Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Sản khoa chuyên đề viêm sinh dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.28 KB, 10 trang )

CHUYÊN ĐỀ: VIÊM SINH DỤC
Thực hiện: BS Phan Diễm Đoan Ngọc
Viêm sinh dục là một bệnh lý rất phổ biến ở phụ nữ. Khoảng 1/3 các trường hợp đến
khám tại phòng khám phụ khoa liên quan đến các bệnh lý viêm sinh dục.
Bệnh lý viêm sinh dục có liên quan mật thiết đến các bệnh lây truyền qua đường giao hợp
(STD: Sexually transmitted disease) và có thể để lại di chứng lâu dài như vô sinh , tăng nguy
cơ thai ngoài tử cung và đau vùng chậu mạn tính.
Viêm sinh dục được chia thành:
Viêm sinh dục dưới: viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.
Viêm sinh dục trên hay bệnh lý viêm vùng chậu (PID: pelvic inflammatory disease) bao
gồm các triệu chứng viêm nhiễm ở tử cung, vòi trứng, buồng trứng, phúc mạc vùng chậu và
các cơ quan lân cận.

VIÊM ÂM ĐẠO
I/ ĐẠI CƯƠNG:
Viêm âm đạo là một bệnh lý phổ biến gây khó chịu đối với người phụ nữ.
Đối với thai kỳ có thể :
+ Tăng nguy cơ sanh non
+ Tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản
+ Thai nhẹ ký (tăng nguy cơ 40%)
1/ Sinh lý âm đạo bình thường:
Các chất tiết âm đạo bình thường gồm các chất tiết của âm hộ từ các tuyến bã, tuyến
mồ hôi, tuyến Bartholin và tuyến Skene; chất tiết từ thành âm đạo; các tế bào bong ra từ âm
đạo và cổ tử cung; chất nhầy cổ tử cung; các chất dịch nội mạc tử cung và vòi trứng; các vi
sinh vật và các sản phẩm chuyển hóa của chúng:
Các vi trùng thường trú ở âm đạo chủ yếu là ái khí, trung bình có khoảng 6 chủng vi
trùng khác nhau, loại phổ biến nhất là lactobacilli sản xuất hydrogen peroxide. Các vi sinh vật
của âm đạo được xác định bởi các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sống sót của vi trùng. Các
yếu tố này bao gồm pH âm đạo và sự sử dụng glucose cho chuyển hóa của vi trùng. pH bình
thường của âm đạo là dưới 4,5, ở điều kiện này, sự sản xuất acid lactic được duy trì. Các tế
bào biểu mô âm đạo chịu kích thích của estrogen rất giàu glycogen. Các tế bào biểu mô sẽ


phân hủy glycogen thành monosaccharide, sau đó, lactobacilli chuyển monosaccharide thành
acid lactic
2/ Sinh lý bệnh viêm đường sinh dục dưới
Ở những điều kiện bình thường, âm hộ, âm đạo và cổ tử cung là nơi thường trú của
nhiều loại yếu tố gây nhiễm khác nhau, nhưng các rối loạn chỉ cần điều trị khi các cơ chế bảo
vệ bình thường bị suy giảm.
Các cơ chế bảo vệ gồm:
a. Môi trường acid ở âm đạo: Glycogen được sản xuất bởi biểu mô âm đạo chịu tác
động của hoạt động chế tiết hormone sinh dục của buồng trứng. Glycogen được trực trùng


