Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Ảnh hưởng của tính vị chủng tới thái độ của người tiêu dùng khi việt nam tham gia hiệp định đối tác xuyên thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRƢƠNG THỊ DINH

ẢNH HƢỞNG CỦA TÍNH VỊ CHỦNG TỚI THÁI ĐỘ CỦA NGƢỜI
TIÊU DÙNG KHI VIỆT NAM THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN
THÁI BÌNH DƢƠNG (TPP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRƢƠNG THỊ DINH

ẢNH HƢỞNG CỦA TÍNH VỊ CHỦNG TỚI THÁI ĐỘ CỦA NGƢỜI
TIÊU DÙNG KHI VIỆT NAM THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN
THÁI BÌNH DƢƠNG (TPP)
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRI ̣KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THI ̣PHI NGA


XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI
ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

TS. Nguyễn Thị Phi Nga

PGS.TS Hoàng Văn Hải
Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học, độc
lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
Tôi xin cam đoan: Mọi sự giúp đỡ trong luận văn đều được cảm ơn, các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ dẫn rõ nguồn gốc, được tìm hiểu và
phân tích một cách trung thực, phù hợp với tính thực tế.
Tác giả luận văn

Trương Thị Dinh


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn – Tiến sĩ Nguyễn Thị Phi Nga
đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn. Cô đã luôn tạo điều kiện đồng thời chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tài liệu
hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Cô đã định hướng và góp ý hoàn thiện

luận văn.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Văn phòng Chương trình Tây Bắc cùng các anh, chị
em đồng nghiệp tại cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi, dành thời gian, công sức hỗ
trợ, tư vấn, góp ý và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong việc thu thập số liệu điều tra để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị, bạn bè đã dành thời gian tham gia trả
lời khảo sát cho nghiên cứu của tôi.
Tôi xin cảm ơn bạn Nguyễn Ngọc Anh – K54 QTKD, Trường Đại học Kinh tế
đã nhiệt tình hỗ trợ, góp ý cho tôi hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo và các bạn học viên lớp Cao học
Quản trị Kinh doanh 3 – Khóa 23, điều phối viên Chương trình của Khoa, chuyên
viên phòng Đào tạo đã giúp đỡ, động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Trương Thị Dinh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu..............................................................3
5. Kết cấu luận văn ......................................................................................................4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ TÍNH VỊ CHỦNG VÀ THÁI ĐỘ CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG .........5
1.1 Cơ sở lý luận .........................................................................................................5
1.1.1 Người tiêu dùng và thái độ người tiêu dùng ......................................................5
1.1.2 Tính vị chủng ......................................................................................................8
1.1.3 Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ......................................................11
1.2. Tình hình nghiên cứu .........................................................................................17
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước .....................................................................17
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................................18
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................23
2.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................23
2.2. Cách thức phỏng vấn, điều tra............................................................................24
2.3. Xây dựng thang đo và đo lường các biến...........................................................25
2.3.1 Thang đo tính vị chủng .....................................................................................25
2.3.2 Thang đo lường thái độ người tiêu dùng .........................................................27
2.4. Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................30
2.5. Giả thiết nghiên cứu ...........................................................................................31
CHƢƠNG 3. ẢNH HƢỞNG CỦA TÍNH VỊ CHỦNG TỚI THÁI ĐỘ CỦA
NGƢỜI TIÊU DÙNG .............................................................................................33


3.1 Phân tích thống kê mô tả các biến quan sát ........................................................33
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học ..................................................................................33
3.1.2 Thống kê mô tả các biến quan sát ....................................................................36
3.2 Phân tích thang đo và đánh giá mô hình đo lường ..............................................41
3.2.1 Độ tin cậy .........................................................................................................41
3.2.2 Phân tích nhân tố .............................................................................................45
3.3 Phân tích hồi quy.................................................................................................48
3.3.1 Phân tích hồi quy tính vị chủng và thái độ với mặt hàng thực phẩm tươi sống
trong nước .................................................................................................................48

3.3.2 Phân tích hồi quy tính vị chủng và thái độ với mặt hàng thực phẩm tươi sống
nhập khẩu ..................................................................................................................48
3.3.3 Phân tích hồi quy tính vị chủng và thái độ với mặt hàng điện tử, điện lạnh,
điện gia dụng trong nước ..........................................................................................49
3.3.4 Phân tích hồi quy tính vị chủng và thái độ với mặt hàng điện tử, điện lạnh,
điện gia dụng nhập khẩu ...........................................................................................49
3.4 Hiệu chỉnh và Kiểm định mô hình nghiên cứu ...................................................50
3.4.1 Kiểm định H1 ...................................................................................................50
3.4.2 Kiểm định H2 ...................................................................................................51
3.5 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................55
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ .....................................59
4.1 Thảo luận và hàm ý các kết quả ..........................................................................59
4.2 Hàm ý kết quả gợi ý cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước ...............60
4.2.1 Giải pháp cho doanh nghiệp ............................................................................60
4.2.2 Giải pháp và kiến nghị đối với cơ quan quản lý ..............................................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................64
PHỤ LỤC .................................................................................................................66


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1.

COO


Country of Origin - Quốc gia xuất xứ của sản phẩm

2.

TPP

Trans-Pacific Economic Partnership Agreement – Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương

3.

