sử dụng cán bộ công chức, viên chức
của Sở phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức nhà nước theo
quy định của pháp luật về cán bộ công chức viên chức và theo phân cấp của Ủy ban
nhân dân tỉnh.
* Chức năng:
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) là cơ quan chuyên môn thuộc
Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Lắk, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 13
Báo cáo tốt nghiệp
năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: Việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương; tiền
công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo
hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; giảm nghèo; bảo trợ xã hội; về các
chính sách an sinh xã hội, trong đó có nhiệm vụ nuôi dưỡng người già cô đơn, tàn tật
không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, người tâm thần mãn tính; bảo vệ và
chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội. Tổ chức cai nghiện và
quản lý sau cai nghiện đối với người nghiện ma túy,; quản lý , tư vấn cho đối tượng
bán dâm; phục hồi chức năng người tâm thần và rối nhiễu tâm trí (gọi chung là lĩnh
vực lao động, người có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý
của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, uỷ quyền của
UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ và quyền hạn
Sở Lao động – Thương binh & Xã hội có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, tổng
kết, đánh giá và tổng hợp tình hình thực hiện các quy định của pháp luật, chế độ chính
sách, tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nnghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, các

công trình ghi công liệt sỹ. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với Ủy ban Nhân
dân huyện, thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động,
người có công với xã hội.
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có công
và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng tiêu cực, chống lãng
phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật và
phân cấp. Phối hợp với các ngành, đoàn thể xấy dựng phong trào toàn dân chăm sóc
giúp đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội.
Trình UBND tỉnh quyết định chương trình và các giải pháp về việc làm của tỉnh.
Xây dựng các chương trình, đề án phát triển dạy nghề của tỉnh; tổ chức và chỉ đạo,
kiểm tra việc thực hiện các chương trình, đề án dạy nghề đã được phê duyệt, hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề.
Chủ trì, phối hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động nhân đạo, từ thiện để
giúp đỡ đời sống vật chất, tinh thần đối với người tàn tật, trẻ em mồ côi, trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn không nơi nương tựa, người gặp khó
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 14
Báo cáo tốt nghiệp
khăn hiểm nghèo, nạn nhân chiến tranh và các đối tượng khác cần có sự cứu trợ, trợ
giúp của Nhà nước và xã hội.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chính sách bảo trợ xã hội trên địa
bàn. Phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện chương trình xóa đối giảm nghèo, cứu trợ
xã hội, trợ giúp xã hội.
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, trong nhiều năm qua Sở đã có nhiều
cố gắng thực hiện tốt vai trò tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện,
xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, cùng với các ngành có liên quan giúp đỡ
UBND tỉnh quản lý hoạt động của các hội, chi hội quần chúng của địa phương theo
điều lệ của hiến pháp và pháp luật của nhà nước, cải cách một bước nền hành chính
địa phương.
1.1.1. Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động
Đội ngũ cán bộ trong Sở gồm 59 người là công chức, 3 người là hợp đồng.

- Lãnh đạo cơ quan: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc.
- Văn phòng: 15 người trong đó có 2 người là hợp đồng.
- Phòng Người có công: 7 người.
- Phòng Thanh tra: 5 người.
- Phòng Việc làm - An toàn lao động: 4 người, trong đó 1 người hợp đồng.
- Phòng Lao động Tiền lương BHXH: 4 người.
- Phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em: 3 người trong đó có một người là hợp đồng.
- Phòng Bảo trợ xã hội: 5 người.
- Phòng Kế hoạch - Tài chính: 6 người.
* Trình độ chuyên môn
Trình độ đào tạo Số lượng Tỉ lệ %
Cao học 10 16,9
Đại học, cao đẳng 44 74,5
Trung cấp 5 8,6
Tổng số 59 100
Cơ cấu giới tính : 22 nữ (37,2%), 37 nam (62,8%).
Cơ cấu tuổi: 25 - 35: 21 người (35,9%)
36 - 45: 10 người (16,9%)
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 15
Báo cáo tốt nghiệp
45 – 60: 28 người (47,2%)
Nhận xét: Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động đều có chuyên môn
vững, có ý thức trách nhiệm cao, tâm huyết với công việc được giao, có kinh nghiệm
và sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc đạt hiệu quả cao.
1.1.2. Các chính sách, chế độ với cán bộ, nhân viên
Lương của nhân viên được xác định theo hệ số: Lương cấp bậc, phụ cấp chức vụ,
phụ cấp ngành, phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên vượt khung của cán bộ, công chức
trong biên chế theo quy định hiện hành của Nhà nước. Các chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước. Được đi nghỉ mát, du lịch hàng năm.
Hưởng lương khi kết thúc công tác.