Doderlein chuyển thành acid lactic. Quá trình này được duy trì khi pH âm đạo trong khoảng 3
đến 4, ở điều kiện này hầu hết các sinh vật khác đều bị ức chế hoạt động.
b. Lớp biểu mô lát dày của âm đạo: Đây là một hàng rào sinh lý hữu hiệu ngăn chặn
nhiễm trùng. Sự bong ra liên tục của lớp tế bào nông kerato-hyalin và sự sản xuất glycogen
dưới hoạt động của hormone sinh dục có thể ngăn chặn sự định cư của vi trùng. Ở trẻ em và
phụ nữ mãn kinh, biểu mô thiếu các kích thích của hormone sinh dục nên mỏng, dễ chấn
thương và nhiễm trùng.
c. Sự khép kín của âm đạo: Ở trẻ em và các phụ nữ độc thân, âm đạo là một khoang
ảo, được giữ khép kín bằng các cơ xung quanh của âm đạo. Đây cũng là một hàng rào bảo vệ
sinh lý. Tuy nhiên, ở các phụ nữ có quan hệ tình dục và có thai, không có cơ chế bảo vệ này.
d. Các chất tiết từ các tuyến: Các chất tiết từ các tuyến cổ tử cung va Bartholin duy
trì lượng dịch âm đạo làm sạch âm đạo. Ngoài ra, các chất tiết của cổ tử cung có chứa
immunoglobulin, đặc biệt là IgA, một số lượng thay đổi các tế bào lympho và đại thực bào.
3/ Ba tác nhân gây viêm âm đạo thường gặp là :
Gardnerella vaginalis
Candida albicans
Trichomonas vaginalis
II/ NHIỄM KHUẨN ÂM ĐẠO DO GARDNERELLA VAGINALIS
Đây là tình trạng thay đổi môi trường vi trùng thường trú ở âm đạo gây nên sự mất đi các

lactobacilli sản xuất hydrogen peroxide và sự phát triển vượt trội của các vi trùng yếm khí G.
vaginalis, Prevotella, Mobiluncus, Mycoplasma hominis.... Các vi trùng yếm khí chiếm dưới 1%
các vi trùng thường trú ở một người phụ nữ bình thường. Tuy nhiên, ở những phụ nữ bị viêm
âm đạo vi trùng, nồng độ các vi trùng yếm khí cũng như Gardnerella vaginalis và
Mycoplasma hominis thường cao hơn 100 đến 1000 lần ở những phụ nữ bình thường.
Thường không có sự hiện diện của Lactobacilli.
Đặc thù của nhiễm khuẩn âm đạo là một sự gia tăng tiết dịch hơn là một tình trạng viêm
nhiễm thực sự
Thường gặp ở phụ nữ có nhiều bạn tình, có thói quen thụt rửa âm đạo.
1/ Triệu chứng lâm sàng :
Huyết trắng nhiều, loãng, đồng nhất, tanh mùi cá, đặc biệt xuất hiện sau giao hợp
Chất tiết âm đạo xám và lát thành một lớp mỏng ở thành âm đạo
Niêm mạc âm đạo bình thường, không viêm đỏ
2/ Triệu chứng cận lâm sàng :
pH của chất tiết thường lớn hơn 4,5 (thường 4,7 đến 5,7).
Soi tươi: ( nhỏ lên phiến đồ 1 giọt nước muối sinh lý rồi quan sát dưới kính hiển vi độ
phóng đại 400) các chất tiết âm đạo thấy có sự gia tăng số lượng các tế bào clue (tế bào
thượng bì bị nhiều tế bào vi trùng bám trên bề mặt làm cho bờ tế bào bị mờ đi) và thường
không có sự hiện diện của bạch cầu. Không có hoặc rất ít lactobacilli. Nhuộm gram thấy có
nhiều cocobacilli nhỏ. Ở những trường hợp viêm âm đạo vi trùng diễn tiến, hơn 20% các tế
bào biểu mô là tế bào clue.
Nhỏ 1 giọt KOH 10% lên chất tiết âm đạo (whiff test) bốc mùi tanh cá.
3/ Điều trị
Các chế độ điều trị viêm âm đạo vi trùng nên làm sao ức chế các vi trùng yếm khí
nhưng không ức chế lactobacilli âm đạo. Các chế độ điều trị sau đây chứng tỏ có hiệu quả:
Metronidazole: 500mg uống 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày.Hoặc 2g liều duy nhất bằng
đường uống. Tỉ lệ khỏi bệnh chung là 95% cho chế độ điều trị 7 ngày và 84% cho chế độ điều


trị 2g Metronidazole liều duy nhất. Metronidazole không dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ +

phải cữ rượu bia trong thời gian điều trị đến 2 ngày sau khi ngưng .
Các chế độ điều trị khác có thể được sử dụng:
- Metronidazole gel 0,75%, thoa âm đạo 5g/lần, thực hiện 2 lần trong ngày trong 5
ngày.
- Clindamycin cream 2%, thoa âm đạo 5g/lần lúc đi ngủ trong 7 ngày.
- Clindamycin, 300mg, uống 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày.
Nhiều thầy thuốc thích sử dụng thuốc điều trị đường âm đạo vì tránh được được các
tác dụng phụ toàn thân như đau dạ dày ruột từ mức độ nhẹ đến trung bình và cảm giác ăn
không ngon miệng.
Điều trị người phối ngẫu không chứng tỏ được sự cải thiện trong điều trị, vì vậy, điều
trị người phối ngẫu không được khuyến cáo.
III/ VIÊM ÂM ĐẠO DO CANDIDA ALBICANS
Các nghiên cứu cho thấy có 75% các phụ nữ bị ít nhất một lần viêm âm hộ âm đạo do nấm
trong suốt cuộc đời họ. Có khoảng 45% các phụ nữ bị viêm âm hộ âm đạo do nấm 2 hay hơn 2
lần mỗi năm. Tuy nhiên, có rất ít các trường hợp bị nhiễm mãn tính.
Candida albicans chiếm 85 – 90% các trường hợp viêm âm hộ âm đạo do nấm. Các chủng
Candida khác như Candida glabrata và Candida tropicalis, cũng có thể gây các triệu chứng
viêm âm hộ âm đạo và có khuynh hướng kháng điều trị.
Candida là một loại nấm có 2 dạng: dạng bào tử nấm gây truyền bệnh và kết cụm không
triệu chứng; dạng sợi tơ nấm, phát triển từ mầm bào tử nấm, làm gia tăng sự kết cụm và tạo
thuận lợi cho sự xâm nhập mô.
Các yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của viêm âm hộ âm đạo do nấm bao gồm sự sử dụng
kháng sinh kéo dài, có thai và tiểu đường. Thông qua cơ chế “chống kết cụm”, lactobacilli
phòng ngừa sự tăng trưởng của nấm. Sự sử dụng kháng sinh sẽ làm xáo trộn môi trường vi
trùng thường trú của âm đạo, làm giảm nồng độ của lactobacilli và các vi trùng thường trú
khác và vì thế tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm. Thai kỳ và tiểu đường có liên quan đến
sự giảm miễn dịch qua trung gian tế bào, dẫn đến tần suất cao hơn của viêm âm hộ âm đạo
do nấm.
1/ Triệu chứng lâm sàng :
- Huyết trắng có thể loãng hay đặc, vàng đục, lợn cợn, đóng vón thành mãng như sữa

đông
- Các triệu chứng có thể có như đau âm đạo, giao hợp đau, nóng rát âm hộ và kích
thích, ngứa. Có thể bị tiểu rát khi nước tiểu tiếp xúc với âm hộ bị viêm và biểu mô tiền đình.
Khám có thể phát hiện đỏ và phù nề của vùng da âm hộ và môi lớn và bé. Có thể có xuất hiện
các tổn thương nhú mủ ở vùng ngoại biên của các vùng viêm đỏ. Am đạo có thể có các vùng
viêm đỏ dính với huyết trắng đục. Cổ tử cung bình thường.
2/ Triệu chứng cận lâm sàng:
- PH âm đạo thường là bình thường (< 4,5).
- Các thành phần của nấm, hoặc là chồi nấm hoặc sơi tơ nấm, hiện diện trong 80% các
trường hợp. Soi tươi chất tiết âm đạo thường có kết quả bình thường, mặc dù có sự gia tăng
ít của số lượng các tế bào viêm trong những trường hợp nặng. Bạch cầu tăng cao.
- Whiff test âm tính.
3/ Điều trị:
Sử dụng thuốc tác dụng tại chỗ nhóm azole là chế độ điều trị phổ biến nhất để điều trị
viêm âm hộ âm đạo do nấm. Chế độ điều trị này cũng có hiệu quả hơn sử dụng nystatin..
Có thể sử dụng thuốc kháng nấm đường uống, fluconazole, sử dụng liều duy nhất
150mg để điều trị viêm âm hộ âm đạo do nấm. Đối với viêm âm hộ âm đạo do nấm ở mức độ


nhẹ tới trung bình, fluconazole có hiệu quả tương đương với thuốc đặt tại chỗ nhóm azole.
Cần thông báo với bệnh nhân là các triệu chứng vẫn còn tồn tại trong 2-3 ngày nên họ không
cần có các điều trị tăng cường khác.
Điều trị hỗ trợ bao gồm sử dụng steroid yếu tại chỗ, như hydrocortisone cream 1% có
thể giúp làm giảm một vài triệu chứng kích thích ngứa bên ngoài.
Các phác đồ điều trị:
- Thuốc đặt âm đạo:
Nystatin 100.000 đv 1v/ng x 14 ng
Miconazole hay Clotrimazole 100mg 1 lần/ng x 7 ngày
Miconazole hay Clotrimazole 200mg 1 lần/ng x 3 ngày
Clotrimazole 500mg 1 lần duy nhất