CETSCALE

Consumer Ethnocentric Tendencies Scale – Thang đo
xu hướng vị chủng của người tiêu dùng

i


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1.


Bảng 1.1

Thang đo CETSCALE 17 biến

9

2.

Bảng 2.1

Thang đo tính vị chủng được điều chỉnh

26

3.

Bảng 2.2

Thang đo thái độ người tiêu dùng (nhóm hàng

27

thực phẩm tươi sống)
4.

Bảng 2.3

Thang đo thái độ người tiêu dùng (nhóm hàng


28

điện tử, điện lạnh, điện gia dụng)
5.

Bảng 3.1

Thống kê mô tả các biến quan sát về tính vị

36

chủng đối với mặt hàng thực phẩm tươi sống
6.

Bảng 3.2

Thống kê mô tả các biến quan sát về tính vị

37

chủng đối với mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện
gia dụng
7.

Bảng 3.3

Thống kê mô tả các biến quan sát về thái độ

38


người tiêu dùng đối với mặt hàng thực phẩm
tươi sống sản xuất trong nước và nhập khẩu từ
New Zealand, Úc
8.

Bảng 3.4

Thống kê mô tả các biến quan sát về thái độ

39

người tiêu dùng đối với mặt hàng điện tử, điện
lạnh, điện gia dụng sản xuất trong nước và nhập
khẩu từ Nhật
9.

Bảng 3.5

Bảng định nghĩa các nhân tố mới của tính vị

45

chủng hàng thực phẩm tươi sống
10.

Bảng 3.6

Bảng định nghĩa các nhân tố mới của tính vị

46


chủng hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng
11.

Bảng 3.7

Kết quả chạy hồi quy

48

12.

Bảng 3.8

Kết quả chạy hồi quy

48

ii


STT

Bảng

Nội dung

Trang

13.


Bảng 3.9

Kết quả chạy hồi quy

49

14.

Bảng 3.10

Kết quả chạy hồi quy

49

15.

Bảng 3.11

Kết quả chạy hồi quy

51

16.

Bảng 3.12

Kết quả phân tích ANOVA

52


17.

Bảng 3.13

Kết quả phân tích ANOVA

52

18.

Bảng 3.14

Kết quả phân tích ANOVA

53

19.

Bảng 3.15

Kết quả phân tích ANOVA

53

20.

Bảng 3.16

Kết quả phân tích ANOVA


54

21.

Bảng 3.17

Kết quả phân tích ANOVA

54

22.

Bảng 3.18

Kết quả phân tích ANOVA

54

23.

Bảng 3.19

Kết quả phân tích ANOVA

55

24.

Bảng 3.20


Kết quả phân tích ANOVA

55

25.

Bảng 3.21

Tổng hợp kết quả nghiên cứu và kiểm định giả
thuyết

56

iii


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

Nội dung

Trang

1.

Hình 1.1


Quy trình nghiên cứu

24

2.

Hình 2.1

Mô hình nghiên cứu (Nguyễn Thành Long,

30

2004)
3.

Hình 2.2

Mô hình nghiên cứu (Phạm Thị Bé Loan, 2012)

30

4.

Hình 2.3

Mô hình nghiên cứu (Nguyễn Thành Long,

31

2011)

5.

Hình 2.4

Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất

6.

Hình 3.1

Tỷ lệ giới tính

7.

Hình 3.2

Trình độ học vấn

8.

Hình 3.3

Thu nhập bình quân hàng tháng

9.

Hình 3.4

Nghề nghiệp, ngành nghề


10. Hình 3.5

Mô hình tính vị chủng và thái độ người tiêu
dùng đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống

31
33
34
34
35
50

trong nước/nhập khẩu
11. Hình 3.6

Mô hình tính vị chủng và thái độ người tiêu

50

dùng đối với nhóm hàng điện tử, điện lạnh, điện
gia dụng sản xuất trong nước
12. Hình 3.7

Mô hình tính vị chủng và thái độ người tiêu

51

dùng đối với nhóm hàng điện tử, điện lạnh, điện
gia dụng nhập khẩu


iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng mang lại nhiều cơ hội,
nhưng cũng không ít thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Một trong những kết
quả của việc ký kết các hiệp định thương mại tự do và mở cửa thị trường đó là có
nhiều hàng hóa đến từ khắp nơi trên thế giới có mặt tại thị trường Việt Nam. Người
tiêu dùng trong nước có thể mua hàng hóa đến từ mọi quốc gia.
Hiện nay, hàng xuất khẩu là sự lựa chọn ưu tiên đối với một số bộ phận
người dân Việt do tâm lý ưa chuộng hàng ngoại, nhưng nhìn lại kết quả cuộc phát
động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất trong
nước đã đạt được nhiều thành công trên thị trường nội địa, cụ thể là sự gia tăng của
tỷ lệ hàng Việt Nam trong các hệ thống siêu thị trong nước. Trong đó, những nhóm
hàng hóa sản xuất trong nước được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng hơn so với
trước đây như: sản phẩm dệt may, giày dép có tới 80% người tiêu dùng ưa thích;
thực phẩm, rau quả là 58%; sản phẩm đồ gia dụng là 50%,...
Thực tế trên cho thấy, Chính phủ và doanh nghiệp có thể khai thác lòng yêu
nước của người dân để thu hút khách hàng trong lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm
sản xuất trong nước, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy tác giả đã quyết định chọn đề tài ‘‘Ảnh hưởng của tính vị
chủng tới thái độ của người tiêu dùng khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP)’’ để nghiên cứu.
Khái niệm và nghiên cứu về tính vị chủng lần đầu tiên được đưa ra vào năm
1987 bởi hai nhà khoa học Mỹ Shimp & Sharma. Các nghiên cứu đã chỉ ra tính vị
chủng là kết quả của lòng yêu nước và những lo ngại thiệt hại kinh tế do tác động
tiêu cực của việc tiêu dùng hàng nhập khẩu. Các nghiên cứu trên thế giới đã xác
định được các tiền tố, nhân tố ảnh hưởng tính vị chủng và xây dựng thang đo