1.1.3. Các cơ quan, đối tác tài trợ
Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Đăk Lăk chủ yếu nhận kinh phí từ
Ngân sách nhà nước để phục vụ cho các mục tiêu và công việc liên quan, thiết lập
quan hệ với các nguồn tài trợ từ bên ngoài : Các đơn vị sự nghiệp; Doanh nghiệp Nhà
nước – Ngoài nhà nước; Doanh nghiệp – Cá nhân; Các quỹ từ thiện trong – ngoài
nước; Tổ chức Phi chính phủ;…
1.2. Thuận lợi và khó khăn
1.2.1. Thuận lợi
Nhìn chung, các mặt hoạt động của cơ quan Văn phòng Sở Lao động – Thương
binh & Xã hội năm 2014 có nhiều chuyển biến tích cực, trên các lĩnh vực hoạt động
đều đạt hiệu quả đáng khả quan. Các chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu đều đạt và vượt kế
hoạch. Ban Lãnh đạo Sở luôn quan tâm chỉ đạo, điều hành tạo điều kiện cho cán bộ,
công chức và các tổ chức đoàn thể hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ. Bộ máy tổ chức
và cán bộ cơ quan tương đối ổn định bảo đảm cho hoạt động có hiệu quả; đội ngũ cán
bộ, công chức cơ quan có nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu trên các lĩnh vực công tác.
Trong những năm qua, Ngành LĐTBXH luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo,
chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của cấp ủy, chính
quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp và sự đồng thuận của
các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; với sự đoàn kết thống nhất, khắc phục khó khăn của
tập thể đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong toàn Ngành, nên các chỉ tiêu,
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 16
Báo cáo tốt nghiệp
nhiệm vụ hàng năm của Sở đều hoàn thành vượt mức so với Nghị quyết, Kế hoạch của
cấp trên giao, góp phần ổn định trật tự xã hội, phát triển kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh.
1.2.2. Khó khăn
Trong chỉ đạo điều hành có lúc chưa kiên quyết, chưa kịp thời; các chính sách an
sinh xã hội ở một số địa phương triển khai còn chậm nhất là chính sách hỗ trợ tiền
điện, miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên.
Đời sống đa số cán bộ, công chức iên chức – người lao động trong ngành còn
nhiều khó khăn, thiếu thốn; đội ngũ cán bộ, công chức viên chức cấp cơ sở còn yếu,