- Thuốc uống:
Fluconazole 150 mg uống 1 viên duy nhất
Itraconazole 200mg uống 2v/ngày x 3 ngày
- Thuốc bôi: bôi thuốc kháng nấm ngoài da vùng âm hộ 7 ngày
Điều trị bạn tình: chỉ khi có một trong các triệu chứng sau:
- Viêm ngứa quy đầu
- Có nấm trong nước tiểu
- Người phụ nữ bị tái phát nhiều lần
IV/ VIÊM ÂM ĐẠO DO TRICHOMONAS VAGINALIS
Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, do
một loại ký sinh trùng có roi là Trichomonas vaginalis. Tỉ lệ lây truyền cao, khoảng 70%
người đàn ông bị nhiễm sau giao hợp một lần duy nhất với người phụ nữ bị nhiễm bệnh, điều
này cho thấy tỉ lệ lây truyền từ người nam sang người nữ còn cao hơn.
Trichomonas vaginalis là một loại ký sinh trùng yếm khí, có khả năng tổng hợp hydrogen
để kết hợp với oxygen tạo một môi trường yếm khí trong âm đạo. Trichomonas vaginalis chỉ
tồn tại dưới dạng hoạt động. Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis đi kèm với viêm âm đạo
vi trùng, chiếm khoảng 60% các trường hợp viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis.
1/ Triệu chứng lâm sàng :
Huyết trắng mủ, mùi hôi, lượng rất nhiều và có thể kèm theo ngứa âm hộ, tiểu rát
Chất tiết âm đạo có thể chảy rỉ rả từ âm đạo
Ở những bệnh nhân có mật độ trùng roi cao, có thể thấy hình ảnh chấm, mảng viêm đỏ
ở âm đạo và cổ tử cung (hình ảnh trái dâu tây).
2/ Cận lâm sàng :
pH âm đạo thường lớn hơn 5.
Soi tươi chất tiết âm đạo thấy có trùng roi di động và tăng số lượng bạch cầu.
Có thể thấy tế bào clue vì viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis thường kết hợp với
viêm âm đạo vi trùng.
Whiff test có thể dương tính.
Do tính chất lây truyền qua đường tình dục của viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis,
các phụ nữ nhiễm bệnh cần được test các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, đặc biệt

là Neisseria gonorrhea và Chlamydia trachomatis, đồng thời cũng cần thực hiện các chẩn
đoán huyết thanh học để phát hiện giang mai và HIV.
3/ Điều trị:
Metronidazole 500mg uống 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày ( uống trong bữa ăn)
Hoặc Metronidazole/ secnidazole/ tinidazole 2g uống liều duy nhất
Cả hai chế độ điều trị đều có hiệu quả cao, tỉ lệ khỏi bệnh khoảng 95%.


Luôn điều trị cho bạn tình: Metronidazole 2g uống liều duy nhất
Metronidazole gel không nên sử dụng trong điều trị viêm âm đạo do Trichomonas
vaginalis dù nó có hiệu quả cao trong điều trị viêm âm đạo vi trùng.
Các phụ nữ không đáp ứng với điều trị ban đầu cần được điều trị lại với
Metronidazole 500mg uống 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày. Nếu điều trị lặp lại vẫn không có
hiệu quả, bệnh nhân cần được điều trị với Metronidazole 2g uống 1 lần trong ngày, trong 3 –
5 ngày.
Đối với những trường hợp không đáp ứng với điều trị lặp lại với Metronidazole, cần
cấy ký sinh trùng để xác định khả năng nhạy cảm với Metronidazole.
Bảng tóm tắt chẩn đoán, điều trị viêm âm đạo:
Tác nhân
Nhiễm khuẩn âm đạo
Nấm
Lâm sàng
Huyết trắng Huyết trắng nhiều, Loãng hay đặc, vàng
loãng, đồng nhất, tanh đục, lợn cợn, đóng vón
mùi cá, đặc biệt xuất thành mãng như sữa
hiện sau giao hợp
đông
Triệu chứng Niêm mạc âm đạo bình Ngứa âm hộ, âm đạo
khác
thường, không viêm đỏ