CETSCALE đo lường tính vị chủng. Khi tiến hành nghiên cứu về tính vị chủng ở
mỗi quốc gia, thang đo CETSCALE đã được điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh

1


văn hóa, kinh tế - xã hội tại quốc gia đó.
Trong nước đã có một số tác giả nghiên cứu về ảnh hưởng của tính vị chủng
và một số yếu tố khác như : chất lượng, giá, và niềm tin đối với ý định mua hàng
của người tiêu dùng (Nguyễn Thành Long, Phạm Thị Bé Loan, Trần Kim Dung).
Tuy nhiên các nghiên cứu mới tập trung vào một số mặt hàng cụ thể như cốm bổ
sung dinh dưỡng, sản phẩm sữa, xe máy và nghiên cứu trên địa bàn nhỏ như tại siêu
thị, ….
Do vậy, trong luận văn nghiên cứu tác giả sẽ khắc phục những hạn chế trên
bằng cách thực hiện nghiên cứu đối với hai nhóm hàng nhóm tiêu dùng phổ biến và
trên địa bàn rộng (Hà Nội và các địa phương lân cận).
Luận văn nghiên cứu sẽ đo lường tính vị chủng của người tiêu dùng Việt
Nam đối với từng nhóm hàng, phân tích ảnh hưởng của tính vị chủng tới thái độ của
người tiêu dùng trong việc lựa chọn hàng tiêu dùng sản xuất trong nước và hàng hóa
nhập ngoại, đồng thời làm rõ các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng tới tính vị chủng
của người tiêu dùng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là nghiên cứu ảnh hưởng của tính vị chủng người
tiêu dùng Việt Nam tới thái độ trong việc lựa chọn hàng tiêu dùng sản xuất trong
nước và hàng nhập ngoại. Trong đó nghiên cứu phân tích cụ thể ảnh hưởng của tính
vị chủng của người tiêu dùng Việt Nam tới thái độ trong việc lựa chọn hàng tiêu
dùng (nghiên cứu với 2 nhóm hàng thực phẩm tươi sống (rau, củ quả, thịt,…) và
nhóm hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng) sản xuất trong nước và hàng nhập
khẩu từ một số nước thành viên của TPP (New Zealand, Úc và Nhật Bản). Do vậy,
nghiên cứu đề tài này thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tính vị chủng và thái độ của người tiêu dùng.
- Đo tính vị chủng và thái độ của người tiêu dùng đối với mặt hàng sản xuất
trong nước và hàng ngoại nhập
- Phân tích ảnh hưởng của tính vị chủng tới thái độ của người tiêu dùng trong
lựa chọn hàng tiêu dùng sản xuất trong nước và hàng ngoại nhập.

2


- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đối với tính vị chủng
của người tiêu dùng
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các nhân tố của tính vị chủng
ảnh hưởng tới thái độ của người tiêu dùng và các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng
tới tính vị chủng.
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài lựa chọn 2 nhóm mặt hàng để tiến hành nghiên cứu thái độ của người
tiêu dùng gồm: (1) nhóm hàng thực phẩm tươi sống (rau, củ quả, thịt,…); (2) hàng
điện tử, điện lạnh, điện gia dụng.
 Nhóm hàng thực phẩm (rau, củ quả, thịt,…) là nhóm hàng Việt Nam có
thế mạnh phát triển, không yêu cầu trình độ phát triển khoa học công nghệ cao và
Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu sang các nước thành viên TPP.
 Nhóm hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng là nhóm sản phẩm các doanh
nghiệp Việt Nam đang bắt đầu có thể sản xuất một phần/lắp ráp hoàn thiện, yêu cầu
trình độ phát triển khoa học công nghệ đạt mức độ nhất định.
Hiện nay, trong các thành viên TPP, Việt Nam có hoạt động ngoại thương
mạnh với New Zealand và Úc trong việc nhập khẩu hoa quả, sữa, thịt bò,…và nhập
khẩu máy tính, thiết bị điện tử,…từ Nhật Bản là chủ yếu.
Do vậy, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu tính vị chủng của người tiêu
dùng đối với 2 nhóm hàng: thực phẩm tươi sống (rau, củ quả, thịt,…); hàng điện tử,

điện lạnh, điện gia dụng và tiến hành đo lường thái độ của người tiêu dùng khi lựa
chọn giữa hàng thực phẩm tươi sống trong nước và nhập khẩu từ New Zealand và
thái độ của người tiêu dùng khi lựa chọn giữa hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng
trong nước và nhập khẩu từ Nhật Bản.
Địa điểm tiến hành khảo sát: Hà Nội và một số địa phương lân cận.
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu
 Về phương diện lý thuyết
- Xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính vị chủng