thiếu và không ổn định trong khi đó nhiệm vụ công tác ngành đòi hỏi chất lượng ngày
càng cao, các khó khăn đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện nhiệm ụ
công tác chung của ngành.
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 17
Báo cáo tốt nghiệp
Chương 2: Thực trạng về công tác An sinh xã hội đối với người nghèo
2.1. Quy mô, cơ cấu đối tượng
Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2014 cụ thể như sau:
a) Về hộ nghèo
- Hộ nghèo giảm từ 50.334 hộ xuống còn 41.593 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ
12,26% xuống còn 10,02%. So với năm 2013, hộ nghèo đã giảm 8.741 hộ, tỷ lệ hộ
nghèo giảm 2,24%.
- Hộ nghèo chia theo khu vực:
+ Hộ nghèo thành thị: 2.668 hộ, chiếm 6,41% tổng số hộ nghèo, chiếm 2,73%
tổng số hộ thành thị.
+ Hộ nghèo nông thôn: 38.925 hộ, chiếm 93,59% tổng số hộ nghèo, chiếm
12,26% tổng số hộ nông thôn.
- Hộ nghèo chia theo dân tộc:
+ Hộ nghèo Kinh: 15.438 hộ, chiếm 37,12% tổng số hộ nghèo, chiếm 5,47% tổng
số hộ Kinh.
+ Hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS): 26.155 hộ, chiếm 62,88% tổng số hộ
nghèo, chiếm 19,65% tổng số hộ DTTS.
Hiện nay còn 03 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, gồm: huyện Ea Súp có 02 xã là
Ia Lốp: 66,21%, Cư KBang: 57,96%; huyện Krông Pắk có 01 xã là Ea Yiêng: 60,91%.
b) Về hộ cận nghèo:
- Hộ cận nghèo giảm từ 32.168 hộ xuống còn 31.724 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm
từ 7,83% xuống còn 7,64%. So với năm 2013, hộ cận nghèo giảm 444 hộ, tỷ lệ cận
nghèo giảm 0,19%.
- Chia theo khu vực:
+ Hộ cận nghèo thành thị: 3.469 hộ, chiếm 10,93% tổng số hộ cận nghèo.

+ Hộ cận nghèo nông thôn: 28.255 hộ, chiếm 89,07% tổng số hộ cận nghèo.
- Chia theo dân tộc:
+ Hộ cận nghèo người Kinh: 16.828 hộ, chiếm 53,05% tổng số hộ cận nghèo.
+ Hộ cận nghèo người DTTS: 14.896 hộ, chiếm 46,95% tổng số hộ cận nghèo.
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 18
Báo cáo tốt nghiệp
TT
Huyện, thị xã, thành
phố
Tổng hộ dân Số hộ nghèo đầu năm Diễn biến hộ nghèo trong năm
Số hộ
Trong
đó hộ
DTTS
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
DTTS
Tỷ
lệ
(%)
Số hộ thoát
nghèo
Số hộ tái
nghèo
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số

hộ
Tỷ lệ
(%)
1 2 3 4 5 6 7

8
9
10=9/
5
11
12=11/15
I Khu vực thành thị
97,7
71
10,68
1
3,42
5
3.
49
1,04
8
9.
70
1,1
67
34.
07

56

1.6
4
1 TP. Buôn Ma Thuột
48,
813
3,7
90
639 1.28 196
4.
81
239
37.
40
7
1.1
0
2 Thị xã Buôn Hồ
12,
142
1,0
91
406 3.39 90
8.
33
124
30.
54
4
0.9
9

3 Huyện Cư M'gar
7,
033
1,6
33
534 7.67 201
12.
25
185
34.
64
21
3.9
3
4 Huyện Ea H'leo
4,
553
4
60
243 5.33 61
13.
93
90
37.
04
0 -
5 Huyện Ea Kar
5,
807
9

42
239 4.14 46
4.
98
112
46.
86
5
2.0
9
6 Huyện Ea Súp
2,
834
8
39
198 7.34 93
11.
51
60
30.
30
13
6.5
7
7 Huyện Krông Ana
5,
397
8
09
459 8.54 226

30.
01
122
26.
58
0 -
8 Huyện Krông Bông
1,
496

43
194 13.15 7
17.
50
36
18.
56
0 -
9 Huyện Krông Năng
2,
688
5
69
219 8.13 77
13.
95
77
35.
16
1

0.4
6
10 Huyện Krông Păk
4,
157

83
123 2.94 9
11.
54
61
49.
59
3
2.4
4
11 Huyện Lắk
1,
468
3
63
97 6.68 39
11.
05
38
39.
18
0 -
12 Huyện M'đrắk
1,

383

59
74 5.46 3
4.
92
23
31.
08
2
2.7
0
II Khu vực nông thôn
317,4
64
122,41
0
46,90
9
15.
02
29,66
8
25.0
0
12,4
49
26.
54
8