Đau âm đạo, giao hợp
đau, nóng rát âm hộ và
tiểu rát
Âm đạo, âm hộ viêm đỏ
Cận
lâm
sàng
pH
>= 4,5 (thường 4,7 đến Thường bình thường (<
5,7).
4,5).
Whiff test
Phết âm đạo

(+)

Lactobacilli: không có
hay ít
Bạch cầu: thường không

Clue cell: (+) (>20%
trong quang trường)
Nhuộm gram có nhiều
cocobacilli nhỏ
Điều
trị Thuốc uống hoặc đặt ÂĐ
người phụ Metronidazole
nữ
Clindamycine
Điều trị bạn Không

tình

(-)

Trichomanas vaginalis
Huyết trắng mủ, mùi
hôi, lượng rất nhiều
có thể kèm theo ngứa
âm hộ, tiểu rát

>=4,5
(+-)

Bạch cầu: tăng cao
Bạch cầu: tăng
Sợi tơ nấm và bào tử Trùng roi di động
nấm
Clue cell: (+-)
Clue cell: (-)

Thuốc uống hoặc đặt ÂĐ Chỉ dùng thuốc uống:
Thuốc kháng nấm nhóm Metronidazole
azole hay nystatin (đặt)
Khi có 1 trong các Luôn luôn
TC:viêm ngứa quy đầu,
nấm trong nước tiểu,
người phụ nữ bị tái phát
nhiều lần.



VIÊM CỔ TỬ CUNG
I/ ĐẠI CƯƠNG:
Biểu mô cổ tử cung được cấu tạo bởi 2 loại tế bào khác nhau: tế bào gai và tế bào tuyến.
Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung tùy thuộc vào loại biểu mô nào bị ảnh hưởng. Biểu mô cổ
ngoài cổ tử cung có thể bị viêm do cùng tác nhân với tác nhân gây viêm âm đạo. Thực tê, biểu
mô lát cổ ngoài cổ tử cung là một sự trải rộng và liên tục với biểu mô âm đạo. Trichomonas
vaginalis, Candida và Herpes simplex virus có thể gây viêm cổ tử cung ngoài. Ngược lại,
Neisseria gonorrhea và Chlamydia trachomatis gây nhiễm chỉ ở biểu mô tuyến và gây viêm cổ
trong cổ tử cung nhầy mủ (mucopurulent endocervicitis).
Hai tác nhân gây bệnh thường gặp là :
- Neisseria gonorrhea
- Chlamydia trachomatis
10% - 20% sẽ diễn tiến thành viêm vùng chậu
II/ LÂM SÀNG:
Huyết trắng nhiều, màu vàng hoặc xanh tiết ra từ kênh cổ tử cung
Cổ tử cung có thể bị lộ tuyến, phù nề, viêm đỏ, dễ chảy máu khi chạm
III/ CẬN LÂM SÀNG:
Nhuộm gram chất nhầy mủ của cổ tử cung thấy có sự gia tăng các bạch cầu đa nhân
trung tính (> 30 trong vi trường có độ phóng đại cao). Sự hiện diện của các song cầu gram âm
bên trong tế bào cho chẩn đoán viêm cổ tử cung do lậu cầu trùng. Nếu kết quả nhuộm gram
cho kết quả âm tính đối với lậu cầu trùng, chẩn đoán được nghĩ đến là viêm cổ tử cung do
Chlamydia.
Các test chẩn đoán cho cả lậu cầu trùng (cấy trên môi trường Thayer-Martin) và
Chlamydia như cấy tế bào, miễn dịch liên kết men (ELISA) hay kháng thể huỳnh quang trực
tiếp (MicroTrak) cần được tiến hành.
IV/ ĐIỀU TRỊ:
1/ Lậu cầu :
Cefixime 400mg uống liều duy nhất
Ceftriaxone 125mg TB liều duy nhất
Ciprofloxacin 500mg uống liều duy nhất