3


của người tiêu dùng Việt Nam đối với một số mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế và bất
lợi khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.
- Xây dựng được hệ thống thang đo tính vị chủng và các nhân tố ảnh hưởng
đến thái độ người tiêu dùng trong việc trong việc lựa chọn hàng hóa được sản xuất
trong nước và hàng hóa nhập khẩu.
- Xác định được ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng tới tính
vị chủng của người tiêu dùng, cụ thể đối với hai nhóm hàng hóa nghiên cứu.
 Về phương diện thực tiễn
- Cung cấp kết quả đo lường tính vị chủng của người tiêu dùng đối với một số
nhóm hàng cụ thể.
- Chỉ rõ mức độ tác động và tỷ lệ tác động của từng nhân tố tính vị chủng ảnh
hưởng đến thái độ người tiêu dùng Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý để
thúc đẩy hiệu quả của cuộc vận động "Người Việt dùng hàng Việt Nam".
5. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm các phần cụ thể như sau:
Phần Mở đầu
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Ảnh hưởng của tính vị chủng tới thái độ của người tiêu dùng
Chương 4: Đề xuất giải pháp, kiến nghị
Phần Kết luận

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ TÍNH VỊ CHỦNG VÀ THÁI ĐỘ CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Người tiêu dùng và thái độ người tiêu dùng
a) Người tiêu dùng
- Định nghĩa
Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam năm 2010, người
tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh
hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.
Theo Giáo trình Marketing căn bản của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
người tiêu dùng là người mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu và ước muốn cá nhân. Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm
do quá trình sản xuất tạo ra. Người tiêu dùng có thể là một cá nhân, một hộ gia đình
hoặc một nhóm người.
Theo hiệp hội Marketing Mỹ, người tiêu dùng là người cuối cùng sử dụng,
tiêu dùng hàng hóa, ý tưởng, dịch vụ nào đó. Người tiêu dùng cũng được hiểu là
người mua hoặc ra quyết định như là người tiêu dùng cuối cùng.
Từ các định nghĩa trên, tác giả đề xuất định nghĩa của “người tiêu dùng” bao
quát được nhiều nhóm đối tượng hơn, cụ thể: người tiêu dùng là người mua sắm và
tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn cá
nhân. Người tiêu dùng cũng được hiểu là người mua hoặc ra quyết định như là
người tiêu dùng cuối cùng.

Thị trường người tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân, các hộ tiêu dùng và
các nhóm người hiện có và tiềm ẩn mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích
thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
- Các đặc trưng cơ bản của thị trường người tiêu dùng
 Có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng.
 Sự đa dạng về nhân khẩu học, thu nhập, trình độ văn hóa tạo da sự đa
dạng, phong phú trong nhu cầu và ước muốn, các đặc điểm trong hành vi

5


mua sắm, sức mua và sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng.
 Các yếu tố bên ngoài (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,…) làm biến đổi
ước muốn, sở thích, đặc tính trong hành vi mua sắm, sức mua và sử dụng
sản phẩm của người tiêu dùng. Sự biến đổi tạo cơ hội và thách thức cho
các doanh nghiệp.
b) Thái độ người tiêu dùng
- Khái niệm
Theo Giáo trình Marketing căn bản của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Thái độ người tiêu dùng được hiểu đơn giản là tổng thể những đánh giá của người
tiêu dùng về một đối tượng sản phẩm (sản phẩm hoặc thương hiệu), do vậy nó đóng
một vai trò quan trọng trong việc xác định vị trí của đối tượng đó.
Thái độ thường đóng một vai trò quan trọng trong hình thành hành vi của
người tiêu dùng. Thái độ có thể được sử dụng để phân đoạn thị trường và lựa chọn
thị trường mục tiêu.
- Bản chất của thái độ
 Thái độ luôn hướng tới một đối tượng cụ thể
 Thái độ cho phép cá nhân xử sự tương đối ổn định với những cái mà họ
quen thuộc.
 Thái độ của cá nhân đối với một đối tượng cụ thể không dễ thay đổi.

 Hành vi xảy ra trong những tình huống nhất định và chịu ảnh hưởng bởi
hoàn cảnh. Tình huống có thể gây cho người tiêu dùng những điều trái
ngược và mâu thuẫn với nhau giữa các thành phần cấu trúc thái độ.
- Cấu trúc của thái độ
-

Thái độ gồm 3 nhân tố: tình cảm, nhận thức và ý định hành động.

 Tình cảm được hiểu là cách mà người tiêu dùng cảm thấy về đối tượng. Sự
khác biệt giữa trạng thái và cảm xúc đó là cảm xúc kết nối với một đối
tượng trong khi trạng thái chỉ là một cảm giác chung chung không về một
cái gì cụ thể.
 Nhận thức được hiểu là sự hiểu biết, lòng tin của người tiêu dùng về một

6


đối tượng.
 Ý định hành động biểu thị khuynh hướng hành động của cá nhân với đối
tượng.
-

Đo lường thái độ

 Đo lường nhận thức bằng cách đo lường về hiểu biết
 Đo lường tình cảm bằng những đánh giá chung, tổng thể của người đó về
đối tượng
 Đo lường ý định bằng những thành phần ý định - đánh giá những điều đã
cảm nhận được từ đó dẫn đến việc có thể xảy ra một vài hành vi liên quan
đến đối tượng.