06
1.7
2
1 TP. Buôn Ma Thuột
27,
231
7,5
72
9
00
3.
36
4
58
6.
14

301
33.
44

3
0.3
3
2 Thị xã Buôn Hồ 9,850 5,031 903
9.
27
588
11.
91

218
24.
14
3
0.3
3
3 Huyện Buôn Đôn 14,978 6,952 4,258
28.
82
2,647
38.
65
710
16.
67
52
1.2
2
4 Huyện Cư Kuin 22,579 6,759 2,326
10.
38
1,587
23.
79
814
35.
00
29
1.2
5

5 Huyện Cư M'gar 30,352 15,140 3,226
10.
76
2,301
15.
80
912
28.
27
36
1.1
2
6 Huyện Ea H'leo 24,807 11,077 3,115
12.
97
1,840
17.
30
1,091
35.
02
26
0.8
3
7 Huyện Ea Kar 29,910 9,256 4,366
14.
91
2,667
30.
22

1,525
34.
93
70
1.6
0
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 19
Báo cáo tốt nghiệp
8 Huyện Ea Súp 14,103 6,219 5,050
37.
06
2,948
49.
11
944
18.
69
101
2.0
0
9 Huyện Krông Ana 13,664 3,610 1,415
10.
54
688
19.
54
364
25.
72
12

0.8
5
10 Huyện Krông Bông 18,589 7,428 4,154
22.
55
2,403
34.
11
837
20.
15
48
1.1
6
11 Huyện Krông Buk 14,334 4,408 1,377
9.
81
828
19.
34
426
30.
94
8
0.5
8
12 Huyện Krông Năng 25,064 8,061 2,628
10.
61
1,615

20.
66
643
24.
47
89
3.3
9
13 Huyện Krông Păk 42,320 14,355 6,115
14.
46
3,686
26.
35
1,916
31.
33
136
2.2
2
14 Huyện Lắk 14,370 9,670 3,826
27.
22
3,281
34.
70
894
23.
37
76

1.9
9
15 Huyện M'đrắk 15,313 6,872 3,250
22.
11
2,131
32.
18
854
26.
28
117
3.6
0
Tổng cộng
415,2
35
133,09
1
50,33
4
12.26
30,71
6
23.7
2
13,6
16
27.
05

8
62
1.7
1
Bảng 2.1:BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO
NĂM 2014 TỈNH ĐẮK LẮK
Nguồn: Số liệu tổng hợp kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2014 tỉnh Đăk
Lăk của Phòng Bảo trợ xã hội Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Đăk Lăk
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 20
Báo cáo tốt nghiệp
2.2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng
Sau khi khảo sát, tổ chức bình xét ở thôn/ấp, tổ dân cư, cán bộ địa phương hướng
dẫn đối tượng và đưa về cơ quan cấp xã xem xét. Hồ sơ đủ căn cứ, điều kiện xét công
nhận được cấp xã lập danh sách đề nghị và gửi hồ sơ lên Phòng Lao động – Thương
binh & Xã hội để tập hợp, lập danh sách. Sau bước thẩm định, Phòng Lao động hội –
Thương binh & Xã hội gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện về Sở Lao động –
Thương binh & Xã hội để kiểm tra, đối chiếu trình Giám đốc Sở xem xét và quyết
định công nhận.
Trường hợp hồ sơ còn thiếu tư liệu hoặc không đủ điều kiện về thủ tục hồ sơ theo
quy định, Phòng bảo trợ Xã hội trả lại kết quả cho bộ phận một cửu của Văn phòng Sở
gửi lại Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội để gia đình và địa phương bổ sung tư
liệu hoặc trả lại cho gia đình. Cùng với việc tham mưu ra quyết định công nhận. phải
tranh thủ kịp thời chuyển quyết định đến đối tượng và cơ quan phối hợp để giải quyết
chế độ kịp thời, đúng quy định.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước đối với người nghèo
trên địa bàn tỉnh.
2.2.2. Quy trình tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng
Sau khi xét duyệt, hộ nghèo đủ tiêu chuẩn được công nhận là đối tượng sẻ được
Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh quản lý. Phòng Bảo trợ xã hội kiểm tra,
thẩm định lại số liệu một lần nữa rồi gửi phần báo cáo tổng hợp số hộ nghèo của các