Ofloxacin 400mg uống liều duy nhất
Levofloxacin 250mg uống liều duy nhất
(Ciprofloxacin, Ofloxacin và Levofloxacin không dùng cho phụ nữ có thai và < 18 tuổi)
2/ Chlamydia :
Azithromycin 1g uống liều duy nhất


Doxycyclin 100mg x 2 /ngày x 7 ngày
Doxycyclin không được dùng trong thai kỳ, có thể thay thế bằng :
Erythromycin 500mg x 4/ngày x 7 ngày
( Nếu có thai chỉ dùng erythromycine và azithromycine)
Luôn luôn điều trị cho bạn tình với cùng một phác đồ kháng sinh (3) hoặc metronidazole 2g
uống 1 liều duy nhất
V/ PHÒNG NGỪA:
Nhiễm khuẩn âm đạo chủ yếu do mất thăng bằng sinh thái môi trường âm đạo cần hường
dẫn phụ nữ cách giữ vệ sinh, tránh thói quen thụt rữa âm đạo.
Phần lớn các viêm âm đạo-cổ tử cung liên quan đến các bệnh lây lan qua đường tình dục
xây dựng nếp sống gia đình lành mạnh là cách đề phòng hữu hiệu nhất.
Khi bị huyết trắng, cần đến cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán tác nhân gây bệnh và
điều trị thích hợp, tránh làm xáo trộn thêm môi trường âm đạo.

VIÊM VÙNG CHẬU:
(PID: PELVIC INFLAMMATORY DISEASE)
Viêm sinh dục trên ( viêm cùng chậu): hội chứng lâm sàng gây nên bởi tình trạng nhiễm
trùng ở TC, tai vòi, buồng trứng, phúc mạc chậu và các cơ quan lân cận
I/ NGUYÊN NHÂN :
Đa số trường hợp mà nguyên nhân gây bệnh là những loại vi khuẩn lây lan qua đường
tình dục như neisseria gonorrheae và chlamydia trachomatis. Tuy nhiên, trong một số ít
trường hợp nguyên nhân gây bệnh có thể do các loại vi khuẩn khác có mặt trong âm đạo như
gardnerella vaginalis, haemophilus influenzae, mycoplasma hominis, ureaplasma urealyticum

Group A streptococci, Peumococci và các loại trực trùng trong đường ruột.
Đường lây truyền:
• Theo nội mạc tử cung và tai vòi: VT lậu
• Theo hệ bạch mạch lan ra chu cung và phần phụ: VT thường
• Đường máu : thường là vi khuẩn lao và virus quai bị
II/ YẾU TỐ NGUY CƠ
• Tuổi trẻ < 25 tuổi
• Nhiều bạn tình
• Bạn tình viêm nhiễm niệu đạo hoặc nhiễm lậu
• Tiền căn viêm cổ tử cung nhầy mủ hay viêm vùng chậu
Tránh thai màng chắn, thuốc viên tránh thai, nhất là loại có nồng độ progestin cao thì
ngược lại làm giảm nguy cơ viêm vùng chậu. Có thể do các thay đổi ở dịch nhầy cổ tử cung khi
dùng thuốc viên ngừa thai làm vi khuẩn khó xâm nhập hơn. Mặt khác, khi dùng thuốc viên
tránh thai thì làm giảm số ngày hành kinh và lượng máu kinh khiến vi trùng thiếu môi
trường thuận lợi để phát triển.
III/ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:


Tùy theo tác nhân gây bệnh, mức độ nhiễm trùng và khả năng đề kháng của cơ thể mà các
dấu hiệu nhận biết trên lâm sàng trong VVC rất đa dạng từ người này sang người khác. Triệu
chứng ban đầu chỉ là một cảm giác trằn nhẹ vùng bụng dưới, trường hợp này ta xếp vào
nhóm mức độ nhẹ. Trường hợp nặng, người bệnh than đau vùng bụng dưới, đau từng cơn hay
đau âm ỉ, huyết trắng âm đạo ra nhiều hơn và nặng mùi kèm thay đổi màu sắc huyết trắng,
màu xanh hay màu vàng. Dấu hiệu sốt trên 38oC, ớn lạnh toàn thân, người mệt. Khi quan hệ,
cảm giác đau nhiều, đau nhiều hơn khi ấn vào hạ vị.
Các triệu chứng thường gặp:
• Đau bụng dưới, cóthể có phản ứng dội
• Đau phần phụ
• Đau khi lắc cổ tử cung
• Ra huyết âm đạo: 1/3 trướng hợp