- Thuộc tính của thái độ
- Sự ưa thích/thái độ thiện cảm - Khách hàng có thể thích/không thích thậm
chí ghét một nhãn hiệu, sản phẩm cụ thể. Có thể khách hàng cùng thích 2 loại mặt
hàng A và B, nhưng khi quyết định mua thì sẽ chọn mua A thay vì B bởi thái độ
thiện cảm của khách hàng đối với mặt hàng A cao hơn mặt hàng B.
- Sự tin tưởng/độ tin cậy - Điều này đề cập đến tình trạng có thái độ được giữ
vững và tồn tại với mức độ tin cậy mạnh hơn trong khi một số khác tồn tại với mức
độ tin cậy yếu hơn. Khách hàng cùng thích hai sản phẩm A và B nhưng khách hàng
hoàn toàn tin tưởng mình thực sự thích sản phẩm A, trong khi chỉ hơi có thiện cảm
với sản phẩm B. Sự tin cậy ảnh hưởng đến độ mạnh yếu của quan hệ giữa thái độ và
hành vi. Những thái độ có sự tin cậy cao sẽ thường xuyên được đưa vào nhiều hơn
khi ra quyết định, nếu thái độ có sự tin cậy thấp khách hàng sẽ không cảm thấy
thoải mái khi hành động theo thái độ mà có thể tìm kiếm thông tin bổ sung trước khi
ra quyết định.
- Sự ổn định/sự thay đổi – Trong một thời kỳ nào đó, một thái độ có thể hoàn
toàn ổn định, số khác sẽ có sự thay đổi, thậm chí là sự thay đổi rất nhanh chóng.
- Sự cảm nhận về lợi ích của giá trị thực tế hay về giá trị hưởng thụ mà đối
tượng mang lại cho người tiêu dùng.

7


1.1.2 Tính vị chủng
a) Khái niệm
Theo Sharma, Shimp & Shin (1995) định nghĩa tính vị chủng là “cách nhìn
các sự vật của một người mà cộng đồng của họ được cho là trung tâm, là mẫu mực,
là thước đo của tất cả sự vật xung quanh. Mỗi cộng đồng đều nuôi dưỡng niềm tự
hào, tự tôn, họ tán dương những người trong cộng đồng và xem thường người ngoài
cộng đồng đó.
b) Các tiền tố của tính vị chủng tiêu dùng

Theo lược khảo của Shankarmahesh (2004), có bốn nhóm tiền tố của tính vị
chủng tiêu dùng: (1) tâm lý – xã hội học, (2) kinh tế, (3) chính trị, (4) nhân khẩu
học. Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra mức vị chủng tiêu dùng có khác biệt giữa các
nhóm, cộng đồng, quốc gia và chịu sự chi phối của các biến nhân khẩu học như:
tuổi, giới, học vấn, thu nhập.
c) Các yếu tố ảnh hưởng tới tính vị chủng tiêu dùng
Cường độ tác động của tính vị chủng tiêu dùng đến sự đánh giá và sẵn lòng
mua hàng ngoại còn phụ thuộc vào:
(1) sự hiện hữu, sẵn có của hàng nội thay cho hàng ngoại;
(2) chênh lệch trình độ công nghệ giữa hàng nội và hàng ngoại hay giữa hai
quốc gia;
(3) thông tin, kiến thức của người tiêu dùng về hàng hóa;
(4) sự tương đồng văn hóa giữa nước sở tại (hàng nội) và nước xuất khẩu
(hàng ngoại);
(5) sự đe dọa kinh tế.
d) Tính vị chủng của người tiêu dùng
Tính vị chủng của người mua (consumer ethinocetrism) là những niềm tin,
quan niệm sẵn có về sự đúng đắn, phù hợp về mặt đạo đức trong việc mua hàng
nước ngoài (Shimp & Sharma, 1987). Tính vị chủng của người mua có các đặc
điểm: (1) đó là kết quả của lòng yêu nước và sự lo ngại mất khả năng kiểm soát các
lợi ích kinh tế của mình do các tác động xấu của việc nhập khẩu mang đến; (2) tạo

8


ra tâm niệm không mua hàng ngoại. Đối với những người có tính vị chủng cao,
hành vi mua hàng ngoại không chỉ thuần túy kinh tế mà còn mang giá trị đạo đức:
không mua hàng ngoại là yêu nước, là đúng đắn, trái lại mua hàng ngoại đi ngược
lại lợi ích quốc gia; (3) dẫn đến các định kiến chống lại việc nhập khẩu.
Do đó, hậu quả của tính vị chủng là sự đánh giá thiên vị: nâng cao hàng nội,

hạ thấp hàng ngoại, luôn ưu tiên quan tâm hàng nội và không sẵn lòng mua hàng
ngoại. Người có tính vị chủng càng cao có xu hướng đánh giá thấp hàng ngoại. Kết
quả đánh giá thiên vị cũng góp phần trực tiếp hỗ trợ tính vị chủng làm gia tăng thái
độ bài xích hàng ngoại.
e) Thang đo tính vị chủng người tiêu dùng (CETSCALE)
Thang đo tính vị chủng của người mua CETSCALE gồm 17 biến đã được
kiểm định qua nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới.
Bảng 1.1: Thang đo CETSCALE 17 biến
Nguồn: (Shimp và Sharma, 1987)
TT

Biến

1.