huyện, thành, thị xuống phòng Kế hoạch - Tài chính đề nghị tổng hợp, làm cơ sở thanh
quyết toán, thực hiện hỗ trợ.
Sau khi tổng hợp cụ thể các số liệu, phòng Kế hoạch - Tài chính gửi lại cho
phòng Bảo trợ xã hội số liệu tổng quát nhất của từng huyện, thành, thị. Phòng Bảo trợ
xã hội lưu số liệu tổng quan vào máy tính, còn phần số liệu báo cáo cụ thể của từng
huyện, thành, thị được lưu tại phòng Bảo trợ xã hội.
2.3. Tình hình thực hiện chính sách
a) Tín dụng ưu đãi hộ nghèo:
Giải quyết cho 40.753 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách
khác vay vốn, với số tiền 773.426 triệu đồng. Trong tổng số hộ được vay vốn có
12.000 lượt hộ nghèo vay 230.000 triệu đồng; 2.000 lượt học sinh, sinh viên vay
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 21
Báo cáo tốt nghiệp
60.000 triệu đồng; 109 lượt hộ đi xuất khẩu lao động vay 3.268 triệu đồng; 9.000 lượt
hộ cận nghèo vay 180.000 triệu đồng. Tổng dư nợ các chương trình cho vay là 206.278
hộ, với số tiền là 3.004.000 triệu đồng, tổng số nợ quá hạn là 16.534 triệu đồng, chiếm
0,55% tổng dư nợ.
Tồn tại, hạn chế: Nợ quá hạn tại một số địa bàn còn cao, việc bình xét đối tượng
cho vay ở một số nơi còn sai sót và việc theo dõi, quản lý đối tượng vay vốn chưa chặt
chẽ; một số huyện, thị xã, thành phố trích bổ sung kinh phí để cho vay còn ít; công tác
phối hợp giữa vay vốn với khuyến nông – khuyến lâm, dạy nghề… còn nhiều hạn chế
nên nhiều hộ sử dụng vốn vay hiệu quả chưa cao.
b) Khuyến nông, khuyến lâm cho người nghèo:
Thông qua các chương trình khuyến nông, phát triển thủy sản, phát triển thủy lợi
ngành Nông nghiệp đã tổ chức 88 lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn cho
3.600 lượt hộ tham gia (có khoảng 912 lượt hộ nghèo), trong đó từ chương trình
khuyến nông là 80 lớp với 3.200 lượt hộ, từ chương trình phát triển thủy sản là 08 lớp
với 400 lượt hộ.
Tổ chức 08 cuộc hội thảo đầu bờ cho 168 lượt hộ tham gia (có khoảng 30% là
hộ nghèo). Xây dựng 04 mô hình trình diễn, gồm: 01 mô hình nuôi gà thả vườn quy