• Xuất tiết âm đạo bất thường
• Sốt khoảng 30%
• Rối loạn đi tiểu: 20%
• Vô kinh
• Đau tăng lên khi rụng trứng
• Giao hợp đau, chảy máu sau giao hợp
• Đau lưng
• Mệt mỏi , chán ăn, buồn ói, ói
• PID thể yên lặng: có tiền căn thai ngoài tử cung, vô sinh, tác nhân thường là chlamydia
IV/ TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG:
• BC >10.500/mm3 trong 66% trường hợp
• VS tăng , CRP tăng
• Test miễn dịch chẩn đoán C. trachomatis
• Xét nghiệm khí hư âm đạo: soi tươi tìm G. Vaginalis, nhuộm gram tìm N. gonorrheae
• Sinh thiết, chẩn đoán mô học nội mạc tử cung: viêm nội mạc tử cung
• Siêu âm: khối u phần phụ, khối abcess tai vòi
• CT scan, MRI…
• Nội soi chẩn đoán
V/ TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN (TÁC GIẢ HEGAR VÀ CỘNG SỰ)
Bắt buộc phải có đủ các triệu chứng sau :
• Đau vùng bụng dưới
• Đau khi lắc cổ tử cung
• Đau khi khám 2 phần phụ
Kèm với một hay nhiều triệu chứng sau :
• Nhiệt độ >= 38 độ C
• Bạch cầu > 10.500/ mm3
• Có khối u vùng chậu qua khám lâm sàn hoặc qua siêu âm
• Có bạch cầu hoặc vi trùng trong dịch chọc dò cùng đồ sau.
• CRP tăng hoặc VS > 15-20mm/giờ.
• Có triệu chứng viêm cổ tử cung nhầy mủ.

V/ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
• Thai ngoài tử cung
• U buồng trứng xoắn, XH nang buồng trứng, ung thư BT tiến triển cấp
• U xơ tử cung hoại tử
• Lạc nội mạc tử cung


Viêm ruột thừa
Viêm bàng quang, cơn đau quặn thận
VI/ ĐIỀU TRỊ :
1/ Nguyên tắc:
Điều trị chủ yếu là điểu trị nội khoa với kháng sinh phổ rộng. Tất cả các phác đồ phải
hiệu quả đối với N.gonorrheae, C.trachomatis vì dù các phương tiện tầm soát 2 tác nhân này
cho kết quả âm tính vấn không thể lọai trừ được hoàn toàn khả năng nhiễm bệnh. Ngoài ra
phác đồ điều trị cũng cần có hiệu quả đối với vi trùng yếm khí.
Điểu trị càng sớm di chứng càng ít
Thể nhẹ có thể điều trị ngoại trú
Thể nặng phải nhập viện
2/ Tiêu chuẩn điều trị nội trú bao gồm những tình huống sau :
• Trẻ, < 18 tuổi
• Khi chưa loại trừ các bệnh lý cấp cứu ngoại khoa khác ( như viêm ruột thừa,…)
• Đang mang thai
• Không đáp ứng với điều trị ngoại trú
• Không thể tuân theo hoặc không dung nạp được các kháng sinh đường uống
• Thể bệnh nặng, sốt cao ≥ 39 độ C hoặc BC ≥ 15.000/mm 3, nôn ói
• Có khối áp-xe phần phụ
3/ Điều trị ngoại trú:
a/ Lựa chọn 1:
• Ceftriaxone 250mg (TB) 1 liều duy nhất hoặc
• Cefoxitin 2g (TB) 1 liều duy nhất + probenecid 1g (uống) 1 liều hoặc