Người Mỹ nên thường xuyên mua sản phẩm được sản xuất tại Mỹ thay vì hàng
nhập khẩu

2.

Chỉ những sản phẩm nào không có ở Mỹ thì mới nên nhập khẩu

3.

Mua hàng được sản xuất tại Mỹ là giữ công việc cho người Mỹ

4.

Người Mỹ phải ưu tiên mua hàng Mỹ


5.

Mua hàng nước ngoài thì không phải là người Mỹ chân chính

6.

Mua hàng nhập ngoại là không đúng vì sẽ làm người Mỹ mất việc

7.

Người Mỹ thực sự nên thường xuyên mua hàng sản xuất tại Mỹ

8.

Mua hàng ngoại chỉ góp phần làm giàu cho nước ngoài

9.

Tốt nhất là mua hàng Mỹ

10. Chỉ nên thương mại hàng hóa rất ít với nước ngoài nếu cần thiết
11. Người Mỹ không nên mua hàng ngoại vì nó gây tổn hại cho kinh doanh của
Mỹ và gây ra thất nghiệp

9


TT

Biến


12. Nên ngăn chặn mọi hàng hóa nhập khẩu
13. Ủng hộ hàng Mỹ dù phải trả chi phí cao hơn
14. Người nước ngoài không được đặt hàng hóa của họ vào thị trường của Mỹ
15. Hàng hóa ngoại nhập nên bị đánh thuế mạnh để giảm sự xâm nhập vào Mỹ
16. Chúng ta nên mua từ nước ngoài những hàng hóa chỉ khi chúng ta không thể
có ở trong nước
17. Người tiêu dùng Mỹ mua hàng hóa nước ngoài phải chịu trách nhiệm cho việc
đẩy những người công nhân Mỹ mất việc
Tất cả đều cho thấy tác động tiêu cực của tính vị chủng đến thái độ đối với
hàng ngoại. Khi nghiên cứu về việc sử dụng thang đo vay mượn (“borrowed” scale)
trong các nghiên cứu xuyên quốc gia cụ thể là thang đo CESCALE áp dụng cho Hà
Lan, Douglas & Nijssen (2002) đưa ra hai kết luận. Một là, thang đo phải được cân
nhắc về tính phù hợp với ngữ cảnh: kinh tế vĩ mô, văn hóa và các đặc trưng của mỗi
quốc gia. Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới, thiết chế xã hội ưu việt
và người tiêu dùng bảo thủ, luôn đánh giá cao hàng hóa nội địa vượt trội hơn so với
hàng nhập khẩu. Do đó, một số biến của thang đo CETSCALE phải được điều
chỉnh để phù hợp khi tiến hành khảo sát tại Hà Lan bởi Hà Lan không phải là một
cường quốc kinh tế, không tự sản xuất được tất cả các loại hàng hóa. Hai là, có khả
năng xảy ra một sự không hoàn toàn tương đương về khái niệm. Cụ thể, kết quả
phân tích nhân tố cho thấy thang CETSCALE tạo ra hai nhân tố phân biệt.
Đánh giá hàng hóa chỉ sự đánh giá tổng hợp về hình ảnh hàng hóa của một
quốc gia, bao gồm: tay nghề, công nghệ, giá cả, mẫu mã, kiểu dáng, độ tin cậy-độ
bền, chất lượng nói chung.
Tính vị chủng chịu sự tương tác của các yếu tố tâm lý xã hội và sự chi phối
của các yếu tố nhân khẩu học. Sharma, Shimp và Shin (1995) trong nghiên cứu các
tiền tố tâm lý xã hội của tính vị chủng và các yếu tố điều tiết thái độ đối với hàng
ngoại đã đưa ra các yếu tố tâm lý xã hội chính: (1) sự cởi mở đối với văn hóa nước
10



ngoài, (2) lòng yêu nước, (3) tính bảo thủ, (4) chủ nghĩa tập thể. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, tính vị chủng có tương quan âm đối với sự cởi mở đối với văn hóa nước
ngoài và tương quan dương đối với các yếu tố còn lại.
Với các biến nhân khẩu học: tuổi, giới tính, học vấn, thu nhập kết quả cho
thấy người già có tính vị chủng cao hơn người trẻ, phụ nữ có tính vị chủng cao hơn
nam giới, thu nhập và học vấn càng cao thì tính vị chủng càng thấp.
1.1.3 Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
a) Giới thiệu về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Economic Partnership Agreement-TPP) đã được ký kết giữa 12
nước, gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand,
Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, quy mô kinh tế của các nước thành viên
TTP chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu. Đây là một Hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới - được kỳ vọng trở thành hình mẫu cho phát triển thương mại
khu vực và thế giới với yêu cầu cao hơn trong bối cảnh lực lượng sản xuất phát triển
rất nhanh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
TPP là Hiệp định tiếp cận thị trường toàn diện, bảo đảm sự dịch chuyển tự do
ở mức độ cao hơn của hàng hóa, dịch vụ, vốn và công nghệ thông qua việc cam kết
loại bỏ nhanh thuế xuất khẩu, nhập khẩu và rào cản phi thuế quan; tạo lập môi
trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử; tạo thuận lợi cho thương mại
và đầu tư, qua đó đem lại lợi ích nhiều hơn cho sản xuất kinh doanh, người lao động
cũng như người tiêu dùng. Theo dự kiến, thời gian để các nước TPP có thể hoàn tất
các bước rà soát pháp lý, ký kết và đặc biệt là phê chuẩn theo các thủ tục nội bộ của
từng nước trong khoảng 2 năm. Dự kiến, đầu năm 2018 hiệp định TPP có thể có
hiệu lực.
b) Cơ hội cho các quốc gia thành viên TPP
Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) đã chỉ ra lợi thế kinh doanh đối với
một số mặt hàng khi tham gia TPP của các quốc gia thành viên của Hiệp ước, cụ thể
đối với một số quốc gia như sau:


11


- Malaysia chưa có hiệp định thương mại tự do song phương với Mỹ,
Canada hay Mexico. Do vậy, quốc gia này là đối tượng hưởng lợi chính từ
TPP. TPP sẽ giúp các hãng xuất khẩu Malaysia có cơ hội tiếp cận toàn bộ thị trường
Bắc Mỹ. Các ngành được lợi nhiều nhất là điện tử, hóa phẩm, dầu cọ và xuất khẩu
cao su. Malaysia hiện là nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới và là một trong
những nước trồng cao su lớn nhất toàn cầu.
- Nhật Bản, ngành hưởng lợi lớn nhất là ôtô, khi được quyền tiếp cận Mỹ thị trường xuất khẩu ô tô lớn nhất cho nước này - với mức thuế rẻ hơn. Việc TPP
mở cửa thị trường dịch vụ của tất cả các nước thành viên với nhau cũng sẽ đem lại
lợi thế lớn cho họ. Do lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản tương đối kém cạnh tranh, họ
sẽ có rất nhiều cơ hội phát triển. Các ngành sẽ được hưởng lợi là logistics, lưu kho,
phân phối, du lịch, thực phẩm - đồ uống. Nhưng mặt khác, nông nghiệp Nhật sẽ
chịu ảnh hưởng mạnh khi Chính phủ phải dỡ bỏ một số biện pháp bảo hộ thị trường
gạo, giảm thuế nhập khẩu thịt bò từ 38,5% xuống 9% trong vòng 16 năm, đồng thời
thuế nhập khẩu thịt lợn cũng bị hạ thấp.
- Australia sẽ phát triển thị trường đường tại Mỹ, thịt gia súc tại Nhật Bản và
nhiều thị trường khác như thủy sản, ngũ cốc, gạo. Các công ty dược phẩm nước này
sẽ có được nhiều lợi thế khi thời hạn bảo hộ dược phẩm đã bị hạ xuống tối thiểu là 5
năm, thay vì 12 năm như Mỹ yêu cầu trước đây. Việc này có thể khiến giá thuốc rẻ
hơn và cạnh tranh hơn.
- New Zealand, ngành sữa được hưởng lợi lớn nhất với khoản tiết kiệm gần
67 triệu USD thuế, nhờ quyền tiếp cận các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật Bản,
Canada và Mexico. Các mặt hàng xuất khẩu khác được hưởng lợi bao gồm: bò, hoa
quả, hải sản, rượu và thịt cừu.
- Việt Nam: Trước hết, hiệp định dỡ bỏ phần lớn hàng rào thương mại, cho
phép Việt Nam tiếp cận với thị trường chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn
cầu, trong đó có những đối tác khổng lồ như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia….

Nhiều chuyên gia và báo cáo của các tổ chức kinh tế thế giới nhận định Việt Nam sẽ
là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước khi có sự thay đổi GDP cao

12


nhất. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới tính toán GDP Việt Nam có thể tăng
thêm 35,7 tỷ USD tới năm 2025 nếu có TPP.
Tuy nhiên, theo bài viết “Đàm phán TPP và tác động đến các ngành" do
Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) công bố, có
6 nhóm ngành của Việt Nam được hưởng lợi và 3 nhóm ngành có thể gặp khó khăn
nếu TPP chính thức có hiệu lực.
 6 nhóm ngành được hưởng lợi bao gồm:
1. Dệt may: Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng quần áo dệt may và da giày
sang các nước trong TPP, chiếm 31% tổng giá trị. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng
dệt may đứng thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) vào thị trường Mỹ và thứ ba vào thị trường
Nhật.
2. Thuỷ sản
3. Gỗ: Việt Nam là nước xuất khẩu gỗ đứng thứ 6 trên thế giới và đứng đầu
ASEAN. Các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ (37%), Nhật Bản (16%)
4. Khu công nghiệp: Xu hướng dịch chuyển nguồn vốn FDI để đón đầu các
hiệp định thương mại từ các nước trong khu vực vào Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục
tiếp diễn trong thời gian tới. Các khu công nghiệp nằm ở gần cảng, sân bay, cơ sở
hạ tầng phát triên, chính sách ưu đãi sẽ thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài
5. Ngành phân phối ô tô: Kim ngạch nhập khẩu ô tô từ Nhật và Mỹ chiếm
khoảng 13% tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô của Việt Nam.
6. Ngành cảng biển, logistic
 3 nhóm ngành có thể gặp khó khăn
1. Mía đường
2. Dược: Thuế suất nhập khẩu sẽ giảm từ mức trung bình hiện nay khoảng

2,5% về 0%, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường dược phẩm. Đồng thời, TPP
kéo dài thời gian bảo hộ đối với thuốc bản quyền, từ đó hạn chế khả năng tiếp cận
và sản xuất các loại thuốc mới của doanh nghiệp nội.
3. Thức ăn chăn nuôi: Giá thành thức ăn chăn nuôi hiện tại của Việt Nam cao
hơn khoảng 10% so với các nước trong khu vực.