mô 3.000 con, cho 30 hộ tham gia; 01 mô hình thâm canh lúa lai quy mô khoảng 25 ha
cho 168 hộ tham gia; 02 mô hình thử nghiệm nuôi cá trắm đen thương phẩm chính
trong ao bằng thức ăn tổng hợp.
Tổng kinh phí thực hiện các nội dung trên là khoảng 1.087 triệu đồng.
Tồn tại, hạn chế: Không có chính sách khuyến nông – khuyến lâm dành riêng
cho hộ nghèo nên không được bố trí kinh phí; ngành Nông nghiệp – Phát triển nông
thôn chỉ thực hiện lồng ghép nên số hộ nghèo được hỗ trợ còn rất ít.
c) Hỗ trợ y tế cho người nghèo:
Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho khoảng 590.000 người nghèo, cận nghèo và
người DTTS thuộc xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, kinh
phí mua thẻ bảo hiểm y tế khoảng 358.300 triệu đồng. Đã có khoảng 765.000 lượt
người khám chữa bằng thẻ bảo hiểm y tế, kinh phí khám chữa bệnh khoảng 192.600
triệu đồng.
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 22
Báo cáo tốt nghiệp
Tồn tại, hạn chế: Việc cấp trùng lặp thẻ bảo hiểm y tế và lập danh sách sai sót
thông tin của đối tượng mặc dù đã được hạn chế nhưng vẫn còn nhiều; một số thôn,
buôn khi nhận thẻ bảo hiểm y tế về phát cho đối tượng chưa kịp thời.
d) Hỗ trợ về giáo dục cho học sinh, sinh viên:
Hỗ trợ miễn, giảm học phí và chi phí học tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP
và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP cho khoảng 150.000 lượt học sinh, sinh viên; hỗ trợ
cho học sinh, sinh viên tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn – đặc biệt khó
khăn theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg, Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg và hỗ trợ
theo các chính sách của địa phương, với tổng số khoảng 108.200 lượt em được hỗ trợ.
Tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 144.000 triệu đồng.
Tồn tại, hạn chế: Một số huyện, thị xã, thành phố thực hiện hỗ trợ miễn, giảm
học phí cho học sinh, sinh viên còn chậm và công tác theo dõi, tổng hợp số liệu chưa
được kịp thời; việc chậm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số
74/2013/NĐ-CP (chậm gần 01 năm) đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các địa
phương.

đ) Dạy nghề cho người nghèo:
Chương trình đào tạo nghề miễn phí cho lao động nông thôn đã tổ chức các lớp
dạy nghề cho khoảng 3.700 lao động (trong đó khoảng trên 80% là lao động người
DTTS và lao động thuộc hộ nghèo). Tổng kinh phí thực hiện khoảng trên 10.000 triệu
đồng.
Tồn tại, hạn chế: Các cơ sở dạy nghề chưa tổng hợp đầy đủ, chính xác số liệu về
học viên thuộc hộ nghèo tham gia học nghề; kinh phí thực hiện dạy nghề phân bổ hàng
năm rất ít so với nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
e) Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo:
Thực hiện hỗ trợ tiền điện cho 50.334 hộ nghèo, kinh phí khoảng 22.300 triệu
đồng.
f) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo:
Thực hiện chương trình trợ giúp pháp lý miễn phí, ngành Tư pháp đã thụ lý và
thực hiện 1.509 vụ việc cho 1.509 lượt người (có khoảng 956 lượt người nghèo, trong
đó); thực hiện 48 đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại các địa bàn khu vực II, III, địa bàn
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 23
Báo cáo tốt nghiệp
đặc biệt khó khăn cho 3.087 lượt người, số vụ tư vấn tại các đợt lưu động là 1.309 vụ
việc cho 1.226 lượt người (trong đó có 710 người nghèo).
Tổ chức kiện toàn, chấn chỉnh lại các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các xã, hiện
nay còn 17 câu lạc bộ (đã giải thể 7 câu lạc bộ); số thành viên Ban chủ nhiệm câu lạc
bộ là 90 người. Các câu lạc bộ đã tổ chức các buổi sinh hoạt và sinh hoạt lồng ghép
với 1.978 người tham dự.
Tồn tại, hạn chế: Hầu hết các đối tượng được trợ giúp đều có trình độ thấp, một
số người không biết chữ, không biết tiếng phổ thông nên khả năng tiếp thu về các
chính sách pháp luật rất hạn chế.
g) Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát đánh giá:
- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại
chúng như: Đài phát thanh – Truyền hình, Bản tin cơ sở của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy,
Báo Lao động – Xã hội; tuyên truyền bằng Panô, áp phích, để thực hiện các nội dung,