• Cefotaxime 1g (TB) 1 liều duy nhất hoặc
• Ceftizoxime 1g(TB) 1 liều duy nhất
Phối hợp với doxycyline 100mg x 2 lần/ngày x 14 ngày (uống) +/- metronidazole
500mg x 2 lần/ngày x 14 ngày (uống)
b/ Lựa chọn 2: khi không đủ điều kiện áp dụng lựa chọn 1
• Ofloxacine 400mg (uống) 2 lần/ ngày x 14 ngày hoặc
• Levofloxacin 500mg (uống) 1 lần/ngày x 14 ngày
Có hay không có metronidazole 500mg x 2 lần/ngày x 14 ngày (uống)
4/ Điều trị nội trú :
a/ Lựa chọn 1 :
• Cefoxitine 2g TM/6 giờ,
hoặc
• Cefotetan 2gTM/12 giờ,
hoặc
• Cephalosporine tương đương ( ceftriaxone 1g tiêm TM hoặc TB 1 lần/ ngày)
Phối hợp với Doxycyline 100mg uống hoặc TM/12 giờ.
b/ Lựa chọn 2: Clindamycine 900mg TM/8 giờ, phối hợp với Gentamycine liều đầu
tiên 2mg/kg hoặc TB, liều duy trì 1,5mg/kg mỗi 6 giơ
Tiếp tục đường tĩnh mạch ít nhất 48 giờ sau khi triệu chứng như sốt, nôn, buồn nôn, đau
vùng chậu được cải thiện
Chuyển qua Doxycyline 100mg uống x 2 lần/ngày x14 ngày
Bạn tình của những phụ nữ bị viêm vùng chậu cần được đánh giá và điều trị nhiễm trùng
tiểu do Chlamydia trachomatis hoặc Nesseria gonorrhoeae




Kết hợp: Kháng viêm giảm đau, lấy vòng ( nếu có), kiêng quan hệ hoặc quan hệ có dùng
BCS.
Trong trường hợp áp-xe phần phụ nên can thiệp ngoại khoa sau 48 h dùng kháng sinh

đường TM
VII/ BIẾN CHỨNG
1/ Áp-xe vùng chậu:
Trong những trường hợp VVC không được điều trị hoặc điều trị không đúng mức có
thể gây áp-xe vùng chậu, thường là khối áp-xe ở tai vòi buồng trứng, nhưng một số ít trường
hợp khác có thể là khối áp-xe ở ruột non, ruột già hay ruột thừa. Khối áp-xe có thể vỡ vào ổ
bụng gây viêm phúc mạc.
Cần điều trị KS phổ rộng đường TM phối hợp với KS trị vi trùng yếm khí như Flagyl.
Nếu không đáp ứng với điều trị nội khoa cần can thiệp ngoại khoa để cắt bỏ khối áp xe (sau
48h điều trị KS đường TM)
2/ Đau vùng chậu mạn tính:
Một số trường hợp viêm vùng chậu tái phát nhiều lần có thể để lại di chứng đau vùng
chậu dai dẳng mạn tính. Các trường hợp này thường ít đáp ứng với điều trị nội khoa và đôi
khi phải giải quyết triệt để bằng cách cắt hoàn toàn tử cung và 2 phần phụ
3/ Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis
Đau hạ sườn phải do C. trachomatis lan tràn trong ổ bụng gây viêm dính vùng quanh
gan và hạ sườn phải
4/ Khác:
Vô sinh:
Tăng nguy có thai ngoài tử cung: 6-10 lần
Dính vùng chậu
VIII/ PHÒNG NGỪA:
Tuyên truyền giáo dục và thông tin y tế về những nguy hiểm của các bệnh lây truyền qua
đường giao hợp
Đề cao nền tảng gia đình, tuyên truyền đời sống một vợ một chồng
Đối với quan hệ nghi ngờ, dùng bao cao su
Vệ sinh cá nhân, hạn chế thụt rửa âm đạo
Khi có huyết trắng bất thường cần đến cơ sở chuyên khoa để chuẩn đoán và điều trị đúng
cách
Đối với ngành y tế cần có chiến dịch phát hiện bệnh sớm, chuẩn đoán chính xác, điều tri

đầy đủ
Nâng cao vai trò tư vấn của nhân viên y tế
Tài liệu tham khảo:
1/ Trần Bình Trọng, Viêm sinh dục, Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, 2008
2/ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Viêm âm hộ - âm đạo />option=com_content&view=article&id=721&catid=93&Itemid=149
3/ Phác đồ điều trị sản phụ khoa, BV Từ Dũ, 2011

cổ

tử

cung,



×