13


Tại hội nghị Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – “Từ phê chuẩn đến
thực hiện” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Uỷ ban Đối ngoại của
Quốc hội tổ chức, nhiều chuyên gia đã cho ý kiến ngành nông nghiệp Việt Nam
hiện tại hoạt động manh mún, quy mô nhỏ, chưa đạt trình độ công nghệ cao, không
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ gặp nhiều khó khăn khi gia nhập TPP.
c) Cơ hội đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa giá rẻ, mẫu mã phong phú,
chất lượng, giúp giảm chi phí sinh hoạt. Các dịch vụ giá rẻ, phục vụ tốt cũng xuất
hiện nhiều hơn do có nhiều nhà đầu tư vào cạnh tranh, đem lại phương thức quản lý
mới.
Trong cuộc thăm dò ý kiến về mức độ tin tưởng và lạc quan của các doanh
nghiệp và người tiêu dùng về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)
trong số các quốc gia ký kết hiệp định của tập đoàn truyền thông tiếp thị Edelman.
Việt Nam được xếp hạng cao nhất về mức độ tin tưởng và lạc quan của người tiêu
dùng, 80% người tiêu dùng Việt Nam tự tin về những lợi ích TPP sẽ mang đến cho
họ và gia đình, so với mức trung bình toàn cầu là 47%. 40% người tiêu dùng lo lắng
về ảnh hưởng đến công việc và việc làm của họ.
d, Tình hình hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ các nước
thành viên TPP
New Zealand và Úc: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt
Nam, trong năm 2015, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Úc là kim loại,

nhóm hàng lúa mì, sữa, hàng rau quả, than đá (chiếm lần lượt là 19,16 %; 18% và
6,3 % tổng giá trị nhập khẩu). Việt Nam nhập khẩu từ New Zealand các mặt hàng
như: sữa và sản phẩm, hàng rau quả, sản phẩm hóa chất… trong những mặt hàng
nhập khẩu từ New Zealand thì sữa và sản phẩm là chủng loại hàng nhập chủ yếu,
chiếm 56,5%, đạt 242,2 triệu USD; kế đến là gỗ và sản phẩm đạt 50,9 triệu USD;
nguyên phụ liệu dệt may da giày đạt 34,2 triệu USD. Đối với mặt hàng hoa quả,
hiện Việt Nam là thị trường nhập khẩu táo từ New Zealand lớn thứ hai Đông Nam
Á.

14


Nhật Bản: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hàng hóa nhập
khẩu có xuất xứ Nhật Bản tăng trưởng mạnh từ 4,7 tỉ USD năm 2006 lên 14,36 tỉ
USD năm 2015, đạt mức tăng trưởng bình quân 14,1%/năm. Trong đó một số năm
có mức tăng trưởng cao như năm 2008 tăng 37%, năm 2011 tăng 26%, ...
Tính riêng 4 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu 4,37 tỉ USD hàng
hóa của Nhật Bản, chiếm 8,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Từ
ngày 1/4/2015, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, phụ tùng, nhập khẩu từ
Nhật Bản… là nhóm mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài
Chính. Xét về cơ cấu hàng hóa, Việt Nam đang nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng máy
móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng từ Nhật Bản, với kim ngạch 1.260 triệu USD,
chiếm 28,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa xuất xứ Nhật Bản. Đứng
thứ hai là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch 769
triệu USD, chiếm 17,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa xuất xứ Nhật
Bản. Với giá trị nhập khẩu này, Nhật Bản trở thành quốc gia xuất khẩu máy vi tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất cho Việt Nam
Malaysia: Theo Thương vụ của Việt Nam tại Malaysia cho biết, trong quý
1/2016, Việt Nam là 1 trong 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Malaysia.
Chi lê: Theo báo cáo của Vụ Thị trường Châu Mỹ, Bộ Công thương (3/2016),

Việt Nam nhập khẩu từ Chile chủ yếu là nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất
khẩu như đồng để làm dây và cáp điện, gỗ rừng trồng để sản xuất đồ gỗ, bột cá để
chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và nuôi tôm cá, bột giấy. Ngoài ra, ta cũng nhập
khẩu một số sản phẩm khác như rượu vang, hoa quả tươi, thịt gia cầm. Các mặt
hàng xuất khẩu của Chi Lê vào thị trường Việt Nam tăng trung bình 37%/năm trong
vòng 5 năm qua. Riêng rượu vang của Chi Lê đã có thị phần lớn thứ hai tại thị
trường Việt Nam (sau rượu vang Pháp).
Canada: Hiện nay các mặt hàng nhập khẩu chủ lực từ Canada về Việt Nam
gồm: tôm hùm, hàu, cá trích, ốc vòi voi, cá tuyết, thịt bò.
Mỹ: Theo báo cáo của Vụ Thị trường Châu Mỹ, Bộ Công thương (3/2014),
15


×