chuyên đề, phóng sự tuyên truyền về công tác giảm nghèo, giới thiệu các mô hình
giảm nghèo hiệu quả, gương điển hình thoát nghèo…
- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 220 lượt cán bộ làm công tác
giảm nghèo cấp huyện, cấp xã, nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác tổ
chức thực hiện, công tác quản lý và giám sát, đánh giá về chương trình giảm nghèo.
- Tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện một số chính sách giảm
nghèo và kiểm tra công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các huyện, thị
xã, thành phố và tại một số xã, phường, thôn, buôn.
Kinh phí thực hiện nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát là 440 triệu đồng
(trong đó ngân sách địa phương là 90 triệu đồng).
Tồn tại, hạn chế: Kinh phí còn ít so với nhu cầu nên công tác tuyên truyền, tập
huấn nâng cao năng lực và kiểm tra giám sát còn hạn chế.
h) Chương trình 135:
- Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng (vốn đầu tư phát triển):
+ Tổng kinh phí giao là 50.800 triệu đồng, kết quả thực hiện: Tổng số công trình
được đầu tư năm 2014 là 127 công trình, trong đó: số công trình khởi công mới là 92
công trình, số công trình chuyển tiếp là 02 công trình, số công trình thanh toán nợ là
33 công trình. Tiến độ thực hiện ước đạt 100% kế hoạch được giao.
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 24
Báo cáo tốt nghiệp
+ Nguồn vốn đầu tư bổ sung là 15.000 triệu đồng, kết quả thực hiện đạt 100% kế
hoạch giao.
- Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (vốn sự nghiệp): Kinh phí là 18.650 triệu đồng,
kết quả thực hiện đạt 100% kế hoạch giao.
- Duy tu bảo dưỡng (vốn sự nghiệp): Kinh phí là 4.145 triệu đồng, kết quả thực
hiện đạt 100% kế hoạch giao.
Tồn tại, hạn chế: Mức đầu tư bình quân chung cả nước như hiện nay là chưa phù
hợp với các tỉnh Tây Nguyên, do diện tích của các xã ở Tây Nguyên nói chung và Đắk
Lắk nói riêng là rất rộng, địa hình chia cắt, giao thông không thuận lợi nên việc đầu tư
gặp nhiều khó khăn và phải kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất, lưu thông hàng hóa và

đời sống của người dân. Kinh phí trung ương phân bổ chưa đủ theo quy định tại Quyết
định số 551/QĐ-TTg (kinh phí còn thiếu khoảng 64 tỷ đồng). Nhiều mô hình áp dụng
khoa học kỹ thuật tiên tiến về trồng trọt, chăn nuôi đã được đầu tư, nhưng chưa được
nhân rộng mà chỉ dừng lại sau khi đã thí điểm.
i) Hỗ trợ hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/QĐ-TTg:
Tổng số vốn đầu tư năm 2014 là 20.799 triệu đồng, đã phân bổ cho các huyện
thực hiện là 19.743 triệu đồng: Tổng số xã, phường, thị trấn được hưởng thụ là 96/184
xã; tổng số hộ, khẩu được hỗ trợ là 37.566 hộ/164.315 khẩu.
2.4. Các mô hình chăm sóc và trợ giúp đối tượng
Xây dựng mô hình giảm nghèo:
- Thực hiện xây dựng 02 mô hình giảm nghèo tại xã Đắk Nuê huyện Lắk cho 60
hộ nghèo tham gia (thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo),
gồm: Mô hình nuôi gà thả vườn và mô hình nuôi Ngan Pháp, kinh phí thực hiện 500
triệu đồng.
Tồn tại, hạn chế: Kinh phí được phân bổ ít nên số mô hình được xây dựng và số
hộ nghèo được tham gia, hưởng lợi còn ít.
- Hỗ trợ hộ nghèo về chăn nuôi Bò:
Triển khai thực hiện gói hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm – Tập đoàn Vingroup đã hỗ
trợ cho 1.000 hộ nghèo, mỗi hộ 01 con bò cái sinh sản, tổng trị giá gói hỗ trợ khoảng
15.000 triệu đồng. Nhìn chung, chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo, giám sát
SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 25

×